Pháp Luân Phật Pháp

Của và Đức

Người xưa dạy: "tiền là vật ngoại thân". Ai cũng hiểu, nhưng ai cũng chạy theo nó. Như

thanh niên kiếm tiền để thoả mãn ham muốn, thiếu nữ muốn có tiền để làm đẹp và sang

trọng, người già chạy theo tiền để được chăm sóc, học giả khao khát tiền vì tiếng tăm, quan

chức hoàn thành nghĩa vụ vì tiền, v.v. Vậy, mọi người đều chạy theo bạc tiền.

Vì tiền người ta ganh đua và tranh đấu lẫn nhau; người hung bạo mạo hiểm cả tính mạng vì

tiền; kẻ nóng tính viện đến bạo lực vì tiền; người cả ghen có khi chết vì tiền trong giận dữ.

Nghĩa vụ của lãnh đạo và quan chức là đem sự giàu có thịnh vượng đến cho dân chúng, tuy

thế khuếch trương chủ nghĩa thờ-tiền là chính sách tồi nhất mà người ta có thể vận dụng.

Giàu có mà thiếu đức sẽ làm tổn hại mọi chúng sinh, trong khi có của lẫn đức là mong muốn

của mọi người. Thế nên, người không tích đức sao được phong lưu.

Đức tích lại từ các kiếp trước. Vua, quan, phú, quý đều từ đức mà ra. Vô đức, vô đắc; mất

đức tức là sẽ mất tất cả. Vậy ai muốn quyền lực và của cải trước tiên cần phải tích đức. Bằng

lao động vất vả và làm việc thiện, người ta có thể thu lấy đức từ quần chúng. Muốn thành tựu,

phải lĩnh hội luật nhân-quả. Hiểu được thế thì dân chúng và quan chức mới biết tự tu thân,

phú quý thái bình mới thịnh hành thiên hạ.

Lý Hồng Chí

27 tháng Giêng, 1995

Uyên Bác và Rộng Lớn

Pháp và nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp có thể hướng đạo cho việc tu tập của bất cứ

người nào, kể cả cho tín ngưỡng tôn giáo của người ta. Đây là nguyên lý của vũ trụ, là chính

Pháp mà từ trước tới nay chưa bao giờ được tuyên giảng. Trước đây người ta đã không được

phép biết đến nguyên lý này của vũ trụ (Phật Pháp). Nó vượt xa mọi triết thuyết kinh viện và

các nguyên tắc đạo đức xã hội đã biết từ cổ chí kim. Những gì được thuyết giảng trong các

tôn giáo và những gì người ta thực chứng trong quá khứ chỉ là những hiện tượng hời hợt và

những điều nông cạn ở bên ngoài. ý nghĩa rộng lớn và uyên thâm của nó chỉ có thể hiển

tướng, được hiểu và thực chứng, với những người tu ở tại các tầng cấp khác nhau trên đường

tu chân chính. Chỉ lúc ấy người tu mới thật sự hội được Pháp.

Lý Hồng Chí

6 tháng Hai, 1995

Chân tu

Này các đệ tử chân tu, những gì tôi giảng dạy quí vị chính là Pháp để tu Phật và tu Đạo. Vậy

mà quý vị lại trút ra những phàn nàn vì các lợi lộc mất đi nơi cõi này, hơn là biết tự hối khi

không từ bỏ được những chấp trước thường tình. Đấy mà là tu sao? Việc từ bỏ lối nghĩ của

người đời được hay không là phép kiểm nghiệm mang tính quyết định trên đường tu thành

một sinh mệnh thật sự vĩ đại. Bất cứ đệ tử chân tu nào cũng phải vượt qua điểm này, vì nó là

ranh giới giữa kẻ tu và người thường.

Thật ra, mỗi khi quí vị cảm thấy lo lắng khi bị xúc phạm đến uy tín, quyền lợi hay tình cảm

giữa người đời, điều ấy biểu lộ rằng quí vị không có thể loại bỏ được các chấp trước của

người thường. Hãy ghi nhớ: bản thân tu thì không đau khổ, mấu chốt nằm ở sự bất lực khi

buông bỏ những chấp trước của người thường. Ta chỉ cảm thấy đau khổ khi đến lúc phải từ

bỏ uy tín, quyền lợi, hay tình cảm mà thôi.

Từ nơi thần tiên, thanh tịnh, và lộng lẫy không gì so sánh được, quí vị rơi vào cõi này là do

quí vị sanh tâm dính mắc nơi tầng-cấp ấy. Sau khi rớt xuống một thế giới, nếu so sánh, là nhơ

nhớt nhất, thay vì nhanh chóng tu luyện để trở về, quí vị lại không thể buông bỏ những thứ

nhớt nhơ đó mà quí vị bám lấy trong cỏi nhơ nhớt này, thậm chí quí vị còn khá đau lòng chỉ

vì những mất mát vụn vặt. Quý vị biết chăng, để độ thoát quí vị (chúng sinh) đức Phật có thời

phải đi khất thực giữa chốn người thường. Bây giờ một lần nữa tôi lại mở rộng cửa và truyền

giảng Đại Pháp này đề cứu độ quí vị. Tôi không bao giờ cảm thấy đau khổ sau tất cả những

nhọc nhằn đã gánh chịu. Thế vậy quý vị còn vương vấn điều gì mà vẫn không thể buông bỏ

được? Liệu quý vị có thể mang được lên thiên cảnh những thứ mà quí vị không thể từ bỏ

được không?

Lý Hồng Chí

22 tháng Năm, 1995

Trí sáng suốt

Tôi từng có bảo với một số học viên rằng những tư tưởng thái quá là do nghiệp tư-tưởng gây

ra, thế nhưng nhiều học viên bây giờ lại coi mọi ý nghĩ xấu nơi cuộc sống thường ngày đều là

nghiệp tư-tưởng. Như thế là không đúng. Còn gì cho quí vị tu nữa khi mà quí vị không còn

những ý nghĩ xấu?! Nếu quí vị thanh tịnh đến được như vậy, không phải quí vị đã thành Phật

rồi sao? Hiểu như thế là sai. Chỉ khi nào tâm ý quý vị điên cuồng phản ảnh những tư tưởng

nhơ nhớt, hoặc phỉ báng Thầy, Pháp, người khác, v.v , và quí vị không thể dứt bỏ được chúng

hay là kiềm chế chúng, khi đó mới thành nghiệp tư-tưởng. Cũng có những nghiệp tư-tưởng

khác nhẹ hơn, mặc dù chúng khác với những tư tưởng và quan niệm thông thường. Quý vị

cần phải rõ điểm này.

Lý Hồng Chí

23 tháng Năm 1995

Ngộ

Vàng, thau1 lẫn lộn trong nhân-thế uế trược này. Đấng Như Lai phải lặng lẽ giáng hạ xuống

trần. Khi Người tuyên giảng Pháp, các ma phái chắc chắn phá rối. Chính Đạo và tà đạo đồng

thời cùng thuyết giảng tại một cõi. Ngập giữa thật và giả, giác ngộ rất cần thiết. Phân biệt bằng cách nào? Chắc chắn là có những người xuất chúng. Những ai thật sự có tiền duyên và

có thể giác ngộ sẽ lần lượt xuất hiện và nhập Đạo đắc Pháp. Họ sẽ biết phân biệt chánh với tà,

được chân truyền, xả nhẹ thân thể, thêm trí huệ, bền tâm, lên thuyền Pháp và êm đềm ra khơi.

