Giảng Pháp tại Quảng Châu với một số trạm trưởng trạm phụ đạo toàn quốc [1994]

Lý Hồng Chí
27 tháng Chạp, 1994

Các trạm phụ đạo chúng ta đã lần lượt tổ chức tự phát ở các địa phương. Khá nhiều người đến từ địa phương khác tham gia lớp học tập, cảm thấy công pháp này rất tốt, muốn đưa công pháp này truyền cho những người ở cùng địa phương, và chủ động dạy động tác ở công viên hoặc theo hình thức truyền công khác, khiến ảnh hưởng của Pháp Luân Đại Pháp ngày càng rộng lớn. Mọi người đã thực thi rất nhiều việc, làm rất nhiều cống hiến. Nói tóm lại trong một câu, [vì] muốn để nhiều người hơn nữa đắc Pháp, để nhiều người hơn nữa đắc được đề cao, để nhiều người hơn nữa thu được lợi ích, [nên] mọi người đều đang làm việc tốt này. Dần dần rất nhiều trạm phụ đạo được lập ra, tương lai còn có nhiều hơn nữa, vậy sẽ đối mặt vấn đề quản lý như thế nào, tương lai sẽ là một vấn đề không nhỏ, do đó, chúng ta cùng ngồi xuống thảo luận và nói chuyện một chút mỗi khi cần thiết.
Quản lý của trạm phụ đạo chúng ta, trước vẫn có văn bản quy định rõ. Như mọi người biết, tới học tập Pháp Luân Đại Pháp, thì chúng ta thảy đều không có những thứ như là theo phương thức hành chính nào đó, gượng ép người ta học, trao cho chức vị hay có hứa hẹn gì, hay kiếm bao nhiêu tiền gì đó. Chúng ta hoàn toàn xuất phát từ ý nguyện của mình, cũng đều là muốn học Pháp này, muốn nhiều người hơn nữa thu được lợi ích, cho nên mọi người mới nhiệt tình làm công tác này. Nói cách khác là [làm] một cách vô điều kiện, ngoài ra làm công tác này cũng rất vất vả, làm những việc tốt vì mọi người, phó xuất vì mọi người, không có thù lao. Tất nhiên, nói không có thù lao ấy, đó là đứng ở góc độ người thường mà nói, [chứ] tôi giảng rằng hồng dương Đại Pháp là việc có công đức vô lượng. Trước đây chúng tôi đã nhiều lần quy định rồi, trong sách cũng có [viết] điều kiện kiến lập trạm phụ đạo. Các trạm phụ đạo mà chúng ta thành lập, là khác với bất kỳ cơ quan nào ở xã hội, cũng khác với một công ty hoặc một cơ quan hành chính nào đó, chúng ta không làm những cái đó; đây là đặc điểm nổi bật nhất của chúng ta. Tại sao không làm những cái đó? Là vì như thế rất dễ thúc đẩy người ta muốn làm chút sự nghiệp nào đó, dễ dẫn khởi cái tâm ấy. Ngoài ra, còn động chạm tới một số vấn đề, nếu trạm phụ đạo của chúng ta thật sự mà làm thành cơ quan như thế, thì trong đó sẽ động chạm tới rất nhiều vấn đề. Ví như phòng ốc là cần tiền, lắp điện thoại là cần tiền, chi phí điện nước cũng cần tiền, vậy thì ngân quỹ đó lấy từ đâu? Mọi người đều là tình nguyện dạy [các bài luyện] công, chúng ta cũng không thu hội phí gì cả, cũng không thu tiền của mọi người, hoàn toàn xuất phát từ tự nguyện, cho nên chúng ta là không làm những cái đó, tu luyện chân chính thì không được làm những cái đó. Thích Ca Mâu Ni trong những năm truyền Pháp bấy giờ, vì không để người ta khởi cái tâm ấy, đã dẫn các đệ tử xuất gia, vào trong chùa mà tu luyện, Ông chính là thực hiện như vậy. Nhưng một số tôn giáo khác, như một số tôn giáo phương Tây thì không thực hiện như vậy. [Tuy] không làm như vậy, nhưng thực chất cũng thảo luận vấn đề làm sao coi danh lợi rất nhẹ nhàng đạm bạc. Nghĩa là, chúng ta muốn thật sự tu luyện, muốn đề cao, thì cần làm thật tốt những hảo sự này, chúng ta chính là không được làm [những việc đó] thành ra thực thể kinh tế, cũng không được làm thành như một cơ quan, mọi người nhất định phải chú ý việc này.
Hơn nữa, trong này còn có một vấn đề, chư vị nếu kiếm tiền, dùng nó để kiếm tiền, thế thì sẽ hoàn toàn phá hoại Pháp này, bởi vì Pháp là độ nhân, không được lợi dụng để kinh doanh, buôn bán. Còn nữa, trước đây có rất nhiều khí công sư nào là trị bệnh, nào là tư vấn, và cũng kiếm một số tiền, trong các công phái khác cũng làm thế. Còn có người công khai nói 'có thực mới vực được Đạo', trên thực tế đó là nói bậy bạ. Cứ như thể người tu luyện thời Trung Quốc cổ đại đều nhiều tiền lắm, kỳ thực họ đều rất thanh bần. Đương nhiên, chúng tôi cũng không hề phản đối chư vị kiếm tiền, vấn đề này từng được tôi giảng rồi. Chư vị trong công tác, có thể làm tốt chức trách công việc của mình, kiếm được nhiều tiền hơn, thì đó là sự việc nơi người thường. Chúng ta trong quá trình tu luyện chính là làm sao duy hộ Pháp này, làm sao không để Pháp này biến dạng, không lệch lạc. Đây không chỉ là mọi người hôm nay học như thế này, mà tương lai sẽ truyền lại qua các thế hệ thời gian rất lâu dài, mọi người đều đang học Pháp này, tuân theo Pháp này, nếu ngay từ đầu chúng ta không làm điều này cho thật tốt, ngay từ đầu đã lệch lạc rồi, thì sau này cả diện mạo cũng khác hẳn. Như mọi người biết, về phía tôi, về phương diện cá nhân tôi cũng là hết sức làm sao cho điều này được tốt, không để phát sinh bất kể chuyện gì không hay, [hoặc] hiện tượng không tốt. Tương lai các trạm phụ đạo cũng là như thế, chư vị làm những việc này cũng là đại biểu cho Pháp Luân Công, từ một điểm nào đó cũng là thể hiện của hình tượng Pháp Luân Công. Mọi người nhất định phải chú ý hình tượng của mình, chú ý cách làm công tác, không được bôi nhọ Pháp Luân Công. Nếu mà làm thành cơ quan, nếu thành ra kiếm tiền, thì tôi nói rằng đó không còn là Pháp nào nữa. Trong này hễ một khi động đến tiền, vật, hay vấn đề lợi [ích], thì sẽ xuất hiện người này kiếm được nhiều, người kia kiếm được ít, rằng 'tôi làm lụng nhiều thì nên được thù lao nhiều hơn', và phân phối thù lao thế nào, ở xã hội còn yêu cầu phần của chư vị, v.v. Tôi nghĩ rằng, nếu thật sự mà làm ra hình thức đó, thì đã không còn là tu luyện nữa, đó hoàn toàn là một công ty rồi, cái đó tuyệt đối là không được.
Hôm nay chúng tôi truyền ra Pháp này, mà có thể truyền ấy, là vì chúng tôi có thể nắm vững việc này, có thể khiến nó không bị biến đổi, bị lệch lạc. Nếu chúng tôi vừa bắt đầu liền làm không được tốt, thì ai biết được người sau sẽ làm thành đến mức nào nữa. [Họ sẽ bảo,] 'Trước đây, khi vẫn còn [Thầy] Lý Hồng Chí đã làm như thế nào, thì bây giờ cũng làm như thế'. Khi tôi có mặt, một số việc là có thể chỉnh sửa lại cho mọi người; còn khi không có, thì khó nói là sẽ thành thế nào nữa. Do vậy ngay từ đầu chúng ta phải nghiêm khắc yêu cầu làm thế này, không làm thành một thực thể nào. Quản lý của công phái chúng ta, là trạm phụ đạo không giữ tiền, hoàn toàn là phụ đạo [hướng dẫn] tình nguyện. Chúng ta cũng không làm những gì như đoàn thể, bang phái, mà chính là mọi người tình nguyện làm những điều tốt cho quần chúng, cho nhiều người hơn nữa.
