Bài Giảng Thứ 8
Bài giảng thứ tám
Tịch cốc
Một số người đề cập đến vấn đề tịch cốc. Hiện tượng tịch cốc có tồn tại; không chỉ có trong giới tu luyện, trong toàn thể xã hội nhân loại chúng ta cũng có không ít người xuất hiện tình huống này. Có người không ăn không uống trong mấy năm [liền], hoặc mười mấy năm [liền], nhưng vẫn sống tốt. Có người nói tịch cốc là thể hiện của một tầng nào đó; có người nói tịch cốc là biểu hiện của thân thể tịnh hoá; cũng có người nói tịch cốc là quá trình tu luyện tại cao tầng.
Thực ra đều không phải. Vậy hỏi đó là điều gì? Trên thực tế tịch cốc chính là một phương pháp tu luyện đặc thù mà chúng ta sử dụng trong [một số] hoàn cảnh đặc định. Vào hoàn cảnh đặc định nào thì sử dụng đến nó? Vào thời Trung Quốc cổ đại, nhất là trước khi thành lập tôn giáo, có rất nhiều người tu luyện họ đều sử dụng phương pháp mật tu, tu luyện đơn độc; đi vào núi sâu hoặc chui vào hang động trong núi mà tu, tách ly xa khỏi nơi con người quần tụ sinh sống. Một khi làm như vậy sẽ động chạm đến vấn đề nguồn cấp lương thực. Nếu như họ không sử dụng phương pháp tịch cốc, thì hoàn toàn tu luyện không được, sẽ chết đói chết khát ở đó. Khi tôi từ Trùng Khánh đến Vũ Hán giảng Pháp, ngồi thuyền xuôi dòng Trường Giang về phía Đông, thì thấy hai bên bờ Tam Hiệp có một số động đá ở lưng chừng núi, nhiều vùng núi danh tiếng cũng có những [hang động] như thế. Người tu luyện trong quá khứ sau khi dùng dây để trèo vào trong, liền cắt đứt dây đi, [rồi] tu luyện ở trong động; [nếu] không tu luyện xuất lai, thì sẽ chết ở trong đó. Không có nước, không có lương thực, họ đã sử dụng phương pháp tu luyện đặc thù ấy ở trong chính hoàn cảnh cực kỳ đặc thù này.
Có nhiều công pháp đã trải qua quá trình truyền thừa như vậy, do đó nó có tịch cốc; có nhiều công pháp không có tịch cốc; các công pháp được truyền xuất ra nơi xã hội chúng ta hiện nay đa số là không có điều này. Chúng tôi giảng rằng luyện công phải chuyên nhất, chư vị không thể mong muốn theo cách con người như thế nào liền làm nấy. Chư vị cho rằng nó rất tốt, chư vị cũng muốn tịch cốc; hỏi chư vị tịch cốc làm gì? Có người cho rằng [nó] rất tốt, [nên] hiếu kỳ, hoặc cho rằng bản thân mình công phu cao rồi, có thể hiển thị này khác; các chủng tâm thái của người ta đều có [cả]. Ngay cả khi dùng phương pháp ấy tu luyện, thì cũng phải tiêu hao năng lượng của tự thân để bổ sung cho thân thể, do vậy cái được chẳng bõ cho cái mất. Như mọi người đã biết, nhất là sau khi thành lập tôn giáo, khi chư vị trong chùa ngồi thiền, bế quan, đều có người cung cấp cho chư vị trà và thức ăn, [nên] không động chạm đến vấn đề này. Nhất là chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, chư vị hoàn toàn không cần phải dùng đến phương pháp này; hơn nữa pháp môn chư vị nếu không có [nó] thì chư vị không thể [tập luyện nó mà] loạn. Nếu chư vị thật sự muốn tịch cốc, chư vị cứ thử tu. Theo tôi được biết, thông thường khi sư phụ truyền công lên cao tầng, nếu thật sự đưa người lên, [và] tại pháp môn của ông có tịch cốc, thì có thể xuất hiện hiện tượng ấy, nhưng ông không thể phổ cập [rộng rãi], thông thường đều mang đồ đệ đi mật tu, tu đơn độc.
Hiện nay cũng có các khí công sư dạy người ta tịch cốc. Tịch cốc được không? Rốt cuộc không tịch được; hỏi ai tịch được nào? Tôi thấy không ít [người] phải nhập viện, không ít người xuất hiện nguy hiểm đến sinh mệnh. Vậy tại sao xuất hiện tình huống ấy? Hiện tượng tịch cốc phải chăng không có? Có. Nhưng có một điểm: trạng thái này của xã hội người thường chúng ta, không ai được phép tự dưng phá hoại, không cho phép phá hoại. Không nói trên toàn quốc bao nhiêu người luyện công không ăn không uống, chỉ nói riêng nơi Trường Xuân này ai ai cũng không ăn không uống, tôi nói vậy thì giản tiện quá rồi! Khỏi phải vội vàng làm cơm nữa. Nông dân làm ruộng vất vả khó nhọc là thế, giờ [không ai] cần ăn nữa, rất giản tiện; cứ làm việc mãi, khỏi phải ăn. Như vậy có được không? Đó còn là xã hội nhân loại không? Khẳng định là không được, không cho phép sự việc như thế can nhiễu đến xã hội người thường trên diện rộng.
Khi một số khí công sư truyền tịch cốc, xuất hiện rất nhiều nguy hiểm. Có người chấp trước vào truy cầu tịch cốc, nhưng cái tâm kia của họ chưa hề bỏ, còn rất nhiều tâm của người thường chưa hề vứt bỏ, khi thấy đồ ăn ngon nhưng không được ăn liền thèm quá, cái tâm ấy của họ hễ khởi lên là không ổn rồi. Họ thấy rất sốt ruột phải ăn gì đó, dục vọng thăng lên liền phải ăn, không ăn cảm thấy đói. Nhưng ăn vào phải nôn ra, không ăn vào được; điều này tạo thành tinh thần căng thẳng, sợ hãi ghê lắm. Rất nhiều người đã vào bệnh viện, thực sự đã có rất nhiều người gặp nguy hiểm đến sinh mệnh. Cũng có người tìm đến tôi nhờ tôi xử lý những ca loạn bậy ấy; tôi không muốn quản sự việc này. Có những khí công sư rất hồ đồ, không ai muốn theo [xử lý] những sự loạn bậy cho họ.
Hơn nữa, chư vị tịch cốc mà gặp vấn đề, thì chẳng phải là vì tự chư vị cầu? Chúng tôi giảng rằng hiện tượng ấy tồn tại, nhưng nó không phải là trạng thái nào đó xuất hiện ở cao tầng, cũng không phải là phản ánh đặc thù gì, nó chẳng qua chỉ là một phương thức tu luyện được dùng trong một tình huống đặc thù, nhưng không thể phổ cập nó được. Có không ít người truy cầu tịch cốc, lại còn gọi nó thành tịch cốc thế này thế khác, ‘bán tịch cốc’, cũng phân thành đẳng cấp v.v. Có người nói rằng họ [chỉ cần] uống nước, có người nói [chỉ cần] ăn hoa quả; đó đều là tịch cốc giả. Sau một thời gian lâu, đảm bảo sẽ không còn được nữa. Người chân chính tu luyện; một khi vào sơn động, [thì] không ăn không uống, đó là tịch cốc chân chính.
Trộm khí
Nói về trộm khí, có người biến sắc như nói đến cọp vậy, sợ quá không dám luyện công. Nhiều vị vì giới tu luyện có người truyền nhiều thuyết như tẩu hoả nhập ma, trộm khí, v.v. mà làm cho người ta không dám luyện công, không dám tiếp xúc với khí công. Nếu như không có những thuyết ấy, có thể sẽ có nhiều người luyện công hơn nữa. Cũng có một số khí công sư tâm tính bất hảo, chuyên môn dạy những thứ ấy, làm cho giới tu luyện ô yên chướng khí; thực ra không đáng sợ như họ nói đâu. Chúng ta giảng khí chỉ là khí, dẫu cho chư vị có nói thành ‘hỗn nguyên khí’, khí này khí nọ [đi nữa]. Hễ thân thể người ta có khí, thì cá nhân ấy vẫn ở trong tầng chữa bệnh khoẻ người, cho nên chưa được tính là người luyện công. Người ta chỉ cần có khí, thì minh chứng rằng cá nhân ấy chưa đạt được đến thân thể tịnh hoá cao độ, đó chính là vẫn còn khí bệnh, điều này là khẳng định. Người trộm khí cũng ở trong tầng khí ấy thôi; chúng ta là người luyện công nào có ai cần cái khí dơ bẩn ấy? Người không luyện công khí của thân thể họ rất dơ, luyện công rồi có thể trong sáng ra. Chỗ có bệnh có thể hiển lộ ra một cục vật chất màu đen có mật độ rất cao. Luyện tiếp dần dần, đến khi thật sự đạt đến chữa bệnh khoẻ người, khí sẽ dần dần chuyển sang màu vàng. Luyện tiếp sẽ thật sự chữa bệnh khoẻ người, cũng không còn khí nữa, tức là tiến nhập sang trạng thái ‘nãi bạch thể’.
Như vậy cũng nói có khí là có bệnh. Chúng ta là người luyện công, luyện công ai còn muốn khí làm gì? Bản thân tự mình cần tịnh hoá, cớ chi còn muốn khí dơ bẩn kia chứ! Khẳng định là không cần. Người muốn khí cũng là ở trong tầng khí, ở tầng khí họ không phân biệt được đâu là khí tốt, đâu là khí xấu, họ không có bản sự ấy. Còn khối chân khí ở đan điền nơi thân thể chư vị thì họ không động đến được; chỗ nguyên khí ấy phải là người có công phu cao mới có thể động đến được. [Còn] khí dơ bẩn kia trong thân thể, thì để họ trộm lấy; có gì là quan trọng đâu. Khi tôi luyện công nếu muốn quán khí, chỉ cần nghĩ một chút, một lúc bụng này sẽ đầy ngay.
Đạo gia giảng thiên tự trang, Phật gia giảng ôm khí quán đỉnh; trong vũ trụ có [toàn là] khí, chư vị có thể suốt ngày quán vào trong. Huyệt lao cung khai mở, huyệt bách hội đả khai, chư vị quán vào trong, ý đặt đan điền, tay [bưng] khí vào trong, một lúc sẽ đầy thôi. Chư vị dẫu có quán đầy đến mấy cũng có tác dụng gì đâu? Có người khi luyện khí luyện rất nhiều, cảm thấy ngón tay trướng lên, thân thể trướng lên. Người khác đến bên, cảm nhận thấy chung quanh [vị ấy] có một trường. ‘Ái chà, bạn luyện công luyện tốt thật đấy’. Tôi nói rằng chẳng là gì cả, hỏi công ở đâu? Vẫn là luyện khí thôi, khí nhiều đến mấy cũng không thay thế được công. Mục đích luyện khí là lấy khí tốt bên ngoài giao hoán với khí bên trong thân thể, là để tịnh hoá thân thể; hỏi giữ khí ấy để làm gì? Chư vị tại tầng ấy, [khi] chưa có thay đổi về bản chất, [thì] nó cũng không phải là công. Chư vị trộm được bao nhiêu đi nữa, chư vị bất quá chỉ là cái bao khí to; hỏi có tác dụng gì? Nó chưa chuyển hoá hướng đến vật chất cao năng lượng. Do đó chư vị sợ gì, họ thật sự [muốn] trộm thì [để họ] trộm.