Lành thay! Hãy cố tiếng lên với mọi nỗ lực cho đến khi viên mãn.

Những ai vì sinh tồn nơi thế gian mất phương hướng, với phẩm chất giác ngộ tồi, sống vì tiền

bạc và chết vì quyền lực, mãi ham đắm vui buồn vì lợi lộc nhỏ nhen. Họ găng đua gắt gao với

nhau, do đó tích dồn nghiệp chướng qua các đời. Những người này nếu có nghe Pháp cũng

chỉ cười nhạo và phun ngay ra khỏi mồm từ "mê tín", bởi vì trong thâm tâm chắc chắn họ

thấy khó có thể hiểu và khó có thể tin. Những người này hạ căn khó độ. Nghiệp chướng của

họ quá nhiều chụp kín thân họ, che lấp trí huệ; bản tính của họ bị lạc mất.

Lý Hồng Chí

14 tháng Sáu, 1995

Sao ta không thấy

Thấy mới tin, không thấy thời không tin. Đấy là quan niệm của người hạ căn. Con người vốn

trong ảo mộng và gây ra bao nghiệp chướng, nên khi mờ mịt bao phủ bản tính: làm sao có thể

thấy? Ngộ trước rồi mới thấy. Hãy tu tâm xả nghiệp. Khi bản tính lộ ra quý vị sẽ có thể thấy.

Tuy thế, dù thấy được hay không, kẻ xuất chúng có thể dựa theo chỗ ngộ của mình để tu

thành viên mãn. Với hầu hết mọi người, họ có thể thấy hoặc không, và điều này do tầng cấp

và căn cơ của họ xác định. Người tu thường không thấy vì mong cầu thấy được-đây cũng là

một chấp trước. Do đó, khi chưa từ bỏ được nó thì chưa thể thấy. Điều này hầu hết là do sự

cản trở của nghiệp chướng, môi trường không thích hợp, hoặc pháp tu của bản thân. Có vô số

nguyên nhân, khác nhau tùy theo người. Thậm chí có người thấy được, cũng thường thấy

không rõ, bởi vì chỉ khi không thấy rõ người ta mới có thể ngộ Đạo. Ai thấy được mọi việc rõ

như bản thân tham gia trong đó, người đó đã khai công, và không thể tu thêm vì không còn gì

để ngộ.

Lý Hồng Chí

16 tháng Sáu, 1995

Học Pháp

Khi học Pháp, các học giả cần nhận ra một trở ngại thường gặp nhất: đó chính là người ta học

Pháp theo cách người thường nghiên cứu các công trình lý thuyết, chẳng hạn như chọn lấy

những trích dẫn xác đáng của những người nổi tiếng để đối chiếu với hạnh kiểm của bản

thân. Điều này sẽ cản trở tiến bộ của người tu. Hơn nữa, khi nhận biết rằng Đại Pháp hàm

chứa những ẩn ý uyên thâm và những thứ ở cấp bậc cao có thể hướng dẫn tu luyện tại các

tầng cấp khác nhau, một số người thậm chí còn cố công tìm tòi xem xét từng chữ từng lời;

nhưng kết cuộc chẳng tìm thấy gì. Những thói quen này, thừa hưởng của nhiều năm nghiên

cứu các học thuyết chính trị, cũng chính là những nhân tố gây trở ngại cho việc tu hành;

chúng dẫn đến việc hiểu sai Pháp. Khi học Pháp, quý vị không nên tầm cứu những chương mục xác đáng cố nhắm vào việc giải

quyết một vướng mắc cụ thể nào đó. Đúng ra, (ngoại trừ những trở ngại cần ngay lời giải

đáp) đấy cũng chính là một dạng chấp trước. Cách duy nhất để thấu hiểu Đại Pháp là học

không chủ đích. Cứ mỗi lần đọc xong sách Chuyển Pháp Luân mà quý vị hiểu ra điều gì đó,

tức là quý vị đã tiến một bước. Ngay cả khi hiểu ra một điểm rất nhỏ, quí vị đã thật sự tiến

bộ.

Thực tế, trong tu hành quý vị tăng tiến một cách từ từ không hay biết. Hãy ghi nhớ: người tu

tự nhiên đạt được những gì bằng cách họ không theo đuổi chúng.

Lý Hồng Chí

9 tháng Chín, 1995

Phụ-đạo như thế nào

Tại nhiều nơi có các phụ-đạo viên hiểu Đại Pháp ở một mức độ rất cao. Họ có thể làm gương

tốt qua những hành xử của họ và tổ chức tốt các nhóm tập luyện. Nhưng cũng có những phụ-

đạo viên chưa làm được như tốt vậy, và Điều ấy thường thể hiện trong cách thức họ làm việc.

Ví dụ, để các học viên nghe theo họ và để dễ dàng hoàn tất công tác của mình hơn, một số

phụ đạo viên đã thực hiện công việc của mình qua cách ra mệnh lệnh-điều này không được

phép. Học Pháp nên là tự nguyện. Nếu một học viên tận đáy lòng anh ta không muốn làm như

thế, thì không thể giải quyết được vấn đề gì. Trái lại nó có thể sinh mâu thuẫn. Và nếu không

được khắc phục, mâu thuẫn sẽ thêm sâu sắc và phá hỏng việc học Pháp của mọi người.

Nghiêm trọng hơn, để chiếm lòng tin và để các học viên nghe theo họ, một vài phụ-đạo viên

đã lưu truyền một số tin đồn hay một số điều giật gân để nhằm tăng uy tín cho mình, hoặc họ

làm những chuyện đặc dị để khoe khoang. Tất cả những điều này đều không được phép. Các

phụ đạo viên chúng ta phục vụ những người khác theo nguyên tắc tư nguyện tự giác; họ

không phải là sư-phụ và cũng không được có chấp trước như thế.

Vậy làm thế nào để thực hiện công việc phụ đạo cho tốt? Trước nhất ta phải tự xét mình là

một trong số các học viên, thay vì coi mình cao hơn. Nếu có gì mà quí vị không biết trong

công việc của mình, quí vị nên khiêm tốn thảo luận với những người khác. Nếu mắc sai lầm,

quí nên chân thành nhận với các học viên: "Tôi cũng là một người tu luyện như các bạn, chắc

chắn không tránh khỏi có lúc sai. Giờ tôi đã sai, chúng ta hãy thực hiện những gì đúng."

Dùng tâm chân thành để cùng mọi người hoàn tất công tác, quí vị sẽ được kết quả gì? Không

ai sẽ bảo rằng quý vị là kẻ vô dụng. Trái lại họ hiểu rằng quý vị đã học Pháp tốt và cởi mở.

Thật ra, với [sự hiện diện của] Đại Pháp nơi đây, mọi người đều học nó. Trước mỗi hành

động dù xấu hay tốt của một phụ-đạo viên, các học viên đều tự đánh giá được bằng Đại Pháp

và có thể nhận thấy rõ ràng. Khi quí vị có ý định tự nâng cao bản thân, các học viên sẽ nghĩ

rằng quí đang có vấn đề không ổn trong tâm-tính của mình. Vì vậy chỉ bằng đức khiêm cung

quí vị mới có thể hành sự được tốt. Uy tín của quí vị được gây dựng dựa trên sự am hiểu tinh

tường về Pháp. Làm thế nào một học viên có thể thoát khỏi mọi sai lầm?