Người ta muốn tu luyện thì chúng ta hướng dẫn họ, bản thân chúng ta cũng là người tu luyện, chính là nguyên tắc này. Do đó, thành lập trạm phụ đạo thì mọi người cũng không nên nghĩ tới phòng ốc, điện thoại, cái này hay cái kia, không phải làm như vậy. Chúng ta có những trạm phụ đạo là lợi dụng điều kiện hiện có, hoặc ngay ở gia đình, hoặc dùng luôn văn phòng của mình, và đều làm được rất là tốt. Có điều kiện gì, chư vị làm được đến đâu thì không có sao, then chốt là ở chỗ lý giải về Pháp và nhận thức về Pháp, và có thể kiên trì tu luyện hay không, đó là then chốt. Làm thế nào để đề cao chính mình đó mới là chủ yếu, mọi việc khác đều là thứ yếu. Đương nhiên, để thuận tiện triển khai công tác, có những người đã cung cấp một số điều kiện tiện ích cho chúng ta, tôi nói rằng điều đó không thành vấn đề. Ví dụ như, có những người trong các học viên chúng ta, tại cơ quan hoặc doanh nghiệp hoặc đơn vị, [họ] là cán bộ lãnh đạo hoặc giám đốc doanh nghiệp, [họ] có điều kiện thuận tiện, cung cấp chỗ cho chúng ta, nơi mọi người ngồi gặp mặt với nhau, tôi nói rằng cái đó không thành vấn đề, nó cũng không động chạm tới vấn đề tiền bạc. Là vì trong các ngành nghề đều có học viên chúng ta, có thể giải quyết việc này, hơn nữa người ta là chủ động nguyện ý làm như vậy, vì Pháp Luân Công mà góp một phần nghĩa vụ, một phần cống hiến, và cảm thấy rất mừng. Các nơi đều xuất hiện những việc như vậy, cung cấp chỗ và các điều kiện tiện ích cho Pháp Luân Công, mọi người làm những việc như vậy rất tích cực.
Còn nữa, các trạm phụ đạo các nơi vì việc học viên luyện công, lần lượt cho ra những dạng cuốn sách nhỏ, như "Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân", "Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh", "Pháp Luân Đại Pháp tại Vũ Hán", v.v. Tôi cảm thấy hình thức đó cũng tốt lắm, nó dù là tờ báo thế nào đó cũng không sao cả, là truyền đơn cũng không sao cả, đều là những thể hội của nội bộ các học viên chúng ta. Cần mọi người làm một số việc đó, kịp thời truyền đạt cho mọi người. Mà họ thường làm những việc này rất đơn giản, một hai trang báo, hoặc in ấn đẹp hơn một chút, những cái đó đều không sao cả. Thế thì khoản kinh phí đó giải quyết thế nào? Đây vẫn dính dáng đến vấn đề tiền bạc. Theo tôi biết, phàm là ở đâu làm những việc này thì đều có biện pháp như vầy: Một là trong các học viên là có người làm ông bà chủ kinh doanh —hiện nay có không ít người vận hành các công ty, hoặc giữ cương vị công tác đó ở cơ quan, hoặc là người quản lý hành chính— [họ] là có điều kiện thuận tiện này, ở cơ quan có xưởng in, thì bằng điều kiện đó làm việc này; hoặc là hãng lớn cung cấp chư vị điều kiện đó, làm những điều đó cho chư vị. Trạm phụ đạo chúng ta cũng không động tới tiền, là họ làm cho chúng ta. Chúng ta chỉ là đưa ra bản thảo, làm [in ấn] xong thì chúng ta đi phát, đều là làm như thế cả, tôi cảm thấy như vậy cũng được. Có người coi việc này là việc cần phải làm, định kỳ mà làm, hễ không được thì bèn nghĩ biện pháp. Chúng ta có thể làm một cách không định kỳ, có điều kiện thì có thể làm một cách định kỳ. Không có điều kiện thì đừng miễn cưỡng, chính là nguyên tắc này.
Về quản lý ở trạm phụ đạo, đã có quy định văn bản rõ ràng rồi, mọi người hãy chiểu theo quy định đó mà làm. Thành lập trạm phụ đạo cũng là có điều kiện, cũng đã nói cho mọi người rồi, hãy báo trạm phụ đạo mới cho trạm phụ đạo Bắc Kinh hoặc mấy trạm phụ đạo lớn; nhất là những trạm phụ đạo tỉnh hoặc thành thị, [là quản] trong phạm vi hành chính của họ; ví như trạm phụ đạo thành phố Quý Dương, là có trách nhiệm toàn tỉnh Quý Châu, các trạm phụ đạo huyện đều cần giữ liên hệ kịp thời với họ. Nếu các trạm đều cùng giữ liên hệ với Bắc Kinh, thì không nhất định sẽ thuận tiện như vậy. Hãy quản một chút các huyện lân cận với thành phố lớn, thuận tiện cho họ triển khai công tác, mọi người đều có trách nhiệm với Pháp Luân Công; chư vị nếu mặc kệ, thì họ tuỳ tiện làm, cũng không lĩnh hội được tinh thần, trên thực tế đi lệch lạc rồi, vậy điều ấy đối với Pháp Luân Công cũng là một tổn thất. Còn có những trạm phụ đạo lớn như Vũ Hán, đã quản mấy huyện phụ cận rồi, tôi nghĩ rằng vậy cũng rất là tốt, họ có khá nhiều kinh nghiệm, qua thời gian lâu nữa thì tôi cũng yên tâm, lý giải của họ về Pháp cũng tốt lắm, công tác triển khai được cũng rất tốt, về cơ bản là tình huống như vậy. Các trạm phụ đạo chúng ta nhất quyết không được đi lệch lạc.
Có người đưa tờ câu hỏi rằng 'nhân viên trạm phụ đạo được lựa chọn thế nào?' Nhân viên trạm phụ đạo đều là tình nguyện. Nhưng có một quy định: Trạm trưởng của trạm phụ đạo nhất định phải từng tham dự lớp học mà tôi mở. Nghe càng nhiều lĩnh hội càng sâu, nghe được ít thì thông thường lĩnh hội không sâu, thậm chí còn có những điều mà vẫn chưa minh bạch ra đó là gì, thì dễ đi lệch lạc. Đương nhiên [chư vị] tại đây [đối với Pháp] đã nghe nhiều, đọc nhiều, và học nhiều thì cũng có thể [có nhận thức] phong phú, tiến thêm một bước nữa về nhận thức. Khi lựa chọn người, hãy chọn người nhiệt tình, chính phái, và không làm những thứ tà môn oai đạo.
Còn nữa, tu luyện Pháp Luân Công không phải là tu luyện khí công thông thường, họ là tu luyện ở cao tầng. Thực hiện công việc [như tôi đang làm] là rất khó khăn, tịnh hoá thân thể cho một người, đưa chuẩn mực tâm tính đều đề cao lên cũng phi thường khó khăn, tôi phải xuất ra rất nhiều công để tịnh hoá thân thể, thanh lý thân thể cho họ, cần cài vào họ rất nhiều thứ, còn cần giảng kỹ về Pháp; công việc này rất khó khăn. Tôi có thể trong quãng thời gian rất ngắn thực thi những việc này. Nếu họ tự mình tu luyện, thì có khi hàng mấy chục năm mới có thể đạt tới bước này, mà một khí công sư bình thường khác cũng rất khó trong một, hai năm mà làm được như vậy. Thật sự dẫn dắt một người là không dễ dàng, nhưng muốn huỷ một người thì chỉ trong nháy mắt, quá dễ, do đó chúng ta vẫn luôn có yêu cầu này.
