Phap luan cong
PHÁP LUÂN CÔNG
(Bản tiếng Việt)
LÝ HỒNG CHÍ
Bản Dịch Việt Ngữ 4/2009
http://phapluan.org
Bản tiếng Anh: http://www.falundafa.org/book/eng/flg_2006.htm
Bản tiếng Hán: http://www.falundafa.org/book/chigb/flg.htm
Các lần cập nhật:
1, 04/03/2001
2, 09/14/2004
3, 22/12/2008
4, 24/12/2008
5, 10/04/2009 (sửa lỗi chính tả, và một số từ ngữ khó hiểu,...)
(Ðây chỉ là bản thảo và còn rất nhiều sơ sót. Rất mong những ý kiến xây dựng để bản dịch được hoàn hảo hơn.)
Luận ngữ
“Phật Pháp” tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường; nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên.
Vậy “Phật Pháp” đúng ra là gì? Là tôn giáo chăng? Là triết học chăng? Đó chỉ là nhận thức của những “học giả Phật giáo hiện đại hoá” mà thôi. Họ chỉ học lý luận, họ xem đó như phạm trù triết học để vừa phê phán vừa học [tập] và làm những cái gọi là nghiên cứu. Kỳ thực, “Phật Pháp” không chỉ là những gì ít ỏi trong kinh sách, vốn chỉ là Pháp của tầng sơ cấp của “Phật Pháp”. “Phật Pháp” là từ những lạp tử, phân tử đến vũ trụ, từ thứ nhỏ hơn cho đến lớn hơn, nhìn thấu hết thảy điều bí mật, không gì không bao [hàm], không gì bị bỏ sót. Nó là đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ, [với] những luận thuật khác nhau của các tầng khác nhau; cũng chính là điều Đạo gia gọi là “Đạo”, Phật gia gọi là “Pháp”.
Khoa học của nhân loại ngày nay dẫu phát triển đến đâu, cũng chỉ là một bộ phận của bí mật trong vũ trụ. Mỗi khi chúng tôi đưa ra những hiện tượng cụ thể trong “Phật Pháp”, liền có người nói: “Giờ đã là thời đại điện tử, khoa học rất phát triển, phi thuyền vũ trụ đã bay đến cả những tinh cầu khác, vậy còn giảng chi mấy điều mê tín cũ xưa ấy”. Nói thẳng ra, máy tính dẫu phát triển đến đâu, cũng không sao sánh nổi bộ não người, mà não người cho đến tận bây giờ vẫn là chỗ mê không thể nghiên cứu cho thấu đáo. Phi thuyền vũ trụ dẫu bay cao đến đâu, cũng không thể bay khỏi không gian vật chất này nơi nhân loại chúng ta đang tồn tại. Tri thức của nhân loại hiện đại có thể liễu giải được chỉ là những điều lẻ tẻ vô cùng thiển cận, quá cách biệt với nhận thức chân chính về chân tướng của vũ trụ. Thậm chí có người không dám nhìn thẳng, không dám tiếp xúc, không dám thừa nhận sự thực của những hiện tượng tồn tại một cách khách quan; vì họ quá bảo thủ, không muốn thay đổi quan niệm truyền thống để tư duy. Chỉ có “Phật Pháp” mới có thể khai mở những chỗ mê về toàn vũ trụ, thời-không, và [thân] thể người; Nó có thể thực sự phân biệt thiện và ác, tốt và xấu; phá bỏ hết thảy kiến [giải] sai lầm, đưa ra chính kiến.
Tư tưởng chỉ đạo về nghiên cứu phát triển của khoa học nhân loại hiện nay chỉ có thể hạn cuộc trong thế giới vật chất; sự vật được nhận thức rồi thì nó mới được nghiên cứu, [người ta cứ] theo lề lối ấy. Nhưng tại không gian chúng ta [có] những hiện tượng [tuy] nhìn không thấy sờ không được, nhưng tồn tại [một cách] khách quan, và lại có khả năng phản ánh đến không gian vật chất chúng ta, [có] biểu hiện hết sức thực tại, [người ta] lại khước từ không động chạm đến, cho đó là những hiện tượng ‘bất minh’. Người cố chấp khăng khăng vô căn cứ tìm lý do để nói rằng đó là hiện tượng tự nhiên; người có dụng ý khác đã trái với lòng mình mà chụp lên mọi thứ cái mũ lớn ‘mê tín’; người ít truy cầu lảng tránh rằng khoa học chưa đủ phát triển. Nếu nhân loại có thể nhận thức lại mới về bản thân và vũ trụ, thay đổi hoàn toàn quan niệm đã cứng nhắc, thì nhân loại sẽ có một [bước] nhảy vọt. “Phật Pháp” cho phép nhân loại thấu triệt thế giới vô lượng vô biên. Từ nghìn xưa đến nay, có thể đưa ra thuyết minh sáng tỏ đầy đủ về nhân loại, mỗi từng không gian vật chất tồn tại, sinh mệnh, cho đến toàn vũ trụ, thì chỉ có “Phật Pháp”.
Lý Hồng Chí
Ngày 2 tháng 6 năm 1992
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU........................................................................................................ 1
1. Nguồn gốc của khí công....................................................................................................... 1
2. Khí và công......................................................................................................................... 3
3. Công lực và công năng......................................................................................................... 3
(1) Công lực do sự tu luyện tâm tính mà có........................................................................... 3
(2) Công năng không phải điều mà người luyện công theo đuổi.............................................. 4
(3) Cách sử dụng công lực................................................................................................... 5
4. Thiên mục............................................................................................................................ 6
(1) Khai mở thiên mục ....................................................................................................... 6
(2) Các cấp bậc của thiên mục............................................................................................. 8
(3) Công năng dao thị.......................................................................................................... 9
(4) Các cõi không gian....................................................................................................... 10
5. Trị bệnh bằng khí công và trị bệnh ở nhà thương................................................................ 11
6. Khí công Phật gia và Phật giáo........................................................................................... 13
(1) Khí công Phật gia......................................................................................................... 13
(2) Phật giáo...................................................................................................................... 14
7. Chính pháp và tà pháp....................................................................................................... 15
(1) Bàng môn tả đạo.......................................................................................................... 15
(2) Khí công võ thuật......................................................................................................... 16
(3) Tu ngược và mượn công............................................................................................... 16
(4) Ngôn ngữ vũ trụ........................................................................................................... 17
(5) Nhập thân................................................................................................................... 18
(6) Tà pháp có thể sinh ra trong chính pháp........................................................................ 19
CHƯƠNG II PHÁP LUÂN CÔNG.......................................................................................... 20
1. Vai trò của Pháp Luân....................................................................................................... 20
2. Hình dáng của Pháp Luân................................................................................................... 21
3. Ðặc Ðiểm Của Pháp Luân Công........................................................................................ 22
(1) Pháp luyện nhân........................................................................................................... 22
(2) Tu luyện chủ ý thức...................................................................................................... 23
(3) Tu luyện không kể phương hướng hay giờ giấc............................................................. 24
4. Tính mệnh song tu.............................................................................................................. 25
(1) Thay đổi của bản thể.................................................................................................... 25
(2) Pháp Luân chu thiên..................................................................................................... 26
(3) Khai mở kinh mạch....................................................................................................... 27
5. Ý niệm............................................................................................................................... 27
6. Tầng thứ tu luyện của Pháp Luân Công............................................................................... 29
(1) Tu luyện ở cao tầng...................................................................................................... 29
(2) Các hình thức biểu lộ của công..................................................................................... 29
(3) Tu luyện xuất thế gian pháp........................................................................................... 30
CHƯƠNG III: TU LUYỆN TÂM TÍNH................................................................................... 31
1. Nội hàm của tâm tính......................................................................................................... 31
2. Mất và Ðược..................................................................................................................... 32
3. "Chân-Thiện-Nhẫn" đồng tu............................................................................................... 34
4. Bỏ tâm tật đố (ganh tỵ)...................................................................................................... 35
5. Buông bỏ mọi ràng buộc.................................................................................................... 36
6. Nghiệp Lực....................................................................................................................... 38
(1) Nguồn gốc của nghiệp.................................................................................................. 38
(2) Tiêu trừ nghiệp............................................................................................................. 40
7. Ma quỷ quấy nhiễu............................................................................................................. 41
8. Căn cơ và ngộ tính............................................................................................................. 43
9. Tâm thanh tịnh................................................................................................................... 44
CHƯƠNG IV: PHÁP LUÂN CÔNG CÔNG PHÁP................................................................ 47
1. Phật Triển Thiên Thủ Pháp (Phật Mở Ngàn Tay)................................................................ 47
2. Pháp Luân Trang Pháp (Pháp Luân Ðứng Tịnh Pháp)......................................................... 53
3. Quán Thông Lưỡng Cực Pháp (Xuyên Qua Hai Ðầu Vũ Trụ)............................................. 56
4. Pháp Luân Chu Thiên Pháp................................................................................................ 59
5. Thần Thông Gia Trì Pháp (Pháp Gia Tăng Sức Mạnh Thần Thông)..................................... 63
6. Vài điều cần thiết căn bản trong lúc luyện Pháp Luân Công................................................. 68
CHƯƠNG V: VẤN ĐÁP.......................................................................................................... 70
1. Pháp Luân và Pháp Luân Công.......................................................................................... 70
2. Các nguyên tắc và phương pháp thực hành......................................................................... 73
3. Tu luyện tâm tính................................................................................................................ 88
4. Thiên mục (mắt thứ ba)...................................................................................................... 92
5. Khổ nạn............................................................................................................................ 98
6. Các không gian và nhân loại............................................................................................... 99
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Ở xứ ta (Trung hoa), khí công xuất hiện từ xa xưa và có một lịch sử lâu dài. Vì vậy, dân chúng có một ưu thế hiển nhiên trong việc tu luyện khí công. Hai chính pháp tu luyện khí công là Khí công Phật gia và Khí công Ðạo gia đã phổ truyền rất nhiều đại pháp mà chỉ được mật truyền trong quá khứ. Phương pháp tu luyện của Đạo Gia (Trường Phái Ðạo) rất là độc đáo; và Phật Gia (Trường Phái Phật) cũng có phương pháp tu luyện riêng của họ. Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia. Trong lớp học, trước tiên tôi sẽ điều chỉnh cơ thể của quý vị lên một trạng thái thích hợp cho việc tu luyện ở cấp cao, sau đó tôi sẽ gắn Pháp Luân và khí cơ (bộ máy khí) vào trong cơ thể của quý vị. Tôi cũng sẽ dạy các bài động tác cho quý vị. Ngoài ra tôi cũng có các Pháp thân sẽ theo bảo vệ quý vị. Nhưng có những điều đó thôi cũng chưa đủ, vì mục đích để phát triển công vẫn chưa đạt được. Nó còn đòi hỏi quý vị cũng phải hiểu rõ các nguyên lý tu luyện ở cấp cao. Ðây chính là mục đích của quyển sách này.
Tôi đang giảng về công ở cao tầng. Vì vậy tôi sẽ không bàn tới sự tu luyện về một mạch, một huyệt hay một kinh lạc đặc biệt nào hết. Tôi đang giảng về đại pháp để tu luyện, một đại pháp nhằm mục đích tu luyện thật sự về cao tầng. Lúc đầu nó có thể nghe như hoang đường, nhưng đối với những người dốc chí tu luyện khí công, xem xét kỹ lưỡng và chứng nghiệm bản thân, thì tất cả bí mật đều gói trọn trong đó.
1. Nguồn gốc của khí công
Khí công mà chúng ta nói đến ngày nay, thật ra, không được gọi là khí công lúc ban đầu. Nó có nguồn gốc từ sự tu luyện bí truyền của người Trung hoa thuở xưa, hay sự tu luyện trong tôn giáo. Qua các kinh sách về Ðan Kinh, Ðạo Tạng và Ðại Tạng Kinh, không bao giờ tìm thấy hai chữ "khí công" cả. Trong giai đoạn hiện tại của nền văn minh nhân loại đương thời, khí công đã trải qua thời kỳ ấu trĩ của tôn giáo. Nó đã hiện hữu trước khi tôn giáo được thành hình. Sau khi tôn giáo được thành lập, nó đã một phần bị pha trộn bởi tôn giáo. Danh xưng nguyên thủy của nó là "Ðại Pháp Tu Phật" hay là "Ðại Pháp Tu Ðạo". Hơn nữa, nó cũng có thời được mang tên như là "Kim Đan Cửu Chuyển", "La-Hán Pháp", "Thiền Kim Cang", v..v. Bây giờ chúng ta gọi là "khí công" để thuận theo ý thức hệ tân thời hơn và cũng để dễ dàng phổ biến trong xã hội. Khí công thật ra đã có mặt ở Trung hoa với mục đích rất thuần túy là tu luyện bản thân con người.
Khí công không phải do nhân loại của chúng ta phát minh ra. Nó có một lịch sử khá lâu dài và xa xôi trong quá khứ. Vậy chứ khi nào thì khí công được biết tới? Có người nói rằng khí công được thịnh hành dưới đời nhà Ðường và có một lịch sử khoảng ba ngàn năm. Có người nói rằng nó có một lịch sử khoảng năm ngàn năm, trải dài như nền văn minh Trung quốc. Có người nhận xét từ các di tích khảo cổ và cho rằng nó có một lịch sử khoảng bảy ngàn năm. Tôi thấy khí công không được phát minh ra bởi nhân loại đương thời. Nó thuộc về nền văn hóa tiền sử. Theo sự tra cứu của những người có công năng[1], vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống đây là một hợp thể sau chín lần bị nổ tung ra. Hành tinh chúng ta đang ở đã bị hủy diệt nhiều lần rồi. Sau mỗi lần như vậy trái đất đã được phối trí lại và nhân loại bắt đầu sinh xôi nảy nở trở lại. Hiện tại, chúng ta đã khám phá được nhiều điều trong thế giới tiến vượt xa nền văn minh đương thời. Dựa vào học thuyết tiến hóa của Darwin, con người tiến hóa từ loài khỉ, và nền văn minh không vượt quá mười ngàn năm trở lại. Nhưng các khám phá về di tích khảo cổ cho thấy trong các hang động ở dãy núi Alps (Bên Âu Châu có các bức vẽ trên vách đá đã xuất hiện cách đây khoảng 250,000 năm, mà giá trị nghệ thuật rất cao, vượt hẳn khả năng của người thời nay. Trong viện bảo tàng của Ðại Học Quốc Gia ở Peru có một tảng đá lớn khắc hình người cầm một viễn vọng kính đang quan sát các thiên thể. Hình này đã có cách đây trên 30,000 năm. Như quý vị biết, Ga-li-lê chế ra một kính viễn vọng để xem thiên văn với độ lớn 30 lần vào năm 1609, tức là chỉ cách đây hơn 300 năm. Làm sao có thể có một kính viễn vọng cách đây 30,000 năm được? Có một thanh sắt ở Ấn Ðộ mà chất sắt đạt đến một tỷ lệ 99 phần trăm ở trong đó. Kỹ thuật luyện kim tân thời không thể nào sản xuất được sắt với độ tinh khiết cao như vậy, vì nó đã vượt xa trình độ kỹ thuật tân thời. Ai đã tạo ra nền văn minh đó? Lúc đó loài người có lẽ chỉ là các sinh vật vi tế, vậy làm sao có khả năng sáng tạo ra các điều này? Các khám phá này gây chú ý cho các khoa học gia toàn thế giới. Vì không thể giải thích các điều này nên người ta gọi chung nó là nền “văn hoá tiền sử".
Trình độ khoa học khác biệt nhau ở mỗi thời kỳ, có thời kỳ nó tương đối cao, vượt xa trình độ nhân loại đương thời. Tuy vậy những nền văn minh đó đã bị hủy diệt. Vì lý do đó, tôi nói rằng khí công không được phát minh hay tạo ra bởi người thời nay, nhưng được người thời nay phát hiện và làm cho hoàn hảo hơn, nó thuộc về nền văn hóa tiền sử.
Khí công thật ra không chỉ là sản phẩm của xứ ta, nó cũng có mặt tại các nước khác. Tuy vậy nó không được gọi là khí công, các nước tây phương như là Hoa kỳ, Anh quốc,v..v gọi nó là ảo thuật. Có một ảo thuật gia ở Mỹ tên là David Cooperfield, thật ra anh ta có mang một số công năng, làm cho anh ta có thể biểu diễn màn đi xuyên qua bức Vạn Lý Trường Thành. Khi sắp sửa bước xuyên qua bức tường, anh ta dùng một tấm vải trắng để che anh ta lẫn bức tường lại, và rồi đi xuyên qua nó. Tại sao anh ta đã làm như vậy? Vì theo cách đó, phần lớn người ta sẽ nhìn nó như là một màn trình diễn ảo thuật. Nó phải được làm theo lối này vì anh ta biết rằng có rất nhiều cao nhân ở Trung quốc. Anh ta sợ sẽ bị ảnh hưởng bởi những người này, vì vậy anh ta đã tự che mình lại trước khi bước vào bức tường. Khi từ bức tường đi ra, anh ta dơ một tay ra kéo tấm vải lên trước và bước ra ngoài. Người Trung hoa có câu tục ngữ là: "Người trong cuộc mới hiểu rõ sự tình, còn người ngoài chỉ thấy sự náo nhiệt", theo lối này thì khán giả nghĩ rằng đó là một trò ảo thuật. Lý do họ gọi những công năng này là trò ảo thuật, vì họ không dùng nó để tu luyện thân thể, mà chỉ dùng để biểu diễn các phép thuật và trình diễn giúp vui trên sân khấu. Vì vậy, ở cấp thấp, khí công có thể làm thay đổi các trạng thái vật lý của thân thể con người, đạt đến mục đích chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe (khu bệnh kiện thân); Ở cấp cao, khí công chính là tu luyện bản thể[2].
2. Khí và công
“Khí” mà chúng ta nói đến hiện nay đã được người thời xưa gọi là “Khí”. Cả hai trong cốt tủy của nó đều ám chỉ khí của vũ trụ, tức là một loại vật chất vô hình vô tướng trong vũ trụ. Nó không liên hệ gì đến khí trong không khí. Qua sự tu luyện, năng lượng của chất liệu này trong cơ thể con người sẽ trở nên hoạt động, làm thay đổi trạng thái vật lý của cơ thể, đạt đến tác dụng để trừ bệnh và khỏe mạnh. Nhưng khí vẫn chỉ là khí. Quý vị có khí, người khác cũng có khí. Khí với khí không có tác dụng kiềm chế lẫn nhau. Có người cho rằng khí có thể trị bệnh được; hay cho rằng quý vị có thể phát khí ra để trị bệnh cho người nào đó. Các lời này rất phản khoa học, vì từ căn bản khí không thể chữa được bệnh tật gì hết. Khi người luyện công vẫn còn mang khí trong mình, có nghĩa là họ chưa đạt đến trạng thái Thân Trắng Như Sữa (Nãi Bạch Thể), tức là họ vẫn còn mang bệnh tật trong người.
Một người luyện công đến trình độ cao không phát khí, thay vào đó họ phát ra một chuỗi cao năng lượng, chất cao năng lượng này thể hiện dưới hình thức ánh sáng với các hạt vi tử rất mịn và rất đậm đặc. Ðây là công, chỉ khi đó nó mới có tác dụng kiềm chế người thường, mới có thể chữa bệnh cho họ. Có câu châm ngôn như thế này: "Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh". Nó có nghĩa là người tu luyện theo chính pháp mang năng lượng thật to lớn trên mình họ, bất kỳ nơi nào họ đi qua, họ có thể điều chỉnh bất cứ tình trạng bất thường nào đó trong vùng ảnh hưởng bởi năng lượng của họ và thiết lập lại trạng thái bình thường. Chẳng hạn nhưbệnh tật trong cơ thể con người chỉ là điều kiện bất bình thường đang xảy ra trong cơ thể đó, các bệnh tật sẽ hết sau khi tình trạng này được sửa chữa. Nói rõ hơn nữa công chính là năng lượng. Công có các biểu hiện vật chất, qua sự tu luyện, người luyện công có thể kinh nghiệm và nhận xét được sự tồn tại khách quan của nó.
3. Công lực và công năng
(1) Công lực do sự tu luyện tâm tính mà có
Cái công[3] thật sự quyết định cấp bậc công lực[4] của một người không đến từ sự tập luyện các động tác, nó đến từ sự chuyển hóa của chất "đức" và từ sự tu luyện tâm tính. Quá trình chuyển hóa này không phải là thành quả của việc bắc nồi đặt lò (an đỉnh thiết lư), sắt thuốc luyện đan (thái dược luyện đan) như người thường tưởng tượng ra. Cái công mà chúng tôi nói ra đây được sinh sản phía bên ngoài của cơ thể, bắt đầu từ phân nửa dưới của cơ thể, tùy theo sự nâng cao tâm tính nó phát triển lên phía trên theo hình xoắn ốc, và được tạo thành trọn vẹn ở phía ngoài cơ thể, sau đó nó phát triển thành ra một cột trụ công (công trụ) ở trên đỉnh đầu. Cột trụ công cao đến đâu quyết định công của một người cao đến đó. Cột trụ công hiện hữu trong một không gian được giấu kín và rất sâu thẳm nên người thường không dễ gì nhìn thấy nó được.
Công năng[5] được gia tăng sức mạnh bởi công lực, công lực càng cao và cấp bậc của một người càng cao thì công năng của một người càng mạnh và càng dễ vận dụng những quyền năng này; Người với công lực thấp có các công năng nhỏ hơn, khó vận dụng chúng hơn, thậm chí không thể vận dụng được. Công năng tự nó không biểu hiện cấp bậc công lực của một người hay là trình độ tu luyện của một người. Công lực là yếu tố quyết định trình độ của một người chứ không phải là công năng. Một số người tu theo phương thức "khóa kín", công lực của họ rất cao, nhưng không nhất định có nhiều công năng. Công lực là yếu tố quyết định, và do sự tu luyện tâm tính mà có. Ðây là điều then chốt nhất.
(2) Công năng không phải điều mà người luyện công theo đuổi
Mọi người luyện công đều quan tâm đến công năng, các phép thần thông rất lôi cuốn và hấp dẫn trong xã hội, và nhiều người muốn có nó. Nhưng nếu tâm tính không tốt, người ta sẽ không có thể có được những quyền năng này.
Vài công năng có thể được sở hữu bởi người thường, như khai mở thiên mục, thiên nhĩ, thần giao cách cảm và biết trước tương lai. Nhưng những quyền năng nay thay đổi tùy theo mỗi cá nhân, chúng nó không thể hiện ra cùng một lượt trong trạng thái tiệm ngộ (giác ngộ từ từ). Vài công năng không thể nào được ban cho người thường, chẳng hạn như việc biến chuyển một loại vật thể trong không gian vật lý này thành ra một loại vật thể khác, đây không phải là thứ mà người thường có thể có được. Các công năng vĩ đại có được nhờ sự tu luyện trước từ tiền kiếp. Pháp Luân Công phát triển thuận theo các luật của vũ trụ, vì vậy các công năng nào có trong vũ trụ cũng đều có trong Pháp Luân Công, tất cả đều tùy thuộc vào cách thức tu luyện của người luyện công. Ý nghĩ để có được vài công năng không bị xem là sai trái, tuy vậy, đeo đuổi theo chúng một cách quá trớn không được xem như một tư tưởng bình thường và sẽ sinh ra các hậu quả xấu. Công năng không được sử dụng nhiều cho lắm khi đạt được ở cấp thấp, trừ phi sử dụng chúng để biểu diễn khả năng của người đó trước mặt các người thường khác và trở thành người trội hơn giữa đám đông. Trong trường hợp này, nó cho thấy tâm tính của người đó không cao lắm và đúng ra không nên cấp công năng cho người đó. Vài công năng nếu giao cho người với tâm tính xấu có thể được sử dụng để làm điều sai trái, vì tâm tính của họ không chín chắn nên không bảo đảm là họ sẽ không làm điều xấu.
Nhìn từ một khía cạnh khác bất cứ công năng nào có thể tiết lộ và biểu diễn thì không thể được sử dụng để thay đổi xã hội loài người hay là để sửa đổi sinh hoạt bình thường trong xã hội. Những công năng thứ thiệt không được phép tiết lộ và biểu diễn, vì tầm ảnh hưởng và sự nguy hiểm quá rộng lớn. Chẳng hạn như là người ta không được biểu diễn phá sập một tòa nhà lầu lớn. Nhất là đối với các quyền năng vĩ đại, trừ phi những người mang sứ mạng đặc biệt, các công năng vĩ đại đều không được cho phép sử dụng, cũng như không có thể tiết lộ chúng vì các thượng sư khống chế việc này.
Tuy nhiên một số người thường nài nỉ các thầy khí công biểu diễn, bắt buộc họ tiết lộ các công năng để cho các người này có thể trông thấy. Người có công năng thường không muốn sử dụng chúng để biểu diễn, vì họ không được phép tiết lộ chúng ra, đem chúng ra sử dụng sẽ có tầm ảnh hưởng đến tình trạng của toàn xã hội. Người chân chính với nhiều đức tính tốt không được phép sử dụng các công năng của họ nơi công cộng. Vài thầy khí công cảm thấy rất khó chịu trong lúc trình diễn, sau khi trở về nhà họ muốn khóc thét lên. Xin đừng buộc họ phải biểu diễn! Họ sẽ cảm thấy rất bối rối khi phải tiết lộ những thứ đó. Tôi thấy rất ác cảm khi đọc một tạp chí mà một học viên đang cầm trên tay. Nó đề cập tới một hội nghị khí công quốc tế đang được tổ chức, người có công năng có thể tham dự một cuộc đọ sức, người nào có quyền năng mạnh nhất có thể đi dự hội nghị đó. Sau khi đọc xong, tôi cảm thấy rất khó chịu trong nhiều ngày. Ðây không phải là điều có thể được tiết lộ giữa công chúng để tranh tài, trình diễn chúng nơi công cộng là điều thật đáng tiếc. Người thường mà, họ chú trọng đến những điều thực tế trong thế gian này, nhưng những thầy khí công phải biết tự trọng.
Ham muốn những công năng với mục đích gì? Nó phản ảnh cảnh giới của tư tưởng và sự mong cầu của người luyện công, tư tưởng không chính đáng, không chín chắn, nên không thể đạt được các công năng cao. Ở đây có một nguyên nhân, là vì trước khi quý vị được hoàn toàn giác ngộ, điều tốt hay xấu mà quý vị nhìn thấy chỉ là dựa trên các tiêu chuẩn pháp của thế gian này, quý vị không thể nhận ra bản chất thật sự của mọi vật, không thể thấy các quan hệ nhân duyên giữa các sự việc. Ấu đả, mắng chửi và bắt nạt nhau giữa người thường do các liên hệ nhân duyên mà ra, nếu không hiểu thấu điều đó quý vị có thể chỉ làm cho rối ren thêm. Chuyện ân oán, thị phi của người đời, đã có pháp của thế gian lo rồi, người luyện công không nên dính vào. Vì trước khi quý vị đạt đến giai đoạn giác ngộ trọn vẹn, những gì mắt quý vị thấy không nhất thiết là sự thật. Khi một người đấm đá một người khác, có lẽ là họ đang giải quyết món nợ nhân quả[6] của họ, sự can thiệp của quý vị có thể làm trở ngại việc thanh toán món nợ của họ. Nghiệp là chất đen bao quanh cơ thể con người, nó là một vật chất hiện hữu trong một không gian khác mà có thể được chuyển hóa thành ra bệnh tật hay tai họa.
Mọi người đều có công năng, vấn đề là phải khai thác và gia tăng sức mạnh của chúng qua sự tu luyện liên tục. Là người luyện công, nếu chỉ mong cầu đạt được các công năng thì người đó có cái nhìn thiển cận, tư tưởng không trong sạch, không kể người đó muốn công năng để làm gì, nó hàm chứa sự ích kỷ mà nhất định sẽ cản trở việc luyện công, kết quả là người đó không đạt được bất kỳ quyền năng nào.
(3) Cách sử dụng công lực
Có người luyện công chưa tập luyện lâu cho lắm, nhưng họ muốn chữa bệnh cho người khác, muốn thử xem nó có kết quả không. Ðối với những người mà công lực của họ chưa cao cho lắm, khi quý vị đưa tay ra và thử chữa bệnh, quý vị thu hút một khối lượng chất đen lớn, tức là khí bệnh, khí dơ bẩn, từ cơ thể của bệnh nhân sang cơ thể của mình. Vì quý vị không có năng lực để phòng chống lại khí bệnh, và hơn nữa cơ thể của quý vị chưa có tấm chắn bảo vệ, quý vị ở trong cùng vùng ảnh hưởng (trường) với bệnh nhân, không có một công lực thật cao quý vị sẽ không thể nào tự bảo vệ được, kết quả là quý vị sẽ cảm thấy rất là khó chịu. Nếu không có người độ cho quý vị, một thời gian sau, quý vị sẽ mang bệnh tật đầy mình. Cho nên người không có công lực cao, không nên trị bệnh cho người khác. Trừ phi quý vị đã phát triển được các công năng và đạt được một trình độ công lực nào đó, thì quý vị có thể dùng khí công để chữa bệnh. Ngay cả một số người đã phát triển công năng và có thể chữa bệnh, khi ở cấp thật thấp, thật ra họ đã sử dụng công lực tích tụ được để chữa bệnh, tức là dùng năng lực của chính mình để chữa bệnh. Vì công là năng lượng và cũng là một linh thể mà không dễ gì thu thập được, nên phát công ra thật sự sẽ làm tiêu hao công của quý vị đi. Kèm theo sự phát công của quý vị, cột trụ công trên đầu của quý vị sẽ ngắn lại và tiêu hao bớt đi, điều này quả không đáng làm chút nào. Vì vậy tôi không chủ trương việc trị bệnh cho người khác khi công lực của quý vị chưa được cao cho lắm. Không kể thủ pháp của quý vị cao đến đâu, quý vị vẫn làm tiêu hao năng lượng của chính mình.
Khi công lực của quý vị đã đạt đến một trình độ nào đó, đủ loại công năng sẽ xuất hiện. Khi sử dụng các công năng này quý vị cần phải rất cẩn thận. Chẳng hạn như người ta phải sử dụng Thiên mục khi nó đã khai mở vì nó sẽ đóng lại nếu quý vị không bao giờ sử dụng nó. Tuy vậy quý vị không được nhìn bằng thiên mục thường xuyên. Nếu sử dụng nó quá thường xuyên, rất nhiều năng lượng sẽ bị mất đi. Vậy có phải là quý vị đừng bao giờ sử dụng nó? Dĩ nhiên là không. Nếu chúng ta không bao giờ có thể dùng nó vậy chúng ta tu luyện nó để làm gì? Vấn đề là khi nào sử dụng nó. Chỉ khi nào quý vị tu luyện đến một trình độ nào đó và có khả năng tự bổ xung năng lực trở lại thì quý vị có thể sử dụng nó. Khi người tu theo Pháp Luân Công đạt đến một trình độ nào đó, Pháp Luân có thể chuyển hóa tự động và cung cấp trở lại không kể bao nhiêu công mà người đó phát ra. Pháp Luân tự động duy trì mức độ công lực cho người luyện công. Công không có giảm đi bất cứ lúc nào. Ðây là đặc điểm của Pháp Luân Công. Chỉ đến lúc này mới có thể sử dụng các công năng.
4. Thiên mục
(1) Khai mở thiên mục[7]
Lối thông ra (thông đạo) chính của thiên mục nằm giữa trung tâm của trán và sơn căn[8]. Cách người thường nhìn thấy với mắt phàm cũng giống như nguyên tắc chụp hình với máy ảnh. Tùy theo khoảng cách giữa vật thể và cường độ ánh sáng, cùng với sự điều chỉnh của ống kính hay kích thước của con ngươi, hình ảnh được tạo thành bởi các thần kinh thị giác trên tuyến tùng quả[9] nằm ở phân nữa phía sau của đại não. Công năng nhìn xuyên thấu thật ra là trực tiếp sử dụng tuyến tùng quả nhìn thẳng ra bên ngoài thông qua thiên mục. Thiên mục của một người trung bình không thông vì khe hở của lối thông ra chính rất là chật hẹp, rất đen tối, không có chút linh khí, không phát quang. Lối thông ra của một số người bị tắt nghẽn vì vậy họ không có thể thấy được.
Ðể khai mở thiên mục, trước hết chúng ta dùng sức mạnh ở bên ngoài hay là sức mạnh tự tu luyện được để khai mở lối thông ra. Hình dạng của lối thông ra thay đổi tùy mỗi cá nhân và nó có dạng như hình bầu dục, hình tròn, hình thoi và hình tam giác, người luyện thật giỏi thì lối thông ra rất tròn. Thứ nhì là vị thầy ban cho một con mắt, nếu tự mình tu luyện thì phải tự tạo nên con mắt này. Thứ ba là phải có tinh hoa khí ở vị trí của thiên mục.
Thông thường chúng ta thấy được nhờ sử dụng cặp mắt này, đúng ra là hai mắt này ngăn chặn lối thông ra của chúng ta vào các không gian khác. Nó vận hành như là một tấm chắn, vì vậy chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các đồ vật hiện hữu trong không gian vật chất của chúng ta mà thôi. Sự khai mở thiên mục cho phép người ta nhìn thấy mà không cần sử dụng hai mắt này. Sau khi đạt đến một trình độ rất cao, quý vị cũng có thể tu có được một chân nhãn. Rồi thì quý vị có thể sử dụng chân nhãn của thiên mục hay là chân nhãn ở nơi sơn căn để nhìn. Theo Phật Gia thì mỗi lỗ chân lông là một con mắt, có mắt ở trên khắp cơ thể con người. Theo Đạo Gia thì mỗi điểm huyệt (huyệt vị) là một con mắt. Tuy vậy lối thông ra chính là thiên mục, nó phải được khai mở trước tiên. Trong lớp học tôi đã gắn cho mọi người những thứ để có thể khai mở thiên mục. Vì cơ thể của mỗi người có tố chất khác nhau nên hiệu quả cũng không như nhau. Có người thấy một lỗ đen tương tự như một cái giếng sâu, điều này có nghĩa là lối thông ra của thiên mục màu đen. Có người thấy lối thông ra màu trắng, thiên mục sắp được mở nếu thấy đồ vật ở trước đường hầm này. Có người thấy đồ vật quay vòng, đấy là những thứ Thầy gắn cho để khai mở thiên mục. Quý vị sẽ có thể nhìn thấy một khi thiên mục được khai thông hoàn toàn. Có người có thể nhìn thấy một con mắt lớn qua thiên mục của họ và nghĩ rằng đó là mắt Phật. Thật ra đó chính là mắt của họ. Ðây thường là những người có căn cơ bẩm sinh (tiên thiên) tương đối tốt.
Theo thống kê của chúng tôi, trong mỗi lớp học có hơn phân nửa người có thiên mục được khai mở. Một vấn đề được nêu ra khi thiên mục mở là người với tâm tính không cao lắm có thể dễ dàng sử dụng nó để làm điều xấu. Ðể tránh vấn đề này, tôi mở thiên mục của quý vị thẳng đến cấp huệ nhãn thông, nói khác đi là mở đến một cấp cao để cho phép quý vị thấy trực tiếp các cảnh vật ở các không gian khác và để nhìn thấy những thứ có thể sẽ xuất hiện trong lúc tu luyện để tạo thêm niềm tin cho quý vị, làm cho niềm tin vào sự luyện công thêm vững chắc hơn. Người vừa mới bắt đầu luyện công thì tâm tính của họ chưa thể đạt đến cao độ của người siêu thường. Nên khi họ có được những điều siêu phàm, nó rất dễ để họ làm những điều sai trái. Lấy một thí dụ vui vui là nếu quý vị đi ngoài đường và gặp quầy bán vé sổ số, quý vị có thể rời đó với một giải nhất. Ðiều này cắt nghĩa điều tôi muốn nói. Nó không được phép xảy ra như vậy. Một lý do khác nữa là hãy xét sự khai mở thiên mục của chúng ta ở đây trong một phạm vi rộng lớn. Thí dụ nhưthiên mục của mọi người được mở ở một cấp thấp, hãy chỉ tưởng tượng rằng nếu mọi người có thể trông thấy xuyên qua cơ thể con người, hay là có thể thấy các đồ vật phía sau bức tường; chúng ta còn có thể gọi đây là xã hội người thường nữa không? Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái của xã hội người thường, do đó, nó không được phép cũng như không được thực hiện. Hơn nữa, nó không đem lại lợi ích gì cho người luyện công, và chỉ dung túng thêm sự ràng buộc[10] của người luyện công. Vì lý do đó, chúng tôi không mở thiên mục cho quý vị ở một cấp thấp, thay vào đó chúng tôi mở nó trực tiếp ở cao tầng.
(2) Các cấp bậc của thiên mục
Thiên mục có nhiều cấp bậc khác nhau. Tùy theo cấp bậc, nó trông thấy các cõi giới khác nhau. Theo Phật giáo có năm cấp bậc[11] là: Nhục Nhãn Thông, Thiên Nhãn Thông, Huệ Nhãn Thông, Pháp Nhãn Thông và Phật Nhãn Thông. Mỗi cấp bậc lại chia ra thành các cấp phụ là thượng, trung và hạ. Ở các cấp từ thiên nhãn thông trở xuống, nó chỉ quan sát được thế giới vật chất của chúng ta. Chỉ ở các cấp từ huệ nhãn thông trở lên nó sẽ có thể quan sát các không gian khác. Một số người có công năng xuyên thấu[12], nhìn còn chính xác hơn các Máy Tạo Hình (Quét ảnh C.T). Tuy nhiên, những gì họ có thể trông thấy vẫn còn nằm trong thế giới vật chất này và chưa vượt khỏi không gian mà chúng ta đang ở. Nó không thể được xem như đã đạt đến một trình độ cao cấp về thiên mục.
Cấp bậc của thiên mục tùy thuộc vào số lượng tinh hoa khí của một người cũng như bề rộng, độ sáng và góc độ cản trở của lối thông ra chính. Tinh hoa khí ở bên trong là điều then chốt để xem thiên mục có thể được mở trọn vẹn chưa. Ðiều đặc biệt là rất dễ mở thiên mục cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ngay cả tôi không cần dùng tay nữa; nó mở ngay lập tức khi tôi bắt đầu nói vì trẻ em tiếp nhận rất ít ảnh hưởng xấu trong thế giới vật chất này của chúng ta và chưa phạm phải lỗi lầm nào hết. Tinh hoa khí của chúng được giữ gìn rất tốt. Ðối với trẻ em trên 6 tuổi, thiên mục của chúng càng khó mở hơn vì do nơi các ảnh hưởng xấu từ bên ngoài càng gia tăng khi chúng lớn lên. Ðặc biệt nữa là với một nền giáo dục không tốt, bại hoại, và trở thành đồi bại có thể làm cho tất cả tinh hoa khí tan biến mất. Sau khi tuột dốc đến mức độ nào đó, nó sẽ biến mất đi. Những người mà tinh hoa khí hoàn toàn mất hẳn đi có thể dần dần khôi phục lại qua việc luyện công, nhưng nó đòi hỏi nhiều thời gian và nhiều cố gắng hơn. Cho nên tinh hoa khí rất là quý báu.
Tôi không chủ trương mở thiên mục ở cấp thiên nhãn thông, vì khi công lực của người luyện công còn thấp, họ sẽ bị mất nhiều năng lượng khi sử dụng thiên mục hơn là năng lượng thu thập được qua sự luyện công. Nếu linh khí bị mất nhiều quá, thiên mục có thể bị đóng lại lần nữa, một khi nó đóng lại thì sẽ không dễ gì mà mở nó lại lần nữa. Vì vậy khi tôi mở thiên mục cho ai, tôi thường mở nó ở cấp huệ nhãn thông. Các người tu luyện sẽ có thể thấy các cảnh vật của các không gian khác mặc dầu có thể thấy rõ hay mờ. Do ảnh hưởng của các điều kiện bẩm sinh (tiên thiên), có người có thể thấy được rõ ràng, có người thấy lúc ẩn lúc hiện; có người không thấy được rõ ràng, tuy nhiên ít ra quý vị cũng có thể thấy được ánh sáng. Vì vậy nó mang lại ảnh hưởng tốt cho người luyện công để phát triển lên trình độ cao hơn nữa. Những người không thấy rõ ràng sẽ có thể khá hơn qua sự luyện công.
Những người thiếu chất tinh hoa khí chỉ thấy các hình ảnh trắng đen khi nhìn bằng thiên mục. Ðối với những người tương đối có nhiều tinh hoa khí hơn, thiên mục của họ sẽ có thể thấy các cảnh vật bằng màu sắc và hình dạng rõ ràng hơn. Càng có nhiều tinh hoa khí thì càng nhìn thấy rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều khác nhau. Có người bẩm sinh thiên mục đã mở, trong khi một số người khác bị đóng rất chặt. Khi thiên mục đang mở ra, nó giống như cái bông đang nở từng lớp này đến lớp khác. Trong lúc ngồi thiền, lúc khởi đầu quý vị sẽ phát hiện thiên mục có một đóm sáng, lúc bắt đầu, cái đóm này không sáng chói cho lắm, và sau đó chuyển sang màu đỏ. Có người thiên mục bị đóng gắt quá nên phản ứng lúc đầu của họ cũng rất mạnh mẽ. Họ sẽ cảm thấy các bắp thịt chung quanh lối thông ra chính và vùng sơn căn đang căng phồng lên như bị ép và bóp chặt về phía bên trong. Hai bên thái dương và trước trán của họ bắt đầu cảm thấy như phồng to lên và đau nhức do các phản ứng của sự khai mở thiên mục. Người có thiên mục dễ mở đôi khi có thể thấy điều gì đó. Trong lớp học, có người tình cờ thấy được pháp thân của tôi. Khi họ cố gắng nhìn chăm chú hơn thì nó biến mất. Thật ra, họ đã sử dụng mắt thịt của họ. Quý vị phải giữ yên trạng thái khi trông thấy điều gì với đôi mắt khép lại, và dần dần quý vị sẽ thấy chúng rõ hơn. Khi quý vị muốn thấy gần hơn nữa, quý vị đã thật sự chuyển qua nhìn bằng mắt thịt của mình và sử dụng các thần kinh thị giác. Khi đó, quý vị sẽ không thể thấy được gì hết.
Thiên mục ở các cấp bậc khác nhau có thể nhận thức được các cõi khác nhau. Một số cơ sở nghiên cứu khoa học không hiểu đạo lý này và kết quả là vài cuộc thí nghiệm về khí công không đạt được hiệu quả mong muốn. Nhiều lần các thí nghiệm ngay cả dẫn đến kết quả ngược lại. Chẳng hạn như có một đơn vị thiết kế một phương pháp để trắc nghiệm các công năng, họ yêu cầu các thầy khí công nhìn vào trong một hộp đậy kín. Vì cấp bậc thiên mục của những thầy khí công này không giống nhau, nên các câu trả lời kết quả trắc nghiệm của họ cũng không giống nhau. Vì vậy, các nhân viên làm trắc nghiệm cho thiên mục là sai lầm, họ có cái nhìn lệch lạc. Thông thường người có thiên mục mở ở cấp thấp đạt được kết quả khả quan hơn với loại thí nghiệm này, vì thiên mục của họ mở ở cấp thiên nhãn thông, rất thích hợp để chỉ quan sát các đồ vật trong không gian vật chất này. Vì vậy người không hiểu rõ thiên mục nghĩ rằng những người này có các công năng tối cao. Tất cả các vật thể, bất luận vật hữu cơ hay vô cơ, hiện ra với hình dáng khác nhau trong các không gian khác nhau. Chẳng hạn cái ly thủy tinh khi vừa được chế tạo ra, thì đồng thời có một linh thể sinh ra ở một không gian nào đó. Hơn nữa, ngay cả trước khi linh thể này xuất hiện, nó có thể có điều gì khác nữa. Với thiên mục ở cấp thấp nhất, người ta sẽ thấy lớp thủy tinh. Ở một cấp cao hơn, người ta sẽ thấy một linh thể hiện diện trong một không gian khác. Ở một cấp cao hơn nữa, người ta sẽ thấy hình thức của vật chất trước khi có sự xuất hiện của linh thể.
(3) Công năng dao thị
Sau khi mở thiên mục, có người có được công năng dao thị (công năng thấy xa), họ có thể nhìn thấy các đồ vật ở cách xa ngàn dặm. Mỗi cá nhân chiếm cứ khoảng không gian riêng của họ và nó cũng rộng lớn bằng kích thước của vũ trụ, trong khoảng không gian riêng biệt[13] này, họ có một tấm gương trước trán, nhưng không thấy được trong cõi không gian của chúng ta. Mọi người đều có tấm gương này, chỉ là người không luyện công thì nó quay vào trong, người luyện công thì tấm gương này từ từ quay chung quanh trục của nó. Khi quay tấm gương này có thể phản chiếu những gì người đó muốn thấy. Trong cõi không gian riêng biệt này, người đó tương đối to lớn, cơ thể của họ khá lớn và tấm gương này cũng thật lớn. Bất cứ cái gì người tu muốn nhìn thấy có thể được phản chiếu lại trên tấm gương. Tuy vậy một khi tấm gương ghi nhận được hình ảnh, người đó cũng chưa có thể thấy nó được. Hình ảnh sẽ lưu lại trên tấm gương trong khoảnh khắc, xong rồi tấm gương sẽ quay nữa, làm cho quý vị thấy được hình ảnh của đồ vật hiện trên đó. Nó sẽ lật trở lại thật mau. Nó quay lui và tới không ngừng nghỉ. Phim chớp bóng di động 24 hình trong một giây để đạt được động tác liên tục. Tốc độ mà tấm gương lật qua còn mau hơn đó nữa, vì vậy, các hình ảnh dường như liên tục và rõ ràng. Ðây là dao thị. Nguyên tắc của dao thị thật là đơn giản. Ðiều này vẫn được giữ thật bí mật, tuy vậy tôi tiết lộ nó với chỉ vài hàng.
