Phap Luan Dai Phap Dien Dai aa

V: Khi một người tu thành Phật, cơ thể nào của họ sẽ thành Phật? Có phải cơ thể thật của họ hay là cơ thể mà Sư Phụ cho?

Ð: Trong quá khứ, người tu luyện bên môn phái Pure Land Sect không tu luyện bản thể, họ chỉ dạy tu Tâm Tánh, nhất là các phương pháp tu luyện mà không thật sự tu luyện qua thiền định; cơ thể Phật được ban cho bởi vị Phật bảo hộ họ. Ngược lại những người thật sự tu luyện qua thiền định, thì có thể tu luyện xuất sanh ra Hài Anh. Hơn nữa trong các phương thức tu luyện đặc biệt của Ðạo Gia và Phật Gia, một người có thể chuyển hóa cơ thể của mình, đạt được thành quả cho thân mạng và xuất sanh ra những thứ khác qua sự tu luyện; Chủ Nguyên Thần điều khiển tất cả.

V: Thưa có phải Chủ Nguyên Thần được tạo ra bằng vật chất cao năng lượng?

Ð: Không thể hiểu thế được. Chủ Nguyên Thần được cấu tạo bằng những siêu vật chất, nhỏ nhất, và nguyên thủy nhất. Cá tánh và bản chất của chư vị đã được đặc định trước từ một vật chất nguyên thủy; lý do mà tại sao sau bao nhiêu năm, đời này đến đời kia mà không bị thay đổi; tuy nhiên đặc tính cơ bản của một người thì rất là tốt.

V: Có phải chúa Jêsus xuống đây để cứu độ người của thế giới của ngài phải không?

Ð: Lời này đúng, bởi vì chủng tộc Âu Châu, hay là chủng tộc mà phát xuất cơ bản nhất, tất cả là từ các không gian đặc định của họ, và họ có những trường hợp đặc biệt của họ ở đó.

V: Tại sao tôi thấy Thầy trong giấc mơ của tôi trước khi học Pháp Luân Ðại Pháp?

Ð: Có nhiều người đã gặp tôi trước khi học Pháp Luân Ðại Pháp. Có người thì biết tôi trong nhiều năm và nhiều chục năm trước. Cũng có người gặp tôi trong giấc mơ, có rất nhiều người. Và có người thì được bói quẻ trong bao nhiêu năm trước v.v... Ðây là biểu hiện của các không gian-thời gian khác nhau.

V: Tại sao con của tôi nói rằng bé đã gặp Thầy lúc trước và lại biết Thầy nữa?

Ð: Cháu bé này căn cơ khá tốt và những gì cháu nói là đúng. Có một số trẻ con có trường hợp rất là đặc biệt, chúng đến đây để thọ Pháp.

V: Có phải Ðức và Công Lực là cùng loại vật chất giống như Chân-Thiện-Nhẫn không?

Ð: Không thể hiểu Chân-Thiện-Nhẫn là một loại vật chất bình thường, không cùng một khái niệm. Mặc dù tất cả điều được cấu tạo bằng vật chất, cũng vẫn không có cùng khái niệm như thế. Giống như Nguyên Thần của con người, nếu chúng ta cho rằng Nguyên Thần và cơ thể của chúng ta được cấu tạo bằng loại vật chất này, chất kia, cũng giống như câu hỏi mà tôi vừa mới nêu lên, thì không đúng. Vật chất loại nào cũng là một sanh mạng, và đây là đặc tính thật sự, đặc tính này cũng là biểu hiện của Pháp. Trong khía cạnh khác, Ðức và Công Lực biểu hiện qua hình thức vật chất, nhưng chúng không cùng loại, mặc dầu cả hai loại vật chất này đều đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, Chân-Thiện-Nhẫn.

V: Chúng tôi có thể ăn hành, gừng và tỏi được không?

Ð: Hiện nay trong quá trình tu luyện của chúng ta nơi người thường, chúng ta chưa đặt ra yêu cầu này. Tuy nhiên các tăng sư tu luyện trong tu viện trong tương lai, họ phải kiên cử các loại này. Những ai mà phải tu luyện trong thiền định chung với người khác hay trong một nhóm cũng không được ăn. Vấn đề này đã xảy ra trong quá khứ thật sự bởi vì [ăn những thứ này] sẽ làm trở ngại người khác tu luyện. Hành, gừng, tỏi có thể kích thích dây thần kinh của con người, vì thế nếu chư vị ăn thường thì sẽ bị giềng, và nếu không ăn thì chư vị sẽ thèm, có thể khởi chấp chước của chư vị. Phải xem nhẹ chúng đi. Nấu chín đi rồi, thì không có vấn đề vì không có mùi nồng nặc. Chư vị có thể dùng hành đã được thái xong. Nếu nhìn về khía cạnh thực tế, trong quá khứ Ðức Thích Ca Mâu Ni không cho ăn những thứ này thật sự là tại vì những mùi nồng nặc này làm quấy nhiễu sự tu luyện của người khác và làm cho người khác không tu luyện được trong lúc thiền định. Trong thời ấy khoảng tám hay mười người tăng sư ngồi chung trong một vòng tròn và thanh tĩnh thiền định với nhau. Nếu mùi hôi nồng nặc thì không ai có thể tịnh được. Vì thật sự tu trong thiền định rất là quan trọng, nghiêm túc là không ăn những thức này.

V: Ðức và Công Lực có phải cùng một loại vật chất với Chân-Thiện-Nhẫn không?

Ð: Ðức là một loại vật chất màu trắng và là một loại vật chất rất đặc biệc. Nghiệp cũng là một loại vật chất đặc biệt. Còn Công Lực [một loại vật chất] được hình thành bằng một loại chất Ðức ở cao tầng từ vũ trụ. Chân-Thiện-Nhẫn là Pháp, một loại đặc tính và không thể hiểu với khái niệm bình thường của vật chất, là siêu vật chất [một loại vật chất siêu thường].

V: Làm sao chúng tôi hiểu được [danh từ] 'cơ thể bất hoại'?

Ð: Khi vượt qua khỏi Thế Gian Pháp, một người tu luyện sẽ có một cơ thể bất hoại. Một cơ thể Phật có thể bị thoái hóa(hao mòn) không? Cơ thể này được hình thành bằng những loại vật chất phong phú nhất và tốt nhất trong vũ trụ. Khi nào vũ trụ còn tồn tại là vật chất này còn tồn tại.

V: Những người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp thì cuối cùng sẽ về Pháp Luân Thiên Giới phải không?

Ð: Pháp Luân Thiên Giới của tôi sẽ không có chỗ đủ cho họ về. Chỉ có những người đạt Chánh Quả và Viên Mãn có thể về. Nếu giả thử tất cả ai tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp đều về Pháp Luân Thiên Giới.....có tất cả là mấy trăm triệu người hiện nay? Trong tương lai nhiều người hơn nữa sẽ học Ðại Pháp, và số người tu luyện sẽ tăng lên và tiếp tục tăng lên từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nếu tất cả đều về Pháp Luân Thiên Giới thì sẽ không đủ chỗ để mà giữ họ. Những ai không tu luyện đến Viên Mãn thì có thể về những tầng không gian rất cao, nơi đây cũng kỳ diệu lắm. Một số lớn phần trăm học viên chúng ta đến đây từ các tầng khác nhau rất cao và họ sẽ trở về Thiên Giới của chính họ sau khi đắc Pháp.

V: Cháu bé 5 tuổi của tôi đã đi nghe khóa giảng hai lần, cháu thường thức dậy trong mơ và tập các bài công pháp và khi người lớn nói chuyện lúc đấy cháu không trả lời. Ðây có phải là bình thường không? Hơn nữa cháu thường thấy Thầy dạy những chữ và dạy vẽ, và cháu thấy Thầy trong chân không trên các đám mây đủ màu. Tại sao như thế?

Ð: Nếu cháu bé này tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp thì bình thường. Căn cơ của cháu bé rất tốt. Ðừng cho cháu bé học những môn Khí Công bậy bạ khác, đừng làm hại cháu. Những trẻ con như thế là đến đây để đắc Pháp. Cẩn thận không cho chúng phạm những điều xấu. Có một số lớn trẻ con như vầy trên toàn quốc [Trung Quốc].

V: Thưa điều kiện nào để nhận học viên mới?

Ð: Không có điều kiện gì cả. Ai có thể tập luyện thì tập luyện. Tất nhiên, chúng tôi nên nêu lên rằng ai mà bị hay loại bịnh [như nói trên] không học, và đây là điều mà tôi đã nói trước: Người bị bệnh nặng có quá nhiều nghiệp, họ không thể tu luyện; người bị bệnh tâm thần có quá nhiều nghiệp tư tưởng và Chủ Ý Thức của họ thì không tỉnh táo, vì thế mà họ không thể tu luyện.

V: Chúng ta tu luyện nơi người thường và sự cấu kết của các phân tử trong cơ thể chúng ta không thay đỗi. Nhưng khi tu luyện đến Xuất Thế Gian Pháp thì có thay đổi không?

Ð: Nếu chư vị không thay đổi khi tu luyện, thì làm sao chư vị thay đổi khi tu luyện đến Xuất Thế Gian Pháp? Trong Thế Gian Pháp tu luyện, người ta bắt đầu thay đổi và thăng tiến từng bước một, và khi tu luyện vượt qua Xuất Thế Gian Pháp, thì sự thay đổi hầu như đã hoàn tất.

V: Câu chuyện của Ðức Bồ Ðề Ðạt Ma được chiếu trên TV. Ðể cho các học viên xem có đúng không?

Ð: Xem hay không cũng không sao. Học viên chỉ xem phim này như một câu chuyện và họ cũng không bắt chước theo. Với con người hiện đại, nếu không truyền giảng Pháp cho họ, chắc chắn là họ cũng không học, ngay cả nếu có các tăng sư bên Phật Giáo ngồi trước mặt họ, họ không học dù các vị này nói chi đi nữa. Vì thế không thành vấn đề, là vì chúng tôi đã nhấn mạnh trong khóa giảng rằng môn phái Thiền Tông không còn nữa, hiện nay không những đã không còn nữa, mà đã biến mất sau khi tổ Huệ Năng đời thứ sáu, và đã không còn trong nhiều trăm năm nay. Ðiều còn lại chỉ là lịch sử mà thôi. Nhìn những vị tăng sư bên Thiền Tông đọc sách gì hiện nay. Ðến kinh của Phật A Di Ðà mà họ cũng đọc. Không còn gì nữa bên Thiền Tông. Pháp bên Thiền Tông không còn tồn tại trên thế giới này. Thật ra là trong thời mạt Pháp, không còn Pháp, không những chỉ có Pháp của Thiền Tông thôi, cũng không còn nữa.

V: Có người không đến nghe các khoá giảng nhưng lại tập các bài công pháp. Họ mua sách và phù hiệu Pháp Luân, nhưng sau đó thì không tập nữa. Chúng tôi có nên lấy sách và phù hiệu lại không?

Ð: Vì họ đã mua sách và phù hiệu nên chúng ta cứ để yên. Chư vị không thể thay làm gì được là vì họ đã mua với tiền của họ. Chúng ta không có ban hành chánh hay phương thức điều hành nào cả. Lúc ban đầu thì tôi không chấp thuận làm ra những điều đó. Nhưng bây giờ tôi chấp thuận là vì các học viên và Ðệ Tử yêu cầu. Vì thế chúng ta cứ để yên.

V: Khi tôi tập bài Công Pháp số 2 thế 'Ôm vòng bánh xe trên đầu', tôi luôn luôn cảm thấy đầu tôi nặng quá và tôi không thể giữ đầu của tôi ngước thẳng lên, tại sao thế?

Ð: Không nên để ý. Cảm thấy đầu nặng không hẳn là hiện tượng xấu. Khi một người qua sự tu luyện có trụ Công, trụ này có sức nặng và người này có thể cảm thấy được. Nếu mà một trái banh ánh sáng xuất ra từ trên đầu, thì áp xuất đè lên chư vị cũng có. Nếu một vị Phật ngồi trên đó, thì áp xuất đè lên lại còn mạnh hơn. Ðừng lo về vấn đề cái gì ở trên đó, vì tu luyện là như thế. Tất cả điều tốt. Nhiều thứ sẽ xuất hiện trên đầu chư vị; đến những người tập luyện Khí cũng có thể có trụ Khí rất lớn xuất hiện [trên đầu của họ].

V: Khi tôi đã trải qua một thử thách trong giấc mơ, phản ứng của tôi khá hơn khi tôi thức giấc. Có phải là Phó Nguyên Thần của tôi đang làm việc phải không?

Ð: Tất nhiên là tốt rồi. Không phải là Phó Nguyên Thần của chư vị. Chư vị không được phép thấy Phó Nguyên Thần làm gì, chư vị cũng không ý thức được, đó chính là bản thân chư vị làm.

V: Có phải là khi một người tu luyện đến qua khỏi tầng Nãi Bạch Thể [thân trắng như sữa] thì cơ thể của họ sẽ không còn bị phản ứng với lạnh và nóng, và không bị tê, sưng .. phải không?

Ð: Vẫn còn bị phản ứng, tại vì đó là những điều khác nhau ở các tầng khác nhau ban biểu hiện trong cơ thể của chư vị. Khi phải qua cơn bệnh sự đau đớn sẽ giảm đi; tuy nhiên đây không phải nói là chư vị sẽ không bị khó chịu. Tôi có thể cho chư vị biết là phần đông các Most Exalted Lord Lao trước đây nói rằng, và cũng có giảng trong các bài của Ðạo Gia: Tại sao một người bị khó chịu quá nhiều dù họ tu luyện cao bao nhiêu? Ðó chính là vì họ tu luyện nơi người thường.

V: Pháp Luân đại Pháp tách rời với tôn giáo?

Ð: Trong lịch sữ chúng ta chưa bao giờ là tôn giáo. Ngày nay chúng ta tu luyện nơi người thường, vì thế mà không phải là tôn giáo. Mục đích của tôn giáo là, thứ nhất là tu luyện, và thứ nhì là cứu độ người, giúp họ hành thiện, duy trì đạo đức trong thế giới nhân loại. Ðây là hai điều mà tôn giáo thực hiện. Sự tu luyện của chúng ta nơi người thường cũng có tác dụng như thế; tuy nhiên chúng ta không dùng hình thức tôn giáo. Trong tương lai chúng ta sẽ có các đệ tử tu luyện trong tu viện, tuy nhiên chưa đến giai đoạn này. Cho nên chúng ta phải làm sao về việc này? Hiện nay đã có các hòa thượng tu luyện đại Pháp, trong bất cứ trường hợp nào, Pháp này là tốt cho xã hội và tốt cho con người. Chúng ta không liên hệ đến chánh trị trong xã hội và chúng ta không xâm phạm chánh sách của chánh quyền, chúng ta không làm những điều này. Không gây tác hại cho quốc gia, cho xã hội nhân loại, hay cho một khía cạnh nào khác, mà chỉ có mang đến ích lợi.

V: Khi ngồi thiền, tôi thường cảm thấy như là đang tuột xuống, như là đi thang máy, và trở thành nhỏ hơn. Tại sao thế?

Ð: Ðó là bình thường thôi, bởi vì Nguyên Thần rất nhỏ; tuy nhiên Nguyên Thần có thể trở thành lớn, lý do đó mà cơ thể của một người có thể phát triển ra phía ngoài trong khi tập luyện. Vì thế mà có người cảm thấy rằng họ cao như thiên đàng, và có người cảm thấy mình thật nhỏ, tất cả là bình thường. Tuy nhiên có một điều: Khi người tu luyện làm một việc xấu họ cảm tưởng là họ đang tuột xuống, tại vì tầng thứ của họ trụt xuống và thể tích thân thể của họ bị giảm đi.

V: Vài tháng vừa qua, tôi luôn thấy tôi làm việc trong giấc mơ, trong một vũng sình trơn trợt, và có cả gia đình tôi chung quanh.

Ð: Con người nơi thế giới này là như thế. Từ ánh mắt của các sanh mạng khác thì nhân loại đang đấm mình trong vũng sình.

V: Khi một người đạt Quả Vị trong Pháp Luân Ðại Pháp tu luyện, họ có mang bản thể của họ theo không?

Ð: Sự tu luyện của chúng ta đòi hỏi người tu luyện mang theo bản thể khi Viên Mãn. Nếu người này không mang theo bản thể với họ thì không được, hay là, nếu cơ thể này chưa đạt đến hình thức đó. Tại sao? Tại vì tất cả chúng ta có thể đạt được điều này; tu luyện chân chính thì có thể đạt được. Miễn là chư vị đạt Quả Vị và vượt khỏi Thế Gian Pháp tu luyện thì chư vị đã thành công trong việc tu luyện cơ thể của chư vị. Nhiều người đã đạt đến điểm này rồi, chỉ có là họ không biết thôi. Một phần cơ thể của người này bị khóa lại và bị kiềm chế, làm cho họ không cảm thấy được. Khi chư vị luyện thêm nữa, thì sẽ từ từ rõ rệt. Tuy nhiên có một điều tôi cần phải giảng rõ: Vì các lý do khác nhau một số người đã bị giới hạn và cản trở họ đạt Viên Mãn; thì họ chỉ có thể trở thành thiên thần tại các tầng khác nhau, vì thế mà cơ thể của họ chỉ biến đổi ít thôi. Thật ra thì từ người thường mà xét thì đây là một phúc lành vô cùng to lớn mà không thể nào đạt được và là một điều quá phi thường để ước mong. Hoàn toàn không thể nào đạt được quá phương pháp Khí Công thông thường, hay là qua các phương pháp tà nhập hay các lối tập tà pháp.