Mọi người thử nghĩ coi, thân thể chư vị có khí là có bệnh. Như thế khi trộm khí, chẳng phải cũng trộm luôn cả khí bệnh của chư vị có phải không? Họ hoàn toàn không phân biệt được điều ấy, bởi vì người muốn khí cũng ở tại tầng khí này [thôi], họ chưa có bản sự gì cả. Người có công sẽ không muốn khí, điều ấy là khẳng định. Không tin thì chúng ta làm thí nghiệm, [nếu họ] thật sự muốn trộm khí thì chư vị đứng ở kia cho họ trộm, một mặt chư vị nghĩ rằng đang quán khí vũ trụ vào trong, còn họ ở đằng sau trộm khí. Chư vị sẽ thấy thật là tốt, thay cho chư vị [làm] tăng nhanh tịnh hoá thân thể, chư vị đỡ khỏi phải xung quán xung quán. Bởi vì tâm mà họ xuất phát là xấu, muốn trộm lấy những thứ của người khác, dẫu rằng là [trộm lấy] thứ không tốt, họ cũng đã phạm phải việc tổn đức; do đó họ phải cấp đức cho chư vị. Nó hình thành một thứ đối lưu, một phía lấy khí của chư vị, một phía cấp đức cho chư vị. Cá nhân lấy trộm khí ấy không hiểu biết; nếu họ biết thế thì họ đã không dám làm!
Phàm là người trộm khí, sắc mặt đều xanh, đều là như vậy. Đến công viên luyện công, rất nhiều người đều là để [bài trừ khí] bệnh, bệnh nào cũng có. Người ta khi trị bệnh, là phải bài xuất ra; nhưng người trộm khí ngay cả bài xuất ra cũng không, mà lại [rước vào] thân, khí bệnh nào cũng có; ngay cả trong thân thể cũng tối đen như mực. Họ cứ tổn đức mãi, bên ngoài của họ cũng đen, trường nghiệp lực thật to lớn, đức tổn mất nhiều rồi, thì bên trong bên ngoài cũng đen. Người trộm khí nếu biết rằng bản thân mình đã thay đổi như thế, đang cấp đức cho người ta, đang làm công việc thật dại khờ như thế, thì họ đã không làm như vậy.
Có người nói rất huyền [bí] về khí: ‘Ông ở Mỹ, tôi phát khí ông có thể tiếp được; ông đợi ở ngoài bức tường, tôi phát khí ông sẽ tiếp được’. Có người rất mẫn cảm, hễ phát khí liền tiếp được ngay. Tuy nhiên khí ấy không truyền trong không gian này, nó dẫn ở không gian khác; tại không gian khác kia ở đó không có bức tường. Vì sao có khí công sư ở chỗ đất bằng phẳng phát khí, chư vị lại không cảm giác thấy gì? Ở không gian khác ấy có chỗ gián cách; do vậy khí không có lực xuyên thấu to lớn như chúng ta giảng.
[Điều] thật sự có tác dụng cũng chỉ là công. Người luyện công khi có thể phát xuất công, thì họ đã không còn khí nữa; phát xuất ra một loại vật chất cao năng lượng; dùng thiên mục mà nhìn thì thấy là một loại ánh sáng. Phát đến thân của người khác, có một cảm giác nóng bừng, trực tiếp có thể ước chế người thường. Tuy nhiên điều đó vẫn không đạt đến mục đích trị bệnh hoàn toàn; chỉ phát huy tác dụng ức chế. Muốn thật sự trị bệnh thì phải có công năng tồn tại; mỗi chủng bệnh có một chủng công năng tương ứng nhắm vào. Ở mức cực vi quan, từng vi lạp của công, đều có hình tượng giống với cá nhân chư vị. Chúng có khả năng nhận thức được người ta, đều có linh tính, là vật chất cao năng lượng; người khác dẫu có trộm lấy đi, thì chúng liệu có thể ở lại đó hay không? Chúng sẽ không ở đó, cũng không đặt lên được, [chúng] không phải là thứ của bản thân người ấy. Phàm là người luyện công chân chính, thì ai sau khi đã xuất hiện công đều có sư phụ quản; sư phụ ở đó thấy chư vị đang làm gì; lấy những thứ của người ta, thì sư phụ của họ cũng không chấp nhận.
Thu khí
‘Trộm khí’ và ‘thu khí’ không phải là những vấn đề mà chúng tôi phải giải quyết cho chư vị khi truyền công tại cao tầng. [Mà] là vì tôi còn có một mục đích như thế này: khôi phục danh tiếng của tu luyện, làm một số điều tốt, mà giảng rõ ra một số hiện tượng bất lương; trước đây không có ai giảng. Nếu mọi người chúng ta đều biết về nó, thì những người kia không thể mãi làm điều xấu nữa; một số người hễ [nói] đến những chân tướng bất minh trong khí công là biến sắc cứ như thể là nói về cọp dữ vậy.
Khí vũ trụ thật là [nhiều], có người giảng khí thiên dương, khí địa âm. Chư vị cũng là các phần tử trong vũ trụ, chư vị cứ thu [khí vũ trụ] đi. Tuy nhiên có người không thu khí vũ trụ, họ chuyên môn dạy người ta thu khí của cây; còn tổng kết ra kinh nghiệm: khí cây dương màu trắng, khí cây tùng màu vàng, rồi thu như thế nào, thu vào thời gian nào. Cũng có người nói: ‘Trước nhà tôi có cái cây, tôi đã thu khí của nó làm nó chết rồi’. Bản sự ấy được tính là gì đây? Đó chẳng phải làm điều xấu là gì? Như mọi người đã biết, chúng ta tu luyện chân chính, [chúng ta] chú trọng các tín tức có tính lương [thiện], chú trọng đến việc đồng hoá với đặc tính vũ trụ; chư vị chẳng phải nói về vấn đề Thiện là gì? Đồng hoá với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, phải chú trọng Thiện. Chư vị cứ làm điều xấu liệu có thể tăng công hay không? Có thể hết bệnh không? Chẳng phải hoàn toàn tương phản với người tu luyện chúng ta là gì? Đó cũng là sát sinh làm điều xấu! Có lẽ cũng có người nói: ‘Thầy càng giảng càng huyền [hoặc], giết động vật là sát sinh, mà giết thực vật cũng là sát sinh’. Thực ra đúng như vậy đấy, trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi; trong lục đạo luân hồi chư vị có thể biến thành thực vật; trong Phật giáo [giảng] như thế. Tại đây chúng tôi không giảng như vậy. Nhưng chúng tôi nói với mọi người, cây cũng là sinh mệnh; không chỉ là sinh mệnh, mà còn có hoạt động tư duy rất cao.
Ví dụ: có một vị ở Mỹ chuyên làm các nghiên cứu điện tử, dạy người ta dùng máy dò nói dối. Một hôm vị này có hứng khởi bèn tức thời nối hai cực của máy dò nói dối lên một cây ngưu thiệt lan hoa, rồi tưới nước vào chỗ gốc cây hoa, sau đó vị này phát hiện rằng bút điện tử của máy dò nói dối lập tức vẽ một đường cong. Đường cong ấy chính là tương đồng với loại đường cong mà đại não của người ta trong một thời gian ngắn hưng phấn, cao hứng mà sinh ra. Lúc đó vị này sửng sốt, thực vật có cảm tình là sao! Vị ấy dường như muốn chạy ra đường cái mà hô lớn: ‘thực vật cũng có cảm tình’. Khởi phát từ sự việc đó, vị ấy mau chóng triển khai nghiên cứu theo phương diện này, đã làm rất nhiều thực nghiệm.
Có một lần, vị này đặt hai cái cây với nhau, rồi bảo học sinh của mình dẫm đạp một cái cây trước mặt cái cây kia, dẫm đạp cho chết đi. Sau đó đưa cái cây kia vào phòng, nối vào máy dò nói dối; rồi bảo năm em học sinh lần lượt đi từ ngoài vào. Bốn em học sinh đầu đi vào, không có phản ứng gì cả. Đến khi học sinh thứ năm vốn đã dẫm đạp cây nọ bước vào, thì [em này] còn chưa kịp tiến đến, bút điện tử đã lập tức vẽ nên một đường cong; khi người ta sợ hãi mới có thể vẽ xuất ra đường cong như thế. Vị này kinh ngạc quá! Sự việc ấy đã minh chứng một vấn đề rất lớn: chúng ta xưa nay vẫn nhìn nhận rằng con người là sinh mệnh cao cấp, con người có khả năng cảm quan, có thể nhận thức phân biệt, có đại não, có thể phân tích. Còn thực vật cớ chi [có thể] nhận thức phân biệt được, nó không có giác quan kia mà? Trong quá khứ ai mà nói rằng thực vật có cảm quan, có tư duy, có cảm tình, có thể nhận thức được con người, thì người ta bèn nói là mê tín. Mà không chỉ có vậy, về một số phương diện [thực vật] dường như còn vượt trội hơn cả con người chúng ta hôm nay.
Có một hôm vị kia nối máy dò nói dối vào một cái cây, sau đó vị ấy nghĩ: ‘Làm thí nghiệm nào đây nhỉ? Mình đốt thử cái lá của nó xem, xem xem có phản ứng nào nhé’. Vị ấy vừa suy nghĩ như vậy, chưa có đốt, mà bút điện tử đã mau chóng vẽ ra một đường cong, chính là khi con người kêu cứu mạng mới có thể vẽ ra đường cong như vậy. Công năng siêu cảm loại này, quá khứ gọi là tha tâm thông, là một tiềm năng, bản năng của con người; tuy nhiên nhân loại ngày nay đều đã thoái hoá, chư vị cần phải tu luyện từ đầu, phản bổn quy chân, phản hồi về bản tính tiên thiên của chư vị, thì chư vị mới có thể có được nó. Vậy mà [thực vật] đã có rồi, chư vị nghĩ gì nó liền biết, nghe vậy thật là huyền [hoặc], nhưng đó là những thí nghiệm khoa học hết sức thực tại. Vị này đã làm các thí nghiệm, còn có công năng dao khống từ cự ly xa. Luận văn của vị ấy sau khi công bố ra, toàn thế giới rất chấn động.
Các nhà nghiên cứu thực vật tại các quốc gia đều đang triển khai nghiên cứu theo phương diện này, ở nước ta cũng có làm; điều ấy đã không còn là thứ gì mê tín nữa. Hôm rồi tôi đã giảng một câu, rằng những gì phát sinh, phát minh và phát hiện nơi nhân loại chúng ta hôm nay đã đủ để cải biến sách giáo khoa hiện nay của chúng ta rồi. Nhưng do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, người ta không muốn thừa nhận nó, và cũng chưa có ai chỉnh lý một cách có hệ thống những điều ấy.