Lý Hồng Chí

10 tháng Chín, 1995 Con người không bao giờ có thể qua thám hiểm mà hiểu được sự bao la của vũ trụ và sự vĩ

đại của các thiên thể.

Con người cũng không bao giờ có thể khám phá ra được tầm vi tế của vật chất.

Cơ thể con người quá bí ẩn vượt xa tri thức của con người vốn chỉ là một vết nhỏ trên bề

mặt. Sự sống quá phong phú và phức tạp sẽ mãi mãi là một điều huyền bí vĩnh hằng cho nhân

loại.

Lý Hồng Chí

24 tháng Chín, 1995

Cảnh giới

Kẻ tội lỗi sinh ra với tâm đố kỵ. Từ lòng ích kỷ và nóng giận, họ than phiền về những gì bất

công đối với họ.

Người thiện sinh ra với tâm trắc ẩn. Từ lòng hoan hỷ không thù hận, họ đón nhận khó khăn

làm niềm vui.

Bậc giác ngộ không còn tâm dính mắc. Họ lặng lẽ quan sát thấy người đời vô minh hụp lặn

trong ảo mộng.

Lý Hồng Chí

25 tháng Chín, 1995

Tính Không là gì?

Tính Không là gì? Không còn chấp trước là cảnh giới Không đúng nhất. Nó không có nghĩa

là vật chất không hiện hữu. Thiền tông đã đến kỳ pháp tận, và thực tế, đã không còn gì để

giảng. Thời mạt pháp hiện nay có những học giả vẫn ngoan cố bám vào thuyết Không của

Thiền tông mà hành động thật vô lý và lố bịch như thể đã giác ngộ triết lý bản thể. Tổ khai

tông, Bồ-đề-đạt-ma, cũng khẳng định rằng pháp của mình chỉ có ích trong sáu đời, còn sau đó

không còn gì để truyền nữa. Tại sao vẫn có người chưa hiểu ra điều ấy? Nếu nói rằng tất cả

đều là không, không Pháp, không Phật, không tướng, không ngã, không hiện hữu, vậy Bồ-đề-

đạt-ma là gì? Nếu không Pháp thì thuyết Không của Thiền tông là gì? Nếu không Phật, không

tướng thì ai là Thích-ca-mâu-ni? Nếu không danh, không tướng, không ngã, không hiện hữu,

tất cả là không thì người ta ăn uống làm gì? Người ta cần gì mặc quần áo? Ra sao đây nếu

móc luôn tròng mắt ra? Tại sao lại dính vào thất tình lục dục nơi người thường? Thật ra, Tính

Không mà đấng Như Lai nói nghĩa là thoát khỏi mọi chấp trước của người đời. Vô-lậu là bản

chất thật của Tính Không. Nguyên gốc vũ trụ tồn tại là vì có vật chất, nó cấu thành từ vật

chất, xưa nay là vật chất. Làm sao nó lại là Không được. Các pháp không phải do một bậc Như Lai tuyên giảng chắc chắn không thể tồn tại được lâu, những nguyên lý của pháp đó sẽ

chết đi . Pháp của bậc A-la-hán không phải Phật Pháp. Hãy tỉnh ngộ! Hãy tỉnh ngộ!

Lý Hồng Chí

28 tháng Chín, 1995

Kiên định

Khi có thầy bên cạnh, quý vị tràn đầy tự tin; còn khi thầy vắng mặt, quý vị lại mất đi nhiệt

tâm tu luyện. Như thể là quý vị tu thân mình cho thầy, và đến đây do mục đích ngắn hạn

trong đời. Đó là yếu điểm thường gặp của một người trung bình. Thích-ca-mâu-ni, Giê-su,

Lão-tử, Khổng-tử đều đã ra đi trên hai nghìn năm rồi, nhưng đồ đệ của họ đâu cảm thấy

không tu được khi chẳng gần thầy. Tu luyện là việc riêng của quý vị, không ai làm hộ được.

Thầy chỉ giảng giải được những luật và nguyên lý bên ngoài. Còn trách nhiệm của quí vị là

phải tự tu tâm, từ bỏ khát dục, đạt huệ, và loại trừ ảo kiến. Nếu quý vị đến đây chỉ với mục

đích ngắn hạn trong đời, chắc chắn tâm trí quý vị sẽ bị lung lạc. Sống giữa xã hội loài người,

quý vị sẽ chóng quên đi những điều cơ bản. Khi không giữ vững nổi lòng tin, quí vị sẽ không

đạt được gì trong kiếp này đâu. Và không biết được khi nào còn có cơ hội khác. Rất khó!

Lý Hồng Chí

6 tháng Mười, 1995

Giáo lý trong Phật-giáo

chỉ là một phần nhỏ bé

yếu kém nhất của Phật Pháp

Hỡi tất cả chúng sinh! Đừng bao giờ đo lường Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn bằng Phật-giáo,

bởi vì nó không thể đo lường được. Kẻ hậu học bây giờ thậm chí đã quen gọi những gì biên

chép trong kinh điển của Phật Giáo là Pháp. Thiên thể trên thực thế rất to lớn vượt quá sự

hiểu biết của Phật. Thái-cực trong Lão-gia cũng chỉ là mức thấp hiểu biết về vũ trụ. Tại cấp

độ người thường thì không còn thực Pháp nữa, nó chỉ là những mẩu miếng tản mát các hiện

tượng ngoài rìa đủ tạo điều kiện cho người ta có thể tu được mà thôi. Bởi vì người thường chỉ

là sinh mệnh ở cấp độ thấp nhất, họ không được phép biết về Phật Pháp chân thực. Nhưng

như các thánh nhân đã nói: "phụng thờ các vị Phật có thể tạo nhân duyên cho tu hành sau

này", người niệm thần chú có thể được các thần linh phù trợ, tuân hành giới luật sẽ đưa người

ta đến chuẩn mực kẻ tu hành. Trong suốt lịch sử, người ta vẫn nghiên cứu: "Phải chăng

những gì bậc Giác Ngộ1 đã tuyên giảng là Phật Pháp?" Những gì Như Lai tuyên giảng là biến

hiện của Phật-tính, và cũng có thể được gọi là biến hiện của Pháp. Nhưng nó vẫn chưa phải là

Pháp thật của vũ trụ, bởi vì trong quá khứ người thường tuyệt đối không được phép biết đến

thật tướng của Pháp Pháp. Chỉ ai tu luyện đến cấp cao mới ngộ được Phật Pháp, vì vậy đó

thậm chí lại càng là trường hợp người ta không được phép biết đến bản chất của tu luyện. Lần

đầu tiên trong nhiều kỷ nguyên Pháp Luân Đại Pháp đã để lại chân tính của vũ trụ (Phật Pháp) cho loài người; chung quy là để lại cho họ những bậc thang lên cảnh giới cao hơn. Vậy

làm sao quí vị có thể đo lường Đại Pháp của vũ trụ bằng những gì một thời giảng trong Phật-

giáo?

Lý Hồng Chí

8 tháng Mười, 1995

Trí là gì?