Có một quy định thế này: Với những người giữ chức vụ ở Hiệp hội Khí công các nơi, thì không để họ đảm nhiệm công tác ở trạm phụ đạo chúng ta. Nhưng có tình huống đặc thù, ví như có trưởng trạm một trạm phụ đạo, vị này hết sức tốt, anh ấy muốn rời khỏi Hiệp hội Khí công để làm công tác trạm phụ đạo. Vì Hiệp hội Khí công của anh này đã ở tình trạng gần như không hoạt động rồi, cá nhân anh này cũng tốt lắm, cũng có thể hành xử bản thân được tốt; đây là ví dụ cực kỳ đặc thù và là duy nhất. Người của các Hiệp hội Khí công khác thì lý giải về Pháp chúng ta không được thâm sâu, trong đầu của họ, chủ yếu là làm sao kiếm tiền, quản lý các công phái, [v.v.,] những khuôn sáo cũ còn rất sâu trong đầu của họ. Đã là như thế, họ quản lý chúng ta như một môn khí công bình thường thì có thể sẽ huỷ mất các học viên của chúng ta, do đó chúng ta vẫn luôn đề xuất là người của Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công là không được đảm nhiệm công tác trạm phụ đạo của chúng ta. Trạm trưởng trạm phụ đạo đều do Hội Nghiên cứu của chúng ta phê chuẩn, mà đại đa số là do tôi đích thân giao phó, chỉ định; như vậy là có chỗ tốt trực tiếp tránh cho Đại Pháp chúng ta đi lệch lạc. Nếu không, quản lý theo như môn khí công thông thường, thì mọi người nghĩ xem, ở đó rất nhiều những tài liệu loạn bát nháo cả, cầm cái tài liệu nào đó đem [tới đây để] bán; anh ta hẳn sẽ rất mừng, rằng đây là cơ hội tốt để kiếm tiền, có thể kiếm nhiều tiền, làm cái này làm cái kia. Họ là xuất phát từ mục đích kiềm tiền, chứ không phải là cố ý phá hoại công pháp chúng ta, nhưng khởi tác dụng phá hoại. Những thứ loạn bát nháo ở đó đều sẽ can nhiễu các học viên chúng ta. Một số người lý giải chưa sâu sắc về Pháp sẽ rất dễ bị lệch lạc. Còn đưa những sách khí công khác loạn lung tung cả tới đây để bán, các công phái khác đều là làm như thế.
Hiện nay mà có khí công sư tới mở lớp, người ta đều sẽ bình tĩnh suy xét. Chứ không mù quáng như trước, cứ một khí công sư tới liền tham gia. Mọi người ngày nay đều rất trầm tĩnh, cần quan sát một chút, xem là thật hay là giả, không như trước đây, do đó khí công sư mở lớp rất khó khăn. Khi mà họ không chiêu sinh được, thì sẽ lôi kéo học viên chúng ta tham gia; họ mở được lớp, cũng kiếm được tiền, nhưng [như thế là] huỷ học viên của chúng ta. Chúng ta thực hiện một việc lớn thế này, chúng ta bỏ ra nỗ lực rất lớn như thế, vậy mà chỉ thoáng một cái là phá huỷ hết. Đương nhiên có những học viên mà chư vị không thể yêu cầu cao quá, họ dù sao cũng là mới học Pháp, lý giải về Pháp không nhất định là sâu sắc lắm, có thể vô hình trung tự huỷ mình mất. Trước đây chúng ta đã có quy định rằng: Phàm là trạm trưởng trạm phụ đạo các tỉnh thành phố mà làm như thế thì đều nhất định phải thay người, tuyệt đối không thể lưu.
Người của trạm phụ đạo các nơi, phụ đạo viên các điểm luyện công mà có lôi kéo học viên chúng ta đi nghe bài thuyết của khí công sư khác, bán những tài liệu khí công khác trong các học viên chúng ta, hoặc lôi kéo học viên chúng ta làm những thứ oai môn tà đạo, thì phụ đạo viên nào mà như thế thì đều phải thay hết, tuyệt đối không thể lưu, lưu lại thì hậu hoạn vô cùng. Điều này đã là phá hoại Pháp một cách nghiêm trọng rồi, phá hoại Pháp từ trong nội bộ, đó là tuyệt đối không được phép, đó là tuyệt đối không thể lưu tình, hễ ai như thế thì đều phải thay.
Nguyên tắc của chúng ta là quản lý lỏng, nhưng về vấn đề luyện công thì phải hết sức chặt, không ai được phá hoại. Chúng ta về hình thức tổ chức là phi thường lỏng lẻo, chư vị muốn tham gia luyện công thì tham gia, chư vị không muốn tham gia luyện công thì chư vị rời đi. Chư vị tới thì chúng tôi có trách nhiệm với chư vị, bảo chư vị làm thế nào. Chư vị mà không muốn học, thì hỏi ai có thể giữ cái tâm kia của chư vị lại được? Cứ giữ chư vị ở đây thì chư vị thực thi không tốt, chư vị nói đủ điều, làm đủ thứ hồ đồ, chư vị từ nội bộ mà làm tan rã, mà phá hoại Pháp chúng tôi, chúng tôi là không cho phép làm những việc như thế. Ai muốn học thì tự mình học, nhận thức về Pháp tới mức đó thì họ sẽ tu, nhân tâm hướng thiện ấy đều là tự giác, không cưỡng bức, [nếu] bảo 'bạn cần làm thế này mới tốt, làm thế kia thì không được đâu'. Nhưng mà họ không muốn làm thế, thì chư vị có cách gì với họ? Người ta giảng rằng người kia mà không muốn tu, thì Phật cũng không có cách nào, ắt phải là họ tự nguyện, cưỡng bức là không được.
Còn một tình huống này, [hiện nay] chúng ta có rất đông học viên, số lượng rất khả quan, đang lặng lẽ đọc sách, đang đọc hàng ngày, đến mức hễ mỗi khi gặp phải vấn đề thì đều đọc. Từ điểm này mà xét, thì thậm chí còn làm được tốt hơn phụ đạo viên chúng ta, do đó các trạm phụ đạo nên tổ chức mọi người học Pháp cho nhiều, nhất là những phụ đạo viên ở các điểm luyện công hãy nên khởi tác dụng dẫn đầu. Chúng ta là có yêu cầu đối với các phụ đạo viên (đối với học viên thì chư vị muốn học thì học), nhất định phải là chuyên nhất tu luyện Pháp Luân Công, nếu không thì cả lô học viên ấy sẽ bị người đó dẫn dắt hỏng cả. Đã làm một người phụ đạo viên thì phải làm cho tốt, chúng ta muốn phụ đạo viên có lý giải về Pháp sâu sắc hơn nữa, để lúc bình thường họ đọc Pháp nhiều hơn. Tất nhiên, có nhiều phụ đạo viên làm rất nghiêm chỉnh, cũng rất nguyện ý làm công tác này, nhưng nhiều khi mức độ văn hoá của họ hữu hạn, thậm chí ngay cả đọc sách đã khó lắm rồi, tuổi tác rất cao, cái đó là không cần lo, họ có thể tổ chức mọi người học [Pháp]. Khi tổ chức mọi người học, khi đọc sách, thì chẳng phải họ cũng đang nghe sao? Khi mọi người trao đổi thể hội kinh nghiệm thì họ cũng cùng với mọi người mà đề cao. Miễn là mọi người học [Pháp], đều có thể đạt được đề cao. Nên là việc tổ chức học Pháp và luyện động tác kết hợp lại, triển khai đồng thời.