Ở một công viên ở [tỉnh] Đông Bắc, tôi thấy một đám cây tùng đã chết gục. Không biết được một số người kia luyện là luyện thứ gì, lăn lộn khắp đất, lăn lộn xong rồi, chân thu [khí] thế này, tay thu [khí] thế kia, và sau một thời gian không lâu đám cây tùng ấy vàng [úa] rồi chết cả. Chư vị đang làm việc tốt hay xấu đây? Đứng tại góc độ người luyện công chúng ta mà xét, ấy là sát sinh. Chư vị là người luyện công thì chư vị cần phải làm người tốt, dần dần đồng hoá với đặc tính vũ trụ, bỏ những thứ không tốt của mình. Còn nếu đứng tại góc độ người thường mà xét, [đó] cũng không phải làm việc tốt, mà là phá hoại của công, phá hoại cây xanh, phá hoại cân bằng sinh thái; đứng tại góc độ nào mà giảng cũng thấy không phải việc tốt. Khí trong vũ trụ thật là [nhiều], chư vị cứ thu thôi có sao đâu. Có người có năng lượng rất lớn, sau khi luyện đến một tầng nhất định, thì thật sự huơ tay một cái là khí của cả một vùng thực vật lớn lập tức thu được ngay. Nhưng bất quá chỉ là khí, thu nhiều đến mấy thì đã sao? Có người đến công viên không làm điều gì khác, họ nói: ‘Tôi không cần luyện công, tôi vừa đi vừa thu [khí] là được rồi, tôi luyện thế là xong rồi. Đắc khí là được rồi.’ Họ tưởng rằng khí là công. Người ta đến gần vị này, cảm thấy thân thể vị ấy ơn ớn lạnh. Khí thực vật ấy chẳng phải âm tính là gì? Người luyện công giảng âm dương cân bằng; thân thể vị ấy toàn là mùi dầu cây tùng, mà vẫn tưởng rằng bản thân mình luyện tốt ghê lắm.
Ai luyện công thì đắc công
Vấn đề ‘ai luyện công ai đắc công’1 là một vấn đề cực kỳ then chốt. [Khi] người khác hỏi tôi rằng Pháp Luân Đại Pháp có chỗ nào hay, tôi nói rằng Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt được ‘công luyện người’, thu ngắn thời gian luyện công; có thể giải quyết vấn đề không có thời gian luyện công, nhưng vẫn được luyện công một cách trường kỳ. Đồng thời chúng ta cũng là công pháp tính mệnh song tu chân chính, sự biến hoá thân thể vật chất này của chúng ta sẽ rất to lớn. Pháp Luân Đại Pháp còn có một chỗ tốt lớn nhất, trước đây tôi chưa từng giảng, chỉ có hôm nay tôi mới giảng xuất lai. Bởi vì nó liên quan đến vấn đề rất to lớn trong lịch sử xa xưa, cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới tu luyện; trong lịch sử từ xưa đến nay chưa có ai dám chỉ ra, và cũng không cho phép họ chỉ ra; nhưng tôi không thể không giảng [điều này].
Có đệ tử nói: ‘Mỗi lời của Đại Sư Lý Hồng Chí đều là thiên cơ, là tiết lộ thiên cơ’. Tuy nhiên chúng tôi thật sự đưa người lên cao tầng, chính là độ nhân. Phải chịu trách nhiệm đối với mọi người, có thể gánh chịu trách nhiệm ấy, do đó không phải là tiết lộ thiên cơ. Còn không chịu trách nhiệm mà nói thuyết tuỳ tiện thì chính là tiết lộ thiên cơ. Hôm nay chúng tôi nói ra vấn đề này: chính là vấn đề ai luyện công ai đắc công. Theo tôi thấy thì tất cả các công pháp hiện nay, bao gồm cả [công pháp] Phật gia, Đạo gia và Kỳ Môn công pháp từ lịch sử đến nay đều tu luyện phó nguyên thần (phó ý thức) của người ta, đều là phó nguyên thần đắc công. Chúng tôi ở đây giảng về chủ nguyên thần, chính là tư duy của bản thân mình, tự mình nếu biết rõ mình đang suy nghĩ gì, thực hiện gì, đó chính là bản thân mình thực sự. Còn phó nguyên thần làm những gì thì chư vị hoàn toàn không hay biết. Tuy nó và chư vị đồng thời xuất sinh, gọi bằng cùng một tên, làm chủ một thân thể, lớn lên cùng dạng như nhau; nhưng nói một cách chặt chẽ thì nó không phải chư vị.
Trong vũ trụ có [Pháp] lý: rằng ai mất thì được, ai luyện công thì đắc công. Các công pháp trong lịch sử đều dạy người ta khi luyện công phải mơ mơ tỉnh tỉnh, không suy nghĩ gì hết, sau đó nhập định thâm sâu, định đến mức rốt cuộc bản thân mình không còn biết gì nữa. Có người đả toạ ba giờ đồng hồ tựa như trong nháy mắt; người khác còn khâm phục định lực của họ. Thực ra họ đã luyện hay chưa luyện? Bản thân họ hoàn toàn không biết. Đặc biệt công pháp Đạo gia giảng: ‘thức thần tử nguyên thần sinh’. ‘Thức thần’ mà họ nói chính là ‘chủ nguyên thần’ mà chúng ta đề cập đến; còn ‘nguyên thần’ mà họ nói chính là cái mà chúng ta gọi là ‘phó nguyên thần’.[Nếu] ‘thức thần’ thật của chư vị mà chết, thì chư vị thực sự đã chết rồi, chủ nguyên thần thật sự không còn nữa. Có người luyện công pháp khác nói với tôi: ‘Thưa Thầy, khi con luyện công, con không nhận ra ai ở nhà con nữa’. Còn có người nói với tôi: ‘Con không giống như người ta luyện công thức khuya dậy sớm, con về nhà ngả lưng một cái, bản thân con liền xuất ra luyện công; con nằm đó xem con xuất ra luyện công’. Tôi thấy rằng như thế thật đáng buồn; nhưng cũng không đáng buồn!
Vì sao người ta độ phó nguyên thần? Lã Động Tân có câu: ‘Ta thà độ động vật còn hơn độ nhân’. Thực ra con người rất khó ngộ; bởi vì người thường chịu nhận chỗ mê của xã hội người thường, khi lợi ích hiện thực trước mắt liền không vứt bỏ cái tâm ấy được. Chư vị không tin [ư]; có người nghe xong bài giảng ra khỏi lễ đường, liền biến thành người thường; ai gây [sự] với họ, đụng phải họ, họ liền không chịu. Qua một giai đoạn thời gian, hoàn toàn không còn coi bản thân mình là người luyện công nữa. Rất nhiều người tu Đạo trong lịch sử đều thấy rõ điểm này; con người rất khó độ, chính vì chủ nguyên thần của con người mê quá rồi. Có người ngộ tính tốt, [nói] một chút là thấu [hiểu]. Một số người có giảng thế nào họ cũng không tin, họ cho rằng chư vị nói phóng đại. Chúng tôi bảo họ tu luyện tâm tính như thế, nhưng họ hễ đến chốn người thường liền muốn sao làm vậy. Họ cho rằng những lợi ích rất thiết thực, động chạm đến được, đạt được nơi người thường mới là lợi ích thiết thực, còn phải đắc những thứ ấy. Pháp mà Sư phụ giảng, nghe thì thấy có đạo lý, nhưng không thực hiện nổi. Chủ nguyên thần con người khó độ nhất, nhưng phó nguyên thần có thể thấy cảnh tượng không gian khác. Nên người ta nghĩ: ‘Ta hà tất phải độ chủ nguyên thần của ngươi, [phó nguyên thần] cũng là ngươi, ta độ nó cũng vậy phải không? Đều là ngươi mà, ai đắc mà chả là đắc, đều là ngươi đắc’.
Tôi giảng phương pháp tu luyện cụ thể của họ. Ai có công năng dao thị, có thể thấy một cảnh tượng như thế này: chư vị hễ đả toạ, chư vị liền thấy rằng vào đúng tích tắc chư vị định lại được, thì “vèo” một cái từ trong thân thể chư vị xuất ra một chư vị khác giống hệt chư vị. Tuy nhiên chư vị phân biệt được đâu là tự ngã? [Chính là] đang ngồi ở đây thôi. Chư vị thấy rằng sau khi nó xuất ra, sư phụ liền đưa nó đi tu luyện tại một không gian mà sư phụ diễn hoá ra; cũng có thể là hình thức xã hội quá khứ, cũng có thể là hình thức xã hội hiện tại, cũng có thể là hình thức xã hội không gian khác; [sư phụ] dạy nó luyện công; nó chịu khổ không ít, mỗi ngày một, hai giờ đồng hồ. Người ta luyện công xong quay trở về, thì chư vị cũng liền xuất định; đó là [những ai] có thể nhìn thấy được.
Nếu [chư vị] không nhìn thấy [được gì] thì càng đáng buồn hơn, chả biết gì cả; mơ mơ màng màng trong hai giờ đồng hồ rồi xuất định. Có người ngủ, ngủ liền một mạch hai ba tiếng đồng hồ; họ tính rằng như thế là luyện công xong; hoàn toàn giao cấp cho người ta. Đó là hoàn thành có tính gián tiếp, mỗi ngày [xếp bằng] đả toạ lâu ngần ấy. Còn có [loại] hoàn thành trong một lần; có thể mọi người đều đã nghe Đạt Ma quay mặt vào vách 9 năm; trong quá khứ có nhiều tăng nhân ngồi liền mấy thập kỷ; lịch sử có chép lâu nhất hơn 90 năm; còn có [vị] lâu hơn, bụi bám dày trên mắt, cỏ mọc khắp thân, mà vẫn còn ngồi tại nơi ấy. Đạo gia cũng giảng điều này, đặc biệt là một số Kỳ Môn công pháp giảng ngủ, ngủ một mạch liền mấy chục năm mới xuất định, không tỉnh. Tuy nhiên ai luyện đây? Phó nguyên thần của họ đã xuất ra và luyện, nếu như họ có thể thấy thì liền nhìn thấy sư phụ mang theo phó nguyên thần đi luyện. Phó nguyên thần cũng nợ nghiệp lực rất lớn, sư phụ không có bản sự tiêu trừ chỗ nghiệp lực ấy. Do đó bảo nó rằng: ngươi ở đây luyện công cho tốt, ta đi nơi khác một chuyến, rồi sau sẽ quay lại, ngươi hãy đợi ta.
