Pháp hội Houston năm 1996

Câu hỏi: Các bậc Giác ngộ không bị gây trở ngại lắm . Thầy đang truyền Ðại Pháp và còn có trách nhiệm với tất cả học viên. Chúng tôi diễn nghĩa ra sao về " không bị gây trở ngại lắm " ?

Sư Phụ: Nếu tôi cứu độ chư vị, không bị cản trở không còn là câu hỏi. Tôi đang lãnh tội lỗi cho chư vị và đôi khi tôi còn tiêu trừ nghiệp cho chư vị (vỗ tay). Cũng giống như Phật Thích Ca mâu Ni và Jêsu, phải không? Có người nói: Thưa Thầy, với các công năng lớn lao mà Thầy có, làm sao Thầy vẫn còn bị rắc rối? Kỳ thực, tất cả các rắc rối đó chính là của chư vị. Ví dụ, sau khi nghiệp của một số học viên được tiêu trừ, một chút rắc rối được chừa lại cho họ, và họ phải vượt qua được, nhưng họ cũng không vượt qua được. Nhưng chư vị không thể tiêu hủy một người bởi vì họ không vượt qua được phần khó khăn đó, vì thế tôi phải lãnh chịu phần đó cho họ; vì thế mà các rắc rối can nhiễu đến tôi.

Cứu độ con người là cực kỳ khó khăn và gian khổ. Tôi biết tại sao Jêsu đã bị đóng đinh vào thập tự giá. Tôi còn biết tại sao Thích Ca Mâu Ni không còn một chọn lựa nào mà chỉ phải nhập Niết Bàn, và tôi cũng biết tại sao Lão Tử phải nhanh chóng viết lại 5000 chữ và rời đi. Truyền chánh Pháp là cực kỳ khó khăn. Nếu một người truyền những gì không chân chánh thì không ai can nhiễu cả. Sau khi họ gây rối loạn, kỳ thực thì họ sẽ xuống địa ngục và bị hủy diệt, bởi vì họ đã tự làm hại chính mình.

Câu hỏi: Thưa, làm sao các thiên ma ở tầng thứ cao biết các tiểu và đại giác giả, và ai khống chế đám thiên ma này?

Sư Phụ: Thần thì có các chư Thần cao hơn nữa trông nom, và các chư Thần cao hơn nữa thì có chư Thần cao hơn nữa [trông nom]. Yêu ma là biểu hiện của các sinh mệnh chánh và tà trong vũ trụ. Hiểu biết ở các tầng thứ cao không giống như ở các tầng thứ thấp. Khi đạt đến tầng thứ La Hán, thì người tu không còn tất cả tư tưởng con người nữa. Sau khi một người mất đi và khi họ rời khỏi cái thân thể đó (nhục thể), tất cả những gì người ấy đã làm trong cuộc đời, lẫn cả những hành động đã làm lúc 3 tuổi, sẽ hiện rõ ra trước mắt, giống như là họ vừa làm một phút trước đó thôi. Ðó là vì khi chư vị rời khỏi không gian và thời gian này, thì sẽ khác với những gì tại đây trong không gian và thời gian này. Tất cả dường như sẽ giống như vừa làm trong tíc tắc qua. Lúc ấy, tất cả những gì một người làm trong cuộc đời, đúng hay sai, người ấy sẽ biết tất cả. Và lúc ấy họ sẽ hối tiếc. Lúc ấy bộ phận mà khống chế tư tưởng của họ không còn bị khóa lại nữa, nhưng tư tưởng của họ thì khác với trí tuệ của Phật bởi vì chư Phật có huyền năng to lớn hơn.

Câu hỏi: Thưa, Pháp Thân của Sư Phụ tạo ra để làm gì?

Sư Phụ: Các Pháp Thân là chính tôi. Nhiều người trong Phật Giáo tin về đốt nhang, niệm Phật, lạy, tụng kinh và cúng Phật mỗi ngày. Các nghi thức đó là cực kỳ trang nghiêm. Nhưng, nếu sau khi làm nghi thức đó xong, cũng lại theo lối cũ, thì cũng vô dụng. Con người không còn hiểu làm sao thờ phụng và sùng kính Phật nữa. Trong tu luyện người tu luyện nhận đau khổ làm niềm vui, loại bỏ đi các tâm chấp chước của chính mình, từ bi và ước nguyện thăng tiến, kiên trì thăng tiến trong tu luyện, tôi nói với chư vị rằng, làm như thế thì tôi vui mừng hơn là chư vị làm bất cứ nghi thức nào. Ðó là

vì tôi không đòi hỏi gì khác khi tôi truyền Pháp này. Tôi chỉ muốn là chư vị thọ được Pháp, điều tôi muốn chính là loại bỏ đi cái tình cảm người thường của chư vị, và cuối cùng cứu độ chư vị.

Tất nhiên, các Pháp Thân của chư Phật cũng cần thức ăn. Không phải giống như con người nói: Chư Phật không ăn. Có người nói chư Phật không ăn thóc lúa. Không kể là con người thực sự biết hay là chỉ giả vờ, tất cả các lời đó là đúng. Chư Phật không ăn thóc lúa của con người. Nhưng họ ăn thức ăn ở cảnh giới của họ. Chư Thần không chết vì đói nếu họ không ăn, nhưng họ sẽ bị đói và ốm đi, cho nên họ cũng phải ăn. Họ không ăn loại vật chất bên ngoài, ngược lại thì ăn các vật thể mà do các lạp tử vi quan hơn cấu kết thành. Ðốt nhang cũng có hiệu quả. Hiện tại nếu chư vị hỏi một hoà thượng tại sao ông muốn đốt nhang, ông sẽ nói đó là tỏ lòng tôn kính Phật. Nhưng tại sao đốt nhang là tỏ lòng tôn kính Phật? Chẳng phải là làm cái gì khác cũng có tác dụng hay sao? Kỳ thực, khói hương xuất ra từ nhang đốt cũng tạo ra vật chất. Và vật chất mà tạo ra khói không những chỉ là một loại vật chất bên ngoài: khói cũng có các hình thức vật chất khác. Chư Thần và Phật biến hóa ra vật thể từ những thứ đó, từ đó sẽ dùng để gia trì cho các đệ tử.

Câu hỏi: Pháp Thân và hiện thân ....?

Sư Phụ: Tôi chưa bao giờ giảng về hiện thân. Nhiều điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rất là chính xác, nhưng không phải tất cả những gì giảng trong Phật Giáo là lời nguyên thủy hay quan niệm nguyên thủy của Phật Thích Ca Mâu Ni. Kinh thư của Phật Giáo sau 500 năm sau khi Phật Thích Ca lìa đời thì mới được soạn thảo ra. Hãy suy nghĩ xem ... 500 năm, 500 trước đây cũng chưa có nước Mỹ. Nếu bây giờ mới soạn ra những gì đã giảng 500 năm về trước, thì những điều sai biệt giữa bản này và bản của thời đó to bao nhiêu? Môi trường, thời gian, địa điểm và tình huống mà những gì đã giảng [sẽ khác biệt], vì thế sẽ sai biệt rất nhiều. Pháp mà tôi truyền không phải là Phật Giáo. Tôi chưa bao giờ giảng về hiện thân; tôi chỉ giảng về Pháp Thân. Tôi phối hợp suy nghĩ của con người hiện đại và văn hóa của nhân loại hiện đại mà giảng.

