Pháp hội Houston năm 1996

Câu hỏi: Thưa, Thầy có giảng rằng sinh mệnh con người, từ khi sinh cho đến khi tử, đã được chư thần an bài. Thế thì phá thai sẽ ảnh hưởng gì đến sinh mệnh của cái bào thai đó?

Sư Phụ: Khi một người bắt đầu tu luyện, trước hết chư vị phải buông bỏ tất cả những gì chư vị đã làm trong quá khứ. Những gì không biết mà đã làm trong quá khứ thì đã làm rồi. Ðừng suy nghĩ gì cả, chỉ chú trọng đến việc tu luyện. Liên tục đề cao trong tu luyện là trước tiên. Khi chư vị là người tu luyện chân chánh, tôi có thể giúp chư vị giải quyết bất cứ việc gì, và tôi có thể giải quyết bất cứ việc gì. Nhưng có một điểm: nếu chư vị biết điều gì sai và vẫn làm, thì đó tính là chư vị không đủ tiêu chuẩn của người tu luyện, và đó cũng không phải là [tư cách] mà của người tu luyện.

Còn về việc phá thai, tôi có thể nói rằng tôi đã nhìn thấy điều này: các linh hồn của nhiều đứa bé lảng vảng trên không, trong các phòng và ở phía trước cửa của nhiều nhà thương, có một số thì thiếu cả tứ chi. Các linh hồn nhỏ bé này không có nơi để đi. Chúng rất là đáng thương. Một số thì đã có quan hệ gia đình với người mà đáng lẽ sẽ là mẹ của chúng trong một cuộc đời trước đó rồi . Chú ý điều này từ đây về sau. Bởi vì chư vị tu luyện, tôi có thể giúp chư vị giải quyết bất cứ điều gì.

Câu Hỏi: Thưa Thầy, tại sao các bài công pháp lại do các người phụ đạo dạy? Thầy không sợ là sẽ có sai lệch hay sao?

Sư Phụ: Như thế này: Tôi đòi hỏi các phụ đạo viên thể theo những điều giảng trong sách Pháp Luân Công khi họ dạy các bài công pháp. Khi người ta tập các bài công pháp, thì không phải là ai cũng như khuôn, tập hoàn toàn giống nhau. Khác biệt nhỏ không có vấn đề gì. Nhưng chư vị nên cố gắng hết mình thể theo tiêu chuẩn và phù hợp với các điểm chính. Ðó là vì các bài công pháp trong Pháp Luân Công khác với của các môn khác; trong các môn khác khi chư vị ngưng các bài tập, thì nó sẽ ngưng lại và chư vị phải ngưng tập một bài kết thúc. Chư vị không cần làm theo cách ấy. Pháp Luân Công là một công pháp Pháp luyện người tu. Chư vị được Công luyện chư vị 24-giờ trong ngày. Tại sao đạt được đến mức đó? Ðó là các cơ chế mà tôi hạ nhập cho chư vị là tự động. Thế thì tại sao chư vị phải tập các bài công pháp? Chính là chư vị gia trì các cơ chế mà tôi đã hạ nhập cho chư vị. Phải nhớ rằng: khi chư vị tập các bài công pháp chính là chư vị gia trì các cơ chế mà tôi hạ nhập cho chư vị và kỳ thực thì chính các cơ chế đó luyện chư vị. Các cơ chế đó điều khiển cái Công, không ngừng luyện người tu 24-giờ trong ngày. Các bài công pháp của Ðại Pháp là một phần, trong đó các cơ chế điều khiển luyện chư vị. Cho nên nếu các động tác mà bị sai một chút, nó cũng không gây tác hại gì. Nhưng chư vị phải cố gắng tập các bài đó cho đúng thì càng tốt. Các động tác vẫn phải tập đúng theo tiêu chuẩn.

Câu hỏi: Thưa, các vùng kém phát triển, các nơi mà không có băng hình. Các động tác được truyền ra từ người này đến người khác, từ người thứ hai đến người thứ ba, cho nên một số các động tác tại các nơi tập luyện thì khác nhau.