Sư phụ biết rõ chuyện gì sẽ xảy đến, [nhưng] cũng phải làm vậy. Kết quả là ma đến doạ nạt nó, hoá thành mỹ nữ dẫn dụ nó, chuyện gì cũng có. Nhưng rồi thấy rằng nó thật sự không động tâm, bởi vì phó nguyên thần tương đối dễ tu hơn, nó có thể biết được chân tướng. Con ma ấy nóng mắt liền muốn giết nó, để giải hận báo thù, đã thật sự giết nó, lập tức món nợ hoàn trả xong. Bị giết xong phó nguyên thần liền phiêu đãng bay ra, như một làn khói xuất ra. Rồi chuyển sinh, thác sinh vào một gia đình bần cùng. Từ bé đã chịu khổ; đến khi lớn đến lúc có thể hiểu biết được sự việc thì sư phụ đến; tất nhiên nó không nhận ra. Sư phụ dùng công năng khai mở phần tư duy tồn trữ trong nó, lập tức [nó nhớ] nghĩ ra ngay: chẳng đúng sư phụ là gì? Sư phụ nói với nó: hiện giờ tốt rồi, có thể luyện rồi. Như vậy trải qua bao nhiêu năm, sư phụ đem những điều này khác truyền lại cho nó.
Truyền xong sư phụ lại bảo nó: ngươi còn rất nhiều tâm chấp trước cần phải bỏ, ngươi hãy trở ra đi vân du. ‘Vân du’ rất khổ, bước đi ngoài xã hội, phải xin ăn, gặp các loại người, giễu cợt nó, nhục mạ nó, khinh nhờn nó, các sự tình đủ loại đều sẽ gặp phải. Nó coi bản thân là người luyện công, dàn xếp tốt quan hệ với người ta, giữ vững tâm tính, không ngừng đề cao tâm tính, những dụ dỗ từ các loại lợi ích nơi người thường đều không làm nó động tâm; trải qua bao nhiêu năm vân du nó quay trở lại. Sư phụ nói: Ngươi đã đắc Đạo rồi, viên mãn rồi. Nếu không còn việc gì, thì ngươi trở về chuẩn bị rời đi; nếu còn việc gì, thì ngươi hãy hoàn tất sự việc ấy nơi người thường đi. Như vậy sau bao nhiêu năm, phó ý thức đã trở về; nó vừa trở về, thì bên này chủ nguyên thần cũng liền xuất định, chủ ý thức tỉnh ngủ.
Tuy nhiên họ xác thực chưa hề tu luyện, phó nguyên thần của người ta đã tu luyện, do đó phó nguyên thần đắc công. Tuy nhiên chủ nguyên thần cũng khổ, dù sao thì toàn bộ [tuổi] thanh xuân của họ đã ngồi ở nơi ấy rồi, thời gian người thường đã qua đi rồi. Vậy giải quyết sao đây? Họ cảm thấy rằng khi xuất định thì công mà mình luyện đã đến, đã có công năng rồi, họ muốn trị bệnh, muốn làm gì liền có thể làm nấy, phó nguyên thần sẽ làm họ thoả mãn. Bởi vì rốt cuộc thì họ là chủ nguyên thần, chủ nguyên thần làm chủ thân thể, là [người] quyết định. Hơn nữa ở bên này họ đã ngồi đây, một đời đã trôi qua rồi. Đến khi trăm tuổi [lâm chung] thì phó nguyên thần rời đi, [đường] ai nấy đi. Theo Phật giáo giảng, họ vẫn phải nhập lục đạo [luân hồi]. Bởi vì trong thân của họ đã tu xuất một Đại Giác Giả, nên họ đã tích được đại đức, vậy sẽ sao đây? Có thể vào đời tiếp họ sẽ làm quan lớn, phát tài lớn. Cũng chỉ có thể như vậy thôi, đó chẳng phải tu mà như không ư?
Sự việc này chúng tôi giảng xuất ra, cũng là phải mất bao nhiêu phí tổn mới được đồng ý giảng. Tôi đã chỉ ra chỗ mê từ thiên cổ, bí mật trong những bí mật tuyệt đối không thể giảng, chỉ ra căn bản của các loại phương pháp tu luyện trong tu luyện lịch sử. Chẳng phải tôi đã giảng rằng [nó] liên quan đến lịch sử uyên nguyên rất thâm sâu hay sao? Chính là nguyên nhân ấy. Chư vị thử nghĩ, hỏi gia nào, môn nào mà không tu luyện như thế? Bản thân chư vị tu tới tu lui mà chư vị không có công, chư vị chẳng đáng buồn lắm ư! Nhưng biết oán ai đây? Con người mê đến mức như thế, không ngộ, điểm hoá thế nào cũng không được. Nói cao thì nghe thấy huyền [hoặc] quá, nói thấp thì ngộ không lên được. Tôi đã thuyết [giảng] thế này, mà còn có người bảo tôi trị bệnh cho họ, tôi thật sự không biết nói sao. Chúng tôi giảng tu luyện, tu luyện lên cao tầng thì [tôi] mới có thể quản.
Pháp môn này của chúng tôi là chủ ý thức đắc công; vậy nói là chủ ý thức đắc công liền được chủ ý thức đắc công? Ai cho phép? Không phải thế, nó cần phải có điều kiện tiên quyết. Như mọi người đã biết, pháp môn này của chúng tôi không tránh né xã hội người thường [rồi mới] đi tu luyện, không tránh, không trốn tránh mâu thuẫn; ngay trong hoàn cảnh người thường phức tạp này, chư vị tỉnh táo rõ ràng, hết sức minh bạch chịu thiệt thòi tại các vấn đề lợi ích vật chất; khi bị người khác lấy mất lợi ích thiết thân, chư vị không giống như người ta mà tranh mà đấu; trong các can nhiễu tâm tính, chư vị chịu thiệt thòi; trong hoàn cảnh gian khổ như thế chư vị ‘ma luyện’ ý chí của mình, đề cao tâm tính của mình; khi có ảnh hưởng của các tư tưởng bất hảo của người thường, chư vị có thể siêu thoát xuất lai.
Mọi người thử nghĩ xem, [người] chịu khổ một cách minh bạch chẳng đúng là chư vị, [người] phó xuất chẳng đúng là chủ nguyên thần của chư vị, khi mất đi những thứ tại người thường, chẳng phải chư vị chịu mất một cách minh bạch đúng không? Công ấy nên để chư vị được, ai mất thì được. Do đó đây chính là nguyên nhân vì sao pháp môn này của chúng ta, không hề thoát ly hoàn cảnh phức tạp này nơi người thường để thực hành tu luyện. Vì sao chúng ta phải tu luyện trong mâu thuẫn người thường? Bởi vì chúng ta muốn bản thân mình đắc công. Các đệ tử chuyên tu tu luyện tại các chùa trong tương lai cũng phải vân du nơi người thường.
Một số người nói: các công pháp hiện nay cũng luyện tại người thường thì sao? Nhưng đó chỉ là phổ cập chữa bệnh khoẻ người thôi; tu luyện lên cao tầng một cách chân chính thì ngoài việc đơn truyền ra không có ai truyền công khai hết. [Ai] thật sự đưa đồ đệ [lên cao tầng], đã đưa đồ đệ đi rồi, truyền dạy riêng mà thôi. Trong bao nhiêu năm, ai giảng những thứ ấy cho quần chúng trên diện rộng? Không ai giảng cả. Pháp môn chúng tôi giảng như vậy, bởi vì chúng ta chính là tu luyện như thế, chính là đắc công như thế. Đồng thời không chỉ hàng nghìn hàng vạn thứ [cần] được cấp trong môn này của chúng tôi, đã cấp toàn bộ cho chủ nguyên thần của chư vị, thật sự để bản thân chư vị đắc công. Tôi nói rằng tôi đã làm điều mà người xưa từ trước đến nay chưa từng làm, đã mở cánh cửa [rộng] lớn nhất. Những lời này của tôi có người nghe và hiểu rõ, những điều tôi giảng thật sự không huyền [hoặc] chút nào. Cá nhân tôi có thói quen, nếu tôi có một trượng, [thì] tôi chỉ nói một thước, mà chư vị đã cho rằng tôi thổi phồng lên quá. Thực ra đó mới chỉ nói một chút đó thôi; vì sự chênh lệch quá lớn về tầng nên Đại Pháp cao thâm hơn nữa tôi không thể giảng chút gì cho chư vị.
Pháp môn này của chúng tôi tu luyện đúng là như thế, để chính bản thân chư vị thật sự đắc công; đây là lần đầu tiên từ khi khai thiên tịch địa; chư vị có thể tra lại trong lịch sử. [Nó] rất tốt là bản thân chư vị đắc công, nhưng cũng rất khó khăn. Tại hoàn cảnh phức tạp nơi người thường, trong ma sát giữa người với người, chư vị có thể thực sự vượt lên, ấy là điều khó khăn nhất. Khó là khó ở chỗ chư vị chịu thiệt thòi một cách minh bạch rõ ràng nơi lợi ích người thường, với lợi ích thiết thân [bày] trước mắt, chư vị có bất động tâm hay không; khi đấu tranh lục đục giữa người với người, chư vị có bất động tâm hay không; khi bạn bè thân quyến gặp chuyện thống khổ, chư vị có bất động tâm hay không, chư vị nhìn nhận sự việc như thế nào đây; làm người luyện công khó khăn như vậy đấy! Có một người nói với tôi: ‘Thưa Sư phụ, làm người tốt nơi người thường là được rồi, ai tu nổi lên trên được chứ?’ Tôi nghe thấy thật thương tâm! Và không nói gì với vị ấy cả. Tâm tính các dạng đều có, họ có thể ngộ cao đến đâu thì ngộ cao đến đó; ai ngộ ra thì người ấy đắc được.
Lão Tử đã nói: ‘Đạo, khả Đạo, phi thường Đạo’. Như thế [cái gì] có nhiều đầy đất nhặt lên là tu thành ngay, thì nó không trân quý. Pháp môn này của chúng tôi cho phép chư vị đắc công trong mâu thuẫn; do đó chúng ta phải phù hợp tối đa với người thường, còn về vật chất cũng không thật sự để chư vị mất mát gì cả. Tuy nhiên trong hoàn cảnh vật chất ấy chư vị phải đề cao tâm tính. Thuận tiện cũng là thuận tiện ở chỗ này, pháp môn chúng tôi là thuận tiện nhất, có thể tu luyện nơi người thường, không cần xuất gia. Và khó nhất cũng chính là khó ở chỗ này, tu luyện trong hoàn cảnh người thường phức tạp nhất. Nhưng [điểm] tốt nhất chính là tốt ở chỗ này, bởi vì nó cho phép [chính] bản thân chư vị đắc công; đây là điểm then chốt bậc nhất nơi pháp môn này của chúng ta, hôm nay tôi đã giảng rõ cho mọi người. Tất nhiên, [khi] chủ nguyên thần đắc công, [thì] phó nguyên thần cũng đắc công; tại sao? Hết thảy các tín tức, hết thảy các linh thể của thân thể chư vị và các tế bào của chư vị đều tăng công, thì tất nhiên [phó nguyên thần] cũng tăng công. Tuy nhiên lúc nào nó cũng không cao bằng chư vị; chư vị là Chủ, nó là hộ Pháp.