Câu hỏi: Einstein cho rằng tốc độ ánh sáng là cố định. Thưa điều này có phù hợp với các không gian khác nhau không?

Sư Phụ: Lý thuyết mà Einstein hiểu ra là cái lý trong phạm vi của nhân loại. Hiện tại con người chỉ có biết cao đến đó mà thôi. Tuy thế khi chư vượt qua khỏi cảnh giới của nhân loại, chư vị sẽ phát hiện điều mà Einstein khám phá ra không còn tuyệt đối nữa, bởi vì các tầng thứ khác nhau có các lý khác nhau và hình thức vật chất khác nhau. Càng lên cao thì càng gần chân lý, càng cao hơn thì càng chính xác hơn. Khi tại các tầng thứ cao mà nhìn lại, hiểu biết nào ở dưới [tầng thứ đó] không có cái lý nào là căn bản của vũ trụ cả; hay là, ít nhất không chính xác với các lý căn bản. Người mà dám đi tìm hiểu cái chân lý thì dám đột phát qua các luật lệ do người trước đó đặt định ra. Nếu chư vị ở trong phạm vị của họ; tuy là chư vị đang nghiên cứu, nhưng chư vị cũng vẫn phải tuân theo các quy luật đó. Nếu chư vị đột phá qua các quy luật đó, thì chư vị đã bước một bước gần đến chân lý rồi.

Khi một người vượt qua khỏi sự hiểu biết hiện tại, thì họ sẽ phát hiện rằng sự hiểu biết trong quá khứ không còn là chân lý tuyệt đối nữa. Einstein nói rằng tốc độ ánh sáng là tốc độ nhanh nhất, nhưng tôi giảng cho chư vị biết rằng cùng một bề mặt này, sức mạnh tư tưởng của con người là nhanh hơn ánh sáng. Hơn nữa, đến cả tại các tầng thứ mà cao hơn vượt qua khỏi tầng thứ này, vì thời gian khác biệt, tốc độ thấp nhất [của tư tưởng] cũng nhanh hơn tốc độ nhanh nhất tại các tầng thứ thấp hơn. Sinh mệnh có tầng thứ và các tầng thứ khác nhau có hình thức thời gian và không gian khác nhau. Tất cả chúng sinh và vật chất bị chế ước bởi các thời gian và không gian khác nhau . Tầng thứ cao hơn thì tốc độ nhanh hơn; đó là nói rằng, tốc độ chậm nhất ở các tầng thứ cao còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng ở các tầng thứ thấp theo như sự hiểu biết của con người. Sức mạnh của Phật mạnh hơn của con người và ngay cả các chư Phật cao hơn cũng lớn rộng hơn, vượt xa tốc độ ánh sáng mà con người hiểu biết.

Tôi giảng về những điều này là để giảng cho tất cả chư vị rằng nhân loại có các lý của tầng thứ của nhân loại và thế giới vật chất mà nhân loại hiểu biết, nhưng đây cũng chỉ là hiểu biết của con người và tuyệt đối không phải là chân lý của vũ trụ. Ðừng xem là tuyệt đối, bởi vì đó cũng chỉ là hiểu biết tại tầng thứ này. Tại sao Thích Ca Mâu Ni giảng rằng không có Pháp nào là cố định? Và tại sao cuối cùng ông giảng "Tôi chưa từng giảng Pháp nào trong cuộc đời." Bởi vì khi ông khai ngộ, ông cũng vẫn chưa đạt đến cảnh giới Như Lai. Ông biết rằng ông đang tu luyện tiến lên trên, và chỉ vào lúc cuối, trong những năm cuối đời, thì ông đạt đến tầng thứ rất cao của Như Lai. Trong 49 năm truyền Pháp của ông, ông không ngừng truyền những hiểu biết của ông về vũ trụ từ thấp cho đến cao. Ông biết rằng những gì ông giảng trước đây không phải là lý cao nhất, và khi đề cao lên nữa, ông đạt đến tầng thứ cao hơn những gì ông vừa giảng trước đây. Ðến cả về sau đó, những gì ông giảng cũng không phải là lý tột cùng tối cao, cho nên ông biết rằng điều ông vừa giảng một lần nữa lại không đúng, bởi vì lại một lần nữa ông đề cao lên. Thích Ca Mâu Ni biết rằng Pháp mà ông giảng trong suốt cuộc đời không phải là Pháp cao nhất của vũ trụ, không phải là chân lý cao nhất của vũ trụ, cho nên trong những năm cuối đời ông giảng "Tôi không giảng bất cứ Pháp nào trong cuộc đời." Tuy thế ông cũng biết, mặc dù Pháp lý ở các tầng thứ khác nhau không phải là Pháp lý cao nhất, mà là các lý mà các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau phải tuân theo, nói một cách khác: đó là lý tại tầng thứ đó. Lý mà càng lên cao ở các tầng thứ khác nhau, thì càng gần với lý tối thượng. Nhưng chư thần trong vũ trụ không thể nhìn thấy Pháp lý tối thượng, cho nên chính họ cũng nói rằng không có Pháp nào là cố định.

Lý thuyết mà Einstein hiểu trên thực tế thì là chỉ là lý cao nhất nơi con người . Nếu Einstein có cơ hội để tiếp tục nghiên cứu, nếu ông có cơ hội để khám phá ra các lý cao hơn, thì ông sẽ lật đổ hiểu biết của chính ông ta. Và sự thực , ông đã khám phá ra là trong tôn giáo còn có hiểu biết cao hơn. Trong những năm cuối đời, tại sao Einstein tin tôn giáo và theo tôn giáo? Ðó là vì ông phát hiện rằng những gì các tôn giáo giảng là lý chân chánh, và chỉ lúc đó thì ông mới theo. Tại sao nhiều khoa học gia cuối cùng tin vào tôn giáo? Họ là những người tài năng trong khoa học... Nếu chư vị đi theo những khái niệm của khoa học kinh nghiệm tuyệt đối, thì không có ý nghĩa gì. Kỳ thực, chỉ có những người không đủ tài năng và những người mà chỉ xoay quanh các định nghĩa, mà những người khác đã đặt ra, đó là những người chỉ chống đối các định nghĩa trên danh từ chứ không phải bằng thực chất. Người mà thực sự có tài năng không để suy nghĩ của họ bị các định nghĩa hay kết luận nào giới hạn cả. Những người đó là những người thông minh thật sự.

