Untitled Part 1
Câu 6. Thế nào là luật nhà nước? đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật nhà nước?
Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng.
a. Đối tượng điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh rộng, bao gồn các lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội, kinh tế - trính trị, các mối quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trong nhất.
b.phương pháp điều chỉnh.
- Phương pháp cho phép như luật kinh tế.
- Phương pháp bắt buộc.
- Phương pháp cấm.
Câu 7. Hãy nêu một số nội dung cơ bản của luật nhà nước.
a. Chế độ chính trị: ( Điều 1 – Điều 14 pháp 1992)
Xác định những nguyên tắc cơ bản của tổ chức quyền lực chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định đường lối rộng mở của nhà nước, theo đó nhà nước ta thực hiện một số chính sách hòa bình hữu nghị, mở rộng giao lưu, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
b. Chế độ kinh tế: ( Điều 15 – Điều 29 pháp 1992)
- Sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước).
- Sở hữu tập thể.
- Sở hữu tư nhân.
c. Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ:
- Chính sách phát triển văn hóa.
- Chính sách giáo dục- Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Chính sách khoa học- công nghệ.
d. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp 1992 là:
- Quyền về chính trị.
- Quyền về kinh tế văn hóa,xã hội.
- Quyền về tự do dân chủ và tự do hóa cá nhân.
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân bao gồm: công dân phải có nghĩ vụ bảo vệ tổ quốc, tôn trọng pháp luật, hiến pháp và đóng thuế.
Câu 8. Nêu khái niệm, phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính?
1. Khái niệm.
Luật hành chính bao gồm tổng thể các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước.
*. Đối tượng điều chỉnh:
- Mối quan hệ trong các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt đông chấp hành, điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
- quan hệ pháp sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ.
- Quan hệ phát sinh giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
- Quan hệ của cơ quan hành chính nhà nước với công dân.
*. Phương pháp điều:
Là phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh đơn phương và bắt buộc phục tùng.
Câu 9. Thế nào là quan hệ pháp luật hành chính? Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính?
*. Khái niệm:
Quan hệ hành chính là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh.
*. Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính:
- Có sự không bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ.
- Chủ thể bị quản lý phải gánh chịu trách nhiệm trước nhà nước, phần lớn các tranh chấp hành chính phát sinh đều được giải quyết theo thủ tục hành chính.
- Chủ thể của quan hệ hành chính:
+ Chủ thể quản lý là nhà nước.
+ Chủ thể bị quản lý là cá nhân.
Câu 10. Vi phạm hành chính là gì? Dấu hiệu và đặc điểm của vi phạm hành chính.
a. Khái niệm:
Là những hành vi trái pháp luật do các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý vi phạm tới các quy tắc quản lý của nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị sử phạt hành chính.
b. Dấu hiệu vi phạm hành chính:
- Hành vi trái pháp luật hành chính.
- Có lỗi.
- Chủ thể vi phạm hành chính cũng có thể là cá nhân hay tổ chức.
- Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm hành chính.
c. Đặc điểm vi phạm hành chính:
- Vi phạm hành chính xảy ra trong nhiều lĩnh vực: An toàn giao thông ...
- Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thâp hơn so với vi phạm hình sự.
- Chủ thể cụ thể là cá nhân hay tổ chức.
Câu 11. Nêu khái niệm, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự.
a. Khái niệm:
Là một ngành trong hệ thống pháp luât VN bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các QH tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ và các QH nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể độc lập khi tham gia vào các QH đó.
b. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:
- Quan hệ về tài sản: Tài sản là vật cụ thể, hữu hình và QH về tài sản là những QH được hình thành giữa con người với nhau thông qua một tài sản nhất định.
+ Quan hệ XH liên quan tới sở hữu.
+ Quan hệ về tài sản có tính đền bù sở hữu.
+ Quan hệ về thừa kế tài sản.
- Quan hệ về nhân thân.
+ Quan hệ nhân thân gắn với tài sản.
+ Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.
c. Phương pháp điều chỉnh:
Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có các đặc trưng sau.
- Bình đẳng.
- Tự định đoạt. (nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận)
- Tự chịu trách nhiệm.
- Thiện chí, trung thực.
- Tôn trọng đạo đức truyền thống
- Tôn trọng bảo vệ quyền dân sự
- Tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác…
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
- Nguyên tắc hòa giải, áp dụng tập quán, quy định tương tự pháp luật.
Câu 12. Tố tụng dân sự là gì? Những nguyên tắc của tố tụng dân sự.
a. Khái niệm: Luật tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa tòa án, Viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình tòa án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự.
b. Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.
- Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự.
- Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.
- Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
- Trách nhiệm cung cấp chứng cứ cá nhân , cơ quan tổ chức có thẩm quyền.
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.
- Đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự.
- Hòa giải trong tố tụng dân sự.
- Hội thẩm nhân dân trong tham gia xét sử vụ án dân sự.
- Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự.
- Tòa án xét xử tập thể, vụ án dân sự và quyết định theo đa số……
Câu 13. Khái niệm hợp đồng dân sự, nguyên tắc và hình thức giao kết hợp đồng dân sự.
* Khái niệm: Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoạc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự.
* Nguyên tắc giao kết hợp đồng.
Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, tự nguyện bình đẳng, thiện chí hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
* Hình thức hợp đồng.
+ Hợp đồng miệng.
+ Hợp đông bằng văn bản.
* Các lợi hợp dồng dân sự:
+ Hợp đồng mua bán tài sản, trao đổi, cho tặng, cho vay, thuê mượn, ký gửi gia công, ủy quyền, bảo hiểm...
Câu 14. Nêu khái niệm của luật hình sự, phương pháp diều chỉnh và dối tượng điều chỉnh của luật hình sự.
Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là phạm tội và khung hình phạt đối với người phạm tội.
b. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
* Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước với người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi hay mtj loạt các hành vi mà nhà nước quy định là tội phạm.
* Phương pháp diều chỉnh. Là phương pháp quyền uy (mệnh leengj phục tùng).
Câu 15. Khái niệm tội phạm, cấu thành tội phạm và trách nhiệm hình sự.?
Phạm tội là hành vi nguy hiểm trong xã hội được quy định trong bộ luật hình sự do người có trách nhiệm và năng lực hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý xâm phạm đến các QH xã hội được luật hình sự bảo vệ.
b. Phân loại tội phạm: Thành 4 nhóm.
- Tội phạm ít nghiêm trọng.
- Tội phạm nghiêm trọng.
- Tội phạm rất nghiêm trọng.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
c. Dấu hiệu đặc trưng của một tội phạm:
- Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi tội phạm.
- Tính trái pháp luật hình sự của hành vi.
- Tính có lỗi của chủ thể phạm tội.
- Tính phải chịu hình phạt.
d. Cấu thành tội phạm.
Là tổng thể những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể.
Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm.
* khách thể.
* Chủ thể.
* Mặt khách quan.
* Mặt chủ quan.
f.Trách nhiệm hình sự.
Là sự phản ứng của nhà nước đối với người thực hiện tội phạm, thể hiện tập chung ở sự áp dụng hình phạt với chủ thể đó, người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định tương xứng với những gì họ gây ra.
Trách nhiệm hình sự có những đặc điểm riêng, khác với những dạng trách nhiệm pháp lý khác. Đó là.
* cơ sở trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm, không có tội phạm thì không cố trách nhiệm hình sự.
* trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân chứ không phải trách nhiệm của một tổ chức.
* Trách nhiệm hình sự là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc, bởi phương tiện thực hiện là hình phạt.
Câu 16. Thế nào là tố tụng hình sự? Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự?
Là toàn bộ trình tự thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự do các cơ quan điều tra tiến hành.
b. Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự.
Luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Câu 17. Nêu khái niệm của luật hôn nhân và gia đình, phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình là ngành luật trong hệ thống pháp luật tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài sản
+ Đối tượng điều chỉnh : Quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ nhân thân và tài sản.
+ phương pháp điều chỉnh : Là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp ý chí của nhà nước
Câu 18. nêu các nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình.
* Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng.
* Hôn nhân giữa các công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
* Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Cha mẹ có và trách nhiệm nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội, con cái có nghĩa vụ kính trọng , chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc phụng dưỡng ông bà.
* Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau.
* Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
* Nhà nước xã hội chủ nghĩa và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ trẻ em, giúp các bà mẹ tốt các chức năng cao quý của người mẹ.
* Kế thừa pháp huy truyền thống văn hóa và đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân gia đình.
Câu 19. Nêu một số nội dung cơ bản của luật hôn nhân và gia đình.
a. Điều kiện kết hôn.
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do hai bên tự nguyện và quyết định, không bên nào được lừa dối, ép buộc bên nào, không ai cưỡng ép hoặc cản trở.
- Việc kết hôn không thuộc các trường hợp sai thì bị cấm (Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình)
+ Người đang có vợ hoặc chồng, người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Giữa những người cùng dòng máu trực hệ: Có họ trong phạm vi ba đời.
+ Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng:
+ Giữa những người cùng giới tính (Ngày nay thì pháp luật không còn cấm)
* Việc kết hôn phải dược đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình).
b.Việc hủy kết hôn trái pháp luật theo Điều 16.
Việc hủy hôn trái pháp luật dựa trên những căn cứ sau.
* Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định vẫn kết hôn.
* Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn.
* Người đang có vợ hoặc có chồng lại kết hôn với người khác. Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn.
c. Quan hệ giữa vợ và chồng
- Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng.
+ Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc bền vững. (Điều 18).
+ Vợ chồng bình đẳng có nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.(Điều 19)
+ Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng tự lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán và địa giới hành chính. (Điều 20).
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của vợ, chồng. Tôn trọng và giữ gìn nhân phẩm, uy tín và danh dự cho nhau. (Điều 21, 22).
d. Quyền và tài sản giữa vợ và chồng.
Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng (Điều 27)
+ Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc hiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung và có quyền sở hữu định đoạt riêng với tài sản riêng.
+ Có quyền và ngĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng: LÀ việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người kia khi vợ, hặc chồng không sống cùng mà gặp khó khăn, túng thiếu do không có khả năng lao động hoặc không thể tự nuôi mình.
+ Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ hoặc chồng (Điều 31): Khi một trong hai bên chết, người còn lại sẽ được thừa kế tài sản của người kia.
e. Quan hệ giữa cha mẹ và con
- Quyền và ngĩa vụ thân nhân giữa cha mẹ và con
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ (Điêu 34).
+ Đối với con chưa thành niên, cha mẹ có quyền quyết định chế độ pháp lý về nhân thân của con, quyền đặt tên, tôn giáo, chỗ ở, quốc tịch…
+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con cái, tôn trọng ý kiến của con. Cha mẹ không được phận biết đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
* Quyền và nghĩa vụ của con (Điều 35).
+ Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, Lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
+ Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ…
* Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và con.
+ Con có quyền có tài sản riêng. Con từ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản hoặc nhờ cha mẹ quản lý tài sản, cha mẹ phải bồi thường
thiệt hai do con chưa thành niên hay đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây ra…
f. Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 14 Điều 8 thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
+ Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.
+ Giữa người nước ngoài với nhau nhưng thường trú tại Việt Nam.
+ Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản lien quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
g. Kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong việc kết hôn giữa công dân Việt nam với người nước ngoài, Mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn: Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam Thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt nam phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top