(4) Các cõi không gian
Không gian, dựa vào những điều chúng ta trông thấy, quả thật là phức tạp. Nhân loại chỉ biết không gian mà con người hiện đang sống, và các cõi không gian khác thì chưa được thám hiểm hay là khám phá tới. Nói về những điều đến từ các không gian khác, các thầy khí công của chúng ta đã nhìn thấy hàng tá các cấp bậc không gian khác nhau và cũng có thể dùng lý luận để giải thích sự hiện hữu của nó, nhưng khoa học không thể chứng thực được. Có một số điều, ngay cả nếu quý vị không chấp nhận sự hiện hữu của chúng, nhưng chúng vẫn được phản ánh một cách trung thực trong không gian của chúng ta. Chẳng hạn như có một nơi gọi là quần đảo Bermuda, hay còn được mệnh danh là "vùng tam giác quỷ", một số tàu bè đã biến mất trong vùng này, một số máy bay cũng mất tích luôn, và sau đó lại xuất hiện trở lại vài năm sau đó. Không ai có thể giải thích được nguyên nhân, không ai đi quá giới hạn của các tiến trình suy nghĩ và lý luận của con người. Thật ra, nó là một đường đi vào một không gian khác. Không giống như cánh cửa bình thường của chúng ta với một vị trí cố định, nó ở một trạng thái không ổn định. Nếu chiếc tàu nào tình cờ đi vào khi cánh cửa được mở, nó có thể đi vào cõi không gian khác rất dễ dàng. Con người không thể cảm nhận được sự khác biệt giữa các không gian, và họ đi vào trong một không gian khác trong nháy mắt. Khoảng cách giữa các không gian không thể nào được diễn đạt bằng dặm, như là cách xa hàng ngàn dặm. Mọi thứ đều hội tụ vào một điểm nơi đây. Các không gian khác nhau thật sự xảy ra cùng nơi chốn và cùng thời gian. Chiếc tàu nhảy vào trong một chốc lát và trở ra lại do sự tình cờ thôi. Tuy vậy, nhiều năm đã trôi qua trong thế giới này vì thời gian khác nhau ở hai cõi không gian này. Có nhiều thế giới đồng nhất[14] hiện hữu trong mỗi không gian, tương tự như mô hình của các cấu trúc nguyên tử, một quả cầu được nối liền với quả cầu khác bằng một đoạn thẳng và rất nhiều quả cầu lẫn nhiều đoạn thẳng liên kết với nhau như vậy, nó quả thật là phức tạp.
Bốn năm trước kỳ thế chiến tranh thế giới lần thứ 2, một phi công người Anh đang thi hành một công tác. Khi đang bay giữa chừng, anh ta đụng phải một cơn bão táp rất lớn. Dựa theo kinh nghiệm, anh ta tìm gặp một phi trường bỏ hoang. Vừa lúc phi trường xuất hiện trước mắt anh ta, một hình ảnh hoàn toàn khác hẳn đến trong tầm nhìn của anh ta, nó bỗng nhiên nắng chói và không có chút mây nào như thể anh ta vừa mới hiện ra từ một thế giới khác. Các máy bay đậu ở phi trường này sơn màu vàng, và người ta đang bận rộn làm việc trên mặt đất, anh ta có cảm giác rất lạ! Sau khi hạ cánh, không ai nhận ra anh ta. Ngay cả đài kiểm soát không lưu cũng không có liên lạc với anh ta. Người phi công quyết định rời khỏi nơi đó vì trời đã tạnh bão. Anh ta bay trở lại, và lúc tới cùng khoảng cách mà anh ta thấy phi trường này phút chốc trước đó, anh ta lại đâm đầu vào cơn bão táp một lần nữa. Cuối cùng anh ta xoay trở để ra khỏi nơi đó. Khi anh ta báo cáo tình trạng này và anh ta cũng ghi xuống trong sổ phi hành, cấp trên của anh ta không tin chuyện đó. Bốn năm sau đó, thế chiến thứ hai bùng nổ. Anh ta được thuyên chuyển đến cái phi trường bỏ hoang đó. Anh ta lập tức nhớ lại cảnh tượng xảy ra giống hệt như điều mà anh ta đã thấy bốn năm về trước. Các thầy khí công của chúng ta tất cả đều biết những thứ đó là gì. Anh ta đã làm cùng việc đó bốn năm sớm hơn là anh ta phải làm sau đó. Trước khi bắt đầu hành động, anh ta đã đến đó và diễn xuất vai trò của mình trước, và xong rồi trở lại làm đúng theo thứ tự.
5. Trị bệnh bằng khí công và trị bệnh ở nhà thương
Theo lý thuyết, cách trị bệnh bằng khí công hoàn toàn khác hẳn cách chữa trị nơi nhà thương. Cách chữa trị của tây y dùng các phương pháp của người thường trong xã hội. Mặc dầu với các phương tiện chẩn bệnh và cách khám nghiệm bằng tia X Quang, họ chỉ có thể quan sát những vùng bị bệnh trong không gian này mà thôi và không thể nào thấy được những tín hiệu[15] từ các cõi không gian khác, vì vậy họ không hiểu được nguyên nhân của bệnh tật. Nếu như người bệnh không bệnh nặng quá, thuốc men có thể chặn đứng được hay là ngay cả trị tận gốc của mầm bệnh (đó là vi khuẩn[16] theo tây y và nghiệp theo khí công). Trong các trường hợp bệnh nặng, thuốc men sẽ trở thành kém hiệu lực. Nếu gia tăng lượng thuốc lên, con bệnh có thể không có khả năng hấp thụ nó. Vì không phải tất cả mọi bệnh tật đều phải tuân theo các định luật của thế gian này, một số bệnh rất nặng vượt quá khuôn khổ của thế gian này. Vì lý do đó nhà thương không đủ khả năng để chữa trị chúng.
Trung y là khoa y học truyền thống của xứ ta (Trung quốc), và nó không có cách biệt với các công năng mà con người tu luyện được. Người thời xưa rất chú trọng đến sự tu luyện bản thân con người. Nho Gia, Đạo Gia và Phật Gia kể cả các môn sinh của Khổng Tử, tất cả đều nói về tọa thiền[17]. Tọa thiền được xem là một khả năng khéo léo. Ngay cả họ không có thực hành tu luyện, theo dòng thời gian, họ vẫn phát được công và các công năng. Tại sao ngành châm cứu của Trung Y khám phá ra các kinh lạc trong cơ thể con người thật rõ ràng? Tại sao các điểm huyệt châm cứu không nối liền nhau theo chiều ngang? Tại sao chúng nó cũng không đụng chéo nhau? Hay là tại sao chúng nó nối liền nhau theo chiều dọc? Tại sao chúng nó được vẽ lại thật chính xác? Người thời nay với các công năng có thể nhìn thấy bằng chính mắt của họ những gì đã được phát họa bởi các thầy thuốc Trung Hoa. Ðó là vì các danh y thời xưa nói chung đều có các công năng. Trong lịch sử Trung hoa, Lý Thời Trân, Tôn Tư Mạc, Biển Thước và Hoa Ðà thật ra tất cả đều là các đại sưkhí công có mang các công năng. Trung y được truyền đến ngày nay, đã thất lạc phần liên hệ đến các công năng và chỉ còn giữ lại các phần về kỹ thuật. Trong quá khứ, các thầy thuốc Trung Hoa sử dụng mắt (gồm cả các công năng đặc dị) để xác định bệnh, sau đó họ chế ra các phương pháp bắt mạch. Nếu các công năng được thêm vào cách chữa trị của Trung y như thuở xưa, có thể nói rằng tây y có lẽ khó mà bắt kịp Trung y của Trung quốc trong nhiều năm sắp tới.
Cách chữa bệnh bằng khí công trừ tận gốc của mầm bệnh. Tôi xem bệnh tật như là một thứ nghiệp. Trị bệnh nhằm giúp để tiêu trừ nghiệp. Một số thầy khí công trị bệnh bằng cách loại bỏ chất khí màu đen [18]khỏi cơ thể, sử dụng phương pháp đuổi khí thêm khí[19]. Ở cấp rất thấp, họ loại bỏ chất khí đen. Tuy vậy, họ không biết gốc rễ của chất khí đen này. Khi chất khí đen này trở lại thì cơn bệnh cũng tái xuất hiện. Thật ra chất khí đen này không phải nguyên nhân của cơn bệnh. Khi chất khí đen này xuất hiện trở lại thì cơn bệnh cũng xuất hiện trở lại. Sự hiện diện của khí đen chỉ làm cho bệnh nhân khó chịu. Nguyên nhân căn bản của bệnh tật là do một linh thể trú ngụ ở một không gian khác gây ra. Nhiều thầy khí công không biết điều này. Vì các linh thể rất hung dữ, người thường không thể đụng đến nó, cũng như không làm cho nó cảm động đuợc. Chữa bệnh bằng Pháp Luân Công chú trọng cũng như bắt đầu từ linh thể đó để tiêu diệt tận gốc của cơn bệnh. Hơn thế nữa, một tấm chắn được gắn nơi đó để cho con bệnh không thể xâm nhập trở lại trong tương lai.
Khí công có thể chữa bệnh nhưng không thể can thiệp vào tình trạng của xã hội bình thường. Nếu được sử dụng một cách quy mô, nó có lẽ gây trở ngại cho tình trạng của xã hội người thường và nó không được phép làm như vậy, hiệu quả của nó có lẽ cũng sẽ không tốt. Nhưquý vị biết, có người đã mở các trung tâm chẩn bệnh bằng khí công, các nhà thương khí công và các trung tâm phục hồi bằng khí công. Trước khi mở các thương vụ này, kết quả của cách điều trị có thể chấp nhận được. Một khi họ mở các thương vụ để trị bệnh thì hiệu quả giảm sút rõ rệt. Ðây là điều cấm kỵ việc sử dụng các công năng để hoàn tất các chức năng trong xã hội người thường. Làm như vậy nhất định sẽ giáng cấp nó xuống ngang với các nguyên lý của xã hội người thường.
Sử dụng công năng để nhìn xuyên qua cơ thể con người cũng tương tự như quan sát các bộ phận, từng lớp này đến lớp kế tiếp. Các mô mềm cũng như bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể đều có thể quan sát được. Mặc dù các máy tạo hình (quét ảnh CT) có khả năng cho thấy rất rõ ràng, nhưng nói cho cùng, nó chỉ là một bộ máy, đòi hỏi rất nhiều thời gian, dùng một số lượng phim rất nhiều, rất chậm chạp và tốn kém. Nó không được chính xác và tiện dụng nhưcông năng của con người. Chỉ cần nhắm mắt lại là họ xem lướt qua một cách nhanh chóng, các vị thầy khí công có khả năng nhìn thẳng bất cứ chỗ nào trên mình bệnh nhân một cách rõ ràng. Ðây có phải là kỹ thuật cao cấp không? Kỹ thuật cao cấp này ngay cả còn tiến xa hơn các kỹ thuật cao cấp tân thời. Tuy vậy, loại khả năng này đã có ở Trung hoa từ xưa. Nó là kỹ thuật cao cấp thuở đó. Hoa Ðà khám phá ra khối u đang phát triển trong đầu của Tào Tháo và muốn giải phẫu lấy nó ra. Tào Tháo không đồng ý và nghi rằng làm như vậy để ám hại ông ta. Ông đã ra lệnh bắt nhốt Hoa Ðà. Sau đó, Tào Tháo chết vì hậu quả của khối u. Có rất nhiều đại trung y trong quá khứ thật sự có mang các công năng. Chỉ vì người trong xã hội tân tiến này quá muốn theo đuổi các điều thực tiễn và đã bỏ quên các truyền thống cổ xưa.
Sự tu luyện khí công cao cấp của chúng ta nhằm thẩm định lại những điều được lưu truyền, thừa hưởng và phát huy thêm nhờ vào sự luyện tập, và sử dụng chúng trở lại để cống hiến cho xã hội loài người.
6. Khí công Phật gia và Phật giáo
Ngay lúc chúng tôi vừa đề cập tới khí công của Phật Gia[20], nhiều người có lẽ nghĩ đến vần đề này: Vì mục đích của Phật Gia là tu thành Phật, họ bắt đầu móc nối với Phật giáo. Tôi long trọng minh xác rằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo. Khí công của Phật Gia là khí công của Phật Gia, trong khi đó Phật giáo là Phật giáo. Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện, nhưng chúng theo các đường hướng khác nhau, vì không cùng một pháp môn nên các đòi hỏi cũng không giống nhau. Tôi đã đề cập đến chữ "Phật", tôi sẽ đề cập tới lần nữa khi nói về công ở cấp cao, chữ này tự nó không mang sắc thái mê tín gì hết. Có người trở nên điên loạn lên khi nghe đến chữ "Phật", họ sẽ cho rằng chúng ta đang truyền bá những điều mê tín, nó không phải vậy. "Phật" là chữ Phạn, truyền từ Ấn Ðộ, dịch theo cách phát âm nó được gọi là "Phật Ðà", người ta bỏ xót chữ "Ðà" đi và chỉ giữ lại chữ "Phật", dịch sang chữ Hán nó có nghĩa là "giác giả", đó là người đã giác ngộ (Xem “Từ Hải[21]”).
(1) Khí công Phật gia
Hiện nay có hai loại khí công Phật gia đã được truyền bá trong công chúng. Một loại tách ra từ Phật giáo, nó xuất sinh nhiều vị cao tăng trải qua nhiều ngàn năm phát triển, trong quá trình tu luyện, khi họ tu luyện đến một trình độ rất cao, có một vị thượng sư sẽ chỉ những điều trong pháp môn của họ, nên họ nhận được sự chân truyền ở các cấp cao hơn nữa. Trong quá khứ, tất cả những điều này thường được truyền xuống mỗi lần chỉ cho một người mà thôi[22]. Chỉ khi nào vị cao tăng gần viên tịch thì mới truyền lại cho một người đệ tử và người này sẽ tu luyện dựa theo các nguyên lý của Phật giáo và cải tiến toàn bộ hệ thống thêm nữa. Loại khí công này dường như liên quan mật thiết với Phật giáo. Sau khi các thầy tăng bị đuổi khỏi chùa, chẳng hạn như dưới thời "Ðại Cách Mạng Văn Hóa", các bài công pháp được lưu truyến trong dân gian và được phát triển rộng rãi trong dân gian.
Một loại khí công Phật gia khác nữa, qua các thời đại loại khí công Phật gia này chưa bao giờ là một phần tử của Phật giáo, nó luôn luôn được âm thầm tu tập trong dân gian hay trong vùng núi non sâu thẳm. Các loại công pháp này đều rất là độc đáo, chúng đòi hỏi phải chọn một người đệ tử tốt, một người với nhiều đức tính thật vĩ đại và có thể thật sự tu luyện lên cao tầng. Loại người với tài năng này chỉ xuất hiện trên thế giới này một lần trong nhiều, nhiều năm. Các công pháp này không thể nào được công khai phổ truyền, đòi hỏi một tâm tính thật cao, công cũng tăng trưởng thật mau, những loại công pháp này cũng không phải là ít. Ðạo gia cũng giống như vậy. Mặc dầu tất cả đều là công của Ðạo gia, chúng nó được phân chia ra làm các phái như là Côn Luân, Nga Mi, Võ Ðang. Mỗi phái có nhiều pháp môn khác nhau, công pháp của mỗi môn rất là khác biệt lẫn nhau, chúng nó không thể nào được pha trộn và tập luyện chung nhau.
(2) Phật giáo
Phật giáo là một bộ gồm các hệ thống tu luyện được xây dựng trên những điều giác ngộ bởi Thích Ca Mâu Ni, dựa trên căn bản tu luyện nguyên thủy của ngài từ hơn hai ngàn năm trước ở bên Ấn Ðộ. Một cách tóm lược, nó nói về ba chữ là: "giới, định, huệ". Giới nhằm mục đích đi đến định. Mặc dầu phật giáo không giảng về luyện công, thật ra họ có luyện công, khi họ ngồi xuống và bước vào trạng thái định tức là họ đang luyện công. Vì khi người ta trở nên bình tĩnh và gom tâm lại, năng lượng từ vũ trụ bắt đầu tích tụ trên cơ thể của họ như vậy đạt được tác dụng của luyện công. Giới trong phật giáo có nghĩa là từ bỏ mọi ham muốn của người thường, từ bỏ mọi thứ mà người thường bám víu[23] vào, như vậy họ đạt đến trạng thái thanh tĩnh vô vi, làm cho họ có thể đạt tới định, trong định người ta không ngừng nâng cao trình độ của mình, xong trở thành giác ngộ và đạt đến huệ, hiểu biết về vũ trụ, và nhìn thấy chân tướng của vũ trụ.
Trong lúc truyền pháp, Thích Ca Mâu Ni chỉ làm ba điều sau đây hàng ngày: dạy pháp (chính yếu là Pháp A-La-Hán) cho các đệ tử; xong mang bình bát đi khất thực; sau đó là ngồi thiền để thật sự tu luyện. Sau khi Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế, Bà La Môn giáo và Phật giáo chống đối nhau dữ dội, sau đó, hai tôn giáo này sát nhập vào nhau thành Ấn Ðộ giáo, điều này cắt nghĩa tại sao ngày nay Phật giáo không còn tồn tại ở Ấn Ðộ. Các sự phát triển và tiến hóa sau đó đưa đến sự xuất hiện của Phật giáo Ðại Thừa mà đã lan rộng đến trong nước Trung hoa và trở thành Phật giáo ngày nay. Phật giáo Ðại Thừa không còn thờ phụng Thích Ca Mâu Ni như là người khai đạo duy nhất nữa, đó là niềm tin vào nhiều vị Phật, nhiều vị Như Lai, chẳng hạn như Phật A Di Ðà, Phật Dược Sư. Có thêm nhiều giới luật hơn, và mục tiêu của sự tu luyện cũng nâng lên cao hơn nữa. Lúc trước Thích Ca Mâu Ni truyền dạy Bồ Tát Pháp cho một ít đệ tử, sau đó các lời dạy này được cải tổ lại và phát triển thêm thành Phật giáo Ðại Thừa ngày nay để tu thành Bồ Tát[24]. Hiện tại ở Ðông Nam Á, truyền thống của Phật giáo Tiểu Thừa vẫn còn được bảo tồn, các nghi thức được thực hiện bằng cách sử dụng các phép thần thông. Trong quá trình tiến hóa của Phật giáo, một chi phái được truyền bá sang Tây Tạng vào đất nước của chúng ta (Trung quốc) và được gọi là Mật Tông Tây Tạng; một chi phái nữa được truyền vào đất Hán qua Tân Cương và được gọi là Mật Tông đời Ðường (đã bị biến mất sau khi Phật giáo bị khai trừ trong những năm dưới thời Hội Xương), còn có thêm một chi phái phụ nữa tạo thành Yoga ở Ấn Ðộ.
Phật giáo không giảng về luyện công, cũng không luyện tập khí công, đây là để duy trì phương pháp tu luyện truyền thống của Phật giáo, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng tại sao Phật giáo đã kéo dài hơn hai ngàn năm và không bị suy yếu. Chính vì nó không tiếp thu bất cứ thứ gì từ bên ngoài, để dễ dàng gìn giữ truyền thống của nó. Các pháp tu trong Phật giáo không hoàn toàn giống nhau. Phật giáo Tiểu Thừa chú trọng về tự độ và tự tu; Phật giáo Ðại Thừa đã được phát triển để tự độ và độ tha, phổ độ chúng sinh.
7. Chính pháp và tà pháp
(1) Bàng môn tả đạo
Bàng môn tả đạo cũng được gọi là Kỳ môn tu pháp. Trước khi các tôn giáo được thành hình, đã xuất hiện nhiều môn khí công khác nhau. Có nhiều đường lối tu luyện bên ngoài phạm vi của tôn giáo và được lưu truyền trong dân gian, phần lớn các đường lối này không có phát triển thành một hệ thống tu luyện trọn vẹn, cũng không có một lý thuyết trọn vẹn, nhưng Kỳ môn tu pháp là phương pháp tu luyện vững mạnh, đặc biệt, trọn vẹn, và có hệ thống, và cũng đang được truyền bá trong dân gian. Các cách tập này thường được gọi là Bàng môn tả đạo. Tại sao chúng được gọi như vậy? Theo văn tự, "bàng môn" là "cửa bên cạnh"; "tả đạo" có nghĩa là đường lối vụng về. Người ta xem cả hai Phật và Ðạo gia là chính pháp, và tất các các đường lối khác là bàng môn tả đạo, hay là tà pháp. Thật ra nó không phải như vậy. Trong lịch sử bàng môn tả đạo đã được tu luyện rất bí mật và truyền lại cho chỉ một người[25], nó không được phép tiết lộ cho công chúng. Một khi nó truyền ra ngoài, người ta không hiểu nó rõ cho lắm. Họ tự cho rằng mình không thuộc về Phật cũng không thuộc về Ðạo[26]. Các phương pháp tu luyện của nó đòi hỏi về tâm tính rất nghiêm ngặt, nó tu luyện dựa theo các đặc tính của vũ trụ, chủ trương làm việc thiện, giữ gìn tâm tính. Các bậc cao nhân trong Kỳ môn tất cả đều có các chiêu thức tuyệt vời [27], và một số kỹ thuật đặc biệt của họ cũng rất là mạnh mẽ. Tôi đã gặp ba vị cao nhân của Kỳ môn, họ dạy cho tôi vài điều mà không thể tìm thấy trong Phật gia hay Ðạo gia. Những điều này mỗi thứ đều khá khó khăn trong quá trình tu luyện, nên công đạt được cũng rất là độc đáo. Trái lại, một số đường lối tu luyện trong Phật gia và Ðạo gia lại thiếu sự đòi hỏi nghiêm khắc về tâm tính, và vì lẽ đó nên không tu lên cấp cao được, vậy nên, chúng ta phải phán xét mỗi pháp môn tu luyện một cách khách quan.
(2) Khí công võ thuật
Khí công võ thuật được thành hình ngày nay qua một lịch sử lâu dài, với một hệ thống lý luận và các phương pháp tu luyện trọn vẹn, nó tạo thành một hệ thống độc lập. Nhưng nói đúng ra, nó chỉ phản ảnh các công năng mà có thể phô diễn bằng pháp nội tu [28]ở cấp thấp nhất. Các công năng xuất hiện qua sự tu luyện võ thuật tất cả cũng sẽ xuất hiện trong pháp nội tu. Tu luyện khí công võ thuật cũng bắt đầu bằng các bài luyện khí, chẳng hạn như lúc bắt đầu khi đánh vào một phiến đá, họ cần phải quay hai cánh tay để dẫn khí, thời gian lâu dần khí sẽ thay đổi bản chất và trở thành một khối năng lượng mà sẽ xuất hiện dưới dạng ánh sáng, khi đạt đến trình độ này, Công sẽ bắt đầu có tác dụng. Vì công là vật chất ở cấp cao, nên nó cũng có linh tính, nó được điều khiển bởi ý nghĩ trong bộ óc, và hiện hữu trong một không gian khác. Khi bị tập kích không cần phải vận khí nữa, khi vừa tưởng đến là công sẽ tới ngay. Trong suốt hành trình tu luyện, công sẽ không ngừng gia tăng sức mạnh, các hạt của nó càng tinh tế hơn, và năng lượng tăng trưởng mạnh hơn, các năng khiếu như là "Bàn Tay Sắt", "Bàn Tay Chì" sẽ xuất hiện. Trong các phim chiếu bóng, truyền hình và các tạp chí của những năm gần đây, thấy xuất hiện các năng khiếu như là "Khiêng Chuông Vàng" và "Áo Vải Sắt", đó là do luyện tập cùng lúc nội tu và võ thuật tạo thành, nó xuất hiện do nội ngoại song tu. Muốn luyện nội tu người ta cần phải trọng đức, phải tu tâm tính. Về phương diện lý thuyết, khi năng khiếu của họ đạt tới trình độ nào đó, nó làm cho công ở bên trong cơ thể phát xuất ra, phóng ra bên ngoài cơ thể, vì nó có mật độ rất cao, nó trở thành tấm chắn bảo vệ. Trên lý thuyết, sự khác biệt lớn nhất giữa võ thuật và nội tu của chúng ta dựa trên sự kiện là võ thuật được tập luyện với các động tác thật mãnh liệt và không bước vào trạng thái tịnh. Không ở trạng thái tịnh làm cho khí luân chuyển dưới làn da, đi xuyên qua các bắp thịt, nhưng không tụ tại đan điền, nên không tu mệnh được, không thể nào tu mệnh được.
(3) Tu ngược và mượn công
Một số người chưa bao giờ luyện tập khí công, thình lình họ đạt được công qua đêm, với năng lượng cũng khá mãnh liệt, họ còn có khả năng chữa bệnh cho các người khác nữa, người ta cũng gọi họ là thầy khí công, và họ cũng chỉ dạy cho người khác nữa. Một số trong những người đó, mặc dầu trên thực tế họ chưa bao giờ học công pháp hay chỉ học vài động tác, và họ đang chỉ dạy cho người khác những điều mà họ sửa khác đi chút ít. Loại người này không thể được xem như là thầy khí công được, họ không có điều gì để truyền dạy cho kẻ khác. Những điều họ chỉ dạy chắc chắn không thể dung để tu luyện lên tầng cao được, cùng lắm là nó giúp để chữa bệnh và cải thiện sức khỏe[29]. Loại công này xảy ra như thế nào? Trước hết hãy nói về tu ngược. Cái được gọi là tu ngược liên hệ đến những người thật tốt, tâm tính thật cao, họ khá lớn tuổi, thường là trên 50, họ không còn đủ thời gian để tu luyện từ đầu, vì không dễ gì gặp được một vị minh sư chỉ dạy cách để tu luyện cả tâm lẫn thân. Vừa lúc họ phát ra ý muốn luyện công, các vị thầy cao cấp[30] liền phóng cho họ một khối năng lượng rất lớn dựa vào nền tảng tâm tính của họ, để cho họ có thể tu ngược từ trên cao xuống thấp, lối tu luyện này nhanh hơn rất nhiều. Các vị thầy cao cấp làm sự chuyển hóa từ bên trên, liên tục trút thêm năng lượng từ phía ngoài cho người đó, nhất là khi họ đang chữa bệnh, và tạo thành một trường năng lượng, năng lượng do vị thầy cung cấp luân chuyển như qua một đường ống dẫn, có người ngay cả không biết năng lượng từ đâu tới. Ðây là sự tu ngược.
Một hình thức khác được gọi là mượn công. Mượn công không bị giới hạn bởi tuổi tác. Ngoài chủ ý thức ra, con người còn có ít nhất là một phó ý thức, nó thường đến từ cấp bậc cao hơn chủ ý thức. Phó ý thức của một số người đã đạt đến một trình độ rất cao, nó có thể liên lạc với các đấng giác ngộ, khi những người này muốn luyện công, phó ý thức của họ cũng muốn nâng cao trình độ của nó, lập tức nó liên lạc với đấng đại giác để mượn công. Sau khi mượn công xong, người đó sẽ có công qua đêm, sau khi đạt được công, họ cũng có thể chữa bệnh, làm giảm cơn đau cho người bệnh. Thông thường là họ sử dụng phương pháp tích tụ khối năng lượng, thêm vào đó họ có thể phân phát năng lượng cho từng người, cũng như truyền dạy vài thủ pháp.
Nói chung có những người như vậy, lúc ban đầu khá tốt, có mang công, trở thành nổi tiếng, và gặt hái cả danh lẫn lợi. Danh và lợi chiếm phần lớn trong đầu của họ, còn hơn cả việc tu luyện, từ đó trở đi công bắt đầu tụt xuống, trở nên càng lúc càng nhỏ, nhỏ dần cho đến khi sau cùng tất cả đều biến mất.
(4) Ngôn ngữ vũ trụ
Một số người bỗng nhiên nói ra một loại ngôn ngữ nào đó, khi nói ra, nó có âm thanh tương đối trôi chảy, tuy nhiên nó không phải là thứ ngôn ngữ của nhân loại trong xã hội. Nó được gọi là gì? Nó được gọi là ngôn ngữ vũ trụ. Cái được gọi là ngôn ngữ vũ trụ, bất quá chỉ là một thứ ngôn ngữ của các sinh mệnh chưa được tiến hóa cao cho lắm. Hiện nay trong nước, hiện tượng này đã xảy ra cho một số ít người tập luyện khí công, thậm chí vài người trong nhóm này có thể nói vài ngôn ngữ khác nhau. Dĩ nhiên, các ngôn ngữ của loài người chúng ta cũng rất là phức tạp, với hơn một ngàn loại khác nhau. Ngôn ngữ vũ trụ có được xem như là một công năng[31] hay không? Tôi nói rằng nó không được kể như vậy, nó không phải là công năng của chính bản thân quý vị, cũng không phải là một loại quyền năng ban phát cho quý vị từ bên ngoài. Ðúng hơn là nó được điều khiển bởi các linh thể ngoại lai. Nguồn gốc của các linh thể này đến từ một cấp có phần hơi cao, ít nhất cũng cao hơn loài người. Một trong chúng nó đang nói, người phát âm ra vũ trụ ngữ chỉ được sử dụng như một loa phóng thanh. Ða số ngay cả không biết chính họ nói ra những gì. Chỉ những người có khả năng đọc được ý nghĩ[32], mới có thể nhận biết đại khái ý nghĩa của những lời nói đó. Nó không phải là một công năng, nhưng nhiều người nói thứ ngôn ngữ đó cảm thấy mình hay hơn người khác và tự mãn vì họ nghĩ rằng đó là một công năng. Thật ra người mở thiên mục ở cấp cao có thể quan sát điều đó, chắc chắn là một linh thể đang phát âm xiên xéo ở bên trên, truyền qua cửa miệng người đó.
Nó dạy ngôn ngữ vũ trụ cho người đó, đồng thời cũng cấp cho họ một phần công của nó, tuy nhiên, sau đó người này sẽ bị nó khống chế, cho nên đây không phải là một chính pháp. Ngay cả nó ở một không gian cao hơn, nó không có tu luyện theo chính pháp, vì vậy nó không biết làm sao để chỉ dạy người tu luyện cách giữ gìn sức khỏe và trị bệnh. Vậy nên nó sử dụng cách thức này, để phóng ra năng lượng qua lời nói. Vì năng lượng này thất thoát đi, nên sức mạnh rất nhỏ, nó có hiệu nghiệm để chữa trị các bệnh nhẹ, nhưng bệnh nặng thì không làm được. Phật giáo nói rằng người trên thiên đàng có không đau khổ, xung đột, nên không thể tu luyện được, không thể tự mình rèn luyện, nên không thể nâng cao trình độ của họ được, vậy nên họ tìm cách giúp người ta cải thiện sức khỏe, để cho họ có thể tiến lên cao được. Ðây là tất cả những gì thuộc về vũ trụ ngữ. Vũ trụ ngữ không phải là công năng, cũng không phải là khí công.
(5) Nhập thân[33]
Loại nhập thân tai hại nhất là bị chiếm bởi một linh thể ở cấp thấp, và cũng gây ra do sự tu luyện theo tà pháp. Nó rất nguy hiểm cho người ta, và hậu quả cho những người bị nhập cũng thật đáng kinh hoàng. Một số người mặc dầu chỉ tu luyện trong một thời gian ngắn, nhưng ham muốn trị bệnh cho người khác, muốn phát tài, họ luôn luôn suy nghĩ về những điều đó. Ban đầu những người này có lẽ khá đứng đắn, hay có lẽ có một vị thầy lo cho họ. Tuy vậy tất cả đều trở nên tệ hại khi họ bắt đầu tính đến việc trị bệnh, và làm giàu, họ đã thu hút các linh thể này, ngay cả chúng nó không ở trong không gian vật chất của chúng ta, nhưng chúng nó là những thứ có thật.
Người tu luyện loại này đột nhiên cảm thấy thiên mục của họ được mở, họ có công, nhưng thật ra nhập thể đó kiểm soát đại não của người đó. Nó phản chiếu hình ảnh mà nó trông thấy lên đại não của người đó, làm cho người đó cảm thấy nhưthiên mục của mình được mở, thật ra nó không có mở chút nào cả. Tại sao nhập thể đó muốn cho người đó công của nó? Tại sao nó muốn giúp cho người đó? Ðó là vì trong vũ trụ của chúng ta, thú vật không được phép tu, vì thú vật không biết đến tâm tính, không thể tự mình thăng tiến, không được phép đắc chính pháp. Kết quả là nó muốn bám víu vào cơ thể con người, để thu hút tinh hoa của con người. Lại còn có một nguyên lý khác nữa trong vũ trụ, đó là: "không mất, không được". Vì vậy, chúng nó muốn thỏa mãn yêu cầu về danh lợi của quý vị, trở nên phát tài, nổi danh. Nhưng chúng nó không có giúp không công cho quý vị, chúng nó cũng muốn lấy được chút gì đó, chính là tinh hoa của quý vị. Khi nó rời bỏ quý vị, quý vị sẽ không còn lại gì hết, trở nên thật yếu đuối, hay là trở thành mềm nhũn như thực vật! Ðiều này do tâm tính bất chính mà ra. Nhất chính thắng bách tà, khi tâm quý vị thật ngay thẳng, quý vị sẽ không thu hút tà ma, nói khác đi, hãy làm người tu luyện đàng hoàng[34], buông bỏ mọi điều lộn xộn[35], và chỉ tu luyện chính pháp.
(6) Tà pháp có thể sinh ra trong chính pháp
Mặc dầu công của một số người được tu luyện từ chính pháp, do vì họ không thể tự đặt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho mình, không biết đến tâm tính, nghĩ đến những điều không tốt trong lúc luyện công, họ có thể thật sự luyện tà pháp mà không biết. Ví như trong lúc tập các động tác đứng, hay ngồi, ngay cả cơ thể đang tập luyện, ý nghĩ của họ thật sự hướng về tiền bạc, về danh lợi, nghĩ là nó làm trái ý tôi và tôi sẽ trị nó sau khi tôi có công năng; hay là nghĩ về các công năng này, công năng nọ, vài điều xấu đã được thêm vào trong công bằng cách này, trên thực tế là người đó đang tập tà pháp. Ðiều này rất nguy hiểm, vì nó có thể thu hút rất nhiều điều thật xấu, chẳng hạn như các linh thể ở cấp thấp, có lẽ người này cũng không biết rằng như vậy là mời mọc chúng nó vào. Vì sự ràng buộc của anh ta quá mạnh, nó không mang lại kết quả nếu người ta tập luyện với mục đích thỏa mãn ham muốn của mình, tâm anh ta không ngay thẳng, và ngay cả vị thầy của anh ta cũng sẽ không có biện pháp nào để bảo vệ cho anh ta. Vì vậy, người luyện công nhất định phải giữ tâm tính nghiêm ngặt, duy trì tâm ngay thẳng và không mong cầu, nếu không nhiều vấn đề có thể xảy ra.
CHƯƠNG II PHÁP LUÂN CÔNG
Pháp Luân Công bắt nguồn từ Pháp Luân Tu Luyện Ðại Pháp của Phật Gia, nó là một phương pháp tu luyện khí công đặc biệt của Phật Gia, nhưng chính nhờ nó có các đặc tính riêng biệt mà làm cho nó nổi bật lên giữa các đường lối tu luyện trung bình khác trong Phật Gia. Hệ thống tu luyện này là một phương pháp tu luyện đặc biệt và cấp tốc nên vẫn thường đòi hỏi người tu phải có một tâm tính thật cao và căn cơ thật tốt[36]. Ðể giúp cho nhiều người luyện công lên cao được, đồng thời vẫn thỏa mãn yêu cầu của phần đông các người quyết chí tu luyện, tôi đã chỉnh đốn lại và cập nhật toàn bộ các phương pháp tu luyện này để thích hợp cho việc quảng bá trong quần chúng, mặc dù được sửa đổi, nó này vẫn vượt xa những kết quả và trình độ khi tập luyện các công pháp.
1. Vai trò của Pháp Luân
Pháp Luâncủa Pháp Luân Công có được cùng đặc tính với vũ trụ, nó là mô hình nhỏ của vũ trụ. Người tu luyện theo Pháp Luân Công sẽ không chỉ có khả năng phát triển các công năng và công lực một cách nhanh chóng, mà họ cũng sẽ phát triển được một Pháp Luân với uy lực vô tỷ trong thời gian thật ngắn. Sau khi Pháp Luân được thành hình, nó tồn tại dưới dạng một linh thể[37], nó luôn luôn quay tự động không ngừng nghỉ nơi vùng bụng dưới của người luyện công, liên tục thu hút và chuyển hóa năng lượng từ vũ trụ, và cuối cùng là biến đổi nó thành ra công trong bản thể của người luyện công, vì vậy nó đạt được hiệu quả của pháp luyện người[38], nói cách khác, mặc dầu người ta không thể luôn luôn luyện tập, nhưng Pháp Luân vẫn không ngừng luyện người. Khi quay vào trong Pháp Luân độ chính mình, nó làm cho người tu luyện mạnh mẽ hơn và khỏe mạnh hơn, thông minh và khôn ngoan hơn, và bảo vệ cho người tu không bị sai lệch, nó cũng có thể giữ cho người tu không bị quấy nhiễu bởi những người với tâm tính thấp kém. Khi quay ra ngoài Pháp Luân độ cho người, nó có thể chữa bệnh và trừ tà cho người khác, điều chỉnh mọi trạng thái bất thường. Pháp Luân quay không ngừng nơi vùng bụng dưới, nó quay chín lần theo chiều kim đồng hồ và sau đó chín lần ngược chiều kim đồng hồ. Khi quay theo chiều kim đồng hồ nó thu hút năng lượng thật mãnh liệt của vũ trụ, năng lượng to lớn phi thường. Khi công lực tăng trưởng thêm nữa, sức xoay chuyển trở nên mạnh hơn nhiều, một trạng thái mà không thể đạt được khi cố gắng dùng ý hút đầy khí từ đỉnh đầu. Khi quay ngược chiều kim đồng hồ, nó phóng thích năng lượng và cứu độ tất cả chúng sinh, cũng như điều chỉnh mọi trạng thái bất thường, người nào ở gần người tu sẽ được ảnh hưởng tốt. Trong tất cả các cách tập khí công được giảng dạy trong nước của chúng ta (Trung quốc), Pháp Luân Công là công pháp đầu tiên và duy nhất đạt được tiêu chuẩn pháp luyện người.
Pháp Luân rất quý báu, không thể mua được bằng số tiền lớn nào. Khi giao Pháp Luân cho tôi, sư phụ của tôi dạy rằng: Pháp Luân không thể được truyền cho bất cứ người nào, tất cả mọi người dù đã tu luyện hàng ngàn năm và muốn nó, nhưng họ không thể có được. Ðiều này chỉ được truyền cho một người theo đường lối tu luyện của chúng tôi sau một thời gian thật là lâu, không như những thứ nào đó mà được truyền cho một người cứ mỗi vài chục năm, vậy nên Pháp Luân thật cực kỳ quý giá. Bây giờ, mặc dầu chúng tôi phổ truyền trong công chúng và biến nó thành ít mạnh mẽ, nó vẫn còn thật là quý giá. Ðối với người tu có nó, họ đã tiến được nửa đoạn đường tu luyện, những gì còn lại là để cho quý vị nâng cao tâm tính của mình, và sẽ có một cấp khá cao đang chờ quý vị. Dĩ nhiên, người không có duyên phận sẽ ngưng tập luyện sau khi bắt đầu một thời gian, và rồi thì Pháp Luân sẽ không còn tồn tại trong người họ nữa.
Pháp Luân Công là công pháp thuộc Phật Gia, nhưng nó hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi của Phật Gia, nó luyện theo cả toàn vũ trụ. Trong quá khứ tu luyện trong Phật Gia chỉ nói về những nguyên lý của Phật Gia, trong khi tu luyện theo Đạo Gia chỉ nêu lên những nguyên lý của Đạo Gia, cả hai trường phái đều không có cắt nghĩa thấu đáo căn bản của vũ trụ. Vũ trụ cũng như con người, ngoại trừ cấu trúc vật chất ở bên ngoài, nó cũng có đặc tính riêng của nó, một cách vắn tắt là nó có thể được tóm gọn trong ba chữ, đó là "Chân Thiện Nhẫn". Tu luyện theo Đạo Gia chủ yếu ngộ về "chân", nói chân thật, làm việc chân thật, trở về nguồn cội, và sau cùng thành một chân nhân. Tu luyện theo Phật Gia chú trọng về "thiện", làm sản sinh tâm đại từ bi, cứu độ chúng sinh. Pháp môn của chúng ta tu theo "Chân Thiện Nhẫn" cùng một lúc, tức là trực tiếp tu luyện theo đặc tính căn bản của vũ trụ, và cuối cùng là đạt được sự đồng hóa cùng vũ trụ[39].
Pháp Luân Công là công pháp tu cả tâm lẫn thân, khi công lực và tâm tính đã đạt đến một trình độ nào đó, là đến lúc để đạt tới trạng thái khai ngộ (khai công) trong thế gian này, tu thành một cơ thể không bao giờ bị hư hoại[40]. Nói chung Pháp Luân Công được chia thành thế gian pháp và xuất thế gian pháp mà bao gồm nhiều cấp bậc. Tôi hy vọng rằng mọi người quyết chí sẽ chuyên cần tu luyện, không ngừng nâng cao tâm tính, đạt đến viên mãn.
2. Hình dáng của Pháp Luân
Pháp Luân của Pháp Luân Công là một vật thể có linh tính, xoay tròn và cấu thành từ vật chất cao năng lượng. Nó chuyển động xoay tròn theo đúng luật chuyển động của toàn vũ trụ. Ở một mức độ nào đó, Pháp Luân là một mô hình nhỏ của vũ trụ.
Ở giữa Pháp Luân là dấu hiệu chữ Vạn () của Phật Gia. Nó là trung tâm của Pháp Luân. Màu sắc của nó gần giống như màu vàng kim với nền màu đỏ sáng chói. Nền của vòng tròn bên ngoài thì màu cam. Bốn dấu hiệu Thái Cực và bốn chữ Vạn của Phật Gia được xếp đặt xen kẽ nhau theo tám hướng. Thái cực gồm có màu đỏ và đen thuộc về Đạo Gia, trong khi Thái Cực với màu đỏ và xanh thuộc về Tiên Thiên Đại Đạo. Bốn chữ Vạn nhỏ cũng có màu vàng kim. Nền của Pháp Luân có màu thay đổi theo chu kỳ: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, chàm, và tím. Những màu này rất đẹp. Các màu của chữ Vạn chính giữa và Thái Cực thì không thay đổi. Các Pháp Luân với kích thước khác nhau này tự xoay chuyển, và chữ Vạn cũng vậy. Pháp Luân có cội rễ từ trong vũ trụ. Vũ trụ đang xoay chuyển, tất cả các thiên hà đang xoay chuyển, vì vậy, Pháp Luân cũng đang xoay chuyển. Những người đã mở Thiên mục ở cấp thấp, họ có thể nhìn thấy Pháp Luân đang quay vòng như một cây quạt; còn những người mở Thiên mục ở cấp cao, họ có thể thấy nguyên hình Pháp Luân rất đẹp và sáng chói, điều này khuyến khích người tu phấn đấu mạnh mẽ để tiến lên.
3. Ðặc Ðiểm Của Pháp Luân Công
(1) Pháp luyện nhân
Người tập Pháp Luân Công sẽ không chỉ có khả năng làm tăng Công lực và công năng một cách mau chóng, nhưng cũng sẽ có khả năng luyện thành Pháp Luân. Pháp Luân có thể được tạo thành trong một thời gian rất ngắn, và một khi thành hình, nó rất là mạnh mẽ. Nó có thể che chở cho người tu khỏi bị sai đường. Thêm vào đó, nó có thể bảo vệ người tu không bị quấy rầy bởi những người có tâm tính thấp kém. Nó cũng là một phương pháp tu luyện hoàn toàn khác hẳn với lý thuyết của các phương pháp tu luyện truyền thống. Vì Pháp Luân tự nó xoay chuyển không ngừng nghỉ sau khi được thành lập, nó tồn tại dưới dạng thức của một linh thể, thu hút năng lực một cách liên tục và thường xuyên ở vùng bụng dưới của người tu. Pháp Luân xoay vòng để tự động thu hút năng lượng từ vũ trụ. Chính vì nó xoay chuyển không ngừng nghỉ, nó đạt được mục đích của "Pháp Luyện Nhân", nó liên hệ đến việc Pháp Luân luyện người không ngừng nghỉ ngay khi người ta không luôn luôn luyện tập. Như mọi người đều biết, người thường phải làm việc ban ngày và nghỉ ban đêm, còn lại rất ít thời giờ cho việc tu luyện. Ðể đạt được trạng thái tu luyện 24 giờ một ngày, phương pháp được gọi là luôn luôn nghĩ đến việc tu luyện không có hiệu lực, và sử dụng các phương pháp khác vẫn khó lòng đạt đến mục đích thật sự tu luyện 24 giờ một ngày. Tuy nhiên, Pháp Luân xoay chuyển không ngừng nghỉ, gom góp và chuyển hóa khí được hấp thụ từ vũ trụ bằng cách quay vào bên trong. Ðiều này được thực hiện ở mọi vị trí của Pháp Luân, ngày lẫn đêm, không bao giờ ngừng lại. Nó biến đổi khí thành một chất liệu ở cao tầng, sau cùng biến nó thành công mang trên thân người tu. Ðây gọi là "Pháp Luyện Nhân". Tu luyện theo Pháp Luân Công hoàn toàn khác với bất kỳ trường phái nào khác và các môn phái tu luyện khí công đan đạo.