Sư Phụ: Nhiều và càng nhiều người sẽ đến tập các bài công pháp, các học viên sẽ thăm viếng nhau, cho nên các vấn đề này cũng sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng. Ðó là vì đối với nhiều người, thọ được Pháp là vô cùng khó khăn. Tôi cũng biết điều này. Hơn nữa, mọi người cảm thấy rằng Pháp này là tốt vô cùng, muốn phổ truyền ra cho người khác và đã im lặng làm rất nhiều điều. Tôi cũng biết tất cả. Công lao đó không đo lường được.

Câu hỏi: Thưa, tôi có đứa con gái 2-tuổi và một đứa con trai 2-tháng, hôm nay gần như tôi đã mang chúng đến đây. Thời gian sớm chừng nào thì giới thiệu cho chúng đến học Pháp và tập các bài công pháp được, và tôi phải làm theo cách nào?

Sư Phụ: Ở Trung Hoa Lục Ðịa, có các trẻ em từ 3 đến 4 tuổi đến tập, tương đối 3 tuổi thì ít hơn, nhưng có nhiều em 4 tuổi rất là xuất sắc có đến tập, chúng rất là đặc biệt. Và chư vị không nên nghĩ các em này là trẻ em và nghĩ rằng chúng không hiểu gì cả. Tôi cho chư vị biết rằng căn cơ của các em có lẽ là tốt và lại còn hiểu khá hơn người lớn nữa. Người ta nói rằng trẻ em tiếp thụ khá nhanh. Tại sao thế? Bởi vì trí tuệ căn bản của chúng chưa hoàn toàn bị lấp mờ đi, vì thế đôi khi trẻ em hiểu sự việc rõ ràng. Nếu một đứa trẻ có căn cơ đặc biệt, trí tuệ nguyên lai của nó sẽ còn tốt hơn nữa.

Câu hỏi: Thưa, chúng tôi sẽ hiểu như thế nào về Thiên Mục ? Thiên Mục có thể khai mở tại các tầng thứ khác nhau hay không? Và nếu một người hiểu chân lý của vũ trụ thâm sâu hơn qua các bài tập công pháp, còn chư Phật làm sao để hiểu chân lý của vũ trụ?

Sư Phụ: Về điều này, tôi cho chư vị biết rằng nguyên nhân mà nhân loại vĩnh viễn không bao giờ biết được chân lý của vũ trụ chính vì nhân loại ở tại tầng thứ của con người. Chư Phật có thể hiểu vũ trụ, chính vì chư Phật ở cảnh giới và cấp bậc của chư Phật. Chư thần tại tầng thứ thấp không hiểu sự việc ở tầng thứ cao hơn của vũ trụ. Ðó là nói rằng, những gì người tu luyện ngộ được tại các tầng thứ khác nhau, hay là, ví dụ, những gì mà người giác ngộ nhìn thấy được tại các tầng thứ khác nhau, chính là toàn bộ chân lý của vũ trụ tại các tầng thứ đặc định của họ. Họ cũng vẫn không thể nhìn thấy những gì ở bên trên của họ.

Hơn nữa, không phải là mỗi một người sẽ được khai mở Thiên Mục trong khi họ tu luyện. Nếu chư vị có thể nhìn thấy tất cả một các rõ ràng như một vị Phật, thì chư vị không thể tu luyện được, bởi vì nó sẽ chậm vô cùng. Nếu Thiên Mục thật sự đã khai mở, thì các không gian khác mà chư vị nhìn thấy đó còn thật hơn không gian nhân loại đây, và ý thức không gian ba chiều của chư vị và sự am hiểu về sự vật của chư vị lại càng rõ hơn và thật hơn khi chư vị nhìn thấy cõi giới con người. Dưới các tình huống bình thường, tôi chỉ có thể cho phép người tu luyện, có thể nhìn thấy, thì chỉ nhìn thấy được một phần trong các không gian khác. Những gì mà có thể thấy được thường thì chỉ mập mờ thôi, hay là, họ chỉ có thể nhìn thấy những gì ở các tầng thứ thấp, ngoại trừ những tình huống đặc biệt. Tại sao thế? Nếu tất cả mọi người có thể nhìn thấy sự việc thật là rõ ràng, lập tức mọi người sẽ đến mà tu luyện, và họ sẽ quyết tâm. Trong trường hợp đó, cái cảnh mê ảo này sẽ bị vỡ ra, cũng không còn ngộ nữa, và cũng không tính là tu luyện nữa. Chỉ trong mê ảo thì nhân loại mới có thể tu luyện và giác ngộ, và chỉ theo cách này thì mới tính là đau khổ. Nếu con người có thể nhìn thấy tất cả một cách rõ ràng, dù cho họ chịu khổ bao nhiêu họ cũng không than vãn. Tại sao Phật khó đề cao tầng thứ? Vị ấy đã nhìn thấy tất cả chân lý rồi, làm sao mà đề cao? Sự đề cao của họ sẽ rất chậm chạp, bởi vì họ không có đau khổ nữa. Nhân loại không nhìn thấy được chân lý, và chỉ có cách như thế thì họ mới có thể tu luyện. Không nhìn thấy cũng chính là một loại đau khổ. Tất cả những gì của nhân loại chính là đau khổ.