Hiện nay có rất nhiều địa phương tổ chức luyện động tác rất tốt, nhưng nhiều khi lơ là học Pháp. Khi có học viên đặt câu hỏi, phụ đạo viên không giải quyết nổi, cũng nói không rõ ràng, bèn đợi để hỏi Thầy, thấy Thầy tới đâu thì đến. Kỳ thực có những câu hỏi đã được giảng ngay trong sách rồi, mà [chư vị] trên thực tế không giải được thì có thể tổ chức mọi người cùng nghe băng tiếng, nghe cho nhiều vào, những câu hỏi đó đều có giải đáp trong sách rồi, trong cuốn «Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)» có giảng khái quát rồi, chỉ cần nghiêm chỉnh học thì đều có thể giải quyết. Trường Xuân kể từ khi khai triển phong trào học Pháp về sau, các học viên gặp tôi thì không có mấy gì hỏi, gặp mặt tôi không hỏi gì. Nếu không thì hễ tôi ra khỏi cửa thì ai cũng quen biết tôi —quê tôi mà— hễ ra đường cái thì người học Pháp đông thế, quen biết tôi cũng rất nhiều, rất nhiều người sẽ hỏi tôi điều này điều kia. Hiện nay gặp mặt thì là chào vấn an Thầy, chứ không có gì để nói, vì không có mấy gì để hỏi. Từ khi khai triển học thuộc sách về sau, thì các học viên không chỉ là sau khi làm xong sự việc mới đối chiếu [theo Pháp], mà cả trước sự việc họ đã biết được có nên làm hay không, như thế hết sức tốt. Mọi người coi học Pháp là điều buộc phải có khi luyện công để mà học, hơn nữa nhìn nhận đây là việc quan trọng hơn. Tôi nghĩ rằng các nơi cũng nên học Pháp như Trường Xuân, hãy triển khai một phong trào học Pháp, có rất nhiều câu hỏi sẽ giải quyết dễ dàng, tự mình giải quyết những vấn đề đó. Ngoài ra, khi chọn phụ đạo viên, nhất định không được cân nhắc theo mối quan hệ tốt hay có giao hảo với chư vị, xuất phát từ cảm tình; hoặc là một khi định ra phụ đạo viên rồi thì thay đổi rất khó khăn. Như thế không được, cần có trách nhiệm với Pháp, nhất định phải chú ý việc này. [Ai] phù hợp tiêu chuẩn mà tốt thì làm; [ai] không đạt thì thà tìm [người] làm tạm, chứ không cứ đưa vào làm. Trước đây tôi từng giảng vấn đề như thế này rồi, thời đó các tăng nhân tu hành trong chùa, và người đứng đầu nhà chùa, gọi là trụ trì hay phương trượng, họ là tu chuyên nghiệp. Chúng ta là tu trong xã hội người thường, Pháp chúng ta đây cũng vậy, có thể tu luyện lên tầng thứ cao, [thử hỏi] phụ đạo viên của điểm luyện công chư vị có gì khác với phương trượng và trụ trì của nhà chùa? Không phải là yêu cầu cao đối với chư vị, mà xác thực đây là việc công đức vô lượng. Điểm luyện công có thể tu xuất lai được bao nhiêu, mà dù chỉ tu xuất lai được một [người] thôi, thì phụ đạo viên [đã] là công đức vô lượng. Đây là việc rất nghiêm túc, cần phải làm thật tốt việc này. Tuy rằng chúng ta chọn điều kiện thuận tiện nhất để tu luyện, để mọi người đề cao, nhưng điều kiện thuận tiện không thể [nghĩa là] tuỳ tuỳ tiện tiện không có trách nhiệm đối với Pháp. Tương lai còn có thể xuất hiện những người tu luyện chuyên nghiệp, điều ấy là có thể xảy ra, cần cung cấp một số điều kiện cho họ.
Các nơi trải qua luyện công quãng thời gian này, có thể phản ánh ra không ít vấn đề, mọi người có thể hỏi. Về luyện công, về công tác, có những việc không biết nên làm thế nào, mọi người có thể hỏi, tiếp đây tôi sẽ giải đáp cho mọi người.
Đệ tử: [Xin hỏi] vấn đề học viên Pháp Luân Công tham gia biểu diễn công năng đặc dị.
Sư phụ: Tôi chưa từng thấy việc như vậy, tuyệt đối cấm làm thế, tuyệt đối không được đâu. Người kia là chuyên nhất tu luyện Pháp Luân Công chăng? Trước đây thì sao? (Có trả lời: Người đó từng học công pháp khác, nhưng công của anh ta không tăng. Luyện Pháp Luân Công rồi mới tăng công, anh ta nói đã "tam hoa tụ đỉnh" rồi). Chúng ta cần giảng giải cho những người này rằng, muốn luyện Pháp Luân Công, thì chiểu theo yêu cầu của Pháp Luân Công mà làm. Anh ta đang hoàn toàn không làm theo yêu cầu của Pháp Luân Công, hoàn toàn không phù hợp tiêu chuẩn người luyện công của Pháp Luân Công, ngoài ra người này rất có khả năng có phụ thể. Anh ta tự cho rằng làm như thế là tốt, khi tự [truy] cầu, thì Pháp thân của tôi hoàn toàn không quản anh ta; có thể là tình huống ấy. Loại tình huống như thế là phá hoại Pháp chúng ta từ một góc độ khác, điều ấy là tuyệt đối không được. Người kia nếu thật sự có thể kiên trì tu luyện, thì chiểu theo tiêu chuẩn của chúng tôi mà làm, nếu không, chúng tôi không cho anh ta bất kể điều kiện gì hết. Không được tính là người tu luyện Pháp Luân Công. Người luyện công pháp khác muốn tới học Pháp thì học, [là] dựa vào duyên phận. Bảo người ta tới học, mang theo một số người tới học; hoặc người ta không muốn học, bởi vì mọi người cùng tới học nên cũng theo đó tới học thôi; [thế thì] tôi nói rằng không có chỗ gì tốt. Có những người mà có thể độ được hay không thể độ được, chúng ta là bằng vào duyên phận. Chớ có thấy họ dẫn dắt bao nhiêu người, những người đó có thể tu luyện Pháp Luân Công hay không, có thể luyện chuyên nhất hay không, đó vẫn còn là vấn đề. Mọi người trở về hãy dấy lên phong trào học Pháp, phổ biến yêu cầu [chuyên nhất] này [để] đều có thể làm được, đều có thể nhận thức, nếu không vấn đề này sẽ càng ngày càng nổi cộm.
Đệ tử: Chúng con có thể tăng thêm người phụ trách luyện công hay không?
Sư phụ: Có thể, tăng thêm người, tự chư vị lựa chọn xem, thêm một hai người đều khả dĩ, nhất định phải lựa chọn người có lý giải [hiểu] tốt về Pháp và nhiệt tình làm công tác này.
Đệ tử: Có một học viên bảo: Tôi đã tam hoa tụ đỉnh, 15 tháng Tám Thầy Lý Hồng Chí đã mang "Pháp thân" của tôi đi rồi.
Sư phụ: Mọi người hãy chú ý! Phàm là người như thế đều là tâm chấp trước các loại tạo thành ảo giác. Người như thế, đã lần lượt xuất hiện tại mấy nơi rồi. Hệt như chư vị vừa nói, anh ta [trong tình trạng] rất nguy hiểm. Anh ta nói: 'Ta đã tam hoa tụ đỉnh rồi', 'Ta có bản sự lớn ngần này rồi', cuối cùng thì 'Ta chính là Phật rồi, các vị đừng theo học Lý Hồng Chí nữa, hãy theo ta học!' Có thể phát triển tiếp, [thì] cuối cùng xuất hiện vấn đề như thế. Với loại người như vậy cần lập tức chỉ ra cho anh ta, sao cho anh ta nhất định vứt bỏ những tâm chấp trước đó; rất dễ nảy sinh vấn đề. Ban đầu những người đó rất kính trọng đối với tôi, có người còn từng viết bức huyết thư cho tôi, làm ngón tay chảy máu để viết huyết thư biểu thị rằng, sẽ tu luyện Pháp Luân Công một mạch cho đến tận cùng. Cuối cùng thì họ là "Phật" rồi, họ nói: 'Các vị đừng học theo Lý Hồng Chí nữa, các vị hãy học theo tôi'. Vì họ đã bị trượt xuống rồi, tâm truy cầu danh lợi và tâm hoan hỷ của tự họ, thêm vào đó là ma can nhiễu, tự mình không thể tự kéo lên được nữa. Ở bề mặt họ vẫn nói Pháp Luân Công tốt, nhưng trên thực tế, hành động của họ là phá hoại Pháp Luân Công. Chính như tôi từng giảng, có người nói: 'Pháp Luân Công là tốt, học Pháp Luân Công rồi là không việc gì nữa, các vị xem nhé tôi cầm cuốn sách đi trên đường lớn, xe hơi không dám đâm vào tôi'. Người đó chẳng phải đang phá hoại Pháp Luân Công sao? Bề mặt nói tốt như thể là đang duy hộ Pháp Luân Công, trên thực tế đang phá hoại Pháp Luân Công.