Không còn câu hỏi nào nữa. Giải đáp của tôi hôm nay chủ yếu nhắm vào các vấn đề thắc mắc của phụ đạo và phụ trách viên. Tất nhiên có một số học viên chưa dự khoá giảng nào, hay chỉ dự một khóa giảng thôi, những người này đáng lẽ là không nên đến đây mà lại đến đây. Không phải tôi nói rằng chư vị không nên nghe giảng Pháp, hay là chư vi không thể tu luyện; những điều tôi nói là có liên hệ đến nhiều vấn đề trọng đại mà chư vị chưa tiếp nhận được. Nếu chúng tôi không cho chư vị vào đây, tại vì Tâm tính của chư vị chưa được cao, vì sự hiểu lầm chư vị có thể nói những điều mà không ý thức. Tuy nhiên nếu chúng tôi cho chư vị vào đây, chúng tôi e rằng chư vị không chấp nhận [bài giảng] được và và sẽ cảm thấy nghi ngờ khiến cho chư vi mất đi cơ hội của mình. Cho nên sau khi nghe những điều này, nếu chư vị không tin thì xem đó như là các mẫu chuyện. Ðừng chống lại.

Pháp mà tôi giảng nơi đây chủ yếu là giảng cho các phụ đạo và phụ trách viên; công việc của chư vị sẽ tích cực hơn từ nay trở đi. Các thắc mắc thì có phần giống nhau, vì thế khi chư vị không giải đáp các thắc mắc của học viên, ít nhất cũng phải để ý đến các vấn đề đó. Thật ra, tôi đã giảng rằng chư vị không cần phải có buổi họp này chư vị vẫn làm được. Ví dụ như khi tôi sắp rời khỏi khóa giảng tại Jinan, nhiều vị Giác Giả hỏi tôi: Ông giảng tất cả trong khóa giảng này. Ý của họ là tất cả mà có thể tiết lộ cho người thường biết thì đã giảng ra hết rồi. Tôi khuyên chư vi phải học Pháp, miễn là chư vị học Pháp tận tường thì không có thắc mắc hay vấn đề gì mà không giải quyết được. Pháp mà tôi đang giảng cao hơn cả những điều của trường phái của tôi. Ðó là tại sao chúng tôi cho rằng [Pháp này] vĩ đại. Tất nhiên điều mà chúng tôi thực hiện hôm nay khác với những công pháp mà đã từng truyền ra trong quá khứ. Họ giảng phổ độ chúng sinh, mà lẫn cả thú vật, Ðức Thích Ca Mâu Ni cũng cứu độ. Ðức Thích Ca Mâu Ni giảng phổ độ chúng sinh; ngài có khả năng cứu độ các sinh mệnh và ngài khoan dung tất cả sinh mệnh. Nhưng tại sao hôm nay chúng tôi không theo cách ấy? Tại sao chúng tôi chỉ chọn một số người để cứu họ? Tại sao chúng tôi có điều kiện khi chọn người tham dự các khoá giảng? Bởi vì tất cả những gì ngày xưa là khác. Một số người quá xấu thành ra họ phải bị hủy diệt, một số người sẽ ở lại, và một số người sẽ thăng hoa qua sự tu luyện. Ðó là tại sao mà chúng tôi có vấn đề này.

Như thế tôi nghĩ rằng mọi người chúng ta hiểu mục đích của buổi họp này và chúng ta nên và không nên kể lại cho người khác nghe; vì thế mà tôi không nhấn mạnh vấn đề đó nữa. Ðơn giản thế này: Trách nhiệm với Pháp và trách nhiệm với bản thân chư vị, thì chư vị sẽ biết phải làm gì. Tôi chỉ giảng như thế thôi.

... Sau khi cuộc thảo luận này chúng ta sẽ thông hiểu đại Pháp thâm xâu hơn và thông hiểu nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng khi chư vị giải đáp thắc mắc cho các học viên khác về vấn đề nào đó thì sẽ dễ hơn. Ðó là một vấn đề. Hơn nữa, có một điều mà tôi chưa giảng cho một số phụ trách viên: Chúng ta có nên phụ trách tổ chức các buổi học Pháp ở làng tôi vào giờ nhất định nào đó không? Chúng ta không thể chỉ tập nhóm thôi. Chư vị có thể đọc sách và thảo luận với nhau từng bài một, từng đoạn một. Sắp xếp giờ học tùy theo nhóm tập. Tôi nghĩ rằng sẽ ích lợi hơn; giải quyết các vấn đề, và khi gặp phải vấn đề sau này thì mọi người sẽ chiểu theo Pháp mà làm. Hãy xúc tiến và hướng dẫn các trung tâm phụ đạo trong toàn quốc. Sau đó thì các vùng khác cũng chiểu theo đó mà theo. Sẽ giúp cho chư vị đề cao sự học hiểu. Ðề nghị của tôi là thế.

Băng thâu âm, Trung Tâm Phụ Ðạo Phổ Thông Pháp Luân đại Pháp

Các đề nghị trong buổi họp Phụ Ðạo tại Bắc Kinh

17 tháng 12 năm 1994

Tôi sẽ đứng trong khi giảng để cho mọi người có thể thấy tôi.

Lâu lắm rồi tôi không gặp chư vị. Bởi vì có nhiều việc liên hệ đến phổ truyền công pháp cần phải giải quyết, và tất cả điều này người thường không thể biết và hiểu được, tôi đã ngừng giảng [Pháp] rồi. Tôi đã lo những việc này trong thời gian này, và bây giờ thì hoàn tất xong. Khởi đầu thì tôi dự định xuất hiện trở lại khi những điều đã được giải quyết và hoàn thành, để chuẩn bị cho việc phổ truyền công pháp này trong tương lai. Tuy nhiên vì khóa giảng tại Quảng Châu lần này đã được quyết định hấp tấp, thông báo đã in trong báo rồi, quảng cáo cũng đã xong, và chi phí học cũng đã thu rồi, vì thế mà tôi phải ra hiện diện nữa chừng, tức là, tôi đến Bắc Kinh trước để chuẩn bị vài việc trước khi mở khóa giảng tại Quảng Châu. Ðó là lý do tại sao tôi dùng cơ hội này để họp mặt với chư vị. Tôi rất vui mừng gặp tất cả chư vị.

Tôi đã giảng cho chư vị lúc trước: Tiêu chuẫn đạo đức của con người đã trượt xuống rất thấp, và khó mà tìm một nơi trong sạch trong các ngành thương mãi và nghề nghiệp. Nhưng khi tới đây, tôi thấy khối trường vô cùng thanh tỉnh và hiền hòa của chúng ta. Tôi dám nói rằng Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta là nơi trong sạch. (Tiếng vỗ tay) Trong giai đoạn này, tôi còn thấy kết quả mà chúng ta đạt được thật là phấn khởi. Mọi người có ước vọng muốn đề cao và cải thiện, thấy thế này thật là phấn khởi vô cùng. Vì thế môi trường này chính là cảnh giới tâm thái của chúng ta, chúng ta không phí công học Ðại Pháp, và tất cả chúng ta đã thu hoạch được nhiều điều. Tôi cũng không phí công phổ truyền Ðại Pháp này. Những điều này làm cho tôi rất hài lòng. Khi tôi vừa mới đến Bắc Kinh để bắt đầu truyền Pháp và dạy pháp môn này, khóa giảng đầu tiên chỉ có bao nhiêu người đây. Tuy nhiên sau đó.. thật ra là chỉ có cách 2 năm, chỉ có khoảng một năm từ khi tôi công khai truyền Pháp này, bởi vì lúc khởi đầu tôi chỉ truyền Pháp qua một hình thức Khí Công loại thấp mà thôi. Hôm nay chỉ tại Bắc Kinh thôi mà chúng ta có vô số phụ đạo viên thế này. Ðây chứng tỏ là Ðại Pháp của chúng ta đã được nhiều người tốt chấp nhận, những người mà có thể đề cao và tu luyện bản thân trong Pháp này. Phấn khởi vô cùng. Khó mà đếm được bao nhiêu người đang tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta hiện nay; đã được truyền từ người này đến người khác, và con số thì không đếm hết. Có một vài nơi trong các quận và đô thị trước kia chỉ có một hay hai người học, sau đó thì tăng lên đến cả 1000 người. Ðây là tình hình đang xảy ra rất nhiều nơi, [Pháp Luân Ðại Pháp] phát triển nhanh vô cùng.

Tại sao thế? Như tôi đã giảng đó là vì Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta tu Tâm tính và yêu cầu người tu luyện phải đề cao tiêu chuẩn đạo đức của họ. Hơn nữa, chúng tôi nhắm vào nguyên nhân cơ bản tại sao một người tu luyện mà Công lực của họ không tăng, chúng tôi chỉ điểm chỗ này. Vì thế mà chúng tôi giảng vấn đề cơ bản. Như tôi đã giảng trước đây, một số người đã bày tỏ các kinh nghiệm trong sự tu luyện của họ qua các bài báo như sau, 'Sau khi Sư Phụ phổ truyền Pháp này ra công chúng, ảnh hưởng cải biến đạo đức của xã hội có hiệu quả rất cao.' Tất nhiên tôi đã giảng rằng yếu tố này không phải là mục đích chủ yếu. Tôi chỉ muốn trao truyền Pháp này cho mọi người và mang Pháp này ra công chúng để nhiều người được thọ ích và có thể chân chính đề cao bản thân; như Phật Gia đã giảng:'giúp con người chân chính vượt lên tầng thứ cao và đạt viên mãn.' Tuy nhiên cũng khẳn định là đã mang một hiệu quả nâng cao tiêu chuẩn đạo đức con người. Theo tôi nhận xét thì bởi vì hệ thống tu luyện của chúng ta đòi hỏi, nhắm vào vấn đề thực tế là đòi hỏi người tu phải tu Tâm tính. Tại sao có rất nhiều người, lẫn cả rất nhiều tăng sư, lẫn cả các Ðạo sĩ cũng không còn biết làm sao để đề cao bản thân? Họ chỉ chú trọng đến hình thức, mà không chú trọng đến những vấn đề thực tế.

Nếu Tâm tính của một người không nâng cao, tôi nói rằng người này không thể nào thăng tiến. Ðó là tại vì đặc tính của vũ trụ không cho phép một người với Tâm tính thấp kém được thăng hoa. Nếu một người có thể đạt đến mức nào đó, tức là, nếu đề cao đến một mức nào đó, thì tôi nói rằng mặc dù người này không đạt viên mãn, thì họ cũng mang lợi ích cho xã hội. Họ sẽ không cố ý làm điều xấu nữa, họ biết rằng làm điều xấu sẽ tạo cho bản thân một hậu quả vô cùng. Thế này thì [Pháp của chúng ta] giúp đề cao đạo đức xã hội và còn nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại, khẳn định là thế. Chúng tôi trách nhiệm với người tu luyện và trách nhiệm với xã hội khi phổ truyền pháp môn này. Chúng tôi đã thu xếp để làm việc này. Tác dụng cho con người và cho học viên thì khá tốt. Chúng tôi thực thi chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp này, và pháp môn của chúng tôi chưa có bị sai lệch. Chúng tôi luôn giữ một trạng thái trong sạch.

Tổng kết tình hình hiện tại, tôi nghĩ rằng trong tương lai hệ thống tu luyện này sẽ lan truyền rất rộng. Sắp tới đây, có thể là năm sau, có thể tôi đi truyền Pháp ở nước ngoài, đây không những ảnh hưởng cho trong nước [Trung Quốc] mà có thể ảnh hưởng ra nước ngoài. Có người từ nước ngoài về cho tôi biết rằng khi họ và vài người khác ăn tại một tiệm ăn bên Mỹ, họ thấy một tài liệu giới thiệu Pháp Luân Công treo gần đó, tò mò họ hỏi. Chúng tôi không biết hiện tượng này, chúng tôi cũng không có để ý đến. Có thể là đang xúc tiến. Nguyên nhân chủ yếu chỉ đơn giản là chúng ta nhắm thẳng tu Tâm tính của con người; vì thế dù đó là xã hội, người từ các nghành nghề, người với các quan niệm khác nhau, mọi người đã chấp nhận Pháp Luân Ðại Pháp. Ðó là điều mà tôi giảng vừa qua. Tôi chỉ vắn tắc thảo luận về sự phát triển hiện nay của Pháp Luân Ðại Pháp.

Vì đây là buổi họp của các phụ đạo viên, tôi sẽ thảo luận về các sự việc có liên hệ vấn đề này mà thôi. Tình hình phát triển của Pháp Luân Ðại Pháp trong các vùng có tác dụng khác nhau, họ thu thập rất nhiều kinh nghiệm, và học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm học Pháp và tu luyện. Vì tôi mới về nhà không lâu lắm, tôi trở về Trường Xuân, tôi biết nhiều về tình hình ở Trường Xuân. Tôi sẽ chia xẽ một điều. Hiện nay tại Trường Xuân họ nổ lực học Pháp rất nhiều. Nổ lực học Pháp rất nhiều là thế nào? Hiện nay các vùng khác xem tập các bài công pháp rất là quan trọng. Tất nhiên, tập các bài công pháp là quan trọng, không được tách rời ra vì chúng ta tu thân và mệnh sống. Tuy nhiên tại Trường Xuân họ chủ yếu là học Pháp là quan trọng. Vì thế, mỗi ngày sau khi tập các bài công pháp xong là họ ngồi chung với nhau đọc sách, học Pháp. Sau khi học họ thảo luận, thảo luận từng đoạn từng đoạn một. Một thời gian sau họ thuộc lòng quyển sách. Họ nghĩ rằng '[Pháp] này quá tốt' (tất nhiên, đó là lời của các học viên không phải của tôi), và họ nghĩ về phương pháp học thuộc lòng các bài kinh mặc dù ý nghĩa không được rõ và cả nhóm chỉ hiểu một cách mù mờ, tất nhiên các học viên cũng có những lý do khác. Tôi chỉ đưa ý kiến cho chư vị. Họ cho rằng 'Tại sao chúng ta không học thuộc lòng những điều gì mà quá tốt thế này?' Ðòi hỏi chúng ta phải là một người tốt trong bất cứ lúc nào nơi người thường và còn lại giúp chúng ta thăng tiến, có phải học thuộc lòng là tốt hơn không? Như thế chúng ta sẽ có một [tiêu chuẩn] để dùng đó mà đo lường bất cứ lúc nào.' Ðó là nguyên nhân mà họ bắt đầu 'nổ lực học thuộc lòng quyển sách.'

Tại Trường Xuân có tất cả là hơn 10 ngàn người thuộc lòng quyển sách [Chuyển Pháp Luân]. Họ học Pháp như thế nào? Họ ngồi học chung với nhau không cần quyển sách, một người trả bài từ đầu, khi người đó ngừng, thì người khác tiếp tục trả bài, không có một lỗi nào, cũng không có một lời sai trong khi họ trả bài; cứ tiếp tục như thế họ trả bài từng đoạn từng đoạn. Sau đó họ lại bắt đầu viết sách xuống trên tay của họ; khi bị lỗi thì họ viết lại trên tay từ đầu quyển sách. Mục đích để làm gì? Là để cho họ thông hiểu Pháp sâu đậm hơn; vì thế mà giúp họ thăng tiến. Vì thông hiểu Pháp sâu đậm trong tâm, mỗi khi làm gì thì họ có thể giữ vững theo tiêu chuẩn của người tu luyện; tác dụng khá tốt.

Tôi không đặt ra điều kiện này cho học viên. Cũng như tôi đã nói rằng nhiều vùng đã rất thông hiểu vấn đề qua kinh nghiệm, tác dụng khá tốt. Tôi cũng đã nói với Trung Tâm Phụ Ðạo ở Trường Xuân: 'Kinh nghiệm của chư vị nên được đưa ra cho toàn quốc.' Các học viên thật sự thăng tiến rất nhanh sau khi học Pháp cách này, tầng thứ của họ thăng tiến rất nhanh chóng, khuynh hướng là như thế. Có lẽ là trong chúng ta rất nhiều người, từ khi bắt đầu tu luyện tôi đã giảng những điều cao thâm hơn tại vì trong chúng ta tại đây là phụ đạo viên vì thế mà không có vấn đề gì. Mỗi một chữ trong sách là một Pháp luân nhìn từ tầng thứ thấp, mỗi một chữ trong sách là một Pháp thân của tôi nhìn từ tầng thứ cao, đến cả từ chi tiết một của chữ cũng có hình thể như thế. Khác hơn các sách khác khi chư vị đọc lớn lên từ miệng của chư vị; nhiều người đã phát triển Công khá lắm qua tu luyện và đến các chữ mà họ đọc lớn lên cũng có hình thể như thế, tất cả Pháp Luân xuất ra từ miệng của họ. Tức là quyển sách này không phải là sách thường. Tất nhiên những người mà tầng thứ chưa khá lắm thì không làm được như thế. Giúp cho chư vị đọc sách và học Pháp chính là giúp chư vị thăng tiến; bởi vì chúng ta chú trọng tu Tâm tính, và giúp cho con người lý trí hơn từ trong lẫn bên ngoài.