Có người hỏi tôi: Thưa Thầy, tôi vẫn tập các bài công pháp, nhưng tại sao bệnh hoạn của tôi vẫn còn đó? Tôi hỏi: chư vị đến chỉ vì muốn được chữa trị phải không? Hay là chư vị đến để tu luyện? Nếu chư vị đến để tu luyện thì đừng nghĩ đến bệnh. Khi chư vị hoàn toàn không còn nghĩ tới và cũng không bị dính mắc vào đó thì nó sẽ khá hơn. Bởi vì chư vị vẫn còn ôm giữ cái xúc cảm của con người , cho nên không xem chư vị là người tu luyện được. Nếu các ràng buộc chấp chước của con người trên căn bản mà được tiêu trừ đi, thì sẽ ra sao? Có người bị chứng mất ngủ. Nhưng nếu chư vị không ngủ được, chẳng phải lúc ấy chính là cơ hội để tập các bài công pháp hay sao? Xem chư vị có ngủ được không. Tôi có thể nói với chư vị rằng sự khác biệt chỉ là một niệm; sự khác biệt giữa nhân loại và thần chính là cái niệm đó. Nếu chư vị có thể buông bỏ nó đi thì chư vị là người tu luyện; nếu chư vị buông bỏ được thì chư vị là con người.

Câu hỏi: Thưa, hiện tại có tu luyện trong tu viện không? Nếu có, tôi có thể làm đệ tử tu luyện như hòa thượng hay ni cô không?

Sư Phụ: Trong khi Pháp đang lan truyền, đa số người tu sẽ tu luyện theo cách này, [ở trong xã hội bình thường]. Tất nhiên là có ni cô và hòa thượng tu luyện Ðại Pháp. Tu luyện Ðại Pháp không chú trọng hình thức. Và trên thực tế, chư Phật, Ðạo, Thần trên thiên đàng xét sự việc như thế. Chư Phật không xem nghi thức của con người bình thường là quan trọng, mà là tu luyện loại bỏ đi cái tình của con người. Không kể là người ta có xây bao nhiêu chùa, hay là mỗi ngày họ có lạy trước tượng Phật hay không, nếu sau khi rời khỏi cửa cứ muốn làm gì thì làm nấy, thì đó không phải là tu luyện. Nếu chư vị tự quyết tâm chính mình tu luyện, khi nhìn thấy chư Phật sẽ hài lòng. Không phải là vấn đề nghi thức. Trong tu luyện chân chánh vị sư phụ sẽ bảo hộ chư vị. Tu luyện chính là tu luyện loại bỏ đi cái tình mà con người có. (Vỗ tay) kỳ thực thì, nếu chư vị tách rời chính mình ra khỏi cái đám đông phức tạp của con người để mà tu luyện Ðại Pháp, kỳ thực thì sự tu luyện của chư vị sẽ chậm hơn. Tất nhiên, nếu chư vị muốn trở thành một hòa thượng hay ni cô và tu luyện thể hiện tại chúng ta vẫn chưa có điều kiện cho sự việc này.

V: Thưa, sau khi thân thể người này được chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng, thì thức ăn mà chúng ta ăn có hiệu quả không?

Sư Phụ: Thức ăn mà chúng ta ăn sẽ được các cơ chế chuyển hóa trong tu luyện. Tu luyện cũng vẫn là tu luyện bình thường.