Đệ tử: [Xin hỏi] vấn đề liên quan tới biểu diễn giao lưu khí công một quãng thời gian trước tổ chức bởi Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công địa khu Quảng Châu.
Sư phụ: Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công một số nơi là trực thuộc Uỷ ban Thể thao, Uỷ ban Thể thao coi khí công như là một loại hoạt động thể dục. Hoạt động thể dục có tính quần chúng, thỉnh thoảng bèn làm ra hoạt động tập thể công pháp các loại của các môn phái, giống như làm thể thao. Một số trường hợp nhất định triển khai hoạt động khí công, vì họ rốt cuộc coi nó như một loại hoạt động thể dục, [nên chúng ta cũng] không coi đó là gì không hay. Những loại việc này tuy chúng ta không định tới làm, nhưng nếu họ thật sự muốn làm, thì xuất phát từ tôn trọng, chúng ta có thể tổ chức mọi người tới, thực hiện các động tác một chút như là tập thể dục. Nhưng cần phải chú ý, tiền đề là không phải chúng ta coi đó là việc nào đó để tới làm, hơn nữa [đây là] tình huống bị động, [là] Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công muốn chúng ta làm thế. Chúng ta có thể nói rõ cho mọi người, rằng tập thể chúng ta sẽ luyện một số bộ động tác, vậy tính là ủng hộ hoạt động thể dục của họ rồi; tình huống đặc thù thì có thể làm như thế. Nhưng cần khẳng định một điểm, nếu ở đó có các khí công sư khác tổ chức điều này như một hoạt động biểu diễn, thì chúng ta không tham gia. Là hoạt động đơn thuần, giống như thể dục thì khả dĩ; mọi người cần xử lý chuẩn việc này.
Còn một vấn đề nữa, hiện nay trạm phụ đạo các nơi của chúng ta có một loại tình huống, mọi người khi hồng dương Pháp Luân Công, có những địa phương dùng tới hình thức mở lớp. Tốt nhất là chúng ta đừng gọi là "mở lớp", có thể gọi bằng danh từ khác. Là vì khi thực hiện thì không ai có thể giảng nổi Pháp này, đương nhiên không thể làm thế. Nếu ai đứng đó giảng Pháp Luân Công, rằng nên thế này phải thế kia, giảng Pháp này, thì người đó là đang truyền tà pháp, đang phá hoại Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp chỉ có một. Nếu họ cầm sách đọc lên thì được, trạm trưởng của chúng ta bảo ai đó cầm sách đọc lên thì cũng được.
Ngoài ra, tổ chức mọi người xem băng hình —là nói băng hình trọn vẹn bài giảng— xem bài giảng thứ nhất, dừng lại học công; hôm sau xem bài giảng thứ hai, rồi dừng lại học công.
Còn nữa, chính là nghe băng tiếng, cũng là nghe từng bài giảng từng bài giảng, tất nhiên có người chuyên dạy động tác, cái đó không có vấn đề, động tác có thể để mọi người cùng học với nhau. Từ nay về sau chúng ta đều có thể dùng hình thức đó, đây là một loại hình thức tốt nhất. Chúng ta có thể tổ chức mọi người học công tập thể, có thể học như vậy.
Còn nữa, những người rải rác có thể [tới] điểm luyện công để trực tiếp luyện cùng mọi người, sau đó đọc sách, nghe băng tiếng; chính là làm như thế. Nhưng cần bảo đảm một điểm: Chúng ta nhất định không được đem cả một hoạt động truyền công làm thành bất kể cái gì mang tính chất kinh doanh, chúng ta có điều kiện ngần nào thì làm ở mức độ đó, không được thu phí. Chúng ta dù là mượn phòng họp, mượn hội trường, hoặc là vì nhiều người mà mượn giảng đường lớn, thì đều có thể làm, nhưng không được thu phí. Chúng tôi nói rất chắc chắn như vậy, không được làm thực thể kinh doanh, nhất định phải chú ý điểm này. Nếu có tình huống cực kỳ đặc thù, chúng ta có học viên rất đông, người học Pháp rất là đông, nhất định phải dùng một nơi rộng lớn, mà chúng ta không mượn được, không thể không dùng giảng đường lớn của người ta, mà giảng đường đó cần thu phí, thế thì trong tình huống cực kỳ đặc thù ấy, thì cần liên hệ trực tiếp với Bắc Kinh. Nếu quả đúng là loại tình huống này, thì có thể thu phí dùng cho giảng đường, không được để dư lại dù chỉ một xu. Nói tóm lại, trong tay chúng ta là không được tồn [trữ] tiền, trạm phụ đạo không được tồn tiền, không làm bất kể hoạt động kinh doanh nào. Vấn đề này tôi nói với mọi người vậy là đã rất minh xác rồi đó, vì [đây] là việc rất nghiêm túc. Công phái chúng ta có thể đi con đường [ngay] chính, chính là có chỗ khác biệt căn bản với các môn phái khác về điểm này.
Đệ tử: Thượng Hải phản ánh rằng có một người luyện công chưa từng tham gia lớp học Pháp Luân Công, trước lúc tổ chức mọi người luyện công nói: "Lạy tôn sư Lý Hồng Chí, học Đại Pháp Pháp Luân Công, tu tâm tính Chân-Thiện-Nhẫn". Niệm xong thì luyện công; sau khi [luyện công] kết thúc thì nói: "Thu định, cảm tạ Lão sư". Anh ta bảo [rằng đó] là sùng bái Thầy.
Sư phụ: Anh này chưa từng tham gia lớp học? (Trả lời: Chưa từng) Việc chư vị kể là rất quan trọng. Vì học viên khá nhiều nơi, họ hễ đọc sách hoặc một số cá biệt là nghe băng tiếng, họ cảm thấy rất là tốt, nhưng họ lại không biết làm thế nào, và có thể sẽ xuất hiện vấn đề này, ở các địa phương khác tương lai cũng sẽ xuất hiện. Mọi người nhất định phải chú ý, phàm là nghe được phản ánh như vậy, thì dù chư vị là trạm phụ đạo của địa phương nào, thì đều có trách nhiệm tới bảo cho họ, rằng chớ nên làm thế. Loại việc thế này thường sẽ dẫn dắt những người chưa từng học Pháp Luân Công hồ đồ thiếu lý trí làm theo. Về thực chất thì người đó chưa tham gia lớp học, anh ta không minh bạch lắm, anh này có thể là qua đó mà biểu hiện một chút rằng mình là có khả năng. Nhưng đừng [vội] kết luận về anh ta, sau này sau khi anh ta tham gia học tập, anh ấy sẽ biết đối đãi vấn đề này như thế nào. Việc này xác thực là một việc đấy, mọi người nhất định phải chú ý điểm này, bất kể là ở đâu xuất hiện sự việc thế này, các trạm phụ đạo nghe được [chuyện đó], thì những địa phương lân cận, mọi người có thể thông qua gọi điện thoại hoặc các hình thức khác để dừng người đó lại, cần phải chỉnh lại việc đó.
Về Thượng Hải, tương lai tôi sẽ tới đó khi có cơ hội, là vì tôi vẫn luôn nghĩ vậy.
Đệ tử: [Xin hỏi] về vấn đề Tổng trạm [phụ đạo] Cáp Nhĩ Tân tổ chức một lô các phụ đạo viên tới Trường Xuân học tập.
Sư phụ: Tình huống Cáp Nhĩ Tân rất tốt. Kể từ khi tổ chức một nhóm phụ đạo viên tới Trường Xuân tham gia Hội giao lưu Tâm đắc thể hội do Tổng trạm tổ chức, nhận thức của họ cũng rất cao, đã khai triển các loại hoạt động, phương diện này rất là tốt. Tổng trạm Trường Xuân đã phản ánh với tôi tình huống Cáp Nhĩ Tân, tôi đã biết. Tôi thấy dịp mùa Hè Cáp Nhĩ Tân rất tốt, nhất là cả nhóm ngồi toạ cùng nhau bên bờ sông đọc sách, điều đó rất là tốt.