Ðiểm nổi bật nhất của Pháp Luân Công là luyện một Pháp Luân thay vì luyện đan. Cho đến nay, trong các phương pháp tu luyện được phổ truyền, không kể đến từ trường phái nào hay đường lối tu luyện nào, có thể là chi nhánh của Phật giáo, Đạo giáo, Phật Gia, Đạo Gia, hay thuộc các hệ phái rải rác trong quần chúng, tất cả đều luyện đan. Nhiều đường lối tu luyện bàng môn khác cũng giống như vậy. Chúng được gọi là khí công đan đạo. Sự tu hành của các tăng, ni và các đạo sĩ, tất cả đều phát xuất từ cách tu luyện đan này. Nếu được hỏa táng sau khi viên tịch, chúng sẽ tạo thành các viên xá-lợi mà thành phần cấu tạo của chúng chưa được khám phá ra bởi các thiết bị khoa học tân tiến. Nó rất là cứng, chắc và rất đẹp. Thật ra, nó là chất liệu ở cao tầng được tích tụ từ các không gian khác, chứ không phải trong không gian của chúng ta. Ðó là Đan. Rất khó cho người theo khí công đan đạo để đạt được trạng thái giác ngộ trong một kiếp người. Trước kia, có rất nhiều người luyện theo khí công đan đạo đã cố gắng để vận chuyển Đan đi lên. Một khi nó chạy lên đến Nê hoàn cung, nó không có thể xuất ra ngoài, vì vậy những người này bị kẹt ở đây. Vài người rất muốn cho nó nổ tung ra, nhưng không biết làm cách nào. Một số người làm như thế này: Ông nội của người đó không thành công. Khi sắp chết, ông nội nhả ra và giao lại cho người cha. Người cha cũng không thành công. Khi chết, người cha cũng nhả ra và giao lại cho người con. Cho đến bây giờ, anh ta vẫn là người tầm thường. Quả thật là quá khó! Dĩ nhiên, cũng có nhiều phương pháp tu luyện đứng đắn. Nó tương đối khá tốt nếu quý vị có thể có được sự chân truyền. Tuy nhiên, vị thầy có thể không dạy cho quý vị những thứ thật sự ở cao tầng.
(2) Tu luyện chủ ý thức
Mọi người đều có một chủ ý thức (nguyên thần). Người ta thường tùy thuộc vào chủ ý thức khi thi hành các nhiệm vụ và xem xét các vấn đề. Ngoại trừ chủ ý thức,cũng có một hay nhiều phụ ý thức trong bản thể con người, cũng như các tín hiệu được thừa hưởng từ các tổ tiên trong gia đình. Phụ ý thức có cùng tên với chủ ý thức, nhưng thông thường nó có nhiều khả năng hơn và cũng ở cấp cao hơn chủ ý thức. Phụ ý thức không bị mê hoặc bởi cám dỗ của xã hội người thường của chúng ta và có thể nhìn thấy các không gian riêng biệt của nó.
Nhiều công pháp tu luyện theo lối luyện phụ ý thức, theo đó thì cơ thể vật chất và chủ ý thức chỉ có nhiệm vụ chuyên chở. Người tu luyện thường không biết đến những điều này. Và họ có thể vẫn cảm thấy rất thoải mái về chính họ. Khi đang sống trong xã hội, thật rất khó để một người từ bỏ điều thực tiễn, nhất là những điều mà người đó gắn bó vào. Vì vậy, nhiều phương pháp tu luyện nhấn mạnh đến việc tập luyện khi đang ở trong trạng thái hôn mê, một trạng thái hôn mê hoàn toàn. Khi sự chuyển hóa xảy ra trong lúc đang hôn mê, phụ ý thức đang qua sự chuyển hóa và được nâng cấp. Ngày nào đó, phụ ý thức hoàn tất sự tu luyện và mang công của quý vị đi. Không còn lại gì cho chủ ý thức và bản thể thật của quý vị hết, và cả đời tu luyện của quý vị sẽ tiêu tan hết. Ðiều này thật đáng tiếc. Một số thầy khí công danh tiếng sử dụng mọi loại công năng vĩ đại và nhờ nó mà được nổi danh và được kính nể; tuy nhiên, họ vẫn không nhận thức được là công của họ không tăng trưởng trên chính cơ thể của họ.
Pháp Luân Công của chúng ta tu luyện trực tiếp về chủ ý thức, nó đòi hỏi Công phải thật sự tăng trưởng trên cơ thể của quý vị. Dĩ nhiên, phụ ý thức cũng sẽ được chia phần, vì là phần quan trọng thứ nhì sau chủ ý thức, nó cũng đang thăng tiến. Phương pháp tu luyện của chúng ta đòi hỏi một tâm tính thật gắt gao, để cho quý vị rèn luyện tâm tính của mình và thăng tiến trong trong mọi hoàn cảnh phức tạp nhất của xã hội người thường, như hoa sen mọc lên giữa bùn lầy. Vì vậy quý vị được chứng đắc trong sự tu luyện của mình. Ðây là lý do tại sao Pháp Luân Công quý báu như vậy. Nó quý báu vì chính quý vị đạt được Công. Nhưng, nó cũng rất khó khăn. Sự khó nhọc dựa trên sự kiện là quý vị đã chọn một đường đi mà sẽ hướng dẫn quý vị tu luyện trong các hoàn cảnh phức tạp nhất.
Vì mục đích tập luyện là tu luyện chủ ý thức, chủ ý thức phải được sử dụng để điều khiển sự tu luyện. Những gì chủ ý thức quyết định là dứt khoát; nó không được chuyển qua cho phụ ý thức. Nếu không, sẽ có một ngày khi phụ ý thức hoàn tất sự tu luyện của nó ở một cấp cao và mang Công theo với nó. Vì vậy, là chủ bản thể và chủ ý thức, quý vị sẽ không còn lại gì cả. Khi quý vị tu luyện ở cao tầng, nó không thể chấp nhận được khi chủ ý thức của quý vị ngay cả không ý thức được mình đang tu luyện, như là quý vị đang ngủ mê vậy. Quý vị phải biết rõ rằng mình đang tập luyện, tu luyện đến cao tầng và nâng cao tâm tính của mình. Chỉ như vậy quý vị sẽ kiểm soát được hành động của mình và có thể đạt được công. Nhiều lần khi quý vị lơ đễnh, quý vị có thể hoàn tất điều gì đó mà ngay cả không biết làm sao nó đã được làm. Thật ra, chính là phụ ý thức đã đóng vai trò trong đó. Phụ ý thức đã chủ động. Nếu quý vị ngồi thiền nơi đó, và quý vị mở mắt nhìn trước trán mình, quý vị sẽ thấy rằng có một quý vị khác ngồi đối diện. Nếu quý vị ngồi thiền quay về hướng bắc, nhưng bỗng nhiên, quý vị thấy mình ngồi tại hướng nam và quý vị bắt đầu nghĩ rằng: "Làm sao ta đi ra ngoài?", rồi thì đây là người thật của quý vị xuất ra. Cái đang ngồi đó là cơ thể của quý vị và phụ ý thức. Những điều này có thể phân biệt được.
Quý vị không được hoàn toàn quên hẳn mình khi đang tập luyện Pháp Luân Công. Quên chính mình tức là không theo đúng Đại Pháp của sự tu luyện Pháp Luân Công. Quý vị phải giữ tâm của mình được sáng suốt khi tập luyện. Quý vị sẽ không đi sai lệch nếu chủ ý thức của quý vị mạnh mẽ trong lúc luyện tập, và những điều tầm thường không thể làm hại đến quý vị. Nếu chủ ý thức yếu đi, những thứ lạ có thể xâm nhập vào cơ thể quý vị.
(3) Tu luyện không kể phương hướng hay giờ giấc
Nhiều phương pháp tu luyện rất chú trọng về phương hướng và thời điểm tốt nhất để luyện tập. Chúng ta không chú trọng về những điều này. Tu luyện Pháp Luân Công là chiểu theo đặc tính của vũ trụ và những nguyên lý diễn hóa của vũ trụ mà luyện. Vì vậy, chúng ta không chú trọng về phương hướng hay thời điểm. Các bài tập của chúng ta tương đương với tập luyện trong lúc đang ngồi trên Pháp Luân, nó có ở mọi hướng và luôn luôn xoay vòng. Pháp Luân của chúng ta hòa nhịp với cả vũ trụ. Vũ trụ đang chuyển động, giải Ngân hà đang chuyển động, chín hành tinh đang quay chung quanh mặt trời và trái đất chính nó cũng đang quay. Hướng nào là đông, nam, tây hay là bắc? Người sống trên trái đất nghĩ ra các phương hướng. Vì vậy, bất kỳ hướng nào quý vị đối diện, quý vị sẽ đang đối diện với mọi hướng.
Một số người nói rằng tốt nhất là tập luyện lúc giữa đêm, có người nói lúc đúng ngọ, hay một thời điểm nào khác. Chúng ta cũng không bận tâm về vấn đề này vì Pháp Luân sẽ luyện quý vị khi quý vị không đang tập luyện. Pháp Luân đang giúp cho quý vị tu luyện ở mọi thời điểm, đó là "Pháp luyện nhân". Trong khí công đan đạo, người ta luyện đan; trong Pháp Luân Công, nó là pháp luyện người. Thực hành càng nhiều càng tốt khi quý vị có thì giờ. Tập ít đi khi quý vị không có nhiều thì giờ. Nó rất là thoải mái.
4. Tính mệnh song tu
Pháp Luân Công tu luyện tâm lẫn thân. Qua sự tu luyện, bản thể thật của quý vị được thay đổi trước. Không để mất bản thể thật, chủ ý thức hợp với cơ thể vật chất thành một, hoàn tất sự tu luyện một cách trọn vẹn.
(1) Thay đổi của bản thể
Một cơ thể con người gồm có thịt, máu và xương, với các thành phần và cấu trúc phân tử khác nhau. Nhờ tu luyện, thành phần nguyên tử của cơ thể con người được chuyển hóa thành chất liệu ở cao tầng. Vì vậy những bộ phận trong cơ thể con người không còn là những chất liệu nguyên thủy nữa, nhưng thay vào đó chúng đã trải qua một sự thay đổi căn bản về các chất lượng ở bên trong. Tuy nhiên, người tu tu luyện và sinh sống giữa những người thường, và không có thể vi phạm các tình trạng của xã hội loài người. Vì vậy, sự thay đổi như thế này không biến đổi các cấu trúc phân tử nguyên thủy, cũng không thay đổi thứ tự sắp xếp các phân tử. Nó chỉ thay đổi các thành phần nguyên tử nguyên thủy. Xác thịt của con người vẫn mềm mại, xương cốt vẫn rắn chắc và máu vẫn ở thể lỏng. Khi bị đứt tay người ta vẫn chảy máu. Theo học thuyết Ngũ hành của Trung Quốc cổ đại, "kim, mộc, thủy, hỏa và thổ" tạo nên vạn vật. Nó cũng như vậy đối với cơ thể con người. Khi người tu trải qua các sự biến đổi của bản thể thật của họ, có được các chất liệu ở cao tầng thế vào các thành phần nguyên tử nguyên thủy, tới lúc đó cơ thể con người không còn cấu tạo bởi các chất liệu nguyên thủy nữa. Ðiều này chính là điều được gọi là "không trong ngũ hành".
Ðặc điểm nổi bật nhất của các phương pháp tu luyện tâm lẫn thân là nó kéo dài mạng sống và chống lão hóa. Pháp Luân Công của chúng ta có được cái đặc điểm nổi bật này. Pháp Luân Công có tác dụng như sau: nó thay đổi từ căn bản các thành phần phân tử của cơ thể con người, gom góp lại và chứa các chất liệu cao tầng trong mọi tế bào, và cuối cùng để cho các chất liệu ở cao tầng thay thế các thành phần của tế bào. Bằng cách đó, sự già nua sẽ không xảy ra. Người ta quả thật không còn trong ngũ hành, biến cơ thể của họ thành một cơ thể gồm có các chất liệu ở các không gian khác. Nó không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian của chúng ta nữa, người này sẽ trẻ mãi.
Trong lịch sử, có nhiều vị cao tăng sống rất thọ. Bây giờ, có người sống tới vài trăm năm đi ngoài đường, và quý vị không có thể nói họ là ai. Họ trông rất trẻ và mặc quần áo giống người thường nên quý vị không thể phân biệt được. Tuổi thọ của con người không thể quá ngắn ngủi như hiện nay. Nói từ khía cạnh khoa học tân thời, người ta phải có khả năng sống đến hơn 200 tuổi. Theo các hồ sơ có một người tên là Femcath ở Anh quốc sống được 207 năm. Một người tên là Mitsu Taira ở Nhật sống đến 242 tuổi. Dưới thời nhà Ðường ở xứ ta (Trung Quốc) có một thầy tu tên là Huệ Chiêu (Hui Zhao) sống đến 290 tuổi. Theo sổ bộ của quận Vĩnh Thái (Yong Tai) thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trần Khuyên (Chen Jun) sinh vào năm đầu của thời Trung Hòa (Zhong He) (năm 881 sau công nguyên) dưới triều vua Hi Tông (XiZong) của nhà Ðường. Ông mất dưới thời Thái Ðịnh (Tai Ding) của triều đại nhà Nguyên (năm 1324 sau công nguyên), sau khi sống được 443 tuổi. Những điều này được hỗ trợ bởi các hồ sơ và có thể tra cứu được. Chúng không phải là các chuyện thần thoại. Nhờ tu luyện, các người tu Pháp Luân Công làm giảm bớt các vết nhăn trên mặt một cách rõ rệt, và gương mặt hồng hào, khỏe mạnh và sáng sủa. Cơ thể của họ cảm thấy rất nhẹ nhàng và thư giãn, và không có dấu hiệu mệt mỏi khi đi bộ hay làm việc. Ðây là một hiện tượng thông thường. Nó cũng là lý do tại sao dáng vóc của tôi, theo các người khác nói lại, vẫn không thay đổi sau 20 năm. Chính tôi đã tu luyện trong nhiều chục năm. Pháp Luân Công của chúng ta có chứa đựng một nguyên lý tu thân rất vững vàng. Khi về già, người tu theo Pháp Luân Công trông khác với người thường thật rõ rệt. Họ trông không giống với số tuổi đời của họ. Vì vậy, đặc điểm nổi bật nhất của các phương pháp tu luyện tâm lẫn thân là gia hạn mạng sống, làm chậm sự lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
(2) Pháp Luân chu thiên
Cơ thể của chúng ta là một tiểu vũ trụ. Năng lượng của cơ thể con người luân chuyển vòng quanh cơ thể, nó được gọi là chuyển động của tiểu vũ trụ, và cũng được gọi là chuyển động của vòng Chu Thiên. Vòng Chu Thiên nối liền hai mạch Nhâm và Ðốc, theo các xếp loại về cấp bậc, chỉ là một vòng Chu Thiên cạn dưới làn da. Nó không có hiệu lực để tu mệnh. vòng Tiểu Chu Thiên, theo nghĩa thật sự, di chuyển bên trong cơ thể đi từ Nê Hoàn Cung đến Đan Điền. Nhờ sự nội chuyển này, nó làm mở tung mọi kinh mạch bắt đầu từ bên trong cơ thể ra đến bên ngoài. Pháp Luân Công của chúng ta đòi hỏi tất cả các kinh mạch đều được mở ra ngay từ đầu.
Vòng Ðại Chu Thiên là vận chuyển của kỳ kinh bát mạch và đi vòng quanh cơ thể theo một vòng tuần hoàn. Khi vòng Ðại Chu Thiên được mở ra, nó sẽ mang đến trạng thái là người đó có thể bay khỏi mặt đất. Ðây là cái mà người ta muốn nói là "Bạch Nhật Phi Thăng", như được chép lại trong Đan Kinh. Tuy vậy, thường là một điểm nào đó trong cơ thể của quý vị sẽ bị khóa lại để cho quý vị không thể nào bay lên được. Tuy vậy, nó sẽ mang đến cho quý vị trạng thái như vậy: quý vị sẽ đi bộ nhanh hơn và không cần ráng sức, và khi quý vị đi lên dốc, quý vị sẽ cảm thấy như có ai đẩy phía sau quý vị. Sự khai mở của vòng Ðại Chu Thiên cũng có thể mang lại một loại công năng: nó có thể làm cho khí giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể hoán đổi vị trí. Khí của tim di chuyển đến dạ dày; khí của dạ dày đi đến ruột,v..v. Khi công lực được gia tăng thêm, khả năng này biến thành công năng di chuyển đồ vật từ xa (công năng ban vận) nếu khí được phóng ra ngoài cơ thể. Loại vòng Chu Thiên này cũng còn được gọi là "Tý Ngọ Chu Thiên" hay là "Càn Khôn Chu Thiên". Tuy vậy các chuyển động của nó vẫn chưa đạt được mục đích là chuyển hóa bản thể. Còn có một vòng Chu Thiên tương tự khác nữa được gọi là vòng "Mão Dậu Chu Thiên". Ðây là cách chuyển vận của Mão Dậu Chu Thiên: nó phát xuất từ huyệt Hội âm hoặc huyệt Bách hội, di chuyển dọc theo phía ngoài của cơ thể nơi tiếp giáp giữa mặt âm và dương.
Vòng Chu Thiên trong Pháp Luân Công lớn hơn các chuyển động của Kinh Lạc và Bát Mạch được bàn tới trong các pháp tu luyện trung bình. Nó là sự chuyển động của các kinh mạch xuyên tréo khắp cơ thể con người. Nó đòi hỏi tất cả các mạch phải được mở hoàn toàn ngay lập tức, và tất cả cùng nhau di chuyển. Những điều này đã được gắn sâu vào trong Pháp Luân Công của chúng ta, nên quý vị không cần phải cố ý luyện tập nó, cũng không cần phải hướng dẫn nó với ý nghĩ của quý vị. Nếu quý vị làm điều đó, quý vị sẽ đi sai đường. Tôi đã gắn khí cơ (bộ máy khí) bên ngoài cơ thể của quý vị trong lớp học. Nó luân chuyển một cách tự động. Khí cơ là thứ đặc biệt của sự tu luyện ở cao tầng, và là một phần của những gì làm cho sự tu luyện của chúng ta được tự động. Cũng như Pháp Luân, nó xoay chuyển không ngừng nghỉ, hướng dẫn tất cả các năng lượng bên trong kinh mạch của cơthể chuyển động xoay tròn. Mặc dầu quý vị không có luyện tập vòng Chu Thiên, thật ra, những kinh mạch này đã được hướng dẫn xoay vòng, và phía ngoài cũng như phía sâu trong cơ thể đều cùng nhau chuyển động toàn diện. Chúng tôi sử dụng các bài tập để gia tăng sức mạnh của khí cơ hiện diện ở phía ngoài cơ thể.
(3) Khai mở kinh mạch
Mục đích khai mở kinh mạch là làm cho năng lượng chuyển động, để thay đổi các thành phần phân tử của tế bào và để chuyển hóa nó thành chất liệu ở cao tầng. Các kinh mạch của người không tu thì bị tắc nghẽn và rất là hẹp. Kinh mạch của người tu sẽ dần dần sáng sủa hơn, làm thông các vùng bị tắc. Kinh mạch của người tu lâu năm sẽ được nới rộng ra. Chúng sẽ còn nới rộng hơn nữa khi tu luyện ở cao tầng. Một số người có kinh mạch rộng như một ngón tay. Tuy vậy, sự khai mở các kinh mạch tự nó không phản ảnh các trình độ tu luyện, hoặc bề cao của Công. Nhờ tu luyện, các kinh mạch sẽ được sáng sủa hơn và nới rộng hơn, và dĩ nhiên sẽ liên kết với nhau để trở thành một khối đồng nhất. Tới lúc đó, người này không còn có kinh mạch hay các huyệt châm cứu nữa. Trái lại, toàn thân của họ tất cả đều là kinh mạch và các huyệt châm cứu. Ngay cả đến lúc này, nó không có nghĩa là người này đã đạt được sự tu luyện. Nó chỉ phản ảnh một trình độ nào đó trong tiến trình tu luyện Pháp Luân Công. Khi đạt đến giai đoạn này, người ta đã đạt tới đoạn cuối của sự tu luyện thế gian pháp. Cùng lúc đó, nó mang đến một trạng thái giống như là sự xuất hiện ở bên ngoài của Tam Hoa Tụ Ðỉnh. Một số lớn công đã được phát triển, với mọi hình dạng, và cột trụ công cũng rất là cao. Thêm nữa, ba đóa bông đã xuất hiện trên đỉnh đầu, một bông giống như là hoa cúc và một bông khác là hoa sen. Cả ba đóa hoa đều quay tròn, và cùng lúc, thay phiên nhau xoay chung quanh chính nó. Mỗi đóa hoa có một cột trụ rất cao ở bên trên, cao tới tận trời. Ba cột trụ này cũng quay tròn và xoay chung quanh chính nó cùng lúc với các đóa hoa. Người ta sẽ cảm thấy bộ đầu trở nên nặng nề. Tới điểm này, người ta đang ở bậc cuối cùng của sự tu luyện thế gian pháp.
5. Ý niệm
Tu luyện Pháp Luân Công không kèm theo ý niệm. Ý niệm tự nó không đạt được gì cả, nhưng nó có thể đưa ra các mệnh lệnh. Cái mà thật sự thi hành là các công năng, nó có khả năng suy nghĩ của một linh thể và có thể nhận chỉ thị từ các tín hiệu đến từ bộ óc. Nhưng nhiều người, nhất là những người trong lĩnh vực khí công, có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Họ cho rằng ý niệm có thể làm được rất nhiều việc. Có người nói đến việc sử dụng ý niệm để phát triển các công năng, để mở thiên mục, để chữa bệnh và di chuyển đồ vật từ xa, v..v. Hiểu như vậy là sai. Ở các cấp thấp, người thường sử dụng ý niệm để điều khiển các giác quan và tứ chi. Ở các cấp cao, ý niệm của người tu tiến cao hơn một bậc, nó ra lệnh cho các quyền năng để thi hành các công tác. Nói cách khác, các công năng nhận mệnh lệnh từ ý niệm. Ðây là cách mà chúng ta xem xét ý niệm. Ðôi khi chúng tôi thấy một vị thầy khí công trị bệnh cho người khác. Các bệnh nhân nói rằng họ trở nên khá hơn ngay cả khi vị thầy chưa động đến ngón tay nữa, và họ nghĩ rằng bệnh được chữa bằng ý niệm. Thật ra, người ta sử dụng một loại của công năng và ra lệnh cho nó trị bệnh, hoặc làm điều gì khác. Vì công năng di chuyển trong một không gian khác, người thường không thể thấy bằng mắt của họ. Những người không hiểu cho rằng đó là kết quả của ý niệm. Có người tin rằng ý niệm có thể dùng để trị bệnh, nhưng đó là hướng dẫn người ta đi lạc đường. Quan điểm này phải được làm sáng tỏ.
Ý nghĩ của con người là một loại tín hiệu, một loại năng lượng và cũng là một dạng của vật chất. Khi người ta nghĩ về các vấn đề gì, bộ óc phát ra một rung động. Ðôi khi nó thật là hữu hiệu khi niệm chú. Tại sao vậy. Vì vũ trụ cũng có tần số rung động của chính nó. Khi tần số câu chú của quý vị trùng hợp với tần số của vũ trụ, nó có thể có hiệu lực. Muốn cho chắc chắn có hiệu lực, nó phải là một chú rất nhỏ vì các điều tà ma không được phép tồn tại trong vũ trụ. Ý niệm cũng là một lối suy nghĩ đặc biệt. Pháp Thân của các thầy khí công cao cấp được kiểm soát và nhận mệnh lệnh từ ý nghĩ của bản thể chính. Pháp Thân cũng có suy nghĩ riêng của nó, nó có khả năng độc lập để tự giải quyết các vấn đề và thi hành các công tác. Nó là một cá thể hoàn toàn độc lập. Nhưng cùng lúc, Pháp Thân hiểu ý nghĩ của bản thể chính của các thầy khí công và thi hành các công tác dựa theo các ý nghĩ đó. Chẳng hạn như nếu vị thầy Khí công muốn trị bệnh cho một cá nhân nào đó, Pháp Thân của ông ta sẽ đi đến đó. Nếu không có ý nghĩ đó, nó sẽ không đi. Khi nó thấy một điều gì thật tốt và nên làm, nó sẽ tự mình làm điều đó. Có thầy chưa đạt đến trạng thái giác ngộ. Có một số điều ông ta chưa được biết, nhưng Pháp Thân của ông ta đã biết rồi.
Ý niệm cũng bao gồm ý nghĩa của linh cảm. Linh cảm không đến từ chủ ý thức của con người. Kiến thức căn bản của chủ ý thức rất là hạn hẹp. Nó sẽ không làm được nếu chỉ dựa vào chủ ý thức để thử đưa ra giải pháp gì mà chưa có trong xã hội này. Linh cảm đến từ phụ ý thức. Có người tham gia vào các công trình sáng tạo hay nghiên cứu khoa học. Khi họ bị kẹt sau khi tận dụng bộ óc của họ, họ bỏ ngang, nghỉ xả hơi một hồi, hay là đi bộ ngoài trời. Đột nhiên, linh cảm đến với họ mà không cần suy nghĩ. Họ lập tức bắt đầu ghi chép mọi điều xuống một cách nhanh chóng. Vì vậy họ đã sáng chế ra được điều gì. Ðây là vì khi chủ ý thức quá mạnh, nó kiểm soát bộ óc. Nó bị kẹt. Khi chủ ý thức buông lỏng, phụ ý thức bắt đầu hoạt động. Rồi nó kiểm soát bộ óc. Phụ ý thức, thuộc về một không gian khác, không bị kiềm chế bởi không gian này, và nó có khả năng sáng tạo những điều mới lạ. Nhưng phụ ý thức không thể vượt quá hay là cản trở các tình trạng của xã hội người thường, cũng không có thể ảnh hưởng đến sự tiến bộ của phát triển trong xã hội.
Linh cảm đến từ hai nguồn gốc. Một là do được cung cấp bởi phụ ý thức. Phụ ý thức không bị lạc giữa cạm bẫy của thế giới này và có thể tạo ra linh cảm. Nguồn gốc khác nữa đến từ các mệnh lệnh và hướng dẫn của một linh thể ở cao tầng. Khi được hướng dẫn bởi một linh thể ở cao tầng, tâm người ta đã được mở rộng và có thể sáng tạo những thứ thật quan trọng. Sự phát triển toàn vẹn của xã hội và của vũ trụ có các nguyên lý riêng của nó. Không có gì xảy ra do sự ngẫu nhiên hết.
6. Tầng thứ tu luyện của Pháp Luân Công
(1) Tu luyện ở cao tầng
Pháp Luân Công tu luyện ở một cấp thật cao, vì vậy công được phát sinh rất mau. Ðại đạo rất đơn giản và dễ dàng. Trên căn bản tổng quát, Pháp Luân Công có rất ít động tác. Tuy vậy, nó kiểm soát tất cả các bộ phận của cơ thể, kể cả những thứ sẽ được sinh ra. Chừng nào tâm tính có thể được tăng lên, công sẽ tăng thật mau, nó đòi hỏi rất ít cố gắng của ý định, hay sử dụng phương pháp đặc biệt nào, hay bắt lò luyện đan. Dựa vào sự hướng dẫn của ý định có thể rất là phức tạp và có thể dễ dàng đi sai lệch. Nơi đây chúng tôi cung cấp một lối tu luyện thích hợp nhất và tốt nhất, tuy vậy cũng là khó nhất.
Ðể cho người tu đạt đến trạng thái Thân Trắng Như Sữa (nãi bạch thể), nó sẽ mất hơn chục năm, nhiều chục năm, hay ngay cả lâu hơn nữa theo các pháp môn khác. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ mang quý vị đến trạng thái này ngay lập tức. Trình độ này có lẽ đã vượt qua trước khi quý vị ngay cả cảm nhận được nó. Nó có lẽ kéo vài khoảng vài giờ. Sẽ có một ngày quý vị cảm thấy rất nhạy cảm, và chỉ một lúc sau, quý vị sẽ không còn cảm thấy nhạy cảm như vậy nữa. Thật ra, quý vị vừa mới trải qua một cấp bậc lớn.
(2) Các hình thức biểu lộ của công
Sau khi trải qua sự điều chỉnh của cơ thể vật chất, học viên Pháp Luân Công đã đạt đến một trạng thái thích hợp cho việc tu luyện Ðại Pháp. Ðây là trạng thái ‘nãi bạch thể’. Công chỉ có thể được tạo thành sau khi chúng được điều chỉnh tới trạng thái này. Người có thiên mục mở ở cấp cao có thể thấy công phát triển trên làn da của người đó, rồi nó được thu hút vào trong cơ thể của người tu. Kế đó nó được tạo thành lần nữa và hấp thụ vào trong cơ thể lần nữa, và cứ tiếp tục như vậy, đi từ lớp này đến lớp khác, đôi khi rất nhanh chóng. Ðây là công của đợt đầu. Sau khi công đã được phát triển trong đợt đầu, cơ thể của người tu không còn là một cơ thể thường nữa. Sau khi đạt đến “nãi bạch thể” người ta sẽ không bao giờ bị bệnh nữa. Cơn đau có thể xuất hiện đó đây hay là sự khó chịu ở vùng nào đó, tương tự như bệnh tật, nhưng nó không phải là bệnh. Nó gây ra bởi nghiệp lực. Sau đợt phát triển công lần thứ nhì, các linh thể đã tăng trưởng thật lớn. Chúng có thể di chuyển và trò chuyện. Ðôi khi chúng nó được sinh sản rải rác, đôi khi tụ lại rất đông đúc. Chúng cũng có thể nói chuyện với nhau nữa. Một khối năng lượng thật lớn được chứa đựng trong các linh thể này, nó được dùng để thay đổi bản thể thật sự.
Khi tu luyện theo Pháp Luân Công đến một cấp thật cao, đôi khi Hài-nhi (Anh hài) xuất hiện cùng khắp cơ thể con người. Chúng nó rất là nghịch ngợm, thích nô đùa và rất rộng lượng. Cũng có thể một linh thể khác được sinh ra. Ðó là Nguyên Anh. Nó ngồi trên tòa sen trông thật đẹp. Nguyên Anh được sinh ra do sự tương hội giữa Âm và Dương trong cơ thể con người. Người tu nam cũng như nữ đều có thể luyện thành Nguyên Anh. Lúc đầu Nguyên Anh rất nhỏ, nhưng nó lớn dần, và cuối cùng nó to lớn cũng bằng và trông giống như người tu. Nó ở phía trong cơ thể của người tu. Khi người có công năng nhìn người đó, họ sẽ nói rằng người đó có hai cơ thể. Thật ra, người đó đã luyện thành cơ thể thật của mình. Thêm vào đó, có nhiều Pháp Thân cũng có thể được phát sinh nhờ sự tu luyện. Một cách tổng quát, các công năng được phát triển trong vũ trụ, tất cả đều có thể được phát triển trong Pháp Luân Công; các công năng được phát triển trong các pháp môn tu luyện khác, tất cả cũng được bao gồm trong Pháp Luân Công.
(3) Tu luyện xuất thế gian pháp
Nhờ tập luyện, người tu làm cho các kinh mạch của mình nới rộng hơn và rộng hơn nữa, nối liền với nhau thành một khối. Ðó là tu luyện đến trạng thái không còn kinh mạch hay huyệt châm cứu nữa. Nhưng nói khác đi, kinh mạch và các huyệt châm cứu hiện diện ở khắp nơi. Ðiều này cũng chưa có nghĩa là quý vị đạt được Ðạo. Nó chỉ phản ảnh một trình độ nào đó trong tiến trình tu luyện Pháp Luân Công. Khi đạt đến trạng thái này, người ta đi đến cuối đường của sự tu luyện Thế Gian Pháp. Công phát triển được rất là mạnh mẽ, và có đủ mọi hình dáng. Cột trụ công cũng rất cao. Thêm vào đó, ba đóa hoa xuất hiện trên đỉnh đầu. Tới lúc đó, người này đã hoàn tất bước cuối cùng của Thế Gian Pháp.
Tiến thêm một bước nữa về phía trước, không còn lại gì nữa cả. Tất cả mọi công đều được ẩn dấu vào nơi không gian sâu thẩm của cơ thể con người. Người ta đi vào trạng thái Tịnh Bạch Thể, đó là cơ thể trở nên trong suốt. Tiến lên một bậc nữa, người ta đi vào sự tu luyện của Xuất Thế Gian Pháp, cũng được gọi là “tu luyện Phật thể”. Công phát triển ở giai đoạn này thuộc loại thần thông. Lúc đó, người ta có quyền năng vô giới hạn, trở thành rất là mạnh mẽ. Khi đạt đến một cảnh giới cao hơn nữa, người ta sẽ tu luyện để trở thành người giác ngộ. Ðiều này tùy thuộc vào cách tu luyện tâm tính của quý vị. Quý vị tu luyện được tới trình độ nào thì "Quả Vị" của quý vị tới trình độ đó. Người tu chân chính có được Chính pháp, và đạt thành Chính Quả; và đó là sự hoàn tất mỹ mãn của sự tu luyện.
CHƯƠNG III: TU LUYỆN TÂM TÍNH
Tất cả các người tu Pháp Luân Công phải đặt sự tu luyện tâm tính lên hàng đầu, và tin chắc rằng tâm tính là chìa khóa để phát triển công. Ðây là nguyên lý về tu luyện ở cao tầng. Nói rõ hơn, công lực quyết định trình độ của một người không phải được phát triển qua sự luyện tập, nhưng qua sự tu luyện tâm tính. Sự tiến bộ về tâm tính nói dễ hơn là thực hành. Người tu phải có thể buông bỏ thật nhiều, nâng cao bản chất giác ngộ của mình, chịu đựng đau khổ này đến đau khổ khác, và chấp nhận những gì hầu như không thể chấp nhận được, v..v. Tại sao nhiều người tu nhiều năm mà công của họ vẫn không tăng lên? Lý do căn bản là: thứ nhất họ không chú trọng vào tâm tính; và thứ nhì là họ không biết chính pháp ở cao tầng. Vấn đề này phải được nói rõ. Nhiều vị thầy dạy luyện Công có nói về tâm tính; họ đang giảng dạy rất đúng. Những người mà chỉ dạy các động tác và các kỹ thuật nhưng không bao giờ bàn về tâm tính, thật ra là đang dạy tu luyện theo tà pháp. Vì vậy, người tu phải cố gắng thật nhiều để nâng cao tâm tính của mình. Chỉ như vậy họ mới có thể bước vào sự tu luyện ở cao tầng.
1. Nội hàm của tâm tính
Tâm tính được bàn đến trong Pháp Luân Công không thể bị nhầm lẫn với Ðức hay được thay thế bởi một mình Ðức. Nó bao gồm nhiều điều hơn Ðức nữa. Nó gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau kể cả Ðức. Ðức chỉ là một biểu thị của tâm tính, nên nếu chỉ dùng Ðức để hiểu rõ ý nghĩa của tâm tính thì chưa đủ. Tâm tính cũng bao gồm cách thức giải quyết giữa hai vấn đề "được" và "mất". "Ðược" là đạt được đúng theo đặc điểm của vũ trụ. Ðặc điểm cấu tạo nên vũ trụ là Chân-Thiện-Nhẫn. Mức độ hài hòa giữa người tu và đặc tính của vũ trụ được thể hiện qua Ðức của cá nhân đó. Mất là từ bỏ những ý nghĩ bệnh hoạn và tính tham lam, tư lợi, dâm dật, ham muốn, sát sinh, ấu đả, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, tật đố, v..v. Nếu tu luyện ở cao tầng, người ta cũng cần buông bỏ sự chạy theo dục vọng và lừa lọc mà đã ăn sâu trong con người một cách tự nhiên. Nói khác đi, người ta phải từ bỏ tất cả mọi ràng buộc, và phải xem nhẹ tất cả danh và lợi cá nhân.
Một con người trọn vẹn gồm có cơ thể vật chất và cá tính. Vũ trụ cũng tương tự như vậy. Thêm vào sự hiện hữu của vật chất, đồng thời cũng còn có sự hiện diện của đặc tính "Chân-Thiện-Nhẫn" nữa. Mỗi phân tử trong không khí đều có chứa đặc tính này. Trong xã hội người thường, đặc tính này được phản ảnh bởi sự kiện là làm thiện hưởng phước và làm ác gặp quả báo. Ở cao tầng, đặc tính cũng biểu hiện trạng thái của các công năng. Người tự thích nghi với các đặc tính này là người tốt; những người đi ngược lại là người xấu. Người thuận theo nó và đồng hóa vào nó là những người đắc đạo. Vì vậy, người tu cần phải có tâm tính cực kỳ cao để theo đúng đặc tính này. Chỉ đi theo đường lối này mà người ta mới có thể tu luyện lên cao tầng.
Rất dễ để làm người tốt, nhưng không quá dễ dàng để tu luyện tâm tính như vậy. Người tu phải chuẩn bị tinh thần. Người ta phải thật lòng mong muốn trước khi cố gắng sửa đổi tính ý của mình. Vì con người sống trong thế giới này mà thế giới trở nên thật phức tạp. Quý vị muốn làm điều tốt, nhưng có người không muốn quý vị làm như vậy; quý vị không muốn hại người khác, nhưng người khác lại muốn hại quý vị vì các lý do khác nhau. Một số điều này xảy ra không do sự ngẫu nhiên. Quý vị sẽ hiểu tại sao? Quý vị phải làm gì? Phải đương đầu với mọi sự xung đột trong thế giới này làm cho tâm tính của quý vị bị đem ra khảo nghiệm từng phút giây. Khi đối đầu với sự nhục nhã không tả nổi, khi quyền lợi cá nhân bị xâm phạm, khi đương đầu với tiền của và lừa đảo, khi chống chọi với quyền lực, khi điên loạn và ganh ghét nổi lên do sự xung đột, khi các sự xung đột khác nhau trong xã hội và trong phạm vi gia đình xảy ra, và khi tất cả mọi thứ đau khổ xảy đến, quý vị có vẫn còn tự cư xử theo đúng đòi hỏi gắt gao của tâm tính hay không? Dĩ nhiên, nếu quý vị có thể làm tất cả các điều này thì quý vị đã là một người giác ngộ rồi. Rốt cùng, hầu hết người tu bắt đầu từ người thường. Sự tu luyện tâm tính cũng làm từ từ và tiến lên từng chút một. Người tu cương quyết phải chuẩn bị để chịu đựng những khổ đau to tát và đương đầu với các khó khăn bằng một ý chí vững chắc, và dĩ nhiên họ sẽ đạt được Chính Qủa. Tôi hy vọng mọi người tu giữ gìn tâm tính của mình kỹ lưỡng và sẽ nâng cao công lực của mình lên trong tương lai rất gần.
2. Mất và Ðược
Cả hai giới khí công và tôn giáo đều bàn về sự mất và được. Có người xem "mất" như là "làm việc thiện", làm hành động tốt hay là giúp người trong lúc khó khăn; "được" như là "đạt được công". Ngay cả các thầy tu trong chùa cũng cho rằng người ta phải làm việc thiện. Hiểu như vậy là ý nghĩa hạn hẹp của chữ "mất". Dù sao, "mất" mà chúng ta nói đây nó mang một ý nghĩa rộng hơn nhiều và cũng là điều ở trong một phạm vi lớn rộng hơn. Những điều chúng tôi đòi hỏi quý vị phải mất đi là những sự ràng buộc của người thường và tâm thức không chịu từ bỏ những điều ràng buộc đó. Nếu quý vị có thể buông bỏ những điều mà quý vị cho là quan trọng và buông bỏ những điều quý vị nghĩ rằng mình không thể buông bỏ được, đó mới là "mất" theo ý nghĩa thật sự của nó. Giúp người và làm việc thiện chỉ là một phần của "mất".
Người thường, ai cũng muốn có chút tiếng tăm, tư lợi, một mức sống khá giả, nhiều tiện nghi và nhiều tiền. Ðây là những mục đích của người thường. Là người tu, chúng ta thì khác hẳn vì chúng ta đạt được công chứ không phải những thứ đó. Chúng ta cần phải để ý về tư lợi ít thôi, xem nhẹ nó đi, nhưng chúng tôi không yêu cầu quý vị phải hy sinh bất cứ quyền lợi vật chất nào. Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường và cần phải sống như người thường. Chìa khóa là phải buông bỏ các sự ràng buộc của quý vị; quý vị không bị đòi hỏi phải mất điều gì. Những gì thuộc về quý vị, quý vị sẽ không mất nó, nhưng những gì không thuộc về quý vị thì quý vị cũng không có thể ôm giữ lấy nó được. Nếu quý vị chiếm giữ được nó, nhưng nó cũng sẽ được trả về cho người khác. Nếu quý vị đạt được điều gì, quý vị phải mất đi một điều gì khác. Dĩ nhiên, không thể nào làm tất cả mọi việc rất tốt đẹp ngay lập tức, cũng như không thể nào trở nên giác ngộ trong một đêm. Nhưng, bằng cách tu nay một chút mai một chút và thăng tiến từng bước, nó có thể đạt được. Tuy nhiên quý vị sẽ được nhiều hơn là mất. Với thái độ xem nhẹ tư lợi, quý vị muốn thâu lợi ít hơn để có bình yên trong tâm hồn. Quý vị có thể chịu đựng một vài mất mát nào đó về quyền lợi vật chất, nhưng quý vị sẽ được thêm Ðức và Công. Sự thật là như vậy đó. Không phải quý vị cố ý để đạt được Ðức và Công bằng cách đánh đổi danh tiếng, tiền của và tư lợi. Ðiều này phải được hiểu thấu đáo hơn nữa qua kinh nghiệm sử dụng khả năng ngộ tính của quý vị.
Có một người tu theo Ðại Ðạo có lúc nói rằng: "Tôi không muốn những gì mà người khác muốn". Tôi không có những gì người khác có được; Tuy nhiên, tôi có những gì người khác không có. Tôi muốn những gì người khác không muốn. Là người thường, người ta thật khó mà có được một lúc nào đó mà họ cảm thấy hài lòng. Họ muốn tất cả mọi thứ, chỉ trừ những hòn đá sỏi nằm lăn lóc trên mặt đất là không ai buồn nhặt lên. Nhưng người Ðạo sĩ này nói rằng: "Vậy thì tôi sẽ nhặt viên đá này". Có câu châm ngôn: "Của hiếm thì quý và Của ít thì hiếm". Ðá không có giá trị ở đây, nhưng thật là đắt giá ở không gian khác. Ðấy là ông ta nói về một nguyên lý mà người thường không biết được. Nhiều vị cao nhân đại đức không mang theo bất cứ vật chất gì. Ðối với họ, họ không có gì để từ bỏ hết.
Ði theo đường lối tu luyện là đúng nhất. Người tu thật ra là những người thông minh nhất. Những điều mà người thường tranh giành và các lợi lộc nhỏ nhoi mà họ sẽ kiếm được chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Ngay cả nếu quý vị có được qua sự tranh giành, lượm được, hay là kiếm được một ít lợi lộc đi nữa, rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Có câu tục ngữ trong dân gian như thế này: Khi chào đời, chúng ta không có mang cái gì xuống đây thì khi chết đi, chúng ta cũng không đem được cái gì theo chúng ta hết. Chúng ta chào đời với hai bàn tay không thì ra đi cũng sẽ với hai bàn tay không". Ngay cả khi xương cốt của quý vị sẽ bị đốt thành tro. Nó không là gì cả mặc dầu quý vị để lại một gia sản khổng lồ hay là quyền cao chức trọng, quý vị không thể mang theo gì sang thế giới bên kia hết. Nhưng công thì có thể được vì nó sản sinh trên thân của nguyên thần quý vị. Tôi nói cho quý vị biết, không dễ gì luyện được công. Nó vô cùng quý giá và thật khó khăn để đạt được nên nó không thể được trao đổi với bất cứ một số tiền khổng lồ nào. Khi công của quý vị đạt đến một trình độ thật cao, và nếu ngày nào đó quý vị quyết định không tu nữa, miễn là quý vị không làm điều xấu, công của quý vị có thể được đổi lấy quyền lợi vật chất nếu quý vị muốn. Quý vị có thể có tất cả. Nhưng, ngoại trừ những điều quý vị có thể có trong thế giới này, quý vị sẽ không có được những điều mà người tu có.