Giảng đến đây, tôi còn muốn nói một câu. Trong giới tu luyện chúng ta có không ít người như thế này: luôn luôn mong muốn tu luyện lên cao tầng. Đi khắp nơi cầu Pháp, tiêu tốn không ít tiền, núi Nam bể Bắc đều đã tới, đi tìm danh sư mà không gặp. Có danh tiếng không nhất định là có minh bạch. Kết quả phí công chu du các nơi, mệt thân tốn tiền, không đắc được gì cả. Công pháp tốt như thế này, hôm nay chúng tôi đã cấp cho chư vị, chúng tôi đã bưng đến tận nơi cho chư vị, đặt đến cổng nhà cho chư vị. Chính là để xem chư vị có thể tu được hay không, có thể hành được hay không. Nếu chư vị có thể [thực] hành được, thì chư vị tu; còn nếu chư vị không hành được, nếu chư vị không tu được, thì từ giờ trở đi chư vị chớ nghĩ đến tu luyện nữa. Ngoại trừ ma lừa đảo chư vị ra sẽ không ai dạy chư vị nữa; từ nay trở đi chư vị đừng tu nữa. Nếu tôi không độ được chư vị, thì không ai độ chư vị được đâu. Thực ra hiện nay muốn tìm sư phụ chính Pháp chân chính để dạy chư vị, còn khó hơn lên trời; hoàn toàn không còn ai quản nữa. Vào thời kỳ mạt Pháp, tại tầng rất cao đang ở trong mạt kiếp, càng không thể quản người thường được nữa. Đây là pháp môn thuận tiện nhất rồi, hơn nữa tu luyện trực tiếp chiểu theo đặc tính vũ trụ, tu nhanh nhất tắt nhất rồi, trực chỉ nhân tâm.
Chu thiên
Trong Đạo gia giảng đại chu thiên tiểu chu thiên; chúng tôi sẽ giảng một chút chu thiên là gì. Chu thiên mà chúng ta bình thường nói đến là nối vòng hai mạch nhâm đốc [mà thành], chu thiên ấy chỉ là chu thiên vỏ ngoài nông cạn, không đáng kể gì cả, chỉ là thứ chữa bệnh khoẻ người thôi; gọi là tiểu chu thiên. Còn một loại chu thiên nữa, không gọi là tiểu chu thiên cũng không gọi là đại chu thiên, [nó] là hình thức chu thiên tu luyện trong thiền định. Nó từ trong thân thể, từ nê hoàn chạy quanh một vòng rồi đi xuống, ở trong thân thể cho đến đan điền chuyển quanh một vòng rồi đi lên; tuần hoàn nội tại; đó là chu thiên chân chính tu luyện khi thiền định. Sau khi chu thiên loại này hình thành rồi cũng sẽ hình thành một dòng năng lượng rất mạnh mẽ, sau đó ‘nhất mạch đới bách mạch’, làm cho các mạch khác đều khai mở theo. Đạo gia giảng chu thiên, Phật giáo không giảng chu thiên. Phật giáo giảng điều gì? Khi Thích Ca Mâu Ni truyền bộ Pháp của mình đã không giảng công, không hề giảng công; tuy nhiên công Pháp của Ông cũng có hình thức diễn hoá [trong] tu luyện. Mạch trong Phật giáo chạy theo hướng nào? Bắt đầu từ huyệt bách hội bên trên thông thấu, sau đó phát triển từ đỉnh đầu xuống thân thể theo hình xoáy ốc, rốt cuộc cũng là thông qua hình thức ấy làm cho trăm mạch khai mở theo.
‘Trung mạch’ trong Mật tông cũng có mục đích ấy. Có người nói rằng không có trung mạch; vậy tại sao Mật tông có thể tu luyện xuất ra trung mạch? Thực ra tất cả các mạch trên thân thể gộp hết cả lại, có trên vạn mạch, tương tự như huyết quản ngang dọc nối vào nhau; còn có nhiều hơn cả huyết quản. Các chỗ trống của nội tạng không có huyết quản, nhưng [vẫn] có mạch. Từ đỉnh đầu cho đến các vị trí trong thân thể cũng có các mạch lạc2 ngang dọc giao nhau, tiếp nối tất cả chúng gộp lại, ban đầu có thể là không thẳng, liên kết lại đả thông. Sau đó dần dần nới rộng ra, dần dần hình thành một mạch thẳng. Lấy mạch ấy làm cái trục tự [xoay] chuyển, kéo theo một số bánh xe trong ý niệm xoay chuyển theo chiều ngang; mục đích cũng là làm tất cả các mạch trong thân thể kéo theo khai mở toàn bộ.
Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng ta tránh hình thức ‘nhất mạch đới bách mạch’ ấy; ngay lập tức yêu cầu trăm mạch đồng thời khai mở, trăm mạch đồng thời vận chuyển. Chúng ta ngay lập tức đứng tại tầng rất cao luyện [công], tránh những thứ tại [tầng] rất thấp. [Nếu theo cách] nhất mạch đới bách mạch, chư vị nếu muốn khai mở tất cả, thì có người luyện cả một đời vẫn còn khó đạt; có người phải tu luyện cả mấy chục năm, rất khó khăn. Trong rất nhiều công pháp giảng rằng một đời vẫn chưa tu thành được, có nhiều người tu luyện trong các Đại Pháp cao thâm có thể kéo dài thọ mệnh; chẳng phải họ giảng tu mệnh là gì? Có thể kéo dài thọ mệnh mà tu luyện, tu liên tục thời gian rất lâu dài.
Về cơ bản tiểu chu thiên chỉ là chữa bệnh khoẻ người, còn đại chu thiên chính là luyện công, đã là tu luyện chân chính rồi. Đại chu thiên mà Đạo gia nói đến không mạnh mẽ như của chúng ta, trăm mạch toàn bộ đánh thông hết. Của họ là một số mạch vận chuyển, ba mạch âm ba mạch dương nơi tay, dưới chân, hai bắp chân đến đầu [tóc], chạy khắp thân thể một lượt, vậy được tính là vòng tuần hoàn đại chu thiên. Hễ đại chu thiên bắt đầu [chuyển] là luyện công thật sự rồi đó, do vậy một số khí công sư không truyền [dạy] đại chu thiên; điều họ truyền chỉ là những điều chữa bệnh khoẻ người thôi. Một số người cũng giảng về đại chu thiên, nhưng họ không cài gì cho chư vị, chư vị tự mình không đánh thông ra được. Không cài gì cả, bản thân dựa vào ý niệm muốn khai mở, nói sao dễ vậy! Chỉ giống như tập thể thao, liệu có thể khai mở được không? Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ, những “cơ chế” nội tại cấp hết rồi cài cho chư vị thì mới có thể có tác dụng như vậy.
Xưa nay Đạo gia vẫn coi thân thể con người là tiểu vũ trụ, họ cho rằng vũ trụ bên ngoài lớn ngần nào, thì bên trong lớn ngần ấy, bên ngoài như thế nào, thì bên trong như thế ấy. Điều này giảng ra thật khó tin quá, không dễ mà lý giải cho được. Vũ trụ này to lớn nhường ấy, đem so sánh với thân thể người là sao? Chúng tôi giảng đạo lý này: vật lý học chúng ta hiện nay nghiên cứu các thành phần vật chất, từ phân tử, nguyên tử, điện tử, proton, quark cho đến neutrino; nhưng [kích thước] xuống đến dưới nữa thì thế nào? [Mới] đến đó mà kính hiển vi đã không thấy được rồi, xuống nữa cho đến vi lạp nhỏ nhất là gì? Không biết. Thực ra một chút xíu mà vật lý học hiện nay chúng ta hiểu biết được còn xa lắm lắm mới đến được vi lạp nhỏ nhất của vũ trụ. Lúc con người không mang tròng mắt thịt này, thì con mắt của người ta nhìn mọi thứ có thể có tác dụng phóng đại, có thể thấy được [mức] vi quan. Tầng càng cao, thì nhìn thấy được vi quan càng lớn hơn.
Thích Ca Mâu Ni tại tầng ấy, Ông đã giảng học thuyết tam thiên đại thiên thế giới, tức là trong hệ Ngân Hà này, cũng tồn tại những người có sắc thân giống như nhân loại chúng ta. [Ông] còn giảng học thuyết rằng một hạt cát cũng bao hàm tam thiên đại thiên thế giới, [điều ấy] phù hợp với nhận thức của vật lý học chúng ta hiện nay. Hình thức chuyển động của điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử và Trái Đất chuyển động xoay quanh Mặt Trời có gì khác nhau? Do đó Thích Ca Mâu Ni đã giảng, rằng tại mức vi quan, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới, nó cũng tương tự như một vũ trụ này, trong đó có sinh mệnh có vật chất. Nếu như đó là lời chân thật, mọi người thử nghĩ xem thế giới bên trong hạt cát ấy lại có hạt cát nữa phải không, như thế hạt cát ở bên trong hạt cát ấy lại cũng có tam thiên đại thiên thế giới có phải không? Như vậy thế giới bên trong hạt cát ở bên trong hạt cát ấy cũng lại có hạt cát nữa phải không? Cứ truy mãi xuống như thế thì vô cùng vô tận. Do đó Thích Ca Mâu Ni đạt đến tầng Như Lai như vậy, Ông đã giảng một câu như thế này: “Kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội”. Đại, không thấy được biên của vũ trụ; tiểu, không thấy được vật chất bản nguyên nhỏ bé nhất rốt ráo là gì.
Có khí công sư giảng: trong lỗ chân lông có thành phố, trong đó có xe lửa, xe hơi đang chạy. Nghe vậy huyền [hoặc] lắm; tuy nhiên chúng ta đứng tại góc độ khoa học mà thực sự lý giải, mà nghiên cứu, thì phát hiện rằng nói như thế không có gì là huyền [hoặc] cả. Hôm rồi khi tôi giảng khai [mở] thiên mục, có rất nhiều người khai mở thiên mục rồi thấy cảnh tượng thế này: họ phát hiện rằng cứ chạy mãi trong đường thông trong trán của mình, như thể là chạy mãi không đến đầu [bên kia]. Mỗi ngày luyện công đều chạy ra theo con đường lớn ấy, hai bên có non có nước, khi chạy còn qua những thành phố, còn thấy rất nhiều rất nhiều người, họ thấy rằng đó là ảo giác. Đó là chuyện gì vậy? Nhìn thấy rất rõ ràng, không phải ảo giác. Tôi giảng rằng tại mức vi quan nếu thân thể con người thực sự to lớn đến thế, thì đó không phải là ảo giác. Bởi vì Đạo gia luyện công xưa nay vẫn nhìn nhận rằng thân thể con người là một tiểu vũ trụ, nếu như đúng nó là một vũ trụ, thì từ thể tùng quả cho đến trán không chỉ là mười vạn tám nghìn dặm; chư vị [vẫn] chạy mãi ra, rất xa vậy.