Đệ tử: [Xin hỏi] về việc Đại Khánh muốn thỉnh Thầy tới mở lớp.
Sư phụ: Đừng nói về việc mở lớp nữa, tương lai tôi có an bài tổng thể, hiện nay có rất nhiều thư thỉnh mời, tôi đã đọc hai thư mời từ Đại Khánh rồi, năm ngoái ở Tề Tề Cáp Nhĩ, Đại Khánh đã có người tới học.
Đệ tử: [Xin hỏi] về vấn đề truyền Pháp ở các địa phương mà Thầy chưa tới mở lớp.
Sư phụ: Có thể như vầy, lần này đã nghe [giảng] Pháp ở Quảng Châu, mọi người trở về thống nhất tìm các học viên mà chưa tham gia lớp học [của tôi] và nói chuyện với họ. Bản thu âm của chư vị là có thể tổ chức cho mọi người nghe; Tế Nam cũng có băng [thu âm], rất là tốt, có thể tổ chức tập thể mọi người nghe thu âm. Đừng nghe một mạch đến hết, [mà hãy] nghe một đoạn sau đó ngưng lại, chiểu theo năng lực lý giải của bản thân mà mọi người nói nói ra, trình bày ra, mọi người lại thảo luận về cảm thụ của bản thân; hãy thực hiện sinh động hơn.
Đệ tử: [Xin hỏi] về vấn đề tài trợ.
Sư phụ: Dù người khác có tiền nhiều đến đâu, mong muốn tài trợ đến mấy cho Pháp Luân Công thì chúng ta đều không nhận. Tại sao? Vì chư vị hễ tồn tiền, thì các trạm phụ đạo khác chẳng phải cũng có thể tồn tiền? Đã tất cả các trạm phụ đạo đều tồn tiền, tương lai làm gì mà hễ liên quan vấn đề tiền bạc, thì nhân tâm sẽ biến đổi, do đó chúng ta chính là sẽ không làm. Nếu cá nhân đó quả thực muốn cống hiến cho công tác Đại Pháp, chẳng hạn như mua một số tư liệu, hoặc hoạt động về phương diện chúng ta khai triển học Pháp này, thì có thể để họ làm những việc có ích liên quan tới hoạt động đó, họ làm những gì cần làm là xong, như vậy là có thể.
Đệ tử: [Con xin hỏi] phụ đạo viên đã khai mở thiên mục nên hành xử thế nào?
Sư phụ: Phụ đạo viên đã khai thiên mục nên hành xử thế nào? Bình thường mọi người luyện công đều rất tốt, [thì] không được nói gì với họ. Học viên cá biệt có khiếm khuyết thì chư vị tới bảo cho người ta, rằng ở đâu đòi hỏi phải đề cao, ở chỗ nào có vấn đề; nói với họ như vậy là được. Nếu chư vị công khai nói: Vị này có Pháp Luân lớn ngần này, vị kia có Pháp Luân trông như thế kia; chư vị hễ nói như thế, mọi người bèn ngày ngày vây quanh chư vị, và toàn là những chuyện như vậy. Cũng có người muốn hỏi xem mình tu luyện cao ngần nào rồi, thì nhất quyết không được tuỳ tiện nói, hễ nói thì người đó sẽ khởi tâm chấp trước. Cần phải xử lý điều này cho thật tốt.
Đệ tử: Có người đề cập rằng [việc] luyện công được đơn vị [nơi công tác] tích cực ủng hộ.
Sư phụ: Ở khá nhiều địa phương, những nơi rét lạnh, mùa Đông luyện công rất khổ cực! Nhưng một số đơn vị [công tác] rất ủng hộ, đơn vị cung cấp sân bãi; có rất nhiều ví dụ như thế. Bởi vì ảnh hưởng của chúng ta rất là tốt, học viên chúng ta luyện công xong quét dọn sạch sẽ sân bãi, thậm chí sau khi tuyết rơi thì cũng quét sạch [tuyết] ở sân. Chúng ta ở các nơi đều biểu hiện tốt đẹp như thế, nên người ta tự nhiên sẽ cung cấp điều kiện thuận lợi.
Đệ tử: [Xin hỏi] về việc học viên Pháp Luân Công tập hợp trao đổi tâm đắc thể hội.
Sư phụ: Trường Xuân đã làm băng thu hình, học viên trao đổi hết sức sinh động, học viên tới nghe cũng rất phấn khích, có những người khóc. Vì buổi họp diễn ra rất sinh động, bầu không khí rất tốt, mọi người cũng rất vui. Giống như điều mà chư vị [có người] vừa nói [rằng] ở trong trường này, chỉ thiếu đích thân tôi tại đó thôi, chứ cái gì cũng không thiếu; giống như tôi mở lớp vậy, trường ấy mạnh mẽ phi thường. Có thể nói đó là tập kết của Pháp Luân Công, đồng dạng như Pháp hội, do đó hiệu quả vô cùng tốt đẹp. Tương lai học viên phát triển đông lên rồi, học viên có thể làm như thế, trao đổi tâm đắc thể hội. Thông qua học Pháp, điều đó hết sức [có tính] giáo dục người ta, bản thân học viên sau khi học công thì có những thu hoạch nào đó, từ một số phương diện mà xét thì còn sinh động hơn chúng ta nói ở đây.
Đệ tử: [Con xin hỏi về việc] mọi người thảo luận giao lưu tâm đắc thể hội.
Sư phụ: Lên tầng thứ cao rồi nhìn thấy một số điều ấy đều là tuỳ duyên mà đắc; thuận theo tầng thứ đề cao, [thì] điều đó không thể giao lưu. [Những điều] giao lưu chỉ là mọi người chúng ta đề cao như thế nào về phương diện tâm tính trong tu luyện. Chúng ta là tu luyện chính Pháp, không sợ ảnh hưởng của hoàn cảnh phức tạp.
Đệ tử: [Con xin hỏi] làm thế nào thu xếp cho đúng đắn quan hệ giữa trạm phụ đạo của Pháp Luân Công và Hiệp hội Khí công vùng sở tại?
Sư phụ: Vấn đề này rất trọng yếu. Tôi vừa giảng rồi, về nguyên tắc thì ở địa phương Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công, Hội Khoa học và Nghiên cứu Nhân thể, hoặc là Hiệp hội Khí công, đều không được tham gia công tác lãnh đạo của chúng ta, không được làm trạm trưởng hay phụ đạo viên trong Pháp Luân Công chúng ta. Nhưng quan hệ giữa chúng ta và họ cần phối hợp tốt, vì hiện nay Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công ở Trung Quốc có quy định bằng văn bản rằng: Phàm là trực thuộc môn phái thì về tu luyện là do thầy của môn phái đó tự quản; nhưng về hành chính địa phương thì thuộc họ quản. Nhưng chúng ta không có quản lý hành chính, quản lý môn phái hoàn toàn là quản lý lơi lỏng. Chúng ta có thể báo [cáo] các trạm trưởng các trạm phụ đạo lên họ, [khi] có hội nghị mang tính chính thức thì có thể để trạm trưởng chúng ta tham gia, điều ấy không sao cả. Nhưng nếu họ kéo học viên chúng ta làm gì khác, không phù hợp quy định của chúng ta, thì chúng ta không làm; có thể nói rõ ràng với họ điều này. Nếu họ tổ chức một số hoạt động hữu ích, không động chạm gì tới vấn đề khác, giống như làm [hoạt động về] thể thao, hàng mấy trăm người —hoạt động có tính quần chúng mà— [mà ở đó] tổ chức các công phái với nhau, thực hiện một số động tác, tỷ thí xem ai tốt đẹp hơn, sau đó có giải thưởng, thì tôi nghĩ rằng chẳng qua là thúc đẩy phát triển sự nghiệp thể dục [thể thao]. Là hoạt động thể dục, thì chúng ta có thể tham gia, điều ấy không thành vấn đề. Nếu họ muốn công pháp chúng ta làm điều gì khác đi, thì không được, có thể nói rõ ràng điều này cho họ.
