Pháp Hội tại Thụy Sỉ
: Khoa Học xã hội người thường sai lệch, với kiến thức của người thường, vì thế chúng tôi không thể trực tiếp tham gia tu luyện nếu chúng tôi không được truyền dạy phải không?
Thầy: Từ một khía cạnh khác, chúng ta vẫn có thể thu thập kiến thức [qua cách học của khoa học]. Khi tôi truyền Pháp, để cho mọi người hiểu, tôi dùng khái niệm của con người hiện đại để diễn giải Pháp. Kiến thức có thể khai mở tâm của chư vị, vì thế có ích lợi trong việc thọ Pháp. Nếu học vấn của một người thật thấp kém, thì khó cho người ấy hiểu được các danh từ chuyên môn hiện đại mà tôi dùng để giảng. Nhưng không phải không có thì không được. Nếu không phải là loại văn hóa này, cái văn hóa mà do khoa học tạo ra, tôi cũng có thể giảng Pháp với văn tự cổ xưa thay vì dùng theo cách mà tôi đang giảng bây giờ. Cũng thế, xã hội đã tiến đến bước này, cho nên chư vị phù hợp theo cách của xã hội người thường thì được rồi. Bây giờ thì cứ thể theo cách này. Không kể chư vị là người lớn hay trẻ em, tôi nghĩ rằng chư vị là người tu luyện, với chức vị nào [trong xã hội] chư vị cũng phải làm tốt. Nếu chư vị là một học sinh [trong trường học] thì cũng phải học cho giỏi; nếu chư vị đi làm thì phải làm việc giỏi. Nếu chư vị nghĩ ra cách nào khác, vì thế mà cách tu luyện của chư vị có thể theo đó mà thay đổi và sẽ mang đến khó khăn cho đời sống và sự tu luyện của chư vị. Chư vị phải biết rằng người hành tinh mang khoa học đến cho nhân loại để đạt mục tiêu của họ, chư Thần khống chế tất cả và đồng thời cũng đang xử dụng những người hành tinh này.
V: Chúng tôi có nên bỏ nhiều thì giờ để tu luyện và bỏ ít thì giờ làm việc nơi người thường?
Thầy: Ý này không phải. Chư vị phải cố gắng hoàn tất công việc làm của chư vị trong thời gian làm việc nơi người thường. Tôi nghĩ rằng không kể là chư vị bận rộn thế nào, chư vị cũng có thì giờ tập luyện và đọc sách; theo cách như thế. Tôi nghĩ rằng chư vị, một đệ tử kiên trì, ước muốn trong tâm là dùng nhiều thời gian rãnh rổi để tu luyện.
V: Chúng tôi có cần cố ý tìm một môi trường phức tạp để tu luyện không?
Thầy: Không cần thiết. Chư vị không thể luôn luôn muốn làm gì theo ý mình, hay chư vị cũng không thể an bài quá trình tu luyện cá nhân của chư vị. Ðừng thể theo ý muốn của chư vị, muốn làm thế này thế kia, quá trình tu luyện của chư vị đã được tôi an bài rồi. Nếu chư vị muốn tu luyện thì phải thể theo cách này mà tu. Cứ làm những gì chư vị cần phải làm. Bên Trung Quốc có một số học viên đột nhiên không để ý đến cách ăn mặc của mình sau khi bắt đầu tu luyện. Ðừng nói chi cả, một người là phải ăn mặc chỉnh tề và sạch sẽ giống như một con người; vậy mà họ lại lôi thôi lếch thếch đến độ gần như là hỗ thẹn. Làm thế là không được. [Cách chúng ta tu luyện] không giống như Sang Sanfeng tu Ðạo ngày xưa. Chư vị tu luyện trong xã hội người thường; ít nhất chư vị phải nhìn giống như một người chỉnh tề lịch sự. Chư Thần thì cao hơn con người và phải cư xử khá hơn nhiều, cần phải cư xử khá hơn trong mọi phương diện. Phải chú ý không được xao lãng tất cả và trở nên lôi thôi lếch thếch và bẩn thỉu vừa khi chư vị bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, điều này không chấp nhận. Từ một quan điểm đặc định, chư vị làm hại thanh danh của Ðại Pháp. Trường hợp có phải thế không? Vì thế cho Pháp Hội này mọi người phải ăn mặc gọn gàng và người khác mà nhìn thì chư vị phải hợp thức, phải không? Kinh tế Trung Quốc khá tốt trong những năm nay, cho nên [mua và] mặc y phục gọn gàng không thành vấn đề. Không phải tôi bảo chư vị phải mặc y phục đắc tiền, nhưng ít nhất chư vị phải chỉnh tề và gọn gàng một chút. Nhớ rằng chúng ta tu luyện trong xã hội người thường; điều này không có gì trở ngại cả. Còn về vấn đề tu luyện, chư vị không nên an bài môi trường tu luyện cho chính cá nhân chư vị.
V: Thiên Mục của một cháu bé 4 tuổi đã khai mở và có thể nhìn thấy Pháp Luân và tên của Thầy phát ra ánh sáng. Nhưng có đôi lúc nó cứng đầu, và nếu người lớn không chìu nó thì nó khóc và làm dữ. Nó quấy thế này khiến cho tôi phiền lắm.
Thầy: "Sự quấy rối này khiến cho tôi phiền lắm." Có phải rằng chư vị đang chỉ điểm ra điều này không? Chư vị phiên, và nếu chư vị phiền, tâm của chư vị bị xáo trộn. Thì có phải là cháu bé này đang giúp chư vị cải tiến không?
V: Khi một cháu bé 3 tuổi nhìn thấy một Pháp Luân, bé la lên "Pháp Luân". Khi em thấy hình Thầy em gọi "Sư Phụ". Khi em ngồi dưới đất tay theo thế chấp tay Heshi và bảo "tập luyện". Có lúc khi chúng tôi vặn máy thâu âm em bảo là "nghe Sư Phụ giảng".
Thầy: Thế thì cháu bé này đặc biệt lắm, vì cháu chỉ có 2 tuổi thôi. Trẻ em như vầy có thể là chỉ đến thọ Pháp thôi. Trong các đệ tử, các học viên bé tí, từ 4 cho đến 5 tuổi và từ 5 cho đến 6 tuổi có rất nhiều em tu luyện giỏi lắm. Chúng thật là xuất sắc. Một số em có công năng phi thường. Có nhiều em như thế này lắm. Chư Thần ở trên đó thấy rất rõ gia đình nào sẽ thọ Pháp trong tương lai: "Ô, gia đình này sẽ thọ Pháp." Có lẽ là các vị ấy đã tìm cách an bài để được tái sinh vào gia đình đó, bởi vì họ có thể thọ Pháp theo cách này.
V: Thưa có phải các nhà thương có nhiều nghiệp hơn các nơi khác phái không?
Thầy: Bệnh viện nơi xã hội người thường là một nơi để trị bệnh, và dường như có nhiều khí bệnh hơn một chút. Hơn nữa, là người tu luyện cớ chi mà chư vị lại sợ? Không có liên hệ gì với chúng ta người tu luyện. Những thứ đó không làm hại chúng ta được.
V: Thưa, làm khám nghiệm tử thi ở bệnh viện có mang tác dụng xấu cho học viên Ðại Pháp không?
Thầy: Nếu đây là công việc làm của chư vị, thì cứ làm. Không có vấn đề chi cả bởi vì những người đó đã chết rồi. Trong sự tu luyện chúng tôi yêu cầu chư vị phù hợp tối đa với xã hội người thường. Ðừng sửa đổi cách của xã hội người thường bởi vì hiện nay chư vị đang tu luyện. Ðó là không thể được.
V: Thưa, nếu một người không chửi thề bên ngoài nhưng trong tâm lại chửi thề, người này có mất đức không?
Thầy: Một số người cho rằng "Tôi tu luyện khá tốt và cách cư xử của tôi cũng khá tốt", nhưng các ràng buộc chấp chước trong tâm của họ một chút cũng chưa buông bỏ; thì đó có được tính là tu luyện không? Có phải [tu luyện như thế] là giả không? Vì thế chỉ có sự cải biến từ cơ bản mới được xem là cải biến thật sự. Những gì bên ngoài chỉ là để trưng bài mà thôi. Không kể chư vị có chửi thề bằng lời hay không đó cũng chỉ là một hình thức; không kể trái tim và tâm của chư vị có cải biến hay không đó mới là sự thật. Nếu chư vị chửi trong tâm của chư vị, tất nhiên tâm của chư vị chưa cải biến. Không kể chư vị có mất đức hay không đó chỉ làm một điểm nhỏ thôi. Ðại Pháp không phải được truyền ra để duy trì đức của người thường.
V: Thưa, một số học viên sợ các con thú độc hại và các loài vật khác. Họ có thể Viên Mãn không, nếu sự sợ hãi này không buông bỏ đi?
Thầy: Ðó là hai điều khác nhau. Cứ [cố gắng] buông bỏ sự sợ hãi này thì chư vị tốt rồi. Nhiều người trong chư vị không hẳn là sợ chúng, nhưng chư vị không thích chúng vì chúng dơ bẩn. Ðây không phải là một loại dơ bẩn mà một người cảm thấy khi vừa nhìn thấy phân, mà là một loại dơ bẩn người này cảm thấy khi họ nghĩ đến những thứ xấu đó. Trong thế giới của tương lai, trong vũ trụ của tương lai, những loài vật đó không còn tồn tại nữa. Ðể tôi cho chư vị biết vũ trụ lúc khởi đầu không có những thứ độc hại và tinh quái này. Tại sao sau này chúng lại xuất hiện? Ðó là vì nghiệp của các sinh mệnh càng ngày càng trở nên to hơn, các sinh mệnh càng ngày càng xấu hơn, và càng ngày vũ trụ càng không còn tinh khiết nữa. Vì thế mà những thứ xấu đó mới xuất hiện, dần dần những thứ này càng trở nên độc hại hơn nữa. Chúng tiến hóa theo cách đó.
V: Trong bài kinh văn "Ngộ" giảng rằng, từng cập từng cập liên tục đến." Thưa, chúng tôi hiểu thế nào về câu "từng cập từng cập"?
Thầy: Ðó là văn tự cổ xưa. Văn tự cổ xưa có thể diễn giải rõ ràng. Ngôn ngữ chính xác, hàm nghĩa thì sâu xa và bao hàm toàn diện tất cả không gian. Ðây là ngôn ngữ văn hây nhất. Trong quá khứ, người ta cho rằng đó là ngôn ngữ của thiên đàng, ngôn ngữ văn của thiên đàng. Ngày nay đạo đức của con người đã suy đồi và không còn tốt nữa, cho nên họ dùng tiếng bản xứ. Nếu mà giảng câu này "từng cập từng cập liên tục đến", thì có nghĩa là: có một cập trong nhóm bộ ba đó; hễ khi người nào đó bàn với người khác rằng: Pháp này tốt lắm, chúng ta nên tu luyện," người kia cũng thấy rằng Pháp này cũng tốt, vì thế người kia cũng đến học. Sau đó chính vị kia cũng sẽ bảo lại với gia đình và mang thân nhân đến học, và người ta sẽ lần lượt từng cập hai và bộ ba mà đến. Dùng tiếng bản xứ bình thường của thời đại của chúng ta, tôi phải dùng rất nhiều chữ [để giảng]. Dùng "từng cập từng cập liên tục đến", chỉ có bốn chữ mà tất cả đều bao gồm trong câu ấy. Ðó là ý nghĩa của câu này. Còn về "lần lượt từng người" thì nghĩa là họ đến vào thời gian khác nhau, họ đến từng người, lần lượt lần lượt mà đến. Diễn giải "lần lượt từng người' phải dùng rất nhiều chữ.
V: Thưa, đệ tử Ðại Pháp có công việc buôn bán sách và có lúc thì mua sách Ðại Pháp với giả chẳng và bán lại với giá lẽ, có được không?
Thầy: Cách đây không lâu, cá nhân tôi cũng có nghĩ đến điều này. Bởi vì thời gian mới đây nhiều công nhân phải rời khỏi việc làm (kỳ thực thì họ mất việc) ở Trung Quốc và một số là học viên của chúng ta, tôi cũng đã suy nghĩ về vấn đề có nên để cho họ bán sách Ðại Pháp hay không. Theo các này, không những họ có việc làm để sinh sống, đồng thời giúp các học viên mua sách dễ hơn. Và một số học viên đã làm thế. Sau đó, tôi càng suy nghĩ thận trọng hơn nữa và dường như điều này là không đúng. Sai ở chỗ nào? Mọi người hãy suy nghĩ xemi: Ðại Pháp, một Ðại Pháp thiêng liêng như thế này, cứu độ chúng ta, vậy mà chúng ta dùng đó để làm tiền. Thì cương vị của chúng ta ở đâu? Chúng ta đặc định Ðại Pháp ở vị trí nào? Kỳ thực thì không được làm như thế. Cho nên tôi không cho phép họ làm. Vậy thì tại sao [người thường] trong xã hội lại được phép? Bởi vì tôi dùng xã hội người thường để truyền Pháp. Xã hội của người thường cũng là hình thức biểu hiện của Pháp ở tầng thứ thấp nhất, vì thế mà các ngành nghề đủ loại tồn tại như thế, cho nên không có sai. Giã như sách của chúng ta không bao hàm các không gian trong đó và giã như chỉ là giấy trắng mực đen, thì đó cũng chỉ là một quyển sách [bình thường]. Chính vì sách của chúng ta bao hàm các không gian ở trong đó mà có tác dụng của Pháp. Các nhà sách và những người buôn sách trong xã hội người thường bán sách [Ðại Pháp] không có vấn đề chi cả; tại vì đó là phù hợp với Pháp ở tầng thứ của xã hội người thường. Nhưng là đệ tử chúng ta, kỳ thực trở ngại mà tôi bàn đến có xảy ra. Nếu chúng ta dùng Pháp để làm tiền, và bởi vì hầu hết những người mua sách là đệ tử chúng ta, làm sao chúng ta chi tiêu số tiền này đây?
Nếu cá nhân chư vị làm chủ một tiệm sách và dùng môi trường tiện nghi này để bán sách Ðại Pháp, và nếu tiệm sách này đặc biệt không phải lập dựng ra vì Ðại Pháp và trước đó chư vị đã làm chủ tiệm sách rồi, thì tôi không phản đối chư vị làm việc này, bởi vì chư vị đã buôn bán sách trước đó rồi. Ðó là nói rằng, tôi nghĩ khi chư vị liên tục lĩnh hội được Pháp sâu xa, chư vị sẽ có cách giải quyết vấn đề này.
V: Thưa, tôi không quan tâm chuyện gì cả và trốn gia đình tôi để gặp Thầy. Làm thế là đúng hay sai?
Thầy: Nếu chư vị từ Trung Hoa Lục Ðịa mà đến, có thể là chư vị không được phép đến đây. Hay là, có thể Pháp Thân của tôi không muốn chư vị đến và giúp chư vị để tâm tu luyện. Nếu chư vị không đến từ Trung Hoa Lục Ðịa, thì có thể nguyên nhân là từ chư vị. Có thể là để xem chư vị có kiên quyết hay không. Ðiều gì cũng có thể cả. Chư vị phải từ mình mà suy xét ra.
V: Thưa, tôi biết rằng tôi cần dùng thời gian hữu hiệu để tu luyện, nhưng tôi muốn có con. Ðiều này có phải là ràng buộc chấp chước không?
Thầy: Chúng ta nói rằng chúng ta phải tu luyện trong khi phù hợp tối đa với người thường. Hiện nay có hơn cả 10 triệu đệ tử trẻ tuổi tu luyện. Nếu không một ai có gia đình và không có con thì đây có phải là một hình thức gây thiệt hại cho xã hội con người không? Ít nhất, tôi có thể cho chư vị biết rằng chư vị không phù hợp thể theo cách của xã hội người thường trong sự tu luyện của chư vị. Hơn nữa, một số lại cho rằng, "Trong cuộc đời này, đơn thuần tôi không muốn có gia đình. Tôi đã quyết tâm như thế." Tôi cũng không phản đối điều này. Chư vị cũng có thể tu luyện theo cách đó. Miễn là không gây gánh nặng thêm hay gây trở ngại trong đời sống của chư vị hay gây khó khăn nào đó trong các phương diện khác, tôi không làm gì cả. Vấn đề trong thế giới nhân loại đã được quyết định rồi và cá nhân chư vị cũng đã àm. Nếu chư vị cho rằng có con sẽ gây ảnh hưởng cho sự tu luyện của chư vị, tôi không nghĩ trường hợp là thế đâu. Không xảy ra như thế.
V: Thưa, hình thức Viên Mãn là gì? Tất cả cần phải có bản thể phải không?
Thầy: Tôi đã giảng điều này rồi. Chỉ có những ai được về Pháp Luân Thế giới thì cần bản thể. Còn những ai được về các nơi khác, bởi vì nhiều người trong chư vị, từ các tầng thứ và cảnh giới khác nhau, đến để thọ Pháp, từ gốc độ của các sinh mệnh trên đó mà xét, nếu như chư vị mang các thân thể này về trên đó, chư thần và Phật sẽ nghĩ rằng chư vị mang về cái gì mà kỳ dị thế. Cho nên chắc chắn là không có các thân thể này ở trên đó và họ cũng không cần. Nếu chư vị mà mang các thân thể này về trên đó thì sẽ làm hõng cả hệ thống tu luyện của các ngài. Làm ơn chú ý rằng không kể là chư vị từ đâu đến, tôi chỉ đồng hóa những gì nguyên thủy của chư vị với Pháp mới và chân chánh nhất mà thôi. Khi bàn về những gì ở bên ngoài của sự tu luyện của chư vị, tôi không đụng đến chi cả, đó là để bảo đảm cho chư vị quay trở về nơi nguyên thủy của chư vị. Nói một cách khác, nếu như chư vị là một vị Phật thì chư vị sẽ là một vị Phật; nếu chư vị là một vị Ðạo Tiên thì chư vị sẽ là một vị Ðạo Tiên; nếu chư vị là một vị Thần thì chư vị sẽ là một vị Thần. Hình dáng của chư vị và tất cả những gì nguyên thủy của chư vị sẽ không bị thay đổi. Những ai không trước đây không có Quả Vị sẽ được đạt Quả Vị trong đợt tu luyện lần này, và nơi nào chư vị được về, sẽ được an bài cho chư vị về nơi đó.
V: Khi tôi tập các bài công pháp, tôi luôn luôn nghe một loại nhạc, nhưng không phải nhạc Ðại Pháp. Tôi lo là có phải tín hiệu của các không gian khác quấy nhiễu không?
Thầy: Nhạc của các không gian khác thì khác với nhạc của chúng ta tu luyện. Nhưng kỳ thực thì có nhạc rất hây ở các không gian khác. Nếu chư vị nghe được, cứ để yên đừng quan tâm đến. Ðó là các âm thanh từ các không gian khác. Và đừng lo lắng: Nhạc không đại biểu tu luyện. Khi chư vị tu luyện trong Ðại Pháp, tôi để chư vị tập luyện với bài nhạc. Mục đích là để thay thế hàng ngàn tư tưởng với một tư tưởng cho đến khi mà tâm của chư vị có thể đạt đến trạng thái thanh tịnh. Ðó là nói rằng, khi chư vị nghe nhạc, tâm của chư vị không chạy loạn khắp nơi mà chỉ chú ý vào một bài nhạc. Chư vị tập các bài công pháp có ích lợi cho chư vị. Nhưng nhạc mà chư vị dùng phải là nhạc mà chúng ta dùng để tập luyện.
V: Thân thể của tôi bị một loại quấy nhiễu, có liên hệ đến lời và hình. Ðã nữa năm rồi và tôi cũng không vượt qua được.
Thầy: Nếu chư vị là người tu luyện chân chánh, không kể là lúc khởi đầu ý định chư vị học Ðại Pháp là gì, chư vị phải buông bỏ nó đó và không nên quan tâm bất cứ điều gì. Chư vị phải hiểu rõ rằng không phải chư vị tu luyện để giải quyết một số vấn đề nào đó. Mục đích mà tôi truyền Pháp này là để cứu độ con người, giúp con người tu luyện, và giúp cho con người quay trở về; chứ không phải để giải quyết một số vấn đề cho thân thể người thường. Là một điều nghiêm trọng. Chư vị phải chắc chắn rằng chính cá nhân chư vị chân chánh tu luyện, thì các vấn đề khó khăn của chư vị có thể được giải quyết. Nhưng nếu chư vị chỉ muốn giải quyết các vấn đề của người thường của chư vị, thì chúng tôi không thể giải quyết được. Trong một câu giảng: Pháp là để tu luyện. Ví dụ, một số người biết rằng mục đích của Pháp Luân Công không phải là trị bệnh, cho nên họ nghĩ: "Như thế thì tôi tu luyện không phải là để được lành bệnh. Tôi hiểu rằng mục đích không phải là trị bệnh của tôi và tôi cũng không nhắc đến trị bệnh. Tôi cũng không mong cầu được trị bệnh." Tuy thế trong tâm của họ cũng vẫn còn mang một ý nghĩ "Miễn là tôi tập các bài công pháp, Sư Phụ chắc chắn sẽ thanh lọc bệnh cho tôi. Chư vị thấy không, họ vẫn còn giữ một ý tưởng: "Miễn là tôi tập các bài công pháp, chắc chắn là Sự Phụ sẽ thanh lọc bệnh của tôi." Cái ẩn ý nhỏ đó vẫn còn trong tâm của họ, họ cũng vẫn còn mong muốn tôi trị bệnh cho họ, đó là nói rằng, họ vẫn còn bị ràng buộc chấp chước vào cái bệnh của họ. Nếu họ thật lòng buông bỏ được cái tâm bệnh ấy, không còn nghĩ đến nữa, và cũng không quan tâm, thì xem sao. Ðây gọi là "không mong cầu thì tự nhiên được". Mỗi một môn tu luyện điều có tác dụng như thế. Trong xã hội người thường chư vị có thể đạt được bất cứ điều gì chư vị muốn bằng cách cố gắng thật nhiều hay bền chí để đạt được điều gì. Tuy nhiên các nguyên lý trong các không gian khác thì trái ngược, đão ngược lại. Chư vị không đạt được gì cả khi chư vị cố gằng đạt một điều gì hay làm một điều gì, đó toàn là ràng buộc và chấp chước. Chư vị chỉ có thể đạt được khi chư vị buông bỏ đi và không còn quan tâm đến nữa. Vì thế mà gọi là "không mong cầu thì tự nhiên đạt được."
V: Thưa, khi Sư Phụ bắt tay ấn lớn trong Pháp Hội ở Singapore, một số người cảm thấy dễ chịu, một số thì cảm thấy kỳ diệu vô cùng, và một số cảm thấy đau khổ, buồn, và khóc. Có phải là liên hệ đến tầng thứ tu luyện không?
Thầy: Khá đúng, trên cơ bản thì sát nghĩa. Mỗi một người cảm thấy và hiểu khác nhau.
V: Ðể được Viên Mãn trong tu luyện, mỗi người phải đạt đến cảnh giới không ích kỷ và vô ngã. Như thế thì tại sao lại có các tầng thứ khác nhau [tại tầng Viên Mãn của mỗi người]?
Thầy: Ðể tôi giảng như thế này. Một người cũng có thể đạt Viên Mãn ở tầng sơ cấp của Quả Vị La Hán; tự giải thoát là được rồi. Không cần nghĩ đến việc cứu độ tất cả chúng sinh và cũng không cần nghĩ đến việc bảo hộ người khác, người tu luyện chỉ cần cố gắng tự mình đạt được và giải thoát cho chính mình. Ðó là Quả vị La Hán tầng thứ sơ cấp. Còn nếu chư vị muốn đạt Quả Vị Bồ Tát, dù đó chỉ là Quả Vị Bồ Tát tầng sơ cấp, chư vị cần phải tu luyện và phát tâm từ bi trong khi chư vị tu luyện, cùng với đạt được giải thoát cho cá nhân mình và cũng cần phải giúp người khác được giải thoát. Không kể là chư vị có thể đạt được hay không, chư vị sẽ phát tâm từ bi, nhìn thấy tất cả chúng sinh vô cùng đau khổ, chỉ nhìn thì đã rơi lệ rồi. Ðó không phải là giả vờ mà là thật sự. Ðây không phải là điều mà chư vị muốn là làm được. Tất nhiên trong tu luyện trạng thái này sẽ không xảy ra thường xuyên, nhưng sẽ xảy ra. Tâm từ bi của chư vị sẽ khác hơn khi chư vị tu luyện thành một vị Phật. Chắc chắn là chư vị sẽ không còn rơi lệ như một vị Bồ Tát nữa khi nhìn thấy tất cả chúng sinh. Chư vị sẽ phát tâm từ bi, sẽ hiểu rõ quan hệ nhân duyên giữa các chúng sinh, và chư vị sẽ suy xét sự việc với trí tuệ to lớn hơn. Khi chư Phật tu luyện đến một tầng thứ cao hơn một vị Phật Như Lai ngừng lại và nhìn, các ngài sẽ nghĩ "Tâm từ bi loại gì đây?" Các ngài nghĩ rằng chư Phật từ bi với người thường cũng là có tâm ràng buộc chấp chước. Các ngài chỉ từ bi với chư Thần, Phật và tất cả chúng sinh trong các thiên giới Phật trong các tầng phía dưới tầng thứ của các ngài, nhưng các ngài không từ bi với con người. Ðó không phải nói rằng các ngài không từ bi, nhưng vì cảnh giới của các ngài quá cao. Ðối với các ngài, sinh mệnh ở phía dưới đây quá tầm thường và còn nhỏ hơn các vi sinh vật nữa. Các ngài không nghĩ rằng sinh mệnh con người thiếu khả năng đó là một dạng sinh mệnh có hữu dụng. Khi các vị Phật đạt đến cảnh giới cao hơn nữa mà nhìn lại, thì các ngài nghĩ: "Ô, các vị Phật Như Lai cũng là người thường thôi; họ làm gì ở dưới đó?" Sinh mệnh con người nhìn ra thế nào đối với các ngài? Con người không là gì cả; con người chỉ cào bới trong đống đất giống như các vi sinh vật vô cùng nhỏ bé. Và còn các chư Phật cao hơn, cảnh giới cao hơn cao hơn nữa thì sao? Nếu chư vị muốn đạt đến cảnh giới đó, chư vị phải tu luyện đến cảnh giới đó. Tôi chỉ cho chư vị một ý tưởng giản dị như thế; và cũng không chỉ giới hạn tới đó đâu thôi.
Con người không được phép biết Pháp chân chánh, bởi vì tâm của chư vị vẫn còn là tâm của người thường. Các sinh mệnh trong các cảnh giới khác nhau có hình thức tồn tại khác nhau. Hơn nữa, thân thể vật chất của các sinh mệnh trong không gian này liên tục thay đổi. Nếu một Phật thể được cấu kết bằng nguyên tử, thì Phật thể của các vị Phật cao hơn nữa, và thân thể của chư Thần mà cao hơn các chư Phật, có thể là cấu kết bằng neutron. Cao hơn nữa, thì thân thể của các ngài là cấu kết từ neutrino hay là hạt quát vi lượng [quark]. Và đó chỉ là từ trong diện vi quan mà con người có thể nhận thức được. Còn về những cấu kết vi tế cực nhỏ hơn nữa, càng vi tế hơn nữa thì sao? Năng lượng thì hiển nhiên to lớn hơn nữa. Hạt tử của một vật chất càng nhỏ thì mật độ càng to. Hình thức bên ngoài vô cùng mịn màng và chói sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy các lỗ chân lông trên thân thể con người, nhưng nếu chư vị nhìn một Phật thể, thì không có lỗ chân lông. Nếu chư vị nhìn các sinh mệnh trong Tam Giới, thân thể của các sinh mệnh mà cao hơn một tầng thứ của nhân loại đây, tức là các thiên nhân tại các tầng thứ khác nhau trong Tam Giới, đối với cặp mắt người chư vị sẽ thấy rằng, thân thể của họ trơn, mịn màng và kỳ diệu lắm. Ðó là vì hạt tử của [thân thể] của họ nhỏ hơn và dày đặc hơn thân thể con người ở thế tục. Nói một cách khác, một sinh mệnh dần dần thăng tiến, hình thức toàn diện ở bên ngoài cũng đồng thời thăng tiến; tuy nhiên vẫn đòi hỏi là cảnh giới cũng phải đề cao lên. Viên Mãn có thể đạt được trong các cảnh giới khác nhau. Không kể là tầng thứ nào chư vị đạt đến trong tu luyện, những gì phía dưới tầng thứ của chư vị không còn là bí mật nữa. Tất cả ở phía dưới tầng của chư vị sẽ thể hiện ra trước mắt của chư vị, và chư vị sẽ thấy được chân tượng của nó. Tuy thế những gì cao hơn tầng thứ của chư vị vĩnh viễn sẽ là bí mật đối với chư vị, chư vị không bao giờ biết được, bởi vì [tại tầng thứ của chư vị] đó là Quả Vị mà chư vị đã ngộ được. Chư vị phó xuất và tu luyện bao nhiêu thì chư vị sẽ đạt được bấy nhiêu.
V: Thưa tôi nhận thức rằng tu luyện là điều nghiêm túc. Trong khi đó tôi hân hoan trong khổ nạn và tu luyện một cách vui vẽ thì có sai không?
Thầy: Ðiều đó không sai. Nếu bất cứ lúc nào chư vị cũng có thể vui vẽ trong khi chư vị tu luyện, vẫn giữ được như thế trong bất cứ hoàn cảnh trở ngại nào chư vị gặp, thì tôi nói rằng chư vị quá xuất sắc. Ai cũng sẽ thật sự thán phục và tôn trọng chư vị, tuy nhiên điều mà chư vị diễn tả đó khó làm được. Khó mà giữ tâm kiên định khi phải đối diện với các khó khăn và khó mà xử sự mọi việc một cách vui vẽ. Tuy nhiên bất cứ lúc nào cũng nên giữ tâm tính lạc quan và giữ tâm thiện, đến cả lúc mà chúng ta không gặp trở ngại khó khăn nào hay là phải đương đầu với các khảo nghiệm nào, đây là điều mà một người tu luyện phải thể theo. Tâm thái đó là tốt nhất
V: Thưa, các học viên có thể có sự luyến ái trong cuộc sống vợ chồng không?
Thầy: Chúng tôi giảng rằng chư vị đang tu luyện nơi người thường và cũng không phải là các đệ tử rời xa thế tục để tu luyện. Vì thế cách sống của chư vị cần phải phù hợp với cách sống của người thường. Chúng ta không xem hình thức vật chất nơi người thường là quan trọng. Tại sao thế? Bởi vì điều mà cải biến là trái tim và tâm của con người. Nếu trái tim và tâm của con người không cải biến, thì tất cả là vô nghĩa thôi. Giã như nếu từ bên ngoài chư vị không có gì cả, tuy thế tận trong tâm chư vị không thể buông bỏ và lo lắng khi nói đến những điều của người thường đây, thì cũng vô dụng thôi. Nếu chư vị cho rằng "Tận trong tâm tôi không bị ràng buộc dính mắt vào những thứ đó và tôi chỉ xem chúng như là phương tiện để duy trì trạng thái con người của tôi." thì tôi nói rằng chư vị tu luyện khá lắm. Tất nhiên, tất cả những điều này sẽ bị vứt bỏ lại khi chư vị đạt đến một tầng thứ cao và cao thâm trong tu luyện. Cách sống của chư vị trong thời gian hiện tại cũng không thể tính là sai. Tôi đã giảng điều này rõ ràng trong quyển sách Chuyển Pháp Luân, tôi có giảng về trường hợp này.
Tại sao chư vị được phép sống theo cách này trong khi chư vị tu luyện? Nguyên nhân là, môn tu luyện của chúng ta, Ðại Pháp mà được truyền hiện nay, chủ đích là được truyền ra cho con người tu luyện trong xã hội phức tạp của người thường, và chỉ có cách này thì những người từ các tầng thứ cao mới có thể [tu luyện] để quay trở về. Nếu như xã hội người thường không đủ phức tạp, tức là, nếu chư vị không phải đương đầu với các thử thách và can nhiễu to lớn thế này, trong chư vị những ai mà đến từ các tầng thứ cao hơn [mà đã đến đây] vĩnh viễn sẽ không quay trở về được. Bởi vì Pháp là vĩ đại và được truyền ra nơi xã hội người thường, Pháp cấp cho chư vị [môi trường] thuận tiện để cho chư vị sống nơi xã hội người thường. Thân thể của chư vị được chuyển hóa bắt đầu từ tầng thứ vi quan, được chuyển hóa từ nguyên lai [nguồn gốc] của sự hiện hữu của chư vị, từ hạt tử cơ bản mà đã cấu kết sinh mệnh của chư vị, và từ bên trong tiến ra ngoài giống như các vòng của một thân cây. Miễn là chư vị tu luyện, thì sự chuyển hóa sẽ phát triển tiến ra phía ngoài giống như các vòng của thân cây, và liên tục như thế cho đến khi chư vị đạt tiêu chuẩn. Khi phát triển ra đến bề mặt, giống như vòng cây ấy biến thành vỏ cây, thì sự chuyển hóa hoàn tất và chư vị Viên Mãn. Trước khi tiến ra đến vòng vỏ cây, tức là, trước khi tiến ra đến tầng chót bên ngoài nhục thể của chư vị, thì nhục thể của chư vị ở tầng bên ngoài vẫn còn tư tưởng giống như tư tưởng người thường, và cũng còn đủ loại dục vọng, tham muốn, "tình" và các ràng buộc chấp chước khác của người thường. Tuy nhiên các tư tưởng đó không còn mạnh nữa như của người thường, nhưng chúng vẫn còn ở đó, và cũng đã được cố ý để dành lại cho chư vị để đảm bảo là chư vị có thể phù hợp với môi trường của người thường trong khi chư vị tu luyện. Tuy nhiên phần của chư vị mà đã hoàn tất tu luyện, thì sẽ không bị thân thể bên ngoài, phần người thường, của chư vị điều khiển mà liên hệ vào các sự việc của con người. Hễ mà phần nào của chư vị tu luyện xong và đạt tiêu chuẩn, thì sẽ được tách rời ra.
Tách rời ra có ích lợi gì? Không kể là phần con người ở bên đây nơi người thường làm gì, không kể nó làm gì, phần mà đã hoàn tất tu luyện ngồi bên kia vẫn bất động; phần đó không có ý niệm hay tư tưởng nào cả. Thân thể đó bất động và không liên hệ vào [sự việc người thường]. Ðó là để đảm bảo trong khi một người tu luyện hoạt động sự việc người thường, thì phần "thần" của họ không tham gia, và chính là phần con người, phần mà chưa hoàn tất tu luyện, thực thi sự việc. Ðây là để đảm bảo cho chư vị liên tục thăng tiến và không bị lùi bước trong khi chư vị chính mình tu luyện đề cao lên. Thay vì, nếu chúng tôi bắt đầu chuyển hóa chư vị từ tầng phía bên ngoài và chuyển hóa tiến vào bên trong, và làm sự việc này nơi xã hội người thường, chắc chắn là chư vị không thể tu luyện trong cái xã hội này. Tất cả những gì chư vị làm nơi người thường cũng bằng như là một vị thần làm, trong khi thân thể chư vị được chuyển hóa thì cũng bằng như thân thể của một vị thần. Vì thế không khác chi là làm việc người thường, đơn thuần là chư vị không thể tu luyện được. Chư thần được phép làm việc người thường không? Tuyệt đối chư thần không được phép có cảm nghĩ của người thường. Vì thế mà chúng tôi đão ngược sự việc này: Chúng tôi bắt đầu chuyển hóa chư vị từ nguyên lai [nguồn gốc] sinh mệnh của chư vị. Theo quá trình này thì thân thể chư vị sẽ liên tục được chuyển hóa tiến ra tầng bên ngoài. Trước khi chư vị Viên Mãn chư vị vẫn luôn có thể duy trì cuộc sống người thường ở tầng thứ bên ngoài này. Chỉ có là chư vị dần dần buông bỏ đi các ràng buộc chấp chước cho đến cuối cùng chư vị xem nhẹ tất cả và buông bỏ tất cả. Lúc ấy chư vị đạt gần đến Viên Mãn. Chư vị cũng sẽ hoàn tất đạt đến Viên Mãn, như là một chỉnh thể, [thân thể chư vị] đã được chuyển hóa toàn diện tiến ra đến tầng bên ngoài. Sẽ xảy ra tự nhiên lúc ấy và cũng không có gì chấn động cả. Trong quá khứ, một người mà Viên Mãn sẽ tạo ra nhiều chấn động. Khi một người Viên Mãn, đất lở, sống biển động lên, động đất sẽ xảy ra trong một vùng thật to lớn. Tuy thế hình thức Viên Mãn của chúng ta không tạo ra chấn động nào cả. Vì thế mà thích hợp cho nhiều người tu luyện trong xã hội người thường hơn, bởi vì không tạo ra ảnh hưởng [cho xã hội hội thường]. Với nhiều người tu luyện đạt Viên Mãn thế này, tôi nghĩ rằng quả địa cầu này sẽ chịu không nổi đâu. Vì thế chúng tôi an bài mỗi một khía cạnh tu luyện phải phù hợp với xã hội người thường đây.
Trước khi phần mà chưa hoàn tất tu luyện [chuyển hóa] phát triển đến tầng bên ngoài, tôi không tin nếu chư vị nói rằng chư vị không có ràng buộc chấp chước nào của người thường cả. [Ðó là] chư vị cưởng ép cá nhân mình [đạt đến trạng thái như thế]. Chư vị phải nghiêm khắc giữ cá nhân mình thể theo tiêu chuẩn cao và hành xử như người tu luyện [là được rồi]; đồng thời chư vị phải phù hợp tối đa theo cách sống của xã hội người thường. Nhưng điều tôi giảng không những chỉ áp dụng cho khía cạnh này [luyến ái] thôi đâu; không phải giản dị như là xử lý về sự quan hệ vợ chồng theo cách nào đó, không phải trường hợp đó. Chư vị có thể chọn lựa cho chính cá nhân mình một giải quyết thích hợp trong vấn đề này. Giải quyết nào chư vị cảm thấy tốt nhất thì được rồi. Nếu chư vị cảm thấy rằng chư vị vẫn còn tư tưởng người thường, rằng các tư tưởng này khá mạnh; nếu chư vị vẫn còn muốn thành hôn, muốn có bạn trai hay bạn gái, thích một cô nào hay chàng nào đó ... nếu chư vị có những ước muốn này và muốn đeo đuổi sự việc này, thì đây là thể hiện sự tu luyện của chư vị chưa đạt đến điểm đó, vì thế chư vị cứ làm. Ðừng cho rằng lập tức trong ngày hôm nay chư vị buông bỏ được tất cả, rằng chư vị có thể làm được ngay lập tức và thành một vị Phật. Nếu đây là trường hợp thì chư vị không cần phải tu luyện, chư vị đã là một vị Phật rồi. Cho nên tu luyện là phải thực hiện từng bước từng bước một, là một quá trình dần dần phát triển. Mặc dù tôi giảng như thế, nếu chư vị nghĩ "Ô, Thầy bảo rằng trước khi tôi hoàn tất tu luyện, tôi vẫn còn có đủ loại xúc cảm và dục vọng của người thường ở tầng thứ bên ngoài này. Như thế thì tôi có thể làm gì cũng được." vậy thì chư vị phải đoán lại đi! Mặc dù chư vị có những tư tưởng đó và tôi bảo chư vị là phải phù hợp tối đa với người thường, nhưng nếu chư vị không nghiêm khắc giữ vững bản thân thể theo tiêu chuẩn của người tu luyện, thì chư vị cũng giống như người không tu luyện; trên biện chứng sự liên hệ là thế.
V: Các học viên người da trắng muốn dùng tất cả thời gian để nghe Pháp, nhưng chưa có băng thu âm kèm với lời dịch. Chúng tôi có thể tự mình đọc và thu âm quyển sách Chuyển Pháp Luân và sau đó nghe được không?
Thầy: Kết quả có thể không tốt lắm. Tại sao? Bởi vì Pháp trong lời nói của tôi có sức mạnh. Vì chư vị chỉ là người tu luyện, trước khi chư vị Viên Mãn, tất cả những gì chư vị nói có mang theo đủ loại tín hiệu của người thường. Cho nên khi chư vị phát ra trở lại, chư vị sẽ hấp thụ chúng trở lại. Sự ô uế liên tục [mang tác dụng] nghịch lại thì không tốt. Khi chư vị đọc sách thì khác. Chúng tôi đang làm bản dịch có phụ đề. Chúng tôi đang xúc tiến cho nhanh; không bao lâu thì sẽ phát hành và vấn đề này không bao lâu sẽ được giải quyết. Dù sao đi nữa, tôi đang giảng cho chư vị cái lý này: Những gì chư vị nói mang theo tất cả các tâm ràng buộc chấp chước và khái niệm của người thường của chư vị. Pháp cần khởi tác dụng. Người nghe không hấp thụ được nhiều các nguyên lý bên ngoài. Những gì từ miệng của chư vị phát ra chỉ là sự hiểu biết của chư vị ở tầng thứ của chư vị. Khi chư vị nghe trở lại, sự hiểu biết của chư vị cũng vẫn ở tại tầng thứ đó. Băng dịch có phụ đề thì khác bởi vì trong đó có tiếng nói của tôi. Mặc dù âm thanh của lời của tôi thấp và lời của người dịch thì cao hơn, trên thực tế thì người ấy chỉ dịch, kỳ thực thì tôi đang giảng [Pháp]. Các học viên có thể hiểu lời tôi giảng và nhận được tất cả những gì tôi mang theo khi tôi giảng Pháp. Ý của tôi là thế.
V: Thưa, tổng cộng là ba lần, tôi gặp một cô bé giữa ba tuổi và năm tuổi. Khi tôi trong trạng thái vừa nửa ngủ nửa tỉnh, cô bé này bước vào gối của tôi, nhảy nhảy và cười. Ðây có phải là Anh Hài xuất ra ra từ Pháp Luân không?
Thầy: Thông thường các tình huống này là tốt, nhưng không phải luôn luôn là thế. Anh Hài thì nhỏ. Mỗi một người tu luyện có nền tảng quá khứ phức tạp, vì thế đừng nên để ý đến những điều này. Cô bé này có thể là ai đó mà chư vị mang theo từ trong quá khứ hay là nguyên nhân nào khác. Dù sao đó cũng chỉ là em bé nhỏ. Có thể là điều tốt. Ðừng để ý đến nó. Chỉ chú ý đến việc tu luyện của chư vị.
Dường như tôi chưa giảng điều này cho rõ, bởi vì một số người chưa hiểu. Ðể tôi cho một ví dụ để diễn giải điểm này, mặc dù không cần phải áp dụng cho trường hợp này. Khi một số người xuống đến đây và tái sinh, thì con của họ từ trong quá khứ cũng theo cùng. Ðứa con này chưa tái sinh, mà chỉ đi theo qua bên [không gian] này. Hơn nữa, có người có con trong các đời trước, và khi họ tái sinh trong một đời, nhưng con của họ thì không tái sinh vào cùng cuộc đời đó. Tuy thế đứa con này trực giác rất cao và luôn luôn đi theo người ấy. Cũng có trường hợp như thế. Có nhiều trường hợp đủ loại. Bởi vì chư vị thọ Pháp, chúng tôi sẽ an bài tất cả những sự việc này cho chư vị nếu đứa con của chư có cơ duyên với chư vị. Tất cả sẽ được an bài một cách hợp thức cho chư vị, cho nên chư vị không cần quan tâm đến nữa.
V: Ðầu não tôi muốn vở ra mà tôi cũng vẫn không tìm ra một câu hỏi. Thưa, có phải là tôi tu luyện không khá phải không....
Thầy: Một số cựu học viên chúng ta đã tu luyện rất khá cũng vẫn không có chi để nói khi gặp tôi. Tôi biết rằng họ cảm thấy khó chịu khi không biết phải nói gì, thay vì phải cố gắng lắm. Trước khi gặp tôi thì họ có đầy một bụng để mà hỏi, nhưng khi vừa gặp tôi thì không nói một lời nào. Ðể tôi giảng cho chư vị biết đó là tại sao. Miễn chư vị là người tu luyện, chư vị sẽ ở trong trạng thái như thế khi chư vị gặp tôi. Nguyên nhân mà chư vị không có gì để nói khi gặp tôi, là vì khi chư vị liên tục tu luyện, phần của chư vị mà đã giác ngộ qua tu luyện, phần mà đã hoàn tất tu luyện, được tách rời ra khỏi chư vị. Phần đó đã được tách rời ra khỏi phần mà chưa hoàn tất tu luyện. Cho nên phần mà chưa hoàn tất tu luyện sẽ luôn bị mơ hồ, vì thế mà nó thắc mắc và muốn hỏi. Nhưng khi chư vị gặp tôi, Sư Phụ, phần mà đã hoàn tất tu luyện, cũng như phần bên ngoài của chư vị, cũng chú ý, và vừa khi phần ấy mà chú ý thì phần con người của chư vị sẽ bị điều khiển. Tại sao chư vị không có tư tưởng xấu và ôn hòa khi chư vị ngồi đây? Ðó là vì phần của chư vị mà đã hoàn tất tu luyện bắt đầu chú ý, và toàn thân thể chư vị bị phần ấy điều khiển. Chư vị nói xem, nếu phần mà đã hoàn tất tu luyện không đạt tiêu chuẩn, thì nó có thể hoàn tất tu luyện không? Nói một cách khác, nó biết tất cả. Chỉ có phần chưa tu luyện xong là không biết thôi. Ðó là nói rằng, đến điểm đó chư vị sẽ không còn muốn hỏi nữa, và cũng không có gì để hỏi, bởi vì chư vị đã hiểu rõ tất cả rồi. Vừa khi tôi rời đi thì phần ấy không chú ý nữa và sẽ trở nên bất động, vì thế mà phần này [chưa tu luyện] của chư vị nơi đây lại bị mơ hồ trở lại. "Tại sao vừa qua tôi không hỏi Thầy?" Có phải đó là trường hợp không? Trên thực tế là như thế.
Tôi sẽ giảng cho chư vị tất cả, chư vị phải đọc sách nhiều hơn, đọc nhiều hơn, đọc nhiều hơn nữa, và chư vị phải đọc liên tục. Ðây là các nguyên lý của Pháp của vũ trụ. Từ thời cổ xưa, Pháp của các môn tu luyện mà được truyền nơi xã hội người thường là Pháp ở cảnh giới của Như Lai hay thấp hơn. Pháp vĩ đại thế này đã tạo ra môi trường sống khác nhau cho các sinh mệnh khác nhau trong vũ trụ. Pháp vĩ đại này đã cấu tạo ra toàn bộ vũ trụ. Chỉ có là chư vị không thấy được chân tướng ở các tầng thứ khác nhau, chỉ khi nào chư vị đạt đến các cảnh giới đó. Nhưng bao gồm trong đó tất cả những gì chư vị cần phải biết để đạt Quả Vị và để đạt Viên Mãn. Vì thế mà chư vị phải đọc sách nhiều hơn, đọc sách lập đi lập lại. Tất nhiên các cựu học viên của chúng ta biết rằng nếu họ có thắc mắc chi, thì họ chỉ cần đọc sách và bảo đảm sẽ được giải quyết. Sau đó, các thắc mắc mới và các thắc mắc ở các tầng thứ cao hơn sẽ xuất hiện khi chư vị vừa tiến nhập vào các cảnh giới mới. Lúc ấy khi chư vị đọc sách trở lại, thì sách cũng sẽ giải đáp cho chư vị. Sau đó chư vị cũng lại có thắc mắc trong cảnh giới khác, và lúc ấy khi chư vị đọc sách thêm nữa, thì sách cũng sẽ được giải đáp. Theo cách này chư vị tiếp tục tu luyện và liên tục thăng tiến lên. Pháp này sẽ giải đáp khi chư vị có thắc mắc. Và miễn là chư vị tự cá nhân mình thể theo tiêu chuẩn nghiêm khắc trong đời sống hàng ngày và liên tục đề cao, chư vị sẽ kiên trì thăng tiến với sức mạnh.
V: Thưa, có phải ích kỷ là cội rễ của lợi ích cá nhân, của "tình", của tham danh vọng phải không?
Thầy: Lợi ích cá nhân và tham danh vọng cả hai đều là ích kỷ. Còn về cái "tình", tôi đã giảng trong các bài giảng Pháp trước đây rằng "tình" tràn ngập trong không gian nhân loại đây lẩn cả trong Tam Giới. Không một sinh mệnh nào trong Tam Giới có thể thoát ly khỏi được cái "tình", tất cả đều nằm trong vòng khống chế của cái "tình" ấy. Nhân loại chắc chắn là ở trong cái "tình" này. Chư vị càng bị ràng buộc chấp chước vào "tình", thì sức mạnh khống chế của nó càng mạnh hơn, vì thế mà nó khởi tác dụng khống chế chư vị mạnh hơn. Nhất là ai có thân nhân quá cố hay khi người trẻ tuổi bị thất tình, càng suy nghĩ nhiều thì sức mạnh của "tình" càng mạnh hơn nữa. "Tình" ở trong Tam Giới, cho nên chư vị là người tu luyện thì phải gạt bỏ nó đi. Chư vị phải gạt bỏ đi cái "tình" này và phải vượt thoát được nó. Còn về lợi ích cá nhân và danh vọng, đó là những điều mà nhân loại xem trọng lắm. Kỳ thực thì những điều đó cũng từ cái "tình" mà ra. Còn về danh vọng, hạnh phúc và tiền tài mang đến cho chư vị, chư vị có thích không? Kỳ thực thì chư vị sẽ hài lòng. Có phải một người đạt được danh vọng và lợi ích cá nhân là để được toại nguyện không? Nếu được toại nguyện thì có phải người ấy hài lòng không? Thì sự hài lòng mà chư vị cảm thấy đó cũng là "tình" phải không? Danh vọng có thể mang cho chư vị hân hoan và vinh dự, cũng lại chính là "tình" phải không? Nếu chư vị toại nguyện vì lợi ích cá nhân, thì chư vị cũng hài lòng phải không? Ðó cũng lại là "tình". Cho nên nhân loại sống cũng chính vì cái "tình" này. Sống với người thường, không kể là chư vị hài lòng hay không, không kể chư vị có phản đối điều gì hay không, không kể chư vị có muốn đạt điều gì hay không, không kể là chư vị muốn đạt chức vị nào đó hay không, những gì chư vị cho là tốt hay xấu, những gì chư vị làm hay không làm, tất cả đều là "tình". Tôi đã giảng rồi, nhân loại sống chỉ vì "tình". Trong xã hội nhân loại mà không có "tình" thì sao? Nếu không có "tình" trong xã hội con người, con người không còn cảm thấy cuộc sống là thú vị nữa, kỳ thực là không. Cách mà con người sống là phải như thế.
Còn về ích kỷ, tôi đã giảng cái lý này cho chư vị vừa qua và tất cả chư vị vỗ tay với nhiều thích thú. Tôi đã giảng về vũ trụ tương lai sẽ không bị tiêu hủy, và tất cả chư vị rất vui mừng về điều này. Chư vị biết tại sao được như thế không? Một số người cho rằng "Nếu con người không trị, thì trời trị." Một số người đã xem câu này như là một phương ngôn. Kỳ thực thì chư vị không biết là cái tâm ích kỷ này chuyền thẳng lên đến các tầng thứ rất cao. Sự kiện là, người tu luyện trong quá khứ cho rằng "Tôi làm điều gì đó", " Tôi muốn thế này thế kia", "Tôi muốn đạt được điều gì đó gì đó", "Tôi đang tu luyện", "Tôi muốn thành Phật", hay là "Tôi muốn đạt được gì đó gì đó", không có một điều gì là ở bên ngoài cái tâm ích kỷ đó. Ðiều mà tôi muốn chư vị đạt được là chân chánh, trong sạch, và Viên Mãn không ích kỷ với Pháp chân chánh và giác ngộ chân chánh, chỉ có lúc đó thì chư vị mới có thể đạt đến trường cữu không giải thể. Vì thế tôi bảo chư vị rằng chư vị phải nghĩ đến người khác trước trong tất cả những gì chư vị làm. Một số người vui mừng nếu người khác cho họ tiền. Khi ai cho họ tiền họ không nghĩ rằng điều ấy sẽ mang khó khăn cho người đưa tiền, không cần biết là tài chánh của người kia có bị eo hẹp hay không v..v. Miễn là ai đó cho tôi điều gì, là tôi mừng, tôi không cần nghĩ đến người khác. Miễn là người khác tốt với tôi, thì tôi mừng, tôi không cần nghĩ đến người khác." Ðôi lúc, đến cả khi người ta rất phiền và không cách nào hơn là phải nói những lời để làm vừa lòng chư vị, chư vị cũng không thông cảm cho họ. Tình huống nào cũng có cả, đủ loại. Nói một cách khác, từ nay trở đi trong sự tu luyện của chư vị, trong tất cả những gì chư vị làm, chư vị phải nghĩ đến người khác.
V: Trong [Chuyển Pháp Luân] Tập II viết rằng có con người sống dưới biển và có nhiều loại người khác nữa.
Thầy: Có. Một số thì sống trong không gian này của chúng ta, một số thì không. Không những có người ở dưới biển, mà còn có các không gian hiện hữu trong cùng tầng thứ của chúng ta nữa, có những loại người khác, người giống như chư vị và người không giống chư vị. Chư vị có thể gọi họ là con người, hay là không phải con người. Bởi vì họ cũng có xúc động nhưng họ không có dục vọng luyến ái như người thường, phần dưới thân thể của họ là một hình thức vật chất nào đó; chỉ có phần trên thân thể của họ thì có hình dáng con người. Cho nên họ có thể nổi lên và bay lượng chung quanh. Hầu hết người ở dưới biển cũng thuộc về dòng giống của nhân loại mà đã bị hủy diệt từ quả địa cầu qua các thời kỳ khác nhau. Và một số người thì chỉ là người ở dưới đái biển: Còn có một số người cũng giống như con người, một số thì phần trên thân thể là thân người và phần dưới là cá, và một số thì phần trên thân thể là cá và phần dưới là con người. Còn nữa, dưới cái khối địa lục cũng có người thuộc vào thời trong quá khứ, tức là dòng giống của con người mà đã bị hủy diệt trong quá khứ. Họ không thể trở lên đây bởi vì họ đã bị loại trừ ra khỏi thế giới con người, tức là bị loại trừ ra khỏi quả địa cầu. Vì thế một số người trong các nhóm đó không có nhiều nghiệp và rất nhiều người đã tội lỗi đào bới vào trong quả địa cầu. Họ là như thế và họ không đi ra mà cứ ở sống trong đó. Số người này thì rất ít. Họ có khả năng hơn con người và không bị mê ão. Ðồng ý không, đừng nên tò mò và lo về những điều này, bởi vì nó không có liên hệ gì với sự tu luyện của chư vị.
V: Trong tương lai, bản dịch tiếng Nhật của sách Ðại Pháp được ấn hành công khai, các sách cũ mà đã dịch ra rồi mà bị sai chúng tôi phải làm sao?
Thầy: Không thể cho rằng các sách đó bị sai. Mà chỉ là bài dịch không đầy đủ và chữ dùng không đúng. Chúng ta chỉ có thể nói như thế. Chúng ta phải loại bỏ cách nào? Ðừng bỏ đi, cứ để như thế. Không một bài dịch từ tiếng Hoa ra ngoại ngữ nào mà không bị sai lệch với bản chánh một chút. Kỳ thực thì tôi đề nghị là có nhiều bài hiệu chỉnh thì tốt hơn. Khi người ta đọc sách, họ sẽ nhận thức rằng "Ô, thì ra nghĩa là thế này.... Ô thì ra nghĩa là thế kia... Cho nên là như thế." Kỳ thực thì có lợi một chút, nếu chư vị hỏi tôi. Tôi nói rằng cứ để yên như thế.
V: Thưa, rụt rè nhút nhát có phải là tâm ràng buộc chấp chước hay là một nhân tố về sinh lý học?
Thầy: Rụt rè nhút nhát tạo ra từ một nhân tố gọi là "rụt rè" mà nó tồn tại trong vũ trụ này. Nó khiến cho chư vị sợ hãi. Chư vị càng sợ thì nó càng ảnh hưởng chư vị nhiều hơn. Chư vị phải dùng ý chí mà phá vở nó đi, đây là điều về ý chí. Chư vị cần phải đạt được điều này trong sự tu luyện của chư vị.
V: Trong khi tập luyện các bài công pháp, tôi thường nghĩ về vấn đề tu luyện, về việc hồng Pháp, về các lời giảng của Thầy. Thưa có đúng không?
Thầy: Ðây là một trạng thái trong một giai đoạn đặc định. Trong tương lai sẽ không xảy ra nữa.
V: Nếu ai đó vì tôi mà giết sinh mệnh, nghiệp cũng vẫn tạo ra cho tôi?
Thầy: Nếu việc làm của chư vị là việc loại này.... tôi không muốn bàn về việc này trong môi trường này. Tôi đã viết hai bài kinh văn giảng và diễn giải về điều này, nhưng một số người dường như không hiểu tôi giảng chi. Ðể tôi giảng theo cách này: Chư vị có biết rằng chư vị đã hại biết bao nhiêu sinh mệnh trong bao nhiêu đời mà chư đã sống qua không? Mỗi một người trong chư vị đã làm hại biết bao nhiêu sinh mệnh. Với Pháp thấp hơn thì chư vị không thể nào hoàn tất sự tu luyện chỉ trong đời này, và chư vị phải đền bù lại cho bao nhiêu sinh mệnh mà chư vị đã thiếu trong mỗi một cuộc đời của chư vị. Trong Phật Giáo, họ tin rằng tu luyện chỉ trong một đời thì không thể nào hoàn tất được. Vì thế chính Phật Giáo cũng nhận thấy rằng [ai] mà giết thì phải đền. Nhưng hôm nay chúng tôi cho phép chư vị đạt Viên Mãn, vì thế thời gian còn lại không còn nhiều đâu. Như thế đối với các sinh mệnh mà chư vị đã hại thì phải làm sao? Ngoài phần đau khổ mà chư vị dã gây ra cho họ, có một phần nghiệp chư vị phải tiêu trừ và đền trả lại qua sự đau khổ của chư vị, tôi tiêu trừ đi một phần rất lớn cho chư vị. Phần còn lại là để cho chư v
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top