Nếu như trong quá trình tu luyện đánh thông toàn bộ đại chu thiên xong, thì sẽ dẫn đến cho người tu luyện một loại công năng; công năng gì? Mọi người đã biết, đại chu thiên cũng được gọi là ‘tý ngọ chu thiên’, cũng được gọi là ‘càn khôn vận chuyển’, cũng được gọi là ‘hà xa vận chuyển’. Tại một tầng rất nông, sự vận chuyển của đại chu thiên hình thành một dòng năng lượng, nó sẽ dần dần gia tăng mật độ và chuyển hoá hướng lên tầng cao hơn, sẽ trở thành vành đai năng lượng có mật độ rất cao. Đai năng lượng này nó vận chuyển, trong quá trình vận chuyển, chúng tôi tại một tầng cực nông dùng thiên mục mà nhìn, thì phát hiện rằng nó có thể hoán vị khí ở bên trong thân thể: khí ở tim chạy sang ruột, khí ở gan chạy sang dạ dày … nếu như có thể thấy thì ở mức vi quan nó đang vận chuyển những thứ rất to lớn; nếu như đưa đai năng lượng ấy ra ngoài [thân] thể thì đó chính là công năng ‘ban vận’. Người có công rất mạnh thì có thể vận chuyển những thứ rất lớn, tức là ‘đại ban vận’. Người có công rất yếu có thể vận chuyển những thứ rất nhỏ, tức là ‘tiểu ban vận’. Đây là hình thức của ‘ban vận công’ và sự hình thành của nó.
Đại chu thiên [liên hệ] trực tiếp đến luyện công, do đó sẽ dẫn đến các trạng thái khác nhau và hình thức của công [khác nhau]; nó cũng đưa đến cho chúng ta một trạng thái rất đặc thù. Trạng thái gì? Mọi người có thể đã [xem] trong các cuốn cổ thư như «Thần tiên truyện» hoặc «Đan Kinh», «Đạo tạng», «Tính mệnh khuê chỉ» đều thấy viết về một câu là “bạch nhật phi thăng”, tức là ban ngày sáng tỏ người kia bay lên. Thực ra tôi nói với mọi người, hễ đại chu thiên [khai] thông một cái là cá nhân ấy có thể [bay] lên không trung, đơn giản vậy thôi. Có người nghĩ: luyện công bao nhiêu năm như thế, số người thông đại chu thiên không phải ít. Tôi nói rằng cũng không có gì là lạ nếu có hàng vạn người đã đạt đến trình độ ấy, bởi vì đại chu thiên [khai thông] rốt cuộc cũng chỉ là bước đầu trong luyện công mà thôi.
Như thế tại sao không thấy những vị ấy phiêu [đãng bay] lên? Không thấy họ trên không trung? Trạng thái của xã hội người thường không thể bị phá hoại, không thể tuỳ tiện phá hoại hoặc cải biến hình thức trạng thái xã hội người thường; con người cứ lơ lửng hết ở trên không có được không? Đó có còn là xã hội người thường không? Đó là mặt chủ yếu; một mặt khác, con người trong xã hội người thường không phải vì để làm người, mà vì để phản bổn quy chân, do đó còn có vấn đề ngộ tính. Họ thấy có nhiều người rõ ràng thực sự có thể bay lên, thì họ cũng đi tu, tức là không tồn tại vấn đề ngộ tính nữa. Do vậy nếu chư vị tu hành [được như thế] rồi, cũng không thể tuỳ tiện để người ta thấy, không được phép thị hiện cho người ta thấy, người ta còn phải tu. Do đó đại chu thiên thông rồi, chỉ cần đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc chỗ nào đó của chư vị bị khoá lại, thì chư vị không bay lên được.
Thông thường khi chúng ta sắp thông đại chu thiên, sẽ xuất hiện một trạng thái này, có người khi ngồi đả toạ thân thể cứ ngả về phía trước. Đó là vì phía lưng thông được tốt, [phía] lưng rất nhẹ nhàng, phía trước cảm thấy nặng; có người ngả về sau, chính là phía lưng thì nặng, phía trước thì nhẹ. Nếu như chư vị thật sự thông tốt được toàn bộ rồi, như thế chư vị sẽ xóc cất lên, cảm thấy như tự mình có thể nâng [người] lên, có cảm giác rời khỏi mặt đất. Một khi thật sự có thể [bay] lên, thì sẽ không cho phép chư vị [bay] lên; tuy nhiên cũng không tuyệt đối. Xuất [hiện] công năng [thường] ở hai đầu, trẻ em không có chấp trước, người già, nhất là các cụ bà không có tâm chấp trước, dễ xuất hiện công năng, dễ bảo trì. Nam giới, đặc biệt là nam thanh niên, đến khi họ có công năng, họ không tránh được tâm lý hiển thị; đồng thời họ có thể lấy đó làm một thứ công cụ cạnh tranh nơi người thường. Không cho phép tồn tại như thế. Luyện xuất được rồi thì cũng phải khoá kín nó lại. Khoá kín một chỗ nào đó, thì người ấy không bay lên được. Nói vậy cũng không tuyệt đối là không cho phép chư vị xuất hiện trạng thái ấy, có thể cho phép chư vị thử một chút, có một số người có thể bảo trì [trạng thái] như vậy.
Lớp học tại các nơi đều có tình huống như thế. Hồi tôi dạy lớp ở Sơn Đông, trong các học viên ở Tế Nam, các học viên ở Bắc Kinh cũng có; có vị nói: ‘Bạch Sư phụ, con thế nào ấy, đi đường cứ như thể rời khỏi mặt đất, nằm ngủ ở nhà cũng bay lên, ngay cả chăn đắp cũng bay lên, cứ bay lên như khí cầu vậy’. Hồi tôi dạy lớp ở Quý Dương, có một học viên cao tuổi tại Quý Châu, một cụ bà, ở nhà bà có hai chiếc giường, mỗi bên tường một chiếc. Bà ngồi đả toạ trên giường, rồi cụ bà thấy tự mình bay bổng lên, bà mở to mắt thấy rằng [mình] đã bay sang chiếc giường kia; cụ bà liền nghĩ: ‘Mình phải trở lại chứ’, liền bay trở lại.
Có một học viên ở Thanh Đảo, giờ nghỉ trưa trong phòng không có ai, ông ngồi trên giường đả toạ, ông vừa đả toạ liền bay lên, bay lên xóc rất ghê, lên cao một mét. Lên cao rồi lại rớt xuống, nẩy lên nẩy xuống tưng tưng, làm cả chăn đắp cũng rớt xuống đất. Vừa có phần hưng phấn, vừa có phần sợ hãi, rung xóc lên xuống trong suốt cả buổi trưa. Cuối cùng chuông công sở đổ, [ông] nghĩ: ‘Không thể để người ta thấy được, như thế để làm gì, lập tức dừng lại thôi’. Thế là thôi. Đó là tại sao những người già có thể giữ [tâm tính] được vững vàng. Nếu là thanh niên, tới khi có tiếng chuông công sở: ‘Đến đây [cả] đi, tôi bay lên đây này’. Đây là chỗ mà ai không dễ dàng giữ vững tâm hiển thị của mình: ‘Coi tôi luyện công tốt chưa, tôi có thể bay lên được’. Một khi họ hiển thị thì sẽ mất, không cho phép tồn tại như vậy. Sự việc như thế rất nhiều, học viên ở các nơi đều có [hiện tượng này].
Chúng ta cần lập tức trăm mạch đều khai [thông]. Mới đến hôm nay thì 80 đến 90% trong chúng ta bây giờ đã đạt trạng thái thân [thể] nhẹ nhàng, không có bệnh. Đồng thời chúng tôi đã giảng: ở trên lớp này không chỉ đẩy chư vị lên trạng thái như vậy, để thân thể chư vị hoàn toàn tịnh hoá, mà còn cài vào trong thân thể chư vị rất nhiều thứ, sao cho từ sau buổi học này chư vị có thể xuất công, như thế tương đương với việc tôi nâng chư vị lên và đưa về phía trước. Tôi đã liên tục giảng Pháp cho chư vị, tâm tính của chư vị đã liên tục phát sinh cải biến. Chúng ta có khá nhiều người sau khi ra khỏi giảng đường, chư vị sẽ cảm thấy như một người khác, đảm bảo rằng thế giới quan của chư vị sẽ có chuyển biến, chư vị biết được tương lai chư vị sẽ làm người như thế nào, không còn mơ hồ nữa; đảm bảo là như vậy, do đó tâm tính của chúng ta sẽ lên theo [kịp].
Bàn về đại chu thiên, tuy rằng không cho phép chư vị phiêu [đãng bay] lên, nhưng chư vị sẽ cảm thấy thân nhẹ nhàng, như đi trên gió vậy. Trước đây đi mấy bước là mệt, hiện nay đi [bộ] xa mấy cũng cảm thấy rất nhẹ nhàng, đạp xe đạp cảm thấy như có người đẩy, leo bậc thang cao mấy cũng không mệt; đảm bảo sẽ như vậy. [Ai] đọc sách này tự tu cũng có thể đạt đến trạng thái đáng có được giống như thế. Cá nhân tôi có thể không nói những gì tôi không muốn nói, nhưng lời mà tôi nói ra phải là lời chân thật. Đặc biệt trong tình huống như thế này, trong khi tôi giảng Pháp nếu mà tôi không nói lời chân thật, ngồi ở đây nói những lời huyền thoại, ở đây không thể không tuỳ tiện loạn giảng, thì tôi chính là đang truyền tà pháp. Tôi thực thi công việc này cũng không hề dễ dàng gì, trong vũ trụ đều đang theo dõi, chư vị mà đi sai lệch là không được.
Người bình thường biết đến chu thiên như vậy là hết; thực ra như vậy vẫn chưa [đủ]. Muốn đạt đến thân thể được vật chất cao năng lượng hoàn toàn thay thế và chuyển hoá mau lẹ nhất [có thể], còn có một vận chuyển có hướng với hình thức chu thiên, kéo theo tất cả các mạch của thân thể chư vị vận chuyển theo hướng; nó gọi là ‘mão dậu chu thiên’; có thể có một số rất ít người biết đến. Trong sách cũng có lúc đề cập đến danh từ này, nhưng không ai giảng đến nó cả, không nói cho chư vị [biết]. Đều chỉ loanh quanh nơi lý luận; [vì] đây là bí mật của những bí mật. Tại đây chúng tôi nói rõ hết cho chư vị: có thể bắt đầu từ huyệt bách hội (cũng có thể xuất phát từ huyệt hội âm), chạy dọc theo chỗ giao giới của hai mặt âm dương, qua biên của tai đi xuống, rồi theo vai đi xuống. Chạy men theo từng ngón tay từng kẽ ngón tay. Sau đó chạy theo một bên thân thể, đi xuống bàn chân, rồi lên trên háng. Rồi lại xuống phía bên kia, lại xuống đến [bàn] chân, lên theo phía bên thân thể. Chạy men theo từng ngón tay từng ngón tay, đi trọn một vòng là quay về đến đỉnh đầu; đó là mão dậu chu thiên. Người ta có thể viết cả một cuốn sách, tôi chỉ nói mấy lời ấy là đủ. Tôi cho rằng nó không có gì đáng kể là thiên cơ nào cả, nhưng người khác có thể cho rằng nó là rất trân quý, hoàn toàn không giảng; là đồ đệ chân truyền mới giảng về mão dậu chu thiên. Tuy rằng tôi đã giảng rõ ra, nhưng không ai được dùng ý niệm dẫn đạo và khống chế để luyện, chư vị mà luyện thì không còn [thuộc về] Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi nữa. Tu luyện lên cao tầng một cách chân chính là vô vi, không có hoạt động ý niệm nào hết; toàn bộ đã cấp hết cho chư vị [những gì] hình thành cả rồi. Chúng đều tự động hình thành, những cơ [chế] nội tại ấy đang diễn luyện chư vị; đến thời thì chúng sẽ tự chuyển. Một hôm khi chư vị luyện công sẽ lắc đầu; nếu đầu lắc sang bên này, thì nó chuyển thế này; nếu đầu lắc sang bên kia, thì là chuyển thế kia; cần chuyển cả hai bên.