Người ta thường cho rằng những người nổi tiếng, các học giả hay các dạng chuyên gia khác

nhau trong các lĩnh vực ngoài xã hội là những vĩ nhân. Kỳ thật họ đều không có gì nổi bật bởi

vì họ cũng chỉ là những người thường. Tri kiến của họ chỉ là một chút xíu ấy mà khoa học

hiện đại của xã họi loài người hiểu được. Trong vũ trụ bao la, từ vĩ mô nhất đến vi mô nhất,

xã hội loài người nằm ngay chính giữa, ở lớp ngoài cùng, và ở mặt ngoài cùng. Hơn nữa các

sinh vật trong đó là dạng thức tồn tại thấp nhất, thế nên tri kiến về vật chất và tâm thức của họ

rất hạn chế, hời hợt và tầm thường. Dẫu ai có nắm hết kiến thức của nhân loại, thì vẫn chỉ là

một người thường mà thôi.

Lý Hồng Chí

9 tháng Mười, 1995

Không phải làm công, mà là tu luyện

Tuân thủ những yêu cầu tôi đặt ra cho các trạm phụ-đạo là điểm hết sức quan trọng bởi vì đó

là cách thức truyền Pháp trong tương lai. Sao quý vị không thể dứt bỏ những thói quen lâu

năm hình thành trong công sở. Đừng xem trạm phụ-đạo là một phòng hành chính ngoài xã

hội và đừng áp dụng những cách thực thi ngoài công sở, ví dụ: phát hành công văn, thiết lập

quy trình chính sách, hay tổ chức nâng cao tri kiến. Người tu luyện Đại Pháp chỉ tập trung

duy nhất vào việc nâng cao tâm-tính, trau dồi quả-vị và nâng cao cấp tu hành của mình. Đôi

lúc thậm chí có cả những cuộc mít-tinh được tổ chức hệt như trong công sở ngoài xã hội; ví

dụ: mời một vài quan chức lên đọc diễn văn, và có cả bài bế mạc của lãnh đạo. Ngày nay

ngoài xã hội ngay cả nhà nước cũng đang cải tổ các phương thức làm việc và thủ tục hành

chính hủ hoá. Là người tu luyện chúng ta hiểu quá rõ rằng loài người thời mạt pháp không

còn mặt nào tốt nữa. Sao quí vị không từ bỏ nổi các phương thức làm việc không thích hợp

tí nào cho tu hành ? Chúng ta nhất quyết không bao giờ trở thành một tổ chức hành chính

hoặc kinh doanh trong xã hội.

Trước đây có một số vị nghỉ hưu hết việc nhận thấy rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và đứng

ra làm phụ-đạo viên để lấp đầy nỗi trống trải nhức nhối trong cuộc sống nhàn hạ của mình.

Tất nhiên, không thể như thế được! Pháp Luân Đại Pháp là dành cho tu luyện chứ không phải

là một công việc. Tất cả phụ đạo viên của chúng ta đều phải là những người chân tu có tâm-tính cao, và là những mẫu điển hình trong việc nâng cao tâm tính. Chúng ta nhất thiết không

cần những nhân viên tổ chức theo kiểu những nhân viên tổ chức [ngoài xã hội] người thường.

Lý Hồng Chí

12 tháng Mười , 1995

Tu hành sau khi nghỉ hưu

Thật đáng tiếc có một số học viên đã dự các bài thuyết giảng của tôi và có căn cơ tốt đã

ngừng tu vì quá bận việc. Nếu họ chỉ nhàng nhàng như mọi người tôi cũng không nói gì,

nhưng có những người vẫn còn nhiều hứa hẹn. Đạo đức xã hội trượt dốc hàng ngàn dặm mỗi

ngày và những người thường ai cũng trượt theo cùng dòng ấy. Càng xa Đạo, càng khó tu trở

lại. Trên thực tế tu hành chính là tu tâm. Đặc biệt môi trường làm việc phức tạp lại là nơi tạo

điều kiện tốt nâng cao tâm-tính. Khi nghỉ hưu, chẳng phải là quý vị đánh mất đi một môi

trường tốt để tu luyện bản thân hay sao? Quý vị tu gì nữa khi không còn tranh chấp nào cả?

Đời người ngắn ngủi. Thường thì quý vị lập ra những kế hoạch khá tốt, nhưng quí vị có biết

được chăng mình sẽ đủ thời gian tu luyện. Tu luyện đâu phải là trò chơi trẻ nhỏ, nó quan

trọng hơn bất cứ việc gì của người đời; nó đâu phải là những gì lấy xong rồi để đấy. Một khi

lỡ cơ hội, biết bao giờ trong sáu ngả luân hồi quý vị mới có thể lấy lại một đời người đây?

Cơ hội chỉ đến một lần. Một khi ảo ảnh không thể dứt bỏ kia tan đi, quý vị sẽ hiểu ra mình

đã đánh mất những gì.

Lý Hồng Chí

13 tháng Mười, 1995

Pháp chính

Người vô Đức, thiên tai nhân hoạ. Đất vô Đức, vạn vật điêu tàn.

Trời vô Đạo, đất lở trời long, vũ trụ trống rỗng.

Pháp chính, càn khôn chính, cuộc sống hưng khởi, trời đất ổn định, Pháp trường tồn.

Lý Hồng Chí

Bậc Thánh

Người theo thiên mệnh hành sự cõi này và cõi trên. Bằng uy đức và từ tâm, người đem đến lý

tưởng cao quý đồng thời theo sát cả những điểm chi tiết. Bằng tri kiến rộng lớn về luật và

nguyên lý, người có thể giải trừ mọi mối nghi. Bằng cống hiến cho xã hội và cứu rỗi nhân

loại, người gây dựng công trạng của mình một cách tự nhiên.

Lý Hồng Chí

17 tháng Mười Một, 1995

Bái sư

Đại Pháp hiện đang được truyền rộng rãi. Người biết sẽ đến. Người được sẽ thích. Số người

tu luyện tăng lên hàng ngày, nay không đếm xiết. Tuy vậy, hầu hết những người tự học vẫn

muốn tìm Thầy bái sư, vì lo rằng nếu không trực tiếp gặp thầy sẽ chẳng được chân truyền. Đó

là do họ chưa thấu hiểu Pháp. Tôi truyền rộng Đại Pháp là để cứu độ cho tất cả. Bất kể ai

học, đều là đệ tử của tôi. Không theo những tập quán tục lệ cổ xưa , tôi bỏ qua hình thức bên

ngoài và chỉ xét đến tâm người học. Nếu quý vị không thật tâm tu luyện, thì chính thức bái

sư có nghĩa gì? Người chân tu chẳng cầu mà tự được. Tất cả công và Pháp đều nằm trong

sách, và người đọc Đại Pháp sẽ tự nhiên mà đắc được. Người học sẽ tự động chuyển đổi, và

bằng cách đọc sách nhiều lần họ sẽ ở sẵn trong Đạo. Tất nhiên Thầy sẽ cho pháp-thân lặng lẽ

bảo vệ họ. Bằng tinh tấn kiên trì, họ chắc chắn sẽ đạt chính-quả trong tương lai.