Ở địa phương là có thể đăng ký, [chư vị] có thể đăng ký với họ ở đó. Kỳ thực đăng ký tại nơi họ ở đó cũng không có hoạt động gì, chẳng có việc gì. Họ không gì ngoài việc khi đến lúc thì gom chư vị tới [để kiếm tiền], 'khí công sư nào đó tới mở lớp rồi, các vị đến [nghe] đi!' Dù tin hay không tin [khí công sư kia], các học viên đều tự giữ mình, họ bảo hãy đi, [nhưng] học viên tự mình không đi; chính là vấn đề này. Hội Khoa học và Nghiên cứu Nhân thể thông thường không quản những việc này. Tổng trạm Pháp Luân Công Quảng Châu đã đăng ký với Hội Khoa học và Nghiên cứu Nhân thể Quảng Châu, không phải bây giờ mà là từ lâu đã đăng ký rồi. Có hoạt động nào đó thì trạm trưởng chúng ta có thể tham gia, điều này không sao cả; chính là quan hệ như vậy. Như [ở] Đại Liên, Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí Công nhiều nơi là có quan hệ hết sức tốt với chúng ta, hơn nữa nhiều người trong số họ là luyện Pháp Luân Công. Như vậy mang đến nhiều điều kiện thuận lợi cho việc Pháp Luân Công chúng ta triển khai hoạt động, và quần chúng luyện công, không có lực cản, hết sức tốt đẹp. Nghĩa là làm sao phối hợp và quan hệ tốt với họ, chúng ta cũng đảm bảo vững chắc nguyên tắc của mình, tức là quy tắc mà Pháp Luân Công quy định thì chúng ta phải kiên trì. Còn với những việc khác, những việc nhỏ không đáng kể thì không thành vấn đề.
Đệ tử: [Xin hỏi] làm công tác đối với tăng nhân và cư sỹ như thế nào?
Sư phụ: Thuận theo thời gian trôi qua, e rằng họ sẽ rơi vào [lô những người] cuối cùng nhận thức [Đại Pháp]. Từ hiện tại mà xét thì cơ bản chính là hình thế đó rồi, là vì những [ai] đắc Pháp trước là đã đắc rồi. Hãy xem tương lai! Thời bấy giờ khi tôi bước ra, việc này đã được nói minh xác cho tôi rằng, đến khi những người như họ xác thực biết được việc kia đã không tồn tại, thì sẽ cảm thấy không còn nơi để về. Một phần trong số họ có thể sẽ muốn hoàn tục; một phần có thể sẽ muốn tu Pháp Luân Công; sẽ xuất hiện vấn đề như vậy, đây là việc sau này. Cư sỹ thì dễ làm hơn, ở xã hội thì cư sỹ thông thường còn nguyện ý học khí công, học cái này cái kia, đi ra ngoài tìm kiếm, tìm tới Pháp Luân Công thì cũng muốn học, dù sao nếu họ quả thật tiếp thu được, tôi nói về lý giải đối với Pháp, nếu quả thực có thể nhận thức, đã tiếp xúc rồi, vậy thì họ có thể học tiếp thì là có thể nhận thức tiếp, then chốt là học Pháp, tổ chức cho họ học Pháp.
Đệ tử: Đối với những người tinh thần không bình thường thì làm thế nào?
Sư phụ: Vấn đề này cần xử lý như sau: Nếu họ về ăn nói cử chỉ là không bình thường, thì khẳng định không phù hợp yêu cầu học luyện Pháp Luân Công. Phàm là xuất hiện vấn đề đó thì bảo đảm là người thế này: Một là căn cơ của bản thân họ có thể không tốt, hoặc là căn cơ người đó là tốt, [nhưng] do tâm chấp trước tạo thành họ không buông được điều nào đó nên dẫn những thứ bất hảo tới; chỉ có nguyên nhân về hai phương diện như thế mà thành. Chúng ta nói chuyện với họ, [họ] có thể buông bỏ, có thể minh bạch trở lại thì là minh bạch trở lại; nếu không minh bạch trở lại, thì chúng ta cũng không có cách nào. Đương nhiên, còn một biện pháp cưỡng bức và rất tốt: nếu người đó rất khá, tầm ảnh hưởng cũng rất lớn, thì chúng ta có thể tập thể nhắm vào trạng thái của người đó mà đọc sách cho anh ta, hỏi xem anh ta có muốn học hay không? Nếu anh ta muốn học thì chư vị cùng đọc sách với anh ta, mọi người quây quanh anh ta và đọc sách, đọc nhắm vào anh ta. Trong quá trình đọc sách có thể đọc một cách có lựa chọn. Tinh thần của cá nhân đó hồ đồ chẳng phải là do những việc như chiêu ma, sinh ma sao; [hãy] đọc cho anh ta, để anh ta nghe thấy, tự anh ta cũng đọc và cũng có lĩnh hội. Chủ nguyên thần của anh ta nếu khởi lên, minh bạch ra, biết được, thế thì, có thể anh này cũng minh bạch ra rồi. Nếu anh ta không minh bạch ra được, còn ảnh hưởng tới lực lượng chúng ta, thì tôi nghĩ rằng không được để người đó ảnh hưởng học viên chúng ta. Phàm là đầu não không thanh tỉnh, nói nhăng nhít không bình thường, hoặc nói rằng bản thân mình cao nhường nào, hoặc là nói ra những thứ hồ đồ không minh bạch mà hoàn toàn là huyền hoặc trời ơi đất hỡi, thì người đó chính là tinh thần bất thường rồi, người đó khẳng định có vấn đề. Đối với người như thế, nếu đó là phụ đạo viên, thì cần lập tức cho thôi ngay; nếu là học viên khác, thì chúng ta nói với người đó, rằng nếu không thay đổi được, thì chúng ta khuyên anh ta đừng luyện. Anh ta cứ luyện, thì mọi người đừng ai tới nghe anh ta nói, đừng ai tới gần quanh anh ta. Bất kể ai cũng không cung cấp hoàn cảnh giao tiếp như thế, không có hoàn cảnh làm những thứ ấy, thì cả con ma kia cũng hết hứng thú. Không ai nghe anh ta nói chuyện, anh ta không phá hoại chúng ta được, anh ta cũng hết hứng thú.
Đệ tử: [Xin hỏi] về vấn đề «Cửa sổ Văn nghệ»?
Sư phụ: Vụ việc «Cửa sổ Văn nghệ» thì tôi đã nói chuyện vấn đề đó với họ rồi. Từ biên tập [tờ tạp chí ấy] cho đến người viết bản thảo đó, mục đích của họ thật ra không phải là muốn phá hoại Pháp Luân Công, mà là muốn tuyên truyền Pháp Luân Công, nhưng họ thường hay viết bài từ góc độ văn nghệ. Tác phẩm văn nghệ là có thể biên tập, khoa trương, và phát huy tuỳ ý, có thể tự ý làm như thế. Tôi đã nói với họ rồi, hãy gắng tìm hiểu thêm nhiều về Pháp của chúng ta rồi hãy viết. Người viết ra bản thảo cũng đã tới nghe mấy lớp học rồi, mà nghe lớp đầu tiên đã cảm thấy hết sức tốt, rất phấn khích, bèn ghi lại. Nhưng anh ấy lý giải chưa thâm sâu, hơn nữa mấy lần nghe lớp học sau, thì là vì để viết bài mà nghe, nên bận rộn ghi chép, kết quả là hoá ra không nghe hiểu được tốt. Lý giải vì thế mà không được sâu; bản thảo ban đầu đưa ra thì không có vấn đề gì lớn. Người biên tập cũng từng nghe mấy lớp rồi, sau đó biên tập một cách tuỳ tiện, tuỳ tiện sửa đi; sau khi sửa đổi như vậy, thì bài viết trở nên khác hẳn, và đến khi xuất bản thì thành ra như thế. Nhưng mà chúng ta là nói rằng, xuất phát điểm của họ không phải định phá hoại Pháp Luân Công; điểm này là khẳng định. Nhưng xác thực đã tạo thành ảnh hưởng nhất định tới chúng ta. Tôi nhìn nhận như vậy; xuất phát điểm của người ta là tốt, họ không hề muốn phá hoại, chỉ là về chuẩn mực viết bài, về phát huy sức tưởng tượng thì có phần nào không phù hợp yêu cầu của Pháp Luân Công. Tất nhiên, những gì [trong loạt bài của họ] thì tôi không xem, một bản cũng không xem. Chúng ta nói rõ vụ việc này cho các học viên, những cái đó là không được thành điều căn cứ [dựa vào] cho chúng ta tu luyện. Chúng ta tu luyện là căn cứ theo sách của Pháp Luân Công xuất bản, những sách và băng thu âm bài giảng của tôi phát hành chính thức. Còn như những điều mà bản thân tôi tu luyện, thì tới thời kỳ thích đáng tôi sẽ viết ra, hiện nay không định viết. Vì hiện nay là thời kỳ truyền Pháp, hiện nay mà viết ra thì dù người ta tin hay không tin, khi mà các học viên chưa có nhận thức cao đến thế, thì có thể hình thành một loại truy cầu những điều thần kỳ, hay những thứ như công năng. Ngoài ra, [người mà] không lý giải sẽ cho rằng chư vị là......