Đại chu thiên, tiểu chu thiên thông rồi, thì khi ngồi đả toạ sẽ gật đầu; đó là hiện tượng năng lượng thông qua. ‘Pháp Luân chu thiên pháp’ mà chúng ta luyện cũng giống như thế, chúng ta sẽ luyện như thế; thực ra khi chư vị không luyện nó [vẫn] tự chuyển. Bình thường vĩnh viễn [vận] chuyển mãi; lúc chư vị luyện là để gia cường những [khí] cơ ấy. Chúng tôi vẫn giảng ‘Pháp luyện người’ phải không? Chư vị [sẽ] phát hiện rằng lúc bình thường thì chu thiên ấy vẫn liên tục tuần hoàn; [lúc] chư vị không luyện, thì khí cơ được gắn ở bên ngoài, tức là một tầng các mạch lớn bên ngoài đang kéo thân thể chư vị luyện theo, đều là tự động. Nó cũng [vận] chuyển ngược lại, [vận] chuyển cả hai chiều xuôi ngược, vào mọi thời khắc đều đang thông mạch cho chư vị.
Như vậy mục đích thông chu thiên là gì? Bản thân việc thông chu thiên không phải là mục đích luyện công. Chư vị thông chu thiên rồi, tôi nói vẫn không là gì cả. Vẫn còn tu tiếp nữa; mục đích là thông qua hình thức chu thiên ‘nhất mạch đới bách mạch’, để làm cho các mạch của thân thể, tất cả các mạch toàn bộ khai [mở]. Chúng ta đã đang làm công việc ấy rồi. Luyện tiếp nữa, có người khi đại chu thiên đang chạy liền phát hiện rằng, mạch luyện được rất rộng, giống như đầu ngón tay, bên trong rất rộng. Bởi vì năng lượng cũng rất mạnh mẽ, nên dòng năng lượng sau khi hình thành rồi cũng sẽ rất rộng, nó cũng rất sáng. Như thế vẫn chưa gì đáng kể; hỏi [cần] luyện đến mức độ nào? Cần làm cho bách mạch của thân thể người ta dần dần rộng ra, năng lượng càng ngày càng mạnh, trở nên càng ngày càng sáng. Cuối cùng làm cho hơn vạn mạch liên [kết] thành một khối, đạt đến một cảnh giới không mạch không huyệt, toàn bộ thân thể liên [kết] lại thành một khối; ấy là khi đã đạt được mục đích cuối cùng của việc thông mạch. Mục đích của nó là làm cho toàn bộ thân thể được chuyển hoá [thành] vật chất cao năng lượng.
Khi luyện đến bước này, thân thể người ta cơ bản đã được chuyển hoá [thành] vật chất cao năng lượng; tức là luyện lên đến tầng tối cao trong tu luyện thế gian pháp, nhục thân của [thân] thể người ta đã tu luyện đến đỉnh điểm nhất rồi. Khi đã đến bước này, cũng sẽ đưa đến cho họ một trạng thái; trạng thái nào vậy? Công của họ đã xuất ra vô cùng phong phú. Tất cả các công năng đặc dị (tiềm năng) của người ta [khi] tu luyện thân thể người thường, tức là trong quá trình tu luyện thế gian pháp, tất cả mọi thứ đều xuất lai; tuy nhiên [khi] tu [luyện] trong người thường thì đại bộ phận đều bị khoá lại. Ngoài ra công trụ của họ đã vươn lên rất cao, hết thảy các hình thức của công, đều đã được công mạnh mẽ gia trì đến mức rất mạnh. Nhưng chúng chỉ có tác dụng tại không gian hiện hữu này của chúng ta, chứ không thể ước chế các không gian khác, bởi vì chúng chỉ là công năng được luyện ra từ nhục thể người thường chúng ta. Tuy nhiên [chúng] đã rất phong phú. Tại các hình thức tồn tại của thân thể ở trong từng không gian, [ở] những không gian khác nhau, đều đã có biến đổi khá to lớn. Những thứ được mang theo thân thể, những thứ tại mỗi tầng được mang theo thân thể đều đã rất phong phú, trông cũng rất ghê gớm. Có người khắp thân thể đều là những con mắt, các lỗ chân lông ở khắp thân [thể] đều là con mắt, trong phạm vi khắp cả trường không gian của vị ấy đều có con mắt. Vì đây là công [pháp] Phật gia, nên có người khắp thân thể đầy những hình tượng Bồ Tát, Phật. Các hình thái các loại công đều đã đạt đến mức độ cực kỳ phong phú; ngoài ra còn có rất nhiều các sinh mệnh thể đã hiển hiện xuất lai.
Khi [đạt] đến bước này, thì nó còn xuất hiện một trạng thái, gọi là “tam hoa tụ đỉnh”. Đây là một trạng thái hết sức [rõ ràng] minh hiển, hết sức dễ thấy; người có thiên mục ở tầng không cao cũng có thể nhìn thấy được. Trên đầu có ba đoá hoa, [trong ấy] một đoá là hoa sen, nhưng không phải là hoa sen trong không gian vật chất này của chúng ta1; còn có hai đoá [hoa] nữa cũng là hoa ở không gian khác, mỹ diệu khôn cùng. Ba đoá hoa luân phiên [xoay] chuyển trên đỉnh đầu, [xoay] chuyển xuôi, [xoay] chuyển ngược; ba đoá hoa cũng tự [xoay] chuyển. Mỗi đoá hoa có một cột trụ, to bằng đường kính của hoa. Ba chiếc cột trụ lớn ấy thông thẳng lên đỉnh trời, nhưng đó không phải là công trụ; chúng có hình thức như thế; huyền diệu phi thường; [khi] bản thân chư vị nhìn thấy cũng sẽ giật mình kinh sợ. Lúc tu luyện đến bước này, thân thể rất trắng rất tịnh, da dẻ cũng rất mềm. Khi đã đến bước này, thì cũng là đã đến hình thức cao nhất trong tu luyện thế gian pháp. Nhưng đây chưa phải đỉnh điểm, còn cần tu tiếp nữa, cần tiến tiếp lên nữa.
Tiến tiếp lên nữa, là tiến nhập vào tầng quá độ giữa thế gian pháp và xuất thế gian pháp, gọi là trạng thái ‘tịnh bạch thể’ (cũng gọi là ‘tinh bạch thể’). Bởi vì thân thể tu luyện đến hình thức cao nhất trong thế gian pháp, cũng bất quá chỉ là nhục thân đã chuyển hoá đến hình thức cao nhất. Khi thật sự tiến nhập vào hình thức ấy, thì toàn bộ thân thể đã hoàn toàn được cấu thành từ vật chất cao năng lượng rồi. Vì sao gọi là tịnh bạch thể? Là vì nó đã đạt đến thuần tịnh cao độ ở mức tuyệt đối rồi. Dùng thiên mục mà nhìn, thì toàn bộ thân thể là trong suốt, giống như pha lê trong suốt, nhìn vào không thấy gì cả; sẽ thể hiện ra trạng thái như thế; nói thẳng ra, nó đã là Phật thể rồi. Bởi vì thân thể cấu thành từ vật chất cao năng lượng ấy đã khác với thân thể bản thể của chúng ta. Khi đến bước này, thì hết thảy những công năng và những thứ thuật loại đã xuất hiện trên thân thể sẽ lập tức phải toàn bộ vứt bỏ xuống, gỡ chúng xuống cho vào một không gian rất thâm sâu; [chúng] không còn [tác] dụng gì nữa, từ đó trở đi là vô dụng. Chỉ bất quá vào một hôm nào đó sau này khi chư vị đã tu thành đắc Đạo rồi, chư vị quay đầu xem xem quá trình tu luyện của mình, bèn lấy chúng ra xem xem một chút. Lúc này chỉ có hai thứ tồn tại: công trụ vẫn còn, nguyên anh tu luyện được cũng đã trở nên rất lớn. Tuy nhiên hai thứ ấy đều ở một không gian rất thâm sâu, người bình thường thiên mục không cao sẽ không nhìn thấy được, họ chỉ thấy được thân thể cá nhân ấy là một [thân] thể trong suốt.
Bởi vì trạng thái tịnh bạch thể là tầng quá độ, khi tu luyện tiếp nữa, thì thật sự đã tiến nhập sang tu luyện xuất thế gian pháp, cũng gọi là ‘tu luyện Phật thể’. Toàn bộ thân thể là do công cấu thành; khi ấy tâm tính người ta đã ổn định rồi. Bắt đầu tu luyện lại từ đầu, công năng bắt đầu xuất hiện lại từ đầu; cũng không gọi là công năng nữa, [mà] gọi là “Phật Pháp thần thông”, chúng ước chế tất cả các không gian, uy lực vô tỷ. Tương lai thuận theo việc bản thân chư vị không ngừng tu luyện, thì [về] những thứ ở tầng cao hơn nữa, tự [chư vị] sẽ biết được tu luyện như thế nào và hình thức tồn tại của tu luyện.
Tâm hoan hỷ
[Chúng ta] nói về vấn đề này, đó cũng thuộc về ‘tâm hoan hỷ’. Rất nhiều người đã trải qua luyện công lâu [năm], cũng có người chưa từng luyện công, nhưng họ đang tìm kiếm những chân lý và ý nghĩa nhân sinh vốn đã truy cầu cả một đời của mình. Đến khi học Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi, họ liền lập tức hiểu rõ ra rất nhiều vấn đề mà cả đời họ mong muốn biết rõ nhưng lại không giải được. Tuy nhiên cùng với sự thăng hoa tư tưởng của họ, thì tâm tình của họ cũng vô cùng kích động; điểm này là khẳng định. Tôi hiểu rằng, những ai tu luyện chân chính sẽ biết sức nặng của nó, họ sẽ biết trân quý [nó]. Nhưng thường hay xuất hiện vấn đề như thế này: vì sự cao hứng của con người, nảy sinh ra tâm hoan hỷ không cần thiết, cho nên họ có biểu hiện thất thường trên hình thức trong những giao tiếp giữa người với người nơi xã hội người thường, trong hoàn cảnh xã hội người thường; tôi nói rằng như thế là không được.