Lý Hồng Chí

8 tháng Chạp, 1995

Lời chỉ rõ

Hiện nay xuất hiện một vấn đề: đó là khi nguyên-thần của một số học viên rời thân xác, họ

trông thấy hoặc tiếp xúc với một số không gian nhất định ở một số tầng cấp nhất định . Cảm

thấy quá tuyệt vời và mọi thứ là thật sự tồn tại , họ không muốn quay lại nữa. Điều này làm

xác thân bị chết. Thế là họ ở lại cõi đó không quay trở về. Tuy thế, không ai trong đó là đã

vượt ra khỏi tam-giới. Tôi đã từng nhắc về điểm này. Không được phép dính mắc vào bất kỳ

tầng cấp nào trong quá trình tu luyện. Chỉ khi nào quý vị hoàn tất toàn bộ quá trình tu mới có

thể viên-mãn. Khi nguyên thần xuất ra, dù gặp cảnh giới tuyệt vời thế nào đi nữa, quý vị nhất

định phải quay trở lại.

Cũng có một số người tu hiểu lầm như thế này. Họ cho rằng hễ khi học Pháp Luân Đại Pháp

thì thân xác sẽ đảm bảo không chết. Pháp tu luyện của chúng ta đành rằng tu cả hai tâm lẫn

xác (tính mệnh song tu); một khi tu luyện, mạng sống (sinh mệnh) sẽ được kéo dài ra. Nhưng

có những người tu luyện không siêng trong quá trình tu tại-thế-gian-pháp và họ luôn nấng ná

ở một cấp độ nhất định. Sau nhiều cố gắng vượt lên, họ lại bê trễ nơi cấp độ mới. Tu luyện là

việc nghiêm túc, vì thế rất khó đảm bảo rằng số mạng sẽ không kết thúc như đã định. Vấn đề

này, tuy thế, không xuất hiện trong khi tu xuất-thế-gian-pháp. Trường hợp tu tại-thế-gian-

pháp thì phức tạp hơn.

Lý Hồng Chí

21 tháng Chạp, 1995.

Tu hành cho ai

Khi một số người viện đến phương tiện truyền thông để đã kích khí công, có một số học viên

dao động và bỏ tu; như thể là những ai đó lợi dụng các phương tiện truyền thông kia là kẻ

hiểu biết hơn Phật Pháp, và một số học viên tu luyện là cho ai đó khác [chứ không phải tu

cho mình]. Cũng có những người tu khi đối diện với sức ép bên ngoài thì hoảng sợ và bỏ

cuộc. Liệu có thể nào những loại người này đạt chính-quả được không? Đến thời điểm quyết

định, không phải là họ thậm chí sẽ phụ bạc cả Phật sao? Lo sợ không phải là một chấp trước

sao? Giống như một con sóng lớn, tu luyện sẽ cuốn đi cát sỏi: chỉ có vàng trụ lại.

Thực ra từ xưa đến nay, xã hội loài người có nguyên lý gọi là tương-sinh tương-khắc. Đâu có

cái tốt, thì cũng có cái xấu; đâu có chính, thì cũng có tà; đâu có thiện, thì cũng có ác; đâu có

người, thì cũng có quỷ; đâu có chư Phật, thì cũng có ma. Tại xã hội bây giờ điều này thấy rất

rõ. Đâu có cái hay, thì cũng có cái dở; đâu có ủng hộ, thì cũng có chống đối; đâu có người tin,

thì cũng có kẻ ngờ; đâu có người tốt, thì cũng có kẻ xấu; đâu có người rộng lượng, thì cũng

có kẻ ích kỷ; đâu có kẻ biết hy sinh cho người khác, thì cũng có những người không từ điều

gì đề trục lợi cho bản thân. Đó là một nguyên lý trong quá khứ. Như thế, khi một cá nhân,

một tổ chức, hay thậm chí một quốc gia muốn đạt được một điều tốt nào đó, thì sẽ phải gặp

một lực lượng đối kháng tương xứng. Sau khi thành công, người ta vì thế sẽ có cảm giác nó

khó đạt được và đáng được quí trọng. Loài người đã phát triển như vậy trong quá khứ

(nguyên lý tương-sinh tương-khắc sẽ thay đổi trong tương lai).

Nhìn từ khía cạnh khác, tu luyện là siêu thường. Dẫu là ai đi nữa, chẳng phải người đó đã phê

phán khí-công theo lối nghĩ của người thường sao? Người đó có quyền gì để bác bỏ Phật

Pháp và tu luyện? Liệu các tổ chức của loài người có đứng cao hơn chư Thần và Phật được

không? Những người phê phán khí-công kia liệu có ra khả năng ra lệnh cho các vị Phật

không. Phải chăng chư Phật trở nên xấu đi chỉ vì người kia tuyên bố là như thế? Hay Phật tự

nhiên sẽ không tồn tại nữa chỉ vì người kia tuyên bố là như vậy? Pháp-nạn trong thời đại-

cách-mạng-văn-hoá có nguyên nhân từ những biến đổi trong vũ trụ (của các thiên tượng).

Phật, Đạo và Thần tuân theo thiên ý. Pháp-nạn kia là nạn của người, là nạn của tôn-giáo,

không phải nạn của Phật.

Nguyên nhân lớn nhất làm các tôn-giáo suy kiệt là do sự suy đồi nhân tâm. Người ta thờ Phật

không phải để tu Phật, mà để cầu tìm phước lành từ Phật, mong được của cải, tai qua nạn

khỏi, cầu con trai, hoặc để sống sung túc. Ai cũng tạo dồn nhiều nghiệp chướng trong các đời

trước, vậy làm sao có thể sống thoải mái được? Làm sao có thể khỏi phải trả nghiệp sau khi

hành ác được? Nhận thấy lòng người không chính, ma quỷ lần lượt chui ra khỏi hang ổ của

mình gây nên bao phiền toái và hỗn loạn nơi cõi người. Thấy lòng người không chính, chư

Thần và Phật rời vị trí, bỏ đền chùa. Rất nhiều cáo, chồn, quỷ, và rắn đã chui vào được các

đền chùa do những người đến cầu tiền tài mang theo. Làm sao mà những đền chùa như thế

tránh tai hoạ được? Con người là kẻ có tội. Chư Phật không trừng phạt họ, vì mọi người đều

bị cuốn trong vô minh và hiện đã tự mình làm hại mình rồi. Hơn nữa nghiệp chướng ngày càng nặng nề, chẳng mấy chốc một thảm hoạ lớn sẽ đón đầu họ. Liệu còn cần phải trừng phạt

nữa không? Ai gây tội lỗi đều phải gánh chịu quả báo sau này, đó là thực tế. Con người

không chịu hiểu điều này, và họ cho rằng những tai nạn là hiện tượng tự nhiên.

Bất kể ai dù là một cá nhân hay một tổ chức xã hội nào đó yêu cầu quý vị dừng tu luyện, thế

là quý vị bỏ tu luyện. Vậy phải chăng quý vị tu cho họ? Họ có đưa quý vị đến chính-quả

không? Không phải việc quý vị nghiêng theo họ là tin một cách mù quáng sao? Thật ra, đấy

chính là vô minh. Hơn nữa, [môn của] chúng ta không phải là khí công, mà là Pháp Tu Luyện

Phật Pháp. Không phải sao là mỗi sức ép là một kiểm chứng để xem đức tin vào Phật Pháp

của quý vị cơ bản có vững vàng hay không? Nếu quý vị căn bản không đặt quyết tâm nơi

Pháp, thì không thể nói thêm gì được nữa.