Câu hỏi: Khi chúng tôi tập các bài công pháp và tư tưởng không tịnh, chúng tôi có thể niệm Chuyển Pháp Luân không?

Sư Phụ: Ðược chư vị có thể làm. Nếu chư vị muốn đạt được thanh tịnh tuyệt đối, lúc đầu khi tập các bài công pháp thì khó mà thanh tịnh được. Ðến cả khi đã tập một thời gian rồi, đạt được thanh tịnh hoàn toàn cũng khó. Tại sao? Hãy suy nghĩ, chư vị sống giữa người thường, tu luyện giữa người thường, và chư vị đang tu luyện chính mình. Và chính chư vị là người đang sống giữa người thường, chư vị phải ăn, phải sống nơi nào đó, phải mặc quần áo, có con cái trong gia đình đang học đại học, có người nhà bị bệnh hôm nay, ngày mai có chuyện khác xảy ra, chư vị hiểu, tất cả những thứ trong thế gian này đang can nhiễu chư vị, cho dù nếu chư vị không muốn nghĩ đến chư vị cũng sẽ nghĩ đến những điều đó. Chỉ trong tu luyện, nếu chư vị xem nhẹ những điều mà người thường bị ràng buộc dính mắc vào, thì chư vị mới đạt được [thanh tịnh]. [Xem nhẹ những thứ này] không gây rắc rối cho sự tu luyện của chư vị nơi người thường , cũng không gây rắc rối cho việc làm tốt hay sự học hành của chư vị. Ðó là nói rằng, đối với bất cứ điều gì chư vị đang làm, chư vị không bị ràng buộc dính mắc vào thành quả cá nhân của chư vị. Chư vị có thể đạt được từ từ, bởi vì ở giai đoạn ban đầu thì chư vị không thể làm được. Miễn là chư vị bỏ bớt đi các tình cảm người thường của chư vị, đến độ mà chư vị xem chúng rất nhẹ, và đến độ mà chư vị không còn bị ràng buộc dính mắc vào chúng nữa, lúc ấy tâm của chư vị sẽ tự nhiên tỉnh lặng.

Tôn giáo cũng thế không có phương thức để dạy người ta đạt được thanh tịnh. Có người nói rằng niệm "Phật A Di Ðà" thì có thể đạt thanh tịnh. Ðó là một loại hình thức tập luyện, nhưng khi họ niệm thì cũng vẫn không đạt thanh tịnh được. Khi niệm "Phật A Di Ðà", thì họ niệm làm sao? Phải nhất tâm niệm [cho đến độ mà] mỗi một âm của chữ "Phật A Di Ðà" hiện ra ngay trước. Kỳ thực là phải niệm cho đến khi nào tất cả sự vật đều trống rỗng và không còn gì hết; chỉ khi người đó đạt đến cảnh giới này thì họ mới thật sự thanh tịnh. Tuy thế trong quá trình, người ấy có thể chưa đạt đến cảnh giới đó và thường không thể đạt được nhất tâm chỉ qua một đêm thôi. Không thể thành tựu được ngay lúc khởi đầu. Ví dụ, có người miệng thì niệm Phật A Di Ðà, nhưng tâm của họ cũng vẫn nghĩ "Con trai tôi bị bệnh.... Thật sự ai đó đã lợi dụng tôi ... Bạn trai tôi thế nào rồi?" Nhưng miệng thì vẫn còn niệm Phật A Di Ðà. Với một khối tâm ràng buộc chấp chước to lớn như thế, một người có thể thanh tịnh được không? Ðó là nói rằng, khi chư vị tu luyện và khi chư vị càng xem nhẹ những thứ mà người thường bị ràng buộc chấp chước vào, tự nhiên chư vị sẽ đạt được thanh tịnh. Không thanh tịnh được bây giờ không phải là chướng ngại cho sự tu luyện và thăng tiến đề cao của chư vị, mọi người phải chú ý điểm này. Tuy thế các đường lối tu luyện khác thì chú trọng điểm này, đó là vì họ tu luyện phó nguyên thần và không cho chủ nguyên thần tham dự vào.

Họ chú trọng làm cho Thức Thần "tử" và hồn thì sống, và họ xem phó nguyên thần là linh hồn chánh. Thức Thần chính là chư vị, cho nên nếu Thức Thần của chư vị chết đi, thì chính chư vị thật sự chết đi, và nó sẽ lấy thân thể của chư vị. Pháp môn chúng tôi quy định là khi chư vị đạt thanh tịnh hoàn toàn, chư vị phải ý thức rằng chính chư vị đang tập luyện các bài công pháp và cũng vẫn còn một chút ý thức ở đó. Ðó không phải là một tâm ràng buộc chấp chước. Nếu chư vị không ý thức được chính mình, thì chư vị tu luyện cái gì đây? Một vị Phật mà không biết chính mình hay sao? Không phải như thế.

Câu hỏi: Thưa, người tu Pháp Luân Công chúng ta liên hệ thế nào với các người bạn Phật Giáo?

Sư Phụ: Tôi nói với chư vị rằng, chư vị không nên xem các tín đồ tôn giáo ngày nay là người tu luyện. Tôi nói với chư vị một sự thật là: Chư Thần và Phật tuyệt đối không chấp nhận các hình thức tôn giáo dưới đây, cũng không chấp nhập những người gắn chặt với tôn giáo. Các vị ấy chỉ chấp nhận tu luyện chân chánh, bởi vì tôn giáo là sản phẩm của thế hệ sau này. Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ông không lập ra tôn giáo. Thích Ca Mâu Ni lập ra hình thức tu luyện chung. Ðể giữ cho người tu không bị ràng buộc chấp chước vào điều gì, ông dẫn các đệ tử rời khỏi gia đình và đi thiền định trong núi rừng hay các hang động. Chính là thế hệ sau này đã lập ra các hình thức tôn giáo, và chính con người trong xã hội gọi đó là tôn giáo. Con người ngày nay không hiểu và đã đổi [đường lối tu luyện của Thích Ca Mâu Ni] thành một loại hình thức tôn giáo. Còn về tôn giáo, chư Thần và Phật không chấp nhận tôn giáo. Không phải là một khi chư vị được rửa tội hay được nhận vào một tu viện, thì chư Thần và Phật chấp nhận chư vị; chỉ có con người mới làm như thế. Và không phải là một khi chư vị được rửa tội hay được nhận vào một tôn giáo nào thì chắc chắn chư vị sẽ được lên thiên giới; không phải một khi chư vị quy y theo Phật Giáo thì chư vị sẽ thuộc về Phật Gia. Chư Phật xem một người có thành thật khi họ nguyện hay không, và người ấy có chân chánh tu luyện hay không. Chư Phật không chấp nhận hình thức; chỉ có tôn giáo mới chấp nhận những thứ đó.