Sự tu luyện của chúng ta tu luyện nhân tính và mạng sống, mục đích của các động tác là để chuyển hóa bản thể, tức là, chuyển hóa nhục thể này và các cơ thể vật chất trong các chiều không gian khác, chủ yếu là thế; hơn nữa cũng có liên hệ đến các phương pháp tạo ra công năng. Nếu chư vị thật sự muốn thăng tiến, tôi nói rằng chư vị phải thăng tiến từ Pháp. Nếu Tâm tính của chư vị không đề cao lên, thì chư vị không thể thăng tiến từ Pháp. Tất cả chỉ là vô dụng. Tại sao tôi nói thế? Bởi vì nếu chư vị chưa đạt đến một tầng thứ nhất định nào đó; Tâm tính của chư vị chưa đề cao lên, thì chư vị sẽ không có Công lực mà quyết định tầng thứ của chư vị. Một người không tu luyện Tâm tính thì không có Công lực. Nếu chư vị muốn bản thể của mình được chuyển hóa mà không có năng lượng của Công lực, thì làm sao thực hiện được; chư vị thiếu điều chủ yếu này. Không có năng lượng của Công lực thì chư vị không thể chuyển hóa gì cả. Lý do đó mà học Pháp vô cùng quan trọng. Tôi nghĩ rằng người tu luyện là phải đọc sách nhiều hơn, để bảo đảm cho chư vị thăng tiến nhanh hơn. (Có người đến nói với Thầy: 'Các học viên lo rằng Thầy có thể bị mệt, Thầy có thể ngồi xuống, và giảng thêm.') Mọi người muốn tôi giảng thêm. (Tiếng vỗ tay nhiệt liệt)

Vừa qua tôi chủ yếu giảng về Pháp Luân Ðại Pháp phát triển như thế nào. 'Pháp Luân công' là một danh từ dùng từ lúc ban đầu khi chúng tôi giảng tại Bắc Kinh. Như tôi đã giảng, Khí Công chỉ là một danh từ dùng để phù hợp với tư tưởng của con người hiện đại mà thôi. Tuy nhiên Khí Công thật sự là một loại phương pháp tu luyện. Những gì đang thịnh hành nơi người thường chỉ là những hình thức Khí Công rất thấp, không thể chuyển hóa cơ thể con người và chỉ là sửa soạn cơ thể để mà tu luyện; chỉ là những điều của giai đoạn đầu. Ðó là những điều mà đã được truyền. Công Pháp của chúng tôi giảng từ các tầng thứ rất cao; không cần phải nói về những điều của các môn Khí Công đó nữa; tại vì qua bao nhiêu năm người ta đã làm cho Khí Công rất thịnh hành, là để đặt một nền tảng lúc ban đầu cho con người hiểu biết về Khí Công. Từ đây chúng tôi giảng về tu luyện tại các tầng thứ rất cao. Chúng tôi không còn gọi là Khí Công nữa.

Pháp Luân Công của chúng ta, tất nhiên chúng ta có thể cho là như thế trước khi con người hiểu Khí Công là gì. Tuy nhiên tôi thật sự nghĩ rằng đây là Pháp Luân một đường lối tu luyện, Pháp Luân tu luyện, hay là Pháp Luân Tu Trì Ðại Pháp. Chúng ta gọi như thế. Tôi vừa nghĩ ra một điều nữa: Có nhiều học viên đang lặng lẽ làm rất nhiều việc tốt. Họ làm nhiều điều tốt trong xã hội, trong mọi hoàn cảnh, trong sở, và họ làm mà không tiếc lộ tên tuổi và cũng không truy cầu tặng thưởng nào. Nhiều thí dụ như thế lắm. Tôi biết, tôi biết rõ chư vị làm gì không cần chư vị nói cho tôi biết. Vô danh là tốt lắm. Tuy nhiên mọi người hãy suy nghĩ, từ khi công pháp chúng ta ban truyền ra công chúng, tâm con người hướng thiện và tiêu chuẩn đạo đức được nâng cao. Tôi thấy rằng Pháp Luân Ðại Pháp có tác dụng cho sự việc này. Vì thế tôi thấy rằng khi chư vị làm điều tốt và người khác hỏi chư vị: 'Làm ơn cho tôi biết tên?' Chư vị không nói gì và cũng không để lại tên hay là truy cầu tặng thưởng nào, là vì chúng ta chỉ tạo uy đức thôi, tôi nghĩ rằng chư vị không nên nói gì cả. Nhưng chư vị có thể nói 'Tôi tu luyện Pháp Luân Công' hay là 'Tôi là người tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp.' Nói thế thì sẽ giúp chúng ta mang ảnh hưởng tốt cho xã hội và để hồng truyền Ðại Pháp của chúng ta, đây có phải là điều tốt nếu mọi người đến để tìm chính Pháp không? Tôi nghĩ rằng đó còn tốt hơn. Bởi vì tác dụng mà chúng ta mang đến, có rất nhiều người trên toàn quốc đến học, con số là khổng lồ. Con người thời nay lấy làm lạ khi một người làm việc tốt trong xã hội. Tất nhiên cũng có một số thì nghĩ: 'Thời này mà cũng còn Lê Phong à?' Người này xuất sắc lắm đó!' Chúng ta nên giải thích rõ cho họ.

Có một số vấn đề trong giai đoạn này. Ví dụ như là có một số học viên có rất nhiều thắc mắc trong khi tu luyện và không thể giải đáp. Tại sao thế? Thế nào đây? Các thắc mắc loại này: Tin hay không, nếu chư vị hỏi tại đây, các phụ đạo viện có mặt nơi đây cũng có cả tấn câu hỏi mà các học viên đề ra trong các khóa giảng. Tại sao thế? Cũng như tôi vừa giảng, chư vị không hiểu Pháp thấu đáo. Bởi vì tôi tổng hợp những điều ở các tầng khác nhau khi tôi giảng, sau khi một số người đọc sách xong một lần, họ thấy hay quá và khi họ đọc lại thì sự hiểu biết của họ lại khác rồi, khi họ đọc tiếp nữa thì họ thu thập được thêm những hiểu biết mới như thể là hàm nghĩa trong chữ đã thay đổi rồi. Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy như thế. Thật ra là vì tôi tổng hợp những điều của các tầng thứ khác nhau trong sách, và khi tầng thứ của chư vị đề cao lên thì chư vị sẽ có một sự hiểu biết khác rồi. Ðó là Pháp. Tôi nghĩ rằng nếu chư vị thật sự kiên trì học Pháp và dùng tiêu chuẩn của Pháp để suy xét, tất cả thắc mắc và tất cả vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng. Sẽ thật sự xảy ra như thế. Miễn là các thắc mắc hay vấn đề thuộc về tu luyện, thì sẽ được giải quyết.

Tôi nhớ rằng trong khóa giảng tại Jinan tôi giảng vô cùng tĩ mĩ. Rất nhiều điều đã được giảng ra. Chỉ có một số thì tôi không giảng với nhiều chi tiết; nhưng có đưa ra những đề nghị: Thật sự nếu chư vị thấu hiểu những gì chư vị học, các thắc mắc sẽ được trả lời. Sự thật thì có nhiều thắc mắc mà chúng ta có...có người suy tư rằng:'Tại sao tôi lại khó chịu thế này, thế khác...? Nhiều người không nhận thức được rằng nếu chư vị không thấy khó chịu thì không tốt đâu, tức là tôi không lo cho chư vị đó. Bởi vì chư vị muốn tu luyện, tôi sẽ lập lại những gì tôi đã giảng trước kia: Không có dễ đâu. Tôi có thể nói rằng tất cả mọi người đều có nghiệp, vì thế làm sao mà chư vị không phải trả nợ nghiệp này? Có thể nào mà cùng một lúc tôi tiêu trừ hết cho chư vị và cho phép chư vị trở thành một vị Phật bởi vì chư vị quá đặc biệt hay là gì đó? Tôi chỉ diễn giải điểm này thôi. Ai có thể thăng tiến mà không phải tu luyện? Quá trình tu luyện gồm có phần tiêu trừ nghiệp và phải chịu đựng các khổ nạn. Nếu chư vị không chịu đựng các khổ nạn thì không thể nào tiêu trừ nghiệp lực của chư vị được; vì thế mà chịu đau chịu khổ không phải là điều không hay. Các mâu thuẫn mà chư vị gặp trong đời sống không hẳn là xấu. Chư vị đã chịu khổ rồi; tuy nhiên chư vị không biết đó mà thôi.

Ðể tôi cho một ví dụ. trong Phật Giáo có giảng rằng: 'Con người phải chịu nhiều đau khổ trong khi tu luyện.' Chư vị cũng chưa hiểu, một chút đau khổ mà chư vị đang bị đó có nghĩa lý gì? Vì chư vị có một Sư Phụ đang bão hộ cho chư vị, cho nên rất nhiều nghiệp của chư vị đã được Sư Phụ gánh chịu tiêu trừ cho chư vị. Có ai mà chưa bao giờ làm điều xấu trong bao nhiêu đời? Tôi nói rằng mọi người nhân loại hôm nay, đến giai đoạn này, khó mà tìm một người mà đã chưa bao giờ giết một sanh mạng hay đã thiếu một số nghiệp rất lớn. Nếu chư vị có thể trở về quá khứ, để xem những khổ nạn mà người khác phải chịu khi chư vị đã gây cho họ. Thế mà hôm nay chư vị không thể chịu một chút đau khổ đó sao? Tất nhiên, tôi chỉ giảng theo ý thông thường thôi; nhiều người không hiểu vấn đề này. Bởi vì nơi đây chúng tôi giảng về tu luyện, có liên hệ đến ngộ tính của con người. Chư vị không thể thấy được sự thật, chư vị không thấy được. Nếu chư vị có thể thấy tất cả thì chư vị sẽ không làm điều xấu, thì còn gì là vấn đề tu luyện nữa. Vì thế khi con người đã rơi xuống đến bước này rồi, thì phải rơi vào cảnh mơ hồ và tu luyện trong tăm tối.

Trong khi tôi giảng đề tài này, tôi sẽ giảng thêm một vấn đề nữa; nhất là có nhiều người trong chư vị nào mà Thiên Mục đã mở, Thiên Mục của chư vị được khai mở ở nhiều tầng thứ khác nhau. Tuy nhiên không ai đã đạt đến tầng thứ cao; những gì chư vị thấy thì không phải là sự thật, và chư vị cũng không thể thấy được nhân quả của vấn đề. Vì thế mà đã gây ra một rắc rối là, những người này cứ tùy tiện nói ra những gì họ thấy được. Khi họ tùy tiện nói ra thì gây ra một hậu quả rất là trầm trọng. Người nghe có thể nói rằng: 'Tu luyện của tôi gây cho tôi rắc rối thế này à? Tại sao lại xảy ra như thế?' Thật ra những gì chư vị thấy không phải là đúng. Ví dụ nhiều người có Thiên Mục mở và nói rằng: 'Người này bị phụ thể...người kia bị phụ thể...tất cả mọi người bị phụ thể.' Trong một thời gian lâu trước kia tôi đã nói rằng: Học viên Pháp Luân Ðại Pháp, những người tu luyện chân chính, không có phụ thể, tôi đã dẹp chúng hết rồi. Nhưng tại sao một số người lại thấy những hình ảnh của các con thú, một loại con thú này hay con thú kia...? Thật ra tôi cho có thể nói với chư vị rằng, nhiều chư vị không thể phân biệt được hình thức hiện hữu của Chủ Nguyên Thần, Phó Nguyên Thần, và các con thú. Những gì họ thấy chỉ là Chủ Nguyên Thần, hay Phó Nguyên Thần trong đời trước của chư vị, chỉ có thế thôi. Khi mà chư vị nói ra những lời vô trách nhiệm này, có phải là chư vị đã làm cho người khác hốt hoảng không? Chư vị nói người này nói người kia bị phụ thể; tuy nhiên họ đâu có bị phụ thể đâu.

Trong quá khứ Phật Giáo giảng về sáu ngã luân hồi. Phật Giáo còn giảng rằng: 'Con người được đầu thai trở lại thành người rất ít; tuy nhiên con vật đầu thai thành người thì lại nhiều.' Tất nhiên chúng tôi không nói hay là nói: Sự việc này có thật hay không, đó là những gì Phật Giáo đã giảng. Tôi chỉ diễn giải vấn đề này bằng một ví dụ thôi. Tất nhiên chư vị không nên bi quan, ai biết được bao nhiêu đời trước chư vị đã là gì? Hôm nay là buổi họp của các phụ đạo viên, vì thế nếu chư vị là trong nhóm người mà chưa có tham dự một khóa giảng nào trước đây và chư vị cũng không tin những gì chư vị nghe, thì nên nghe đây như là những mẫu chuyện. Trong quá khứ có câu nói rằng: Khi con người đến từ thế giới bên kia, tất cả đều muốn làm con vật, vì thú vật không có một liên hệ xã hội phức tạp và đời sống rất là giản dị. Nếu ai mà muốn trở thành con vật thì cũng không phải dễ dàng đâu; trong khi đó trở thành con người thì lại dể hơn, vì con người phải bị đau khổ. Ý là như thế. Tuy nhiên chính vì con người bị đau khổ mà con người tu luyện được. Các sanh mạng khác không thể tu luyện và dù các sanh mạng đó có thể thăng tiến qua tu luyện, các sanh mạng này cũng chỉ luyện theo con đường tà và không được đạt đến cao tầng. Vì thế từ nay trở đi nếu ai có Thiên Mục khai mở, chư vị phải chú ý đến vấn đề này và không được nói ra bừa bải; bởi vì chư vị không thấy được sự thật của vấn đề. Hơn nữa, chư vị có thể cảm nhận điều gì, tuy nhiên chư vị lấy tín hiệu từ đâu đây? Có thể là yêu ma đã gữi tín hiệu đến chư vị; vì thế mà không được chấp chước vào những điều này.

Các học viên của chúng ta không nên nghĩ rằng ai mà Thiên Mục đã mở là đã ở trên cao rồi, ở tầng thứ cao. Bởi vì tầng thứ Thiên Mục của một người không quyết định những điều đó, và những điều đó cũng không căn cứ vào tầng thứ tu luyện của một người. Có lẽ Thiên Mục của chư vị chưa mở, nhưng tầng thứ của chư vị còn cao hơn người mà Thiên Mục đã mở rồi. Rất là thông thường đây không phải chỉ có một vài trường hợp đặc biệt. Khi chúng tôi phán xét một người tu luyện tốt hay không, chúng tôi chỉ nhình chiều cao Tâm tính của họ và chiều sâu mà họ hiểu Pháp. Có người nghĩ rằng Sư Phụ không có bên cạnh, hay là Sư Phụ đã không còn giảng nữa, và không thấy Sư Phụ nữa, thì làm sao đây? Có người nói rằng: 'Thì chúng ta không tu luyện được chứ sao.' Nói thế thì không đúng. Hãy suy nghĩ, tôi truyền Pháp cho chư vị để làm gì? Vào thời mà Ðức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ngài không viết lại một lời nào; ngài chỉ để lại một số điều mà ngài truyền dạy và một số người nhớ lại một cách rời rạt, và những điều này cũng không theo một hệ thống. Ðó là những kinh văn mà chư vị đã đọc. Vào thời đó con người không được phép biết nhiều cho nên mới làm như thế. Những điều mà không phải của Ðức Thích Ca Mâu Ni giảng cũng bị trộn lẫn vào. Hôm nay Pháp của chúng tôi giảng một cách rõ ràng. Vào thời Ðức Thích Ca Mâu Ni ngài chỉ để lại một số 'giới' cấm. Khi Ðức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ngài không viết lại một lời nào. Những năm cuối đời, Ðức Thích Ca Mâu Ni đặt ra rất nhiều 'giới' cấm để cho người tu luyện theo đó mà tu và nâng cao tầng thứ của họ trong quá trình tu luyện. Tuy nhiên chúng tôi không có những sự tình như thế hôm nay. Thật ra điều chủ yếu mà Ðức Thích Ca Mâu Ni để lại chỉ là 'giới' cấm mà thôi.