Có người, vì lợi lộc cá nhân, đã chiếm đoạt những thứ không thuộc về họ bằng các phương tiện bất chính. Họ nghĩ rằng họ có mối lợi lớn. Thật ra những quyền lợi mà họ đạt được là do sự trao đổi Ðức của họ với những người khác, nhưng họ lại không biết điều này. Ðối với người tu, nó phải bị khấu trừ từ công của họ; đối với người chưa tu, nó phải bị khấu trừ từ tuổi thọ của người đó hay là các phương diện khác. Nói tóm lại, trương mục sẽ được cân bằng. Ðây là chân lý của vũ trụ. Cũng có một số người luôn luôn bắt nạt kẻ khác hay hãm hại kẻ khác với những lời lẽ xấu xa, v..v. Khi những hành động này xảy ra, họ đang ném một mảnh Ðức của họ sang cho người nọ để đổi lấy những hành động gây thương tổn cho kẻ khác.
Có người cho rằng thật là thiệt thòi để làm một người tốt. Dưới cái nhìn của người thường thì họ bị thiệt thòi. Tuy vậy, họ có được những điều mà người thường không thể có được. Ðó là "Ðức " - một chất trắng cực kỳ quý giá. Không có Ðức thì cũng sẽ không có công; đó là một chân lý tuyệt đối. Tại sao nhiều người tu nhưng công của họ không phát triển được? chính là vì họ không tu luyện Ðức. Nhiều người nói về Ðức và sự cần thiết của Ðức, nhưng không giảng rõ nguyên tắc thật sự làm thế nào để biến đổi Ðức ra Công. Phần này được chừa lại để cho mỗi cá nhân tự tìm hiểu. Gần 10,000 quyển của Tam Tạng Kinh cũng như các nguyên lý chỉ dạy bởi Ðức Thích Ca Mâu Ni trong suốt hơn 40 năm lúc ngài còn sống, tất cả đều nói về một điều, đó là Ðức; các sách tu luyện xưa của Đạo Giáo tất cả đều bàn về Ðức; 5000 chữ trong cuốn Ðạo Ðức Kinh của Lão Tử cũng phản ảnh Ðức trong đó. Tuy vậy, có người vẫn còn chưa hiểu.
Chúng ta nói về "mất". Khi quý vị được, quý vị phải mất. Khi quý vị muốn thật sự tu luyện, quý vị sẽ gặp những khổ nạn. Thí dụ thực tế là người ta có thể trải qua một chút đau đớn về thể xác, hay là cảm thấy khó chịu chỗ này chỗ nọ. Nhưng, nó không phải là cơn bệnh. Nó cũng có thể xảy ra ngoài xã hội, trong gia đình hay nơi làm việc, tất cả đều có thể như vậy. Xung đột bỗng nhiên nổi lên vì tư lợi hay va chạm tự ái, mục đích là để nâng cao tâm tính của quý vị. Những điều này thường xảy ra bất thình lình và trở nên rất căng thẳng. Nếu quý vị gặp những trở ngại, những điều bực mình, làm quý vị mất mặt, hay là đặt quý vị vào một vị trí khó xử, vậy quý vị phải đối xử như thế nào? Nếu quý vị giữ được bình tĩnh không nổi nóng, nếu quý vị có thể làm như vậy, Tâm tính của quý vị sẽ được nâng lên sau khi trải qua thử thách này. Ðồng thời công của quý vị sẽ được phát triển thêm bằng một khối lượng tương ứng. Nếu quý vị có thể làm xong một chút, quý vị sẽ được một chút vậy. Quý vị sẽ được bao nhiêu là tùy thuộc vào sự cố gắng ít nhiều của quý vị. Phần đông, khi đang bị khảo đảo, người ta khó mà có thể nhận thức được điều này. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức được nó, và không được lẫn lộn với người thường. Khi xung đột xuất hiện, chúng ta phải chọn một thái độ tốt đẹp hơn. Vì chúng ta tu luyện giữa người thường, tâm tính của chúng ta cũng sẽ bị ô nhiễm bởi người thường. Chúng ta sẽ phạm phải lỗi lầm và cũng rút kinh nghiệm từ đó. Công của quý vị không thể tăng trưởng khi chư vị thấy thoải mái và không gặp bất cứ vấn đề gì.
3. "Chân-Thiện-Nhẫn" đồng tu
Pháp môn của chúng ta tu luyện "Chân-Thiện-Nhẫn" tất cả cùng một lúc. "Chân" là nói thật, làm điều chân chính, trở về bản tính nguyên lai và sau cùng thành Chân nhân. "Thiện" là làm nảy sinh lòng từ bi thương người, làm những việc thiện và cứu người. Khả năng "Nhẫn" được đặc biệt nhấn mạnh ở đây. Chỉ với Nhẫn mà những người đức độ cao mới có thể tu luyện thành đạt được. Nhẫn là điều rất mạnh mẽ, vượt cả Chân và Thiện. Toàn bộ tiến trình tu luyện là làm cho quý vị phải nhịn nhục, giữ tâm tính của mình chứ không phải là làm theo sở thích.
Có thể nhịn nhục được khi đương đầu với các vấn đề quả thật không phải là dễ. Có người cho rằng nếu quý vị không đánh trả lại khi bị đánh hay là cãi lại khi bị vu khống, hay là nếu quý vị chịu khó nhịn nhục ngay cả khi quý vị bị mất mặt trước gia đình của quý vị, họ hàng và bạn bè của quý vị, quý vị có phải là "A-Q" không? Tôi nói rằng nếu quý vị cư xử bình thường trên mọi phương diện và sự khôn ngoan của quý vị không kém những người khác, nhưng quý vị chỉ xem nhẹ về phương diện lợi lộc cá nhân, không ai sẽ cho là quý vị ngu ngốc hết. Có thể nhẫn nhịn được không phải là yếu điểm, hay là "A-Q". Nó là biểu hiện của ý chí kiên cường và khả năng tự kiềm chế. Xưa ở Trung hoa có Hàn Tín, có lúc phải chịu nhục mà chui qua háng người ta. Ðó là nhẫn nhịn trong đại đạo. Có một câu tục ngữ: "Khi một người thường bị làm nhục, họ sẽ tuốt kiếm ra giao đấu". Họ sẽ vu khống và mạ lỵ đối thủ, và ném các quả đấm về phía đối thủ. Thật không dễ gì sống trong thế giới này. Có người sống theo phàm ngã của mình. Nó không đáng chút nào hết và cũng sẽ nhàm chán. Có câu tục ngữ Trung Hoa: Lui về sau một bước, quý vị sẽ khám phá ra một bầu trời biển bao la. Lui lại một bước khi quý vị phải đương đầu với các vấn đề nan giải. Khi làm được như vậy, quý vị sẽ thấy một tình trạng hoàn toàn khác hẳn.
Là người tu, quý vị không được chỉ tỏ ra nhẫn nhục đối với những người đang xung đột với quý vị và với những người làm cho quý vị khó xử, nhưng quý vị còn phải tỏ thái độ tốt hơn đối với họ ngay cả cảm ơn họ nữa. Nếu họ không dự phần vào cuộc xung đột với quý vị thì làm sao quý vị có thể nâng cao tâm tính của mình lên được? Làm sao chất đen được chuyển hóa thành chất trắng trong khi quý vị đang chịu đau khổ? Làm sao quý vị có thể phát triển công được? Nó rất là khó cho quý vị khi đang bị khảo đảo. Nhưng người ta phải tự kiềm chế mình ngay lúc đó vì công lực càng tăng thì khổ nạn cũng liên tục trở thành mạnh hơn nữa. Tất cả đều tùy thuộc vào nếu quý vị có thể nâng cao tâm tính của mình lên hay không? Lúc đầu, nó có thể làm cho quý vị bối rối, làm cho quý vị nóng giận không kiềm chế nổi, nóng giận đến nỗi ruột gan quý vị đau thắt lên. Nhưng nếu quý vị không mất bình tĩnh và có thể tha thứ được, đó là điều tốt. Quý vị đã bắt đầu nhịn nhục, cố ý nhịn nhục. Sau đó quý vị sẽ dần dần liên tục nâng cao tâm tính, và sẽ thật sự xem nhẹ những thứ này. Tới lúc đó nó sẽ là một sự tiến bộ còn lớn hơn nữa. Người thường gặp phải đụng chạm gì thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa vì họ sống với bản ngã và không có thể dung tha bất cứ điều gì. Khi bị chọc giận, họ dám làm bất cứ điều gì. Nhưng là người tu, những thứ mà người thường xem trọng dường như trở nên rất, rất là tầm thường đối với quý vị, quá tầm thường, vì mục đích của quý vị vượt khỏi mục đích dài hạn của người thường và còn rất lâu họ mới đạt tới. Quý vị sẽ sống lâu cũng như vũ trụ này. Khi quý vị suy nghĩ lại về những điều này, nếu quý vị có nó cũng được; và nếu quý vị không có nó cũng được. Khi quý vị suy nghĩ rộng rãi hơn, quý vị có thể vượt qua tất cả những điều này.
4. Bỏ tâm tật đố (ganh tỵ)
Tâm tật đố là một trở ngại lớn cho sự tu luyện và có ảnh hưởng quan trọng đối với người tu. Nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến công lực của người tu, làm hại các bạn đồng tu và cản trở một cách nghiêm trọng sự tu luyện của chúng ta về cao tầng. Là người tu, nó phải được tiêu diệt một trăm phần trăm. Có người tu đến trình độ nào đó, tuy nhiên, họ chưa buông bỏ tâm ganh tỵ được. Hơn nữa, nó càng khó buông bỏ thì càng dễ dàng để cho quý vị trở nên mạnh hơn. Loại lực tương phản này làm cho người khác nâng cao phần tâm tính yếu kém của họ. Tại sao tâm tật đố được chọn ra để bàn cãi nơi đây? Vì tâm tật đố được biểu lộ mạnh mẽ nhất và nổi bật nhất giữa những người Hoa, chiếm phần lớn trong đầu của họ. Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được điều này. Ðược gọi là tật đố đông phương hay là tật đố châu Á, tâm tật đố là một đặc điểm của người đông phương. Người Trung Hoa rất là hướng nội, rất là bảo thủ và không cởi mở, điều đó rất dễ dẫn tới tâm tật đố. Mọi thứ đều có hai mặt. Theo đó, người sống nội tâm cũng có ưu điểm cũng như khuyết điểm. Người Tây phương tương đối hướng ngoại hơn. Chẳng hạn như, nếu một đứa trẻ được 100 điểm ở trường, nó sẽ rất sung sướng la lớn lên trên đường về nhà, "Con được 100 điểm!". Láng giềng sẽ mở cửa ra mừng nó: "Tom, chúc mừng cháu!". Tất cả mọi người đều mừng cho nó. Nếu điều này xảy ra ở Trung Hoa, hãy suy nghĩ điều này, người ta sẽ cảm thấy không vui khi nghe điều đó: "Nó được 100 điểm, có gì lạ đâu chứ? Có gì để khoe khoang đâu?" Phản ứng tuyệt nhiên khác hẵn khi một người có một tâm tật đố.
Người tật đố muốn hơn mọi người và không bằng lòng để ai hơn mình. Khi họ thấy ai có khả năng hơn họ, họ bắt đầu cảm thấy khó chịu, không nhìn nhận nó, và không chấp nhận sự thật. Họ muốn tăng lương cùng lúc với những người khác, muốn có cùng số tiền thưởng, và đổ lỗi cho mọi người khi có điều gì không đúng. Họ sẽ giận xanh mặt và ghen ghét khi thấy người khác kiếm nhiều tiền hơn họ. Tóm lại, chừng nào người khác còn làm khá hơn họ là họ sẽ không chấp nhận được. Có người lo sợ để nhận tiền thưởng khi họ hoàn tất các công trình nghiên cứu khoa học. Họ lo sợ những người khác sẽ trở nên ganh ghét; những người nhận được giải thưởng thì không dám hé môi tiết lộ, vì họ sợ ganh tỵ và dèm pha. Có thầy khí công không thích khi thấy những thầy khí công khác giảng dạy nên họ sẽ tìm cách quấy phá. Ðây là một vấn đề về tâm tính. Một nhóm đang cùng nhau tập luyện. Có người trong nhóm phát triển được các công năng sau khi tập luyện được một thời gian ngắn. Vì vậy, có người sẽ cho rằng: "Nó mà làm được gì? Tôi có nhiều năm tu luyện và một đống bằng cấp. Làm sao nó có thể phát triển công năng trước tôi cho được?" Ðó là tâm tật đố đã nổi lên. Tu luyện chú trọng vào bên trong. Người tu phải tự tu và tìm ra nguyên nhân của mọi vấn đề trong ta. Quý vị phải cố gắng cải tiến những lĩnh vực còn yếu kém và làm việc tận tâm hơn nữa. Nếu quý vị thử tìm nguyên nhân từ kẻ khác, sau khi họ hoàn tất sự tu luyện và đi lên rồi, quý vị sẽ là người bị bỏ xót lại đó. Phải chăng quý vị phung phí tất cả thời giờ của mình? Tu luyện là tu luyện chính mình.
Tâm tật đố cũng gây tai hại cho các bạn đồng tu, chẳng hạn như nói xấu làm cho người khác khó mà định được; khi một người có công năng, ngoài ganh ghét ra, họ có thể sử dụng chúng để gây trở ngại cho những bạn đồng tu của họ. Ví dụ, một người ngồi đó đang tập luyện tương đối rất tốt. Vì họ có công, họ ngồi đó như là một tảng núi. Sau đó, có hai vị bay tới gần, một người lúc trước là một tăng sĩ, nhưng vì tật đố nên chưa giác ngộ. Khi họ đến gần người đang tu thiền kia, một người nói:"Người đó đang tu luyện nơi đây. Chúng ta hãy đi tránh qua một bên" Nhưng người khác đáp lại: "Tôi rất mạnh, trong quá khứ, tôi đã cắt lìa một góc của núi Thái Sơn" Ngay sau đó, hắn lập tức đánh vào người đang ngồi tu. Tuy nhiên, khi hắn vừa dơ tay lên, hắn ta không thể nào để tay xuống được. Vì người tu đang tu theo chính đạo và có tấm chắn bảo vệ, hắn ta không thể nào đánh trúng người tu đó được. Khi hắn muốn chạm tới người tu theo chính đạo, nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Hắn ta sẽ bị trừng phạt. Người tật đố sẽ làm hại mình và hại người khác.
5. Buông bỏ mọi ràng buộc
Bị ràng buộc (hay chấp trước) có nghĩa là khi người tu cố đeo đuổi một điều gì một cách thái quá hay là mục đích gì quá trớn, và không thể nào từ bỏ nó hay là ngay cả quá cứng đầu không muốn nghe bất cứ lời khuyên can nào. Có người chạy theo các công năng trong thế giới này và nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tu luyện của họ lên cao tầng. Tình cảm càng dồi dào thì càng khó mà từ bỏ và cảm giác càng bị mất quân bình và càng không ổn định được. Sau đó, họ sẽ cảm thấy họ không có gì cả và bắt đầu ngay cả nghi ngờ những điều mà họ đang học hỏi. Sự ràng buộc khởi lên từ sự ham muốn của con người. Bản tính của những sự ràng buộc này là vì mục tiêu hay là mục đích của nó rõ ràng là bị giới hạn, nó tương đối rõ ràng và dễ hiểu như vậy, và thường là người đó chính họ có lẽ cũng không nhận ra nó. Người thường có rất nhiều ràng buộc. Người ta có thể sử dụng bất cứ phương tiện cần thiết nào để theo đuổi điều gì đó và đạt được nó. Các ràng buộc của người tu được biểu lộ dưới một hình thức khác, chẳng hạn như theo đuổi một công năng nào đó, muốn thấy một linh ảnh nào đó, ám ảnh bởi một buổi biểu diễn nào đó, v..v. Là người tu, không kể là quý vị theo đuổi điều gì, nó đều không đúng. Ðiều này phải bị loại bỏ. Đạo Gia nói về chữ vô. Phật Gia bàn về chữ không và bước vào ngưỡng cửa hư không. Cuối cùng chúng ta muốn đạt được trạng thái vô vi và hư không, buông bỏ tất cả mọi sự ràng buộc. Ðiều gì mà quý vị không thể buông bỏ được, phải bỏ chúng đi, chẳng hạn như việc theo đuổi các công năng. Nếu quý vị theo đuổi nó, đó có nghĩa là quý vị muốn sử dụng nó. Trong thực tế, nó đi ngược lại với bản chất của vũ trụ của chúng ta. Nó thật sự vẫn còn là một vấn đề của tâm tính. Nếu quý vị muốn có nó, tức là quý vị thật sự muốn khoe nó và biểu diễn trước những người khác. Ðó không phải là điều để biểu diễn cho người khác xem. Ngay cả mục đích sử dụng của quý vị rất trong sạch, chỉ muốn sử dụng nó để làm việc tốt, việc tốt mà quý vị làm có lẽ trở nên không tốt cho lắm. Nó không nhất thiết là một ý nghĩ tốt khi sử dụng các phương tiện siêu phàm để giải quyết các vấn đề của người thường. Sau khi người ta nghe tôi giảng là có 70% học viên trong lớp học được mở Thiên mục, họ bắt đầu tự hỏi: "Tại sao tôi không có cảm giác gì cả?" Khi họ trở về nhà và tập luyện, họ tập trung tư tưởng vào Thiên mục đến nỗi họ bị nhức đầu. Cuối cùng họ cũng không trông thấy gì cả. Ðây là một sự ràng buộc. Các cá nhân đều có thể chất khác nhau và căn cơ khác nhau. Không thể nào mà tất cả những người đó được nhìn thấy bằng Thiên mục cùng một lúc cho được, cũng không thể nào mở Thiên mục của họ ở cùng một cấp bậc. Có người có thể thấy được và có người không thể thấy được. Tất cả đó đều là bình thường.
Sự ràng buộc có thể cản trở sự phát triển công lực của người tu, làm nó chậm lại và không được vững vàng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, nó có thể ngay cả đưa đến hậu quả là người tu đi theo đường tà. Nhất là một số công năng có thể được sử dụng bởi người có tâm tính kém cỏi để làm điều xằng bậy. Có những trường hợp mà các hành động xấu được làm do việc sử dụng các công năng bởi những người có tâm tính chưa vững chắc. Một nơi nọ có một nam sinh viên phát triển được công năng kiểm soát tư tưởng. Với quyền năng này, anh ta có thể dùng ý nghĩ của mình để kiểm soát tư tưởng và hạnh kiểm kẻ khác. Và anh ta sử dụng nó để làm điều xấu. Khi một người đang tập luyện, họ có thể trông thấy vài hình ảnh xuất hiện. Họ luôn luôn muốn nhìn thấy rõ hơn và hiểu thấu nó. Ðây cũng là một hình thức của sự ràng buộc. Có người rất đam mê một trò chơi giải trí nào đó; họ không thể từ bỏ nó được. Ðó cũng là một hình thức của sự ràng buộc. Vì những khác biệt về căn cơ và mục đích, có người tu luyện để đạt đến trình độ cao nhất; nhưng cũng có người chỉ muốn được điều gì đó. Nghĩ như vậy chắc chắn sẽ giới hạn mục đích của sự tu luyện. Nếu không buông bỏ loại ràng buộc này thì công sẽ không phát triển được cho dù có tập luyện. Vì lẽ đó, người tu phải xem nhẹ quyền lợi vật chất, không đeo đuổi theo bất cứ điều gì, và để mọi việc xảy ra theo tự nhiên. Như vậy, sự biểu lộ của ràng buộc sẽ bị hủy diệt. Ðiều này tùy thuộc vào tâm tính của người tu. Nếu tâm tính không được nâng lên một cách vững chắc thì sự giác ngộ sẽ không thể đạt được với bất cứ hình thức ràng buộc nào.
6. Nghiệp Lực
(1) Nguồn gốc của nghiệp
Nghiệp là một thứ chất đen tương phản với Ðức. Trong Phật giáo, nó được gọi là ác nghiệp; ở đây, chúng ta chỉ gọi nó là "nghiệp". Vì vậy làm điều xấu được gọi là "tạo nghiệp". Nghiệp được tạo ra vì người ta làm điều xấu trong kiếp này hay trong tiền kiếp. Thí dụ như giết người, bắt nạt, ấu đả với người khác vì tranh giành tư lợi, nói xấu sau lưng người khác, hay là không thân thiện với kẻ khác,v..v., tất cả đều có thể tạo ra nghiệp. Thêm vào đó, có nghiệp truyền lại từ các đời trước, từ người thân trong gia đình hay bạn thân. Khi một người ném những cú đấm vào mặt người khác, anh ta cùng đồng thời ném một mảnh chất trắng cho người đó, và khoảng trống trên cơ thể của anh ta được lấp đầy bởi chất đen. Giết người là một việc làm tồi tệ nhất. Nó là việc làm sai trái và sẽ tạo nghiệp thật nặng nề. Nghiệp là yếu tố chính làm cho người ta bị bệnh. Dĩ nhiên, nó cũng không luôn luôn thể hiện dưới hình thức của bệnh tật; nó có thể biểu lộ dưới hình thức như là gặp phải những vấn đề rắc rối, v..v. Tất cả nó là nghiệp đang hoành hành. Vì vậy, người tu không được làm điều xấu. Bất cứ hành vi sai trái nào cũng sẽ dẫn đến kết quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tu luyện của quý vị.
Có người khuyến khích thu khí của cây cối. Khi họ dạy các động tác, họ cũng dạy cách để thu khí từ cây cối; cây nào có khí tốt hơn và màu khí của nhiều loại cây khác nhau cũng được bàn đến và được để ý rất nhiệt tình. Trong một công viên nọ ở vùng đông bắc, có người tập một loại khí công lạ mà tôi không biết loại gì. Họ lăn vòng trên mặt đất. Sau khi họ đứng dậy, họ đi vòng chung quanh các cây thông và thu khí của các cây thông này. Trong vòng nửa năm, cả khu rừng thông nhỏ này bị khô héo và trở nên vàng úa. Ðây là hành động tạo nghiệp! Nó cũng là sát sinh nữa! Dưới khía cạnh bảo trì sự quân bình trong thiên nhiên và làm cho khu vực được xanh tươi, hay là dưới khía cạnh ở cao tầng, sự thu khí của cây cối cũng đều không đúng. Vũ trụ rộng lớn và vô biên, Khí ở cùng khắp mọi nơi sẵn sàng cho quý vị thu hút. Hãy đưa tay ra và thu hút nó. Tại sao lạm dụng các cây cối? Là người tu, tâm độ lượng và lòng từ bi của quý vị ở đâu?
Mọi thứ đều có trí thông minh. Khoa học hiện nay công nhận rằng ngoại trừ đời sống, cây cối cũng có sự thông minh, ý nghĩ, cảm giác và ngay cả các khả năng cảm nhận. Khi Thiên mục của quý vị đạt tới trình độ "Pháp Nhãn", quý vị sẽ khám phá ra rằng thế giới là một hình ảnh hoàn toàn khác hẳn. Khi quý vị đi ra ngoài, các viên đá, các bức tường và ngay cả cây cối cũng sẽ trò chuyện với quý vị. Với mỗi đồ vật đều có một linh thể tương ứng, tức là một sự sống đã được cho vào trong đó khi món đồ được tạo thành. Người trên trái đất chia vật chất ra làm chất hữu cơ và vô cơ. Người tu trong chùa rất là khó chịu khi họ làm bể một cái chén vì vừa lúc nó bị bể thì linh vật trong đó cũng được phóng thích. Nó chưa hoàn tất hành trình của cuộc đời và vì vậy không biết phải đi về đâu. Vì vậy nó sẽ ghét cay ghét đắng người đã hủy hoại nó. Nó càng nóng giận bao nhiêu thì người đó càng tạo nhiều nghiệp bấy nhiêu. Có "thầy khí công" cũng đi săn bắn. Lòng thương người và lòng từ bi của họ đi đâu rồi? Phật Gia và Đạo Gia không làm điều gì ngược lại với các luật của vũ trụ. Khi ông ta làm những điều này, nó là hành động sát sinh.
Có người cho rằng họ đã tạo rất nhiều nghiệp trong quá khứ, thí dụ như giết gà hay cá, cũng như câu cá, v..v. Ðiều này phải chăng là họ không thể nào tu luyện được? Không, nó không có nghĩa như vậy. Lúc trước quý vị không biết được hậu quả, vì vậy nó sẽ không tạo quá nhiều nghiệp. Chỉ không được tái phạm nữa trong tương lai, và như vậy là tốt rồi. Nếu quý vị tái phạm, quý vị đang vi phạm các nguyên lý này một cách ý thức, và điều đó sẽ là một vấn đề. Có người mắc phải loại nghiệp này. Sự hiện diện của quý vị trong lớp học của chúng tôi có nghĩa là quý vị có duyên tiền định; quý vị có thể tu tiến lên được. Chúng ta có quyền đập ruồi hay muỗi khi chúng bay vào trong nhà không? Nếu quý vị đập chúng chết, nó không bị xem là điều sai trái. Nếu quý vị không thể đuổi chúng ra được thì giết chúng cũng không có vấn đề gì. Khi đến thời điểm cái gì đó phải chết, để cho nó chết tự nhiên. Lúc Ðức Thích Ca Mâu Ni còn sống, một lần ngài muốn đi tắm và bảo người đệ tử lau chùi bồn tắm. Người đệ tử thấy có nhiều côn trùng trong bồn tắm, vì vậy nên quay trở lại và hỏi ngài nên phải làm gì. Ðức Thích Ca Mâu Ni trả lời rằng: "Ta muốn con đi rửa sạch bồn tắm cho ta." Người đệ tử hiểu rõ. Anh ta đi trở lại và chùi rửa bồn tắm. Quý vị không được xem một số vấn đề quá nghiêm trọng. Chúng tôi không muốn quý vị trở thành một người cẩn thận quá trớn. Trong một môi trường phức tạp, tôi không nghĩ là đúng nếu một lúc nào đó thần kinh của quý vị quá căng thẳng và quý vị sợ không dám làm điều gì đó vì cho rằng nó không đúng. Ðiều này là một hình thức của sự ràng buộc; lo sợ chính nó là một sự ràng buộc.
Chúng ta phải có lòng nhân đức và tâm từ bi khi đối phó với bất cứ điều gì. Theo đó nó không dễ gì tạo nên vấn đề. Xem nhẹ quyền lợi cá nhân và hãy có lòng thương người, và tâm từ bi của quý vị sẽ tránh cho quý vị khỏi làm điều sai trái. Tin hay không, quý vị sẽ khám phá ra rằng nếu quý vị luôn luôn giữ một thái độ ác cảm và luôn luôn muốn chiến đấu và chống chọi, quý vị sẽ ngay cả biến những điều tốt thành ra xấu. Tôi thường thấy có người, ngay khi họ làm đúng, cũng không hòa nhã với kẻ khác. Khi anh ta làm đúng, anh ta khư khư giữ lấy những điều như là muốn trừng phạt kẻ khác. Tương tự như vậy, chúng ta không được làm lớn chuyện nếu điều gì đó làm phật lòng chúng ta. Nhiều khi những điều quý vị không thích không nhất thiết là sai. Là người tu, khi quý vị liên tục nâng cấp của mình lên, mỗi câu quý vị nói ra mang theo năng lực. Quý vị có thể kiểm soát người thường, vì vậy quý vị không được phát ngôn bừa bãi. Nhất là khi quý vị không thể nhìn thấy sự thật của vấn đề và các liên hệ nghiệp lực, nó dễ làm cho quý vị phạm lỗi và tạo nghiệp.
(2) Tiêu trừ nghiệp
Các nguyên lý trong thế giới này cũng giống như ở trên thiên thượng. Dĩ nhiên quý vị phải trả hết những gì quý vị nợ kẻ khác. Ngay cả đối với người thường, họ cũng phải trả lại những gì họ thiếu kẻ khác. Qua một kiếp người, tất cả các khổ cực và vấn đề họ gặp phải là kết quả của nghiệp. Người đó phải trả lại. Ðối với người tu chân chính, đường đời sẽ thay đổi. Một lối đi mới thích hợp cho việc tu luyện của quý vị sẽ được xếp đặt. Một số nghiệp của quý vị sẽ được thầy của quý vị dẹp đi và những gì còn lại sẽ được dùng để nâng cao tâm tính của quý vị. Qua sự tập luyện và tu luyện về tâm tính, quý vị hoán đổi nó và trả dứt tất cả. Kể từ nay, các vấn đề quý vị gặp phải không phải xảy ra ngẫu nhiên, vì vậy xin hãy chuẩn bị tinh thần. Bằng cách chịu đựng một số khổ nạn, quý vị sẽ buông bỏ tất cả những điều mà người thường không thể nào bỏ được. Quý vị sẽ gặp phải nhiều vấn đề lộn xộn. Nhiều vấn đề sẽ xuất hiện từ mọi khía cạnh trong gia đình cũng như ngoài xã hội; hay là thình lình quý vị sẽ gặp một tai họa; hơn thế nữa, quý vị có thể sẽ bị khiển trách do lỗi của kẻ khác, vân vân và vân vân. Người tu không nhất thiết phải bị bệnh, nhưng thường xuyên, họ có thể bị một cơn bệnh rất nặng. Nó có thể hành hạ rất dữ dội, và họ ráng chịu đựng đến khi không thể chịu được nữa. Ngay cả khám nghiệm trong nhà thương cũng không thể đoán được bệnh gì. Nhưng sau đó vì lý do nào đó không biết, nó được hết bệnh mà không cần chữa trị gì cả. Thực ra, món nợ mà quý vị thiếu phải được trả bằng cách này. Có lẽ ngày nào đó, không một lý do gì cả, người phối ngẫu của quý vị bắt đầu gây gổ với quý vị và không còn bình tĩnh nữa. Ngay cả các va chạm rất nhỏ có thể dẫn đến cuộc cãi vã lớn. Sau đó người bạn đời của quý vị cũng sẽ cảm thấy rất mơ hồ về việc mất bình tĩnh của mình. Là người tu, quý vị phải hiểu rõ ràng tại sao những loại va chạm như vậy xảy ra. Nó là vì "điều đó" đã đến. Và nó đang đòi quý vị phải trả nghiệp. Lúc đó quý vị phải tự kiềm chế mình, giữ gìn tâm tính của quý vị và giải quyết các vấn đề. Hãy biết ơn và cám ơn họ vì họ đang giúp cho quý vị trả nghiệp.
Sau khi ngồi thiền một lúc lâu, đôi chân sẽ bắt đầu đau nhức, đôi khi đau kinh khủng. Người mở thiên mục ở cấp cao có thể thấy rằng: "Khi họ đang chịu cơn đau lớn, có một khối chất đen lớn ở bên trong cũng như ở bên ngoài cơ thể rơi xuống và bị hủy diệt. Cơn đau gặp phải khi ngồi thiền có từng cơn và đau nhói tim. Có người hiểu được và quyết định không bỏ chân đang bắt chéo ra. Vì vậy, chất đen sẽ bị tiêu trừ và chuyển hóa thành chất trắng, và đến phiên nó sẽ biến thành công. Thật không thể nào mà người tu trả dứt tất cả nghiệp của mình bằng cách ngồi thiền và tập các động tác. Nó cũng đòi hỏi phải nâng cao tâm tính và bản chất giác ngộ, và trải qua các khổ nạn. Ðiều quan trọng nhất là chúng ta phải có lòng từ bi. Lòng từ bi được thể hiện rất nhanh chóng trong Pháp Luân Công. Khi nhiều người ngồi thiền, nước mắt bắt đầu tuôn ra không gì lý do gì hết. Bất cứ điều gì họ nghĩ tới, họ cảm thấy thương hại. Khi họ nhìn bất cứ ai, họ thấy người đó đang đau khổ. Nó thật ra là tâm từ bi của quý vị đã thể hiện. Bản chất của quý vị, con người thật của quý vị bắt đầu nối liền với bản chất "Chân-Thiện-Nhẫn" của vũ trụ. Khi lòng thương người đã được biểu lộ ra ngoài, quý vị sẽ làm nhiều việc vì lòng tốt của mình. Cả bên ngoài lẫn bên trong, quý vị trông rất tử tế. Tới điểm này, không ai có thể bắt nạt quý vị được nữa. Nếu có người bắt nạt quý vị lúc này, tâm từ bi của quý vị sẽ hoạt động, và quý vị sẽ không đánh trả lại. Sức mạnh này làm cho quý vị khác với những người thường.
Khi quý vị gặp một khổ nạn nào đó, tâm từ bi đó sẽ giúp quý vị vượt qua trở ngại đó. Cùng lúc đó, Pháp Thân của tôi sẽ lo lắng cho quý vị và che chở mạng sống cho quý vị, nhưng quý vị phải vượt qua khổ nạn. Thí dụ như khi tôi đang thuyết giảng ở Thái Nguyên, có một cặp vợ chồng già đến dự lớp học. Họ đã hối hả băng qua đường. Khi đến giữa đường thì có một chiếc xe chạy tới. Nó đang chạy thật nhanh và tức thời đụng bà lão té xuống và còn lôi bả theo độ hơn mười mét. Sau đó bà ta bị rớt lại ở giữa đường. Chiếc xe chạy thêm khoảng 20 mét nữa mới ngừng được. Người tài xế bước ra khỏi xe và nói những lời hằn học, và các hành khách trên xe cũng thốt ra những lời lẽ khó nghe. Bà lão không nói gì cả. Ngay lúc đó bà ta nhớ lại những gì tôi giảng. Sau khi đứng dậy, bà ta nói "Không sao, không sao, cũng không bị gì." Xong bà ta cùng chồng đi vào hội trường. Nếu ngay lúc đó bà ta nói rằng "Úi cha, nó đau ở đây quá; nó cũng đau chỗ kia nữa. Ông phải chở tôi đi nhà thương" Nó sẽ trở nên đau đớn thật sự. Nhưng bà ta không làm như vậy. Bà ta đã nói với tôi rằng "Thưa Thầy, tôi biết tất cả những điều đó là gì. Nó đang giúp cho tôi để trả nghiệp!" Một khối nghiệp lớn và khổ nạn đã được tiêu trừ. Quý vị có thể tưởng tượng được là bà lão đó có tâm tính và bản chất giác ngộ thật cao. Với tuổi đời khá cao như vậy và chiếc xe lao tới mau như vậy, bà ta bị té xuống và lôi đi một khoảng xa như vậy và cuối cùng là rớt mạnh xuống mặt đường. Tuy vậy bà ta đã đứng lên với một tâm ngay chính.
Ðôi khi lúc khổ nạn xảy đến dường như thật to lớn, thật áp đảo đến nỗi như không có lối thoát. Có lẽ nó vây quanh chúng ta trong vài ngày. Thình lình một giải pháp xuất hiện và sự việc bắt đầu rẽ vào một khúc quanh lớn. Thật ra vì chúng ta nâng cao tâm tính của mình lên và vấn nạn đã biến mất một cách tự nhiên.
Ðể nâng cao cảnh giới tư tưởng người ta phải trải qua tất cả mọi thử thách được an bài bởi những khổ nạn trong thế gian. Trong tiến trình này nếu tâm tính của quý vị thật sự thăng tiến và ổn định, nghiệp cũng sẽ được tiêu trừ; khổ nạn sẽ được vượt qua và công cũng sẽ được phát triển. Nếu trong lúc tâm tính bị thử thách và quý vị không giữ vững tâm tính của quý vị và cư xử không đúng đắn, cũng đừng thất vọng. Hãy hăng hái góp nhặt những gì quý vị học được từ bài học này, tìm ra chỗ nào quý vị còn thiếu sót và nỗ lực hơn để thuận theo "Chân-Thiện-Nhẫn". Vấn đề kế tiếp để thử thách tâm tính của quý vị có thể sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn. Vì công lực đang phát triển, thử thách kế tiếp có thể đến còn dữ dội hơn nữa và cũng thật là thình lình. Vì quý vị vượt qua mọi trở ngại, công lực của quý vị sẽ tăng trưởng thêm một chút. Nếu quý vị không thể vượt qua trở ngại, công của quý vị sẽ không phát triển được. Thử thách nhỏ dẫn tới một tiến bộ nhỏ; thử thách lớn dẫn tới tiến bộ lớn. Tôi mong mỗi người tu chuẩn bị để chịu đựng nỗi đau khổ lớn lao và có đủ can đảm và nghị lực để chấp nhận những gian khổ. Quý vị sẽ không đạt được công thật sự mà không có trao đổi. Không có nguyên lý nào mà cho quý vị đạt được công một cách thoải mái không phải chịu đau khổ hay mất mát gì cả. Nếu tâm tính không thay đổi cho được tốt hơn và quý vị vẫn còn mang nhiều sự ràng buộc cá nhân, quý vị sẽ không bao giờ tu luyện thành người giác ngộ được!
7. Ma quỷ quấy nhiễu
Ma quỷ quấy nhiễu là nói về các hiện tượng hay là hình ảnh xuất hiện trong tiến trình tu luyện, nó cố ý ngăn cản không cho người tu tiến lên cao tầng. Nói cách khác đó là ma quỷ đến để đòi nợ.
Khi tu đến cao tầng, vấn đề ma quỷ quấy nhiễu nhất định sẽ xảy ra. Không thể nào một người trong suốt cuộc đời của họ và cuộc đời của các tổ tiên của họ mà không phạm một vài điều lầm lỗi mà được gọi là nghiệp. Căn cơ của một người tốt hay không được xác định bởi số lượng nghiệp mà người đó mang theo. Ngay cả nếu họ là một người rất tốt, họ cũng không thể nào không mang theo nghiệp. Vì quý vị không tu, quý vị không thể chứng nghiệm nó được. Nếu chỉ để trị bệnh và giữ gìn sức khỏe, ma quỷ sẽ không để ý tới. Tuy nhiên một khi quý vị bắt đầu tu luyện lên cao tầng, chúng nó sẽ dòm ngó quý vị. Chúng nó sẽ quấy phá quý vị bằng nhiều cách khác nhau, mục đích nhằm ngăn cản không cho quý vị tu lên cao và làm cho quý vị thất bại trong việc tu luyện. Ma quỷ hiện ra với nhiều cách khác nhau. Một số trong chúng nó hiện ra dưới dạng những hiện tượng trong đời sống hàng ngày, trong khi những đứa khác ngăn cản bằng cách sử dụng những phù phép của các cõi không gian khác. Chúng nó điều khiển các sự vật để ngăn cản quý vị mỗi khi quý vị muốn ngồi xuống, làm cho quý vị không thể nào định được, và như vậy cũng không thể nào tu lên cao được. Ðôi khi quý vị vừa ngồi xuống định thiền, quý vị bắt đầu cảm thấy buồn ngủ hay là có tất cả mọi ý nghĩ luẩn quẩn trong đầu, và trở nên không có thể bước vào trạng thái tu luyện được. Ðôi khi quý vị vừa bắt đầu tập luyện thì quang cảnh chung quanh quý vị vốn đang yên tĩnh bỗng nhiên trở nên ồn ào với những bước chân người, tiếng đóng cửa rầm rầm, xe hú còi inh ỏi, điện thoại reo vang và còn nhiều hình thức quấy phá nữa, làm cho quý vị không thể nào trở nên thanh tịnh cho được.
Một loại ma quỷ khác nữa đó là quỷ dâm dục. Trong khi người tu đang thiền hay là khi đang nằm mơ, một người đàn bà đẹp hay là một người đàn ông hào hoa có thể xuất hiện trước người tu nam hay là nữ. Chúng nó sẽ dụ dỗ quý vị, cám dỗ quý vị, làm các cử chỉ khêu gợi và lôi cuốn sự ham muốn của quý vị vào tình dục. Nếu quý vị không thể vượt qua được ngay lần đầu, nó sẽ leo thang dần dần và tiếp tục cám dỗ quý vị cho đến khi quý vị từ bỏ ý định muốn tu luyện lên cao tầng. Ðây là một thử thách rất khó để vượt qua, và một số người tu đã thất bại vì nó. Tôi hy vọng quý vị chuẩn bị tinh thần để đối phó với nó. Nếu người ta không giữ tâm tính của mình tốt đủ và đã thất bại một lần thì họ phải thật tâm học bài học rút ra từ đó. Nó sẽ tới và quấy phá trở lại nhiều lần nữa cho đến khi quý vị thật sự duy trì được tâm tính của mình và hoàn toàn buông bỏ sự ham muốn đó. Ðây là một trở ngại lớn cần phải vượt qua. Nếu không, quý vị không có thể đạt đạo, và không thể hoàn tất sự tu luyện một cách viên mãn.
Một loại ma quỷ khác nữa thể hiện trong lúc tu luyện hay trong giấc mơ. Có người thình lình thấy nhiều khuôn mặt rất đáng sợ, nó rất là xấu và rất linh động, hay là hình người đang cầm dao giết người. Tuy vậy, chúng nó chỉ có thể làm cho người ta sợ. Nếu nó thật sự đâm tới, nó sẽ không có thể chạm tới người tu vì thầy đã gắn tấm chắn bảo vệ chung quanh cơ thể người tu giữ cho không bị ám hại. Chúng nó làm cho người ta sợ để họ sẽ bỏ tu. Những điều này chỉ xuất hiện ở một trình độ hay trong một khoảng thời gian nào đó, và rất nhanh chóng, chúng nó sẽ qua đi trong vài ngày, một tuần, hay là vài tuần. Tất cả đều tùy thuộc vào tâm tính của quý vị cao đến mức nào và làm sao quý vị đối phó với vấn đề này.
8. Căn cơ và ngộ tính
Căn cơ liên hệ đến chất trắng mà người ta mang theo khi chào đời. Thật ra nó chính là Ðức, một chất liệu hữu hình. Quý vị mang theo càng nhiều chất liệu này thì căn cơ của quý vị càng tốt. Người có căn cơ tốt quay trở về bản chất chân thật và trở nên giác ngộ dễ dàng hơn, vì họ không có chướng ngại gì trong ý nghĩ của họ. Một khi họ nghe về nghiên cứu khí công, hay về những điều liên quan đến sự tu luyện, họ lập tức trở nên thích thú và muốn theo học. Họ có thể tiếp xúc với vũ trụ. Giống hệt như Lão Tử đã nói "Khi người thượng sỹ nghe Ðạo, anh ta sẽ chuyên cần tập luyện. Khi người trung sỹ nghe Ðạo, anh ta sẽ tập luyện không đều. Khi người hạ sỹ nghe Ðạo, anh sẽ sẽ cười to lên. Nếu anh ta không cười to lên thì nó không phải là Ðạo". Người có thể dễ dàng trở về bản chất chân thật và trở nên giác ngộ là người thức giác. Trái lại, đối với người có nhiều chất đen và căn cơ thấp, có một hàng rào bao chung quanh cơ thể của họ, làm cho họ không thể tiếp nhận những điều tốt. Nếu được tiếp xúc với những điều tốt, nó sẽ làm cho họ không tin những điều đó. Thật ra đây là vai trò điều khiển bởi nghiệp.
Bàn về căn cơ phải bao gồm luôn vấn đề ngộ tính. Khi chúng ta nói về "ngộ", có người nghĩ rằng ngộ được coi như là khôn ngoan. Người khôn hay là người lanh lợi được người thường nói tới thật ra khác xa với sự tu luyện mà chúng ta đang bàn nơi đây. Những loại người khôn ngoan này thường khó có thể ngộ đạo dễ dàng. Họ chỉ chú trọng đến những điều thuộc về thế giới vật chất thực tế này, chẳng hạn như không lợi dụng, và cũng như không buông bỏ bất cứ điều gì họ cho là tốt. Nhất là có vài người trong nhóm đó tự cho mình có nhiều kiến thức, học rộng và khôn ngoan; họ nghĩ rằng tu luyện là chuyện hoang đường. Ðối với họ, tập luyện các động tác và tu luyện tâm tính là điều không thể tin được. Họ coi người tu là khùng điên và mê tín. Cái ngộ mà chúng ta nói ở đây không liên quan đến khôn ngoan, nhưng là trở về bản tính con người, về bản tính chân thật, làm người tốt, và thuận theo bản chất của vũ trụ. Căn cơ quyết định ngộ tính của một người. Nếu người có căn cơ tốt thì ngộ tính cũng có khuynh hướng thành ra tốt. Căn cơ quyết định ngộ tính; nhưng ngộ tính thì không hoàn toàn tùy thuộc vào căn cơ. Không kể căn cơ của quý vị tốt đến đâu, nếu quý vị thiếu sự hiểu biết hay khả năng hiểu biết thì sẽ không có giác ngộ. Ðối với những người mà căn cơ không tốt cho lắm nhưng họ có ngộ tính thật cao thì họ có thể tu luyện lên cao tầng. Chúng tôi cứu độ tất cả chúng sinh. Vì vậy chúng tôi xem xét ngộ tính chứ không phải căn cơ. Mặc dầu quý vị mang rất nhiều điều xấu trong người, nhưng khi quý vị vẫn còn quyết định tu lên cao tầng, một niệm này của quý vị xuất ra là chính niệm. Với ý nghĩ này, quý vị chỉ cần buông bỏ nhiều hơn người khác một chút, thì quý vị có thể tu luyện đến đích.