Lý Hồng Chí

21 tháng Chạp, 1995

Thuật ngữ Phật Pháp

Có một số học viên vốn là Phật tử cư sỹ và mang nặng những ấn tượng từ các thuật ngữ trong

kinh Phật. Khi thấy tôi dùng những từ ngữ giống hệt như trong Phật Giáo, họ liền cho rằng

chúng có nghĩa như nhau [như các thuật ngữ dùng trong Phật Giáo]. Thực tế, chúng không

hoàn toàn bao hàm cùng ý nghĩa. Nhiều thuật ngữ trong Phật-giáo của vùng Hán là tiếng Hoa

(Trung Quốc), chúng không phải là từ riêng (chuyên ngữ) của Phật-giáo.

Điểm chốt là ở chỗ các học viên này không thể từ bỏ được những thứ trong Phật-giáo bởi vì

họ không nhận ra rằng những ấn tượng của họ về Phật Giáo vẫn ảnh hưởng đến tâm trí họ,

hoặc họ chưa thấu hiểu được hết vấn đề tu luyện là phải chuyên nhất1. Đúng ra, không phải

sao sự tương đồng bên ngoài mà người ta cảm nhận sẽ gây chướng ngại? Nếu quý vị vẫn hiểu

nhầm lời của tôi, không phải là quý vị sẽ tu luyện theo Phật-giáo sao?

Lý Hồng Chí

21 tháng Chạp, 1995

An ngoài bằng tu trong

Nếu người không coi trọng Đức, thì thiên hạ sẽ đại loạn và không thể kiểm soát; mọi người

trở thành kẻ thù của nhau và sống trong bất hạnh. Nếu sống trong bất hạnh, người ta sẽ không

sợ chết. Lão Tử nói: "nếu dân không sợ chết, doạ họ chết có ích gì?" Đấy là đại hoạ trước

mắt. Ai ai cũng mong muốn một thế giới hoà bình. Nếu bây giờ thiết lập quá nhiều luật lệ

với mục đích ổn định xã hội, kết quả thực tế sẽ trái ngược. Để giải trừ mối lo này, trau giồi

đức hạnh khắp thế gian mới là lời giải gốc. Khi quan chức không ích kỷ, nhà nước sẽ không

1 Chuyên nhất: không được phép tu lẫn các pháp môn. Đây là điểm bắt buộc trong Pháp

Luân Đại Pháp. Đây là yêu cầu cho giới tu hành nói chung nghĩa là cả trong các pháp

môn liên quan đến việc tu lên cao tầng khác. Thầy Lý Hồng Chí khẳng định yêu cầu như

vậy trong bối cảnh hiện đại có quá nhiều người không hiểu được điều này. bị hủ hóa. Nếu dân chúng trọng tu thân tích đức, và nếu lãnh đạo cùng dân biết tự kiềm chế

lấy tâm, thì toàn thể quốc gia sẽ an ổn được mọi người ủng hộ. Vững chắc và ổn định, thù

ngoài tự động chẳng dám nhòm ngó và thiên hạ sẽ thái bình. Đấy là việc làm của thánh-nhân.

Lý Hồng Chí

5 tháng Giêng, 1996

Xả bỏ chấp trước hơn nữa

Hỡi các đồ đệ! Sư Phụ rất lo, nhưng điều này không thể giúp! Sao quí vị vẫn chưa thể dứt bỏ

cách nghĩ của người đời? Sao quí vị lại ngại ngần tiến bước? Các học viên, gồm cả các phụ-

đạo viên lại ghen tị nhau thậm chí trong công tác Đại Pháp. Quý vị thành Phật như thế được

chăng? Tôi muốn tổ chức điều hành lỏng lẻo đơn thuần chỉ vì quý vị không thể dứt bỏ được

những thứ của người đời và do đó sẽ cảm thấy khó làm việc. Đại Pháp là của toàn vũ trụ,

không phải của riêng ai, một cá nhân nhỏ bé nào cả. Ai làm công tác cũng đều là truyền bá

Đại Pháp. Dù người đó là quý vị hay là ai đều không quan trọng. Phải chăng quý vị đem lên

thiên giới chấp trước này để tranh đua với các vị Phật? Không ai được xem Đại Pháp như sở

hữu riêng của mình hết. Hãy từ bỏ tâm dính mắc nơi cảm giác bất công trong tâm! Khi trong

tâm còn có điều quí vị chưa vượt qua được, chẳng phải do chấp trước là gì? Các học viên

chúng ta không nên nghĩ rằng mình đã vượt trên chấp trước này! Tôi hy vọng rằng tất cả phải

tự xét mình, bởi vì tất cả còn đang là người tu, ngoại trừ tôi, Lý Hồng Chí. Mọi người hãy tự

hỏi: tại sao tôi lại thuyết Pháp lớn này vào thời Mạt Pháp? Nếu tôi tiết lộ sự thật, thì nghĩa là

tôi dạy đường tà, bởi vì sẽ có những người vì chính điều đó mà đến học. Đấy là học Pháp với

mưu cầu. Khi cứu người, cách duy nhất để họ thoát khỏi chấp trước là bằng mục đích đúng.

Ai cũng biết rằng không thể tu đến đích nếu chưa dứt bỏ hết chấp trước. Sao quý vị còn chưa

dứt khoát từ bỏ thêm để tiến lên bước nữa? Đưa ra Đại Pháp này chắc chắn là có lý do chưa

thể nói ra được. Khi mà sự thật hiển bày, e rằng hối tiếc cũng là quá muộn. Tôi thấy nhiều

dính mắc nơi một số người trong quý vị, nhưng không thể nói thẳng ra. Nếu nói thẳng quý vị

sẽ giữ lời Sư Phụ trong tâm và chấp vào đó đến hết đời. Tôi không muốn làm hại ai dù chỉ là

một đệ tử. Cứu độ quả thật rất khó, đạt ngộ còn khó hơn nữa. Quan trọng hơn hết, tất cả phải

luôn tự xét kĩ mình dưới ánh quang này. Quí vị đều hiểu Đại Pháp là tốt, sao vẫn không thể

dứt bỏ chấp trước của mình?

Lý Hồng Chí

6 tháng Giêng, 1996

Chứng thực

Phật Pháp có thể cứu nhân loại, nhưng không phải chỉ vì cứu người mà Phật Pháp xuất hiện.

Phật Pháp có thể mở những bí ẩn của vũ trụ, sự sống, và khoa học. Nó có thể giúp loài người

định lại đúng hướng cho khoa học, tuy thế không phải vì để chỉ hướng cho khoa học của nhân

loại mà Phật Pháp được truyền ra.

Phật Pháp là bản tính của vũ trụ. Nó là nhân tố cấu thành nên nguồn gốc của vật chất, là lý do

tạo thành vũ trụ.

Sẽ có nhiều học giả và chuyên gia trong tương lai mở mang kiến thức nhờ qua Phật Pháp. Họ

sẽ là những kẻ mở đường cho nhân loại mới trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Nhưng không

phải vì muốn quý vị trở thành những người mở đường mà Phật Pháp trao tuệ cho quý vị. Quí

vị đắc được (Pháp) là vì quý vị là người tu luyện. Có nghĩa là, trước hết quí vị phải là người

tu luyện, sau mới là những chuyên gia. Vậy khi là người tu luyện, quí vị cần tận dụng mọi

thời cơ khả thi để phổ biến Đại Pháp và minh xác tính đúng đắn và tính khoa học của Đại

Pháp, chứ không phải tán tụng hay lý tưởng hoá-đây là nghĩa vụ cũa mỗi người tu. Không

có Phật Pháp vĩ đại này sẽ không có gì cả, bao gồm mọi thứ trong vũ trụ, từ vi mô nhất đến vĩ

mô nhất cũng như kiến thức khoa học của loài người.