Chúng tôi không cần phải cấm chư vị làm điều gì, hay là chúng tôi đặt ra những luật lệ nào cho chư vị phải theo. Tại sao? Tại vì hôm nay chúng tôi truyền Pháp, và Pháp này đã chỉ đạo chư vị là phải làm gì. Vì thế mà tại sao tôi nói rằng nếu tôi không có đây hay chư vị không thấy tôi, thì chư phải 'Lấy Pháp làm Thầy' và chỉ có học Pháp mà thôi. Bất kể là chư vị thành công hay chư vị có thể làm được hay không thì cũng đã được Pháp này quyết định rồi. Nếu hôm nay tôi Lý Hồng Chí thấy rằng một đệ tử nào đó khá tốt và mở cữa sau cho chư vị, cho chư vị một chút Công Lực, và cho phép chư vị về trên đó [Thiên Ðàng], hãy suy nghĩ, thì điều này có phải là phá hoại Pháp không? Vì thế tất cả mọi người phải thật sự tu luyện, mọi người phải tu luyện và tu luyện từng bước một. Tuy nhiên có một số người đã đóng góp rất nhiều cho Pháp Luân Ðại Pháp. Trường hợp này cũng là tu luyện; tuy nhiên hình thức tu luyện hơi khác, đó chỉ là một cách tu luyện thôi. Thật ra thì tất cả những gì tôi giảng chỉ là bảo chư vị học Pháp và tu luyện một cách tinh tấn.

Có thể là trong tương lai tôi sẽ không còn truyền Công ở Trung Quốc nữa. Vì thế mà điều chủ yếu là chư vị phải học và hiểu Pháp thật giỏi. Pháp đã truyền cho chư vị, thật ra, mục đích của tôi là trao truyền Pháp này cho chư vị. Nếu tôi xem chừng một người tu luyện và tôi ở trước mặt chư vị, mà chư vị không chiểu theo những gì tôi giảng khi chư vị hành động, thì có tác dụng gì đâu? Chỉ vô dụng thôi. Tôi đã nói rằng Pháp Thân của tôi bảo hộ chư vị. Thật sự thì tôi chưa nói về tình hình ở các tầng thứ cao và tôi cũng chưa giảng về những gì cao hơn. Thân thể con người trong các không gian khác, khi thân thể của người này có một số năng lượng nào đó, thì thân thể đó trở thành lớn lên. Các thân thể của tôi mà đã tu luyện xong bây giờ thì rất khá to. To thế nào? Một số người hỏi tôi: 'Khi Sư Phụ đi Mỹ Quốc thì làm sao tôi tu luyện? Làm sao Sư Phụ bảo hộ cho tôi đây?' Tôi đáp: 'Sẽ có Pháp Thân của tôi bảo hộ cho chư vị.' Thật sự thì còn có một ý nữa là. Không những chỉ Pháp Thân tôi bảo hộ cho chư vị, một số không gian thật to, một số không gian trong vũ trụ, thì chưa có đến cái rún của tôi! Chư vị đi đâu thì chư vị cũng ở tại đây với tôi phải không? Ðiều tôi nói là: Chư vị phải chú trọng trong sự tu luyện.

Tất nhiên là có yêu ma tồn tại. Tại sao lại có một số yêu ma? Tôi đã từng nói rồi tôi giãi quyết nhiều vấn đề. Ðây là một phần trong các vấn đề. Hãy suy nghĩ: khắp nơi trong toàn quốc, hay tại một nơi tập luyện nào đó của chúng ta, những điều này thường xãy ra; tức là, những người phá hoại Pháp. Một số người thì mắng tôi; một số người thì cho là Pháp Luân Ðại Pháp không tốt thế này thế kia... Những điều này đã quấy nhiểu nghiêm trọng đến sự tu luyện của chúng ta. Tuy nhiên hãy suy nghĩ, có phải là điều tốt không? Trong suốt quá trình tu luyện của chư vị, sẽ có câu hỏi là chư vị có một cơ bản thông hiểu Pháp thế nào, và chư vị có kiên trì tu luyện không, chư vị sẽ bị thử thách để xem chư vị có kiên định trong Pháp cho đến bước cuối cùng trên con đường tu luyện của chư vị. Nếu vấn đề căn bản này mà không giải quyết, thì những điều khác cũng như không, không có gì là quan trọng nữa. Có phải điểm chủ yếu là đây không? Nếu chư vị không kiên định trong Pháp, thì làm sao chư vị hành xử theo Pháp? Có phải tất cả những gì khác chư vị cũng không màn đến phải không? Người thế này cho rằng tất cả những gì tôi giảng, thì họ cho là không thật, và người này sẽ gặp chướng ngại từ đầu đến cuối. Vì thế mà có một loại yêu ma quấy nhiểu chúng ta. Tuy nhiên nếu không có loại yêu ma quấy nhiểu này thì sao? Các người khác cũng cho rằng: 'Nếu Pháp Luân Ðại Pháp mà không có sự phá rối, nếu không có những quấy nhiểu này, thì sự tu luyện cho đệ tử của ông quá dễ dàng. Làm sao họ có thể chứng minh sự thăng tiến của họ? Chỉ có một chút khó chịu đó, một chút đau đớn cơ thể đó, một chút khổ nạn trong đời sống đó, thì có phải là không có gì để tu luyện phải không? Còn gì là vấn đề kiên định trong Pháp nữa? Một người cần phải nâng cao trên tất cả mọi phương diện trong sự tu luyện. Giảm bớt đi cũng là một loại chấp chước, thiếu cương quyết cũng là một loại chấp chước.

Tôi sẽ bàn một điều nữa; vì chúng ta đang bàn về đề tài này, và tôi thấy rằng chư vị muốn tôi giảng thêm. Trong các khóa giảng khác có một điều tôi muốn nói đến là nghiệp lực. Làm điều xấu một người tạo ra nghiệp lực, làm điều tốt một người được đức, hay tạo uy đức của mình. Trong nhiều khóa giảng mới đây tôi đã giảng về làm sao nhân loại có thể tạo ra một loại nghiệp, nghiệp tư tưởng; là đề tài mà tôi đã giảng rất rõ lúc trước. Tôi chỉ giảng tổng quát về nghiệp hiện hữu thế nào, vì thế tôi không có giảng nhiều chi tiết về nghiệp tư tưởng. Thế thì tác hại mà loại nghiệp này tạo ra là thế nào? Tất cả chư vị là phụ đạo, vì thế nếu chư vị gặp phải một trường hợp nào trong tương lai, chư vị sẽ có thể giải thích cho người khác. Một số học viên khi mới vừa tập luyện họ mắng Sư Phụ, một số mới thì mạ nhục Pháp Luân và trong đầu của họ, họ không biết chắc chắn chừng nào là họ phải tập luyện.

Tại sao lại xảy ra như thế? Họ dùng từ ngữ thô lổ, còn lại dùng những lời thô lổ mà ngày thường họ cũng không dùng; và nếu họ không nói ra thì tâm của họ cũng chữi rủa. Nhiều người đã trải qua giai đoạn này, vấn đề này xảy ra khi người này bắt đầu tu luyện. Nhiều người bị vấn đề này khi họ thật sự tu luyện. Vì thế mà họ suy nghĩ: 'Tại sao tôi lại mắng Sư Phụ?' Người khác thì nghĩ: 'Pháp này là giả, không nên theo.' Ý tưởng loé lên như thế. Một số người với tư tưởng không chân chính, vì thế mà họ nghe theo, ngừng tu luyện, và không còn tin tưởng nữa. Chúng tôi giảng rằng hệ thống tu luyện này là tu Chủ Nguyên Thần. Nếu chư vị không làm chủ bản thân thì không ai cứu chư vị được. Tại sao chúng tôi nhấn mạnh rằng những người có bệnh tâm thần là không được phép vào các khóa giảng của chúng ta? Chính vì là họ không tự chủ bản thân và không có khả năng làm chủ chính mình, chúng tôi cứu ai đây? Có phải là chúng tôi muốn cứu chư vị không? Lý do đó mà tôi bàn về vấn đề này.

Tuy nhiên có những người nhận thức được. Một số người tự hỏi: 'Tại sao tôi mắng Sư Phụ? Tại sao tôi mạ nhục Pháp? Tôi phải kềm chế bản thân.' Sự việc này làm cho họ bị căng thẳng tinh thần trong một thời gian lâu lắm, họ không kềm chế được. Tuy nhiên Pháp Thân của tôi biết tất cả, và khi mà họ cố gắng, thì Pháp Thân của tôi sẽ giúp họ tiêu trừ nghiệp tư tưởng này. Sự thật là vì nghiệp tư tưởng đó quấy nhiểu chư vị. Chư vị đã từng chửi rủa người khác, các tư tưởng xấu đó là hình thành một khối nghiệp chồng chất, tại sao vấn đề này xảy ra? Chư vị nghĩ xem chúng ta tiêu trừ nghiệp khi tu luyện. Tất cả những gì trong không gian khác đều có sự sống. Tôi đã từng giảng về vấn đề này trong các khóa giảng. Nghiệp cũng có sự sống, nếu chư vị muốn tiêu trừ nghiệp, khi chư vị tiêu trừ nghiệp, thì nó sẽ chết và bị hủy đi. Cho nên chư vị nghĩ rằng nó để yên chư vị làm thế sao? Nó để cho chư vị giết nó sao? Bây giờ nó còn sống vì thế mà nó không cho chư vị tập luyện. Nó không cho chư vị tập luyện bởi vì nó không muốn chết và nó không cho chư vị tiêu hủy nó. Cho nên nó tạo ra những lời thô tục trong tâm của chư vị, nó cản ngăn không cho chư vị tin tưởng Pháp Luân Ðại Pháp, và nó còn làm cho chư vị nguyền rủa tôi và tạo ra đủ thứ chuyện xấu trong tâm của chư vị. Một số người chịu thua không giải thích được việc này, hay là nghĩ rằng: Chắc là ai đang chỉ điểm gì đây, hay là một ý đồ gì đây; họ không nhận thức được và nghe theo. Những người này là hủy rồi, không ai có thể cứu họ được. Chính là nghiệp tư tưởng đang hoạt động mạnh.

Chuyện này xảy ra trong một thời gian ngắn. Miễn là chư vị cố gắng trong tâm, thì chư vị mới có khả năng tiêu trừ chúng, chư vị sẽ có khả năng tiêu trừ loại nghiệp này. Trong các khóa giảng trước tôi không có nhấn mạnh vấn đề này, nhưng gần đây thì một số lớn học viên đã cho tôi biết về hiện tượng này. Ðừng lo, nếu chư vị mắng tôi hay chửi Pháp Luân Ðại Pháp, thì không phải chính bản thân chư vị đang mắng. Phải nhận thức rõ ràng, nếu Chủ Nguyên Thần của một người mà không vững chắc thì người này đã bị hủy rồi, không ai có thể cứu họ. Trường hợp này xảy ra trong rất nhiều vùng. Có người nghĩ: 'Tại sao tôi không mang ơn lòng nhân từ của Sư Phụ? Lại mắng Sư Phụ?' Có một học viên ở Trường Xuân tự hỏi: 'Tại sao tôi mắng Sư Phụ và mạ nhục Pháp Luân Ðại Pháp?' Anh ta đến trước hình của tôi và nói: 'Con không tập luyện được nữa. Khi con tập luyện con mắng Sư Phụ. Con không tập được nữa. Con để cho Sư Phụ quyết định.' Mỗi khi anh nghĩ tới Pháp Luân Ðại Pháp và bắt đầu chửi rủa; vừa cầm quyển sách lên trong tâm thì bắt đầu muốn chửi, cuối cùng anh nói: 'Sư Phụ tốt lắm, và Pháp này cũng tốt nữa. Con xin lổi rất nhiều.' Tất nhiên tâm của học viên này không bị rối loạn. Anh ta còn lý trí, và nói: 'Những gì tôi làm không xứng đáng với lòng nhân từ của Sư Phụ.' Sau đó khi tập các bài công pháp anh thuật lại chuyện này với người phụ đạo nơi tập luyện, người phụ đạo liền báo cáo cho Trung Tâm phổ thông biết liền. Căn cứ vào trường hợp này, mọi người nói với anh ta là anh bị yêu ma quấy nhiễu, loại nghiệp này cũng hình thành một loại yêu ma. Trong quá trình tu luyện của anh ta đã mang đến cho anh loại yêu ma này, mọi người tập chung quanh anh và ngồi chung quanh đọc sách cho anh. Sau đó đầu óc anh tĩnh táo lại và giúp anh tiêu trừ nghiệp này.

Tất nhiên quyển sách của tôi có tác dụng như thế. Nếu chư vị không tin, khi một người bị bệnh, tất nhiên, tôi không muốn nói chữ 'bị bệnh', bệnh, vi sinh vật như là vi khuẩn và mầm độc, thật sự là thể hiện của nghiệp trong cơ thể chúng ta trong không gian này; vì thế đọc sách của tôi có thể tiêu nghiệp. Khi chư vị đọc sách thì từ trong sách có Công lực của tôi phát ra và Pháp được tôi phát ra; vì thế mà có tác dụng tiêu trừ nghiệp. Người đọc thấy đầu óc của mình minh mẫn và thông minh ra. Tuy nhiên khi về nhà thì trở lại như cũ. Tại sao lại trở lại như cũ? Ðó là nghiệp tư tưởng của họ to hơn ngày thường, để cho họ phải chịu khổ hơn người khác trong gian đoạn này. Tuy nhiên họ hiểu và chịu đựng. Sau đó, Pháp Thân của tôi giúp họ tiêu trừ nghiệp này và tiêu đi phần nghiệp còn lại. Họ vượt qua như thế. Bây giờ thì họ khá hơn và không còn bị chuyện rắc rối này. Khi mà vấn đề xảy ra, đừng nghĩ rằng đó là kết quả của bệnh tâm thần hay là bị ai nhập, không phải trường hợp đó.

Trước khi dứt lời, tôi muốn nói với chư vị một chút về vấn đề mà tôi hy vọng từ chư vị. Tôi không muốn lấy hết thì giờ của chư vị, bởi vì buổi họp phụ đạo này và trung tâm của chư vị vẫn còn nhiều việc phải giải quyết. Tôi hy vọng rằng từ nay trở đi chư vị phải bắt đầu học Pháp thật nhiều. Ðừng xem tập luyện các bài công pháp là quan trọng hơn học Pháp. Chúng ta phải liên tục tập các bài công pháp mỗi ngày; phải liên tục học Pháp mỗi ngày cũng quan trọng như nhau. Chỉ có thông hiểu Pháp, thì Pháp mới có thể chỉ đạo chư vị trên con đường tu luyện. Một số người cứ chờ Sư Phụ, khi họ gặp phải một trở ngại họ chỉ chờ Sư Phụ giải thích cho họ. Sự thật thì đã có tất cả trong Pháp, miễn là chư vị học thì tất cả sẽ trả lời cho chư vị. Tất nhiên nếu chư vị không tin Pháp và chư vị không để tâm đến gì cả, tôi nói rằng đó là ngộ tính của chư vị. Hơn nữa, chư vị tham dự nơi đây là phụ đạo viên và chư vị làm việc phụ đạo; tất nhiên, tất cả những gì chư vị làm là tình nguyện, chúng tôi cũng không có bắt buộc chư vị làm thế này, làm thế kia, hay phải làm cách đặc biệt nào đó. Ðương nhiên, chúng tôi đòi hỏi các phụ đạo viên phải: Nghiêm chỉnh, trách nhiệm, và phải tu luyện chỉ một công pháp này mà thôi. Các điều nêu ra là rất cần thiết. Chúng ta không cần cách thức hành chánh này nọ hay là chúng ta có quyền gì để khống chế ai. Tu luyện là do chính cá nhân đó muốn. Chúng ta chỉ lãnh trách nhiệm tổ chức và giúp họ giải quyết các vấn đề.

Vì thế đối với người phụ đạo, hiểu biết về Pháp là phải cao hơn là một học viên bình thường. Ðó là nguyên nhân tại sao chư vị phải học Pháp thật nhiều. Sẽ có rắc rối nếu chư vị không thể trả lời những thắc mắc của các học viên; dù trình độ học vấn của chư vị thấp. Khi chư vị phụ trách cho mọi người học Pháp, khi họ đọc sách, khi họ thảo luận về sự hiểu biết của họ, thì sẽ giúp chư vị thăng tiến thêm lên. Khi tôi còn ở Trường Xuân lúc họ tổ chức buổi họp phụ đạo tôi có nói rằng: Trong hình thức tu luyện của chúng ta hôm nay, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường là giống như người thường; tuy nhiên chúng ta là người tu luyện và không giống như người thường. Vì thế mọi người hãy suy nghĩ, trách nhiệm của chư vị là phụ đạo viên, tổ chức một nhóm người tập luyện. Tu luyện trong tu viện thì phải có một viện trưởng trong tu viện. Hãy suy nghĩ có phải là chư vị phải nên làm việc này cho tốt không? Là người tu luyện, chư vị phải tu luyện, và chư vị phải giúp người khác tu luyện. Không phải là yêu cầu của chúng tôi cao, thật sự phải là như thế. Chư vị phải làm vai trò chỉ dẫn này thành công và tổ chức cho các học viên để trao truyền Pháp Luân Ðại Pháp và mang lại lợi ích cho nhân loại. Ðây là những điều mà tôi giảng ở tầng thứ thấp nhất; trên thực tế thì cũng như thế.