Đệ tử: [Xin hỏi] về tổ chức học viên trao đổi tâm đắc thể hội như thế nào.
Sư phụ: Chúng ta có thể tuyển chọn, trước đó hãy nghe xem họ là muốn nói gì, nhất là khi chúng ta làm một số Pháp hội cỡ lớn, thì nhất định phải thẩm duyệt bản thảo. Chú ý một vấn đề: nếu một học viên mà nói một câu sai lầm, thì việc này của chúng ta không khéo sẽ nảy sinh vấn đề.
Đệ tử: [Xin hỏi] về việc tài trợ.
Sư phụ: Như tôi vừa nói đó, nếu người đó xác thực kinh doanh rất là tốt, doanh nghiệp làm rất lớn, người đó muốn ủng hộ. [Hoặc] nếu anh ta là từ ngoại quốc và xác thực rất có tài chính, và anh ta ủng hộ cho chúng ta, thì các trạm phụ đạo nơi đó của chúng ta cũng không được nhận. [Nếu] họ rất muốn đóng góp, xuất hiện tình huống đó thì làm thế nào? Chư vị có thể bảo họ hãy liên hệ với Hội Nghiên cứu, chúng ta an bài tổng thể, thống nhất làm kiến thiết nền tảng cho tu luyện. Tương lai các học viên không cần đi khắp nơi nữa; tại mấy nơi —ở phương Bắc, phương Nam— chúng ta dựng một số cơ sở tu luyện. Tính đến nay chúng ta chưa hề nhận một tài trợ nào.
Đệ tử: [Con xin hỏi] về vấn đề động tác trong luyện công.
Sư phụ: Khi đột phá lên tầng thứ cao hơn, sẽ không có động tác nào cả, hoàn toàn là đả toạ, dù chư vị là Phật gia, Đạo gia, thì đều là đả toạ. Vì nó hình thành công theo hình thức hoàn toàn tự động, nó chính là tự động đi lên, chỉ cần chư vị đề cao tâm tính thì nó sẽ đi như thế. Nhất định phải chú ý, hễ một khi xuất hiện động tác khác, thì nhất định phải bài xích nó. Hãy nói rõ cho các học viên rằng: Có lúc nhìn thấy Thầy dạy [động tác khác], thì đó chính là giả, tôi tuyệt đối sẽ không dạy người ta như vậy.
Đệ tử: [Con muốn] học làm các thủ ấn.
Sư phụ: Đừng học những thủ ấn đó. Tại sao? Những thủ ấn đó là lời tôi giảng cho các học viên, chính là tựa như những lời tôi đang giảng hôm nay, là đạo lý rằng chư vị không thể đứng từ góc độ của tôi mà nói ra lời của tôi.
Đệ tử: Quảng Đông phản ánh, có người xưng rằng: "Ta là truyền nhân đời thứ mấy của Pháp Luân Công", "là đồng môn của ông Lý Hồng Chí".
Sư phụ: Người đó không khéo chính là phụ thể loạn bát nháo nào đó. [Những kẻ] muốn kiếm tiền, muốn phá hoại Pháp Luân Công; đều là loại này. Nói rõ ràng điểm này cho mọi người: Pháp Luân Công ở thế gian này chỉ có một mình tôi đang truyền. Ngay cả Thế giới Pháp Luân cũng không một ai khác dám xuống đây truyền. Nói rất rõ điều đó cho mọi người, nghĩa là không có người thứ hai nào tới làm sự việc này đâu, cũng không thể nào có những gì là sư huynh sư đệ của tôi. Chư vị đều là trạm trưởng trạm phụ đạo, và tôi có thể nói cho chư vị cao hơn một chút. Pháp Luân Công này của chúng ta, là khác với các công pháp khác, không phải là tôi trong đời này học theo ai đó. Có thể chư vị đã đọc trong sách viết rằng, tôi có Sư phụ —Pháp sư Toàn Giác, v.v., còn có các pháp sư khác— Tôi giảng cho chư vị điều đó là thế nào: Pháp sư Toàn Giác, còn có Chân nhân Bát Cực, v.v., những vị đó, như mọi người biết, khi Thiên tượng phát triển cho tới bước này, hoặc khi sự việc này vào một giai đoạn của lịch sử thì cần làm sự kiện to lớn này, như thế hết thảy lịch sử đã phát triển tới bước này, hoặc các hiện tượng xuất hiện trong quá trình phát triển, có thể thảy đều vì Pháp này. Vậy là tất cả những ma trong quá trình này có thể cũng là vì để phá hoại Pháp này. Nói cách khác, chúng ta hôm nay đã tới bước này; tôi vào lúc sinh ra ấy, là không thể khai ngộ, cũng không thể muốn tôi khai ngộ khi sinh ra, như thế không độ con người được, tôi cũng không cách nào làm thế. Trong giai đoạn đó tôi phải có người đem những điều của tôi trước đây để đánh thức cho tôi, nghĩ cách dùng biện pháp của họ để khiến tôi khai ngộ, đó chính là Pháp sư Toàn Giác mà tôi nói tới. Sau khi khai ngộ thì biết được những điều của tôi, sau đó ở trạng thái đóng kín một phần mà lại học những điều khác, những gì của bản thân tôi là không hề động tới [thay đổi]. Rất nhiều người đều biết tôi đã tới, người ta thì người này cũng muốn cho tôi những điều tốt nào đó, và người kia cũng muốn cho tôi điều tốt nào đó, chẳng qua chỉ là muốn để tôi sau khi thừa nhận những thứ trong môn của họ, thì tương lai họ sẽ có thể được bảo hộ [để tồn tại] tiếp. Chính là [khi] nói về việc này, thì với chúng ta ở đây [tôi] có thể giảng cao hơn một chút. Đương nhiên về những gì tốt những gì xấu thì vốn dĩ đều có biện pháp đo lường, những gì tốt thì khẳng định sẽ [được] bảo hộ, những gì xấu thì có thể [bị] bài trừ. Nhưng thật sự truyền Pháp Luân Công này, thực thi sự kiện này, cũng tức là đại biểu cho những gì chân chính của môn Pháp Luân Công này thì chỉ là tôi; do đó sẽ không có người thứ hai đâu.
Đệ tử: Quảng Tây muốn thành lập trạm phụ đạo.
Sư phụ: Có thể, hiện giờ chư vị có bao nhiêu người học? Hơn 100 người. Hãy để Quảng Châu hỗ trợ chư vị, thảo luận với chư vị, giúp chư vị thiết lập tổng trạm. Thời gian [đắc Pháp] của chư vị còn ngắn, có thể để Quảng Châu tạm thời quản một quãng [thời gian], tương lai khi tự thân chư vị độc lập, có thể vào lúc hoạt động thì chư vị lại phân khai ra.
Băng thu âm của Tổng trạm Phụ đạo
Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lyhongchi