Lý Hồng Chí

8 tháng Giêng, 1996

Người tu tự nhiên là một phần trong đó

Với người tu luyện, mọi thất bại gặp trong ứng xử với người đời là thử thách, mọi lời khen là

khảo nghiệm.

Lý Hồng Chí

14 tháng Giêng, 1996

Nhẫn là gì

Nhẫn là chìa khoá để nâng cấp tâm tính. Chịu đựng với tức giận, oán trách hay nước mắt là

cái nhẫn của người đời, vốn có nhiều chấp trước. Chịu đựng chẳng tức giận hay oán trách là

cái nhẫn của kẻ tu luyện.

Lý Hồng Chí

21 tháng Giêng, 1996

Thế nào là mê-tín

Người Trung Quốc bây giờ ai cũng xanh cả mặt khi thoáng nghe đến hai chữ 'mê-tín', bởi vì

nhiều người khi không tin điều gì liền gọi điều ấy là mê-tín. Trên thực tế, hai từ này 'mê tín',

được phủ dưới áo của cánh cực tả trong "đại cách mạng văn hoá" và lúc đó đã được dùng

như là một từ có sức tàn phá mạnh nhất chống lại văn hoá dân tộc. Là một cái mũ khiếp đảm,

nó đã trở thành một câu cửa miệng vô trách nhiệm của những kẻ bướng bỉnh ít hiểu biết. Kể

cả những người tự xưng, tạm gọi là các "nhà duy vật" cũng chụp mũ bất kể những gì vượt

quá tri thức của họ hay vượt quá hiểu biết của khoa học là mê-tín. Nếu sự vật mà được nhận

biết theo nguyên lý đó, thì có lẽ nhân loại đã chẳng thể phát triển, ngay cả khoa học cũng

không thể tiến bộ, vì tất cả mọi tiến bộ và phát minh mới trong khoa học đều nằm ngoài hiểu

biết của những người đi trước. Thế thì chẳng phải những người này đang theo chủ nghĩa duy tâm sao? Một khi con người tin vào điều gì, không phải bản thân điều đó là mê sao? Không

đúng sao sự tin tưởng vào khoa học và y học hiện đại của một số người cũng là mê-tín?

Không đúng sao việc tôn sùng lý tưởng của bản thân một số người cũng chính là mê tín? Trên

thực tế hai chữ mê-tín ghép thành một từ rất thông thường. Hễ ai tin tưởng nhiệt thành vào

điều gì đó, kể cả điều đó là đúng, đều được gọi là mê-tín; chữ đó không mang hàm ý coi

thường gì hết. Chỉ đến khi có những người mang ẩn ý xấu tấn công kẻ khác bằng cách chụp

mũ 'mê-tín' với hàm ý phong kiến thì thuật ngữ này bị hiểu sai, trở nên mang tính công kích

và tiếp đó kích động những người ít hiểu biết nhại theo.

Đúng ra, bản thân hai từ mê tín không nên bị sử dụng cách này, cũng như hàm ý được áp đặt

không nên tồn tại. Hai từ mê tín tự không mang bất cứ nghĩa xấu nào. Không mê tín vào kỷ

luật, chiến binh sao có khả năng chiến đấu; không mê tín vào trường và thầy, học sinh sao

học được kiến thức; không mê tín vào cha mẹ, con cái sao trưởng thành có văn hoá; không

mê-tín vào sự nghiệp, người ta công tác tốt sao được; không có đức tin, con người sẽ mất đi

chuẩn mực đạo đức, tâm thức sẽ không còn thiện ý và những tà niệm sẽ trỗi dậy. Lúc ấy, luân

lý xã hội sẽ xuống dốc. Mang đầy tà niệm, người ta sẽ trở thành kẻ thù của nhau, sẽ làm bất

kể điều gì để thỏa mãn những thèm khát ích kỷ. Dẫu những người xấu kia đã đạt được mục

đích của mình khi họ làm sai đi nghĩa hai chữ mê tín, xem chừng họ đã phá hủy nhân loại

trên phương diện bản tính của nó.

Lý Hồng Chí

22 tháng Giêng, 1996

hiệu chỉnh 29 tháng Tám, 1996

Nghiệp bệnh

Tại sao học viên mới vừa bắt đầu học công hoặc học viên lâu năm đã được điều chỉnh xác

thân, trải qua những khó chịu cơ thể trong quá trình tu luyện như đang mang bệnh nặng? Hơn

nữa, tại sao điều ấy lâu lâu lại xảy đến? Khi giảng Pháp, tôi đã nói đó là giúp quý vị trả

nghiệp và tăng ngộ tính của quí vị trong khi xả trừ những nghiệp từ tiền kiếp. Hơn nữa đó

cũng là kiểm nghiệm lòng kiên định theo Đại Pháp của quí vị; điều ấy sẽ tiếp tục cho đến giai

đoạn tu xuất-thế-gian-pháp. Nói chung là như vậy.

Trên thực tế người ta không biết được mình đã trải qua bao nhiêu đời, mỗi đời tích bao nhiêu

nghiệp. Vào lúc tái sinh sau khi chết, một phần nghiệp bệnh bị nén vào cơ thể ở cấp vi mô.

Khi tái sinh, không có nghiệp bệnh lộ ra bên ngoài thể chất của thân xác mới (trừ trường hợp

những ai có quá nhiều nghiệp lực). Những gì được nén vào cấp vi-mô từ đời trước sau đó sẽ

xuất ra, và khi quay ra đến bề mặt của thân xác này, người ta sẽ bị bệnh. Tuy thế, cơn bệnh

này thường xuất hiện giống như thể do các tác động bên ngoài nơi cõi trần (thế giới vật chất)

gây ra. Theo cách ấy nó bên ngoài tuân thủ các quy luật của cõi trần (thế giới vật chất) chúng

ta. Nghĩa là nó tuân thủ nguyên lý của cõi người. Kết quả là người thường không thể biết

được thực tế sự thật về nguyên nhân của bệnh tật do đó họ bị lạc trong ảo giác mà không ngộ

được. Khi mắc bệnh, người ta viện đến thuốc hoặc đủ các cách trị liệu khác nhau mà có tác

dụng để ấn bệnh kia trở ngược vào trong cơ thể. Như vậy thay vì trả nghiệp bệnh xuất phát từ

những hành động sai trái trong đời trước, người ta tiếp tục gây thêm ác trong đời này làm tổn

hại người khác; điều này đem lại những nghiệp bệnh mới dẫn đến các loại bệnh tật khác. Đã

vậy, người ta lại sẽ dùng thuốc hoặc đủ các phương thức trị liệu khác nhau để ấn bệnh kia

ngược trở vô trong cơ thể. Phẫu thuật chỉ có thể cắt bỏ phần thịt nơi không gian vật chất bên ngoài, trong khi đó nghiệp bệnh ở không gian khác không hề bị động chạm đến-nó đon giản

là nằm ngoài tầm kỹ thuật của y học hiện đại. Khi bệnh tái phát, người ta lại tìm cách điều trị.