Còn về các người bạn tu Phật Giáo, cứ xem họ là người bình thường; người ta có thể tin tưởng cái gì họ muốn. Bởi vì chư vị đang tu luyện giữa người thường, chắc chắn là chư vị có liên hệ với người khác. Ðến cả nếu họ có tín ngưỡng nào đó, họ cũng không có cách để đạt được tu luyện chân chánh, cho nên cứ đối xử với họ như những người bạn bình thường, có thế thôi.

Câu hỏi: Từ khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, tôi không muốn đọc sách ở trong trường nữa, và tôi chỉ muốn thành tâm tu luyện.

Sư Phụ: Tôi sẽ giảng về điều này từ hai gốc độ. Một là có thể sự hiểu biết của vị này rất cao và căn cơ rất tốt. Vị này thọ Pháp tại chỗ và tức thì nhận ra Pháp là gì, và trong tu luyện thì vượt qua rất nhanh. Bởi vì căn cơ và hiểu biết cao, vị này có thể buông bỏ nhiều tâm ràng buộc chấp chước, và thực chất cuộc đời của vị này đã không bị phai mờ; chỉ có phần bên ngoài của vị ấy bị nhiễm ô bởi thế tục này thôi. Một khi sự nhiễm ô ở bên ngoài được gỡ bỏ đi, thì vị ấy sẽ nhìn thấy chân lý của Phật Pháp, bởi vì từ ban đầu vị ấy không bị ràng buộc chấp chước vào những thứ của con người. Người loại này được xem là loại tương đối tốt mà tôi vừa giảng qua.

Một tình huống nữa là căn cơ của một người khá tốt và trong tu luyện họ biết Ðại Pháp tốt, nhưng họ vẩn chưa hoàn toàn và chưa đủ lý trí hiểu được tiêu chuẩn đòi hỏi cho tu luyện Ðại Pháp. Loại tình huống này cũng có thể xảy ra cho những người bị ảnh hưởng bởi các phương cách tu luyện khác trong quá khứ hoặc bởi các hòa thượng hay là ni cô.

Không kể là trường hợp nào, chư vị không thể đi sang cực đoan. Tôi bảo chư vị tu luyện giữa người thường chính là do phương thức tu luyện của Ðại Pháp quy định. Hơn nữa, Ðại Pháp đòi hỏi người tu luyện ở bất cứ nơi nào cũng phải tu luyện xuất sắc. Nếu chư vị là một học viên, thì chư vị phải học giỏi trong các môn học của chư vị; nếu chư vị là một thành viên của xã hội, chư vị phải làm việc tốt, đồng thời chư vị còn là người tu luyện.

Câu hỏi: Thưa, tôi đã học Pháp và tập các bài công pháp một năm rồi, nhưng tôi cũng vẫn còn nghiệp tư tưởng. Tôi lo lắng muốn biết: tôi phải làm gì đây?

Sư Phụ: Các học viên chúng ta tất cả đều khá tốt. Kỳ thực thì, có thể nhận ra thiếu sót của chính mình có nghĩa là chư vị đang tu luyện. Tôi hiểu người này nói gì. Vừa qua tôi giảng cho chư vị một điều, tức là khi chư vị đến học Pháp Luân Công, tôi sẽ thanh lọc thân thể cho chư vị, trên căn bản là tôi thanh lọc toàn bộ cái lớp phân tử lớn nhất mà tạo nên phần bên ngoài của con người, lẫn cả phần tư tưởng của chư vị. Nhưng tôi vẫn muốn giữ lại một phần để giúp chư vị sống giữa người thường và duy trì trạng thái tu luyện của chư vị giữa người thường. Ý tôi nói là, khi một người không còn cảm giác của con người, họ không thể sống trong thế gian này. Không còn những thứ của con người chư vị cũng không còn muốn ở nơi con người nữa, dù chỉ là một phút thôi. Tôi nói cho chư vị biết là để cho chư vị không khởi thêm tâm ràng buộc chấp chước nữa và phải nỗ lực hết sức để buông bỏ đi các tâm ràng buộc chấp chước của con người mà chư vị đang có.

Kỳ thực, giảng từ một gốc độ nữa, tôi có thể hoàn toàn loại bỏ đi tất cả các tư tưởng đó của chư vị, loại bỏ đi các tư tưởng xấu của chư vị, và trực tiếp loại bỏ các tâm ràng buộc chấp chước của chư vị. Tuy thế tôi không làm; đó không phải là tu luyện. Nhưng có một điều mà tôi có thể làm: thanh lọc chư vị bắt đầu từ phần bên ngoài và thanh lọc tư tưởng của chư vị, để chư vị đạt đến một tầng thứ đặc định, mặc dù phải chừa lại một chút để cho chư vị tu luyện. Nếu loại bỏ nhiều hơn nữa, thì chư vị không thể tu luyện được. Ðể giúp chư vị tu luyện giữa người thường, tôi sẽ thanh lọc thân thể chư vị từ phần vi tế nhất bên trong phần bên ngoài không có nhiều công năng và nó sẽ giúp chư vị giữ được trạng thái mà chư vị có thể tu luyện giữa người thường. Tôi sẽ thanh lọc chư vị từ phần vi quan nhất của sinh mệnh của chư vị, từ bên trong ra đến bên ngoài, cho đến khi tất cả được thanh lọc ra đến bên ngoài; một chút còn lại đó khi chư vị loại bỏ nó đi rồi, thì chư vị sẽ Viên Mãn. Những phần bên ngoài mà chưa được loại bỏ đi là để dành cho bước cuối cùng của tu luyện. Phần đó đã được cố ý để dành lại cho chư vị và để cho chư vị giữ được trạng thái mà chư vị tu luyện giữa người thường. Khi phần nhỏ đó được loại bỏ đi rồi, kỳ thực thì chư vị không thể ở nơi người thường đây được nữa, và chư vị không màng gì về lợi ích của con người nữa. Trạng thái đó sẽ xảy ra. Cho nên chỉ có đến bước cuối cùng, thì một chút đó sẽ hoàn toàn được loại bỏ đi.

Ðây là cách tốt nhất; giúp chư vị tu luyện và sống giữa người thường, sống một cách bình thường. Ðồng thời, chư vị phải đặt tiêu chuẩn nghiêm khắc với chính mình, và chư vị không được có các tâm ràng buộc chấp chước mạnh mẽ như người thường. Từ khi chư vị bước đi trên con đường này và tu luyện theo cách này, tôi nói với chư vị biết: nếu hiện tại chư vị chỉ có một vài tâm ràng buộc chấp chước của con người và chỉ có tư tưởng của con người, đừng xem đó là một gánh nặng cho chư vị, bởi vì những thứ đó đã được cố ý chừa lại cho chư vị. Theo một chiều hướng khác, chúng ta phải cẩn thận, một số người từ ban đầu đã không kiên trì tu luyện, vừa khi nghe tôi giảng như thế, [họ nghĩ] "Ô, thì ra là đã chừa lại cho tôi. Thế thì tôi không quan tâm về vấn đề đó." Họ ôm ấp những thứ đó, họ không làm cho các ràng buộc chấp chước của họ yếu đi, và họ cũng không đặt tiêu chuẩn nghiêm khắc cho chính mình. Không được, bởi vì đó không phải là tu luyện.