Cơ thể người tu đã được thanh lọc. Nó sẽ không nhiễm bệnh sau khi Công đã phát triển, vì chất liệu cao tầng hiện diện trong cơ thể của quý vị không cho phép sự có mặt của các chất đen. Nhưng có người không tin, luôn luôn nghĩ rằng họ bị bệnh và than trách "Tại sao tôi cảm thấy khó chịu quá như thế này". Chúng tôi nói rằng điều mà quý vị đạt được đó là Công. Quý vị được một điều quá tốt như vậy, vậy tại sao quý vị có thể không bị khó chịu cho được? Trong sự tu luyện người ta phải mất đi một số điều tương ứng. Thật ra những điều đó chỉ ở bên ngoài và không ảnh hưởng gì đến cơ thể của quý vị hết. Chúng nó không phải là bệnh mặc dầu chúng nó trông có vẻ như vậy. Người tu không những cần phải chịu đựng những đau khổ tệ hại nhất, nhưng cũng cần phải có ngộ tính tốt. Có người ngay cả không thử tìm hiểu khi phải đối phó với các vấn đề lộn xộn này. Tôi giảng về cao tầng và làm sao họ có thể tự đo lường theo tiêu chuẩn của cao tầng, nhưng họ vẫn tự cư xử như người thường. Họ không có thể ngay cả tự đặt mình vào vị thế của người tu chân chính để mà tu luyện, họ cũng không có thể tin rằng họ sẽ đạt tới cao tầng nữa.
Ngộ ở cao tầng liên quan đến việc trở nên ngộ và được xếp loại thành đốn ngộ (ngộ thình lình) và tiệm ngộ (ngộ dần dần). Đốn ngộ muốn nói đến tiến trình mà việc tu luyện hoàn toàn được thi hành theo phương thức khóa kín. Sau khi quý vị hoàn tất trọn vẹn tiến trình tu luyện và tâm tính của quý vị đã được nâng lên, đến lúc cuối cùng này, tất cả các công năng được khai phóng ngay lập tức, Thiên mục mở tức khắc ở tầng cao nhất, và tâm thức của quý vị có thể liên lạc với các đấng bề trên ở các cõi không gian khác. Người ta tức thời nhìn thấy chân lý của toàn vũ trụ và các không gian khác nhau của nó, và các thế giới đơn nguyên và tiếp xúc với các cảnh giới này. Người ta cũng có thể sử dụng các thần thông vĩ đại của họ. Đốn ngộ là phương thức tu khó theo nhất. Trong lịch sử chỉ những người đại căn cơ mới được chọn làm đệ tử, và được truyền dạy riêng biệt và từng người một. Người thường không thể chịu đựng nổi. Tôi đã theo lối đốn ngộ này.
Những điều tôi truyền cho quý vị tất cả thuộc về tiệm ngộ. Trong tiến trình tu luyện, khi thời điểm tới để phát triển một công năng nào đó thì nó sẽ phát triển. Nhưng không nhất thiết công năng phát triển được sẽ để cho quý vị sử dụng. Khi quý vị không nâng tâm tính của mình lên đến một trình độ nào đó và không thể tự mình cư xử đúng đắn thì rất dễ phạm phải lỗi lầm. Tạm thời những công năng này không dành sẵn cho quý vị sử dụng. Tuy vậy, những thứ này sẽ để sẵn cho quý vị. Qua sự tu luyện, quý vị sẽ dần dần nâng cao trình độ của mình và thấu hiểu chân lý của vũ trụ này. Cũng như thình lình ngộ, sự hoàn mỹ dĩ nhiên sẽ thực hiện được. Lối tu từ từ ngộ này dễ hơn một chút, và không có nguy hiểm. Cái khó của nó là quý vị thấy trọn tiến tình tu luyện, vì vậy quý vị phải tự giữ mình theo các tiêu chuẩn ở cao tầng.
9. Tâm thanh tịnh
Có người không thể bước vào trạng thái thanh tịnh trong lúc thực hành, và đang tìm cách để làm điều này. Có người hỏi tôi rằng "Thưa thầy tại sao con không thể tịnh được trong lúc tập luyện? thầy có thể dạy cho con một phương pháp hay kỹ thuật nào đó để con có thể tịnh được khi ngồi thiền? " Tôi nói làm sao quý vị có thể tịnh được?! Ngay cả nếu một vị tiên xuống chỉ cách cho quý vị, quý vị cũng không thể nào tịnh cho được. Tại sao vậy? Lý do là vì tâm của quý vị không được trong sạch. Sống trong xã hội với nhiều cảm xúc và ham muốn, đủ thứ tư lợi cá nhân, các vấn đề của chính quý vị hay ngay cả của gia đình quý vị và bạn hữu của quý vị đã chiếm một phần quá lớn trong đầu của quý vị, và đang phát ra mệnh lệnh ở ưu tiên cao. Làm sao quý vị trở nên thanh tịnh khi ngồi thiền cho được? Nếu quý vị cố ý gạt bỏ điều gì, nó sẽ tự động trở lại ngay lập tức.
Sự tu luyện trong Phật giáo nói về "Giới, Ðịnh và Huệ". Giới là từ bỏ những điều mà quý vị còn ham muốn. Có người áp dụng cách niệm danh Phật, mà nó đòi hỏi sự tập trung tư tưởng khi niệm Phật để đạt được trạng thái một niệm thay vạn niệm. Tuy nhiên, nó không đơn giản là một phương pháp mà là một dạng công phu. Nếu quý vị không tin thì quý vị hãy thử niệm xem. Tôi có thể chắc rằng khi quý vị niệm danh Phật trong miệng, những thứ khác sẽ bắt đầu hiện lên trong đầu quý vị. Mật Tông Tây Tạng đã dạy cách niệm danh Phật. Họ phải niệm danh Phật hàng trăm ngàn lần mỗi ngày trong vòng một tuần như vậy. Họ niệm đến khi bị chóng mặt, rồi sau cùng, không còn gì trong đầu của họ. Ðây là một niệm thay vạn niệm, là một loại công phu mà quý vị có lẽ không thể làm được. Cũng có những phương pháp tu luyện khác dạy quý vị cách tập trung tư tưởng ở Ðan Ðiền, hay là dạy quý vị những phương pháp khác chẳng hạn như là đếm số hay nhìn thẳng vào một vật gì, v..v. Thật ra tất cả các phương pháp này sẽ không đưa quý vị vào trạng thái cực tịnh. Người tu phải đạt được một tâm trong sạch, buông bỏ quyền lợi cá nhân và bỏ đi đầu óc chứa đầy dục vọng.
Thật ra người ta có thể bước vào trạng thái định và thanh tịnh được hay không là phản ảnh bề cao của khả năng và trình độ của họ. Có khả năng tịnh được khi vừa ngồi xuống là dấu hiệu của một cấp bậc cao. Nếu quý vị không thể tịnh được trong lúc này, điều này cũng không sao. Quý vị sẽ từ từ đạt được trong lúc tu luyện. Tâm tính cải tiến dần dần và công cũng như vậy đó. Nếu không xem nhẹ quyền lợi và ham muốn cá nhân thì không có cách nào phát triển công được.
Người tu phải tự giữ mình theo tiêu chuẩn ở cao tầng trong bất cứ lúc nào. Người tu đang bị liên tục ảnh hưởng bởi mọi hiện tượng phức tạp của xã hội, nhiều điều không lành mạnh và thấp hèn, cũng như mọi cảm xúc và ham muốn. Những điều được quảng cáo trên truyền hình, phim ảnh và sách vở kích thích quý vị để trở nên một người hung hăng hơn và thực tế hơn giữa những người thường. Nếu quý vị không thể vượt qua những điều này, quý vị sẽ tự tách mình xa khỏi tâm tính và trạng thái tinh thần của người tu và sẽ đạt được ít công hơn. Người tu phải không liên quan hoặc liên quan ít thôi đối với những điều không lành mạnh và thấp hèn này. Họ phải nhắm mắt và bịt tai lại đối với những điều này, và sẽ không bị lay chuyển bởi người hay vật. Tôi thường nói rằng tâm ý người thường không thể lay chuyển tôi được. Tôi sẽ không cảm thấy sung sướng khi có người cầu xin tôi. Tôi sẽ không khó chịu khi có người la rầy tôi. Không kể ảnh hưởng tâm tính của người thường nghiêm trọng đến mức nào, nó đều không có tác dụng gì đối với tôi. Người tu phải xem thật nhẹ tất cả mọi quyền lợi cá nhân thâu góp được, và không xem trọng chúng. Ðến lúc này, ý định của quý vị để được giác ngộ trở nên vững chắc. Không có ham muốn để theo đuổi danh và tư lợi, và xem chúng như pha, quý vị sẽ không trở nên khẩn trương hay là khó chịu và sẽ luôn luôn ở trạng thái quân bình tâm lý. Bỏ tất cả xuống, quý vị sẽ tự nhiên trở nên trong sạch.
Tôi đã giảng đại Pháp và tất cả năm bộ động tác cho quý vị. Tôi đã điều chỉnh cơ thể của quý vị và gắn "Pháp Luân" và "khí cơ", và Pháp Thân tôi cũng bảo vệ quý vị. Những gì phải cho quý vị, tất cả đã được giao cho quý vị. Trong lớp học, tất cả tùy vào tôi. Từ giờ trở đi, tất cả đều tùy thuộc quý vị. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân. Chừng nào quý vị còn học Đại Pháp kỹ lưỡng, cẩn thận chứng nghiệm và hiểu biết, luôn luôn giữ gìn tâm tính, chuyên cần tu luyện, chịu đựng tất cả những đau khổ tệ hại nhất, và không than phiền ngay cả những điều tệ hại nhất, tôi nghĩ quý vị sẽ chắc chắn thành công trong sự tu luyện của quý vị.
Công tu hữu lộ tâm vi kính,
Ðại Pháp vô biên khổ tố chu.
(Diễn nghĩa: Có đường tu luyện công phu, tâm là đường tắt nhất;
Đại Pháp không ngằn mé lấy khổ làm thuyền)
CHƯƠNG IV: PHÁP LUÂN CÔNG CÔNG PHÁP
Pháp Luân Công là một cách thực hành tu luyện đặc biệt của Phật Gia. Nó thật khác hẳn với những phương pháp tu luyện thông thường khác của Phật Gia. Pháp Luân Công là một hệ thống thực hành tu luyện cao cấp. Trong quá khứ, nó được sử dụng như là một cách tu luyện cấp tốc mà đòi hỏi người tu phải có một tâm tính thật cao hoặc một căn cơ bẩm sinh thật tốt. Vì lý do đó, phương pháp tu luyện này rất khó mà phổ truyền trong dân gian. Tuy nhiên, để tạo cơ hội thăng tiến cho nhiều người tu, cũng như là để cho nhiều người biết đến phương pháp này và để đáp ứng với nhu cầu của nhiều người thành tâm tu luyện, tôi đã đúc kết một bộ các động tác luyện tập thích hợp cho công chúng. Mặc dù đã được thay đổi, những cách tập này vẫn vượt xa những cách tu luyện thông thường khác về kết quả đạt được lẫn về trình độ tu tập.
Người tu theo Pháp Luân Công không những có thể phát triển công lực và công năng của họ, nhưng họ còn nhận được một Pháp Luân trong một thời gian rất ngắn. Pháp Luân này có một khả năng thật khó so sánh được. Một khi được thành hình, Pháp Luân này sẽ tự động quay mãi không ngừng ở trong bụng dưới của người tu. Nó không ngừng thu thập năng lượng từ vũ trụ và chuyển hóa thành công trên bản thể của người tu. Vì vậy, đạt được mục đích Pháp Luyện Nhân.
Pháp Luân Công gồm có năm bộ động tác. Ðó là Phật Triển Thiên Thủ, Pháp Luân Trang Pháp, Quán Thông Lưỡng Cực, Pháp Luân Chu Thiên và Thần Thông Gia Trì Pháp.
1. Phật Triển Thiên Thủ Pháp (Phật Mở Ngàn Tay)
Nguyên tắc:
Bài Phật Triển Thiên Thủ tựu trung là làm nới rộng và mở hết tất cả các kinh mạch trong cơ thể con người. Sau khi tập xong bài này, các người mới tu sẽ có thể thâu được năng lượng trong một thời gian rất ngắn và các người tu nhiều kinh nghiệm sẽ tiến càng nhanh hơn nữa. Bài tập này đòi hỏi các kinh mạch phải được mở ra toàn bộ, làm cho người tu có thể tu luyện ở một trình độ thật cao ngay lập tức. Các động tác của bài tập này rất là đơn giản vì nguyên tắc của Ðại Ðạo thường rất giản dị và dễ học. Tuy các động tác rất giản dị, trên địa hạt tổng quát, các động tác này kiểm soát rất nhiều thứ được chuyển hoá do sự luyện tập toàn bộ các động tác. Khi thực hành bài này, người tu sẽ cảm thấy cơ thể mình ấm áp và chứng nghiệm được cảm giác đặc biệt về sự hiện hữu của một nguồn năng lượng dồi dào. Nó được tạo bởi sự giãn rộng và mở tung ra tất cả các kinh mạch của toàn thân người. Mục đích của nó nhằm để khai thông những vùng mà năng lượng bị tắc nghẽn, để làm cho năng lượng có thể di chuyển thông suốt và nhịp nhàng, để huy động năng lượng trong cơ thể và dưới làn da được chuyển động một cách mãnh liệt, và sau hết là để hấp thụ một khối năng lượng to lớn từ vũ trụ. Ðồng thời nó còn làm cho người tu mau đạt được trạng thái sở hữu một lớp năng lượng khí công. Bài tập này được thực hành như là một bài tập căn bản của Pháp Luân Công và thường được tập trước tất cả các bài khác. Nó là một trong các phương pháp để tăng cường sự tu luyện.
Khẩu Quyết: (Ðọc một lần trước khi bắt đầu bài tập)
Thân Thần Hợp Nhất, Ðộng Tĩnh Tùy Cơ
Ðỉnh Thiên Ðộc Tôn, Thiên Thủ Phật Lập
Chuẩn bị:
Hãy thư giãn toàn thân nhưng cũng đừng quá mức. Ðứng tự nhiên với hai chân hơi dang ra (bằng với bề ngang của hai vai). Ðầu gối hơi cong lại. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi đụng vào hàm trên. Giữ cho hai hàm răng hơi hở nhau một chút. Hai môi khép lại và nhẹ nhàng nhắm hai mắt lại. Giữ cho gương mặt bình thản. Trong lúc luyện tập, người tu sẽ có cảm giác là mình rất cao lớn.
Lưỡng Thủ Kết Ấn (Hai Tay Bắt Ấn)
Dơ hai tay lên với lòng bàn tay ngửa lên trên. Ðầu hai ngón cái đụng nhẹ vào nhau. Chập bốn ngón còn lại của mỗi bàn tay với nhau và để ngón của bàn tay này lên trên ngón tương ứng của bàn tay kia. Ðối với người nam thì tay trái ở trên, đối với người nữ thì tay mặt ở trên. Hai bàn tay hợp lại thành hình bầu dục và được giữ ở phía bụng dưới. Giữ cho cánh tay hơi nhô về phía trước, với cùi chỏ được nâng lên, để cho hai nách mở ra (Xem hình 1-1).
Di Lạc Thân Yêu (Di Lạc Duỗi Lưng)
Bắt đầu với thế bắt ấn. Trong khi dơ hai tay đang tựa vào nhau lên, từ từ đứng thẳng hai chân lên. Khi hai tay dơ tới trước mặt, dang hai bàn tay ra và đồng thời cũng từ từ trở hai lòng bàn tay lên phía trên. Một khi hai tay dơ qua khỏi đỉnh đầu, hai lòng bàn tay hướng thẳng lên phía trên và các ngón tay thì hướng vào nhau và giữ một khoảng cách từ 20 đến 25 cm (8 - 10 inches) (Xem hình 1-2). Cùng lúc đó, đẩy đầu lên phía trên và đè hai bàn chân xuống đất. Ðẩy mạnh lên với trọng tâm của hai lòng bàn tay và kéo giãn người ra trong vòng 2 đến 3 giây. Xong lập tức buông lỏng toàn thân người nhất là đầu gối và hông phải trở lại trạng thái thư giãn.
Như Lai Quán Ðỉnh (Như Lai Ðiểm Ðạo)
Tiếp theo thế ở trên. Xoay 2 bàn tay 140 độ ra phiá ngoài, cả hai bên cùng một lúc, sao cho mặt trong của hai cổ tay đối nhau làm thành hình cái quặng. Kéo giãn hai cổ tay và đưa hai tay xuống phía dưới (xem hình 1-3).
Khi hai tay xuống tới trước ngực, lòng bàn tay đối diện với ngực và cách ngực khoảng 10 cm (4 inches). Tiếp tục đưa hai tay xuống dưới bụng (Xem hình 1-4).
Song Thủ Hợp Thập (Hai Tay Chấp Lại)
Khi hai bàn tay xuống tới vùng bụng dưới, lập tức nhấc hai bàn tay lên đến ngực và chấp tay lại (Xem hình 1-5). Khi chấp tay lại, các ngón tay và phần dưới của bàn tay ép vào nhau, giữ một khoảng trống ở giữa bàn tay. Giữ cho hai cùi chỏ cao lên, hợp cùng với hai cánh tay dưới tạo thành một đường thẳng. (Giữ hai bàn tay ở thế hoa sen - các ngón tay hơi xòe ra; trừ khi chấp tay hay bắt ấn, các bài tập sau đây cũng áp dụng như vậy).
Chưởng Chỉ Càn Khôn (Tay Chỉ Lên Trời)
Bắt đầu bằng thế chấp taỵ. Tách rời 2 bàn tay ra khoảng 2 đến 3 cm (1 inch) và đồng thời bắt đầu xoay hai bàn tay. Người nam thì xoay tay trái (người nữ thì xoay tay mặt) về phía ngực và xoay tay phải ra phía ngoài, để cho tay trái ở trên và tay mặt ở dưới. Hai bàn tay và hai cánh tay dưới thẳng hàng (Xem hình 1-6).
Khi đó, kéo giãn cánh tay trái dưới ra theo hình chéo về phía trên và hướng về phía trái, và giữ cho lòng bàn tay trái hướng xuống đất cho đến khi bàn tay trái dơ tới ngang đầu. Bàn tay mặt vẫn đang để trước ngực với lòng bàn tay hướng lên trên. Trong khi kéo cánh tay trái giãn ra, đồng thời từ từ kéo giãn toàn thân ra, đẩy đầu về phía trên và đè hai chân xuống phía dưới. Kéo giãn tay trái về phía trên, trong khi đó, kéo giãn bàn tay trái đang để trước ngực và cánh tay trên ra phía ngoài (Xem hình 1-7). Kéo giãn như vậy trong vòng 2 đến 3 giây, xong lập tức buông lỏng toàn thân ra. Rút tay trái về trước ngực và chấp tay lại (Xem hình 1-5).
Xong rồi bắt đầu xoay tay một lần nữa. Tay phải (tay trái cho người nữ) ở trên và tay trái ở dưới (Xem hình 1-8).
Tay phải lập lại động tác của tay trái lúc trước, nghĩa là, kéo giãn cánh tay phải dưới theo đường chéo hướng về phía trên với lòng bàn tay hướng về phía dưới cho đến khi bàn tay đến ngang đầu. Tay trái đang vẫn còn để trước ngực với lòng bàn tay hướng về phía trên. Sau khi kéo giãn tay mặt ra (Xem hình 1-9), lập tức thả lỏng toàn thân người. Rút tay về và chấp tay trước ngực (Xem hình 1-5).
Kim Hầu Phân Thân (Khỉ Vàng Phân Thân)
Bắt đầu bằng cách chấp tay trước ngực. Tách rời hai tay khỏi ngực và kéo giãn ra về phía ngang hông của cơ thể, tạo thành một đường thẳng với hai vai. Từ từ kéo giãn toàn thân ra. Ðẩy đầu giãn ra về phía trên, ấn hai chân xuống phía dưới, kéo thẳng hai tay ra cho thật căng về hướng ngang hông và đồng thời làm giãn cơ thể ra ở tất cả bốn phía (Xem hình 1-10) trong vòng 2 đến 3 giây. Buông lỏng toàn thân ngay sau đó và chấp tay trước ngực (Xem hình 1-5).
Song Long Hạ Hải (Hai Rồng Xuống Biển)
Từ tư thế chấp tay trước ngực, tách rời hai bàn tay ra và đưa xuống dưới về phía trước. Khi hai cánh tay thẳng hàng và song song, nó phải tạo thành một góc khoảng 30 độ với hai chân (Xem hình 1-11). Kéo giãn toàn thân người ra. Ðẩy đầu về phía trên và ấn hai chân xuống đất. Kéo giãn ra như vậy trong vòng 2 đến 3 giây. Lập tức buông lỏng toàn thân ra ngay say đó. Thâu hai tay về và chấp hai tay trước ngực.
Bồ Tát Phù Liên (Bồ Tát Nâng Sen)
Bắt đầu ở tư thế chấp tay trước ngực. Dang hai tay ra và kéo chéo về phía ngang hông, cánh tay và chân hợp thành một góc khoảng 30 độ (Xem hình 1-12). Từ từ kéo giãn toàn thân và kéo giãn các ngón tay ra về phía dưới với một sức nho nhỏ. Sau đó, buông lỏng toàn thân ra ngay lập tức. Rút hai tay về để trước ngực và chấp tay lại.
La Hán Bối Sơn (La Hán Vác Núi)
Bắt đầu với tư thế chấp tay trước ngực. Dang hai tay ra và kéo dài về phía sau lưng. Cùng lúc đó, xoay hai bàn tay hướng về phía sau. Khi hai bày tay di chuyển quá ngang hông, uốn cong hai cổ tay lên một cách chậm rãi. Khi hai tay vượt quá phía sau thân người, cổ tay và thân người tạo thành một góc 45 độ (Xem hình 1-13), từ từ làm giãn toàn thân ra. Sau khi 2 tay di chuyển đến đúng vị trí, đẩy đầu hướng phía trên và nhấn hai chân xuống phía dưới. Giữ cho thân thể thẳng, và kéo giãn ra trong vòng 2 đến 3 giây. Thả lỏng toàn thân ra ngay sau đó. Rút hai tay về và chấp tay trước ngực.
Kim Cang Bài Sơn (Kim Cang Ðẩy Núi)
Bắt đầu với tư thế chấp hai tay trước ngực. Dang hai tay ra và đẩy lòng bàn tay về phía trước. Ðể các ngón tay hướng lên trời. Giữ cho cánh tay ngang với vai. Sau khi đã dơ cánh tay thẳng ra, đẩy đầu về phía trên và nhấn hai chân xuống đất. Giữ cho thân người được thẳng (Xem hình 1-14). Giữ thân thể giãn ra như vậy trong vòng 2 đến 3 giây. Xong buông lỏng thân thể ra ngay sau đó. Kéo hai tay trở lại trước ngực và chấp hai tay lại.
Diệp Khấu Tiểu Phúc (Tay Chập Trước Bụng Dưới)
Bắt đầu từ tư thế chấp tay trước ngực. Từ từ di chuyển hai tay xuống phía dưới, xoay hai bàn tay sao cho lòng bàn tay úp vào phía trong bụng. Khi hai tay xuống đến vùng bụng dưới, chập hai tay lại. Người nam thì để tay trái ở phía trong, người nữ để tay mặt ở phía trong. Lòng bàn tay phía ngoài đối với lưng bàn tay ở phía trong. Nhưng giữ một khoảng cách độ 3 cm (1 inch) giữa hai bàn tay và giữa bàn tay ở phía trong và phần bụng dưới. Thông thường để hai tay chập nhau như vậy trong vòng 40 đến 100 giây (Xem hình 1-15). Kết thúc bài tập này bằng thế bắt ấn (Xem hình 1-16).
2. Pháp Luân Trang Pháp (Pháp Luân Ðứng Tịnh Pháp)
Nguyên tắc:
Ðây là bài tập Pháp Luân Công thứ nhì. Nó là bài tập đứng tịnh và gồm 4 động tác ôm Pháp Luân. Các động tác rất là đơn điệu và mỗi thế như vậy đòi hỏi người tu phải giữ yên trong một lúc lâu. Các người tu bắt đầu tập có thể cảm thấy cánh tay nặng nề và đau đớn lúc đầu. Tuy nhiên, sau khi tập xong, người tu cảm thấy toàn thân được thư giãn và không thấy thấm mệt như khi làm việc. Khi luyện tập đều đặn và lâu hơn, người tu có thể cảm giác một Pháp Luân đang quay giữa hai cánh tay. Tập thế Pháp Luân Trang Pháp này thường xuyên sẽ giúp khai mở toàn thân và gia tăng Công lực. Pháp Luân Trang Pháp là một phương pháp tu luyện dễ hiểu để tăng trưởng trí huệ, năng cao trình độ, và gia tăng công năng. Các động tác rất đơn giản, tuy nhiên kết quả gặt hái được rất nhiều và những gì nó tập luyện thì bao gồm tất cả. Trong lúc thực hành, hãy làm những động tác một cách tự nhiên. Người tu phải ý thức là mình đang thực hành. Không nên uốn éo thân mình nhưng nếu hơi di chuyển thân mình một chút xíu thì cũng là điều bình thường. Cũng như các bài tập Pháp Luân Công khác, phần cuối của bài này không có nghĩa là chấm dứt phần tập luyện, vì Pháp Luân không bao giờ ngừng quay. Thời gian kéo dài của mỗi động tác có thể khác nhau tùy theo từng người nhưng càng lâu thì càng tốt.
Khẩu quyết (Ðọc một lần trước khi bắt đầu tập)
Sinh Tuệ Tăng Lực, Dung Tâm Khinh Thể
Tự Diệu Tự Ngộ, Pháp Luân Sơ Khởi
Chuẩn bị:
Thư giãn toàn thân người nhưng cũng đừng quá mức. Ðứng tự nhiên với chân dang ra khoảng bằng bề ngang của vai. Hai đầu gối hơi cong lại. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðầu lưỡi đụng lên hàm trên. Ðể hai hàm răng hơi hở nhau một chút. Ngậm miệng lại và nhẹ nhàng khép mắt lại. Giữ cho gương mặt bình thản. Làm thế bắt ấn (Xem hình 2-1).
Ðầu Tiền Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trước Ðầu)
Bắt đầu ở thế bắt ấn. Dơ hai tay lên một cách chậm rãi từ bụng dưới và đồng thời cũng dang hai tay ra. Khi hai tay đưa tới trán thì lòng bàn tay đối diện với mặt và ngang lông mày. Các ngón tay hướng vào nhau và cách nhau chừng 15 cm (5 inches). Hai cánh tay tạo thành một vòng tròn và giữ cho toàn thân được thư giãn (Xem hình 2-2).
Phúc Tiền Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trước Bụng)
Từ vị trí trên, đưa hai tay dần dần về phía dưới. Giữ sao cho thế đứng không đổi cho đến khi hai tay xuống tới vùng bụng dưới. Giữ một khoảng cách độ 10 cm (4 inches) giữa hai tay và bụng. Ðưa hai cùi chỏ về phía trước cho hai nách mở ra. Hai lòng bàn tay hướng về phía trên. Các ngón tay hướng về nhau và ở cách nhau khoảng 10 cmm (4 inches). Hai cánh tay hợp thành một vòng tròn (Xem hình 2-3).
Ðầu Ðỉnh Bão Luân (Ôm Pháp Luân Trên Ðầu)
Từ thế ở trên, dơ tay lên chậm rãi, giữ cho dạng vòng tròn của hai tay không thay đổi. Giữ tư thế Pháp Luân ở trên đầu với các ngón tay hướng vào nhau. Lòng bàn tay hướng xuống đất và giữ một khoảng cách chừng 20 đến 30 cm (8 đến 12 inches) giữa các đầu ngón tay của hai bàn tay. Hai cánh tay làm thành một vòng tròn. Giữ cho vai, cánh tay, cùi chỏ và cổ tay được thư giãn (Xem hình 2-4).
Lưỡng Trắc Bão Luân (Ôm Pháp Luân Hai Bên)
Từ vị trí ở bên trên, từ từ đưa hai tay xuống tới ngang đầu. Giữ cho lòng bàn tay ở đối diện hai lỗ tai, hai cánh tay dưới thẳng lên và giữ cho hai vai thư giãn. Không nên để hai bàn tay gần hai lỗ tai quá (Xem hình 2-5).
Diệp Khấu Tiểu Phúc (Chập Tay Trước Bụng)
Từ vị trí trên kia, đưa hai tay chậm chậm xuống tới vùng bụng dưới. Chập hai tay lại (Xem hình 2-6).
Kết thúc bài tập này với thế bắt ấn (Xem hình 2-7).
3. Quán Thông Lưỡng Cực Pháp (Xuyên Qua Hai Ðầu Vũ Trụ)
Nguyên tắc:
Bài tập nầy với mục đích để xâm nhập vào nguồn năng lượng của vũ trụ và trộn lẫn nó với năng lượng sẵn có bên trong cơ thể con người. Một khối năng lượng lớn sẽ được phóng ra cũng như thâu vào. Trong một thời gian rất ngắn, người tu có thể thảy các khí bệnh và các trược khí ra khỏi cơ thể của mình, và đồng thời sẽ thâu vào một khối lượng lớn năng lượng từ vũ trụ để làm cho cơ thể được thanh lọc và cũng để chóng đạt đến trạng thái Thân Trắng Trong (Tịnh Bạch Thể). Hơn nữa, trong khi làm các động tác về tay, bài tập này nhằm để khai mở đỉnh đầu dễ dãi hơn và khai thông các mạch ở phía dưới hai bàn chân.
Trước khi tập bài này, chúng ta hãy tưởng tượng như mình là hai thùng lớn và rỗng, đang đứng giữa trời và đất, thật vĩ đại và cũng thật to không thể so sánh nổi. Với sự di chuyển của tay về phía trên, Khí trong cơ thể sẽ ồ ạt trào ra khỏi đỉnh đầu để xuyên vào cõi vũ trụ vô cùng ở bên trên. Với sự di chuyển của tay về phía dưới, Khí sẽ thoát ra từ hai bàn chân để vào cõi vũ trụ vô cùng ở bên dưới. Theo sau những động tác của tay, năng lượng trở về lại bản thể từ cả hai cực và rồi nó lại được phát ra trở lại từ hai hướng nghịch nhau. Lập lại các động tác xen kẽ này chín lần. Ðến lần thứ chín, giữ tay trái lại trên đó (tay mặt nếu là phái nữ) và chờ cho tay kia cũng di chuyển lên trên. Xong rồi, đưa cả hai tay cùng xuống phía dưới một lượt mang theo năng lượng xuống vùng tận cùng ở phía dưới và sau đó trở lại vùng tận cùng ở phía trên dọc theo cơ thể. Sau khi hai tay di chuyển lên và xuống được chín lần, năng lượng được mang trở lại trong người. Quay Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ phía trước) ở phía bụng dưới bốn lần để quay cho năng lượng ở bên ngoài trở lại vào trong cơ thể. Chấp tay trước ngực để kết thúc bài tập này, nhưng phần tập luyện vẫn chưa chấm dứt.
Khẩu quyết (Ðọc một lần trước khi bắt đầu tập)
Tịnh Hóa Bản Thể, Pháp Khai Ðỉnh Ðể
Tâm Từ Ý Mãnh, Thông Thiên Triệt Ðịa
Chuẩn bị:
Thư giãn toàn thân người nhưng cũng không quá mức. Ðứng tự nhiên với hai chân dang ra bằng khoảng bề ngang hai vai. Cong đầu gối một chút. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi chạm lên hàm trên. Chừa một khoảng trống giữa hai hàm răng. Ngậm miệng lại và khép mắt lại một cách nhẹ nhàng. Giữ cho gương mặt bình thản. Làm thế bắt ấn (Xem hình 3-1) rồi đến thế chấp tay trước ngực (Xem hình 3-2).
Ðơn Thủ Xung Quán (Một Tay Ðưa Lên)
Từ tư thế chấp tay trước ngực, bắt đầu động tác một tay. Các tay di chuyển thật chậm dọc theo Khí cơ ở phía ngoài cơ thể. Cùng với sự di chuyển của tay, năng lượng bên trong cơ thể xê dịch lên xuống một cách liên tục. Nếu là người nam thì dơ tay trái lên phía trên trước, còn người nữ thì dơ tay mặt lên trước (Xem hình 3-3).
Chầm chậm dơ tay lên dọc theo trước mặt và kéo dài lên khỏi đỉnh đầu. Cùng lúc đó, từ từ hạ tay mặt (tay trái cho người nữ) xuống. Giữ cho hai tay chuyển động xen kẽ nhau (Xem hình 3-4). Giữ cho hai lòng bàn tay đối diện với thân người và với một khoảng cách độ 10 cm (4 inches). Trong khi làm bài này, giữ cho toàn thân được thư giãn. Một bận đưa lên và xuống của một bàn tay được kể là một lần. Lập lại như thế tổng cộng là chín lần.
Lưỡng Thủ Xung Quán (Hai Tay Ðưa Lên)
Ðến lần thứ chín của động tác tay chiếc, tay trái (tay mặt nếu là người nữ) ở lại phía trên và chờ trong khi tay kia đang được đưa lên trên. Cả hai tay đang chĩa về phía trên (Xem hình 3-5).
Xong rồi đưa cả hai tay xuống phía dưới cùng một lượt (Xem hình 3-6). Giữ cho lòng bàn tay đối diện với thân người và cách nhau một khoảng cách độ 10 cm (4 inches). Một bận di chuyển lên và xuống của hai tay được tính là một lần. Lập lại tất cả chín lần.
Song Thủ Suy Ðộng Pháp Luân (Hai Tay Xoay Chuyển Pháp Luân)
Sau khi hoàn tất các động tác tay đôi, đưa cả hai tay xuống phía dưới và xuống khỏi mặt, xong xuống khỏi ngực cho đến khi tới vùng bụng dưới. Bây giờ quay Pháp Luân tại vùng bụng dưới (Xem hình 3-7, 3-8 và 3-9) với tay trái ở phía trong cho người nam và với tay phải cho người nữ. Giữ khoảng 3 cmm (1 inch) giữa hai bàn tay và cũng như giữa bàn tay ở phía trong và bụng. Quay Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ phía trước vào thân người) bốn lần để cuốn năng lượng từ bên ngoài trở lại bên trong bản thể. Trong khi quay Pháp Luân, giữ sao cho các động tác của hai bàn tay ở khoảng vùng bụng dưới.
Xong làm thế hai tay bắt ấn để chấm dứt bài tập này (xem hình 3-10).
4. Pháp Luân Chu Thiên Pháp
Nguyên tắc:
Bài tập này làm cho năng lượng của cơ thể con người chạy vòng trên những vùng rộng lớn. Thay vì di chuyển qua chỉ một hoặc vài mạch, năng lượng sẽ chạy vòng từ nguyên mặt Âm của cơ thể sang mặt Dương của cơ thể và liên tục như vậy. Bài tập này vượt xa các phương pháp bình thường để khai mở kinh mạch, hay còn gọi là vòng đại và tiểu chu thiên. Nó là một bài tập ở trình độ trung cấp trong Pháp Luân Công. Dựa trên căn bản của ba bài tập trước đây, bài này nhằm mục đích khai mở tất cả các đường năng lượng trong cơ thể (gồm cả vòng đại chu thiên) để cho các kinh mạch sẽ dần dần nối liền lại với nhau xuyên qua toàn thân từ đầu tới chân. Ðặc tính nổi bật nhất của bài tập này là nó xử dụng sự chuyển động xoay vòng của Pháp Luân để điều chỉnh tất cả mọi trạng thái mất quân bình của cơ thể con người, để cho cơ thể con người, tức là tiểu vũ trụ, trở về trạng thái nguyên thủy và năng lượng của toàn thân có thể luân lưu một cách tự do và êm thắm. Khi đạt đến trạng thái này, người tu sẽ hoàn tất một trình độ rất cao trong sự tu luyện của Thế gian Pháp.
Những ai là người với căn cơ tốt có thể bắt đầu sự tu luyện về Ðại Pháp của họ. Ðến lúc này, công lực lẫn công năng của họ sẽ phát triển một cách thật đáng kể. Khi thực hành các động tác này, tay được di chuyển dọc theo Khí cơ. Mỗi cử động không nên hấp tấp mà phải chập chạp và êm ái.
Khẩu quyết (Ðọc một lần trước khi bắt đầu tập)
Triền Pháp Chí Hư, Tâm Thanh Tự Ngọc
Phản Bổn Quy Chân, Du Du Tự Khởi
Chuẩn bị:
Hãy để cho toàn thân được thư giãn nhưng cũng không quá trớn. Ðứng tự nhiên với hai chân dang ra bằng khoảng bề ngang hai vai. Ðể hai đầu gối hơi cong lại một chút. Giữ cho đầu gối và hông được thư giãn. Kéo cằm vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi đụng lên hàm trên. Hai hàm răng hơi cách nhau một chút. Ngậm miệng lại và khép mắt lại một cách nhẹ nhàng. Luôn giữ khuôn mặt cho được bình thản.
Làm thế bắt ấn (Xem hình 4-1) và sau đó chấp tay trước ngực (Xem hình 4-2).
Từ tư thế chấp tay trước ngực, dang hai bàn tay ra. Ðưa hai tay xuống phía dưới vùng bụng cùng lúc đó xoay hai bàn tay cho lòng bàn tay đối diện với cơ thể. Giữ một khoảng cách chừng 10 cm (4 inches) giữa hai tay và thân thể. Sau khi hai bàn tay di chuyển khỏi vùng bụng dưới, tiếp tục đưa hai tay xuống xa phía dưới dọc theo phía trong của hai chân. Ðồng thời cũng khom lưng và ngồi chồm hỗm xuống (Xem hình 4-3).
Khi các đầu ngón tay gần đụng đất, kéo hai bàn tay dọc theo phía ngoài của hai chân để vẽ một vòng tròn từ phía trước của mỗi bàn chân đến phía ngoài của gót chân (Xem hình 4-4).
Xong uốn cong hai cổ tay một chút và kéo hai tay lên dọc theo phía sau hai chân (Xem hình 4-5).
Giữ cho lưng thẳng trong khi kéo hai bàn tay lên dọc theo lưng (Xem hình 4-6). Trong khi thực hành bài này, đừng để hai tay đụng vào bất cứ phần nào của cơ thể; nếu không, năng lượng của hai tay sẽ bị rút trở vào bên trong cơ thể.
Khi hai bàn tay không thể nào nâng cao thêm được nữa, cong các ngón tay lại tạo thành một lỗ hỏng (xem hình 4-7), xong kéo hai bàn tay về phía trước xuyên dưới hai nách.
Ðể chéo hai cánh tay trước ngực; (Không đòi hỏi tay nào ở trên hay là tay nào ở dưới. Nó tùy theo thói quen của mỗi người. Ðiều này áp dụng cho cả nam lẫn nữ) (xem hình 4-8).
Mở hai bàn tay rỗng ra và để hai bàn tay lên hai vai (chừa một khoảng hở với vai). Ðưa hai bàn tay dọc theo mặt dương (phía ngoài) của cánh tay. Khi tiến đến cổ tay, quay hai bàn tay sao cho hai lòng bàn tay đối diện nhau và cách nhau khoảng 3 đến 4 cm (1 inch). Nghĩa là, ngón cái của bàn tay phía ngoài đang hướng lên trên và ngón cái của bàn tay phía trong đang hướng xuống dưới. Lúc này, bàn tay và cánh tay thẳng hàng với nhau (xem hình 4-9).
Xoay cả hai lòng bàn tay như nếu đang cầm một trái banh, nghĩa là, bàn tay phía ngoài quay vào trong và bàn tay phía trong quay ra ngoài. Sau khi đẩy hai bàn tay dọc theo mặt âm (phía trong) của cánh tay dưới và cánh tay trên, dơ hai bàn tay lên vòng qua phía sau đầu. Hai tay vẫn để chéo vào nhau ở phía sau đầu (xem hình 4-10).
Xong rồi, tiếp tục đưa tay xuống nữa về phía xương sống (xem hình 4-11).
Dang hai bàn tay ra, chĩa các ngón tay xuống phía dưới, và nối liền với năng lượng của lưng. Sau đó đưa hai tay song song với nhau lên qua khỏi đỉnh đầu tới phía trước ngực (xem hình 4-12). Như vậy, hoàn tất một vòng chu thiên. Lập các động tác lại chín lần. Sau khi xong bài tập này, để hai tay xuống dọc theo ngực tới vùng bụng dưới.
Chấp hai tay trước bụng (xem hình 4-13), và bắt ấn (xem hình 4-14).
5. Thần Thông Gia Trì Pháp (Pháp Gia Tăng Sức Mạnh Thần Thông)
Nguyên tắc:
Bài Thần Thông Gia Trì Pháp này là bài tập tĩnh công trong Pháp Luân Công. Nó có nhiều mục đích nhằm để gia tăng thần lực của người tu (lẫn các công năng) và công lực bằng cách quay Pháp Luân với các thủ ấn Phật. Ðây là một bài tập ở trên trình độ trung cấp và là một mật pháp tu luyện lúc ban đầu.
Ðể thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của người tu với một căn bản vững chắc, tôi đặc biệt phổ truyền phương pháp tu luyện này để cứu độ những người tu có duyên tiền định. Bài tập này đòi hỏi phải ngồi tréo chân vào nhau. Tốt nhất là ngồi kiết già nhưng nếu ngồi bán già cũng có thể chấp nhận được. Trong lúc thực hành, Khí luân chuyển trong cơ thể rất mạnh và trường năng lượng chung quanh cơ thể cũng rất là rộng lớn. Hai tay di động theo Khí cơ được Thầy gắn cho. Khi tay bắt đầu di chuyển, tâm sẽ theo dõi các biến đổi của ý nghĩ. Khi làm gia tăng thần lực, giữ cho tâm ý được trống rỗng, chỉ hơi tập trung vào hai lòng bàn tay. Người tu sẽ cảm thấy hai lòng bàn tay ấm, nặng, như có điện chạy hay tê rần lên hoặc như đang nắm một vật nặng, v..v. Tuy vậy, không nên cố ý theo đuổi bất cứ cảm giác nào kể trên, nên để cho mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Ngồi tréo chân càng lâu càng tốt, và cũng còn tùy vào sự chịu đựng của mỗi người. Càng ngồi lâu cường độ tập luyện càng gia tăng và năng lượng cũng sẽ càng phát triển nhanh hơn. Khi luyện tập bài này, (Ðừng suy nghĩ vẫn vơ. Không nên có bất cứ ý nghĩ gì trong đầu) thì rất dễ đạt đến trạng thái tịnh. Dần dần bước vào trạng thái Ðịnh từ trạng thái năng động của tịnh chớ chưa phải là Ðịnh. Tuy vậy, chủ ý thức phải ý thức là mình đang luyện tập.
Khẩu quyết (Ðọc một lần trước khi bắt đầu)
Hữu Ý Vô Ý, Ấn Tùy Cơ Khởi
Tự Không Phi Không, Ðộng Tĩnh Như Ý
Lưỡng Thủ Tiểu Phúc (Chấp Tay Trước Bụng)
Ngồi tréo chân theo thế kiết già. Thư giãn toàn thân, nhưng cũng đừng thả lỏng quá. Giữ thắt lưng và cổ cho thẳng. Kéo hàm dưới vào trong một chút. Ðể đầu lưỡi đụng lên hàm trên. Ðể hai hàm răng hơi hở nhau một chút. Ngậm miệng lại. Mắt khép nhẹ. Rót đầy sự từ bi vào tâm. Giữ gương mặt yên tĩnh và bình thản. Bắt ấn và từ từ đi vào trạng thái tịnh (xem hình 5-1).
Thủ Ấn Chi Nhất (Ðộng tác tay thứ nhất)
Khi bắt đầu các động tác về tay, để ý sự di chuyển của tư tưởng. Các động tác phải theo Khí cơ được Thầy gắn cho. Các động tác được thực hiện khoan thai, chậm rãi và êm đềm. Từ từ dơ hai tay, đang ở tư thế bắt ấn, lên cho đến trán. Xong, dần dần xoay cho lòng bàn tay hướng thẳng lên trời. Khi hai lòng bàn tay ngửa lên, cũng vừa lúc hai tay ở điểm cao nhất (xem hình 5-2).
Sau đó, dang hai bàn tay ra, vẽ một vòng cung trên đầu, quay về phía hai bên cho đến khi di chuyển đến cạnh ngoài của đầu (xem hình 5-3).
Liền ngay sau đó, từ từ buông hai tay xuống. Cố giữ hai cùi chỏ hướng vào phía trong, với hai lòng bàn tay hướng lên trên và các ngón tay chĩa về phía trước (xem hình 5-4).
Kế tiếp, kéo giãn hai cổ tay ra và để chéo vào nhau ở trước ngực. Ðối với người nam thì tay trái di chuyển ở phía ngoài, còn người nữ thì tay mặt di chuyển ở phía ngoài (xem hình 5-5).
Khi hai cánh tay và bàn tay thẳng hàng, cổ tay ở phía ngoài xoay ra hướng ngoài, với lòng bàn tay quay hướng về phía trên. Vẽ nửa vòng tròn và quay cho lòng bàn tay hướng lên trên với các ngón tay chĩa về phía sau. Xử dụng rất ít sức vào bàn tay. Lòng bàn tay ở phía trong, sau khi vắt chéo qua ở trước ngực, thì được quay úp xuống phía dưới. Duỗi thẳng cánh tay ra. Quay cánh tay và bàn tay để cho lòng bàn tay hướng ra phía ngoài. Bàn tay và cánh tay ở phần dưới trước cơ thể phải hợp một góc 30 độ với thân mình (xem hình 5-6).