Có một điều nữa tôi vừa nhớ ra: Những gì tôi vừa giảng là một số đòi hỏi của tôi nơi chư vị. Có một số người không chú tâm đến việc làm; dường như là họ không để ý gì đến xã hội cả, họ chỉ mong chờ 'đại nạn' đến. Một số người còn hỏi tôi: Thưa, chừng nào đại nạn xảy ra?' Ðề tài này tôi đã giảng trong các khóa giảng. Tôi trả lời: 'Ðại nạn gì đây?' Hãy suy nghĩ, đại nạn là xảy ra cho ai? Người tốt thì không bị đại nạn. Giả thữ mà có đại nạn đi nữa thì chắc chắn các người tốt vẫn còn ở lại. Ðại nạn hủy diệt các người xấu. Vì thế vì chư vị là một người tu luyện và chư vị đang đề cao bản thân, thì làm sao mà lo đến việc này? Ðại nạn nào đi nữa, thì sao, không có liên hệ đến chư vị. Nếu thật sự mà có đại nạn đi nữa thì hôm nay tôi có thể nói rõ với chư vị rằng: Ðại nạn không còn nữa. Có người nói là trái đất này sẽ bị nổ, các vệ tinh sẽ đụng với nhau, hồng thủy... Chư vị biết không các đại nạn mà đã được an bài trong quá khứ đã qua rồi, từng cái một. Các đại nạn mà đã được an bài tại các tầng thứ khác nhau tất cả đã qua rồi. Thay vì đụng vào trái đất này, sao chổi đã đụng vào hành tinh Jupiter; hồng thủy đã qua rồi, nạn lụt năm vừa qua rất là trầm trọng và toàn thế giới. Bây giờ thì rất là yếu, yếu đến độ như không còn nữa. Nhiều đại nạn đã qua rồi; tức là, những loại đại nạn này thì không còn nữa. Ðiều mà còn lại là, chúng tôi cũng không cần dấu diếm chi, điều còn lại là trong tương lai một số lớn, con người, có thể sẽ bị loại đi. Những người mà quá xấu thì có thể sẽ bị loại đi vì một loại bệnh trầm trọng, có thể là như thế. Ðó là tại sao mà chúng tôi nói rằng mặc kệ một số người cứ mãi bàn về những điều này; chư vị không nên lo về việc này. Ðại nạn loại đó là không còn nữa. Ðiểm chủ yếu là chư vị tu luyện bản thân như thế nào và chư vị đề cao bản thân như thế nào.

Tôi chỉ giảng bao nhiêu đó thôi. Hãy tiếp tục trở lại buổi họp. (Tiếng vỗ tay nhiệt liệt)

Trung Tâm Phụ Ðạo Pháp Luân Ðại Pháp Bắc Kinh ghi âm

Buổi giảng thuyết tại

Trung Tâm Phụ Ðạo toàn quốc tại Quảng Châu

Ngày 27 tháng 12 năm 1994

Dần dần các trung tâm phụ đạo mà mọi người tình nguyện sẽ được thành lập trong nhiều vùng khác nhau. Nhiều người đến từ các vùng khác và đã tham dự các khóa giảng, họ nghĩ rằng công pháp này quá tốt và muốn phổ truyền cho mọi người trong địa phương của họ, và sau đó họ tình nguyện chỉ dẫn các bài tập tại các công viên hay bằng những cách khác; họ đã làm cho sự phổ biến của Pháp Luân Ðại Pháp được mở rộng ra và mở rộng hơn. Chư vị đã làm rất nhiều điều và đóng góp rất nhiều. Tóm tắc trong một câu, chư vị giúp cho nhiều người thọ Pháp hơn, để cho nhiều người cải thiện hơn, và để cho nhiều người được lợi ích hơn; chư vị làm rất nhiều điều tốt. Dần dần, các trung tâm phụ đạo bắt đầu được thành lập, và trong tương lai sẽ có rất nhiều. Vì thế mà bây giờ chúng ta phải đối diện với một vấn đề là làm sao mà điều hành các trung tâm này đây, đây cũng là một vấn đề chủ yếu trong tương lai. Vì thế chúng tôi muốn ngồi chung với nhau và bàn thảo về việc này một cách thích đáng.

Cách thức mà các trung tâm phụ đạo điều hành trước tiên là phải qui định các hình thức cho rõ ràng. Chư vị biết là khi người ta đến học Pháp Luân Ðại Pháp, chúng ta không có một thể thức hành chánh nào, và chúng ta cũng không bắt buộc ai phải học, hay là ban cho họ một chức vị nào hay một hứa hẹn điều gì, hay là cho họ biết rằng họ sẽ làm tiền. Mọi người đến với sự tự nguyện hoàn toàn, mọi người muốn học Pháp, và để cho nhiều người được thọ ích hơn. Ðó là lý do mà tại sao chư vị tình nguyện làm việc này một cách nhiệt tình; nói cách khác thì chư vị làm một cách vô điều kiện. Hơn nữa công việc này có rất nhiều việc phải làm. Chư vị chỉ làm cho người khác, chư vị hy sinh cho người khác, và chư vị không nhận một đền bù nào. Tất nhiên, khi chúng tôi nói rằng không có một đền bù nào, chúng tôi nói từ quan điểm nhận xét của người thường. Tôi đã giảng rằng hơằng truyền Ðại Pháp sẽ mang lại cho một người uy đức vô biên. Tôi đã quy định nhiều lần, và trong sách chúng tôi cũng có đề cập đến, về điều kiện thành lập một trung tâm phụ đạo thế nào. Các trung tâm phụ đạo mà chúng tôi thành lập khác với các cơ sở làm việc khác, không giống như một hảng xưởng hay một văn phòng hành chánh; chúng ta không làm những điều này, và đây là hình thức nổi bật nhất của chúng ta. Tại sao chúng ta không làm những điều đó? Bởi vì làm như thế thì không khác gì gợi sự ham muốn của con người để phát triển một loại kinh doanh, con người dễ bị chấp chước loại lắm. Hơn nữa còn có liên hệ đến nhiều vấn đề khác. Nếu các trung tâm phụ đạo của chúng ta mà thật sự điều hành giống như một cơ sở làm việc, thì sẽ có nhiều rắc rối. Ví dụ như là nhu cầu nhà cửa thì phải cần tiền, đặt điện thoại cần tiền, nước và điện cũng cần tiền; thì lại đưa đến vấn đề tài nguyên từ đâu ra? Mọi người chỉ dẫn học tập một cách tình nguyện. Chúng ta không lấy chi phí của học viên, hay là chúng ta thu tiền của ai. Tất cả mọi người làm việc một cách tự nguyện; vì thế mà chúng ta không làm những điều đó, tu luyện chân chính là không làm những điều này. Lúc Ðức Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp của ngài, để cho người tu không bị chấp chước, ngài dẫn đồ đệ của ngài rời xa thế tục vào tu viện mà tu. Cách ngài làm là như thế; trong khi các tôn giáo khác, như là các tôn giáo Tây Phương, họ không làm cách như thế. Mặc dù họ không làm cách như thế, nhưng thật ra họ cũng khuyên [con người] xem nhẹ danh tiếng và lợi ích cá nhân. Nói theo một cách khác thì nếu chúng ta chân chính tu luyện, nếu chúng ta muốn đề cao bản thân, và nếu chúng ta muốn làm điều tốt, chúng ta không được tạo việc làm này như là một cơ sở kinh doanh, hay là chúng ta cũng không thể điều hành như là một cơ sở. Chư vị phải lưu ý điều này.

Có một điều nữa là: Nếu chư vị làm tiền, nếu chư vị lợi dụng để mà làm tiền, thì đây chính là phá hoại Pháp hoàn toàn. Bởi vì Pháp này là để cứu độ con người cho nên chư vị không được dùng Pháp như một cơ sở thương mại. Hơn nữa, có nhiều thầy Khí Công làm những điều như là trị bệnh cho người ta, xem bệnh, v..v, và họ làm tiền. Lại có người trong các môn phái khác cũng làm những điều đó. Có người thì còn mạnh dạn tuyên bố rằng tiền rất cần cho việc hành Ðạo, thật ra chỉ là lường gạt; như thể là người tu luyện bên Trung Quốc xưa kia có rất nhiều tiền, thật ra thì họ không có một xu trong túi. Tất nhiên, nếu chư vị có tiền, chúng tôi không quan tâm vế vấn đề này, tôi đã từng giảng về vấn đề này. Chư vị có thể làm việc giỏi và làm ra nhiều tiền, đó là chuyện của người thường. Trong quá trình tu luyện của chúng ta, chúng ta phải bảo vệ Pháp này và bảo đảm cho Pháp không bị thay đổi hay là sai lệch. Không những chư vị chỉ tu luyện như thế này hôm nay thôi, mà còn phải lưu lại cho lịch sử sau này. Tất cả chư vị học Pháp và tuân theo Pháp này. Nếu chúng ta không làm đúng từ đầu, nếu chúng ta đi sai lệch từ đầu, thì Pháp sẽ bị biến dạng trong tương lai không thể nào mà nhận ra được nữa. Chư vị biết: Chính cá nhân tôi cũng phải hết sức cố gắng làm đúng và không để cho những điều nào hay hiện tượng nào không tốt xảy ra; các trung tâm phụ đạo trong các vùng khác nhau từ đây về sau, bởi vì chư vị đại diện cho Pháp Luân Công, thì đây cũng là phản ảnh của Pháp Luân Công. Phải chú ý đến tư cách của chư vị, phải chú trọng về vấn đề chư vị làm việc thế nào, và đừng bôi nhọ Pháp Luân Công. Nếu chư vị thành lập một cơ sở hay là dùng đó mà làm tiền, tôi nói rằng đây không phải là Pháp nữa. Hễ có liên hệ đến tiền bạc, vật chất, quyền lợi cá nhân, những điều như là 'Anh làm ra tiền nhiều hơn tôi.' 'Tôi làm nhiều lắm đó, vì thế tôi cần được đền bù.' Làm thế nào để trả lại chi phí, xã hội phải đền bù một số tiền, những điều thế này và nhiều điều hơn nữa sẽ xảy ra. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta vướng vào những việc ấy, thì đây không phải là việc làm cho việc tu luyện, đây cũng không khác gì là một cơ sở, vì thế mà hoàn toàn không được chấp nhận.

Hôm nay chúng tôi phổ truyền Pháp ra công chúng. Nguyên nhân mà chúng tôi có thể phổ truyền ra công chúng là vì chúng tôi có khả năng làm việc này thành công và bảo đảm Pháp sẽ không bị biến dạng hay là bị sai lệch đi. Nếu chúng ta làm sai từ đầu, thì biết là thế hệ tương lai sẽ đi đến mức nào. Họ sẽ cho rằng, 'Ông Lý Hồng Chí đã làm như thế khi còn tại thế, thì hôm nay phải theo cách đó mà làm.' Khi tôi còn đây thì tôi còn chỉnh đốn lại cho chư vị; khi tôi không còn ở đây nữa, khó mà nói là sự việc sẽ như thế nào. Ðó là nguyên nhân tại sao chúng tôi phải nghiêm khắc đòi hỏi chư vị phải làm như thế này từ đầu, chúng tôi không tạo ra một đoàn thể nào cả. Cách thức mà công pháp chúng ta điều hành mọi việc là các trung tâm phụ đạo không được giữ tiền và các trung tâm này chỉ tự nguyện giúp đỡ mọi người. Hơn nữa chúng ta không được thành lập một tổ chức nào hay một đoàn thể nào. Chúng ta chỉ tự nguyện làm việc tốt cho mọi người, làm việc tốt cho nhiều người.

Nếu ai muốn tu luyện thì chúng ta sẽ giúp, và chính cá nhân chúng ta cũng là người tu luyện, tiêu chuẩn của chúng ta là thế. Vì thế khi chư vị thành lập một trung tâm phụ đạo, đừng nên nghĩ đến một cơ sở, có điện thoại, có cái này có cái kia, đừng làm thế. Một số trung tâm phụ đạo dùng môi trường đang có hiện tại như là dùng nhà hay văn phòng họ làm việc, họ có khả năng làm việc rất giỏi. Bất kể là môi trường nào hay chúng ta làm việc tốt thế nào: Ðiều chủ yếu là sự hiểu biết của chư vị về Pháp, thông hiểu Pháp, hay là chư vị có kiên định trong việc tu luyện hay không, đó là điểm then chốt. Chư vị đề cao bản thân như thế nào là điều chủ yếu, tất cả các điều khác chỉ là phụ. Tất nhiên để cho chúng ta điều hành các sự việc, một số người đã cung cấp một số môi trường thuận tiện cho chúng ta. Tôi nói rằng không có sao cả. Ví dụ như là trong số học viên chúng ta, có người là viên chức cao cấp của một cơ sở hay một công xưởng nào đó, hay là một giám đốc của một cơ sở; họ có môi trường thuận lợi và giúp cho chúng ta một nơi để ngồi chung và hội hợp với nhau. Tôi nói rằng điều này không có vấn đề gì, tại vì không có liên hệ đến tiền bạc. Chúng ta có học viên từ trong tất cả các ngành các nghề, vì thế họ có thể giải quyết các vấn đề này. Hơn nữa, họ tự nguyện và muốn làm những điều này, và còn vui mừng đóng góp cho Pháp Luân Công. Tất cả điều này xảy ra trong các vùng nơi mà có người giúp cho chúng ta có chổ và môi trường thuận lợi, họ nổ lực làm những điều ấy.

Một điều nữa là để giúp các học viên trong sự tập luyện, trung tâm hổ trợ trong các vùng khác nhau in ra những tờ bướm, như là 'Pháp Luân Ðại Pháp tại Trường Xuân', 'Pháp Luân Ðại Pháp tại Bắc Kinh', 'Pháp Luân Ðại Pháp tại Vủ Hán' v..v. Tôi thấy hình thức [làm việc này] cũng hay lắm. Bất kể là một tờ báo hay một tờ bướm, là vì các tài liệu này chiểu theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của các học viên, theo thời gian chư vị sẽ biết là cần phải làm gì. Tuy nhiên thường thì điều họ làm rất là giản dị, tờ bướm chỉ có 2 trang thôi, hay là in với phẩm chất tốt hơn; tuy nhiên tất cả cũng không quan trọng. Thì làm sao chúng ta trả chi phí đây? Làm việc này cần tiền. Theo tôi biết thì các vùng đã in ra những tài liệu theo những cách như sau: Một số học viên là chủ cơ sở của họ, thời buổi này nhiều người làm chủ hãng. Một số người làm việc nhà in hay có những người quản lý. Họ có những phương tiện để làm việc này hay họ có máy in nơi làm việc. Vì thế họ sử dụng những phương tiện sẳn có để làm việc này; hay là một cơ sở nào đó giúp chư vị làm việc này. Trung tâm hổ trợ không được đụng tới tiền, những người mà tôi vừa nói đến họ sẽ giúp chúng ta làm việc này. Chúng ta chỉ thảo ra tài liệu, sau đó chúng ta phân phát. Mọi người đã làm như thế và tôi nghĩ rằng cũng khá tốt. Một số người nghĩ rằng đây là điều phải làm và phải làm thường xuyên, và nếu mà không thuận tiện thì làm cách khác. Thỉnh thoảng chúng ta có thể làm. Nếu chư vị có môi trường thì chư vị có thể làm thường xuyên hơn; nếu chư vị không có môi trường thuận tiện thì đừng ép buộc quá đáng. Nguyên lý là như thế.

Còn nói về việc điều hành các trung tâm hổ trợ, chúng tôi có viết ra quy luật của chúng tôi trong hồ sơ rõ ràng và chư vị phải chiểu theo đó mà làm việc. Ðây là những điều đặc ra cho trung tâm hổ trợ. Và chư vị phải đòi hỏi các trung tâm hổ trợ mới phải tường trình cho trung tâm hổ trợ ở Bắc Kinh hay là một trong các trung tâm hổ trợ chánh khác. Nhất là các trung tâm hổ trợ trong quận và tỉnh thì phải lo cho các trung tâm hổ trợ trong vùng điều hành của mình. Ví dụ như là trung tâm hổ trợ GuiYang thì phải lo cho tỉnh Guizhou, và các trung tâm hổ trợ của các thị xã phải liên lạc với nhau theo thời gian đã định; bởi vì nếu các chổ này mà phải liên lạc với Bắc Kinh thì không thuận lợi. Các thị xã chung quanh một đô thị lớn cũng phải được trung tâm hổ trợ của đô thị đó phụ trách. Ðiều này sẽ giúp cho họ làm việc và mở rộng phạm vi hoạt động. Mọi người phải có trách nhiệm với Pháp Luân Công. Nếu như vị không liên hệ và các trung tâm này tùy ý điều hành và họ không hiểu họ phải làm gì, thì họ sẽ bị sai lệch và sẽ gây thiệt hại cho Pháp Luân Công. Hơn nữa trung tâm hổ trợ ở Vủ Hán, một trung tâm thật to và phải phụ trách rất nhiều các quận hạt; tôi thấy thì quá tốt. Họ có nhiều kinh nghiệm và đã làm phụ đạo một thời gian khá lâu rồi, vì thế mà tôi có thể an tâm. Họ hiểu Pháp khá lắm và việc làm của họ tương đối cũng tốt lắm. Tình hình cơ bản là thế. Các trung tâm phụ đạo phải chú ý là không được đi sai lệch.