Câu hỏi: Thưa, chúng tôi có thể lập gia đình không?

Sư Phụ: Tôi đã để lại cho chư vị những yếu tố để giúp cho chư vị sống giữa người thường. Tôi hy vọng rằng một số người trong các đệ tử chúng ta còn trẻ, vẫn còn muốn lập gia đình và lập sự nghiệp. Nếu giả thử trong tương lai toàn bộ thế giới đến học Ðại Pháp và không ai lập gia đình, thế thì xã hội nhân loại sẽ chấm dứt và sẽ không còn tồn tại nữa. Như thế thì không được. Hơn nữa, người trẻ phải có con cháu, và chư vị phải để lại một phương thức tu luyện cho nhân loại mới của tương lai.

Câu hỏi: Thưa, Thế Giới Pháp Luân to lớn thế nào?

Sư Phụ: Thế Giới Pháp Luân là vô cùng to lớn. (Tiếng cười của mọi người); chúng sinh nhiều không đếm được và có hằng hà sa số chư Phật, Bồ Tát và La Hán.

Câu hỏi: Sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, một người có thể niệm "Phật A Di Ðà" không?

Sư Phụ: Niệm danh Phật chính là tu luyện, và niệm Phật A Di Ðà cũng là tu luyện trong Phật Giáo Tịnh Ðộ. Nếu trong khi tập luyện Pháp Luân Công mà chư vị niệm Phật A Di Ðà thì chính là chư vị trộn lẫn môn đó vào công pháp của chúng ta. Tôi không phải bảo chư vị phải tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp; nếu chư vị thật sự không thể buông bỏ được, thì cứ niệm Phật A Di Ðà, lý đã giảng ra cho chư vị rồi. Vào thời Mạt Pháp rất khó mà đạt Viên Mãn trong các tôn giáo. Có người nói về việc: mang nghiệp lên Thiên Ðàng, nhưng không có dễ như người thường nghĩ. Con người phải tu cái tư tưởng của họ đến một điểm tương đối tốt, và cũng phải tu luyện để tiêu đi các nghiệp chánh của họ, chỉ còn lại một chút tâm ràng buộc chấp chước đó, dần dần chúng sẽ bị loại bỏ đi. Lúc ấy một tình huống khác sẽ xảy ra, và chỉ lúc đó thì một người mới được mang nghiệp lên Thiên Ðàng. Nếu chư vị lấy một cái thân thể vô cùng nhơ nhớp lên đến một nơi hoàn toàn trong sạch như Thiên Ðàng, hay lên đến một Thế Giới Phật, thì đặt chư vị ở đâu? Ðúng không?

Câu hỏi: Thưa, khi tôi tập các bài công pháp vào đêm khuya tôi cảm thấy như là có yêu ma đang phá tôi. Có phải là chúng ta không thể tập các bài công pháp vào nửa đêm phải không?

Sư Phụ: Nếu chư vị chân chánh tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp và không trộn lẫn những điều khác vào trong công pháp này, bảo đảm là không có gì dám hại chư vị cả. Ðôi khi có học viên mới, họ trộn những thứ khác vào trong công pháp, trong trường hợp đó chư vị không thể nói rằng người ấy đang tu luyện Ðại Pháp. Nếu chư vị không làm đúng thể theo tiêu chuẩn của Pháp, nếu chư vị chỉ tập các bài công pháp, không chân chánh tu luyện, thế thì nếu rắc rối xảy ra thì không dễ cho tôi trông nom chư vị được, dù rằng nếu chư vị gọi tên tôi. Chư vị nói rằng "Sư Phụ, tại sao chư vị không bảo hộ tôi?" Tuy nhiên chư vị có tu luyện Ðại Pháp không? Chư vị có tu luyện thể theo tiêu chuẩn đòi hỏi của tôi không? Chẳng phải đó là có tác động hay sao? Tu Phật là nghiêm túc.

Câu hỏi: Thưa, tập Tai Chi chung với Pháp Luân Công có được không?

Sư Phụ: Không được. Tai Chi, Xing Yi, Ba Gua, các hình thức võ thuật cũng có Khí Công ở trong đó. Nhưng tập các võ thuật khác thì không sao, như là Long Fist, Flooding Fist, Southern Fist, Shaolin, vân..vân, không có cái nào là rắc rối cả. Nhưng Tai Chi chắc chắn là Khí Công.

Con người ngày nay không biết sử dụng Tai Chi như thế nào. Có người xem Tai Chi là thể dục để tập luyện thân thể. Kỳ thực, Tai Chi có nhiều thứ nội ngoại kiêm tu trong đó. Con người ngày nay không biết làm sao để tu luyện. Ðó là vì Zhang Sanfeng không lưu lại Pháp-tâm của Tai Chi cho con người, mà chỉ để lại các động tác, vì thế người đến sau này không thể tu luyện với Tai Chi được. Ðừng nhìn thấy các động tác Tai Chi ung dung như thế, bởi vì sức mạnh của các động tác đó không phải ở trong không gian bề mặt này. Ở bên không gian con người này, không kể là chư vị nhanh như thế nào, tay của chư vị cũng không đánh nhanh bằng tay [đánh Tai Chi]. Chư vị thấy họ cử động một cách rất chậm chạp, nhưng họ đang cử động tới lui trong một không gian khác. Cũng giống như các câu chuyện cổ xưa mà chư vị nghe, có vị thần bất tử có thể đang đi bình thường nhưng ai đi theo thì không theo kịp. Ðối với người thường dường như họ đang bước đi rất chậm, nhưng kỳ thực thì họ đang đi tới lui trong không gian-thời gian khác.

Người ta nghĩ rằng họ có thể đánh một cú đấm nhanh, nhưng họ không bao giờ theo kịp các tốc độ của các không gian-thời gian khác. Ðó là tại sao dù chư vị nhìn thấy trong Tai Chi họ đưa nắm tay và bàn tay chậm chạp, không kể cử động của chư vị nhanh thế nào chư vị cũng không nhanh bằng họ, bởi vì họ đã đến đó trước chư vị lâu rồi. Chỉ có là con người hiện đại chưa đạt đến tầng thứ đó. Hơn nữa, bàn tay của họ có công năng và con người không có các không năng đó. Võ thuật trong phim ảnh nhìn thì hay lắm. Nhưng tại sao trong đời sống thật sự, hình như cánh tay người ta múa tứ tung, hay là đôi khi còn dậm chân hay đá, nhưng chư vị cũng vẫn không nhìn thấy sức mạnh đặc biệt của võ thuật đến từ đâu? Tại sao các động tác của họ không giống võ thuật? Ðó chính là vì họ không có thần thông. Nếu họ có thần thông, người khác không có cách nào mà tránh được cú đánh của họ. Nếu họ cử động mà không có các kỹ năng [cao siêu] thì không được. Vì thế nguyên nhân tại sao con người ngày nay không biểu diễn được điểm đặc biệt đó của võ thuật chính là vì họ không có nội ngoại thần thông.