Thủ Ấn Chi Nhị (Ðộng tác tay thứ nhì)
Theo sau động tác trên (xem hình 5-6), di chuyển bàn tay trái (bàn tay ở trên) vào phía trong. Lòng bàn tay của tay mặt quay vào phía thân người đồng lúc với sự di chuyển của bàn tay mặt về phía trên. Ðộng tác sẽ giống như động tác tay thứ nhất với sự tráo đổi giữa tay trái và tay mặt. Vị trí của hai bàn tay ngược lại với nhau (xem hình 5-7).
Thủ Ấn Chi Tam (Ðộng tác tay thứ ba)
Duỗi thẳng cổ tay mặt cho người nam (tay trái cho người nữ) với lòng bàn tay hướng về phía thân người. Sau khi bàn tay mặt di chuyển ngang trước ngực, quay lòng bàn tay cho hướng xuống phía dưới và đưa tay xuống thấp ở phía trước tới ống chân. Giữ cho tay thẳng ra. Cổ tay trái của người nam (phải cho người nữ) quay trong khi di chuyển lên trên và chéo qua bàn tay mặt để cho lòng bàn tay đối diện với thân người. Ðồng thời, đưa lòng bàn tay đó về phía vai trái (mặt cho người nữ). Khi bàn tay đến đúng vị trí của nó thì lòng bàn tay hướng lên trời và các ngón tay chĩa về phía trước (xem hình 5-8).
Thủ Ấn Chi Tứ (Ðộng tác tay thứ tư)
Cũng giống như động tác ở trên với sự trao đổi giữa tay mặt và tay trái. Tay trái của người nam (tay phải cho người nữ) di chuyển ở phía bên trong, và tay mặt (tay trái cho người nữ) di chuyển ở phía bên ngoài. Các động tác chỉ là thay thế tay trái với tay mặt. Các vị trí của tay đối nghịch nhau (xem hình 5-9). Tất cả bốn động tác về tay được làm một cách liên tục và không được khựng lại.
Gia Trì Cầu Trạng Thần Thông (Gia Tăng Thần Lực Hình Cầu)
Sau khi hoàn tất động tác tay thứ tư, bàn tay ở trên đưa vào phía bên trong, còn bàn tay ở dưới di chuyển ở phía bên ngoài. Ðối với người nam, từ từ quay và đưa bàn tay mặt xuống phía dưới khoảng vùng ngực. Bàn tay trái của người nam (phải cho người nữ) thì được rút lên trên. Khi cả hai cánh tay dưới được di chuyển đến vùng ngực và tạo thành một đường thẳng (xem hình 5-10), kéo hai bàn tay dang ra về phía ngang hông (xem hình 5-11) đồng thời quay cho hai lòng bàn tay hướng xuống đất.
Khi hai bàn tay ra phía ngoài khỏi đầu gối, giữ hai bàn tay ở khoảng ngang thắt lưng. Cánh tay dưới và cổ tay ở cùng độ cao (xem hình 5-12). Vị trí này nhằm để thu hút sức mạnh siêu nhiên ở bên trong cơ thể vào hai tay và làm cho nó mạnh thêm lên. Ðó là các sức mạnh siêu nhiên có dạng hình cầu. Khi làm gia tăng các sức mạnh siêu nhiên này, lòng bàn tay sẽ cảm thấy ấm, nặng nề và tê rần, như thể là đang cầm một vật nặng. Nhưng đừng cố ý tìm kiếm các cảm giác đó. Hãy để cho nó xảy ra tự nhiên. Càng duy trì vị trí này càng lâu thì càng tốt, cho đến khi người tu cảm thấy quá mệt mỏi không thể chịu thêm được nữa.
Gia Trì Trụ Trạng Thần Thông (Gia Tăng Thần Lực Hình Trụ)
Theo sau động tác ở trên, bàn tay mặt (tay trái cho người nữ) quay vòng để cho lòng bàn tay hướng về bên trên, và đồng thời, đưa về vùng bụng dưới khi bàn tay tới đúng vị trí, lòng bàn tay ở ngay bụng dưới và hướng về phía trên. Cùng lúc đó, tức khi bàn tay mặt đang di chuyển, kéo bàn tay trái lên (mặt cho người nữ) và đồng thời đưa nó đến cằm. Cánh tay dưới và bàn tay cũng ở cùng cao độ. Trong lúc này, hai lòng bàn tay đối diện nhau và ngừng di chuyển (xem hình 5-13). Ðó là cách làm gia tăng mạnh siêu nhiên hình trụ chẳng hạn như Bàn Tay Sấm,v..v Giữ yên vị trí này cho đến khi không thể chịu đựng thêm được nữa.
Rồi sau đó, bàn tay phía trên vẽ nửa vòng tròn ở phía trước và thả nó xuống vùng bụng dưới. Cùng lúc đó, nâng bàn tay ở dưới thấp lên trong lúc quay lòng bàn tay cho hướng về phía dưới, đến khi nó đến ngay phía dưới cằm (xem hình 5-14). Cánh tay cũng ở cùng cao độ với vai, và hai lòng bàn tay thì đối diện nhau. Thế này cũng gia tăng sức mạnh siêu nhiên, chỉ là với vị trí ngược lại của tay. Giữ tư thế như vậy cho đến khi cánh tay quá mỏi để chịu đựng thêm nữa.
Tĩnh Công Tu Luyện (Tĩnh Công)
Từ vị trí trên, bàn tay ở phía trên vẽ nửa vòng tròn xuống tới vùng bụng dưới. Làm thế bắt ấn (xem hình 5-15), và bắt đầu tu tịnh. Giữ trạng thái Ðịnh (tịnh nhưng vẫn còn ý thức được) càng lâu càng tốt.
Xả Ðịnh
Làm thế chấp tay trước ngực (xem hình 5-16). Ra khỏi Ðịnh và chấm dứt thế ngồi tréo chân.
6. Vài điều cần thiết căn bản trong lúc luyện Pháp Luân Công
1. Năm bài công pháp của Pháp Luân Công này có thể thực hành riêng rẽ hay kế tiếp nhau. Tuy nhiên, thường thì nó đòi hỏi người tu bắt đầu tập bài đầu tiên trước nhất. Hơn nữa, tốt nhất là luyện bài thứ nhất đó ba lần. Chắc chắn là các bài khác đều vẫn có thể tập mà không cần tập bài đầu tiên. Mỗi bài có thể được tập riêng rẽ với nhau.
2. Mỗi động tác phải được thi hành với độ chính xác và nhịp điệu rõ ràng. Bàn tay và cánh tay phải di chuyển lên và xuống, lui và tới, trái và phải một cách nhẹ nhàng. Ði theo khí cơ, di chuyển khoan thai, chậm chạp và mềm mại. Không được di chuyển quá nhanh hay quá chậm.
3. Người tu phải giữ mình dưới sự kiểm soát của chủ ý thức trong lúc tập luyện. Pháp Luân Công tu luyện chủ ý thức. Không được tự ý lắc lư thân người. Nếu xảy ra như vậy, nên kềm cho thân được thẳng. Nếu cần có thể mở mắt ra.
4. Hãy để toàn thân được thư giãn, nhất là ở vùng đầu gối và hông. Các kinh mạch sẽ bị cản trở nếu đứng cứng rắn quá.
5. Trong lúc thực hành, các động tác phải được thư giãn và tự nhiên, không gò bó và trải rộng ra, thoải mái và không vướng víu. Các động tác phải vững chắc nhưng nhịp nhàng, với một sức không cứng quá cũng không mềm quá. Nếu làm được như vậy, kết quả sẽ rất là rõ rệt.
6. Mỗi khi tập xong, người tu chấm dứt động tác chứ không phải chấm dứt sự luyện Công. Người tu chỉ cần phải làm thế chấp tay trước ngực. Chấp tay trước ngực xong có nghĩa là chấm dứt các động tác. Ðừng có ý nghĩ chấm dứt sự luyện Công vì Pháp Luân quay mãi không bao giờ ngừng.
7. Những người yếu trong mình hoặc bị bệnh kinh niên có thể tập luyện tùy theo tình trạng của họ. Họ có thể tập ít hơn hoặc chọn để thực hành bất cứ bài động tác nào trong số năm bài trên. Ðối với những người không thể đi đứng được, họ có thể ngồi tréo chân để tập luyện thay vì đứng. Tuy nhiên, họ phải tiếp tục tập luyện.
8. Không có sự đòi hỏi nào về địa điểm, thời gian hoặc phương hướng nào trong khi tập luyện. Tuy vậy, xin đề nghị một nơi sạch sẽ và yên tĩnh nếu được.
9. Xin đừng sử dụng ý muốn của mình trong lúc thực hành. Ðược như vậy thì người tu sẽ không bao giờ đi trật đường. Nhưng xin cũng đừng pha lẫn Pháp Luân Công với bất cứ đường lối tu luyện nào khác. Nếu không, Pháp Luân sẽ bị méo mó đi.
10. Khi không thể nào tập trung được trong lúc tập, người tu có thể niệm danh của Sư phụ. Dần dần người tu sẽ có thể tập trung được.
11. Một số thử thách sẽ xuất hiện trong lúc tập luyện. Ðó là hình thức để trả nghiệp. mọi người đều có nghiệp. Khi người tu cảm thấy cơ thể bất an, xin đừng nghĩ là mình đang mắc bệnh gì. Ðể tiêu trừ nghiệp lực và dọn đường cho sự tu luyện, vài sự khảo đảo sẽ xuất hiện sớm hơn.
12. Nếu không thể ngồi kiết già thì lúc đầu người tu cũng có thể tập các động tác bằng cách ngồi trên cạnh ghế. Kết quả cũng sẽ tương tự với lối ngồi như vậy. Nhưng là một người tu, người ta phải có khả năng ngồi kiết già. Với thời gian trôi qua, người tu sẽ chắc chắn có thể làm điều đó.
13. Khi đang luyện tĩnh công, nếu thấy hình ảnh hay cảnh vật gì trước mặt, xin đừng để ý đến, và tiếp tục tập luyện như thường. Nếu bị cản trở bởi những cảnh trí ghê rợn hoặc cảm thấy bị đe dọa, người tu phải lập tức nhớ rằng: "Tôi được bảo vệ bởi Sư phụ trong Pháp Luân Công. Tôi không sợ bất cứ điều gì". Hoặc là người tu cũng có thể niệm danh của Sư phụ Lý Hồng Chí, và cứ tiếp tục tập luyện.
CHƯƠNG V: VẤN ĐÁP
1. Pháp Luân và Pháp Luân Công
V: Pháp Luân gồm có những gì?
Ð: Pháp Luân là một linh thể gồm những chất năng lượng ở cao tầng. Nó biến đổi ra Công một cách tự động và nó không hiện hữu trong không gian của chúng ta.
V: Hình dạng của Pháp Luân ra sao ?
Ð: Chỉ có thể nói rằng Pháp Luân có màu vàng kim. Màu này không có thấy trong cõi không gian của chúng ta. Nền của vòng tròn phía trong có màu đỏ sáng chói. Nền của vòng tròn phía ngoài thì màu cam. Có hai hình Thái Cực đỏ và đen thuộc về Đạo gia. Có hai hình Thái Cực khác nữa màu đỏ và xanh thuộc về Tiên Thiên Đại Đạo. Ðây là hai trường phái khác nhau. Dấu hiệu chữ Vạn () thì màu vàng kim. Người có thiên mục mở ở cấp thấp thấy Pháp Luân quay giống như một cái quạt máy. Nếu ai có thể nhìn thấy nó rõ ràng, nó rất là tuyệt đẹp và có thể tạo hứng khởi cho người tu để tu luyện chăm chỉ hơn nữa và phấn đấu mãnh liệt hơn nữa.
V: Lúc đầu Pháp Luân nằm ở đâu? Sau đó vị trí của nó ở chỗ nào?
Ð: Tôi thật sự chỉ cho quý vị một Pháp Luân. Nó được đặt trong bụng dưới, cùng chỗ với Ðan, mà chúng ta đã nói tới, được luyện thành và được giữ nơi đó. Vị trí của nó không thay đổi. Vài người có thể thấy nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển. Những cái đó được Pháp thân của tôi sử dụng ở phía ngoài để điều chỉnh cơ thể của quý vị.
V: Pháp Luân có thể nào được tạo nên bởi sự thực hành và tu luyện hay không? Bao nhiêu Pháp Luân có thể được tạo nên bằng cách đó? Xin cho biết sự khác biệt giữa những cái này và cái được Thầy gắn cho?
Ð: Pháp Luân có thể được tạo ra qua sự thực hành và tu luyện. Khi công lực tiếp tục gia tăng, nhiều và càng nhiều Pháp Luân hơn nữa sẽ được tạo ra. Tất cả các Pháp Luân đều giống nhau. Duy chỉ có một điều khác biệt là Pháp Luân ở vùng bụng dưới không dời chỗ, vì nó là cái gốc.
V: Làm sao người ta có thể cảm nhận cũng như quan sát được sự hiện hữu và xoay chuyển của Pháp Luân?
Ð: Không cần thiết để cảm nhận hay quan sát nó. Vài người rất nhạy cảm sẽ cảm nhận được sự xoay chuyển của Pháp Luân. Trong thờigian đầu sau khi Pháp Luân được gắn, quý vị có thể hơi không được quen cho lắm với sự hiện diện của nó trong cơ thể, quý vị có thể thấy đau bụng, hoặc cảm thấy cái gì đó đang di chuyển và có cảm giác ấm áp, v..v. Sau khi thích ứng với nó, quý vị sẽ không cảm giác điều gì khác biệt hết. Tuy vậy, người có công năng có thể nhìn thấy nó. Nó cũng như bao tử, quý vị không cảm nhận được sự chuyển động của bao tử của mình.
V: Chiều quay của Pháp Luân trên huy hiệu Pháp Luân không cùng hướng với cái in trên thẻ học viên (nói về lần thuyết giảng thứ nhất và thứ nhì). Pháp Luân in trên thẻ học viên thì quay ngược chiều kim đồng hồ. Tại sao vậy?
Ð: Mục đích là cho quý vị điều gì tốt lành. Pháp Luân phát năng lượng ra phía ngoài để điều chỉnh cơ thể của mọi người, vậy nó không có quay theo chiều kim đồng hồ. Quý vị có thể thấy sự xoay chuyển của nó.
V: Lúc nào thì thầy gắn Pháp Luân cho các học viên?
Ð: Chúng tôi muốn bàn về vấn đề này với tất cả quý vị tại đây. Chúng ta có vài học viên đã tập luyện nhiều đường lối khác nhau. Cái khó ở chỗ chúng tôi phải trừ khử những thứ bậy bạ và lộn xộn trong cơ thể của họ, giữ những thứ tốt lại và bỏ đi những thứ xấu. Vì vậy đây là một giai đoạn phụ thêm. Sau đó, Pháp Luân có thể được gắn. Tùy theo trình độ tu tập của mỗi người, kích thước của Pháp Luân được gắn cho cũng thay đổi. Có người chưa bao giờ tập luyện khí công trước kia. Qua sự điều chỉnh lại và với một căn cơ tốt, một số người có thể tiêu trừ được bệnh tật của họ, rời bỏ trình độ ở cấp khí của họ và đi vào trạng thái “nãi bạch thể”. Trong những trường hợp như vậy, Pháp Luân cũng có thể được gắn cho. Nhiều người có sức khỏe kém. Họ đang trải qua những sự điều chỉnh liên tục. Tại sao Pháp Luân có thể được gắn trước khi cơ thể được điều chỉnh xong xuôi? Ðây chỉ là một thiểu số. Ðừng lo lắng gì cả. Tôi đã gắn khí cơ có khả năng tạo thành Pháp Luân.
V: Pháp Luân được mang theo như thế nào?
Ð: Nó không có được mang theo. Tôi phát Pháp Luân ra và gắn nó vào bụng dưới của quý vị. Nó không có ở trong không gian vật chất này của chúng ta mà là ở trong một không gian khác. Nếu nó ở trong không gian này, với ruột ở trong bụng dưới của quý vị, điều gì sẽ xảy ra khi nó bắt đầu quay? Nó ở trong một không gian khác và không có xung khắc với không gian này.
V: Thầy có tiếp tục phân phát Pháp Luân cho lớp học kế tiếp không?
Ð: Quý vị sẽ nhận được chỉ một cái thôi. Vài người cảm nhận được nhiều Pháp Luân đang quay. Những Pháp Luân đó được sử dụng ở bên ngoài, với mục đích duy nhất là điều chỉnh cơ thể của quý vị. Ðặc điểm lớn nhất của các bài thực hành của chúng ta là khi năng lượng phát ra, một chuỗi Pháp Luân được phóng thích. Vì vậy trước khi quý vị bắt đầu thực hành, quý vị đã sẵn có rất nhiều Pháp Luân xoay chuyển trong cơ thể của quý vị để điều chỉnh cơ thể của quý vị. Còn Pháp Luân mà tôi thật sự cho quý vị là cái nằm ở trong bụng dưới của quý vị.
V: Phải chăng khi ngừng luyện tập thì Pháp Luân cũng biến mất? Pháp Luân sẽ ở lại trong cơ thể của tôi trong bao lâu?
Ð: Cho đến khi nào mà quý vị còn tự xem mình là người tu và theo đúng tiêu chuẩn tâm tính mà tôi đã đề ra, khi quý vị không luyện tập, không phải là nó sẽ biến mất mà nó còn gia tăng sức mạnh lên nữa. Ngay cả công lực của quý vị cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhưng trái lại, nếu quý vị luyện tập thường xuyên hơn bất cứ ai khác, nhưng lại không hành động theo tiên chuẩn tâm tính mà tôi đòi hỏi, tôi sợ rằng những sự tập luyện như vậy cũng bằng là vô ích. Mặc dầu quý vị có thực hành, nó sẽ không có kết quả. Không kể quý vị hành theo hệ phái nào, nếu quý vị không làm đúng theo tiêu chuẩn đòi hỏi, có lẽ rằng quý vị đang luyện tập tà pháp. Nếu quý vị chỉ nghĩ những thứ xấu xa đó trong đầu của quý vị, chẳng hạn như " Ðứa kia sao mà xấu quá, tôi phải trừng trị nó sau khi tôi phát huy được khả năng của mình," v..v, ngay cả nếu quý vị đang theo học Pháp Luân Công, khi quý vị cho thêm những thứ này vào trong Pháp và không theo sự dìu dắt về tâm tính của tôi, phải chăng quý vị cũng đang luyện tập theo tà pháp?
V: Thầy thường hay nói rằng "Quý vị không thể nhận được một Pháp Luân ngay cả khi quý vị chịu tốn một triệu đồng". Ðiều này có nghĩa là gì?
Ð: Có nghĩa là nó quý báu vô cùng. Những gì tôi cho quý vị không chỉ riêng một Pháp Luân. Còn những thứ khác nữa để bảo đảm cho sự luyện tập của quý vị cũng rất là quý giá, và không thể trao đổi bằng bất cứ số tiền nào.
V: Những người đến trễ có thể nhận được Pháp Luân không?
Ð: Nếu quý vị đến trước ba ngày học sau cùng, cơ thể của quý vị có thể được điều chỉnh và được gắn cho Pháp Luân, cùng lúc với nhiều thứ khác nữa. Nếu quý vị đến trong lúc ba buổi học chót, điều đó rất khó nói. Nhưng cơ thể của quý vị vẫn được điều chỉnh. Khó mà có thể gắn những thứ gì cho được. Nếu trừ phi quý vị có nhiều điều kiện tốt, may ra những thứ đó sẽ được gắn trong mình quý vị.
V: Có phải Pháp Luân thứ duy nhất để điều chỉnh trạng thái không đúng đắn của cơ thể con người?
Ð: Không phải hoàn toàn dựa vào Pháp Luân. Thầy cũng sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác cho việc để điều chỉnh.
V: Căn bản tiền sử về sự thành lập Pháp Luân Công là gì?
Ð: Tôi nghĩ rằng câu hỏi này bao quát quá và cũng ở một trình độ cao quá. Nó vượt quá những gì được phép cho biết ở trình độ hiện tại của chúng ta. Tôi sẽ không bàn đến vấn đề này ở đây. Nhưng, có một điều mà quý vị cần phải biết. Ðây không phải là khí công của Phật giáo; mà là khí công của Phật Gia. Nó không phải là Phật giáo. Tuy vậy, chúng ta có cùng mục đích với Phật giáo. Chỉ là chúng ta có hai phương pháp tu luyện khác nhau, đi theo hai lối khác nhau. Mục đích của chúng ta vẫn giống nhau.
V: Lịch sử của Pháp Luân Công có từ bao lâu?
Ð: Hệ thống thực hành mà tôi đã luyện tập nó hơi khác với hệ thống mà tôi đưa ra cho công chúng. Pháp Luân mà tôi đã luyện tập thì mạnh hơn cái được chỉ dạy và phân phát. Thêm nữa, công lực tăng trưởng nhanh hơn cái được phép có trong hệ thống này. Mặc dầu vậy, hệ thống tu luyện mà tôi giới thiệu với công chúng vẫn cho phép tăng trưởng công một cách nhanh chóng, do đó sự đòi hỏi về tâm tính của người tu thì nghiêm khắc hơn và cao hơn. Những gì tôi đưa ra công chúng đã được sắp xếp lại với điều kiện dễ dãi hơn, nhưng cũng vẫn còn gắt gao hơn so với những đường lối tu luyện trung bình khác. Vì nó khác với cái đã có lúc khởi thủy, tôi được xem là người sáng lập. Nói về chiều dài lịch sử của Pháp Luân Công, không kể những năm khi nó chưa được phổ truyền trong công chúng, quý vị có thể nói rằng nó bắt đầu từ tháng 5 năm ngoái (1992) khi tôi bắt đầu dạy nó ở vùng đông bắc.
V: Khi chúng tôi lắng nghe những bài giảng của Thầy, Thầy cấp cho chúng tôi những gì?
Ð: Tôi cấp Pháp Luân cho mọi người. Có một Pháp Luân dành cho sự luyện tập và có Pháp Luân để điều chỉnh cơ thể. Cùng lúc đó, Pháp Thân tôi đang chăm sóc cho quý vị, mỗi người trong quý vị, mãi mãi trong lúc quý vị còn luyện tập theo Pháp Luân Công. Nếu quý vị không luyện tập, Pháp Thân tôi tự nhiên sẽ không lo lắng cho quý vị. Nó sẽ không lo ngay cả nếu tôi bảo nó làm như vậy. Pháp Thân tôi biết rõ ràng và chính xác điều gì quý vị đang suy nghĩ.
V: Pháp Luân Công có thể cho tôi tu luyện thành Chính Quả hay không?
Ð: Ðại Pháp vô biên. Ngay cả nếu quý vị đã đạt cấp Như Lai, nó vẫn chưa phải là chấm dứt. Chúng tôi là Chính pháp. Cứ thẳng tiến và tu luyện. Cái mà quý vị sẽ đạt được là Chính Quả.
2. Các nguyên tắc và phương pháp thực hành
V: Có người nằm mơ thấy mình đang lơ lửng rất rõ ràng trên trời sau khi đã tập xong bài “Pháp Luân Chu Thiên Pháp" và trở về nhà. Ðó là điềm gì?
Ð: Tôi nói với tất cả quý vị rằng những việc như vậy xảy ra trong lúc quý vị đang thiền hay trong các giấc mơ, đó không phải là các giấc mơ. Nó xảy ra vì nguyên thần của quý vị rời khỏi thể xác, điều đó hoàn toàn khác với nằm mơ. Khi quý vị mơ, quý vị không thấy rõ ràng như vậy hoặc với nhiều chi tiết như vậy. Khi hồn rời khỏi thể xác, những gì quý vị thấy và cách nào bay lên được thấy như thật sự xảy ra và có thể nhớ được rõ ràng.
V: Nếu Pháp Luân bị méo mó, hậu quả của nó sẽ như thế nào?
Ð: Ðiều này nói lên rằng người đó đã đi lệch đường. Do đó Pháp Luân sẽ không còn hiệu nghiệm nữa. Hơn nữa, nó sẽ đem đến cho quý vị rất nhiều trở ngại trong việc tu luyện. Nó như thể là quý vị chọn lựa không đi con đường chính nhưng đi một con đường tẻ, nơi đó quý vị bị lạc đường và không thể tìm ra con đường đúng để đi nữa. Quý vị sẽ đương đầu với nhiều vấn đề. Những điều này sẽ phản ảnh trong đời sống hàng ngày.
V: Khi tu luyện một mình, làm sao đối phó với hoàn cảnh ở nhà? Pháp Luân có thể vào nhà không?
Ð: Nhiều người trong quý vị đang ngồi tại đây đã nhìn thấy sự hiện diện của Pháp Luân trong nhà của quý vị. Các thành viên trong gia đình cũng bắt đầu hưởng được những lợi ích của nó. Như chúng ta đã nói, có nhiều không gian đồng thời hiện diện ở cùng một địa điểm, và căn nhà của quý vị cũng không có ngoại lệ. Nó phải được dọn dẹp sạch sẽ. Thường thường cách thức để dọn cho sạch là liệng bỏ những thứ xấu đi và gắn một tấm chắn sau đó để ngăn chận không cho những thứ xấu len lỏi vào trở lại.
V: Trong lúc đang luyện tập, khí chạm phải vùng bị bệnh, làm cho nơi đó cảm thấy đau và bị sưng lên. Tại sao có điều đó?
Ð: Bệnh là một cụm năng lượng đen. Sau khi chúng tôi phá vỡ nó ra thành từng miếng nhỏ trong giai đoạn đầu của lớp học, quý vị sẽ cảm thấy nơi đó sưng lên. Tuy nhiên, nó đã mất đi gốc rễ của nó rồi, và đã bắt đầu dời ra phía ngoài. Nó sẽ bị đuổi đi thật mau chóng. Căn bệnh sẽ không còn nữa.
V: Các bệnh cũ của tôi đã hết đi sau một vài ngày trong khóa học, nhưng lại xuất hiện thình lình một vài ngày sau đó? Tại sao vậy?
Ð: Bởi vì sự tiến bộ quá nhanh theo hệ thống tu luyện của chúng ta và các trình độ thay đổi trong một thời gian rất ngắn, bệnh của qúy vị được chữa lành ngay cả trước khi quý vị nhận biết được. Các triệu chứng về sau đó là những điều mà tôi đã đề cập đến như là những "khổ nạn" đang tới. Hãy cảm nhận nó và quan sát nó thật kỹ. Nó không cùng một triệu chứng với các căn bệnh cũ của quý vị. Nếu quý vị tìm các thầy khí công khác để điều chỉnh cơ thể cho mình, họ sẽ không thể làm điều đó. Ðây là sự bộc phát của nghiệp trong lúc công lực đang tăng trưởng.
V: Chúng tôi vẫn tiếp tục uống thuốc trong lúc tu luyện phải không?
Ð: Về vấn đề này, quý vị phải suy nghĩ và tự mình quyết định. Uống thuốc trong lúc tu luyện ám chỉ rằng quý vị không tin vào kết quả trị bệnh của sự tu luyện. Nếu quý vị tin nó, tại sao quý vị dùng thuốc? Tuy vậy, nếu quý vị không theo những tiêu chuẩn về tâm tính, khi các vấn đề xuất hiện, quý vị sẽ nói rằng quý vị được Lý Hồng Chí bảo không được dùng thuốc. Tuy nhiên, Lý Hồng Chí cũng đòi hỏi quý vị phải triệt để theo đúng tiêu chuẩn cao về tâm tính. Quý vị có làm điều đó không? Những thứ hiện diện trong cơ thể của những người tu luyện thật sự không giống những thứ trong cơ thể của người thường. Tất cả các bệnh tật mà người thường mắc phải không được phép xảy ra trong cơ thể của quý vị. Khi tâm của quý vị đặt đúng chỗ và tin tưởng rằng sự tu luyện có thể tiêu trừ được bệnh tật, nếu quý vị ngưng dùng thuốc, đừng lo lắng việc đó và đừng tìm kiếm những sự chữa trị, người nào đó sẽ tự nhiên chữa cho quý vị. Tất cả các quý vị sẽ trở thành tốt hơn và cảm thấy khá hơn mỗi ngày. Tại sao vậy? Pháp thân của tôi đã rất bận rộn ra vào nhiều cơ thể của quý vị, giúp quý vị bằng cách làm những điều liên hệ đến vấn đề này. Nếu tâm của quý vị không ổn định được, chọn lựa một thái độ thiếu tin tưởng hoặc là "hãy thử nó" trong lúc tu luyện, thì quý vị không đạt được gì cả. Quý vị tin Phật hay không, điều đó xác định ngộ tính và căn cơ của quý vị. Nếu ông Phật xuất hiện nơi đây, ai cũng có thể thấy rõ ràng với mắt trần này, vậy tất cả mọi người sẽ đi tu theo Phật. Vì vậy, vấn đề xoay quanh sự suy nghĩ của quý vị sẽ không thể xảy ra. Quý vị phải tin tưởng trước hết và sau đó quý vị sẽ có thể thấy được.
V: Một số người muốn mời Thầy và các đệ tử của Thầy về để trị bệnh. Ðiều này được chấp nhận không?
Ð: Tôi không xuất hiện trước công chúng để trị bệnh. Ở đâu có người ta, ở đó có bệnh tật. Một số người vẫn không nắm vững được những gì tôi đã nói, nhưng tôi sẽ không cắt nghĩa thêm nữa. Các đường lối tu luyện của Phật Gia nhằm để cứu độ tất cả chúng sinh. Nó được chấp nhận để trị các bệnh tật. Sự điều trị cho người khác của chúng tôi được tổ chức và có tính cách giới thiệu. Vì tôi vừa mới xuất hiện trước công chúng và chưa được nổi tiếng cho lắm, những người khác không thể nhận ra tôi, và có lẽ không ai sẽ tham dự các buổi diễn thuyết của tôi. Qua sự chữa bệnh trong lúc khám bệnh, chúng tôi để cho mọi người nhìn thấy Pháp Luân Công. Kết quả của kỳ quảng bá này rất khả quan. Vì vậy, chúng tôi đã không làm điều này hoàn toàn nhằm mục đích trị bệnh. Việc sử dụng công lực mạnh mẽ này để trị bệnh một cách chuyên nghiệp thì không được cho phép, cũng như không được thay thế luật lệ của thế giới này bằng các luật lệ vượt xa hẳn thế giới này. Nếu không, kết quả của việc trị bệnh sẽ không tốt. Ðể nhận lãnh trách nhiệm đối với các học viên tu luyện, chúng tôi phải điều chỉnh cơ thể của quý vị đến trạng thái không còn bệnh nữa. Chỉ như vậy, sau đó quý vị mới có thể tu luyện lên trình độ cao hơn được. Nếu quý vị luôn luôn lo lắng đến bệnh tình của quý vị và không thật sự muốn tu luyện gì cả, mặc dầu quý vị không nói lời nào hết, Pháp Thân của tôi biết ý nghĩ của quý vị thật rõ ràng và dĩ nhiên quý vị sẽ không được gì cả. Trong lớp học, chúng tôi đã điều chỉnh cơ thể của quý vị rồi. Dĩ nhiên, quý vị trước hết phải là người tu luyện. Tôi sẽ không bắt đầu trị bệnh cho quý vị và đòi hỏi quý vị phải trả tiền giữa buổi học. Chúng tôi sẽ không làm điều như vậy. Nếu bệnh của quý vị không được chữa lành, đó còn là một vấn đề về ngộ tính của quý vị. Chắc chắn là chúng tôi cũng không loại bỏ những trường hợp của vài cá nhân bị bệnh rất nặng. Phản ứng có thể không thể hiện rõ trong cơ thể của quý vị, nhưng thật ra nó rất mạnh. Có lẽ điều chỉnh một lần không đủ, nhưng chúng tôi đã làm hết sức. Không phải là chúng tôi không làm hết trách nhiệm mà là vì căn bệnh đó quả thật quá nặng. Khi quý vị về nhà và tu luyện, chúng tôi sẽ tiếp tục chữa trị cho quý vị cho đến khi hoàn toàn lành bệnh thì thôi. Những trường hợp này rất hiếm.
V: Làm thế nào để đạt được trạng thái tịnh trong lúc luyện tập? Nó có được xem như là một sự ràng buộc không khi chúng tôi nghĩ đến các vấn đề trong sở làm trong khi đang tập các động tác?
Ð: Hãy xem nhẹ các vấn đề về quyền lợi cá nhân, và giữ một tâm trí lúc nào cũng trong sạch và rõ ràng. Nếu quý vị chuẩn bị trước, và biết khi nào thử thách sẽ đến và chúng nó sẽ như thế nào, thì chúng sẽ không còn là thử thách nữa. Phần lớn các thử thách đến một cách bất thình lình từ chỗ không thể ngờ được. Quý vị chắc chắn sẽ vượt qua được nếu quý vị tuyệt đối nhất quyết làm. Như vậy trình độ tâm tính của quý vị có thể được thể hiện. Một khi sự ràng buộc đã ra đi, tâm tính của quý vị được cải tiến, sự gây gổ và chống chọi với người khác, cũng như sự ganh ghét và chê bai người khác của quý vị được cởi bỏ, và tư tưởng của quý vị được dọn sạch, thì quý vị có thể nói về khả năng để trở nên thanh tịnh. Nếu quý vị vẫn không thể đạt được thanh tịnh, thì hãy tưởng tượng quý vị là một người khác và xem những tư tưởng đó không phải là của quý vị. Tuy vậy tư tưởng của quý vị bao gồm thật là nhiều loại khác nhau, quý vị phải đứng bên ngoài chúng, để chúng nó nhảy múa một cách tự do. Có người đề nghị niệm danh Phật hay đếm các con số. Có đủ mọi loại phương pháp được dùng để luyện tập. Khi chúng ta luyện tập, chúng ta không bị bắt buộc phải tập trung tư tưởng vào điều gì cả. Tuy nhiên, quý vị phải ý thức là quý vị đang luyện tập. Các vấn đề đến từ việc làm của quý vị không thuộc về tư lợi cá nhân. Ðó không phải là sự ràng buộc, và thuộc về bản chất tốt. Tôi biết một nhà sư kia hiểu rõ về khía cạnh này. Ông ta là sư trụ trì một ngôi chùa và có rất nhiều việc phải làm. Nhưng khi ông ta ngồi xuống đó, ông ta tách mình ra khỏi những điều đó. Bảo đảm là ông ta không nghĩ đến những điều đó. Ðây cũng là một thứ công lực. Thật ra, khi quý vị thật sự tu luyện, không có gì trong tâm của quý vị hết, ngay cả một dấu vết nhỏ của tư tưởng cá nhân hay ý kiến cũng không còn. Nếu quý vị không trộn lẫn những điều riêng tư của quý vị với những điều của việc làm, điều quý vị làm sẽ vẫn đúng.
V: Chúng tôi phải làm gì khi tư tưởng xấu xuất hiện trong lúc luyện tập?
Ð: Nhiều điều xấu có thể xuất hiện ở nhiều lúc khác nhau trong lúc luyện tập. Quý vị vừa mới bắt đầu tu luyện, và không thể nào đạt đến một trình độ cao liền ngay lúc bắt đầu. Ngay bây giờ, chúng tôi cũng sẽ không đòi hỏi quá khắc khe với quý vị. Ðiều này sẽ không thực tế nếu đòi hỏi quý vị không được để bất cứ ý nghĩ xấu nào trong đầu quý vị. Ðiều này phải được thực hiện từ từ. Lúc đầu, điều đó chấp nhận được, nhưng cũng đừng để cho các ý nghĩ của quý vị chạy nhảy một cách tự do. Sau một thời gian, các tư tưởng của quý vị sẽ nổi lên thật mau, và quý vị phải giữ mình ở một tiêu chuẩn cao vì quý vị đang tu luyện theo Ðại Pháp. Sau khi học xong khóa này, quý vị sẽ không còn là một người thường nữa. Những điều quý vị đang mang trong người rất là đặc sắc vì vậy quý vị phải tự đặt mình ở một trình độ rất cao về tâm tính.
V: Khi tôi tập luyện, tôi cảm thấy đầu và bụng tôi quay, và cũng thấy khó chịu ở vùng ngực.
Ð: Ðây là giai đoạn ban đầu gây ra bởi sự chuyển động của Pháp Luân. Quý vị có thể sẽ không có triệu chứng này nữa trong tương lai.
V: Chúng tôi phải làm gì khi sự luyện tập của chúng tôi thu hút những sinh vật nhỏ.
Ð: Bất cứ sự luyện tập nào của quý vị cũng đều thu hút những sinh vật nhỏ. Ðừng để ý đến chúng. Chỉ vậy thôi. Bởi vì đó là trường năng lượng, đặc biệt là với Phật Gia, Công lực chứa đựng những gì mà nó giúp ích cho muôn loài. Khi Pháp Luân của chúng ta quay theo chiều kim đồng hồ, nó giúp cho chúng ta; khi nó quay ngược chiều kim đồng hồ, nó giúp cho các sinh linh khác. Xong nó quay ngược trở lại và bắt đầu trở lại nữa. Vì vậy tất cả mọi thứ ở chung quanh chúng ta đều được hưởng.
V: Trong bài "Quán Thông Lưỡng Cực", có phải đếm một lần khi tay di chuyển lên và xuống một bận? Khi tập bài "Phật Triển Thiên Thủ", tôi có phải tưởng tượng là mình rất lớn và rất cao trước khi tôi kéo giãn tay ra không?
Ð: Ðếm một lần sau khi mỗi tay đưa lên và xuống một bận. Khi tập bài "Phật Triển Thiên Thủ", đừng nghĩ gì về chính mình hết. Quý vị sẽ cảm nhận một cách tự nhiên là mình rất cao và lớn. Quý vị chỉ cần có cảm giác là quý vị rộng lớn nhất giữa trời và đất. Chỉ đứng tại đó là đủ rồi. Ðừng luôn luôn có ý định theo đuổi cảm giác đó. Ðó là một sự ràng buộc.
V: Khi đang tập thiền ngồi, cái gì xảy ra nếu tôi không có thể ngồi tréo chân theo thế kiết già?
Ð: Nếu quý vị không thể tréo chân, quý vị có thể ngồi trên cạnh ghế. Kết quả cũng tương tự. Nhưng vì là một người tu, quý vị phải tập hai chân của mình, và phải có thể tréo nó lại. Ngồi ở cạnh ghế để tập tréo chân lại. Quý vị dĩ nhiên phải có thể tréo hai chân được.
V: Nếu có người trong gia đình không cư sử đúng theo đạo đức và không theo đúng Chân Thiện Nhẫn, chúng tôi sẽ phải làm gì?
Ð: Nếu người đó không tu luyện theo Pháp Luân Công, điều này không phải là một vấn đề. Vấn đề chính là quý vị tự mình tu luyện. Tu luyện chính mình và đừng suy nghĩ nhiều quá. Quý vị phải nên bao dung hơn. Phải tự mình cố gắng nhiều hơn lên.
V: Trong đời sống hàng ngày, đôi khi tôi làm điều sái quấy và tôi hối hận sau đó, nhưng rồi nó lại cũng xảy ra như vậy nữa. Có phải vì trình độ Tâm tính của tôi quá thấp không?
Ð: Vì quý vị viết về nó, điều đó chứng tỏ rằng quý vị đã cải thiện Tâm tính của mình và quý vị có thể nhận ra nó. Người thường không biết khi họ làm sai. Ðiều này có nghĩa là quý vị đây đã vượt qua khỏi người thường. Quý vị đã làm trật lần đầu và đã không giữ được Tâm tính của mình. Ðó là một tiến trình. Lần kế khi quý vị gặp một vấn đề, cố gắng để cải tiến nó thêm nữa.
V: Người ở tuổi tứ tuần hay ngũ tuần có thể đạt được trạng thái "Tam Hoa Tụ Ðảnh" hay không?
Ð: Vì chúng ta tu luyện tâm lẫn thân, tuổi tác không thành vấn đề. Khi mà quý vị vẫn còn chăm chú vào việc tu luyện và có thể theo tiêu chuẩn Tâm tính như tôi trình bày, thì hiện tượng kéo dài tuổi thọ sẽ xuất hiện trong khi tu luyện. Ðiều đó không cho quý vị đủ thời gian để tu luyện sao? Tuy vậy, có một điều liên quan đến các bài thực hành là nó luyện cả tâm lẫn thân. Khi số mạng của quý vị được gia hạn, nếu có vấn đề gì về Tâm tính của quý vị, mạng sống của quý vị sẽ bị nguy hiểm ngay tức khắc. Vì mạng sống của quý vị được triển hạn cho mục đích tu luyện, một khi Tâm tính của quý vị trở nên sai trái, mạng sống của quý vị tức khắc bị nguy hiểm.
V: Chúng tôi phải đối phó với vấn đề sức mạnh như thế nào để đạt được hiệu quả của "mạnh nhưng uyển chuyển"?
Ð: Ðiều này phải được chính quý vị tự chứng nghiệm. Chẳng hạn như, khi chúng ta làm một thủ ấn lớn, hai tay trông thật mềm mại, nhưng thật ra các động tác được làm với sức mạnh. Lực sử dụng rất mạnh giữa cánh tay dưới và cổ tay và giữa các ngón tay. Nhưng cùng lúc đó, tất cả chúng nó trông rất mềm mại. Ðó là "sức mạnh trong sự uyển chuyển". Khi tôi làm các cử động tay cho tất cả quý vị thấy, tôi đã trao nó cho quý vị. Quan sát dần dần và cảm nhận nó trong lúc tập luyện.
V: Có phải là liên hệ tình dục giữa nam và nữ không cần thiết? Người trẻ có phải ly dị không?
Ð: Vấn đề ham muốn tình dục đã được thảo luận lúc trước rồi. Ở trình độ của quý vị, quý vị không bị đòi hỏi để trở thành tăng hay ni. Quý vị đang tự hỏi để hợp nhất với chính mình. Chìa khóa là đòi hỏi quý vị buông bỏ sự ràng buộc. Phải bỏ hết mọi ràng buộc mà quý vị không muốn bỏ nó. Ðối với một người thường, đó là một loại ham muốn. Ðối với chúng ta là người tu, chúng ta phải có thể buông bỏ nó và xem nhẹ nó. Một số người thật sự đeo đuổi điều này, và đầu óc của họ chứa đầy những thứ đó. Ðó là quá nhiều ham muốn đối với một người thường. Nó lại càng không đúng cho một người tu. Vì quý vị tu luyện nhưng các người khác trong gia đình không có tu, nó được chấp nhận để theo đuổi một đời sống bình thường trong giai đoạn này. Khi tiến cao hơn nữa, quý vị sẽ tự biết mình phải làm gì?
V: Nếu bị ngủ gục trong lúc ngồi định, điều này có đúng không? Tôi phải giải quyết nó bằng cách nào. Nhiều lần tôi đã thiếp đi khoảng 3 phút, và tôi không biết việc gì đang xảy ra.
Ð: Không, không được ngủ gục. Làm sao quý vị có thể ngủ trong lúc luyện tập cho được? Ngủ trong lúc thiền định cũng là một hình thức quấy nhiễu của ma quỷ. Sự hôn mê không thể xảy ra. Cũng có thể quý vị không có viết câu hỏi một cách rõ ràng. Mất cảm giác trong vòng 3 phút không có nghĩa là làm trật điều gì? Trạng thái mất cảm giác thường xuyên xảy ra cho những người với khả năng đạt đến Ðịnh rất cao. Tuy vậy, nó sẽ trở thành một vấn đề nếu việc này xảy ra lâu quá.
V: Nếu một người quyết chí để đạt thành Chính Quả qua sự tu luyện thì họ có thể đạt được nó, phải vậy không? Cái gì sẽ xảy ra nếu họ có một căn cơ thấp kém?
Ð: Tất cả tùy thuộc vào loại quyết tâm nào mà quý vị có. Cái yếu tố chính yếu là quý vị cương quyết như thế nào. Ðối với những người có căn cơ kém cũng như vậy, nó cũng vẫn tùy thuộc vào sự cương quyết và ngộ tính của quý vị.
V: Tôi có thể tập luyện trong lúc bị cảm hay bị sốt hay không?
Ð: Tôi sẽ nói rằng sau khi học xong khóa này, quý vị sẽ không bao giờ bị bệnh. Quý vị có thể không tin nó. Tại sao học viên của tôi đôi khi có triệu chứng tương tự như là bị cảm hay là bị lên cơn sốt? Ðó là đang trải qua sự trả nghiệp và khổ nạn, và nó ngầm ám chỉ rằng đang đến lúc phải tiến lên một trình độ khác. Họ đều hiểu rằng họ không nên bận tâm về vấn đề đó, và nó sẽ lướt qua.
V: Những người đàn bà đang có thai có thể tập Pháp Luân Công được hay không?
Ð: Ðiều này không thành vấn đề vì Pháp Luân được gắn trong một không gian khác. Không có động tác nào mạnh bạo trong hệ thống tu luyện của chúng ta mà có thể mang đến những ảnh hưởng xấu cho những người đang mang thai. Nó thật sự mang ảnh hưởng tốt lành đến cho họ.
V: Khi Thầy rời xa chúng tôi, có sự ngăn cách trong không gian này không?