Có người đưa cho tôi một mảnh giấy và hỏi: 'Thưa, các nhân viên phụ đạo được tuyển chọn như thế nào?' Các nhân viên đều là các người tình nguyện. Tuy nhiên có một quy luật là: Phụ đạo viên trưởng của một trung tâm là phải đã dự các khóa giảng của tôi rồi. Ai càng nghe nhiều thì người này sẽ thông hiểu sâu hơn; thường thì những ai mà không nghe các bài giảng nhiều thì sự thông hiểu của họ nông cạn và có một số người chưa nhận thức ra Pháp Luân Ðại Pháp là thế nào; những người này sẽ hướng dẫn người khác sai lệch. Tất nhiên, nếu một người nghe Pháp rất nhiều, đọc Pháp rất nhiều, học Pháp nhiều, sự thông hiểu [về Pháp] của họ sẽ phong phú và sâu đậm hơn. Khi chư vị chọn người, chọn những ai mà sốt sắng, ngay thẳng, và không làm điều dối trá hay gian xảo.

Hơn nữa, Pháp Luân Công tu luyện không phải là một môn tu luyện Khí Công bình thường, mà là một công pháp tu luyện ở cao tầng. Rất khó mà làm việc tôi đang làm, thanh lọc và tẩy sạch cơ thể cho một người hay thật sự nâng cao tầng thứ tâm tính của một người thì vô cùng khó khăn. Tôi phải dùng rất nhiều Công lực để thanh lọc và thanh lý cơ thể cho họ, tôi phải hạ nhập rất nhiều thứ vào trong cơ thể của họ, và còn giảng Pháp cho họ rõ ràng, việc này rất khó làm. Tôi có thể làm việc này trong một thời gian ngắn thôi. Giả thữ nếu những người này tự mình tu luyện thì cả hàng mấy chục năm mới đạt đến điểm này. Cho đến những vị thầy Khí Công bình thường thì cũng phải là từ một hay hai năm mới đạt đến điểm này. Rất khó mà chân chính chỉ đạo một người, trong khi đó chỉ có một phút thôi cũng đủ để hủy hoại một người, thật là dễ dàng. Ðó là nguyên nhân tại sao chúng tôi đặc ra các tiêu chuẩn này.

Chúng tôi có một quy luật: Chúng tôi không cho phép những nhân vật quan trọng từ đoàn thể Khí Công trong các vùng phụ cận làm việc trong trung tâm hổ trợ của chúng ta. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Giả thữ, một người hướng dẫn viên chánh của một trung tâm hổ trợ là một người rất tốt, là người muốn từ chức trong một đoàn thể Khí Công để làm tại trung tâm hổ trợ của chúng ta. Bởi vì đoàn thể Khí Công là gần như sắp bị đóng cửa, người này khá tốt và có thể hành xử rất khá, thì đây là một trường hợp ngoại lệ và là một trường hợp rất đặc biệt. Người trong các đoàn thể Khí Công khắp mọi nơi không hiểu Pháp cho lắm. Ðầu óc họ chỉ nghĩ đến những điều như là làm sao làm ra tiền, làm sao mà điều hành các nhóm Khí Công khác...quan niệm cũ đã ghi sâu trong đầu họ. Vì thế nếu họ cho chúng ta như là Khí Công bình thường và điều hành như Khí Công bình thường thì sẽ hủy hoại các học viên chúng ta. Ðó là nguyên nhân tại sao chúng tôi luôn đặc điều kiện rằng: Nhân viên của Khoa Học Khí Công và Trung Tâm Nghiên Cứu không được làm tại trung tâm hộ trợ của chúng ta. Những người phụ đạo trưởng của trung tâm hổ trợ được trung tâm nghiên cứu chấp thuận, và phần đông các nhân viên làm việc trong trung tâm hổ trợ là chính cá nhân tôi chỉ định. Làm thế này sẽ bảo đảm là Ðại Pháp của chúng ta không bị sai lệch. Ngược lại nếu những người này mà điều hành theo cách thức của Khí Công thông thường ấy, họ có nhiều tài liệu nhớp nhúa, cho nên họ có thể mang đến đây và buôn bán các tài liệu này, họ sẽ vui mừng là có một cơ hội để làm tiền, họ sẽ làm được rất nhiều tiền, làm đủ mọi điều...vì làm tiền là mục đích của họ. Không phải là họ cố ý phá hoại công pháp của chúng ta, tuy nhiên điều mà họ làm sẽ gây thiệt hại cho chúng ta. Bất cứ những điều nhớp nhúa đó sẽ quấy nhiểu đến học viên chúng ta. Một người không thấu hiểu Pháp rất dễ bị sai lệch. Họ còn mang các sách Khí Công nhớp nhúa này để bán ở đây, các công pháp Khí Công khác đã làm như thế.

Ngày nay các thầy Khí Công mở các khóa giảng, người đến dự cũng xuy sét kỹ lưởng lắm và không còn mù quáng như lúc trước nữa. Con người ngày nay chín chắn hơn và họ quan sát xem đó là thật hay giả; lúc trước thì họ không như thế. Vì thế mà mở khóa giảng của các thầy Khí Công hiện nay rất khó, và khi họ không có đủ học viên họ xúi dục các học viên chúng ta tham dự khóa giảng của họ. Làm như thế thì họ mới có thể mở lớp học và làm tiền người ta, nhưng họ sẽ hủy hoại học viên chúng ta. Chúng tôi làm việc trọng đại và rất nổ lực, tuy nhiên hủy hoại một học viên chỉ trong một tíc tắc. Tất nhiên đừng đặc điều kiện quá đáng cho các học viên mới; chung quy tại vì họ mới học Pháp và họ không hiểu Pháp thấu đáo. Họ có thể không tự giác mà hủy hoại mình. Chúng tôi có một tiêu chuẩn thế này lúc trước: Bất cứ một phụ đạo viên trưởng nào trong các thị xã hay là đô thị nào mà làm những điều như thế thì phải bị thay thế ngay lập tức, người này không được ở lại trung tâm của chúng ta.

Nếu bất cứ ai tại các trung tâm hổ trợ trong các vùng khác nhau hay nếu có một phụ đạo nào tại một nơi tập luyện mà xúi các học viên chúng ta để nghe những khóa giảng của các thầy Khí Công khác, bán các tài liệu của các môn Khí Công khác cho các học viên, hay là hướng dẩn học viên chúng ta sai lệch và làm điều gian xảo, chúng ta phải đổi người này lập tức và tất cả những người như thế thì hoàn toàn không được để họ lại đây. Nếu chúng ta để họ lại đây thì sẽ liên tục mang đến rắc rối cho chúng ta. Chỉ điều đó thôi cũng sẽ là phá hoại Pháp nghiêm trọng, từ bên trong mà phá hoại Pháp. Ðiều này hoàn toàn bị cấm ngặt. Chúng ta không nên sợ mất lòng khi liên hệ đến những điều này, thay đổi tất cả người này.

Trên nguyên lý chúng ta điều hành tự do, tuy nhiên theo tu luyện thì chúng tôi rất nghiêm ngặt, không ai được phá hoại. Hình thức tổ chức của chúng ta thật là lỏng lẻo: Nếu chư vị muốn tập, thì tham dự; nếu chư vị không muốn tập, chư vị cứ đi; nếu chư vị đến, thì chúng tôi sẽ trách nhiệm với chư vị và chỉ dẫn chư vị cách thức tập luyện. Nếu chư vị không muốn học, ai có thể giữ tâm của chư vị ở đây? Nếu chúng tôi giữ chư vị ở đây mà chư vị không để tâm, chư vị nói đủ điều, và làm những điều càng bướng, thì chính từ bên trong mà chư vị phá hoại Pháp, chúng tôi không cho phép điều này. Ai muốn học thì tự mình quyết định, khi người này lãnh ngộ được Pháp thì họ sẽ tu. Ý nguyện muốn trở thành tốt là phải từ cá nhân, không ai ép buộc chư vị cả. Nếu chư vị nói: 'Anh là phải tốt, anh phải làm thế này,' tuy nhiên tâm người này không muốn, thì chư vị phải làm gì họ đây? Nói rằng nếu một người không muốn tu, đến cả một vị Phật cũng không làm gì được, chính cá nhân người này phải muốn tu, chư vị không thể ép buộc họ.

Một điều nữa là chúng tôi có nhiều học viên, một số khá đông lắm, họ âm thầm đọc sách, đọc sách mỗi ngày, đến cả khi thắc mắc một điều gì họ cũng đọc sách. Trên phương diện này họ còn khá hơn các phụ đạo viên nữa. Vì thế các trung tâm phụ đạo phải tổ chức cho mọi người học Pháp nhiều, và nhất là các phụ đạo tại mỗi một nơi tập luyện, phải đảm trách vai trò hướng dẫn. Chúng tôi đòi hỏi các phụ đạo viên (còn cho học viên chư vị muốn học Pháp Luân Công thì cứ học), và phải chuyên nhất tu luyện Pháp Luân Công mà thôi, nếu không thì người phụ đạo sẽ dẫn những học viên cùng nơi tập luyện của mình đi lạc đường. Bởi vì chư vị là một phụ đạo chư vị phải làm tốt. Chúng ta cần các phụ đạo phải thấu hiểu Pháp sâu xa và liên tục đọc sách và đọc nhiều hơn. Tất nhiên, có một số đông phụ đạo nghiêm chỉnh làm việc này và tình nguyện làm việc này, nhưng vì trình độ học vấn bị giới hạn và đến cả việc đọc sách họ cũng khó đọc được, thêm vào đó lại là quá cao tuổi. Ðây không thành vấn đề, họ cũng vẫn tổ chức cho mọi người học Pháp. Khi họ tổ chức cho mọi người học Pháp, thì có phải là được nghe Pháp không? Khi người khác chia sẽ kinh nghiệm và hiểu biết của họ, chính họ cũng được thăng tiến với các học viên khác. Miễn là chư vị đọc sách, tất cả những người của chư vị sẽ thăng tiến. Chư vị phải học Pháp và tập các bài công pháp nữa, hai điều này phải đi đôi với nhau.

Có một số vùng tổ chức tập luyện khá tốt, nhưng lại không học Pháp. Khi các học viên có thắc mắc người phụ đạo không giải thích được hay giải thích một cách không rõ ràng, và mọi người chỉ chờ để hỏi Sư Phụ và tìm cách để biết Sư Phụ bây giờ ở đâu. Thật ra, một số câu hỏi đã được giải thích trong sách rồi, và nếu chư vị thật sự còn thắc mắc chư vị có thể tổ chức để nghe các băng thâu, và nghe nhiều hơn. Các thắc mắc này sẽ được giải đáp trong sách. Trên phổ thông thì đã được giải thích trong quyển sách Pháp Luân Công Trung Quốc (bài được hiệu chỉnh). Miễn là chư vị kiên trì, có thể giải quyết tất cả. Các học viên ở Trường Xuân từ khi họ bắt đầu tinh tấn học Pháp, các học viên không còn hỏi nhiều khi họ gặp tôi, họ không còn hỏi tôi khi họ gặp tôi. Nếu không, cũng như chư vị biết, vừa mới bước ra khỏi nhà, làng tôi ở, vừa bước ra đường thì cả tấn người đến để hỏi tôi điều này điều kia, từ khi phần đông mọi người học Pháp và rất nhiều người biết tôi. Bây giờ khi họ gặp tôi họ chỉ nói, 'Chào Sư Phụ' và không có gì nhiều để nói cả tại không có gì nhiều để hỏi nữa. Từ khi họ bắt đầu học thuộc Pháp, thay vì chiểu theo Pháp mà suy xét sau khi làm điều gì, bây giờ thì họ biết trước là phải làm gì. Quá tốt. Họ học Pháp và chú trọng học Pháp và tập luyện, họ cho đó là điều bắt buộc. Tôi nghĩ rằng các vùng khác nên học Pháp theo cách thức của Trường Xuân học, và phải nổ lực học Pháp thật nhiều; một số thắc mắc lớn sẽ được giải thích dễ dàng, và chính chư vị là người giải đáp. Một điều nữa là khi chư vị chọn một người phụ đạo chư vị phải chú ý là đừng nghĩ đến tình thân thiện giữa chư vị và họ hay là bạn bè, chư vị phải chú ý là đừng đặt quyết định của chư vị trên tình cảm hay nghĩ rằng nếu mà thay thế một phụ đạo sau khi đã chọn rồi thì khó lắm. Chư vị không được làm như thế. Chư vị phải trách nhiệm với Pháp. Chư vị phải chú ý các điểm này. Nếu một người nào có tiêu chuẩn và khả năng, thì người đó làm được; nếu họ không có khả năng, chúng ta nên tìm người khác mà có khả năng để thay thế tạm thời còn hơn là để họ làm. Tôi đã giảng điều này lúc trước: Các thầy tu trong tu viện, người trưởng được gọi là thầy trụ trì, họ không làm gì khác ngoài tu luyện. Chúng ta thì tu luyện nơi người thường; Pháp của chúng ta rất tốt và có thể chỉ đạo người tu lên cao tầng. Thì các phụ đạo tại nơi tập luyện của chúng ta có khác với các thầy trụ trì trong tu viện không? Không phải là yêu cầu của chúng ta cao, nhưng đây thật sự là một uy đức vô biên. Tại các nơi tu luyện không kể bao nhiêu người tu luyện thành công, dù chỉ một người thành công, người phụ đạo này sẽ có một uy đức vô biên. Ðây là một điều rất nghiêm túc và chư vị phải làm tốt. Chúng ta chọn một môi trường tu luyện thuận tiện nhất để cho mọi người thăng tiến bản thân, nhưng những môi trường này không có nghĩa là chư vị xem thường đến độ mà không trách nhiệm với Pháp. Trong tương lai sẽ có người tu luyện trong tu viện, có thể xảy ra, và sẽ có một số môi trường thuận tiện.

Các vùng khác nhau có một số thắc mắc và vấn đề xảy ra trong giai đoạn vừa qua. Chư vị có thể hỏi tôi. Chư vị có thể hỏi về những điều mà chư vị không biết làm sao để giải quyết tại nơi tập luyện hay trong công việc làm phụ đạo của chư vị. Tôi sẽ trả lời.

V: Làm ơn cho ý kiến về học viên Pháp Luân Công biểu diễn thần thông.

Ð: Tôi chưa thấy điều này. Làm điều này là cấm ngặt, hoàn toàn không chấp nhận. Người này có chuyên nhất học Pháp Luân Công không? Trước đó họ tập gì? (Có người khác nói: 'Thưa Thầy người này học loại Khí Công khác nhưng Công lực của họ không tăng. Công lực của họ tăng sau khi học Pháp Luân Công và họ nói là họ đã đạt đến 'Tam Hoa Tụ Ðỉnh' rồi.') Chúng ta phải giúp những người thế này hiểu vài điều. Nếu ai muốn tập Pháp Luân Công, họ phải chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp Luân Công. Người này không chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp Luân Công và cũng không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện Pháp Luân Công, có thể người này bị phụ thể. Khi họ cho rằng điều này là tốt và họ truy cầu điều gì, Pháp Thân của tôi sẽ không bảo hộ cho họ nữa. Có thể là trường hợp này. Theo một khía cạnh khác, những trường hợp thế này là phá hoại Pháp của chúng ta và chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận. Người này phải chiểu theo tiêu chuẩn của chúng ta nếu họ kiên định tu luyện. Tuy nhiên nếu họ không làm thế, thì chúng tôi không cấp cho họ gì cả bởi vì người này không được xem làm người tu luyện Pháp Luân Công. Nếu người nào mà tập các môn Khí Công khác muốn học Pháp, họ có thể đến học, đó là còn tùy vào cơ duyên của họ thế nào. Tôi nghĩ rằng không nên bắt buộc người nào đó đến học, kéo níu người nào đó đến học, hay là trường hợp mà họ không muốn học, mà chỉ đến vì thấy người khác đến học. Ðịnh mệnh của một số người mở và khóa, họ có thể được cứu độ và có thể không được cứu độ. Chúng tôi nhìn vào cơ duyên. Ðừng nhìn vào số người mà được dẫn đến, câu hỏi là những người này có thể học Pháp Luân Công hay là họ có thể chuyên nhất học Pháp Luân Công. Khi chư vị trở về nhà chư vị phải xúc tiến tổ chức học Pháp thật nhiều, chư vị phải làm thế này và xúc tiến mở rộng việc học Pháp, nếu không thì sự việc này sẽ nghiêm trọng rắc rối hơn.