Tai chi có thể giúp một người di chuyển trong các không gian khác; là phần thừa kế của tu luyện, cho nên được hoàn toàn tính là tu luyện ( Khí Công ). Chỉ khi nào thân thể của người đó biến đổi theo sự tập luyện và cảnh giới tư tưởng của họ đề cao thì mới xuất ra những thứ đó. Tôi nói với chư vị rằng tu Ðạo hay tu thành Thần rất thiêng liêng; không giống như con người tưởng tượng. Con người bây giờ họ dùng các khái niệm của ngày nay và của thời nay để tưởng tượng thời cổ xưa ra sao. Người ngày xưa không như thế.

Câu hỏi: Khi Pháp Luân xoay chuyển theo chiều kim đồng hồ và xoay ngược lại, thì Pháp Luân có xoay tới hay là xoay lui không?

Sư Phụ: Có, Pháp Luân sẽ điều chỉnh thân thể của chư vị tùy theo thân thể của chư vị cần được điều chỉnh. Nó xoay chuyển chiều này chiều khác để chỉnh sửa thân thể của chư vị một cách thích hợp. Khi Pháp Luân mới bắt đầu điều chỉnh thân thể của một người thì nó sẽ xoay theo chiều nào cần phải xoay, cũng không có tốc độ cố định. Hễ thân thể được chỉnh xong, thì Pháp Luân sẽ ổn định lại ở nơi bụng dưới. Nơi đó nó sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ chín lần, xoay ngược chiều kim đồng hồ chín lần, đó là trạng thái bình thường của nó.

Câu hỏi: Thưa, khi tôi tập các bài công pháp con trai của tôi chống đối.

Sư Phụ: Ðúng, một số người sẽ có các tình huống như thế, thân nhân của họ chống đối. Nhưng cũng còn tùy vào chư vị. Dù sao đi nữa, thì cũng sẽ có các khảo nghiệm khi một người chọn con đường tu luyện. Vì thế có thể yêu ma sẽ lợi dụng con trai của chư vị để can nhiễu chư vị. Nếu chư vị chân chánh vào tu luyện Ðại Pháp, và chư vị cố gắng chân chánh tu luyện, thì tôi sẽ giải quyết điều này. Tôi sẽ xét tư tưởng của chư vị ra sao khi chư vị đang bị can nhiễu, và xem chư vị vẫn còn muốn tập luyện hay không, bởi vì tu Phật là nghiêm túc và nếu chư vị không giữ vững thì không được.

Câu hỏi: Thưa, ngồi kiết già khi thiền là tốt nhất phải không?

Sư Phụ: Tiêu chuẩn tột cùng là ngồi được kiết già. Cứ tập luyện từ từ và mọi người sẽ ngồi thế kiết già được. Ở Trung Quốc các người già hơn 80 tuổi từ từ hai chân xếp bằng được, cho nên sẽ không có vấn đề chi. Miễn là chư vị tập luyện, chư vị sẽ từ từ xếp chân lại được. Không phải đột nhiên mà chư vị có thể làm được, cưỡng ép thì không có tác dụng. Nếu chư vị nói rằng chư vị không thể xếp bằng hai chân lại dù chỉ là ngồi thế bán già, đó là khi chư vị không thể ngồi khoanh chân của chư vị thả lỏng theo kiểu Ấn Ðộ. Nếu chư vị nói rằng "Tôi không thể ngồi theo kiểu Ấn Ðộ," thì nhấc cái chân chư vị lên một chút. Khi chư vị có thể ngồi, chân của chư vị sẽ dần dần hạ thấp hơn, mỗi lần sẽ hạ thấp hơn, và cuối cùng khi hạ hẳn xuống thì chư vị sẽ ngồi theo thế bán già. Khi chư vị ngồi theo thế bán già thì chân của chư vị sẽ bị nhấc lên rất cao, nhưng không sao cả. Mỗi một lần chư vị tập các bài công pháp chư vị sẽ phát hiện rằng chân của chư vị hạ xuống một chút, và mỗi một lần thì chúng sẽ hạ xuống như thế. Sau khi chúng hạ xuống hẳn rồi, và khi trong thế bán già hai chân đã xẹp xuống hoàn toàn theo đúng tiêu chuẩn rồi, thì chư vị làm theo thế kiết già. Miễn là chân của chư vị xẹp xuống và chư vị có thể mang cái chân kia và để lên trên, thì đó sẽ là thế kiết già.

Câu hỏi: Thưa, tại sao Thầy giảng rằng trẻ em có giòng máu hỗn hợp là đáng thương? Một người có thể là người Hoa trong đời này, và sau đó là người ngoại quốc trong đời sau, và có đủ loại sắc dân và nhiều chủ nguyên thần trên quả địa cầu này.

Sư Phụ: Trong quá trình tái sinh, thì chính chủ nguyên thần tái sinh, trong khi đó thì cái nhục thể này lại là có giòng máu hỗn hợp. Các chư thần khác nhau tạo ra những con người khác nhau của họ, và trong lịch sử các chư thần đó đã từng bảo hộ những con người mà họ đã tạo ra. Người da trắng là người da trắng, người da đen là người da đen, người của chủng tộc da vàng là người của chủng tộc da vàng. Bất cứ dân tộc nào trên thế giới đều có chủng tộc đối ứng với các thiên đàng đó. Sau khi trộn lẫn giòng máu, người đó không còn đối ứng với chư thần trong các thiên đàng đó nữa. Và các chư thần nào mà đã tạo ra nhân loại có thể sẽ không còn bảo hộ nhân loại nữa. Thế thì đối với những người này, họ đáng thương vô cùng. Vài người muốn biết phải làm sao đây? Tôi nói với chư vị, đừng lo lắng. Tôi đang giảng về tình huống ở tầng bề mặt của nhân loại. Bởi vì chủ nguyên thần của nhân loại thì chưa có trộn lẫn nhau, nếu một người muốn tu luyện thì tôi có thể giúp chư vị tu. Nếu chư vị có thể tu luyện đến bước cuối cùng thì chư vị cũng được Viên Mãn, sẽ không có gì khác biệt cả. Tu luyện sẽ không có vấn đề gì.

Nếu là một người thường đang trong hoàn cảnh [mà chúng tôi đang bàn đến], thì người ấy sẽ sống một cuộc đời rất đáng thương. Chư thần bên trên sẽ không nhận ra vùng nào mà mà nơi đó tập trung nhiều chủng tộc hỗn hợp, cho nên thông thường người trong vùng như thế sẽ bị cơ cực và có một đời sống gian khổ.