Ð: Nhiều người có ý nghĩ như vậy, "Thầy không có ở Bắc Kinh. Vậy chúng ta phải làm sao?" Nó cũng tương tợ như vậy khi quý vị luyện tập các phương pháp khác. Các vị Thầy cũng không thể nào trông chừng quý vị mỗi ngày được. Pháp đã giảng dạy cho quý vị; các nguyên tắc cũng đã dạy cho quý vị; một bộ trọn vẹn đã trao cho quý vị. Nó chỉ còn tùy nơi quý vị làm sao để tu luyện. Quý vị không thể nói rằng quý vị có sự bảo đảm của tôi nếu quý vị ở cạnh tôi, và không có nếu không ở bên tôi. Chúng ta hãy lấy một thí dụ. Ðã hơn hai ngàn năm từ khi Ðức Thích Ca Mâu Ni lìa đời, các Phật tử vẫn tiếp tục tu luyện mà không thay đổi ý kiến. Vậy, tu luyện được hay không đó là một vấn đề cá nhân.
V: Tu luyện Pháp Luân Công có dẫn đến sự nhịn ăn và nhịn uống hay không?
Ð: Không, nó sẽ không dẫn đến điều đó vì nhịn ăn là một lối tu luyện của Ðại-Tiền-Lão mà đã xuất hiện trước Phật giáo và Đạo giáo. Nó đã hiện diện trước khi các tôn giáo được thành lập. Thông thường, phương pháp này thuộc về sự tu luyện đơn độc. Vì trong thời kỳ đó không có tăng lữ hay hệ thống chùa chiền, họ phải tu luyện phân nửa giai đoạn ở trên núi cao, mà nơi đó không ai tiếp tế lương thực cho họ. Khi họ phải tu luyện ẩn dật mà đòi hỏi phải giữ yên một chỗ trong vòng sáu tháng đến một năm, họ chọn giải pháp này. Ngày nay, pháp tu của chúng ta không đòi hỏi điều đó vì nó là một phương pháp được sử dụng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Nó chắc chắn không phải là một công năng. Vài người dạy phương pháp này. Tôi nói rằng nếu tất cả mọi người trên thế giới không cần phải ăn nữa, nó sẽ gây xáo trộn trong xã hội người thường. Vì vậy, nó sẽ trở thành một vấn đề. Nếu không ai ăn hết, vậy có còn là xã hội con người nữa hay không? Ðiều đó không đúng và không có trường hợp đó xảy ra.
V: Năm bộ bài tập sẽ dẫn chúng tôi đến trình độ nào?
Ð: Bộ năm này sẽ cho phép quý vị tu luyện đến một trình độ thật là cao. Ðiều chắc chắn là đến một lúc nào đó quý vị sẽ biết trình độ nào quý vị muốn tu luyện tới. Vì công lực không có giới hạn, quý vị sẽ có một liên hệ tiền định khác nữa khi quý vị đạt đến điểm đó, và nhận được Ðại Pháp ở một trình độ ngay cả còn cao hơn nữa.
V: Pháp rèn luyện người tu. Ðiều này có nghĩa là Pháp Luân xoay chuyển không ngừng nghỉ, vì vậy chúng tôi không cần phải tập luyện có đúng không?
Ð: Sự luyện tập khác với tu trong chùa. Thật ra, khi quý vị tu trong chùa, quý vị cũng phải ngồi thiền. Ðó là một năng khiếu cần phải được trau dồi. Quý vị không thể nói rằng quý vị chỉ muốn phát triển Công lực và muốn nó nẩy nở trên đỉnh đầu của quý vị mà không cần phải thực hành điều gì cả. Tôi nói rằng những người như vậy không phải là người tu, phải vậy không? Mỗi trường phái đều lưu lại một bộ gồm những điều được thừa hưởng mà cần phải phát triển qua sự thực hành.
V: Nhiều người tu của các hệ thống tu luyện khác cho rằng "Tập luyện không có ý định không phải là tu luyện". Như vậy có đúng hay không?
Ð: Có rất nhiều nhận xét khác nhau, nhưng không ai trao truyền Ðại Pháp cho quý vị giống như đường lối mà tôi làm. Phật Gia tin rằng trình độ của Pháp với ý định không thể nào tiến quá cao được. Pháp với ý định không ám chỉ đến các động tác. Phép thiền và bắt ấn của họ cũng là những cử động. Vì vậy, không cần quan tâm đến kích thước và con số các động tác. Ý định hay không có ý định nhắm vào sự quyết tâm của quý vị. Về khía cạnh của sự mong muốn, nếu quý vị đeo đuổi điều gì hoặc có ý định gì, đó chính là những sự ràng buộc. Nó có nghĩa như vậy.
V: Tâm tính không tương đương với Ðức. Thầy nói rằng Ðức quyết định cấp bậc; nhưng Thầy lại cũng nói rằng trình độ của Tâm tính quyết định cấp bậc của công lực. Hai điều đó có phải tương phản nhau không?
Ð: Quý vị có thể không nghe được rõ ràng. Tâm tính bao gồm một lĩnh vực rộng hơn, và Ðức là một thành phần trong đó. Nó cũng gồm luôn Nhẫn, khả năng chịu đựng đau khổ, bản chất giác ngộ, cách giải quyết xung đột, v..v. Tất cả những điều trên là thành phần của tâm tính mà nó cũng bao gồn cả việc chuyển hóa của Công và Ðức. Ðây là một đề tài rộng lớn. Số lượng đức mà quý vị có được không chỉ định số lượng công lực mà quý vị có được. Thay vào đó, nó liên hệ đến số lượng công mà quý vị có thể phát triển trong tương lai. Chỉ có qua sự cải thiện tâm tính mà đức có thể được chuyển thành công.
V: Mỗi thành viên trong gia đình tập luyện một loại khí công khác nhau. Những thứ đó có gây trở ngại lẫn nhau không?
Ð: Không, không có đối với Pháp Luân Công. Nhưng tôi không biết các lối tu luyện khác sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau hay không. Còn đối với Pháp Luân Công, không ai có thể gây trở ngại cho nó. Hơn nữa, quý vị sẽ mang lại ảnh hưởng tốt cho họ vì chúng ta tu luyện trong Chính pháp và sẽ không đi trật đường.
V: Có nhiều câu nói khác nhau đang rất thịnh hành trong xã hội, chẳng hạn như trong các thư dây chuyền. Chúng tôi phải đối phó như thế nào.
Ð: Tôi nói với quý vị rằng những điều đó hoàn toàn là lừa đảo. Không nên trả lời những thư đó. Thật là đáng buồn. Quý vị không cần phải đối phó với nó. Quý vị có thể nhận ra điều gì đó có chính đáng hay không bằng cách xem xét nó. Pháp của chúng ta có điều kiện gắt gao về tu luyện tâm tính. Tôi gọi một số các vị thầy khí công là những "tay buôn khí công", họ sử dụng khí công như là một loại hàng hóa, biến nó thành một sản phẩm để đổi lấy tiền bạc. Những người như vậy không có điều gì thật sự để chỉ dạy cả. Nếu họ sở hữu một chút ít gì, nó cũng sẽ không ở một cấp cao. Vài điều trong số đó có thể cũng xấu xa.
V: Nếu học viên của Pháp Luân Công đã chính thức đổi qua làm lễ quy y Phật trong chùa, vậy họ phải làm gì? Họ có phải hủy bỏ nó không?
Ð: Ðiều này không quan hệ nhiều đối với chúng ta. Mặc dầu quý vị đó đã chính thức quy y Phật, đó chỉ là một thủ tục.
V: Vài người trong chúng tôi cảm thấy như đầu bị sưng lên và bị chóng mặt từ khi chúng tôi bắt đầu học tập.
Ðiều này xảy ra vì quý vị là học viên mới mà cơ thể chưa hoàn toàn được điều chỉnh xong. Năng lượng mà tôi phát ra rất mạnh. Khi luồng khí bệnh xuất ra, nó sẽ làm cho quý vị cảm thấy đầu của mình sưng phù lên. Ðiều đó xảy ra khi chúng tôi đang chữa trị bệnh trong đầu của quý vị, và đó là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, cơn bệnh qua càng mau thì phản ứng của quý vị sẽ càng mạnh mẽ hơn. Khi chúng tôi tổ chức khóa học 7 ngày, vài người không thể chịu đựng được. Nhiều vấn đề có thể xuất hiện nếu thời gian được thâu ngắn lại hơn nữa. Năng lượng phóng ra rất mạnh, và nếu phản ứng của cơ thể lại cũng rất mạnh thì đầu của quý vị sẽ có cảm giác như sưng vù lên đến độ không thể chịu đựng được. Dường như khoá học 10 ngày thì an toàn hơn. Những người đến trễ có lẽ có phản ứng hơi mạnh hơn một chút.
V: Chúng tôi có thể hút thuốc hay uống rượu trong lúc đang tập luyện không?
Ð: Ðây là cách tôi nhận xét vấn đề này. Khí công thuộc Phật Gia của chúng ta cấm uống rượu. Sau khi kiêng rượu một thời gian, quý vị có lẽ muốn uống lại. Hãy bỏ uống lần lần, nhưng cũng đừng chần chừ lâu quá; nếu không quý vị sẽ bị phạt. Còn về việc hút thuốc, tôi nghĩ nó là một vấn đề của ý chí. Nếu quý vị muốn bỏ hút thuốc, quý vị có thể làm được. Người thường hay nghĩ rằng,"Tôi sẽ bỏ hút thuốc hôm nay". Vài ngày sau đó, họ cũng chưa áp dụng được. Rồi sau vài ngày nữa, ý nghĩ đó lại xuất hiện trở lại và họ thử bỏ hút thuốc thêm một lần nữa. Bằng cách này, họ sẽ không bao giờ có khả năng bỏ hút thuốc. Người thường sống trong thế giới này, và không thể tránh được sự giao tế trong xã hội. Nhưng đã bắt đầu tu luyện, quý vị phải không còn tự cho mình là người thường nữa. Chừng nào quý vị còn quyết chí, quý vị sẽ đạt được mục đích. Dĩ nhiên, vài học viên của tôi vẫn còn hút thuốc lá. Anh ta có thể tự mình bỏ hút, nhưng khi có ai mời anh ta một điếu, vì phép lịch sự, anh ta cũng không từ chối. Anh ta muốn hút và cảm thấy khó chịu khi nhịn hút thuốc vài ngày. Nhưng nếu anh ta hút thuốc lại, anh ta cũng sẽ cảm thấy khó chịu. Quý vị phải tập kiểm soát chính mình. Một số người phải đi giao dịch bên ngoài, việc làm đó đòi hỏi họ phải ăn uống tiệc tùng với khách hàng. Ðây là một vấn đề khó có thể giải quyết ổn thoả. Hãy cố gắng uống càng ít rượu càng tốt. Hay là, quý vị nghĩ một cách khác để giải quyết vấn đề này.
V: Trong khi chúng tôi không thấy được Pháp Luân đang quay, nếu chúng tôi nghĩ nó đang quay theo chiều kim đồng hồ, điều đó có ảnh hưởng gì đến Pháp Luân không nếu nó đang quay ngược chiều kim đồng hồ?
Ð: Pháp Luân quay tự động. Nó không cần sự điều khiển của ý chí của quý vị. Tôi muốn nhấn mạnh đến điểm này lần nữa: Ðừng bao giờ sử dụng ý định của quý vị. Thật ra ý của quý vị không có cách gì điều khiển nó được. Ðừng bao giờ nghĩ rằng quý vị có thể dùng ý chí của mình để điều khiển nó đổi sang chiều khác. Pháp Luân ngự tại đan điền không bị kiểm soát bởi ý định. Pháp Luân được sử dụng phía bên ngoài để điều chỉnh cơ thể của quý vị có thể theo ý của quý vị nếu quý vị muốn nó quay theo một hướng nào đó. Quý vị có thể cảm nhận được điều đó. Tôi nói với quý vị rằng: Ðừng làm việc này. Quý vị không thể nào tu luyện được với bất kỳ ý định nào. Xin đừng luyện tập với chủ đích trở thành "Người tu luyện công"? Nó phải là Pháp luyện người tu. Tại sao quý vị không thể nào buông bỏ ý định của quý vị? Bất kỳ sự tu luyện nào đạt đến một trình độ khá cao, ngay cả theo Ðạo giáo, cũng không được hướng dẫn bởi ý định.
V: Có thời gian, địa điểm hay hướng nào là tốt nhất cho sự luyện tập Pháp Luân Công hay không? Bao nhiêu lần tập trong một ngày được xem là đúng cách? Luyện tập trước bữa ăn hay sau bữa ăn có thành vấn đề hay không?
Ð: Bởi vì Pháp Luân thì tròn và là một mô hình nhỏ của vũ trụ, nó tu luyện theo nguyên lý của vũ trụ. Hơn nữa, vũ trụ đang chuyển động. Vì vậy, chính là Pháp luyện người tu. Khi quý vị không tu, nó luyện quý vị, điều này khác với bất kỳ nguyên tắc hay lý thuyết tu luyện nào khác đã được phổ biến trong công chúng. Phương pháp của tôi là hệ thống duy nhất mà "Pháp luyện người tu". Tất cả các phương pháp tu luyện khác đều theo lối luyện "Đan" mà chủ đích là luyện Công và vun bồi một cái "Đan", chứ không như đường lối tu luyện của chúng ta. Cách tu luyện của chúng ta có thể thực hành bất cứ lúc nào, vì khi quý vị không luyện tập, Công luyện quý vị. Không cần thiết để chọn một thời điểm nào cả. Hãy tập càng nhiều càng tốt, tùy theo thời gian mà quý vị có. Các bài tập của chúng ta không đòi hỏi gắt gao về vấn đề này, nhưng chúng ta đòi hỏi gắt gao về tâm tính. Các bài tập của chúng ta cũng không tùy thuộc vào phương hướng nào hết. Quý vị quay mặt về hướng nào cũng được hết vì vũ trụ đang xoay chuyển và di động. Nếu quý vị quay mặt về hướng tây, nó không nhất thiết thật sự là hướng tây. Nếu quý vị quay về hướng đông, nó không nhất thiết thật sự là hướng đông. Tôi đã yêu cầu các học viên của tôi hướng về hướng tây để tỏ sự tôn kính. Thật sự, nó không có ảnh hưởng gì cả. Quý vị có thể tập luyện ở bất cứ nơi nào, trong nhà hay ngoài trời. Nhưng, tôi vẫn cảm thấy rằng chúng ta phải tìm một địa điểm với mặt đất, môi trường chung quanh và không khí tương đối tốt. Nhất là nó phải xa các chỗ dơ bẩn như là thùng rác hay nhà vệ sinh. Những thứ khác không thật sự là một vấn đề. Tu luyện Ðại Pháp không liên hệ đến thời gian, nơi chốn hay phương hướng. Quý vị có thể tập trước hay sau các bữa ăn, nhưng nếu quý vị ăn quá nhiều, nó sẽ khó chịu nếu tập liền ngay sau đó. Tốt hơn là nên nghỉ một chút. Khi quý vị đói quá đến nỗi bao tử cồn cào, nó cũng khó mà thanh tịnh được. Quý vị phải điều động những việc trên dựa theo hoàn cảnh riêng của chính mình.
V: Có đòi hỏi gì sau khi xong các bài tập không, chẳng hạn như thoa bóp mặt?
Ð: Chúng ta không có lo lắng về nước lạnh hay các thứ khác sau các bài tập, cũng không cần phải thoa bóp mặt hay chân. Tất cả các thứ này nhằm để mở các kinh mạch và các huyệt châm cứu trên cơ thể con người ở giai đoạn sơ khởi. Chúng ta tu luyện Ðại Pháp, không có bao gồm những thứ này. Ngay bây giờ quý vị không có đang ở trong trạng thái mà cơ thể mới vừa được điều chỉnh nữa. Nó dường như rất là, rất là khó khăn để cho một người thường bắt đầu trở thành một người tu. Thêm nữa, vài bài tập không có thể thay đổi cơ thể con người một cách trực tiếp. Ðối với họ, một số đòi hỏi rất là phức tạp. Ở đây chúng ta không có những đòi hỏi đó, cũng như không có các khái niệm như vậy. Ðừng nên bận tâm về những điều mà tôi không có đề cập đến; chỉ lo tiếp tục tu luyện. Vì chúng ta tu luyện Ðại Pháp, trạng thái ban đầu, mà cơ thể của quý vị sợ điều này điều nọ, hay là tiến trình đòi hỏi điều này điều nọ, sẽ thông qua trong vài ngày. Tôi không nói rằng nó tương đương với vài năm thực hành ở các phương pháp tu luyện khác, nhưng nó gần như là vậy. Tôi không nói về các điều ở cấp thấp, như là hướng này, kinh mạch nọ, v..v. Chúng ta chỉ bàn đến những điều ở cao tầng. Sự tu luyện Ðại Pháp là sự tu luyện chân thật. Nó là sự tu luyện, không phải là tập thể dục.
V: Chúng tôi có thể đi nhà vệ sinh ngay sau khi tập xong các bài thực hành không? Có rất nhiều bong bóng trong nước tiểu của tôi. Khí của tôi có thoát ra mất không?
Ð: Ðiều đó không thành vấn đề. Vì chúng ta tu luyện ở cao tầng, nước tiểu lẫn phân của chúng ta thật sự có chứa năng lượng. Dầu vậy, nó chỉ có một lượng rất nhỏ, và không có ảnh hưởng gì hết. Tu luyện Ðại Pháp cũng có nghĩa là cứu độ mọi chúng sinh. Sự thất thoát nhỏ này không đáng lo ngại. Những gì chúng ta thu lượm được mới thật là nhiều. Khi đang dạy lớp này, năng lượng tôi phóng ra rất là dũng mãnh, và đã được để lại trên các bức tường.
V: Chúng tôi có thể phổ biến và quảng cáo Pháp Luân Công hay không? Chúng tôi có thể dạy cho những người không đến dự lớp học được không? Những người không đến dự lớp học có thể thực hành ở các trung tâm hay không? Có được gửi các cuộn băng ghi âm và sách cho bà con hay bạn bè ở ngoài thành phố được hay không?
Ð: Không có gì sai trái khi truyền bá hệ thống tu luyện của chúng ta và để cho nhiều người được hưởng nó. Tôi đã thuyết giảng rất nhiều về Pháp, để cho quý vị biết Pháp ở cao tầng, để cho quý vị hiểu và thấy những điều ở cao tầng. Tôi đã nói những điều này trước vì tôi sợ rằng nếu tôi đợi lâu hơn, quý vị sẽ không hiểu được khi quý vị thấy hay chạm trán với những điều đó. Quý vị có thể dạy những người khác thực hành, nhưng quý vị không có khả năng gắn Pháp Luân cho họ. Vậy quý vị phải làm gì? Tôi đã nói rằng Pháp Thân của tôi sẽ rời khỏi quý vị nếu quý vị lúc tu lúc không và không thật sự thực hành. Nếu quý vị thật sự tu luyện, Pháp Thân tôi sẽ che chở cho quý vị. Vậy khi quý vị dạy ai, quý vị truyền thụ những tin tức mà tôi đã dạy cho quý vị, và nó cũng mang theo Khí cơ cấu tạo Pháp Luân ở trong đó. Nếu người đó cố gắng luyện tập, Pháp Luân sẽ được tạo thành. Nếu người đó có duyên tiền định và có căn cơ tốt, họ sẽ nhận một Pháp Luân ngay tại lúc đó. Sách của chúng ta đã cắt nghĩa rất cặn kẽ. Sự tu luyện tốt cũng vẫn có thể xảy ra mặc dầu không được trực tiếp chỉ dạy.
V: Pháp Luân Công có quan tâm đến phép thở không? Làm sao để chúng tôi điều hòa hơi thở?
Ð: Quý vị không cần phải điều hòa hơi thở khi tu luyện Pháp Luân Công. Chúng ta không bận tâm đến phép thở. Ðó là điều học hỏi ở sơ cấp. Chúng ta không cần nó ở nơi đây vì điều hòa và kiểm soát hơi thở là để luyện đan, thêm khí và tiếp tế lửa. Phép thở xuôi, ngược hay nuốt nước miếng tất cả nhằm mục đích luyện đan. Chúng ta không tu luyện theo đường lối đó. Tất cả những điều quý vị cần, được hoàn tất bởi Pháp Luân. Những điều khó khăn hơn và ở các cấp cao hơn được làm bởi Pháp Thân của Thầy. Thật ra bất cứ phương pháp tu luyện nào, ngay cả Đạo Gia, mà tu luyện đan như đã được bàn cãi rất cặn kẽ, đều không đạt được bằng việc sử dụng ý định. Thật ra, đó là do các vị thầy lớn của chính trường phái đó giúp người đó tu luyện và chuyển hóa những thứ đó mà họ không nhận thức được. Quý vị không thể nào tùy nghi tự mình hoàn tất nó được, trừ phi quý vị đã giác ngộ. Chỉ những người giác ngộ mới làm được điều đó.
V: Có cần phải sử dụng ý định trong lúc luyện tập không? Trong các bài tập này, phải đặt trí ý ở đâu?
Ð: Chúng ta không sử dụng ý định ở đây. Tôi đã nói với mọi người đừng nên sử dụng ý định và buông bỏ mọi ràng buộc. Không nên đeo đuổi bất cứ ý định nào. Trong bộ bài tập thứ ba mà hai lòng bàn tay mang theo Khí để xuyên qua hai cực của vũ trụ, chỉ cần một ý nghĩ thoáng qua mà thôi. Ðừng nên nghĩ về bất cứ điều gì khác.
V: Thu hút năng lượng có khác với thu khí không?
Ð: Chúng ta thu thập Khí để làm gì? Cái mà chúng ta tu luyện là Ðại Pháp. Trong tương lai, quý vị thậm chí sẽ không có thể phát ra Khí được nữa. Ðiều mà chúng ta tu luyện không phải là Khí, Khí ở một cấp thấp hơn. Thay vào đó chúng ta sẽ phát ra ánh sáng. Sự thu thập năng lượng được làm bởi Pháp Luân, không phải do chính chúng ta. Nhưng, chẳng hạn như, bài tập "Quán Thông Lưỡng Cực" thật sự được dùng để khai mở cơ thể của quý vị. Nó cũng có chức năng để thu hút năng lượng, nhưng đó không phải là mục đích chính. Làm thế nào để thâu Khí? Vì quý vị tu luyện Ðại Pháp, chỉ với một cái vẫy tay, quý vị sẽ cảm thấy một sức nặng ở trên đầu quý vị, một khối lượng Khí lớn đã tới. Nhưng quý vị cần nó để làm gì? Năng lượng không cần phải thu thập một cách tùy tiện như vậy.
V: Pháp Luân có nói về "xây dựng nền tảng trong vòng 100 ngày" và " thai hô hấp" không?
Ð: Các thứ đó tất cả đều là cách tu luyện ở cấp thấp hơn, mà chúng ta không có tập luyện. Chúng ta đã vượt xa khỏi giai đoạn bắt đầu và không vững chắc đó.
V: Pháp Luân Công có quan tâm đến sự quân bình giữa Âm và Dương hay không?
Ð: Ðiều này cũng chỉ ở trình độ luyện Khí, những thứ ở cấp thấp hơn. Khi quý vị vượt qua trình độ đó, vấn đề quân bình Âm Dương không còn tồn tại trong cơ thể của quý vị nữa. Không kể quý vị tu luyện theo hệ thống nào, cho đến khi quý vị vẫn còn nhận sự truyền dạy chính thức từ một vị thầy, bảo đảm là quý vị bắt đầu ở cấp thấp hơn. Quý vị phải hoàn toàn vứt bỏ tất cả những gì quý vị đã học trong quá khứ, không giữ điều gì cả. Một bộ gồm những điều mới sẽ được tu luyện ở trình độ mới. Sau khi qua khỏi trình độ mới này, một bộ gồm những điều mới khác sẽ được tu luyện nữa. Nó giống như vậy.
V: Chúng tôi có thể luyện tập khi có sấm nổ hay không? Người tu Pháp Luân Công có sợ tiếng động hay không?
Ð: Tôi cho quý vị một thí dụ. Trước kia tôi dạy trong sân của một tòa cao ốc lớn ở Bắc Kinh. Trời đang mưa, và sấm nổ rất dữ dội. Lúc đó, họ đang tập các bài dành riêng cho các đệ tử, mà đòi hỏi phải theo các tư thế di động trên Pháp Luân. Tôi thấy mưa đang tới, nhưng họ chưa tập xong. Nhưng, mưa lớn không có thể điều động để rơi xuống được. Các đám mây đang ở rất thấp, cuồn cuộn ở bên trên tòa cao ốc. Với sấm nổ vang trời, trời rất đen tối. Trong lúc đó, một tia sét đánh trúng cạnh của Pháp Luân, nhưng chúng tôi không có hề hấn gì cả, ngay cả một cọng tóc cũng không mất. Chúng tôi đã có thể thấy rõ ràng sét đáng trúng mặt đất như thế nào và vẫn chừa chúng tôi ra. Ðiều này nói lên rằng Công đã bảo vệ chúng ta. Thường thường, khi tôi tập luyện, tôi không mấy chú trọng đến thời tiết. Bất cứ lúc nào tôi nghĩ về tập luyện, tôi sẽ tập luyện. Chừng nào có thì giờ, tôi sẽ tập luyện. Tôi cũng không sợ tiếng động ồn ào. Các phương pháp khác sợ âm thanh, vì khi quý vị rất là, rất là thanh tịnh và thình lình nghe một tiếng động lớn, quý vị sẽ có cảm giác như là Khí của toàn thân quý vị đang nổ tung ra, chạy loạn xạ và thoát ra ngoài cơ thể. Nhưng đừng lo, sự tu luyện của chúng ta sẽ không đi sai lệch. Dĩ nhiên, cố gắng hết sức để tìm một chỗ yên tĩnh để luyện tập.
V: Chúng tôi có phải tưởng đến hình ảnh của thầy không?
Ð: Không cần phải tưởng tượng như vậy. Khi thiên mục được mở, quý vị sẽ thấy Pháp Thân tôi ở cạnh quý vị.
V: Có đòi hỏi gì khi tập luyện năm bộ động tác này hay không? Có phải tập chúng chung nhau không? Chúng tôi có thể đếm thầm khi tập các động tác đòi hỏi lập lại chín lần không? Nó sẽ có phản ứng ngược hay không nếu chúng tôi lập lại hơn chín lần hay là nhớ vài động tác không được đúng cho lắm?
Ð: Quý vị có thể tập luyện bộ động tác nào trong năm bộ đó. Tôi nghĩ rằng tốt nhất là tập bộ thứ nhất trước khi làm các bộ khác vì bộ động tác thứ nhất khai mở toàn thân. Quý vị phải tập nó một lần. Sau khi cơ thể của quý vị khai mở đầy đủ, xong tiếp tục với các bộ động tác khác.
Ðiều đó sẽ có hiệu quả hơn. Tập càng nhiều nếu có thể được, tùy theo thì giờ rảnh rỗi của quý vị. Hay là quý vị có thể chọn một bộ động tác đặc biệt để luyện tập. Các động tác của bài thứ ba và bốn phải được lập lại tuần tự chín lần, và điều đã được ghi trong sách là quý vị được đếm thầm. Quý vị có thể trở về nhà và bảo con cái của quý vị đứng gần đó và đếm trong lúc quý vị tập luyện. Khi quý vị làm xong chín lần, quý vị sẽ không còn tìm thấy Khí cơ để tiếp tục lập lại nữa vì đó là cách mà những điều của tôi vận hành. Lúc ban đầu, quý vị cần phải nghĩ đến nó, nhưng khi quý vị đã quen rồi, quý vị sẽ ngừng lại một cách tự nhiên. Nếu quý vị nhớ trật vài động tác hoặc lập lại nhiều lần quá hay ít lần quá, hãy sửa lại và như vậy là tốt rồi.
V: Tại sao chấm dứt các động tác mà chưa phải là chấm dứt sự thực hành?
Ð: Pháp Luân xoay chuyển tự động. Nó tức khắc biết ngay lúc quý vị ngừng tập. Nó chứa đựng một năng lượng vĩ đại và có thể thâu lại những gì đã phát ra ngay tức khắc, hay hơn cách dùng ý của quý vị để thâu nó lại rất nhiều. Ðiều này không phải chấm dứt luyện Công; chỉ là thâu năng lượng lại. Các phương pháp tu luyện khác thật sự chấm dứt một khi xong các bài tập. Hệ thống của chúng ta đang tu luyện bất cứ lúc nào, ngay cả khi ngừng tập các động tác. Vì vậy, Công không bao giờ chấm dứt. Ngay cả nếu quý vị muốn Pháp Luân ngừng quay, quý vị sẽ không có thể làm được. Nếu tôi bàn về vấn đề này ở một trình độ thâm sâu hơn, quý vị sẽ không hiểu được. Nếu quý vị có thể làm cho nó ngừng quay, Tôi cũng sẽ phải ngừng lại. Quý vị sẽ có khả năng làm tôi ngừng lại không?
V: Chúng tôi có thể tập thế bắt ấn và chấp tay trước ngực như là bài tập đứng tịnh được không?
Ð: Bộ động tác đầu tiên "Phật Triển Thiên Thủ" không thể được tập luyện như là một bài tập đứng tịnh được. Khi quý vị sử dụng nhiều sức lực để kéo giãn ra, quý vị sẽ gặp nhiều vấn đề.
V: Có đòi hỏi phải giữ cho có một khoảng hở dưới nách hay không? Khi tập bộ động tác đầu tiên, tôi cảm thấy hai nách căng ra rất nhiều. Ðiều này nghĩa là gì?
Ð: Người này có bệnh phải không? Trong giai đoạn tiên khởi, khi cơ thể của quý vị đang được điều chỉnh, quý vị có thể nhận ra nhiều hiện tượng khác nhau. Quý vị sẽ có vài triệu chứng, nhưng nó không đến do sự tập luyện các động tác.
V: Những người không dự khoá học của Thầy có thể tập chung với các học viên khác ở ngoài công viên không?
Ð: Có. Bất kỳ học viên nào cũng có thể chỉ người khác cách thực hành. Khi học viên dạy cách thực hành cho những người khác, nó không giống như cách mà tôi đang dạy quý vị nơi đây. Tôi trực tiếp điều chỉnh cơ thể của quý vị. Nhưng cũng có những người nhận được Pháp Luân ngay lúc họ bắt đầu thực hành, vì Pháp Thân tôi đứng đằng sau mỗi học viên và trực tiếp lo những vấn đề này. Tất cả đều tùy theo duyên tiền định. Khi duyên phận một người cao, họ có thể nhận Pháp Luân ngay tại chỗ; nếu duyên phận của họ không đủ cao, qua sự tập luyện lâu dài, người đó có thể tự mình phát triển cơ chế xoay chuyển. Qua sự luyện tâp thêm nữa, quý vị có thể phát triển cơ chế xoay chuyển thành một Pháp Luân.
V: Các cử động tay trong bài tập tu tịnh "Thần Thông Gia Trì Pháp" có ý nghĩa như thế nào?
Ð: Ngôn ngữ của chúng ta không thể nào cắt nghĩa nó được. Mỗi động tác tiêu biểu một ý nghĩa rất phong phú. Một cách tổng quát, nó nói rằng: "Tôi sẽ bắt đầu luyện tập các động tác và tu luyện Phật Pháp. Tôi sẽ điều chỉnh cơ thể của tôi và nhập vào trạng thái tu luyện".
V: Khi đạt đến trạng thái "Nãi Bạch Thể" qua sự tu luyện, có thật là các lỗ chân lông đã được mở ra để tạo thành thân-thở hay không?
Ð: Tất cả mọi người hãy cảm nhận điều này, quý vị đã qua khỏi trình độ đó rồi. Vì để điều chỉnh cơ thể của quý vị đến trạng thái "Nãi Bạch Thể", tôi đã phải thuyết về Pháp hơn 10 tiếng đồng hồ, và không thể nào ít hơn được. Chúng tôi tức khắc đem quý vị đến một trình độ mà quý vị sẽ đạt được sau khi tập luyện các phương pháp tu luyện khác hàng chục năm hay lâu hơn nữa. Vì trình độ này chưa đòi hỏi các tiêu chuẩn về tâm tính, nó được thực hiện tùy theo khả năng của vị thầy. Trước khi ngay cả quý vị cảm nhận được nó, quý vị đã vượt khỏi trình độ này rồi. Có lẽ nó chỉ xảy ra khoảng vài giờ. Một ngày nào đó, quý vị cảm thấy rất nhạy cảm, nhưng một thời gian ngắn sau đó, quý vị sẽ không còn nhạy cảm dữ như vậy nữa. Thật ra, một trình độ chính yếu vừa được vượt qua. Tuy nhiên, quý vị sẽ ở lại trạng thái này trong một năm hay là hơn nữa nếu tu luyện theo các phương pháp khác. Những thứ đó thật ra ở một trình độ thấp hơn.
V: Nếu chúng tôi nghĩ về các động tác của Pháp Luân Công trong lúc lái xe buýt hay đang sắp hàng chờ đợi có được không?
Ð: Các bài tập của chúng ta không cần đến ý định, cũng không cần khoảng thời gian nhất định phải luyện tập hàng ngày. Ðiều không thể phủ nhận là quý vị tập càng lâu càng tốt. Khi quý vị không tập, nó sẽ luyện quý vị thay vào đó. Nhưng trong giai đoạn sơ khởi, tốt hơn là nên tập luyện nhiều hơn để gia tăng sức mạnh của nó. Ðiều xảy đến cho vài học viên là khi họ đi công tác trong vài tháng, họ không có thời giờ để luyện tập, nhưng điều đó cũng không có ảnh hưởng gì cả. Pháp Luân vẫn quay sau khi họ trở lại vì nó không bao giờ ngừng nghỉ. Chừng nào quý vị vẫn tự cho mình là người tu luyện trong tâm của quý vị và giữ tâm tính tốt đẹp, nó sẽ tiếp tục hoạt động. Nhưng có một điều, nếu quý vị không luyện tập và tự lẫn lộn với người thường, nó sẽ biến mất.
V: Có thể tập Pháp Luân Công và Mật Tông chung nhau không?
Ð: Mật Tông cũng sử dụng một Pháp Luân, nhưng nó không có thể được tập chung với phương pháp tu luyện của chúng ta. Nếu quý vị đã tu theo Mật Tông và Pháp Luân của nó đã được thành hình, quý vị có thể tiếp tục tu theo Mật Tông vì Mật Tông cũng là một chính pháp. Tuy nhiên, chúng không thể nào được tập luyện cùng lúc. Pháp Luân của Mật Tông tu theo đường mạch ở giữa và xoay chuyển theo chiều ngang. Pháp Luân của họ khác với cái của chúng ta, và có các man-tra trên Pháp Luân. Pháp Luân của chúng ta được gắn theo chiều dọc ở vùng bụng dưới với mặt phẳng hướng ra ngoài. Với một không gian hạn chế ở đan điền, một mình Pháp Luân của tôi bao phủ hết vùng này. Nếu gắn thêm một cái nữa, các thứ sẽ bị rối loạn.
V: Chúng tôi có thể tu luyện thêm các hệ thống tu luyện khác nữa cũng thuộc Phật Gia trong lúc tập luyện Pháp Luân Công được không? Chúng tôi có thể nghe các cuộn băng thâu âm niệm danh Quan Thế Âm Bồ Tát được không? Các Phật tử tu tại gia có thể tụng kinh sau khi học Pháp Luân Công không? Chúng tôi có thể tập thêm các bài thực hành khác cùng lúc không?
Ð: Tôi nghĩ là không được. Mỗi phương pháp có một đường lối tu luyện riêng. Quý vị phải tu luyện chỉ một đường lối mà thôi nếu quý vị muốn chân thật tu luyện chứ không chỉ để trị bệnh và giữ gìn sức khỏe. Ðây là một vấn đề nghiêm trọng. Tu luyện về cao tầng đòi hỏi người tu tiếp tục tu luyện trong một đường lối. Ðây là một sự thật tuyệt đối. Ngay cả các đường lối tu luyện của Phật Gia cũng không có thể được pha trộn. Sự tu luyện mà chúng tôi muốn đề cập tới, là sự tu luyện ở cao tầng và được lưu truyền từ nhiều, nhiều thời đại trong quá khứ. Chỉ dựa vào cảm giác của quý vị sẽ không thực hiện được. Nhìn từ không gian khác, tiến trình chuyển hóa thật là sâu sắc và phức tạp. Như là một dụng cụ chính xác, nếu quý vị lấy một bộ phận nào đó ra và thế một thứ khác vào, nó sẽ hư ngay lập tức. Sự tu luyện cũng như vậy; bất cứ gì cũng không được trộn lẫn với nó. Nó bắt buộc phải đi sai lệch ngay nếu quý vị pha trộn nó. Nó cũng tương tự như vậy đối với mọi đường lối tu luyện. Nếu quý vị muốn tu luyện, quý vị phải tập trung vào chỉ một đường lối mà thôi. Quý vị không thể nào tu luyện được nếu quý vị không làm như vậy. Câu châm ngôn "gom góp thứ tốt nhất của mọi đường lối tu luyện", chỉ áp dụng cho trình độ chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe mà thôi. Nó sẽ không đưa quý vị lên cao tầng.
V: Chúng tôi có gây trở ngại cho nhau không nếu tập chung với những người đang tu luyện theo những đường lối khác?
Ð: Không kể người đó tập theo đường lối nào, từ Đạo gia, luyện thần thông hay là Phật Gia, miễn là chính pháp, nó không có ảnh hưởng gì đến chúng ta cả. Quý vị cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến họ. Nó có tác dụng tốt cho người đó nếu họ tập gần quý vị. Vì Pháp Luân là một linh thể và không có luyện Ðan, nó sẽ tự động giúp đỡ.
V: Chúng tôi có thể yêu cầu các thầy khí công khác điều chỉnh cơ thể của chúng tôi không? Nó sẽ có ảnh hưởng gì không nếu chúng tôi đi nghe các buổi thuyết trình của các thầy khí công khác?
Ð: Tôi tin rằng sau khóa học này, quý vị sẽ cảm nhận được cơ thể của quý vị đã tiến đến trình độ nào. Sau một thời gian, cơ thể của quý vị không được phép bị bệnh nữa. Khi các vấn đề đến trở lại, họ có thể cảm thấy như đang bị cảm lạnh hay bị đau bụng, nhưng thật ra đó không phải là cùng chứng bệnh như trước kia nữa. Thay vì vậy, đó là các khổ nạn và thử thách. Nếu quý vị tìm kiếm sự chữa trị từ các thầy khí công khác, điều đó có nghĩa là quý vị không hiểu hay không tin những điều tôi nói. Với tinh thần tìm kiếm, quý vị sẽ thu hút các ma lực, mà sẽ cản trở sự tu luyện của quý vị. Nếu công lực của các thầy khí công khác đến từ nhập thể (phụ thể), cuối cùng quý vị có thể thu hút những nhập thể đó. Việc nghe các buổi thuyết trình cũng có kết quả tương tự như vậy, phải chăng "muốn nghe" có nghĩa là quý vị đang theo đuổi điều gì? Quý vị phải tự mình hiểu thấu vấn đề này. Ðây là một giải pháp liên quan đến Tâm tính. Tôi sẽ không giải quyết nó. Nếu họ nói về các nguyên lý ở trình độ rất cao hay là các vấn đề về Tâm tính, nó có thể tạm chấp nhận được. Quý vị đã dự khóa học của tôi, và cơ thể của quý vị đã được điều chỉnh bằng các nỗ lực lớn lao. Thoạt tiên, các tin tức thu thập từ các cách tu luyện khác đã trộn lẫn trong cơ thể của quý vị, làm cho nó xáo trộn. Bây giờ tất cả đều đã được điều chỉnh đến trạng thái tốt nhất bằng cách loại bỏ những thứ xấu đi và chỉ giữ lại những thứ tốt. Dĩ nhiên, tôi không phản đối quý vị học các phương pháp tu luyện khác. Nếu quý vị cảm thấy Pháp Luân Công không tốt, quý vị có thể học các phương pháp khác. Nhưng tôi tin rằng nếu quý vị học nhiều thứ quá, điều đó cũng không tốt cho quý vị lắm. Quý vị đã tu luyện theo Ðại Pháp và Pháp Thân tôi đang ở cạnh quý vị. Quý vị đã đạt được những thứ ở cao tầng và bây giờ quý vị lại muốn trở lộn lại và tìm kiếm lần nữa sao!
V: Chúng tôi có thể học các phương pháp thực hành khác trong lúc đang tập luyện Pháp Luân Công không, chẳng hạn như đấm bóp, võ tự vệ, Ðơn-Chỉ Thiền, Thái Cực Quyền, v..v? Nếu chúng tôi không tập những môn đó mà chỉ đọc các sách vở nói về nó thôi, việc đó có ảnh hưởng gì không?
Ð: Nghiên cứu về đấm bóp và võ tự vệ thì không sao, nhưng khi sự hung bạo đến với quý vị, quý vị sẽ cảm thấy không thoải mái. Ðơn Chỉ Thiền và Thái Cực Quyền được sắp vào loại khí công. Nếu quý vị tập những thứ này, quý vị sẽ thêm những điều đó vào, làm cho các chất liệu của tôi ở trong cơ thể của quý vị không còn tinh khiết nữa. Nếu quý vị đọc sách nói về Tâm tính, điều này thì được. Nhưng một số tác giả đi đến kết luận hấp tấp quá ngay trước khi họ tự tìm hiểu rõ ràng. Ðiều đó sẽ làm rối loạn tư tưởng của quý vị.
V: Khi thực hành "Ôm Pháp Luân Trước Ðầu", hai tay của tôi đụng nhau nhiều lần. Ðiều này có đúng không?
Ð: Không nên để hai tay đụng vào nhau. Chúng tôi đòi hỏi quý vị phải giữ một khoảng cách nhỏ. Nếu hai tay đụng vào nhau, năng lượng trên hai tay sẽ trở về cơ thể.
V: Khi đang tập bộ động tác thứ nhì, nếu chúng tôi không thể giữ yên hai cách tay thêm nữa, chúng tôi có thể để chúng xuống và sau đó tiếp tục tập luyện được không?
Ð: Sự tu luyện rất là khổ cực. Nó không có hiệu quả nếu vừa lúc quý vị cảm thấy đau đớn, quý vị lập tức buông tay xuống. Sự hướng dẫn là: Càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, quý vị phải theo sát với khả năng của chính mình.
V: Tại sao phải để chân trái dưới chân phải cho người nữ trong tư thế ngồi kiết già?
Ð: Vì sự tu luyện của chúng ta chú trọng đến một yếu tố chính yếu. Cơ thể của người nữ thì khác với cơ thể của người nam, vì vậy nó phải hợp với cấu trúc của người nữ nếu người đó muốn sử dụng bản thể thật của họ để chuyển hóa cho chính mình. Ðối với người nữ, thường là chân trái chống đỡ cho chân mặt, thuận theo hoàn cảnh của chính họ. Người nam thì ngược lại. Bản chất chính yếu thì khác nhau.
V: Nghe băng nhạc hay tụng niệm có được chấp nhận trong lúc tập luyện không?
Ð: Nếu nhạc thoát thai từ Phật Gia thì quý vị có thể nghe được. Nhưng sự tu luyện theo ý nghĩa thật sự của nó đòi hỏi không có âm nhạc vì nó đòi hỏi khả năng đi vào tịnh. Nghe nhạc là một nỗ lực nhằm để thay thế nhiều ý nghĩ bằng một ý.
V: Khi tập bài "Quán Thông Lưỡng Cực", chúng tôi phải thả lỏng hay là dùng sức?
Ð: Quán Thông Lưỡng Cực đòi hỏi phải đứng tự nhiên và thư giãn, không giống như bộ động tác thứ nhất. Tất cả các phần còn lại đòi hỏi quý vị phải thả lỏng tức là khác hẳn với bộ động tác thứ nhất.
3. Tu luyện tâm tính
V: Tôi muốn đạt đến tiêu chuẩn căn bản "Chân-Thiện-Nhẫn". Nhưng hôm qua tôi mơ thấy tôi đang cãi nhau rất dữ dội với người nào đó, tôi muốn nhịn nhục nhưng bị thất bại. Ðiều đó có giúp tôi để cải thiện tâm tính của tôi không?
Ð: Chắc chắn là như vậy. Tôi đã cắt nghĩa cho quý vị biết giấc mơ là gì. Quý vị phải tự mình suy nghĩ về điều đó. Những điều giúp để nâng cao tâm tính thường đến thình lình và không ngờ trước được. Nó không đợi cho quý vị chuẩn bị tâm lý để tiếp đón nó. Ðể phán xét nếu một người tốt hay xấu, quý vị chỉ có thể thử thách họ trong lúc họ chưa chuẩn bị tâm lý mà thôi.
V: Chữ "Nhẫn" trong "Chân-Thiện-Nhẫn"của Pháp Luân Công phải chăng có nghĩa là chúng ta phải tha thứ tất cả, không kể là điều đó đúng hay sai?
Ð: "Nhẫn" mà tôi đề cập tới liên hệ đến việc cải tiến tâm tính trên địa hạt tư lợi cá nhân và mọi điều ràng buộc mà quý vị không muốn buông bỏ chúng. Thật ra, "Nhẫn" không phải là điều xấu, ngay cả cho người thường. Hãy để tôi kể cho quý vị một câu chuyện. Hàn Tín đã là một vị thống soái rất thích luyện võ từ khi còn bé. Thời đó, người nào học võ cũng thích đeo gươm bên mình. Khi Hàn Tín đang đi ngoài đường, một đứa du côn tới gần và thách thức ông ta: "Mày mang thanh kiếm để làm gì đó? Dám giết người không? Nếu mày dám thì hãy giết tao trước đi." Vừa đi hắn ta vừa ngửa cổ ra. Hắn nói, "Nếu mày không dám giết tao thì hãy chui dưới háng tao!" Hàn Tín đã chui dưới háng đứa đó. Ông ta quả có một khả năng tuyệt vời về "Nhẫn". Một số người xem Nhẫn như là một sự hèn yếu và xem như thể là người ta rất dễ dàng bị khuất phục. Sự thật là người chịu nhẫn nhịn có một ý chí rất mạnh. Còn về vấn đề đúng hay sai, quý vị phải nhìn để thấy nếu nó thật sự thuận theo nguyên lý của vũ trụ. Quý vị có thể nghĩ rằng quý vị không có lỗi trong một chuyện rủi ro đặc biệt nào đó và nghĩ rằng người kia chọc tức quý vị. Thật ra, quý vị không thật sự biết tại sao như vậy. Quý vị sẽ nói rằng "Tôi biết. Ðiều đó rất hiển nhiên." Ðiều mà tôi nói đây là một nguyên lý khác, mà không có thể được nhìn thấy từ cõi không gian vật chất này. Ðể nói giỡn chơi, có lẽ quý vị thiếu nợ những người đó từ tiền kiếp. Làm sao quý vị có thể phán xét điều đó đúng hay sai? Chúng ta phải nhịn nhục. Làm sao chúng ta có thể chọc giận và khiêu khích người khác trước và nhịn nhục sau đó được? Ðối với những người thật sự làm cho quý vị tức giận, quý vị không những phải nhịn nhục, mà còn phải tỏ ra cám ơn họ nữa. Nếu họ mắng chửi quý vị và rồi than phiền quý vị trước mặt thầy giáo, kết tội quý vị đã chửi mắng họ, quý vị phải nói cám ơn họ trong tâm của quý vị. Quý vị nói rằng "Quý vị không muốn trở thành nhân vật điên khùng?" Ðó là ý kiến của quý vị. Trong sự rủi ro này, nếu quý vị không đối xử giống như cách người kia làm, thì quý vị đã nâng cao tâm tính của mình. Họ thắng lợi trong không gian vật chất này, nhưng họ cho quý vị những thứ trong cõi không gian khác, đúng vậy không? Trình độ tâm tính của quý vị được nâng cao và chất đen cũng được chuyển hóa. Quý vị gặt hái kết quả từ ba hướng. Vậy tại sao không cám ơn họ? Thật không dễ gì hiểu thấu từ quan điểm của người thường, nhưng tôi không thuyết giảng cho người thường. Tôi thuyết giảng cho người tu.
V: Người chưa bị nhập thân (phụ thể) có thể nâng cao tâm tính của mình và tránh bị nhập. Còn nếu đã bị nhập thì sao? Làm sao người đó có thể đuổi nó ra được?
Ð: Một tâm chân chính sẽ xua đuổi trăm điều tà. Quý vị nhận lãnh Ðại Pháp hôm nay. Kể từ bây giờ, ngay cả nhập thể mang lợi lộc đến cho quý vị, quý vị không được nhận nó. Khi nó mang tiền của, danh tiếng và tư lợi đến cho quý vị, quý vị cảm thấy sung sướng trong tâm, và nghĩ rằng "Thấy khả năng của tôi chưa!" và quý vị bắt đầu phô trương trước mọi người. Khi quý vị cảm thấy bất an, quý vị không muốn chịu đựng và lo tìm thầy chạy chữa.Vậy thì quý vị sẽ cư xử thế nào khi nó cứ tiếp tục cho quý vị những điều tốt đẹp? Chúng tôi không thể lo lắng cho quý vị được vì quý vị đã nhận mọi quyền lợi mà nó ban cho quý vị. Ðiều đó không thể chấp nhận được nếu quý vị chỉ muốn hưởng thụ những điều tốt lành. Chỉ khi nào quý vị không muốn nó, ngay cả những thứ tốt lành mà nó mang đến cho quý vị, và tiếp tục tu luyện theo phương pháp mà thầy đã dạy, và khi quý vị trở nên chân chính và tâm ý được vững chắc rồi, lúc đó nó sẽ sợ quý vị. Nếu quý vị tiếp tục chối bỏ nó khi nó cố gắng cho quý vị vài điều lợi lộc, lúc đó là thời điểm nó sẽ rời bỏ quý vị. Nếu nó ở lại, nó sẽ làm một điều sai trái. Ðến lúc đó, tôi có thể đối phó với nó. Nó sẽ biến mất với một cái vẫy tay của tôi. Nhưng nó sẽ không hiệu nghiệm nếu quý vị muốn những lợi lộc nó mang đến cho quý vị.
V: Người ta sẽ mang nhập thể không, khi tập luyện ngoài công viên?
Ð: Tôi cắt nghĩa cho quý vị nhiều lần rồi. Chúng ta tu luyện chính pháp. Nếu tâm của quý vị ngay thẳng, tất cả mọi điều quỷ quái sẽ bị hủy diệt. Trong sự tu luyện chính pháp, tâm rất tinh khiết và chính trực, vì vậy không thứ gì đến gần quý vị được. Pháp Luân là điều không thể tưởng tượng nổi. Không chỉ những điều quỷ quái không thể tự bám vào quý vị, chúng nó rất sợ Pháp Luân khi chúng nó đến gần quý vị. Nếu quý vị không tin, quý vị có thể tập luyện ở những nơi khác. Tất cả chúng nó đều sợ quý vị. Nếu tôi nói cho quý vị biết số nhập thể, quý vị sẽ lo sợ ngay. Rất nhiều người bị nhập. Sau khi họ đạt được mục đích chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe, họ tiếp tục tu luyện. Quý vị muốn gì? Khi tâm quý vị không ngay thẳng, các vấn đề này sẽ xảy ra. Tuy vậy, không thể trách những người này vì họ không hiểu các nguyên lý. Một trong những mục đích của tôi xuất hiên trước công chúng là sửa lại những điều sai trái này cho quý vị.
V: Những công năng gì sẽ được phát triển trong tương lai?
Ð: Tôi không muốn đề cập đến vấn đề này. Vì mỗi cá nhân có một bộ các điều kiện cá biệt, nó rất khó mà nói được. Các công năng khác nhau sẽ được phát triển ở các trình độ khác nhau. Yếu tố chính yếu là trình độ tâm tính của quý vị ở mỗi cấp. Nếu các sự ràng buộc đã được buông bỏ trong chiều hướng nào đó, thì một công năng sẽ được phát triển trong chiều hướng đó. Tuy vậy, công năng phải ở giai đoạn ban đầu và sẽ không thật mạnh mẽ. Khi tâm tính của quý vị không đạt đến trình độ cao lắm thì rất khó có được các công năng. Tuy nhiên, trong lớp học của chúng ta vài cá nhân có căn cơ tương đối tốt. Họ đã phát triển khả năng đi bộ mà không bị mưa làm ướt. Một số người khác cũng phát triển được khả năng di chuyển đồ vật bằng ý.
V: Có phải sự tu luyện tâm tính hay là sự buông bỏ mọi ràng buộc liên quan đến chữ không của Phật Gia và chữ vô của Đạo Gia.
Ð: Tâm tính hay Ðức mà chúng tôi bàn nơi đây không có nằm trong hư không của Phật Gia hay là vô vi của Đạo Gia. Ngược lại, hư không của Phật Gia và vô vi của Đạo Gia nằm trong tâm tính của chúng ta.
V: Ông Phật sẽ ở mãi trình độ Phật đó phải không?
Ð: Sau khi quý vị đạt giác ngộ qua sự tu luyện rồi quý vị là người giác ngộ, nói khác đi, là người ở cao tầng. Nhưng cũng không bảo đảm là quý vị không bao giờ làm điều sai trái. Dĩ nhiên, thông thường thì quý vị không phạm lỗi lầm gì ở cấp đó vì quý vị đã nhìn thấy chân lý. Nhưng nếu quý vị có tư cách kém cỏi, quý vị sẽ bị xuống cấp không trừ một ai. Nếu quý vị làm điều tốt, quý vị sẽ ở đó vĩnh viễn.
V: Cái gì xác định một người có đại căn cơ?
Ð: Ðại căn cơ được xác định bởi vài yếu tố như sau: 1. Có căn cơ tốt. 2. Có bản chất giác ngộ vượt bậc. 3. Khả năng nhịn nhục hoàn hảo. 4. Có rất ít ràng buộc và cũng xem nhẹ các vấn đề trong thế gian này. Ðây là những người đại căn cơ và rất khó mà tìm thấy một người như vậy.
V: Những người không có căn cơ tốt có thể phát triển Công hay không nếu họ tập luyện Pháp Luân Công?
Ð: Những người không có căn cơ tốt cũng có thể phát triển Công được vì mọi người đều mang theo một số lượng Ðức. Nó không có thể được nếu không có Ðức. Và không có ai như vậy cả. Nếu quý vị không có mang theo chất trắng trên mình, quý vị vẫn còn chất đen. Qua sự tu luyện, chất đen được chuyển hóa thành chất trắng, mà đó là một giai đoạn thêm nữa. Khi quý vị bị khổ đau trong lúc tu luyện, nâng cao tâm tính và hy sinh, quý vị đã phát triển Công. Tu luyện là điều kiện tiên quyết. Pháp thân của thầy sẽ chuyển hóa nó thành ra Công.
V: Khi một người được sinh ra, trọn cuộc đời của họ đã được sắp đặt rồi. Chăm chỉ làm việc có thay đổi nó không?
Ð: Dĩ nhiên là có. Sự làm việc chăm chỉ là điều cũng đã được sắp đặt trước, vì vậy quý vị không có thể giúp ích gì nếu chỉ làm việc chăm chỉ. Quý vị chỉ là một người thường. Tuy nhiên, những điều trong phạm vi rộng lớn không thể được thay đổi.
V: Khi thiên mục chưa được mở, làm thế nào để phân biệt được nếu những tin tức nhận được là tốt hay xấu?
Ð: Rất khó nếu quý vị làm một mình. Trong suốt tiến trình tu luyện của quý vị xảy ra nhiều vấn đề để thử thách tâm tính của quý vị. Pháp Thân của tôi nới rộng sự bảo vệ để ngăn ngừa cho mạng sống của quý vị không bị nguy hiểm. Tuy nhiên, nó không có thể lo liệu vài vấn đề cần quý vị phải tự mình vượt qua, giải quyết hay hiểu rõ. Ðôi lúc khi các tin tức quỷ quái đến, chúng nó có thể cho quý vị các số lô-tô, nhưng những số này có thể đúng hay sai. Hoặc là nó có thể cho quý vị biết những điều khác nữa. Tất cả đều tùy nơi quý vị. Khi tâm quý vị ngay thẳng, những điều quỷ quái đó không thể xâm nhập được. Chừng nào quý vị vẫn còn gìn giữ tâm tính của mình cho tốt thì sẽ không có vấn đề gì hết.
V: Chúng tôi có thể tập luyện khi tâm lý bị xáo trộn hay không?
Ð: Khi quý vị không vui, rất khó để ngồi xuống và tịnh được. Quý vị sẽ có nhiều ý nghĩ xấu nhảy múa trong đầu. Tin tức ngoại lai có trong sự tu luyện. Khi ý nghĩ xấu trong đầu, những thứ đó sẽ xâm nhập vào sự tu luyện của quý vị, biến nó thành sự tu luyện có chủ đích đi vào đường tà. Các bài tập mà quý vị thực hành có thể được dạy bởi Nghiêm Tân, hay thầy nào khác, hay bởi một vị Phật sống Mật Tông. Nhưng nếu quý vị không có theo sự đòi hỏi gắt gao của họ về tâm tính, thì những gì quý vị thực hành không phải là đường lối tu luyện của họ ngay cả họ là người chỉ dạy cho quý vị. Tất cả chúng ta hãy suy nghĩ điều đó, nếu quý vị đang đứng tập và cảm thấy rất mệt mỏi, nhưng đầu óc của quý vị vẫn còn đang rất hoạt động, và nghĩ rằng "Tại sao người nào đó trong hãng của tôi bần tiện quá? Tại sao họ méc tôi? Tôi phải làm gì để được tăng lương? Vật giá leo thang. Tôi phải đi mua sắm nhiều hơn nữa. " Vậy thì có phải quý vị đang tu luyện với ý tà trong vô thức mà không biết? Vì vậy, nếu tinh thần quý vị đang xuống dốc, tốt nhất là đừng tập luyện.
V: Tiêu chuẩn gì để đạt được "Tâm tính thật cao"?
Ð: Tâm tính do sự tu luyện và không có tiêu chuẩn định sẵn. Tất cả được chừa lại cho quý vị tìm hiểu. Nếu quý vị nài nỉ rằng có các tiêu chuẩn cho tâm tính, thì đó là khi quý vị gặp phải tai nạn rủi ro gì, quý vị phải cố gắng nghĩ, "Nếu một người giác ngộ đương đầu với hoàn cảnh này, thì vị đó sẽ làm gì?" Dĩ nhiên những người gương mẫu là những người xuất sắc nhưng họ vẫn là mẫu mực cho người thường.
V: Chúng ta không được giữ thái độ nghi ngờ đối với các buổi nói chuyện hay diễn thuyết của các thầy khí công khác. Nhưng nếu chúng ta gặp phải loại người dởm chuyên gạt tiền người ta, chúng ta phải làm gì?
Ð: Không có trường hợp như vậy. Trước nhất quý vị phải nhìn những gì họ thảo luận, xong tự mình xét đoán xem nó có gạt người không. Ðể xét xem một thầy khí công có lường gạt hay không, quý vị phải nhìn tâm tính của họ. Công luôn luôn cao bằng tâm tính.
V: Làm sao tiêu trừ được nghiệp hay như trong Phật giáo gọi là nghiệp báo?
Ð: Tu luyện tự nó là một hình thức giải trừ nghiệp lực. Cách tốt nhất là nâng cao tâm tính của quý vị, để có thể chuyển hoá chất đen thành chất trắng, tức là chất Ðức. Kế đó Ðức được chuyển hoá thành Công.
V: Có giới luật nào cấm chúng ta không được làm một số điều nếu chúng ta luyện Công không?
Ð: Chúng ta không bị gò bó bởi phần lớn những điều cấm kỵ trong Phật giáo, nhưng chúng ta có một nhãn quang khác. Chúng ta không phải là tăng hay ni. Chúng ta sống giữa người thường, vì vậy, nó khác hẳn. Nếu quý vị xem nhẹ bất cứ điều gì, điều đó cũng đủ rồi. Chắc chắn là khi công năng của quý vị tiếp tục phát triển, và khi nó đạt đến một trình độ rất cao, những đòi hỏi về tâm tính của quý vị cũng sẽ rất là cao.
4. Thiên mục (mắt thứ ba)
V: Khi Thầy đang thuyết pháp, tôi thấy một vừng hào quang vàng sáng chói khoảng 3 bộ trên đầu Thầy, và có nhiều vừng hào quang vàng sáng chói khác lớn bằng đầu người ở phía sau lưng.
Ð: Thiên mục của người này đã đạt đến một trình độ khá cao.
V: Tôi thấy hào quang vàng pha lẫn với rượu phun ra từ các đệ tử của Thầy khi họ đang trị bệnh cho những người khác.
Ð: Tôi cho rằng người này đã tu luyện khá cao. Anh ta đã có thể thấy được những công năng phát ra.
V: Nếu thiên mục của trẻ em được mở thì có ảnh hưởng gì cho nó? Sự khai mở Thiên mục có phóng thích năng lượng hay không?
Ð: Rất dễ để mở Thiên mục cho trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu các em nhỏ không tập luyện, sự khai mở Thiên mục có hậu quả làm cho năng lượng bị thất thoát đi. Nhưng người nào đó trong gia đình phải tập luyện. Tốt nhất là bảo em ấy nhìn qua Thiên mục của nó mỗi ngày một lần, để phòng ngừa nó bị đóng lại cũng như phòng ngừa năng lượng bị thất thoát nhiều quá. Ðiều tốt nhất cho trẻ em là chúng nó tự tập luyện. Nếu chúng nó sử dụng Thiên mục càng nhiều, năng lượng bị hao càng nhiều. Ðiều ảnh hưởng đến không phải là cơ thể của các em nhưng là những thứ rất căn bản. Nhưng nếu được để ý kỹ, nó sẽ không có ảnh hưởng gì hết. Ðiều mà tôi vừa đề cập liên quan đến các em nhỏ, không phải là người lớn. Một số người có Thiên mục mở rộng và họ không sợ bị mất năng lượng, nhưng họ không thể thấy những cảnh ngộ ở cấp thật là cao. Một số người cũng có thể thấy ở cấp rất cao. Khi họ nhìn thấy, một Pháp Thân hay là các vị thầy khác cung cấp năng lượng cho họ. Ðiều đó không thành vấn đề.
V: Tôi thấy chói vàng trên thân Thầy cũng như trên bóng của Thầy, nhưng nó biến mất trong nháy mắt. Ðiều đó là gì?
Ð: Ðó là Pháp Thân của tôi. Tôi thuyết pháp, và tôi có cột trụ công trên đầu, mà đó là trạng thái của trình độ tôi đang có. Nó biến mất trong chớp nhoáng vì quý vị không biết cách sử dụng Thiên mục. Quý vị sử dụng mắt thịt của quý vị.
V: Chúng tôi áp dụng công năng như thế nào?
Ð: Tôi nghĩ có vấn đề nếu áp dụng công năng trong khoa học quân sự hay là kỹ thuật cao cấp hay là tình báo. Vũ trụ của chúng ta có tánh chất riêng của nó. Nếu thuận theo bản chất này thì tốt; nếu không mọi chuyện sẽ không suông sẻ. Mặc dầu được đòi hỏi để làm điều tốt, người ta có lẽ không thể đạt được những điều cao siêu. Họ có lẽ chỉ có thể cảm giác hay cảm nhận điều đó. Nó không làm hại nhiều cho sự phát triển của xã hội người thường nếu người ta chỉ sử dụng các công năng nho nhỏ. Nếu người đó muốn thay đổi điều gì, họ phải làm cho những điều đó xảy ra trong một phạm vi rộng lớn.
Về việc người đó được yêu cầu để làm điều đó hay không, những điều người đó nói không tính vì sự phát triển của xã hội không thuận theo ý muốn của con người. Người đó có thể muốn đạt được những điều gì đó, nhưng quyết định tối hậu tùy thuộc vào anh ta.
V: Hồn của một người ra vào xác thân như thế nào?
Ð: Hồn mà chúng tôi nói thông thường thoát ra khỏi bản thể từ đỉnh đầu. Dĩ nhiên nó không chỉ giới hạn theo lối đó. Người ta có thể xuất ra từ bất cứ điểm nào, không như các trường phái khác nhấn mạnh rằng người ta phải thoát ra từ đỉnh đầu. Người ta có thể xuất ra từ bất cứ chỗ nào. Và khi trở về bản thể cũng giống như vậy.
V: Có một ánh sáng đỏ ở vùng Thiên mục với một lỗ màu đen ở giữa. Nó nở ra mau chóng. Có phải là Thiên mục đang mở không? Ðôi khi nó kèm theo sao sẹt và sét chớp.
Ð: Khi quý vị thấy sao sẹt, Thiên mục gần được mở. Khi quý vị thấy sét chớp, nó gần như được mở hoàn toàn.
V: Tôi thấy hào quang màu đỏ, xanh trên đầu và thân của Thầy. Nhưng khi tôi nhắm mắt lại, tôi không thấy gì hết. Ðó có phải là tôi sử dụng mắt phụ hay không?
Ð: Không phải là quý vị sử dụng mắt phụ. Chỉ là quý vị không biết cách nhìn với hai mắt nhắm lại, nên quý vị chỉ có thể thấy khi mở mắt thôi. Thông thường người ta không biết làm thế nào để sử dụng Thiên mục đã mở của họ. Ðôi khi họ thấy được tình cờ như vậy với mắt mở. Nhưng khi quý vị muốn nhìn rõ hơn nữa, thật ra quý vị bắt đầu sử dụng mắt phàm rồi; vì lý do đó, cảnh vật biến mất trở lại. Khi quý vị không để ý tới, quý vị thấy nó trở lại.
V: Con gái tôi thấy vài vòng tròn trên trời, nhưng nó không thể cắt nghĩa rõ ràng được. Chúng tôi đã yêu cầu nó nhìn vào dấu hiệu Pháp Luân, và nó nói rằng nó thấy như vậy đó. Thiên mục của nó có thật sự mở chưa?
Ð: Trẻ em dưới 6 tuổi có thể được mở Thiên mục khi nhìn sơ qua dấu hiệu Pháp Luân của chúng ta. Tuy vậy, quý vị không nên làm như vậy. Trẻ em có thể thấy điều đó.
V: Tôi không biết làm thế nào để sử dụng Thiên mục đã mở. Xin Thầy cắt nghĩa dùm?
Ð: Khi Thiên mục mở hoàn toàn, người ta sẽ biết làm sao để sử dụng nó ngay cả trước kia họ không biết. Khi nó rất chói sáng và dễ sử dụng, người ta sẽ biết làm sao để sử dụng nó ngay cả lúc trước họ không biết. Nhìn bằng Thiên mục xảy ra một cách không cố ý. Khi quý vị muốn nhìn gần hơn nữa, quý vị vô tình đổi qua mắt phàm và sử dụng thần kinh thị giác. Cho nên, quý vị không có thể thấy nó thêm được nữa.
V: Khi Thiên mục mở, chúng tôi có thấy được toàn thể vũ trụ không?
Ð: Có nhiều trình độ khi Thiên mục mở. Nói khác đi, quý vị thấy được bao nhiêu chân lý tùy theo trình độ của quý vị. Sự khai mở Thiên mục không có nghĩa là quý vị sẽ có khả năng thấy được tất cả mọi điều trong vũ trụ. Tuy vậy, quý vị sẽ dần dần cải tiến trình độ của quý vị qua sự tu luyện thêm nữa cho đến khi quý vị đạt đến giác ngộ. Rồi thì quý vị sẽ có thể thấy nhiều trình độ hơn. Nhưng ngay cả đến lúc đó, nó cũng không bảo đảm là những gì quý vị thấy là chân lý của toàn vũ trụ. Vì khi Ðức Phật Thích Ca đang truyền pháp trong lúc ngài còn sống, ngài cũng đã tự thăng tiến không ngừng nghỉ; mỗi khi ngài đạt đến một trình độ mới, ngài khám phá ra rằng những gì ngài thuyết giảng trước kia không cố định, và nó thay đổi nữa ở một cấp cao hơn. Ðó là lý do tại sao cuối cùng ngài nói rằng: "Pháp vô định pháp". Có một nguyên lý cho mỗi trình độ. Ngay cả ngài cũng không có thể nhìn thấu chân lý của toàn vũ trụ. Theo lý luận của người thường, nó trở thành không thể tưởng tượng nổi rằng người nào đó trong thế giới này có thể tu đến trình độ của một vị Chân Phật vì họ chỉ biết tới trình độ Chân Phật thôi. Họ không biết rằng còn nhiều trình độ cao hơn đó nữa, nên họ không có thể nào hiểu được hay chấp nhận những gì với bản chất cao hơn. Chân Phật chỉ là một cấp nhỏ trong Phật Pháp. Ðây là điều liên quan đến câu: "Ðại Pháp vô biên".
V: Những gì chúng tôi thấy trên bản thể của Thầy có thật sự hiện hữu không?
Ð: Dĩ nhiên chúng nó thật sự có. Tất cả không gian được cấu tạo bởi vật chất. Chỉ là cấu trúc của nó khác với cấu trúc của chúng ta.
V: Các giấc mơ của tôi về tương lai thường trở thành sự thật.
Ð: Ðây là công năng về tiên đoán mà chúng tôi đã đề cập tới. Thật ra đó là cấp thấp của Túc Mệnh Thông. Công mà chúng ta tu luyện xảy ra ở một không gian khác mà không có khái niệm về thời gian. Nó vẫn giữ nguyên như vậy không kể là cách bao xa; không có chút khái niệm nào về khoảng cách cả.
V: Tại sao các giống dân nhiều màu, bầu trời và rất nhiều hình ảnh xuất hiện trong lúc tập luyện?
Ð: Thiên mục của quý vị đã mở, và những gì quý vị thấy được thuộc về một không gian khác. Không gian đó có nhiều tầng lớp, do đó có thể quý vị đã thấy một trong những trình độ ở đó. Nó rất là đẹp.
V: Tôi nghe một tiếng nổ rất lớn trong lúc đang tập luyện, và cảm thấy như cơ thể của tôi bị nổ tung ra vậy đó. Bỗng nhiên, tôi hiểu được rất nhiều thứ. Tại sao vậy?
Ð: Nó dễ dàng hơn cho những ai trải qua kinh nghiệm này, đó là tiến trình của một phần cơ thể đang nổ tung và mở hết ra. Quý vị đạt đến giác ngộ dưới hình thức nào đó. Ðiều này được xếp vào loại từ từ ngộ. Khi quý vị hoàn tất một trình độ tu luyện nào đó, một phần của nó sẽ được nổ tung và mở ra. Ðiều này rất là bình thường.
V: Nhiều lúc, tôi cảm thấy như mình không thể nào nhúc nhích được. Tại sao vậy?
Ð: Trong giai đoạn đầu của sự tu luyện, quý vị có thể cảm thấy thình lình quý vị không thể chuyển động bàn tay hay phần đặc biệt nào đó của cơ thể được. Tại sao có điều đó? Vì quý vị đã đạt được công năng về Ðịnh Công. Ðây là một trong số các khả năng hiển nhiên của quý vị và nó rất là mạnh mẽ. Khi một người phạm phải lỗi lầm nào đó và muốn bỏ chạy, quý vị có thể hô lên: "Ðịnh" và người đó sẽ bị đứng yên không nhúc nhích ngay lập tức.
V: Khi nào chúng tôi có thể trị bệnh cho những người khác? Tôi vẫn thường trị bệnh cho người ta với một số kết quả. Sau khi tôi học Pháp Luân Công, nếu người ta đến nhờ tôi trị bệnh, tôi có thể trị cho họ không?
Ð: Tôi nghĩ rằng đối với những người trong lớp học này, không kể là quý vị đã thực hành môn gì, bao lâu quý vị đã hành nó hay là quý vị đã đạt đến trình độ có thể trị bệnh được hay chưa, ở trình độ thấp này tôi không muốn quý vị đi trị bệnh cho người ta vì quý vị không có biết quý vị đang ở trong tình trạng nào. Quý vị có thể chữa bệnh cho người khác. Nó có thể là vì quý vị có một tâm chân chính muốn giúp người khác. Cũng có thể là một vị thầy qua đường muốn phụ quý vị một tay vì quý vị đang làm điều tốt. Mặc dầu sự thật là năng lượng mà quý vị phát triển được qua sự tu luyện giúp cho quý vị làm một số chuyện, nó không có thể bảo vệ cho quý vị. Khi quý vị trị bệnh, quý vị ở trong cùng một vùng ảnh hưởng với người bệnh. Trải qua một thời gian, Khí đen sẽ làm cho quý vị bệnh còn hơn cả bệnh nhân kia nữa. Nếu quý vị hỏi bệnh nhân: "Ông bình phục chưa?" Họ sẽ trả lời rằng: "Hơi đỡ một chút." Cách trị bệnh gì đó? Vài vị thầy khí công nói rằng: "Trở lại ngày mai và thêm ngày mốt nữa. Tôi sẽ chữa trị cho ông thêm vài lần nữa." Họ cũng trị theo "chu kỳ". Có phải là thất vọng hay không? Nó sẽ là tuyệt vời nếu quý vị có thể hoãn sự trị bệnh lại cho đến khi quý vị đạt được trình độ cao hơn. Bất cứ người nào quý vị trị bệnh sẽ bình phục. Quý vị sẽ cảm thấy tốt đẹp dường nào! Nếu quý vị đã phát triển Công ở một trình độ không quá thấp, và nếu đó là điều tuyệt đối cần thiết để quý vị trị bệnh, tôi sẽ mở tay của quý vị và làm cho công năng về trị bệnh của quý vị hiện ra. Nhưng nếu quý vị tu luyện hướng về cao tầng, tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là nên tránh xa những thứ này. Ðể truyền bá Ðại Pháp và tham dự vào các hoạt động xã hội, vài đệ tử của tôi đang trị bệnh. Vì họ ở cạnh tôi và được tôi huấn luyện cho, họ được tôi che chở, và sẽ không xảy ra vấn đề gì.
V: Chúng tôi có thể cho người khác biết là mình đã phát triển công năng hay không?
Ð: Nếu quý vị nói cho người khác cũng tập Pháp Luân Công, với điều kiện là quý vị khiêm tốn, nó không thành vấn đề. Lý do để cho quý vị tập chung nhau là để cùng nhau trao đổi và thảo luận. Dĩ nhiên, nếu quý vị gặp người ngoài mà cũng có công năng, quý vị có thể cho họ biết. Nó thật sự không thành vấn đề nếu quý vị không khoác lác phô trương. Nếu quý vị muốn khoác lác về khả năng của quý vị rộng lớn như thế nào, điều đó sẽ tạo thành vấn đề. Nếu quý vị khoác lác một lúc lâu, khả năng sẽ biến mất. Nếu quý vị chỉ muốn nói về các hiện tượng của khí công mà không có xen vào bất cứ ý nghĩ cá nhân không thích hợp nào, tôi nói rằng nó sẽ không có vấn đề gì.
V: Trường Pháp Phật nói về "hư không" trong khi Đạo Gia nói về "vô vi". Còn chúng ta sẽ nói về cái gì?
Ð: Hư không của Phật Gia và vô vi của Đạo Gia là những đặc thù của các phương pháp tu luyện riêng của họ. Dĩ nhiên chúng ta cũng cần phải đạt đến những trình độ đó. Chúng ta nói về sự tu luyện với ý định và sự đạt Công không ý định. Tu luyện tâm tính và buông bỏ mọi ràng buộc cũng đi đến kết quả là hư không và vô vi, nhưng chúng ta không có nhấn mạnh về các điểm này. Vì quý vị sống trong thế giới vật chất, quý vị cần phải kiếm sống và làm việc. Quý vị phải làm việc. Làm việc không tránh khỏi tạo thêm các phần tốt và xấu. Chúng ta phải làm gì? Chúng ta tu luyện tâm tính, đó là đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp của chúng ta. Chừng nào tâm của quý vị chân chính và làm những điều hợp với sự đòi hỏi của chúng tôi, sẽ không có vấn đề gì về tâm tính của quý vị.
V: Chúng tôi trải qua những kinh nghiệm như thế nào về việc phát triển những công năng?
Ð: Trong giai đoạn đầu của sự tu luyện, nếu quý vị phát triển công năng, quý vị sẽ có thể cảm nhận nó. Nếu chưa, nhưng cơ thể của quý vị nhạy cảm, quý vị có lẽ có thể cảm nhận được nó. Nếu cả hai đều chưa xảy ra, không có cách nào quý vị biết được. Ðiều duy nhất quý vị có thể làm là tiếp tục tập luyện trong tăm tối. Có khoảng 60 đến 70 phần trăm học viên của chúng tôi có Thiên mục mở. Tôi biết họ thấy được. Mặc dầu quý vị không nói bất cứ điều gì, hãy quan sát kỹ lưỡng. Tại sao tôi yêu cầu phải tập luyện chung? Tôi muốn quý vị trao đổi và bàn cãi trong các nhóm của quý vị. Nhưng để trách nhiệm với phương pháp tu luyện này, quý vị không được nói ra ngoài các nhóm tu luyện mà không tự kiềm chế. Trao đổi và cải tiến mỗi người trong nhóm thì có thể chấp nhận được.
V: Pháp Thân trông giống cái gì? Tôi có Pháp Thân không?
Ð: Pháp Thân trông giống như người đó. Quý vị chưa có Pháp Thân bây giờ đâu. Khi sự tu luyện của quý vị đạt được trình độ nào đó, quý vị sẽ xong Thế gian Pháp và bước vào một trình độ thật là cao. Chỉ khi đó quý vị sẽ phát triển được Pháp Thân.
V: Sau khi khóa học chấm dứt, Pháp Thân của Thầy sẽ theo dõi chúng tôi trong bao lâu?
Ð: Khi học viên thình lình bắt đầu tu luyện những điều ở cao tầng, đối với họ, điều này biểu hiện một khúc quanh lớn. Nó không liên hệ đến sự thay đổi trong lối suy tư của quý vị, nhưng là trọn vẹn con người của quý vị. Vì khi một người thường nhận được những gì họ không được chỉ định để nhận như là một người thường, nó trở thành nguy hiểm. Mạng sống của họ bị đe dọa. Pháp Thân tôi phải đứng ra bảo vệ cho họ. Nếu tôi không thể làm việc này, và vẫn ban rải Pháp, nó sẽ đồng nghĩa với việc làm hại người khác. Nhiều thầy khí công khác sợ làm việc này và sợ dạy tu luyện vì họ không có thể nhận lấy trách nhiệm. Pháp Thân của tôi sẽ bảo vệ cho quý vị bất cứ lúc nào cho đến khi quý vị đạt đến giác ngộ. Nếu quý vị ngừng tu luyện giữa đường, pháp Thân sẽ tự nó rời bỏ quý vị.
V: Thầy nói rằng: "Người thường tu luyện không qua các bài tập, nhưng qua tâm tính." Nói rằng người ta có thể đạt giác ngộ nếu họ có trình độ tâm tính rất cao và các bài động tác thật sự không cần thiết, có đúng không?
Ð: Trên lý thuyết điều này đúng. Chừng nào quý vị vẫn còn tu luyện tâm tính, Ðức của quý vị có thể được chuyển thành Công. Nhưng quý vị phải tự xem mình là người tu. Nếu không vậy, điều mà quý vị chỉ đạt được là gom góp Ðức. Quý vị có thể thâu góp một khối lượng lớn và nhất quyết làm người ngay thẳng và thu thập Ðức. Quý vị sẽ không có khả năng tiến xa hơn nữa ngay cả nếu quý vị tự xem mình là người tu, khi quý vị không có học Pháp ở cao tầng. Như tất cả quý vị đều biết, tôi đã tiết lộ rất nhiều điều. Không có sự che chở của Thầy, rất là khó khăn để tu luyện lên cao tầng. Thật là không thể nào để cho quý vị tu luyện ở cao tầng được, dầu chỉ trong một ngày thôi. Vì lý do đó, không dễ gì đạt được giác ngộ. Nhưng sau khi tâm tính đã được cải tiến, quý vị có thể đồng hóa vào bản chất của vũ trụ.
V: Nguyên lý của sự trị bệnh từ xa là như thế nào?
Ð: Nó rất đơn giản. Vũ trụ có thể giãn ra hay co lại; và các công năng cũng vậy đó. Tôi ở yên đây và không di chuyển, nhưng công năng phát ra có thể đến bệnh nhân ở xa tận bên Hoa Kỳ. Tôi có thể phóng công năng sang đó hay gọi thẳng nguyên thần người đó qua bên này. Ðó là nguyên lý của sự trị bệnh từ xa.
V: Chúng tôi có thể biết có bao nhiêu công năng sẽ được phát triển hay không?
Ð: Có hơn mười ngàn loại công năng khác nhau. Nó không có quan trọng để biết chi tiết có chính xác bao nhiêu. Biết nguyên lý này và Pháp này là đủ rồi. Phần còn lại được chừa để cho quý vị tu luyện. Cũng không cần thiết để biết nhiều như vậy; cũng không tốt cho quý vị. Các vị thầy kiếm đệ tử và nhận đệ tử. Những đệ tử đó không biết gì cả, cũng như các vị thầy cũng không nói cho quý vị biết. Tất cả đều tùy vào quý vị để thực hiện nó.
V: Trong lớp, khi tôi nhắm mắt lại, tôi có thể thấy thầy đang thuyết giảng ở trên sân khấu. Phần trên cơ thể của Thầy màu đen. Cái bàn cũng màu đen. Tấm màn vải che phía sau thì màu hồng. Ðôi khi có hào quang xanh bao quanh Thầy. Cái gì đang xảy ra?
Ð: Ðây là trình độ mà quý vị đang có, vì khi thiên mục chỉ vừa mới mở, quý vị sẽ nhận thấy trắng như là đen và đen là trắng. Sau khi trình độ quý vị tiến xa hơn một chút, tất cả thứ mà quý vị thấy sẽ là màu trắng; sau khi tiến xa hơn nữa, quý vị có thể phân biệt được màu sắc.
5. Khổ nạn
V: Các thử thách về khổ nạn phải chăng được thầy an bài cho học viên?
Ð: Quý vị có thể nói như vậy. Những điều này đã được sắp xếp để nâng cao tâm tính của quý vị. Giả thử tâm tính của quý vị chưa đến trình độ đó, quý vị sẽ được phép đạt đến giác ngộ và hoàn tất sự tu luyện của quý vị hay không? Nếu chúng tôi gửi một học trò tiểu học vào trường đại học được không? Tôi nghĩ không thể được! Nếu chúng tôi để cho quý vị tu luyện ở cao tầng trong khi tâm tính của quý vị chưa thật sự nâng lên và quý vị vẫn không thể ngộ quan điểm của mình về bất cứ điều gì hay là buông bỏ bất cứ gì, quý vị có thể tranh cãi với những người đã giác ngộ về những điều tầm thường. Ðiều đó sẽ không đúng! Ðó là lý do tại sao chúng tôi rất nhấn mạnh về Tâm tính.
V: Sự khác biệt giữa khổ nạn của người tu và của người thường là như thế nào?
Ð: Chúng ta là người tu và không khác người thường cho lắm. Khổ nạn của quý vị đã được an bài dựa vào hành trình của quý vị như là một người tu. Vì người thường trả nghiệp của người thường, tất cả những người đó đều có khổ nạn. Nó không có nghĩa là vì quý vị là người tu, quý vị sẽ có khổ nạn, và vì quý vị là người thường, quý vị không có. Nó giống nhau từ hai quan điểm. Chỉ là khổ nạn của quý vị được dàn dựng để nâng cao tâm tính; còn khổ nạn của người kia được dựng lên để trả nghiệp của họ. Sự thật về vấn đề này là các khổ nạn đó là chính nghiệp lực của quý vị mà tôi sử dụng để nâng cao tâm tính của các đệ tử.
V: Các khổ nạn này có tương tự như 81 khổ cực xảy ra trong "Tây Du Ký" để đi thỉnh kinh hay không?
Ð: Có một chút tương đồng. Các sách vở tu luyện đã được sắp đặt trước. Quý vị sẽ không có quá nhiều hay quá ít khổ cực, nhưng không nhất thiết là 81 điều trong đó. Ðiều này tùy thuộc vào quý vị có thể tu luyện cao đến đâu với căn cơ bẩm sinh của quý vị. Nó đã được sắp đặt theo cấp bậc mà quý vị có thể đạt được. Người tu sẽ trải qua tiến trình buông bỏ mọi thứ mà người thường có, nhưng người tu không được phép có nó. Nó quả thật gay go. Chúng tôi nghĩ cách sẽ làm cho quý vị từ bỏ tất cả mọi thứ mà quý vị thấy rất khó để buông bỏ, và vì vậy nâng cao tâm tính của quý vị qua các khổ nạn.
V: Cái gì xảy ra nếu chúng tôi tập luyện và có người tìm cách phá hoại?
Ð: Pháp Luân Công không sợ ai quấy phá hết. Lúc bắt đầu, quý vị có Pháp Thân tôi che chở, nhưng không tuyệt đối là quý vị sẽ không gặp trở ngại. Không thể nào phát triển công lực bằng cách ngồi trên ghế dài uống trà trọn ngày. Ðôi khi quý vị gặp khổ nạn, quý vị kêu tên tôi và sẽ thấy tôi ngay trước mặt quý vị. Tôi có thể không giúp gì cho quý vị, vì đó là điều quý vị cần phải vượt qua. Nhưng khi quý vị thật sự bị nguy hiểm, tôi sẽ giúp đỡ cho quý vị. Tuy nhiên, thông thường, mối nguy hiểm thật sự sẽ không xảy ra vì đường đời của quý vị đã được biến đổi và không điều ngẫu nhiên nào được phép chen vào.
V: Chúng tôi phải đối phó với khổ nạn như thế nào?
Ð: Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rồi. Giữ gìn tâm tính của quý vị! Nếu quý vị không nghĩ rằng những điều mình làm là xấu, thì điều đó là tốt. Ðặc biệt là khi những người khác tranh dành quyền lợi của quý vị vì lý do nào đó, nếu quý vị chống trả lại như một người thường, quý vị cũng đã trở thành một người thường. Những điều ảnh hưởng đến tâm tính mà quý vị va chạm nhằm để nâng cao tâm tính của quý vị. Tất cả đều tùy thuộc vào cách thức mà quý vị giải quyết vấn đề cho dù quý vị vẫn giữ vững và nâng cao tâm tính nhờ trở ngại này.
6. Các không gian và nhân loại
V: Có bao nhiêu cấp bậc không gian trong vũ trụ này?
Ð: Dựa vào những gì tôi biết, số tầng lớp không gian trong vũ trụ nhiều không thể đếm được. Khi nào các không gian khác được thành lập, và cái gì hiện diện trong các cõi không gian này và ai sống ở đó, nó rất khó biết được với những phương tiện khoa học đương thời. Khoa học tân thời chưa có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Tuy nhiên, vài vị thầy khí công của chúng ta và những người có công năng có thể thấy các cõi không gian khác vì các không gian này chỉ được thấy bằng Thiên mục chứ không bằng mắt phàm.
V: Mỗi không gian đều bao hàm đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn có phải vậy không?
Ð: Ðúng vậy, mỗi không gian bao hàm đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn. Người thuận theo đặc tính này là người tốt; người đi ngược với bản chất này là người xấu. Những ai đồng hóa với nó là người giác ngộ.
V: Nhân loại bắt nguồn từ đâu?
Ð: Vũ trụ nguyên thủy không có nhiều cấp bậc theo chiều dọc hay chiều ngang. Nó hoàn toàn tinh khiết. Theo quá trình phát triển và chuyển động, sinh mệnh đã được phát triển. Ðó là điều mà chúng ta gọi là sinh mệnh gần như nguyên thủy nhất. Nó theo đúng với vũ trụ, và không có sự hiện diện của điều xấu. Theo đúng với vũ trụ có nghĩa là giống như vũ trụ, có các khả năng mà vũ trụ có. Vì vũ trụ đang phát triển và đang tiến hoá, một số các thiên đàng xuất hiện. Sau đó càng nhiều sinh mệnh xuất hiện. Ðề cập đến cấp thấp hơn, nó trở thành như là các tập thể xã hội được phát triển mà các liên hệ hổ tương được thành lập. Trong tiến trình chuyển hóa này, một số người đã thay đổi, tách xa bản chất của vũ trụ hơn. Họ trở thành không còn tốt như trước nữa, vì vậy công năng bị yếu đi. Vì vậy các người tu nói về "Quy Chân", mà có nghĩa là trở về bản chất nguyên thủy. Cấp bậc càng cao, càng đồng hóa vào bản chất của vũ trụ và các quyền năng càng mạnh bấy nhiêu. Lúc đó, một số sinh mệnh trở thành xấu trong sự tiến hóa của vũ trụ và tuy vậy chúng nó không có thể bị hủy diệt. Vì lý do đó, các dự án đã được lập ra để họ có thể nâng cao chính mình và đồng hóa vào vũ trụ lần nữa. Họ đã được gửi đến một cấp thấp hơn để chịu đau khổ và tự cải tiến thêm nữa. Sau đó, người ta liên tục đến cấp này. Rồi thì một sự phân chia xảy ra ở cấp này. Người với tâm tính hư hoại không có thể tiếp tục ở lại trình độ này. Vì lý do đó, một cấp khác thấp hơn nữa đã được thành lập. Nó tiếp tục như vậy, một số sinh mệnh xuống cấp thấp hơn nữa và từ từ rời xa hơn cho đến cấp của nhân loại chúng ta ngày nay. Ðây là nguồn gốc của nhân loại ngày nay.
[1]còn gọi là huyền năng công, công năng đặc dị
[2] cơ thể ở không gian này và trong các cõi không giác khác
[3] năng lượng tu luyện được
[4] sức mạnh của công
[5] Còn gọi là công năng đặc dị, huyền năng công
[6] nghiệp
[7] thiên nhãn, mắt thứ 3
[8] chỗ hơi cao hơn giữa hai chân mày một chút
[9] tùng quả thể
[10] chấp trước
[11] ngũ thông: nhục nhãn thông, thiên nhãn thông, huệ nhãn thông, pháp nhãn thông, phật nhãn thông
[12] thấu thị công năng
[13] đặc định
[14] đơn nguyên
[15] tín tức
[16] bệnh độc
[17] đả tọa
[18] hắc khí
[19] bài khí bổ khí
[20] phật gia khí công
[21] tên của một cuốn tự điển
[22] đơn truyền
[23] chấp trước
[24] bồ tát giới
[25] đơn truyền
[26] phi phật phi đạo
[27] tuyệt chiêu
[28] nội tu công pháp
[29] khư bệnh kiện thân
[30] thượng sư
[31] Còn gọi là công năng đặc dị, huyền năng siêu phàm
[32] tha tâm thông
[33] tín tức phụ thể
[34] đường đường chính chính
[35] loạn thất bát tao
[36] đại căn khí
[37] linh tính đích sinh mệnh
[38] pháp luyện nhân
[39] đồng vũ trụ đích đồng hóa
[40] bất hoại chi thể
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top