V: Chúng tôi có thể gia tăng số người phụ trách các nơi tập luyện hay không?

Ð: Ðể thêm người chư vị có thể tự mình chọn, và có thể chọn thêm từ một hay hai người. Nhớ rằng phải chọn ngưòi mà hiểu Pháp khá và người sốt sắng làm việc này.

V: Có một học viên nói rằng:'Tôi đã đạt đến Tam Hoa Tụ Ðỉnh rồi. Ngày 15 tháng 8 Thầy Lý Hồng Chí đã dẫn 'Pháp Thân' tôi đi rồi.

Ð: Coi chừng! Tất cả những người thế này đang bị ảo tưởng tại vì họ có nhiều chấp chước. Tại nhiều vùng khác nhau có người thế này xuất hiện. Cũng như trường hợp mà chư vị vừa nêu trên, người này đang ở trong một tình trạng nguy hiểm. Họ cho rằng: ''Tôi đã đạt đến Tam Hoa Tụ Ðỉnh rồi,' 'Bây giờ tôi có khả năng vô cùng,' và họ sẽ nói:'Tôi là một vị Phật. Ðừng học của ông Lý Hồng Chí nữa, theo học với tôi!' Nếu họ tiếp tục thế này, thì rốt cuộc là sẽ có rắc rối này. Với người thế này, chư vị phải ngay lập tức chỉ cho họ sự rắc rối này và bảo là họ phải bỏ các chấp chước đó đi. Rắc rối sẽ dễ xảy ta. Những người này lúc đầu kính nể tôi rất nhiều. Có người viết thư cho tôi bằng máu, họ còn cắt ngón tay và viết bằng máu thề nguyền là sẽ tu luyện Pháp Luân Công cho đến cuối cùng. Ðến cuối cùng họ nói họ là Phật và bảo người khác 'Ðừng học của ông Lý Hồng Chí nữa, theo học với tôi!' Bởi vì họ đã bị rơi xuống. Họ truy cầu danh lợi và lại còn sanh ra tự mãn, và với phần quấy nhiểu của yêu ma được thêm vào đó, họ không thể nào thoát ra. Bề ngoài thì họ nói Pháp Luân Công là tốt, sự thật thì hành động của họ phá hoại Pháp. Cũng giống như những điều mà tôi giảng cho chư vị lúc trước, có người nói:'Pháp Luân Công tốt. Sau khi quí vị học Pháp Luân Công thì quí vị sẽ không bị một rắc rối nào. Xem đây, tôi có thể chạy ra giữa đường cầm sách này thì không có một chiếc xe nào cán tôi.' Có phải người này phá hoại Pháp Luân Công không? Bề ngoài hình như là họ hỗ trợ Pháp Luân Công, nhưng thật ra thì đang phá hoại Pháp Luân Công.

V: Thưa, Thầy nghĩ thế nào về buổi biểu diển Khí Công của môn Khoa Học Khí Công và Trung Tâm Nghiên Cứu tổ chức cách đây không lâu tại Quảng Châu?

Ð: Môn Khoa Học Khí Công và Trung Tâm Nghiên Cứu của một số vùng nằm dưới sự phụ trách của Hội Thể Thao, các hội này xem Khí Công là một hoạt động thể thao, một hoạt động thể thao cho một số đông, và có khi họ tổ chức các cuộc biểu diển với nhiều môn Khí Công, họ làm những điều như là thể thao tăng lực bắp thịt. Khi họ tổ chức các cuộc hội trong dịp nào đó, vì thế, mà họ xem Khí Công như là thể thao và xem như là cái gì không tốt, mặc dù chúng ta không muốn làm những điều đó; nếu họ muốn, vì lịch sự chúng ta nên tham dự, chúng ta cũng cho xem một vài động tác. Tuy nhiên phải cẩn thận: Ðiều kiện là chúng ta không làm điều này với tâm truy cầu, chỉ thụ động thôi khi Môn Khoa Học Khí Công và Trung Tâm Nghiên Cứu mời chúng ta. Chúng ta phải nói rõ ràng với mọi người là chúng ta chỉ tập một vài động tác thể hổ trợ hoạt động thể thao của họ thôi; nhưng phải là một trường hợp rất là đặc biệt. Tuy nhiên có một điều: Nếu các Thầy Khí Công khác tổ chức việc này để biểu diển, thì chúng ta không tham dự. Nếu mà chỉ tham dự như là một thể thao thì không sao. Chư vị phải suy sét cho đúng.

Có một điều nữa là: Có một trường hợp xảy ra trong các trung tâm hổ trợ các vùng, mọi người phổ biến Pháp Luân Công, có vùng đã làm hình thức như là tổ chức khóa giảng. Tốt hơn là chư vị đừng nên gọi đó là 'tổ chức khóa giảng'. Chúng ta có thể dùng danh từ khác. Lý do là vì khi chư vị mở khóa giảng, không ai được giảng Pháp, tất nhiên là chư vị không thể làm được. Nếu ai mà đứng lên và giảng Pháp Luân Công, nếu họ nói rằng mọi người phải làm như thế này hay nếu họ giảng Pháp, thì họ đang giảng tà pháp và đang phá hoại Pháp. Chỉ có một Pháp Luân Ðại Pháp. Nếu họ dùng quyển sách [của tôi] và đọc lớn ra thì không sao; nếu phụ đạo viên trưởng của trung tâm cử người đọc sách lớn lên thì không sao.

Thêm nữa chư vị có thể tổ chức cho người khác xem băng hình. Tôi nói là băng mà có đầy đủ khóa giảng của tôi. Họ có thể xem bài giảng số một và ngừng lại và tập các bài công pháp; ngày kế họ có thể xem bài thứ hai và ngừng lại và tập các bài công pháp.

Nghe băng ghi âm cũng là một cách khác. Hơn nữa, họ nên nghe từng bài giảng theo thứ tự, sau đó chúng ta chỉ dẫn các bài tập. Thế này thì không sao cả. Mọi người có thể tập chung với nhau. Trong tương lai chúng ta sẽ dùng hình thức này, và cách này là tốt nhất. Chúng ta có thể tổ chức tập các bài tập chung với nhau, họ có thể học cách này.

Thêm vào đó, một số người đến trong nhóm nhỏ, thì có thể trực tiếp tập theo người khác tại các nơi tập luyện và sau đó đọc sách và nghe bài giảng trong băng, chỉ làm theo cách này. Nhưng một điều phải chú ý là: Chúng ta không được dạy tập luyện giống như cách điều hành của các cơ sở. Chúng ta phải làm trong phạm vi mà chúng ta có, và không được thu tiền. Không có vấn đề gì khi chúng ta mượn phòng học, mượn phòng họp, hay mượn một giảng đường khi có nhiều người. Chư vị có thể làm như thế nhưng không được thu tiền. Chúng tôi đã hoàn toàn nhấn mạnh điễm này: Chúng ta không tham gia vào việc kinh doanh. Chư vị phải chú ý điểm này. Nếu có một trường hợp đặc biệt là có nhiều học viên đến để học Pháp thì chúng ta cần một chỗ lớn hơn; tuy nhiên nếu chúng ta không mượn được chỗ, mà phải tìm mướn một chỗ với chi phí, như thế thì chư vị phải trực tiếp liên lạc với Bắc Kinh về vấn đề quá đặc biệt này. Nếu trường hợp này xảy ra, chư vị có thể thu tiền để trả cho chỗ này; tuy nhiên không được giữ một xu nào còn lại. Tóm tắc là chúng ta không được giữ tiền trong tay, trung tâm phụ đạo không được giữ tiền, và chúng ta không được làm một hoạt động nào như là kinh doanh. Tôi đã giảng ra rõ ràng cho chư vị là vì vấn đề này rất là nghiêm trọng. Công pháp của chúng ta là theo con đường chân chính, và chỉ trên vấn đề này là cơ bản khác với các công pháp khác.

V: Thượng Hải báo cáo rằng có một học viên Pháp Luân Công chưa dự một khóa giảng nào, trước khi tổ chức cho mọi người tập luyện học viên này nói: 'Sùng bái Thầy Lý Hồng Chí, học Ðại Pháp Pháp Luân công, tu luyện tâm tính và Chân-Thiện-Nhẫn,' và sau đó thì tập. Sau khi tập xong, ông ta nói: 'Chúng ta tập xong rồi. Cám ơn, Thầy.' Ông ta nói rằng có nghĩa là tõ lòng tôn kính thầy.

Ð: Người này chưa dự khóa giảng sao? (Trả lời: 'Dạ chưa.') Ðiều mà chư vị vừa nêu lên rất là quan trọng. Ðó là tại vì vừa khi các học viên trong nhiều vùng đọc qua quyển sách hay trường hợp có một vài học viên nghe các băng thâu âm, họ cảm thấy hay quá mà không biết phải làm sao. Vấn đề này có thể xảy ra. Trong tương lai có thể sẽ xảy ra ở các vùng khác. Chư vị phải chú ý đến vấn đề này. Khi chư vị nghe ai báo cáo việc này, không kể là trung tâm hổ trợ của chư vị ở vùng nào, chư vị có trách nhiệm phải cho người này biết là đừng làm như thế. Những điều thế này có thể làm cho những người chưa từng học Pháp Luân Công hành động sai mà không biết. Sự thật thì, người này chưa tham dự khóa giảng nào và không hiểu rõ nhiều điều; cho nên có thể là họ muốn làm thế để khoe khoang. Tuy nhiên đừng kết luận về người này ngay; trong tương lai sau khi người này đến dự khóa giảng thì họ biết là phải làm sao. Ðây thật sự là một rắc rối. Ðừng bỏ qua việc này. Khi biết được sự việc này, bất kể là chuyện này xảy ra ở đâu, thì trung tâm nào gần nhất là phải liên lạc với họ bằng điện thoại hay dùng phương tiện nào khác liên lại với họ. Chư vị phải giải quyết vấn đề này.

Nói Thượng Hải, khi có cơ hội trong tương lai tôi sẽ đến, bởi vì tôi đã luôn dự định như thế.

V: [Làm ơn cho biết ý kiến] Trung Tâm Phổ Thông tại Harbin tổ chức một nhóm phụ đạo đến Trường Xuân để học tập.

Ð: Tình hình ở tỉnh Harbin thì khá tốt. Sau khi họ tổ chức một nhóm phụ đạo đến Trường Xuân để dự buổi họp chia xẽ kinh nghiệm mà Trung Tâm Phổ Thông tổ chức, sự lãnh ngộ của họ trở nên khá cao và họ tổ chức nhiều hoạt động, trên phương diện này họ khá lắm. Trung Tâm Phổ Thông tại Trường Xuân đã thông báo với tôi tình hình ở Harbin. Tôi biết về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng mùa hè ở Harbin rất tốt, nhất là khi người ta ngồi chung quanh bờ sông để đọc sách chung với nhau, rất tốt.

V: [Làm ơn cho ý kiến] Tỉnh Daqing mời Thầy đến mở khóa giảng.

Ð: Ðừng đề cập đến vấn đề tổ chức khóa giảng nữa. Tôi sẽ xếp đặc lớn hơn. Có nhiều thiệp mời bây giờ. Tôi đã nhận 2 thiệp mời từ Daqing. Năm trước tại tỉnh Qiqiha có người từ Daqing đến đó để học.

V: [Làm ơn cho ý kiến] giới thiệu Pháp trong các vùng mà Thầy chưa mở khóa giảng.

Ð: Chư vị có thể làm thế này: Sau khi nghe Pháp tại Quảng Châu lần này, tất cả chư vị về nhà tụ tập với các học viên nào mà chưa tham dự khóa giảng để thảo luận với họ. Nếu mà chư vị đã thu băng các bài thuyết giảng thì chư vị nên tổ chức cho mọi người nghe băng ghi âm. Các băng ghi âm các bài giảng ở Jinan cũng có và tốt lắm. Chư vị nên tổ chức cho mọi người được nghe. Ðừng có nghe tất cả một lần. Sau khi nghe một phần, ngừng lại thảo luận và chia xẽ kinh nghiệm về các hiểu biết cá nhân, và mọi người chia xẽ ý tưởng của mình. Làm thế nào cho sống động hơn.

V: [Làm ơn cho biết ý kiến] vấn đề hổ trợ tài năng.

Ð: Bất kể một người giàu bao nhiêu và họ muốn hổ trợ cho Pháp Luân Công, chúng ta không được nhận. Tại sao thế? Ðó là vì nếu chư vị giữ tiền, thì có phải các trung tâm khác cũng giữ tiền không? Nếu tất cả trung tâm phụ đạo giữ tiền, trong tương lai khi liên hệ đến tiền, tâm con người sẽ biến đổi. Vì thế chúng ta không làm như thế. nếu một người muốn hổ trợ Pháp Luân Công, khi đến lúc mà phải mua tài liệu hay là khi chúng ta tổ chức một chổ học Pháp, chư vị có thể để họ giúp về việc này và họ có thể giúp chúng ta ngay lúc đó, thế thì được.

V: Khi Thiên Nhãn của các người phụ đạo khai mở thì họ hành động thế nào?

Ð: Khi Thiên Nhãn của các người phụ đạo khai mở thì họ hành động thế nào? Khi một người tập khá, đừng nói gì cả. Ðến và nói với những học viên biết là họ còn bị thiếu sót chổ nào để họ có thể thăng tiến hay chổ nào họ có trở ngại. Chư vị có thể nói với họ như thế này. Nhưng nếu chư vị nói 'Pháp Luân của quí vị lớn' hay 'Pháp Luân của người kia như thế này,' nếu chư vị nói ra những điều này thì người khác sẽ vây quanh chư vị mỗi ngày và càng ngày càng nhiều. Sẽ có người hỏi chư vị là họ tu luyện cao đến đâu rồi. Chú ý là không được tùy tiện nói ra những điều đó. Một khi chư vị nói ra thì người đó sẽ khởi tâm ràng buộc chấp chước. Chư vị hành xử đúng trong vấn đề này.

V: Một số người cho rằng sợ của họ giúp họ về vấn đề tập luyện.

Ð: Trong nhiều vùng, các vùng lạnh, tập luyện vào mùa đông rất khó! Tuy nhiên có một số cơ sở đã hổ trợ và cung cấp một nơi cho chúng ta. Có nhiều ví dụ thế này. Ðó là vì hành động của chư vị tốt, sau khi tập các bài công pháp, các học viên dọn sạch tất cả, và khi lúc tuyết rơi họ còn cào tuyết tại các sân. Vì chúng ta hành xử tốt nơi nào chúng ta đến, lẽ tự nhiên là người ta sẽ mang điều thuận lợi cho chúng ta.

V: [Làm ơn cho ý kiến] Các học viên Pháp Luân Công họp lại để chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội của họ.

Ð: Trường Xuân có làm một băng thu hình, trong đó các học viên chia xẽ kinh nghiệm kể cả khán giả cũng nôn nao vô cùng, có người thì xúc động đến khóc. Họ vui lắm bởi vì các buổi họp này sống động lắm và quan cảnh rất tốt. Cũng giống như có người vừa nói đây, đó là khối trường, trong đó không có thiếu chi cả chỉ có tôi là không ở đó thôi. Cũng giống như lúc tôi mở khóa giảng, khối trường tại đó rất mạnh. Chư vị có thể nói rằng đó là buổi hợp của Pháp Luân Công, và không khác gì là một hội Pháp, vì thế tác dụng rất tốt. Khi chúng ta có nhiều học viên trong tương lai, các học viên có thể làm như thế này và chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội của mình. Học Pháp thế này có tính cách giáo dục. Các học viên chia xẽ những gì họ đạt được khi tập luyện. Có vẽ còn sống động hơn các buổi giảng của chúng tôi.

V: [Làm ơn cho ý kiến] Tất cả mọi người chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội của mình.

Ð: Khi một người đạt đến tầng rất cao thì họ biết rằng những gì họ đạt được là do cơ duyên. Khi tầng thứ của một người được tăng lên, những điều lãnh ngộ của họ không chia xẽ được. Chúng ta chỉ có thể chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội mà liên hệ đến sự đề cao bản thân qua tu Tâm tính. Chúng ta tu luyện chánh Pháp, và chúng ta không sợ những rắc rối ảnh hưởng đến chúng ta.

V: Làm sao chúng tôi giữ liên lạc tốt giữa Trung Tâm Phụ Ðạo Pháp Luân Công và Hội Khí Công địa phương?