Câu hỏi: Trẻ em người Hoa học trong các quốc gia ngoại quốc và được giáo dục theo Tây Phương. Nếu trong tu luyện chúng dùng ngôn ngữ ngoại quốc để hiểu Chuyển Pháp Luân, thưa chúng có thể lên thiên giới đối ứng với chủng tộc người da vàng hay không?

Sư Phụ: Chủ nguyên thần sẽ trở về nơi mà nó đến, vì thế phần bên ngoài của thân thể con người không phải là yếu tố quyết định. Nếu chúng tu luyện chúng cũng sẽ Viên Mãn như nhau; khó mà chúng hiểu được hàm nghĩa bên ngoài bằng tiếng Hoa [nếu chúng cố gắng học bản tiếng Hán sau khi đã sống ở Phương Tây rồi[, và sự khác biệt của phần bề mặt này không giải quyết được. Nhưng trong tu luyện, hàm nghĩa sâu sa vượt qua tầng thứ con người sẽ không bị ảnh hưởng.

Câu hỏi: Bộ não con người rất phát triển. Nhưng tại sao thú vật có thể khống chế con người?

Sư Phụ: Bộ não con người không có phát triển chi cả. Chỉ có con người thấy rằng nó phát triển. Hơn nữa, con người chính họ biết rằng hơn 70% của bộ não con người không hoạt động. Kỳ thực, [những phần đó] đã bị chư thần khóa lại. Ngay khi một sinh vật, bất cứ loại nào, đạt được trí thông minh, nó liền vượt qua tầng thứ đang sống và khi đó nó có năng lực hơn, khống chế các sinh mệnh khác. Mặc dù lý của Thiên Ðàng không cho [chúng vận dụng năng lực như thế], khi con người làm điều xấu ác và làm theo những thứ đó, thì cũng giống như chính con người truy cầu mà mời chúng. Nó lợi dụng tình huống này, vì vậy mà có thể khống chế con người.

Câu hỏi: Thưa, sự liên hệ giữa Công và Pháp thì hiểu ra sao? Ðề cao trong Pháp Luân Công với Pháp Lý có liên hệ thế nào?

Sư Phụ: Tôi giảng rõ về những điều này trong Chuyển Pháp Luân. Giả sử nếu tôi giảng điều này thì rất là bao la, vì thế tôi chỉ giảng một chút thôi. Những người bàn cãi về lý thuyết luôn luôn tranh luận về vật chất và tinh thần cái nào trước, họ luôn tranh cãi về ý thức hệ. Tôi nói với tất cả chư vị rằng vật chất và tinh thần là một và là một thứ. Công là Pháp và Pháp là Công, tinh thần cũng chính là vật chất. Có tiêu chuẩn cho sự đề cao tâm tính của người tu luyện, nó thể hiện qua hình thức của một cây thước độ. Khi tâm tính đề cao thì công cũng tăng. Công hình thành một trụ công trên đỉnh đầu chư vị và trên bìa của trụ công có dấu xếp hạng. Đó là tiêu chuẩn chỉ định chiều cao tâm tính của một người. Khi tâm tính đề cao thì cây thước độ này tăng cao, và khi nó tăng thẳng lên trên, Công cũng tăng lên trên. Và sự chuyển hóa của Công là cực kỳ nhanh chóng; Công dựa vào tâm tính của chư vị có đề cao hay không. Nếu tâm tính đề cao thì Công cũng tăng theo. Vì thế, cái lý mà Công cao bằng tâm tính chính là một chân lý tuyệt đối. Trong mỗi một trường phái nào thì cũng như thế; chỉ có những người không tu luyện thì không biết thôi.

Các tôn giáo Tây Phương không giảng về Công. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, ông cũng không có giảng về Công; chỉ có Ðạo Giáo giảng về Công. Ðiều tôi giảng là bao gồm tất cả những điều của Phật, Ðạo và Thần, và của tất cả chư thần và các Pháp, từ giác ngộ Pháp căn bản của vũ trụ mà đạt được. Trong khi giảng về Pháp, tôi cố gắng tối đa để giúp chư vị hiểu; tôi dùng bất cứ danh từ nào mà có thể giúp chư vị hiểu được. Có người nói rằng các tôn giáo Tây Phương không tu luyện, rằng môn thiền của các tôn Giáo Ðông phương là tu luyện. Chẳng phải [các tôn giáo] Tây Phương cũng tu luyện hay sao? Các tôn giáo Tây Phương cũng là tu luyện. Jêsu giảng rằng nếu chư vị tin ông, thì sẽ được lên nước Thiên Ðàng. Ông có ý gì? Jêsu luôn giảng về những điều ở bề mặt và bảo con người chính mình hành xử ra sao. Văn hóa Tây Phương cũng thế; họ không giảng rõ hàm nghĩa bên trong, miễn là chư vị hành xử [đúng] thì được rồi. Con người ngày nay không biết "niềm tin" mà Jêsu giảng [ở tầng thứ thâm sâu hơn] là gì. Jêsu giảng rằng nếu chư vị tin vào ông thì chư vị có thể lên nước Thiên Ðàng. Kỳ thực thì, đối với niềm tin, chỉ hành xử thể theo lời Jêsu giảng là niềm tin chân chính. Nếu chư vị không hành xử thể theo lời Jêsu giảng, thì đó có phải là niềm tin chân chính không? Nếu một người đi nhà thờ và niệm "Amen" trước khi ăn, nhưng vừa khi họ ra ngoài thì luôn làm điều xấu ác, có thể gọi đó là họ đặt niềm tin vào Chúa Jêsu? Ðiều Chúa Jêsu giảng chỉ giới hạn trong một câu "Tin ta thì con có thể lên nước Thiên Ðàng" hay sao? Tại sao Chúa Jêsu giảng rất nhiều nguyên lý làm sao hành xử chính mình? Nếu chư vị hành xử thể theo lời ông giảng, thì chư vị có thể lên nước Thiên Ðàng. Chẳng phải ý nghĩa là thế hay sao? Niềm tin chỉ là một danh từ tổng quát. Nếu chư vị không tu luyện chính mình hay không đề cao chính mình, thì chư vị có thể lên nước Thiên Ðàng hay không? Chắc vậy, có thể chư vị đi nhà thờ khi thời điểm tới. Chư vị tin tưởng thần linh chỉ vì chư vị niệm danh hiệu Chúa nhiều hay sao? Chư vị chỉ chờ đợi để lên nước Thiên Ðàng phải không? Như thế là không được.