Phần lớn [người học] bộ công pháp này của chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường, chư vị không được làm cho mình thoát ly khỏi xã hội người thường; chư vị cần tu luyện một cách rõ ràng minh bạch. Quan hệ giữa người với người vẫn bình thường; tất nhiên tâm tính rất cao, tâm thái rất chính, đề cao tâm tính bản thân, đề cao tầng của mình, không làm chuyện xấu [chỉ] làm điều tốt; chỉ có biểu hiện như thế. Có người biểu hiện như thể là tinh thần không bình thường, như thể đã coi chán cõi hồng trần rồi, lời nói ra người ta không lý giải nổi. Người ta nói, ‘Ông này học Pháp Luân Đại Pháp rồi là thành vậy ư? Tựa như mắc bệnh tâm thần ấy’. Thực ra không phải, mà là họ quá kích động thôi, không lý trí, không theo cái lý thông thường. Mọi người thử nghĩ xem, chư vị làm thế cũng không đúng, chư vị đã lại quay sang cực đoan mất rồi; cũng là tâm chấp trước. Chư vị cần vứt bỏ nó, sinh hoạt và tu luyện một cách bình thường như mọi người. Ở nơi người thường, [nếu] mọi người đều cho rằng chư vị thần hồn điên đảo, mọi người đều không nhìn nhận chư vị như bình thường, tránh xa chư vị, không ai cung cấp cho chư vị cơ hội đề cao tâm tính, không ai coi chư vị như người bình thường, thì tôi nói như vậy không được! Do đó mọi người nhất định phải chú ý vấn đề này, chư vị nhất định phải giữ bản thân mình cho đúng đắn.
Công pháp của chúng ta không giống các công pháp bình thường khác, vốn mơ mơ màng màng, nửa mơ nửa tỉnh, thần hồn điên đảo. Công pháp chúng ta yêu cầu chư vị tu luyện bản thân mình một cách tỉnh táo minh bạch. Có người cứ nói: ‘Thưa Sư phụ, con cứ nhắm mắt lại là lắc động’. Tôi nói rằng không phải thế, chư vị đã hình thành thói quen vứt bỏ chủ ý thức của mình, hễ chư vị nhắm mắt liền buông lơi chủ ý thức của mình, đã mất rồi; chư vị đã hình thành thói quen như thế mất rồi. Chư vị ngồi đây tại sao không lắc động? Chư vị vẫn bảo trì trạng thái mở mắt, hơi hơi nhắm khẽ mắt lại thì hỏi chư vị có lắc động không? Tuyệt đối không. Chư vị cho rằng luyện khí công là phải như thế, chư vị đã hình thành khái niệm như thế, hễ nhắm mắt lại liền mất, chẳng còn biết đã đến đâu nữa. Chúng tôi giảng rằng chủ ý thức của chư vị nhất định phải thanh tỉnh, bởi vì bộ công pháp này là tu luyện bản thân chư vị, chư vị cần đề cao một cách tỉnh táo minh bạch. Chúng ta cũng có tĩnh công, bộ công pháp ấy chúng ta luyện như thế nào? Chúng tôi yêu cầu mọi người, chư vị dẫu có [nhập] định thâm sâu đến mấy cũng phải biết rằng bản thân mình đang luyện công ở đó, tuyệt đối không cho phép tiến nhập vào trạng thái không còn biết gì cả. Như vậy cụ thể sẽ xuất hiện trạng thái nào? Sẽ xuất hiện là lúc ngồi ở đó, cảm giác bản thân mình mỹ diệu hệt như đang ngồi trong vỏ trứng gà, cảm giác thoải mái phi thường, biết rằng mình đang luyện công tại đó, cảm giác toàn thân bất động. Đó là điều công pháp này của chúng ta nhất định sẽ xuất hiện. Còn một trạng thái nữa: ngồi tới ngồi lui phát hiện chân [biến] mất, không biết rõ chân đã đi đâu mất, thân thể cũng [biến] mất, cánh tay cũng [biến] mất, bàn tay cũng [biến] mất, chỉ còn mỗi cái đầu não. Luyện tiếp nữa thì thấy đầu não cũng [biến] mất, chỉ còn [mỗi] tư duy của bản thân, một chút ý niệm biết rằng bản thân đang luyện công nơi ấy. Nếu chúng ta đạt đến mức độ ấy là đủ rồi. Vì sao? Người ta luyện công trong trạng thái ấy thì thân thể đạt đến trạng thái diễn hoá đầy đủ nhất, trạng thái tốt đẹp nhất, do đó chúng tôi yêu cầu chư vị nhập tĩnh vào trạng thái ấy. Nhưng chư vị không được ngủ [hay] mê mờ đi mất; như thế có thể những thứ tốt sẽ để người khác luyện mất.
Tất cả những người luyện công chúng ta phải hết sức chú ý không được biểu hiện quá thất thường ở nơi người thường. Chư vị khởi tác dụng không tốt ở nơi người thường, người ta liền nói rằng, học Pháp Luân Đại Pháp rồi đều thành ra như thế cả; vậy cũng tương đương với phá hoại danh dự Pháp Luân Đại Pháp; phải nhất định chú ý việc này. Tại các phương diện khác và quá trình tu luyện cũng phải chú ý không được sinh tâm hoan hỷ; loại tâm này rất dễ bị ma lợi dụng.
Tu khẩu
Về ‘tu khẩu’, tôn giáo quá khứ cũng giảng. Tuy nhiên tu khẩu mà họ nói đến đặt trọng điểm vào những người tu luyện chuyên nghiệp—tăng nhân và đạo sỹ—[họ] ngậm miệng không nói. Vì là người tu luyện chuyên nghiệp, mục đích là vứt bỏ [ở] mức độ lớn hơn các tâm chấp trước của con người; họ cho rằng người ta một khi động niệm liền là nghiệp. Trong tôn giáo [người ta] phân nghiệp thành hai loại nghiệp thiện và nghiệp ác; dẫu là nghiệp thiện cũng vậy, nghiệp ác cũng vậy, dùng cái ‘không’ của Phật gia, cái ‘vô’ của Đạo gia mà xét thì đều không nên làm; do vậy họ nói: ‘Tôi không làm gì cả’. Vì không thấy được quan hệ nhân duyên của sự vật, rằng sự việc kia rốt ráo là việc tốt hay việc xấu, còn có quan hệ nhân duyên ở đó. Người tu luyện bình thường chưa [được] cao tầng đến chỗ ấy, không thấy được điều này; do đó họ lo sợ rằng bề mặt là việc tốt, nhưng thực hiện rồi có khi lại là việc xấu. Vậy nên họ gắng sức giảng ‘vô vi’, họ không làm gì cả; như thế họ tránh được việc tạo nghiệp thêm nữa. Bởi vì tạo nghiệp sẽ phải tiêu nghiệp, phải chịu khổ. Ví như người tu luyện chúng ta, đã định rõ là đến một bước nào đó sẽ khai công, chư vị đưa vào đó những thứ không cần thiết, nó đều sẽ thành khó nạn cho toàn thể việc tu luyện; do đó họ giảng vô vi.
Tu khẩu được giảng trong Phật gia, ấy là, con người ta [lúc] nói đều do ý thức tư tưởng của mình chi phối; như vậy ý thức tư tưởng kia chính là ‘hữu vi’. Nếu bản thân ý thức tư tưởng người ta vừa động niệm, nói một [lời] nào đó, làm một [điều] nào đó, chi phối giác quan hay tứ chi của con người, thì có thể là chấp trước nơi người thường. Ví như chư vị nói, [khi có] mâu thuẫn giữa người với người: ‘anh tốt đấy, nó không tốt, anh tu luyện được tốt đấy, còn nó tu luyện không có tốt’, bản thân những thứ ấy chính là mâu thuẫn. Chúng ta chỉ nói bình thường thôi: ‘tôi nên làm việc này hay việc nọ, hiện nay việc này nên thực hiện như thế này hay như thế kia’, nhưng cũng có thể vô ý làm tổn thương ai đó. Bởi vì mâu thuẫn giữa người với người rất là phức tạp; có thể vô ý tạo nghiệp. Thế là, họ giảng rằng tuyệt đối ngậm miệng không nói năng gì nữa. Quá khứ trong tôn giáo vẫn luôn luôn coi việc ‘tu khẩu’ rất [quan] trọng; đó là điều giảng trong tôn giáo.
Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng ta tuyệt đại đa số là tu luyện trong người thường (trừ những đệ tử tu luyện chuyên nghiệp), như vậy không thể tránh khỏi [cuộc sống] sinh hoạt bình thường nơi xã hội người thường và giao tiếp ngoài xã hội. Ai cũng có công tác nào đó, hơn nữa cũng cần làm công tác cho tốt; có người thực hiện công tác của mình chính là thông qua việc thuyết nói; như vậy có phải là mâu thuẫn không? Cũng không mâu thuẫn. Không mâu thuẫn ở chỗ nào? ‘Tu khẩu’ mà chúng ta giảng, khác hẳn với [tu khẩu] mà họ [giảng]. Vì pháp môn khác nhau, nên yêu cầu cũng khác nhau. Chúng ta mở miệng nói, đều [cần] chiểu theo tâm tính của người luyện công mà nói, không nói những lộng ngữ thị phi, không nói những lời bất hảo. Là người tu luyện cần chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp mà nhận định bản thân mình, [lời] nào nên nói [lời] nào không. [Lời] nào nên nói, dùng Pháp nhận định thấy phù hợp với tiêu chuẩn tâm tính người luyện công thì không thành vấn đề; vả lại chúng ta còn phải giảng Pháp, tuyên truyền Pháp, do đó không nói nữa cũng không được. Chúng ta giảng tu khẩu, ấy là những danh lợi chưa vứt bỏ được nơi người thường và những gì không liên quan gì đến công tác thực tế ngoài xã hội của người tu luyện; hoặc chuyện phiếm vô dụng giữa các đệ tử đồng môn; hoặc muốn hiển thị xuất phát từ tâm chấp trước; hoặc những điều nghe ngoài đường hay tin đồn lưu truyền; hoặc một số việc ngoài xã hội hễ đàm luận đến liền thấy hưng phấn, thích nói [về chúng]; tôi nghĩ rằng chúng đều là tâm chấp trước của người thường. Tại những phương diện này tôi cho rằng chúng ta cần tu cái miệng ấy lại, đây là ‘tu khẩu’ mà chúng tôi giảng. Các tăng nhân trong quá khứ coi việc này rất [quan] trọng, bởi vì hễ động niệm là họ đang tạo nghiệp. Do đó họ giảng “thân khẩu ý”. ‘Tu thân’ mà họ giảng ấy, chính là không làm điều xấu. ‘Tu khẩu’ chính là không nói. ‘Tu ý’ chính là luôn cả nghĩ thì cũng không nghĩ nữa. Yêu cầu những việc này của người tu luyện chuyên nghiệp trong các chùa quá khứ rất nghiêm khắc. Chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính của người tu luyện để yêu cầu bản thân mình, dàn xếp cho tốt những gì nên nói những gì không nên nói là được rồi.
1. Thuỳ luyện công thuỳ đắc công: (i) ai luyện công ai đắc công; (ii) ai luyện công người ấy đắc công.
2. Nói chung về các đường mạch-kinh-lạc trong thân thể.
3. Liên hoa, hà hoa: đều dịch là hoa sen. Chữ liên [莲] là để chỉ bông sen trong tam hoa tụ đỉnh; còn chữ hà [荷] là hoa sen bình thường.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top