Ð: Ðây là điều rất quan trọng. Tôi vừa giảng rằng trên nguyên lý, người trong Hội Nghiên Cứu và Khoa Học, Hội Nghiên Cứu Cơ Thể Khoa Học, hay là Hội Khí Công là: Không được làm việc phụ đạo và không được làm một vị trưởng hay phụ đạo trong Trung Tâm Phụ Ðạo của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cũng phải giữ liên lạc tốt, bởi vì Hội Nghiên Cứu Khoa Học Khí Công đã ấn định rõ ràng rằng tất cả các công pháp điều được vị Thầy của công pháp đó hướng dẫn tu luyện; trong khi đó thì họ chỉ điều hành các vấn đề hành chánh thôi. Vì chúng ta không có một tổ chức điều này, nên chúng ta điều hành lỏng lẻo. Chúng ta có thể cho họ biết ai là phụ đạo viên trưởng của trung tâm chúng ta, và khi có hội họp gì họ chỉ mời người này dự. Không có vấn đề chi cả. Nhưng nếu họ kéo các học viên chúng ta làm những gì trái ngược lại quy định của chúng ta, chúng ta không làm theo. Chư vị có thể giải thích các điều này rõ ràng. Nếu họ tổ chức hoạt động gì tốt, không liên quan đến các vấn đề khác và biểu diễn trước cả hàng trăm người, hoạt động trước đám đông, như là tổ chức tập nhiều loại khí công và tập nhiều bộ công pháp, tranh tài xem ai khá hơn, và sau đó cho giải thưởng, tôi nói làm những điều này không khác gì là phổ biến thể thao. Tham dự hoại động thể thao được, không có vấn đề gì. Nhưng nếu họ dùng công pháp của chúng ta để làm việc khác, thì không chấp nhận. Chư vị phải giảng rõ cho họ biết.

Tại địa phương thì chúng ta có thể đăng ký với họ, chư vị có thể đăng ký với họ. Thật ra khi chư vị đăng ký với họ chư vị cũng không phải làm gì nhiều, chư vị cũng không có nhiều việc gì để làm. Họ không làm việc gì ngoài vấn đề thông báo cho chư vị biết những khóa giảng do những thầy khí công nào đó mỡ và mời chư vị tham dự. Tin tưởng vào thầy khí công này còn tùy vào người học viên bản thân nhận xét. Họ sẽ kêu gọi chư vị tham dự, nhưng học viên không tham dự, đó là điều như thế. Hội Nghiên Cứu Khoa Học Khí Công thường không để ý đến vấn đề này. Trung Tâm Phổ Thông Pháp Luân Công Quảng Châu đã đăng ký với Hội Nghiên Cứu Khoa Học Cơ thể Quảng Châu, không những mới đây mà họ đã đăng ký lâu lắm rồi. Khi có hoạt động phụ đạo viên trưởng của trung tâm chúng ta tham dự, thì không có vấn đề gì. Sự liên hệ là thế. Hội Nghiên Cứu Khoa Học liên hệ mật thiết với chúng ta trong rất nhiều vùng, như là Ðô Thị Dalian, và rất nhiều người trong hội này học Pháp Luân Công; vì thế tạo thuận lợi cho Pháp Luân Công trong các hoạt động và cho mọi người tập luyện, cho nên chúng ta không bị trở ngại nào. Ðiều này rất rốt. Tức là, trong khi hợp tác và giữ liên lạc với họ, chúng ta phải giữ đúng theo tiêu chuẫn của chúng ta; có nghĩ là, chúng ta cần phải chiểu theo tiêu chuẫn của Pháp Luân Công đề ra. Còn về các vấn đề khác thì là bình thường không cần nói đến, không có vấn đề gì cả.

V: Các hòa thượng và cư sỹ thì chúng tôi phải làm sao?

Ð: Theo thời gian, có thể họ sẽ là những người cuối cùng lãnh hội [Ðại Pháp]. Tình hình bây giờ là thế, bởi vì ai đã thọ Pháp trước đây thì đã thọ rồi. Ðể xem tương lai ra sao! Trước đây khi tôi mới vừa xuất hiện ra công chúng, tôi đã được biết rõ rằng khi những người này thật sự biết được là những gì [họ tin] không có thật, thì họ không còn nơi nào mà nương tựa nữa. Một số thì sẽ trở về thế tục, còn những người khác thì sẽ tu luyện Pháp Luân Công. Có thể xảy ra như thế. Ðó là những điều trong tương lai. Còn đối với các cư sĩ thì dễ hơn. Thường thì họ tập đủ loại Khí Công khác xã hội, loại này loại kia, họ tìm đủ chỗ, và nếu tìm được Pháp Luân Công họ cũng muốn học. Thế nào cũng được, nếu họ hấp thụ được, tôi nói là lãnh hội được Pháp và thật sự ngộ được, vì họ đã học [Khí Công khác] rồi, nếu họ có thể học thì họ sẽ hiểu được. Ðiều chủ yếu là học Pháp, tổ chức để họ học Pháp.

V: Chúng tôi phải làm sao với những người bị bệnh tâm thần?

Ð: Làm thế này. Nếu họ nói chuyện và hành động bất bình thường thì khẳn định là họ không phù hợp với tiêu chuẩn tu luyện Pháp Luân Công. Mỗi khi có rắc rối gì thì hình như là có liên hệ với những người thế này: Có một trường hợp là một người xấu; một trường hợp khác là người này căn cơ tốt nhưng họ rước lấy tai họa cho họ bởi vì họ không vứt đi ràng buộc chấp chước bản thân. Ðó là hai lý do có thể xảy ra. Chúng ta phải nói với họ, và nếu họ có thể vứt đi chấp chước và tỉnh thức, thì họ sẽ tỉnh thức; nếu họ không tỉnh táo, thì chúng ta không làm gì hơn. Tất nhiên cũng có phương pháp mạnh mẽ thì tốt nhất: Nếu họ khá tốt và có thể mang ảnh hưởng tốt cho nhiều người, chúng ta có thể đọc sách cho họ nghe theo nhóm tùy theo tình trạng của họ, và hỏi rằng họ có muốn học không. Nếu họ muốn, chúng ta phải đọc sách chung với họ, chúng ta ngồi chung quanh và đọc sách hướng về người này. Khi chư vị đọc sách trong trường hợp này thì chư vị có thể chọn phần nào đó để đọc. Có phải đầu óc mơ hồ của họ là phản ảnh của họ đang bị ma quỷ hay là bị ma quỷ nhập? Ðọc sách hướng về người này để cho họ nghe. Chính người này cũng phải đọc và hiểu. Nếu Chủ Nguyên Thần của họ tĩnh dậy, họ tĩnh thức ra và nhận biết được chung quanh, thì có thể họ sẽ tĩnh thức. Nếu họ không tĩnh được và nếu họ ảnh hưởng đến sức mạnh của chúng ta, tôi nghĩ rằng đừng nên để người này ảnh hưởng đến các học viên chúng ta. Người nào mà đầu óc không tĩnh táo, nói không có đầu đuôi, cho biết là tầng thứ của họ ở đâu hay là họ có thể nói những điều bậy bạ, mơ hồ; lời nói hổn loạn là tinh thần bất bình thường, và người này thật sự có vấn đề. Vì thế người thế này, nếu họ là một phụ đạo thì phải thay thế lập tức; nếu họ là một học viên và nếu họ không sữa đổi được sau khi chư vị nói cho họ nghe, chúng ta nên khuyên là đừng tu luyện [Pháp Luân Công] nữa. Nếu họ vẫn còn tiếp tục, không ai nên nghe họ, và không ai nên đến gần họ nữa. Không ai nên cho họ một nơi để họ làm những điều đó; nếu họ không có người xem thì con quỷ [kia] không còn lợi dụng nữa. Nếu không ai nghe họ nói gì, thì họ không gây tác hại cho chúng ta được và họ sẽ không lợi dụng để làm chuyện đó nữa.

V: [Làm ơn cho ý kiến] Cửa Sổ Văn Hoá và Nghệ Thuật là sao.

Ð: Tôi đã nói về vấn đề này: Cửa Sổ Văn Chương và Nghệ Thuật. Từ quan điểm của người chủ bút của tập san này đến tác giả của bài này, ý của họ là không phải gây thiệt hại cho Pháp Luân Công; họ chỉ muốn phổ biến Pháp Luân Công, tuy nhiên họ thường viết văn từ khía cạnh văn chương. Khi viết văn chương thì người chủ bút thường bịa đặt thêm, và dùng tưởng tượng theo ý họ, và viết một cách tự do. Tôi nói với họ rằng họ nên nổ lực sáng tác chỉ khi nào đã học hiểu Pháp này của chúng ta. Người tác giả này chỉ có tham dự vài khóa giảng, nhưng sau khi tham dự khóa đầu tiên thì cảm thấy rằng [Pháp] này hay quá. Hớn hở vui mừng và bắt đầu sáng tác; tuy nhiên sự thông hiểu thì không sâu, khi tham dự các khóa giảng kế tiếp, mặc dù tác giả này nghe nhưng vì những lời văn của ông ta nằm sâu trong tâm và bận rộn ghi chú, vì thế mà không nghe rõ và cũng không hiểu nhiều. Bản thảo đầu tiên mà ông ấy đưa cho chúng tôi thì không trở ngại gì nhiều lắm. Cả đến người chủ bút cũng tham dự vài khóa giảng, sau đó lại duyệt bài này và lại còn tùy tiện thay đổi nội dung trong đó. Sau khi hiệu chỉnh xong thì bài này hoàn toàn khác hẳn, và những điều trong bài văn được đưa ra ấn hành. Tuy nhiên chúng tôi nói rằng ý của họ là không muốn gây thiệt hại cho Pháp Luân Công, khẳn định là thế. Nhưng vẫn mang tác hại nào đó cho chúng ta. Ðây là điều tôi nghĩ: Ý của họ tốt và họ không muốn gây thiệt hại gì; chỉ có là một số điều mà họ viết liên hệ đến trình độ viết văn của họ và họ dùng tưởng tượng của họ cho nên không phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp Luân Công. Tất nhiên tôi cũng chưa đọc bài nào cả, dù chỉ một bài. Chúng ta phải giải thích cho các học viên không được căn cứ vào các tác phẩm này để tu luyện. Chúng ta phải tu luyện chiểu theo sách Pháp Luân công mà đang được ấn hành, và chiểu theo các sách và băng thâu có lời của tôi trong đó. Còn về những điều liên hệ đến sự tu luyện của tôi, tôi sẽ viết xuống khi đến lúc. Tôi không muốn viết xuống trong thời gian hiện tại. Bởi vì đây là giai đoạn truyền Pháp; khi tôi viết xuống, bất kể ai có tin hay không tin, khi các học viên chưa thấu hiểu cao thâm họ có thể khởi tâm truy cầu những điều phi thường, hay công năng. Hơn nữa, ai mà không hiểu sẽ nghĩ chư vị là...

V: Làm sao chúng tôi tổ chức cho các học viên chia xẽ kinh nghiệm và sự lãnh hội của họ.

Ð: Chúng ta có thể chọn và nghe trước những gì họ muốn nói. Nhất là khi tổ chức các buổi họp đông đảo chúng ta phải duyệt các bài viết trước. Phải chú ý điều này: Nếu một học viên nói điều gì sai thì sẽ gây rắc rối cho điều chúng ta đang làm.

V: [Còn về] hổ trợ tài năng thì sao?

Ð: Cũng như tôi đã giảng vừa qua, nếu một người làm ăn khá, cơ sở của họ lớn, và họ muốn hổ trợ chúng ta, nếu họ từ ngoại quốc và muốn hổ trợ tài năng cho chúng ta và muốn giúp chúng ta, thì các trung tâm phụ đạo địa phương của chúng ta không nên chấp nhận. Cho nên chúng ta làm sao về trường hợp này nếu họ muốn đài thọ? Chư vị có thể bảo họ liên lạc với Trung Tâm Nghiên Cứu [Pháp Luân Công], và chúng ta sẽ xếp đặt và thành lập một căn cứ điều hành trung tâm. Trong tương lai các học viên của chúng ta khỏi phải chạy khắp nơi. Chúng ta sẽ có vài căn cứ tu luyện trong các vùng bắc và nam. Từ đó đến nay chúng ta chưa có nhận một sự hổ trợ nào.

V: [Tôi có một câu hỏi] về các bài tập công pháp.

Ð: Khi một người tu luyện đột phá các tầng thứ cao hơn, thì không còn dùng động tác nữa; họ chỉ ngồi thiền định mà thôi. Bất kể một người tu luyện trong Phật Gia hay Ðạo Gia, họ chỉ cần thiền thôi. Lý do là vì Công Lực tự động hình thành, cứ tự động đi lên, miễn là chư vị đề cao Tâm tính là Công Lực tăng lên. Chư vị phải cẫn thận một điều: Khi mà các động tác khác khởi lên chư vị phải chống lại. Giải thích điều này rõ ràng cho các học viên: Nếu ai thấy và đã thấy Thầy dạy họ những điều này, đó là giả, tôi chưa bao giờ dạy chư vị cách này.

V: [Tôi muốn] biết làm sao mà đánh tay ấn.

Ð: Ðừng học các thế tay ấn này. Tại sao? Bởi vì các thế tay ấn này là những lời tôi muốn nói với các học viên. Các thế tay ấn này cũng giống như lời tôi giảng hôm nay, chư vị không thể nói lời của tôi từ góc độ của tôi. Ý nghĩa là thế.

V: Báo cáo từ Quảng Ðông có người nói rằng, 'Tôi là người thừa kế cho thế hệ này của Pháp Luân Công,' và 'Tôi học cùng trường với ông Lý Hồng Chí.'

Ð: Người này đã bị ma quỷ hay là cái gì đó nhập rồi. Họ còn muốn làm tiền và muốn phá hoại Pháp Luân Công, thường thì người loại này. Ðể tôi giảng rõ điểm này cho mọi người: Chỉ có tôi là người duy nhất truyền Pháp Luân Công trên thế giới này, không ai từ thế giới Pháp Luân Ðại Pháp mà dám xuống đây để truyền. Tôi muốn nêu rõ vấn đề này cho mọi người. Tức là, không có một người nào khác làm việc này. Và cũng không có ai là cùng đồng đệ với tôi và cùng Sư Phụ với tôi. Tất cả chư vị là phụ đạo viên trưởng của các trung tâm phụ đạo, vì thế tôi có thể cho chư vị biết điều cao hơn một chút. Pháp Luân Công của chúng ta không giống như Khí Công khác, đây không phải là những gì mà tôi đã học của người này hay người kia trên thế giới này và trong kiếp này. Có thể chư vị đã đọc trong sách của chúng ta rằng tôi có các Sư Phụ như là Sư Phụ Quanjue hay là các Sư Phụ khác. Tôi cho chư vị biết Sư Phụ Quanjue, Sư Phụ Baji, v..v, những người này... Chư vị biết, khi thiên thời tiến đến giai đoạn này hay là sự việc vĩ đại này sẽ được thực hiện trong một giai đoạn nào đó trong lịch sử, các hiện tượng xảy ra khi lịch sử tiến đến giai đoạn này, hay là sự tiến hóa của lịch sử, là đều là để sửa soạn cho Pháp này. Cho nên trong tiến trình này tất cả yêu ma cũng phá hoại Pháp này. Tức là, khi tiến đến giai đoạn này, khi tôi vừa mới sinh ra không thể nào mà khai ngộ liền ngay lúc đó, và cũng không thể xếp đặt cho tôi khai ngộ khi tôi vừa sinh ra. Tôi không thể nào cứu độ người cách này, và tôi cũng không thể làm theo cách này. Trong thời gian này phải có người nào đó nhắc nhở cho tôi những điều mà tôi đã có và người này giúp tôi Khai ngộ trong phương pháp [tu luyện] của họ, đó là Sư Phụ Quanjue mà tôi đã nhắc đến. Sau khi khai ngộ tôi biết những điều của tôi, và sau đó tôi học các điều khác trong trạng thái nữa khóa để cho những điều của tôi không bị thay đổi. Nhiều người biết tôi đã đến, vì thế người này muốn cho tôi những điều tốt, người kia muốn cho tôi những điều tốt, v..v. Ý của họ không hơn gì là muốn tôi nhận thức điều của trường phái của họ để họ được bảo vệ và tồn tại trong tương lai. Tôi chỉ nói về các điều này. Nơi đây chúng tôi có thể giảng điều cao hơn. Tất nhiên có tiêu chuẩn để nhận định điều gì tốt và xấu. Nếu điều gì tốt thì chắc chắn là được bảo vệ; nếu điều gì xấu thì có thể bị trừ diệt đi. Tuy nhiên chỉ có tôi là chân chính truyền Pháp Luân Công và đảm trách việc này, tức là, tôi là người đại diện điều chân chính của trường phái Pháp Luân Công, vì thế mà không có ai khác truyền.

V: Quận Guangxi muốn thành lập trung tâm hổ trợ.

Ð: Ðược, chư vị có thể làm. Bao nhiêu người đang học hiện nay? Không quá 100 người. Ðể Quảng Châu giúp chư vị và thảo luận và giúp chư vị thành lập một trung tâm phổ thông. Chư vị mới vừa tập luyện một thời gian ngắn, vì thế chư vị có thể hỏi Quảng Châu giúp chư vị điều hành trong thời gian hiện tại. Sau này khi chư vị độc lập rồi và có thể tổ chức các hoạt động thì chư vị có thể tách rời ra

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #twrtw