Thế thì mục đích của thú tội là gì? Thú tội là khi một người biết rằng họ đã phạm tội và muốn tu sửa khá hơn. Khi một người thú tôi mà vẫn còn làm điều sai thì không được. Giả thử hôm nay chư vị giết một người, [và chư vị bảo] "Xin tha tội cho con," và ngày mai chư vị giết một người khác, lại thú tội và xin tha tội nữa. Ai tha thứ cho chư vị? Chư vị có hiểu cái ý này không? Chư vị phải ngưng không làm điều sai và thề nguyện không làm những hành động đó nữa, và thật sự không làm nữa. Khi chư vị phát hiện rằng chư vị có ý tưởng xấu, khi thú tội chư vị sẽ xin với Chúa Jêsu: "Chúa Jêsu, cứu con, bởi vì con có ý tưởng xấu ác." Nếu hàng ngày trong cuộc đời của chư vị, chư vị chính mình hành xử khá hơn, chẳng phải chư vị đang đề cao tâm tính con người của chư vị hay sao? Chẳng phải đó là chư vị đang tu luyện chính mình hay sao? Chúa Jêsu không giảng về Công bởi vì "tu do chính mình, Công do Sư Phụ." Tôi muốn tất cả thân thể của chư vị tu luyện thành đạt và được cải biến, cho nên tôi giảng về Công. Chúa Jêsu không giảng về Công bởi vì chư vị không cần biết về Công. Chư vị chú trọng tu tâm, và Chúa Jêsu sẽ lo về Công, cho nên Chúa Jêsu không giảng về Công. Tu là tu loại bỏ đi các ý tưởng và các hành động xấu ác của con người. Khi cảnh giới của chư vị đề cao, vị sư phụ sẽ diễn hóa Công cho chư vị. Ý là như thế.

Câu hỏi: Phật Thích Ca Mâu Ni tu thành hằng 100 triệu năm qua. Tuy thế không phải tất cả sinh mệnh đều đồng hóa với "Chân Thiện Nhẫn" khi vừa sinh ra. Thế thì làm sao một người có thể tu thành?

Sư Phụ: Không phải tất cả chúng sinh trên thiên đàng ai cũng có Quả Vị, và cũng không phải tất cả chúng sinh trên thiên đàng là Phật. Tất cả sinh mệnh là do Ðại Pháp của vũ trụ tạo thành, và là sản phẩm sinh ra trong vũ trụ được tạo thành bởi Đại Pháp, nhưng đây không phải là giống như tu luyện thành tựu. Tu thành tựu là nói về một người chứng thực và ngộ ra Quả Vị của chính mình. Thích Ca Mâu Ni là Phật, và là một vị Phật xuất sắc. Tôi có thể nói với chư vị rằng "Chân Thiện Nhẫn" là các Pháp lý của toàn bộ vũ trụ, là yếu tố căn bản tạo ra toàn bộ vũ trụ, và là yếu tố căn bản tạo ra tất cả chư thần nguyên sinh nhất và tất cả chư thần trong toàn bộ quá trình của vũ trụ. Phật Thích Ca Mâu Ni tất nhiên là một trong các vị ấy. Vũ trụ cũng có một quá trình Thành,Trụ Hoại Diệt . Phật Thích Ca Mâu Ni không phải là một vị thần nguyên sinh nhất. Tất cả sinh linh trong vũ trụ đang tiến về Hoại và Diệt. Chúng sinh ở gần Tam Giới có thể, trong đời sau, tu trở lại. Ðó là cách thức dùng để thanh lọc các sinh mệnh trong phạm vị ranh giới này. Chân lý mà Thích Ca Mâu Ni giảng là Pháp của Như Lai, mà chính ông từ "Chân Thiện Nhẫn" mà chứng thực và ngộ đến tầng thứ đó. Không có một Như Lai nào mà giảng về Pháp chân chánh và Pháp căn bản của vũ trụ, vì Ðại Pháp căn bản của vũ trụ vượt lên khỏi vũ trụ và tất cả sinh mệnh trong đó. Chư thần chỉ có thể chứng thực và ngộ ra do sự hiểu biết ở tầng thứ của chính mình. Ðó là cách tu luyện của họ, và chư thần khác nhau chỉ có thể cứu độ con người bằng cách chuyển họ thành sinh mệnh thấp hơn họ. Tuy thế Ðại Pháp chính là Ðại Ðạo căn bản, trong tu luyện Ðại Pháp là cách tu luyện nhanh nhất và giản dị nhất, và cũng không có nhiều điều chi tiết. Pháp giống như là kim tự thấp; ở ven rìa thì thấp thế này, trong khi đó sự hiểu biết của chư thần thì vượt lên cao thế này. Còn những người được cứu độ chỉ Viên Mãn đến tầng thứ này. Phật Như Lai Viên Mãn ở tầng thứ này, cho nên vị ấy đã chứng thực và ngộ bao nhiêu đây, và khi chỉ đạo cho các đệ tử, các vị ấy chỉ chú trọng về những điều của trường phái của họ mà thôi. Mỗi một vị Phật ngộ khác nhau, và mỗi một vị Phật hiểu về Chân Thiện Nhẫn, Ðại Pháp căn bản của vũ trụ từ các Pháp Lý của Ðại Pháp Chân Thiện Nhẫn. Ðược chư Thần và Phật từ một tầng thứ còn cao hơn nữa gia trì, và với tu luyện chân chánh và giác ngộ chân chánh, vị ấy hiểu được bao nhiêu và biết được bao nhiêu, thì nó hình thành những điều tu luyện của chính vị ấy, và vị ấy đồng hóa với tầng thứ ấy của Pháp.

Câu hỏi: Tại sao đầu tôi hướng về hình tượng Pháp của Sư Phụ khi tôi thiền?

Sư Phụ: Ðó là vì phần biết của chư vị đang nhìn tôi. Ðôi khi Pháp Thân của tôi sẽ mách chư vị. Khi Pháp Thân mách chư vị thì sẽ dùng các phương thức khác nhau. Nếu chư vị muốn biết điều gì làm tốt hay không tốt, hay làm có đúng không, nhìn hình của tôi trong sách hay các hình khác của tôi. Không kể Thiên Mục của chư vị đã khai mở hay không, nếu chư vị làm sai trái, tôi sẽ nhìn rất nghiêm khắc; nếu chư vị làm đúng, tôi sẽ cười với chư vị. (Vỗ tay)

Câu hỏi: Khi Thầy giảng Pháp, tôi cảm thấy rất đúng và tốt. Ðôi khi tôi cảm thấy như là nói thẳng trực tiếp vào tâm của tôi. Nhưng sau đó tôi nhớ lại điều mà Thầy giảng thì hình như tôi không nhớ hoàn toàn. Thưa tôi phải làm sao?

Sư Phụ: Kỳ thực thì khi nghe tôi giảng Pháp, mọi người điều nói như thế. Tôi đã giảng rất nhiều Pháp, chư vị không thể hiểu tất cả một cách rõ ràng. Ðừng lo lắng. Mỗi một lần chư vị bị rắc rối trong tu luyện, nếu chư vị xem chính mình là người tu luyện và xử lý đúng, chư vị sẽ nhớ ra lời tôi giảng. Bảo đảm là như thế. Nhưng nếu lúc ấy mà chư vị tức giận đến chóng mặt và không thể thanh tịnh, thì chư vị khôn

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dwad