Lúc tái sinh sau khi chết, bất kể nghiệp bệnh tích luỹ nào sẽ lại bị nén vào cơ thể. Chu kỳ này

tiếp nối hết đời này qua đời khác; và người ta không biết được có bao nhiêu nghiệp bệnh tích

tụ trong mình. Đấy chính là lý do tại sao tôi đã từng nói rằng toàn nhân loại đến điểm này với

nghiệp chồng chất nghiệp; ngoài nghiệp bệnh, còn có nhiều loại nghiệp khác nữa. Vì thế con

người phải có khổ, nạn, và mâu thuẫn lẫn nhau. Làm sao có thể tìm hạnh phúc mà không phải

trả nghiệp? Con người hôm nay mang nhiều nghiệp quá, họ bị thấm hẳn vào trong đó, và

thường xuyên gặp những điều không hay bất cứ khi nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mỗi khi

ra khỏi nhà, hầu như bao giờ cũng có điều xấu đang chờ đợi. Nhưng khi gặp mâu thuẫn, họ

lại không ráng chịu đựng và cũng không nhận ra rằng đó là trả nợ nghiệp trong quá khứ. Khi

bị người khác xử tệ, người ta lại trả đũa còn tệ hơn, do đó tạo ra ngay nghiệp mới trước cả khi

trả xong nghiệp cũ. Điều này làm đạo đức xã hội xuống dốc hàng ngày và người ta trở thành

kẻ thù của nhau. Nhiều người không thể nghĩ qua điều này: vậy chuyện gì hiện xảy ra với con

người ngày nay? Vấn đề gì đang diễn ra đây trong xã hội ngày nay? Nếu tiếp diễn, sẽ vô cùng

nguy hiểm!

Là một người tu luyện, ngoài phần nghiệp được Sư Phụ xả bỏ, quý vị phải tự trả một phần.

Do đó quý vị sẽ cảm thấy thân xác khó chịu giống như mắc bệnh. Tu luyện là thanh lọc quí

vị cho đến nguyên gốc của sinh mệnh quí vị. Cơ thể con người như những vòng tuổi ở thân

cây, mỗi vòng đều mang nghiệp bệnh. Vì thế cơ thể cần phải được thanh lọc nghiệp từ ngay

trung tâm (trở ra). Nếu tất cả nghiệp cùng bị đẩy ra một lúc, quý vị sẽ không thể chịu được và

sẽ làm tính mạng quí vị lâm nguy. Lâu lâu một hay hai mẩu nghiệp sẽ được đẩy ra, cho phép

quý vị chịu được, và trả bớt nghiệp qua chịu đựng. Nhưng đây chỉ là môt phần nghiệp rất nhỏ

như thế để lại cho quý vị để tự trả sau khi tôi trừ bỏ nghiệp cho quí vị. Điều này sẽ tiếp tục

cho đến khi quý vị đạt đến đỉnh cao nhất trong tu thế-gian-pháp (tức là tịnh-bạch-thể {thân

tịnh trắng}), khi ấy tất cả các nghiệp đã được đẩy hết ra. Tuy nhiên cũng có một số ít người

có rất ít nghiệp bệnh, cùng các trường hợp đặc biệt khác. Tu xuất-thế-gian-pháp là tu luyện

thân A-la-hán thuần tịnh tột cùng-thân không còn nghiệp bệnh. Tuy nhiên với người chưa đạt

đến viên mãn, họ vẫn phải chịu đau khổ và thử thách để nâng cấp. Những điều này chỉ liên

hệ đến các mâu thuẫn với người khác hay là với các vấn đề khác liên quan đến lãnh vực tâm

tính và tiếp tục từ bỏ chấp trước hơn nữa; người tu đến đây không còn nghiệp bệnh.

Xả bỏ nghiệp bệnh là điều không thể tự nhiên ban cho người thường, tuyệt đối không thể

thực hiện được cho người không tu luyện vốn chỉ có thể dựa hoàn toàn vào y thuật. Tự ý làm

điều đó cho người thường là phá hoại thiên đạo, vì như thế là giúp người thường có thể hành

ác mà không phải trả nghiệp. Tuyệt đối không thể được nếu người kia không trả nợ nghiệp-

đạo trời không cho phép! Ngay cả cách chữa bệnh của các thầy khí công thông thường cũng

là ấn bệnh ngược trở vào cơ thể. Một người khi mang quá nhiều nghiệp mà vẫn hành ác, lúc

chết anh ta sẽ đối diện sự huỷ diệt-huỷ diệt toàn bộ cả xác lẫn hồn {hình thần toàn diệt}-

tất cả sẽ hoàn toàn tiêu huỷ. Khi trị bệnh cho con người, một bậc Đại Giác có thể hoàn toàn

loại trừ nghiệp của bệnh đó, nhưng điều này được thực hiện nói chung chỉ nhằm để cứu độ

mọi người.

Lý Hồng Chí

10 tháng Ba, 1996 Người tu phải tránh

Lòng đầy chủ tâm, người ham danh vọng sẽ hành tà đạo. Một khi danh tiếng trên đời đã đạt,

ọ miệng nói tốt mà tâm nghĩ bậy; như thế làm công chúng hiểu sai, và phá hoại Pháp.

Người ham tiền sẽ kiếm của cải và tu hành giả tạo. Phá hoại (tôn) giáo và Pháp, họ phí cả

uộc đời thay vì tu Phật.

Người ham sắc sẽ không khác gì kẻ ác. Miệng niệm kinh mà mắt liếc (trộm) ngang dọc; họ

uá rời xa Đạo, và chỉ là kẻ ác bình thường.

Người luỵ vào vòng gia quyến sẽ nhất định không tránh khỏi bị thiêu đốt, bối rối, và giày xéo

o luyến ái (tìng cảm). Bị trói trong sợi chỉ tình và âu sầu nơi đó, đến cuối đời họ sẽ thấy quá

muộn để hối tiếc .

ý Hồng Chí

5 tháng Tư, 1996

Viên dung

I. )

Tại những môi trường công tác khác nhau, người ta sát sinh theo các khía cạnh khác nhau. Sự

ân bằng cuộc sống biến hiện theo các tướng khác nhau. Là người tu, quý vị phải trước hết từ

ỏ mọi tâm dính mắc và tuân theo trạng thái thông thường của xã hội; đó là (cách) sự duy trì

iến hiện của Pháp ở một cấp nhất định. Nếu không ai làm công việc của con người, thì Pháp

tại cấp này sẽ chấm dứt.

II. )

Các sinh mệnh tồn diệt tự nhiên trong Pháp. Vũ trụ trải qua thành, trụ, hoại, và con người trải

ua sinh, lão, bệnh, tử. Cũng có tồn tại những sinh tử bất thường trong sự cân bằng giữa các

inh thề. Trong nhẫn có xả, và xả trọn vẹn là nguyên lý cao hơn của đức vô-lậu.

ý Hồng Chí

9 tháng Tư, 1996

Vô-lậu

Trong nhẫn có xả. Khả năng biết hy sinh là nâng cấp trong tu luyện . Pháp có những tầng cấp

hác nhau. Tri kiến về Pháp của một người tu luyện là sự hiểu biết về Pháp của anh ta tại tầng

ấp tu của anh ta. Người tu luyện khác nhau hiểu Pháp khác nhau bởi vì họ tại các tầng cấp

hác nhau.

háp có yêu cầu khác nhau đối với người tu tại các tầng khác nhau. Sự hy sinh được chứng

hực bởi việc rời bỏ chấp trước của người thường. Nếu một người quả thật có thể bình thản từ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: