Pháp Hội San Francisco, 2005
V: Thưa Thầy làm sao chi nhánh cơ sỡ truyền tin [do các học viên] Trung Hoa và Mỹ hợp tác hữu hiệu với nhau?
Ð: Cơ sỡ truyền tin Trung Hoa đã được điều hành một thời gian khá lâu rồi, cho nên cơ sỡ truyền tin Mỹ và các ngôn ngữ khác có thể rút kinh nghiệm từ đó. Hơn nữa, truyền tin Mỹ đang được chú ý hiện thời. Hiện tại tình hình về báo chí thì khá tốt. Chắc chắn là có khó khăn, nhưng dần dần càng ngày sự việc sẽ khá hơn. Tíc cực cộng tác với nhau rất là quan trọng. [Ví dụ] các học viên phát báo có thể phát cả hai loại báo cùng một lúc. Ví dụ khác nữa là tài nguyên về tin tức của tất cả đệ tử Ðại Pháp là cùng chia xẽ với nhau. Cả hai là hình thức cộng tác với nhau tốt. Trong khía cạnh khác, chư vị cũng nên tiếp tục cộng tác và hợp tác với nhau cho tốt.
V: Trong giới người thường có người nhận thức rằng Chín Bài Bình Luận trên diện rộng có thể làm cho Ðảng Cộng Sản Trung Quốc tan rã, nhưng hiện nay con số người ly khai khỏi Ðảng mỗi ngày vẫn chỉ có khoảng 20 ngàn. Thưa các đệ tử Ðại Pháp làm sao cho khá hơn? Làm sao chúng tôi có thể giúp một số đông nhiều người ly khai khỏi Ðảng?
Ð: Tôi không nghĩ rằng trường hợp này sẽ như thế mãi. Sẽ có thay đổi, khi rắc rối của chúng ta được giải tỏa và khi tác động của Chín Bài Bình Luận tăng lên. Trên thực tế, tà ác và bọn người xấu ác kia đã mất tự tin rồi. Cái Ðảng Cộng Sản Trung Quốc kia không khác chi là một cái gì thối nát sắp bị tống khứ ra khỏi Trung Quốc, nó bị liệng ra xa rồi, cái rể của nó đã bị nhổ lên và đang lồi ra. Thể theo tình hình những thì sự việc này đang thay đổi.
V: Làm sao chúng tôi giúp tất cả học viên nhận thức chương trình Tiếng Nói Hy Vọng vào Trung Quốc là quan trọng?
Ð: Cái Ðảng Cộng Sản Trung Quốc kia xem Tiếng Nói Hy Vọng, Truyền Hình New Tang Dynasty, và thời báo Ðại Kỷ Nguyên là điều quan tâm to lớn nhất cho chúng. Ðó là tại sao chúng nói rằng Pháp Luân Công có 3 nhóm truyền tin quan trọng. Ðó là chúng nói về Tiếng Nói Hy Vọng, Truyền Hình New Tang Dynasty, và thời báo Ðại Kỷ Nguyên. Chư vị có thể thấy rằng bọn tà ác kia sợ Pháp Luân Công gần chết. Kỳ thực thì chúng không sợ Mỹ Quốc, nói chi đến sợ Âu Châu. Chúng sợ Pháp Luân Công bởi vì Pháp Luân Công biết rõ tất cả về chúng, biết rõ âm mưu của chúng, và còn biết làm sao cho chúng sụp đổ. (Vỗ tay) Hễ chúng tiếp tục cuộc bức hại này, chúng ta sẽ tiếp tục vạch trần chúng ra cho đến khi chúng bị sụp đổ thì thôi. Trên thực tế, người Trung hoa tất cả đều biết cái Ðảng Cộng Sản Trung Quốc tà ác kia nó độc ác thế nào, và còn biết cả các lãnh tụ của Ðảng, đám người mà tư tưởng đang bị tà ác khống chế. Nhưng người ở thế giới Tây Phương và những người với tư tưởng bình thường không nhận thức ra những điều đó. Không họ biết văn hóa của cái Ðảng tà ác kia là gì cả. Ðó là tại sao tôi nói rằng nếu một ngày nào đó cái Ðảng tà ác kia thình lình biến đi hay sụp đổ, chính quyền [của các quốc gia] khác cũng không hiểu tại sao mà xảy ra như thế. Ðể hiểu được Ðảng Cộng Sản Trung Quốc tà ác kia là gì, trước hết thì chư vị phải hiểu: chúng nhìn sự việc như thế nào, chúng suy nghĩa ra sao, chúng dối trá thế nào. Nếu đến cả những điều cơ bản nhất, mà chư vị không hiểu, thì tất cả tin tức mà chư vị thu thập sẽ sai.
V: Thưa xin Sư Phụ giảng về các học viên làm việc trong thời báo Ðại Kỷ Nguyên và chỉ đạo cho chúng tôi làm thể nào để tiến tới khá hơn.
Ð: Bất cứ điều gì chư vị làm, khởi đầu luôn luôn chư vị sẽ kinh nghiệm áp lực và thiếu kém trong 3 phương diện: nhân lực, tài liệu, và tài nguyên. Dù sao đi nữa, tất cả chư vị đều là đệ tử Ðại Pháp, chư vị đã đạt điều mà người thường không có được. Bởi vì chư vị đã bắt đầu [dự án này], tôi chắc chắn là chư vị sẽ làm khá, chư vị cần phải hợp tác với nhau và tạo một con đường riêng của chư vị. Tôi mong chờ tin tức tốt [của sự tiến triển của chư vị]. (Vỗ tay)
V: Từ khi thời báo Ðại Kỷ Nguyên trở thành một diễn đàn và tạo thuận tiện cho Chín Bài Bình Luận, tôi cảm thấy sự quan trọng trong việc điều hành cơ sỡ truyền tin cho tốt. Chỉ khi nào chúng tôi có căn cứ hoạt động mạnh mẽ hơn thì tiếng nói của thời báo Ðại Kỷ Nguyên sẽ mạnh mẽ hơn. Hiện nay khi tôi nghe Sư Phụ giảng về các loại hình thức tu luyện như thế nào, tôi cảm thấy sự phát triển của kỹ năng chuyên nghiệp là liên quan đến sự đề cao trong tu luyện. Ðiều đó áp dụng cho báo cáo về tin tức, đặt phát họa, điều hành kế toán v..v. Thưa tôi có thể hỏi Sư Phụ chỉ đạo cho chúng tôi thêm về việc điều hành truyền tin và làm sao cho khá hơn được không?
Ð: Cũng như tôi đã giảng vừa qua, nếu chư vị muốn làm khá hơn thì chư vị phải cộng tác và hợp tác với nhau cho tốt, phải có trách nhiệm và châm chú thực thi công tác, qua nổ lực tập thể thì cơ sỡ truyền tin sẽ nổi bật lên. Nếu tất cả chư vị làm tốt, cơ sỡ truyền tin sẽ tốt, và tác dụng trong việc cứu độ chúng sinh sẽ to hơn. [Qua truyền tin] mà bao nhiêu người được cứu độ, thì chư vị cũng có phần trong đó bởi vì tiếng nói tập thể của chư vị, tiếng nói của mọi người có liên hệ trong việc điều hành tờ báo này.
V: Thay mặt cho đệ tử Ðại Pháp ở Quận Yunnan, Trung Hoa Lục Ðịa, kính chào Sư Phụ.
Ð: Cám ơn. (Vỗ tay)
V: Thưa tôi làm trong dự án truyền tin, và tôi thường nhận thấy rằng chúng tôi thiếu tài nguyên, như là thiếu sót về thể thức tiêu chuẩn điều hành hay là thiếu tiền, và không liên hệ với nhiều học viên để nhiều người tham gia. Chúng tôi vẫn cứ ở trình độ hội thảo [thay vì một công sở quan trọng]. Thưa làm sao chúng tôi vượt qua được?
Ð: Kỳ thực đó là tình trạng mà chư vị đang đối diện hiện nay. Nếu chánh niệm của chư vị mạnh, tích cực cộng tác và hợp tác, tiến bước trên con đường của chư vị một cách chân chánh, thì mọi sự sẽ khá hơn. Các học viên ở Trung Hoa Lục Ðịa tình hình của họ còn khó khăn hơn nữa. Trung tâm sản xuất tài liệu của họ là ở nhà, vậy mà họ chạy khắp nơi. Nói một cách khác, mỗi người có con đường riêng của họ. Mỗi một người hay là một nhóm, cộng tác và phối hợp với nhau riêng rẽ, cũng là đang tiến bước trên con đường của chính họ. Có phải theo tôi giảng vừa qua rằng về hình thức tu luyện của chúng ta, Ðại Ðạo không có hình thức phải không? Ðiều này cũng áp dụng cho những gì chư vị làm trong việc giảng rõ sự thật. Chứ không phải trường hợp mà mọi người cần có mệnh lệnh và cần có phụ đạo trưởng, không phải thế. Ngoài những trường hợp đặc biệt mà chư vị cần phải làm việc gì đó chung với nhau, cần phụ đạo trưởng hướng dẫn trong việc phối hợp, mỗi một người phải tự mình tiến bước trên con đường của chính cá nhân mình. Nếu tất cả đều phải tổng hợp và mọi người phải làm chung với nhau, nếu tất cả là do phụ đạo trưởng quyết định và mọi người thể theo vị ấy mà thực thi cùng làm chung việc, người phụ đạo trưởng đó tu luyện gì, thì chư vị không khác chi là chúng sinh trong thế giới của vị ấy. Tôi không muốn điều đó cho chính chư vị. Tôi muốn mỗi một đệ tử Ðại Pháp đều phải thành Vương. Mỗi một người phải tự mình tiến bước trên chính con đường của cá nhân mình, và mỗi một người phải tự mình chứng thực và tự mình đạt Viên Mãn. (Vỗ tay)
Giảng điều này, tôi muốn nhắc nhở tất cả chư vị, đây không có nghĩa là chư vị không nên nghe lời của người khác nữa [trong tu luyện], bởi vì bây giờ Sư Phụ bảo rằng tất cả mọi người tự mình tiến bước trên con đường của chính mình. Khi cần phối hợp toàn diện, thì chư vị phải hợp tác cho tốt. Vì thế, người phụ trách của các vùng khác nhau cần phải đãm trách vai trò của mình với lý trí và minh bạch rõ ràng. Lúc nào cần, thì tất cả chư vị phải cộng tác với những người phụ trách đó.
V: Tôi làm trong một nhà ăn và thông thường có rất ít thì giờ để làm việc giảng rõ sự thật. Tôi đến tập và giúp thời báo Ðại Kỷ Nguyên chỉ trong cuối tuần. Thưa tôi có được xem là đệ tử Ðại Pháp chân chánh tu luyện hay không?
Ð: Nếu căn bản hằng ngày chư vị dùng môi trường trong công việc làm của chư vị, hay là khi chư vị liên lạc với con người thế giới chư vị cũng vẫn còn nhớ giảng rõ sự thật và cứu độ chúng sinh, và làm những gì đệ tử Ðại Pháp phải làm, nếu chư vị lúc nào cũng học Pháp và làm tất cả 3 điều [mà tôi đã đề ra] cho tốt, thì chư vị là đệ tử Ðại Pháp. (Vỗ tay)
V: Vừa qua có nhiều học viên lớn tuổi ở vùng Vịnh lần lượt từ trần, không đạt đến cuối cùng. Họ sẽ trở về vị trí nào thưa Thầy?
Ð: Kỳ thực thì tôi đã giảng điều này trong đoạn đầu trong quyển sách Chuyển Pháp Luân. Một số học viên không siêng năng, nhưng thời gian mà họ phó xuất học Ðại Pháp cũng không vô ích, và thời gian phó xuất vào việc Ðại Pháp cũng thế. Tuy nhiên họ phó xuất bao nhiêu thì họ nhận được bấy nhiêu. Ngoại trừ những ai rời bỏ Ðại Pháp, nhất là những người rời bỏ Ðại Pháp trong khi Ðại Pháp bị bức hại; nếu họ từ trần, [những gì tôi giảng] không áp dụng cho họ. [Tại vì] không còn hy vọng.
V: Tôi cảm thấy khó nói hơn, về sự kiện liên quan đến Chín Bài Bình Luận và việc ly khai khỏi Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, so với thời gian trước đây khi tôi giảng rõ sự thật về Ðại Pháp. Tôi thường sợ khi phải nói về 2 đề tài này cùng lúc. Tôi không biết tôi bị kẹt ở chỗ nào.
Ð: Chư vị bị kẹt là do sự hiểu biết của chính chư vị. Chính cá nhân chư vị cũng không hiểu chúng ta làm Chín Bài Bình Luận để làm gì, hay là ít nhất chư vị chưa hiểu sự việc rõ ràng. (Thầy cười) Tại sao đệ tử Ðại Pháp phát Chín Bài Bình Luận? Chư vị nghĩ rằng giảng về Chín Bài Bình Luận hình như là làm chính trị, và chỉ nói về sự kiện Ðại Pháp bị bức hại thực sự là nói về Ðại Pháp. Thực tế thì trước đây khi chư vị [đơn thuần] chống lại cuộc bức hại này và giảng rõ sự thật về Ðại Pháp, có phải là có nhiều người nói chúng ta làm chính trị không? Mục đích của chư vị phát Chín Bài Bình Luận là để vạch trần và để chấm dứt cuộc bức hại của cái Ðảng độc ác kia, thay vì lật đổ cái Ðảng độc ác kia. Miễn là cuộc bức hại này tiếp diễn, đệ tử Ðại Pháp sẽ tiếp tục phát Chín Bài Bình Luận, cho đến cuối cùng cái Ðảng Cộng Sản Trung Quốc tà ác kia tan rã ra và cuộc bức hại này chấm dứt. Thì có phải là điều đó sẽ giúp cho chư vị hiểu nguyên nhân chân chánh và có tự tin [để làm việc này không]?
V: Ðệ tử Ðại Pháp gửi lời kính Sư Phụ.
Ð: Cám ơn tất cả. (Vỗ tay) Khi các đệ tử Ðại Pháp gửi lời kính Sư Phụ, bọn quỷ xa tăng đó ngồi trong phòng của nó ở Shanghai kinh sợ.
V: Ðệ tử Ðại Pháp nhát về vấn đề làm sao công ty bỏ tiền quảng cáo. Ðiều này cho tà ác nguyên nhân để chận đứng lợi tức của chúng tôi hay không?
Ð: Không, nó không làm được. Ðể tôi giảng cho chư vị, thời báo Ðại Kỷ Nguyên là một cơ sở truyền tin có uy thế ở nước Mỹ. Tất cả mọi người, không kể là ai, nhất là người Hoa, họ muốn biết về thời báo Ðại Kỷ Nguyên và muốn biết về tin tức từ thời báo Ðại Kỷ Nguyên. Tất nhiên, trên con đường sẽ có người chống lại, nhưng trong khi giảng rõ sự thật nhiều hơn và giảng rõ tận tường hơn, thì nhiều người sẽ thay đổi. Cơ sỡ truyền tin, tức là thời báo Ðại Kỷ Nguyên, đã trở thành tờ báo quốc tế duy nhất trên toàn cầu. Trường hợp là như thế rồi.
V: Tôi cảm thấy càng ngày tôi càng không còn đủ thì giờ. Thưa Sư Phụ, chúng tôi phải làm sao về điều này với chánh niệm? Chúng tôi có thể phát chánh niệm để kéo dài thời gian ra không? (Khán giả cười)
V: Ðiều đó thì khó làm và chư vị cũng chưa có khả năng. Ðó là vì quá trình Chính Pháp tiến nhanh hơn, thời gian cũng phải tiến nhanh hơn. Nói một cách khác, khi Chính Pháp xúc tiến nhanh hơn, các thiên thể cũng thể theo đó mà di chuyển và xoay chuyển nhanh hơn, toàn bộ vũ trụ cũng thế. Ðó là tại sao sự việc này đang xảy ra trên diện to lớn khổng lồ thế này. Nhưng không kể điều đó, bởi vì Chính Pháp cũng đã dự tính điều đó rồi, những gì tất cả đệ tử Ðại Pháp có thể làm được đó là khả năng tối đa của chư vị. Sự thực thì chư vị sẽ cảm thấy thời gian rất ngắn. Ðôi khi, lúc thức dậy vào buổi sáng, bận làm vài việc gì đó, trước khi chư vị nhận thức thì đã tối rồi. [Chư vị tự hỏi,] tại sao thời gian quá ít vậy? Kỳ thực là đúng thế. Nhân loại không có khả năng theo kịp bởi vì Chính Pháp đang xúc tiến ở một tốc độ rất cao. Nhiều người trong chúng ta nhớ trong quá khứ, chúng ta luôn cảm thấy một ngày quá dài. Khi tôi còn bé, tôi thường nghe người khác nói rằng, tại sao trời chưa tối? Mọi người làm việc mõi mệt sau một ngày làm việc, họ cảm thấy một ngày quá dài và họ lúc nào cũng làm việc. Hiện tại thì khác. Hiện tại người ta nói rằng trời tối trước khi họ có cơ hội làm gì. Ðó là điều khác biệt to lớn nhất mà nhân loại có thể cảm nhận được.
V: Thưa tôi thọ Pháp vào năm 1998, và đây là lần đầu tiên tôi hỏi Sư Phụ một câu hỏi tại buổi chia xẽ kinh nghiệm. Thưa Sư Phụ, tôi đã làm nhiều việc trong vài năm qua, tuy thế tôi cảm thấy tôi không có gì chia xẽ khi mọi người chia xẽ kinh nghiệm. Có phải là tôi chưa học Pháp khá hay là chánh niệm của tôi chưa đủ?
Ð: Có lẽ đó là một vấn đề cá nhân. Nếu chư vị không có gì để nói, thì bỏ nhiều thì giờ hơn để nghe. Tìm xem có thiếu sót gì giữa chư vị và người khác và so sánh xem. Chia xẽ kinh nghiệm với nhau mang lại một môi trường mà các đệ tử Ðại Pháp cùng thăng tiến và đề cao. Một chút thời gian đó [để dành cho mục đích đó] trong khi chư vị tu luyện trong thế giới con người, là một môi trường cho các đệ tử Ðại Pháp gặp nhau, một môi trường tu luyện. Chư vị bỏ nhiều thời gian trong xã hội người thường và tu luyện trong thế giới con người, và chư vị cũng không rời xa thế tục. Ðó là tại sao một chút thì giờ này là quý báu và hạn hẹp đối với đệ tử Ðại Pháp.
V: Các bài kinh nghiệm nợp qua mạng lưới bị tà ác ngăn chận, và chúng đang kiểm soát [người ta vào] mạng lưới. Chúng tôi có thể làm một mạng lưới khác ở bên Mỹ hay không? Thưa Sư Phụ, xin chỉ đạo chúng tôi về việc này, và nhất là ý kiến về việc dùng mạng lưới này để bỏ Chín Bài Bình Luận mà đã được phiên dịch ra ngôn ngữ khác.
Ð: Ðược, chắc chắn là chư vị có thể làm. Chư vị phải tìm cách để giải quyết vấn đề này. Có rất nhiều mạng lưới hiện nay và các đệ tử Ðại Pháp đang điều hành một số. Tất cả đều mang tác dụng hữu hiệu.
V: Sau khi Chín Bài Bình Luận được ấn hành tôi cố gắng rất nhiều để phát ra. Trong thời gian đó vợ tôi gây cho tôi nhiều khó khăn. [Tầng thứ] của tôi bị rơi xuống và tôi bị bệnh nghiệp rất nặng. Hiện nay đôi lúc [bệnh nghiệp của tôi] lại tái phát, và tôi thấy đau khổ mà vợ tôi mang đến cho tôi rất khó khăn. Tôi muốn vượt qua khảo nghiệm này càng nhanh càng tốt.
Ð: Giải quyết với tất cả những gì chư vị đang đương đầu với tư cách của một người tu luyện, thì chư vị sẽ có thể vượt qua bất cứ điều gì. (Vỗ tay) Chư vị phải tự hỏi: nếu một vị Thần phải đối diện với sự khó khăn này, vị ấy phải làm sao? Khi chư vị không thể vượt qua được, đó là điều mà chư vị nên suy nghĩ. Cứ cố gắng để vượt qua và theo cách ấy mà làm, thì xem điều gì sẽ xảy ra.
V: Thưa các học viên người Tây Phương sống ở nước Mỹ có cần phải ly khai khỏi Ðảng hay không?
Ð: Ðó không phải là điều quan trọng. Sự thực thì rất nhiều học viên đang ly khai, giống như những người ở các quốc gia đã từng cư ngự ở vùng Trung Âu. Bởi vì bây giờ họ là đệ tử Ðại Pháp, họ ly khai hay không thì không phải là điều quan trọng, mà tác động tâm lý của việc họ ly khai khỏi Ðảng Cộng Sản Trung Quốc tà ác kia là quan trọng.
V: Thưa Thầy vừa giảng là đừng nên nói về những gì ở tầng thứ quá cao trong khi giảng rõ sự thật. Ðó có nghĩa là trong các bài truyền tin, chúng tôi nên tránh không dùng những câu như là "cái hồn ma của Chủ Nghĩa Cộng Sản" và "chư Thần muốn tiêu diệt cái Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đó, phải không?
Ð: Ðó không phải là vấn đề, những điều đó không phải là quá cao tầng. Nói về "cái hồn ma của Chủ Nghĩa Cộng Sản" thì không là quá cao tầng. Tôi đã mang nó ra ánh sáng và dần dần giảng nghĩa rõ ràng về điều này. Chín Bài Bình Luận cũng có đề cập đến. Vấn đề về "chư Thần muốn tiêu diệt cái Ðảng Cộng Sản Trung Quốc" cũng dúng và là sự thật. Khi chư vị nói về điều này, con người sẽ có khả năng cảm nhận được, bởi vì họ cũng có phần biết phần lý trí của họ. Khi tôi nói về con người không thể chấp nhận nếu chư vị nói ở tầng cao quá, là tôi nói những điều trong tu luyện, bởi vì nguyên lý tu luyện so với nguyên lý của con người thì đảo ngược. Trong khi con người cảm thấy sống một cuộc sống thoải mái là điều tốt, người tu luyện tin rằng, để cho họ đề cao, sự việc đảo ngược lại là điều tốt. Có phải đó là một ví dụ của nguyên lý chân chánh và nguyên lý đảo ngược lại cùng hiện hữu với nhau không?
V: Làm sao chúng tôi biết được lợi thề nguyền lịch sử vĩ đại của chúng tôi? Khi tôi đọc sách Chuyển Pháp Luân và học Pháp, tôi có thể nhớ [những gì tôi đang học], nhưng vừa khi quay ra và trở thành người thường thì tôi đã quên rồi.
Ð: Khi chư vị trở thành người thường, tất nhiên chư vị không được nhớ Pháp. Chư vị nên nói rằng vừa khi chư vị liên hệ với xã hội người thường, thì chư vị quên rằng chư vị là người tu luyện. Ðây có lẽ là vì chư vị thiếu chánh niệm. Không cần thiết là chư vị nhớ rõ lời thề nguyện vĩ đại nào mà chư vị đã thệ nguyện trong quá khứ, và chư vị cũng không nên quan tâm đến điều đó. Hôm nay chư vị là người đã thọ Pháp và là một người tu luyện, chư vị cần phải làm những gì đòi hỏi nơi người đệ tử. Chư vị nói rằng chư vị không thể nhớ Pháp mà chư vị đã học, không sao cả. Ví dụ như chư vị không nhớ sau khi đọc lần thứ nhất và chư vị cũng vẫn không nhớ sau đọc lần thứ nhì, thì chư vị nên chú tâm vào việc học Pháp, chắc chắn chư vị sẽ vượt qua. Nếu chư vị cố gắng hết mình và cũng vẫn không nhớ, thì đó là một khảo nghiệm đang đặt ra trước mặt chư vị. Nếu không phải là trường hợp đó, và chư vị không nhớ bởi vì không chú ý đủ, thì điều quan trọng là chư vị phải siêng năng hơn.
V: Ðệ tử Ðại Pháp ở đô thị Shenyang gửi lời kính Sư Phụ. (Thầy: Cám ơn tất cả) Sư Phụ giảng trong quyển sách Chuyển Pháp Luân rằng Sư Phụ sẽ bảo hộ mỗi một đệ tử cho đến khi người đệ tử đó có khả năng tự bảo hộ lấy mình. Tuy nhiên, nhiều đệ tử không đi hết hành trình mà Sư Phụ đã an bài, họ đã chết vì bị tà ác bức hại. Có phải các đệ tử mà đã qua đời đó, sự tu luyện của họ là vô ích phải không?
Ð: Nếu mỗi một đệ tử Ðại Pháp có thể suy nghĩ và chân chánh hành động khi thực thi sự việc và có thể dùng chánh niệm mà suy xét sự việc trong bất cứ hoàn cảnh nào, không ai trong chư vị sẽ sợ hãi khi bị bức hại. Nếu chư vị làm được như thế, ai dám bức hại chư vị! Nếu một người hoàn toàn [đồng hóa] trong Pháp, thì không ai có thể đụng đến họ cả. Thì đó có phải là [chư vị] có khả năng tự bảo hộ chính mình hay không? Còn về các cựu học viên [bắt đầu học] trước khi cuộc bức hại này xảy ra, tôi đã đẩy tất cả chư vị lên đến vị trí của chư vị rồi. Miễn là chư vị thực thi sự việc với chánh niệm và chánh hành, thì chư vị hoàn toàn có thể tự bảo hộ chính cá nhân mình, và điều này cũng áp dụng cho các học viên mới, tham gia trong thời gian sau này. Chỉ có là một số học viên đơn thuần không giữ chánh niệm. Tất cả đã được an bài cho họ, vậy mà khi bị bức hại họ cũng vẫn còn dùng tư tưởng con người mà suy xét sự việc và cũng vẫn còn [ôm giữ] một khối ràng buộc chấp chước to lớn. Sư Phụ phải làm sao đây? Tôi có nên làm tất cả những gì mà chư vị phải làm trong việc chứng thực Pháp không? Thì đó là chư vị đang tu luyện hay là Sư Phụ đang tu luyện? Ðể tôi nhắc lại một lần nữa: Sư Phụ bảo hộ đệ tử Ðại Pháp, chứ không phải bảo hộ người thường, trong cuộc bức hại này.
Tôi đã giảng những điều này rất rõ ràng trong rất nhiều bài giảng Pháp. Nếu chư vị là một học viên vừa đến từ Trung Hoa Lục Ðịa, thì nên tìm các bài giảng Pháp mà tôi đã giảng trước đây vài năm mà đọc, bởi vì phải tốn thì giờ rất lâu để diển giải qua nhiều chi tiết. Nhiều điều rất là phức tạp. Các yếu tố quá khứ của mỗi một cá nhân, lẫn cả các yếu tố do thế lực cũ an bài, không có liên quan ở đây.
Trước đây tôi cũng có nói đùa với chư vị, rằng tất cả các nhân vật nổi tiếng và lỗi lạc trong quá khứ là đệ tử Ðại Pháp. Các đệ tử Ðại Pháp quá vui mừng khi nghe điều này và nghĩ "Tất cả chúng tôi điều là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử!" Nhưng nhiều nhân vật lịch sử đó đã lấy rất nhiều mạng sống. Một số đệ tử Ðại Pháp đã từng là kẻ cướp và trộm trong lịch sử, và một số còn phạm tội ác kinh hoàng. Tất nhiên, các đệ tử Ðại Pháp, vì hiện thời chư vị đang tu luyện, Sư Phụ có thể hài hòa và thiện giải những điều đó, và lo tất cả điều đó cho chư vị. Tuy nhiên tu luyện là thiêng liêng và nghiêm túc. Sư Phụ sẽ thiện giải những điều đó và thực sự đã giải quyết các món nợ của chư vị cho chư vị; tuy nhiên với vấn đề quan trọng như thế, trong khảo nghiệm sinh và tử, người tu luyện không theo tiêu chuẩn cao có được không? Các học viên mà không kiên trì thì sẽ khó vượt qua được. Bị quá nhiều nợ to lớn như thế, trong giờ phút sinh và tử, chư vị có được phép vượt qua không, [nếu] chư vị không có chánh niệm? Khi một số trong chư vị học viên ở Trung Hoa Lục Ðịa bị bức hại đến độ mà chư vị không còn nhận thức được chính mình là đệ tử Ðại Pháp nữa; đầu của chư vị đầy tư tưởng của người thường. Trong khi bị bức hại, chư vị bị ràng buộc chấp chước vào cuộc sống thoải mái của người thường. Thì làm sao chư vị được xem là Thần? Làm sao nợ mà chư vị thiếu từ trong quá khứ được giải trừ cho? Làm sao chư vị [được phép] vượt qua các khảo nghiệm một cách dễ dàng như thế? Có nhiều nguyên nhân khác và các yếu tố khác mà chư vị không được thể theo cách của con người mà nghĩ thế này "Họ đã tu luyện khá lâu rồi, không lẽ họ tu luyện cũng như không hay sao? Họ bị giết bởi vì cuộc bức hại này, được như thế sao? Có phải là Sư Phụ bảo hộ đệ tử Ðại Pháp? Họ không được bảo hộ sao?" Có, tôi bảo hộ đệ tử Ðại Pháp. Nhưng đến cả trong tíc tắc sinh tử đó mà họ cũng vẫn không tự xem mình là đệ tử Ðại Pháp, và cũng không còn nhớ rằng họ còn có tôi, là Sư Phụ của họ. Trong tâm của họ nghĩ "Nếu tôi chết đi, ý nghĩa của cuộc đời của tôi có ích lợi chi? Ai sẽ chăm sóc con cái của tôi? Vợ của tôi sẽ lập gia đình trở lại không?" Khi họ bị bức hại trầm trọng, họ cũng không gọi cầu cứu với Sư Phụ, thay vào đó họ lại gọi mẹ của họ, hay lại còn kêu Trời kêu Ðất. Khi tôi tìm cách chận đứng sự bức hại này, thế lực cũ và chư Thần của vũ trụ tất cả đều nói: Ông phải kiên định trong cái lý của ông khi thực thi chính Pháp. Ông đang chính Pháp gì đây? Ông sẽ biến những gì không chân chánh thành Pháp chân chánh hay sao? Có phải đó là đệ tử của ông ở đằng kia hay không? Ông nhìn người ấy xem, họ có xem ông là Sư Phụ của họ không?" Người mà bị bức hại càng nghiêm trọng, tâm ràng buộc chấp chước khởi lên càng nhiều, thay vì càng kiên định vững vàng trong khi bị bức hại và duy trì chánh niệm cho mạnh hơn để chống lại bức hại. Chư vị nói xem, phải làm gì đây? Cho đến giờ phút mà vị ấy bị bức hại đến chết, vị ấy cũng chưa bao giờ tự xem mình là một đệ tử Ðại Pháp.
May mắn thay, Sư Phụ nhận thức [tất cả] những gì đệ tử Ðại Pháp đã làm. Sau khi chết đi vì bị bức hại, tôi nhận thức sự kiện rằng là vì vị ấy đã tu luyện trong Ðại Pháp cho nên vị ấy mới bị bức hại mà chết đi. Không tính phần vị ấy không vượt qua cái khảo nghiệm đó, cho nên tôi không để sự tu luyện của vị ấy trở thành vô ích đâu. (Vỗ tay) Ðó là tại sao tôi đã giảng rằng điều chờ đợi cho đệ tử Ðại Pháp, không kể là gì, chắn chắn là tương lai sáng lạng nhất và tốt nhất. (Vỗ tay) Những gì chư vị phải trải qua khi bị bức hại không so sánh được một chút với những gì chư vị được ban cho trong tương lai. Và đúng vậy, sự thật là thế lực cũ kia đã lợp dụng chỗ hở của một số học viên khá tốt và giết họ trong cuộc bức hại này. Ðiều này cũng có xảy ra ở vùng Vịnh, kỳ thực thì Sư Phụ rất đau lòng.
Tất nhiên, trong đề tài này, có rất nhiều yếu tố khác nữa. Miễn là người tu luyện có thể hành xử giống như một vị Thần, thì không ai sẽ dám bức hại mà giết vị ấy.
V: Chúng tôi phải xét thế nào về việc tặng quà cho người gát tù để giảm bớt đau khổ cho các thân nhân học Pháp Luân Công?
Ð: Không thể nói rằng đó là loại lỗi lầm to lớn. Chỉ có là chư vị nên cố gắng hành xử đường đường chánh chánh hơn một chút và làm khá hơn một chút. Nếu chư vị có thể giảng rõ sự thật với cai tù trưởng với chánh niệm thật mạnh và giảng rõ cho người ấy hiểu thì hây hơn là tặng quà. Nhưng đó là chỉ nói thôi, khi làm trong hoàn cảnh như thế.... câu hỏi là, chư vị có giữ được chánh niệm thật mạnh mẽ không? Chư vị có giữ được chánh niệm thật mạnh mẽ khi đối diện với áp lực của tà ác không? Ðó là một câu hỏi quan trọng. Rất khó khăn, nhưng khi chư vị thay đổi tình hình và suy nghĩ về vấn đề này, có phải là lịch sử con người đã được tạo ra cho hôm nay không? Có phải tất cả những gì đệ tử Ðại Pháp cần rèn luyện chính là để vượt qua tất cả những điều này không? Vì thế để chuyển từ một con người trở thành Thần, có phải là chư vị cần phải thể theo cách này mà vượt qua không? (Vỗ tay)
V: Ðại diện cho toàn thể đệ tử Ðại Pháp đội 8 tỉnh Liaoning, trại tù nữ , tôi xin gửi lời kính Sư Phụ.
Ð: Cám ơn! Lời này nghe như là đệ tử Ðại Pháp là "đội 8" của trại tù đó phải không. Chư vị phải nói rằng "đệ tử Ðại Pháp mà đang bị "đội 8" của trại tù bức hại." Chứ không phải là "đội 8" của chúng ta. Ðệ tử Ðại Pháp không chấp nhận những gì thế lực cũ an bài, nói chi đến việc nhận thức cuộc bức hại của cái Ðảng độc ác kia.
V: Vào ngày 5 tháng 6 năm nay, tôi đọc bài tuyên bố của hằng chục đệ tử trong tù đó, nguyện rằng họ sẽ kiên trì tu luyện trong Ðại Pháp và theo Sư Phụ cho đến cuối cùng. Xin Sư Phụ đừng lo.
Ð: Nếu những lời này mà nói ra trong 3 hay là 4 năm trước đây, kỳ thực thì tôi không thể an tâm, nhưng bây giờ thì tôi có thể an tâm. (Vỗ tay) Trước đây không rõ là đệ tử Ðại Pháp có vượt qua trong cuộc bức hại này hay không, và cũng không rõ bao nhiêu đệ tử sẽ vượt qua được. Ðến cả chư Thần cũng phải bảo hộ cho họ và Sư Phụ phải trong nôm và bảo hộ họ, trong khi bị bức hại đệ tử Ðại Pháp thực sự có chánh niệm và chánh hành như chư Thần không? Vượt qua được hay không là còn tùy vào chánh niệm kiên định và vững vàng tin tưởng vào Ðại Pháp. Sư Phụ có thể lãnh hết đau khổ cho chư vị, và tôi còn có thể thay thế chư vị mà lãnh chịu các đau khổ đó, nhưng chư vị có kiên tâm chân chánh khi bị áp lực thảm khốc và khắc nghiệt không? Chư vị có xem chư vị là một vị Thần hay là một con người? Chư vị có nắm vững chánh niệm không? Tất cả những điều này là còn tùy vào chư vị, còn tùy vào chính cá nhân chư vị.
V: Thưa Sư Phụ, có một chiều hướng khác biệt giữa các học viên về tầng thứ, và một số học viên liên tục bị bệnh nghiệp can nhiễu, qua một thời gian lâu rồi mà cũng không thể vượt qua được. Làm sao chúng tôi có thể đề cao toàn diện?
Ð: Tôi đã giảng điều này rất nhiều lần trước đây, và nhiều học viên kỳ thực cũng đã hiểu rồi. Khi các học viên bị bệnh nghiệp rất nặng, chắc chắn là có hai lý do. Một là người ấy thể hiện trạng thái bệnh đó và để xem mọi người chung quanh suy xét như thế nào. Ðó là để xem tâm của chư vị ra sao và để xem tâm của chư vị có bị lay chuyển hay không. Có phải thế không? Nếu mọi người bị lay chuyển và nghĩ "Ô, vị này tu luyện khá tốt, làm sao lại bị thế này?", thế thì ràng buộc chấp chước khởi lên trong đầu của họ và tư tưởng con người hiện ra. Một số còn nghĩ "Nếu vị ấy trở thành thế này, thì vị ấy có vượt qua được không?" Các tâm ràng buộc chấp chước đủ loại hiện ra. Thế lực cũ sẽ cho rằng "Tôi làm thế là đúng lắm phải không? Nguyên nhân mà tôi khiến cho bệnh nghiệp của người ấy nặng là để thử xem họ có giữ chánh niệm hay còn có tư tưởng con người hay không. Chúng tôi làm thế là đúng quá phải không? Thấy chưa, có phải tư tưởng con người của đệ tử của ông vẫn còn phải không? Bao nhiêu tư tưởng con người của họ hiện ra, cho nên chúng tôi phải tấn công các tư tưởng con người đó. Thế thì chúng tôi sẽ gia tăng bệnh nghiệp của người này để xem họ vẫn còn tiếp tục tu luyện hay không."
Không kể điều gì xảy ra, không ai trong chư vị nên bị ảnh hưởng trong tâm của chư vị. Mỗi một học viên chỉ nên nghĩ rằng: Là một đệ tử Ðại Pháp và có thể giúp đở người ấy, không có gì mà phải lo. Ðến cả nếu chư vị không thể giúp người ấy, chư vị cũng phải dùng chánh niệm mà suy xét sự việc này. Tiếp tục làm bất cứ những gì chư vị cần làm. Ðừng bị ràng buộc chấp chước vào việc đó theo cách suy nghĩ của con người, đừng nghĩ xấu trong tâm của chư vị, hãy suy xét chân chánh về sự việc liên quan với tất cả vấn đề khác, đừng xem đó là quan trọng và phải thanh tịnh. Thế lực cũ lúc ấy sẽ không còn chú ý nữa và nghĩ "Mấy người này họ không bị lay chuyển. Nếu trong bọn họ không ai bị lay chuyển cả, thì [điều chúng tôi làm] có ích lợi gì đây?" Sau đó chúng sẽ không phá nữa, và tức khắc bệnh nghiệp của người ấy sẽ hết. Ðó là một trường hợp
Một nguyên nhân nữa là áp dụng cho chính vị ấy: người mà bị bệnh nghiệp này họ tu luyện có khá không? Trong trạng thái này họ có đủ chánh niệm để vượt qua không? Người ấy có xem chính cá nhân mình là một vị Thần hay là không một chút quan tâm đến điều đó? Hôm nay tôi đọc báo cáo ở trên mạng lưới Minh Huệ. Một học viên bị đánh đến độ mà chân của cô ấy bị đập vỡ ra từng mãnh và họ cũng không đặt xương của cô ta lại trước khi bọc cái khuôn vào. Cô ấy cũng không nghĩ rằng cô sẽ bị tàn tật là vì thế. Cô không quan tâm gì cả. Mỗi ngày cô cứ học Pháp, chánh niệm của cô [dần dần] mạnh lên. Khi cô có thể ngồi lên một chút, thì cô bắt đầu tập các bài công pháp. Bác sĩ bảo cô rằng xương của cô bị đập vỡ và bị nứt ra nhiều chỗ, và cái khuôn bọc chân đã bọc trước khi các mãnh xương được đặt lại. Người trong nhà thương tù đã chữa chân của cô như thế. Cô cũng vẫn không quan tâm và tự khuyên mình "Tôi muốn ngồi xếp bằng và muốn tập các bài công pháp." Cô cứ tự mình khuyên mình và cố gắng tập mặc dù rất đau. Theo thời gian, cô không còn thấy đau nữa khi cô ngồi tréo chân lại. Kết quả là cô đã bình phục. Bây giờ cô còn có thể nhảy lên nhảy xuống mà không hề chi, cô ấy trở lại như người bình thường. (Vỗ tay) Nếu chư vị có thể tự cá nhân mình hành xử như thế, thế lực cũ chắc chắn là không dám đụng đến chư vị. Học viên nào có thể làm được như thế thì sẽ vượt qua được khi bị khảo nghiệm. "Chánh niệm" là gì? Ðó chính là chánh niệm.
V: Một số đồng tu cho rằng Chín Bài Bình Luận mang sức mạnh của Pháp. Thưa có đúng không?
Ð: Ðúng. Còn về Chín Bài Bình Luận, tất cả chư vị biết về việc giảng rõ sự thật, cứu độ chúng sinh, và làm cho cái hồn ma tà ác của Ðảng độc ác kia tan rã có phải là những gì đệ tử Ðại Pháp cần làm không trong khi chứng thực Pháp và cần làm những gì đệ tử Ðại Pháp cần phải làm trong thời Chính Pháp phải không? Tất nhiên Chín Bài Bình Luận mang sức mạnh của Pháp. Nhưng chư vị không nên học những bài này như là Pháp. (Khán giả cười) Chỉ xem đó là tài liệu giúp con người hiểu rõ cái Ðảng tà ác kia là gì. Nhưng các học viên vẫn còn nhầm lẫn về điều này thì nên đọc thêm, sẽ có lợi cho chư vị. Tình hình là thế.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top