V: Thưa, người Trung Hoa sinh tại Mỹ Quốc chỉ có thể nói tiếng Anh, thì có tu luyện Viên Mãn không?

Sư Phụ: Hiện tại nhiều đệ tử là chủng tộc người da trắng. Không kể là chư vị nói bằng ngôn ngữ nào, nó cũng không ảnh hưởng sự tu luyện của chư vị. Tôi có mở khóa giảng với các đệ tử chủng tộc người da trắng ở Sweden. Họ hiểu sự việc rất khá, họ đề cao trong tu luyện cũng rất nhanh. Người Hoa thì có một lịch sử cổ xưa và một văn hóa cực kỳ thâm sâu. Ðặc tính của người Hoa thì rất là hướng nội, họ giữ nhiều điều trong đầu. Nếu chư vị muốn người Hoa mà hiểu một nguyên lý, chư vị phải giải thích lập luận rất là cặn kẽ. Nhưng chủng tộc người da trắng thì không phải như thế. Bản tính của họ là hướng ngoại và nói thẳng. Chư vị có thể thấy được khi họ giận và chư vị có thể thấy được khi họ vui. Họ không giữ gì trong đầu của họ cả, bởi vì tất cả đều thể hiện ra bên ngoài. Khả năng trực giác của họ mạnh hơn của người Hoa và họ không sâu sắc. Vừa khi nghe giảng điều gì cặn kẽ là họ hiểu rồi. Tâm lý của họ không bị ngăn chận nhiều, cho nên kỳ thực thì họ tu luyện khá nhanh.

Những người mà không hiểu tiếng Hoa cũng có thể tu luyện như nhau. Nhưng có một điểm là: tiếng Anh chỉ có thể dịch ra các hàm nghĩa bên ngoài của những gì tôi giảng. Tiếng Anh không giảng hàm nghĩa được chính xác, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến các nội hàm của tầng thứ cao. Khi con người tương lai học Pháp, phần bên ngoài, những gì ở tầng thứ con người, thì mới là chủ yếu. Cho nên nếu con người tương lai không hiểu tiếng Hoa, thì sẽ khó khăn cho họ.

V: Thưa, các chủng tộc khác nhau có các Thiên Giới khác nhau. Tại sao người da đen ở Phi Châu không có?

Sư Phụ: Người da đen cũng có chư thần tạo ra họ. Chỉ có là họ quên chư thần khá sớm.

V: Thưa, có phải tất cả tôn giáo đều có Thiên Giới của họ?

Sư Phụ: Chỉ có các tôn giáo chân chánh mới có Thiên Giới. Tà giáo không có Thiên Giới. Hơn nữa, trên thực tế, trong thời Mạt Pháp, không một tôn giáo nào mà có chư thần chân chánh trông nom họ cả. Con người cũng không còn tuân theo những gì chư thần đã có lần khuyên bảo, và có một số người trong tôn giáo là chỉ huy làm việc xấu. Có một số người dùng danh hiệu tôn giáo để làm tiền, một số thì trở thành chính trị gia, và một số thì lãnh đạo trong việc tham nhũng trong xã hội này. Chính họ không tin chư thần và chính họ không tu luyện được. Cứ đến và hỏi các hòa thượng hay ni cô đó: các vị có thể làm cho tôi Viên Mãn không? Các vị có thể Viên Mãn không? Có lần tôi hỏi một số mà đã làm hoà thượng và ni cô khoảng 60 hay 70 năm, họ cũng không dám nói là có Thế Giới Cực Lạc. Thế thì họ tu luyện cái gì? Các cổng lên Thiên Giới đã đóng rồi. Những thứ loạn bậy [mà họ truyền đó] không phải là do chư thần truyền, nói chi mà họ có thể nói về Thiên Giới.

V: Trong giấc mơ tôi thấy Thầy dạy chúng tôi và chuyện trò với chúng tôi. Theo giấc mơ này thì chúng tôi phải hiểu như thế nào?

Sư Phụ: Có một số người có căn cơ tương đối tốt, thì có thể giao thông được; trẻ em thì nhiều hơn. Dưới các tình huống bình thường, khi trong thiền định mà chư vị nhìn thấy tôi, hầu hết là tôi không có nói chuyện với chư vị. Khi tôi nói, thì chính là tôi ám chỉ điều gì đó cho chư vị. Có người nói rằng Thầy dạy tôi các bài công pháp trong giấc mơ. Chư vị phải đề phòng điều này, chư vị phải phân biệt là chư vị được dạy bài công pháp nào. Nếu mà quá hơn 5 bài công pháp, bảo đảm đó là để can nhiễu chư vị. Còn nếu những gì giảng mà vượt qua các Pháp lý mà tôi giảng, thì tuyệt đối đó không phải là tôi, mà là giả. Ai mà gặp các [hình ảnh] giả thì cứ loại trừ chúng đi. Chư vị có thể nói thế này "Tôi tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp và tôi không muốn điều gì của các vị." Và nếu nó không rời đi, chư vị có thể gọi tên tôi.

V: Thưa, chịu đựng đau khổ là tiêu trừ nghiệp. Còn chịu đựng vì bệnh hoạn có tiêu trừ được nghiệp không?

Sư Phụ: Về việc đau đớn vì bệnh hoạn, khi một người chịu đựng đau đớn thì người ấy đang tiêu nghiệp. Ðau đớn về sức khỏe là đang tiêu nghiệp. Vừa qua tôi giảng rằng nếu một người trong cả cuộc đời mà không bị bệnh, thì tận số là phải xuống địa ngục sau khi chết, bởi vì trong suốt cuộc đời họ chỉ tạo ra nghiệp mà không trả nghiệp. Hạnh phúc là điều mà người bình thường truy cầu. Nếu người tu luyện mà không chịu đựng đau khổ một chút, thì họ không thể hoàn trả nghiệp mà họ đã tạo ra trước đây. Hơn nữa, tư tưởng của họ cũng không được đề cao, cho nên đó không được xem là tu luyện.

V: Thưa, khi nào thì sẽ có các đệ tử tu luyện theo như các tu viện?

Sư Phụ: Tôi không nói rằng tôi không để chư vị tu luyện như hòa thượng hay ni cô. Một số hòa thượng đang ở trong một tu viện tôn giáo đang tu luyện Ðại Pháp. Họ đã thành hòa thượng và không thể trở về thế tục. Cho nên trong một thời gian đặc định, sẽ được an bài theo cách này. Nhưng những người mà chưa là hòa thượng hay ni cô thì phải tu luyện trong bố trí xã hội [như thế này]. Ðiều mà tôi trao truyền cho chư vị là một con đường tu luyện trong xã hội bình thường.

V: Thưa, tôi hy vọng Thầy có thể khai mở Thiên Mục cho tất cả chúng tôi.

Sư Phụ: Không cần nói đến điều này. Khi chư vị tu luyện và đọc sách, thì sẽ làm cho chư vị. Tất cả những gì người tu luyện cần phải có, thì sẽ làm cho chư vị, lẫn cả việc khai mở Thiên Mục của chư vị. Nhưng không phải là tất cả mọi người đều được phép nhìn thấy.

V: Thưa, chồng tôi mất rồi, và tôi nhớ ông ta rất nhiều. Làm sao tôi có thể buông bỏ được cảm giác này?

Sư Phụ: Chư vị "nhớ ông ấy rất nhiều" chính là tình cảm của một người thường, và chỉ khi nào chư vị buông bỏ đi cái tình cảm đó thì chư vị mới có thể tu luyện. Ðể tôi dẫn một cái lý giản dị cho chư vị. Tất cả nhân loại đều bị ràng buộc chấp chước vào tình cảm gia đình của người thường. Nhưng chư vị có biết rằng chư vị đã tái sinh bao nhiêu lần nơi người thường không? Chư vị có bao nhiêu cha mẹ, anh em, vợ, con cái, và chồng? Trong khi tái sinh nơi người thường đây, trong mỗi một cuộc đời chư vị nhớ thân nhân gia đình của chư vị như thế này. Có thể lúc nào chư vị cũng nhớ đến họ không? Ai là người thân nhân thật sự của chư vị? Gia đình thật sự của chư vị chỉ ở trong một nơi mà cuộc đời chư vị đã được tạo ra; họ đang chờ đợi chư vị quay trở về, nhưng chư vị lại mê lạc nơi đây và ràng buộc chấp chước vào những điều tạm bợ này.

Có một vài điều đang cầm giữ tất cả chư vị lại, tức là, bất kể chư vị được sinh vào nhà nào, hay đến thế giới nào, cũng giống như là đang ở trong một quán trọ: chư vị chỉ ở tạm một đêm, và ngày hôm sau thì sẽ rời đi rồi. Ðời sau ai nhận ra ai chứ? Giữa những người chung quanh chư vị họ là những người chồng mà đã thương yêu chư vị trong cuộc đời trước của chư vị và là những người khác trong gia đình. Chư vị có nhận ra họ không? Họ có nhận ra chư vị không? Ðiều tôi đang giảng chính là cái Pháp này. Tôi không có ý nói rằng chư vị bất hiếu với cha mẹ của chư vị, nhưng tôi muốn chư vị vứt đi cái tình cảm con người đó. Nếu bất cứ tình cảm nào mà cột chặt chư vị xuống, thì chư vị không thể tu luyện được. Nó cột chặt chư vị để ngăn chận không cho chư vị tu luyện, và nó cản trở không cho chư vị thành Phật. Từ gốc độ này mà giảng, đối với chư vị chẳng phải là nó đang hành động như là một yêu ma hay sao? Chẳng phải nó đang cản trở không cho chư vị thành Phật hay sao? Chư vị cũng vẫn chưa hiểu nó đang làm gì. Nếu một người đã mất rồi mà vẫn còn ôm chặt chư vị như thế, thì lại càng là nguyên nhân mà chư vị phải vứt đi. Tôi đang giảng các lý cho chư vị; tôi đang cố gắng giúp chư vị hiểu ra sự việc. Nếu chư vị là một người thường không tu luyện, luôn bị đau thương cho người mất đi, thì cuộc đời của chư vị không vui được. Cuộc đời con người rất ngắn ngủi. Xét từ gốc độ của các thiên giới của Phật, xã hội bình thường thì lại còn ngắn ngủi hơn nữa. Khi hai vị Phật đang trò chuyện với nhau, họ nhìn thấy một người sinh ra, và khi xoay lại, sau một vài lời nữa, họ thấy chư vị đã được chôn cất rồi. Nhanh như thế. Chỉ có con người, trong cái trường không gian-thời gian này, thì cảm thấy quá chậm thôi.

V: Ðôi khi tôi có các tư tưởng bất chánh. Tôi biết là xấu, nhưng khó mà loại bỏ chúng đi. Chúng có phải là yêu ma không?

Sư Phụ: Chư vị biết rằng tư tưởng bất chánh mà chư vị có là xấu, thì nên cố gắng tốt đa để chống lại nó. Tôi nói với chư vị, khi con người sống trong thế giới này, thông thường thì không phải chính người đó đang trầm tư, cũng không phải chính người đó đang sống. Nếu chư vị nhìn con người ngày nay, không kể là đến từ quốc gia nào, mọi người đều bận rộn cả ngày. Họ sống ra sao? Ðể tôi nói cho chư vị biết, hết phân nữa thời gian, đối với một số người thì không phải chính họ đang sống, đến độ mà một số người thật sự không phải là chính họ nữa.

Nhất là người hiện đại, họ có biết thật sự là họ đang sống như thế nào không? Trong cuộc đời của họ, từ bé đến lớn, một người tiếp thụ bao nhiêu "kinh nghiệm" và các "kinh nghiệm" này hình thành một khái niệm trong tâm của con người. Người ta nghĩ rằng khi họ bị rắc rối, "miễn là tôi giải quyết theo cách này là được rồi." Sau đó một thời gian, theo cách đó các khái niệm cố định hình thành. Chư vị nghĩ rằng chư vị giải quyết nhiều việc tốt, nhưng chính cá nhân chư vị không còn tồn tại nữa; chư vị đã tiến nhập vào một giấc ngủ. Cái "chư vị" mà đang sống trong xã hội bình thường đây, cái nhục thể của chư vị, đã bị các khái niệm hình thành lúc sơ sinh khống chế. Làm thế này, làm thế kia, suốt ngày chư vị đang ở trong một trạng thái mê muội, và ngày ngày trôi qua như thế. Nhưng các khái niệm này được tạo ra là để bảo vệ cho chư vị không bị hại. Nhưng nếu chư vị không bị hại, thì chư vị không thể hoàn trả nghiệp; chư vị sẽ đạt được theo cái cách mà chư vị đáng lẽ không nên được; chư vị sẽ hại người khác, vì thế mà chư vị liên tục tạo ra nghiệp. Các nghiệp đó đang sống, bởi vì các khái niệm từ sơ sinh và nghiệp tạo ra nghiệp tư tưởng trong não của chư vị. Thế thì khi chư vị tu luyện, chính là chư vị loại trừ nó đi. Ðó là vì khi chư vị tu luyện, chư vị không được tu luyện [những thứ đó]. Chư vị tu luyện chính mình, chứ chư vị cũng không muốn tu luyện [những thứ đó], và tất nhiên chư vị cũng không muốn tu luyện những thứ đó.

Tôi giúp chư vị thành Phật, giúp chư vị tu luyện, và trong tu luyện thì chư vị mới loại bỏ đi những khái niệm sơ sinh và loại trừ đi cái nghiệp tư tưởng mà đang thay chỗ chư vị. Thế thì hãy suy nghĩ xem, nếu chư vị muốn loại trừ những thứ đó, chúng là các sinh mệnh thể sống và chúng sẽ không chịu. Chính vì chúng ở trong não của chư vị, chúng sẽ tìm cách để khiến cho tư tưởng của chư vị không vững, khiến cho tư tưởng của chư vị không ổn định, khiến cho chư vị không học Pháp, khiến cho chư vị không tin Pháp, khiến cho chư vị làm điều này hay điều khác, đến độ mà chư vị làm sai mà không biết. Chư vị hình thành cái nghiệp đó bằng cách chửi mắng người ta và nghĩ các chuyện xấu trước khi chư vị bắt đầu tu luyện. Thế thì cái nghiệp tư tưởng đó sẽ phản ảnh những lời chửi mắng vào tư tưởng của chư vị, khiến cho chư vị không tin Pháp, đến cả chửi mắng tôi nữa. Tôi không tính đó là lỗi của chư vị bởi vì đó không phải là chư vị đang chửi mắng tôi; nếu không thì tội lỗi của chư vị sẽ to lớn vô cùng. Nghiệp tư tưởng của chư vị đang chửi mắng tôi, nhưng trong tu luyện chư vị phải loại nó đi, nếu không thì sẽ tính là chư vị đang chửi mắng tôi. Vì thế, miễn là chư vị loại trừ và chống lại nó, chư vị sẽ biết rằng không phải chính chư vị đang chửi mắng và chính là cái nghiệp nó đang làm, và yêu ma đang làm. Chúng tôi cùng nổ lực loại trừ nó đi và giúp cho chư vị phục hồi. Hiện tại đa số con người sống trên thế giới này thực sự không phải là chính họ đang sống. Họ chỉ sống vì tư tưởng của họ và sống vì những khái niệm hình thành từ lúc sơ sinh của họ.

V: Thưa, thiên tượng là gì? Ở tầng thứ nào thì người tu luyện không được thiên tượng ám chỉ nữa?

Sư Phụ: Thiên tượng không ám chỉ gì cho con người cả. Hiện tại, trong giai đoạn này, nơi đây khi nhân loại đã biến thành xấu, chỉ có các con thú vật mà đã đạt trí thông minh đang khống chế con người. Thần trên trời đã gắn cho nhân loại một cái đĩa rất to lớn, nó đang quay. Chỉ định lúc nào cho xã hội chuyện gì sẽ xảy ra và sẽ xảy ra thời gian nào. Sau khi cái đĩa đó quay trong một thời gian đặc định, thì một loại tình huống đặc định sẽ xảy ra cho nhân loại. Và đó gọi là "thay đổi thiên tượng".

V: Thưa, tiêu chuẩn của "luân hồi" là gì?

Sư Phụ: Luân hồi có tiêu chuẩn? Với luân hồi, một sinh mệnh trong đời này có thể là một con người và là một con thú trong đời kế tiếp, hay có thể sẽ tái sinh thành một cái cây. Một người có thể tái sinh làm bất cứ cái gì. Tái sinh làm cái gì là còn tùy vào số lượng nghiệp của người đó.

V: Thưa, một người có thể biết trước được tương lai với công năng túc mạng thông hay không?

Sư Phụ: Một người có thể biết trước được tương lai với công năng túc mạng thông hay không? Với công năng túc mạng thông, thì có thể biết được cả cuộc đời hay nhiều cuộc đời của một người, có lẽ là biết nhiều hơn nữa. Có người còn biết là họ từ đâu đến. Họ cũng có thể biết tương lai của một người như thế nào. Một người không những biết được về chính cá nhân mình, mà còn có thể biết về người khác. Ðây là công năng túc mạng thông.

V: Thưa, chư Phật và Bồ Tát có thể về quá khứ tới đâu biết được ? Thấy về tương lai tới đâu?

Sư Phụ: Chỉ khi một người không còn dính mắc thì mới có thể tu thành Phật hay thành Bồ Tát, và một người không còn dính mắc sẽ biết tất cả. Chư vị không thể xem những điều này là kiến thức và truy cầu chúng, và tôi cũng không thể trả lời và giải thích những câu hỏi này. Có người thường hỏi tôi: Chư Phật sống ra sao? Tôi nói cho chư vị biết nhân loại tuyệt đối không thể biết được chư Phật sống thế nào. Nếu chư vị muốn biết chư Phật sống thế nào, thì chư vị phải tu thành Phật. Có người đã nhìn thấy Thế Giới Cực Lạc, Thế Giới Pháp Luân, hay là thấy các thế giới khác. Ðó là những thể hiện cho chư vị tại tầng thứ của chư vị như thế. Nếu chư vị muốn nhìn thấy toàn bộ trạng thái chân lý của sự việc ở bên kia, chư vị phải đạt tiêu chuẩn của một vị Phật; chỉ lúc ấy thì chư vị mới có thể nhìn thấy được chân tượng. Cũng như Pháp này: khi chư vị từ tầng thứ này mà nhìn thì đó các Pháp lý của tầng thứ này, và khi nhìn từ một tầng thứ khác thì là Pháp lý của tầng thứ đó. Nó không thể thể hiện ra chân tượng của sự việc ở các tầng thứ cao cho những người ở các tầng thứ thấp. Ðây là nguyên lý của vũ trụ.

V: Thưa, chư Phật giả từ thờ phụng mà được tạo ra, cuối cùng thì sẽ ra sao?

Sư Phụ: Sẽ được quyết định thể theo mức độ chánh hay tà

của chúng. Những đám mà mang hỗn loại cho xã hội và vũ trụ sẽ bị hủy diệt. Tất nhiên, cũng có những thứ tốt, thì sẽ được giải thoát, sẽ được tái sinh. Tất cả đều đã được an bài.

V: Thưa, có một hệ thống phươmg cách nào cho sự tu luyện tâm tánh không?

Sư Phụ: Pháp mà tôi truyền cho chư vị là có hệ thống nhất. Không có gì có hệ thống hơn nữa. Hãy đọc sách Chuyển Pháp Luân.

V: Thưa, "Bỏ dao bán thịt xuống, thành Phật ngay tại chỗ." Ðây là điều mà Phật Giáo giảng. Còn trường phái Pháp Luân thì giảng gì?

Sư Phụ: Những lời đó không phải là của Thích Ca Mâu Ni. Ðó là những lời của con người nói sau này. [Bởi vì những điều như thế này] mà khó tu luyện trong Phật Giáo vào thời Mạt Pháp. Những lời không phải là của Phật lại bị nhầm lẫn là lời của Phật. Con người hiện đại không biết chuyện gì đã xảy ra, bởi vì những lời ấy không phải là chân lý của Phật. Chư vị chỉ bỏ dao xuống và không kể là bao nhiêu người chư vị đã giết, rồi chư vị thành Phật, làm sao được chứ? Người tốt cũng phải tu luyện. Chẳng phải đó là chân lý hay sao? Tất nhiên nội hàm ẩn ý là nói rằng: từ nay về sau đừng làm điều xấu ác nữa; có lẽ là ý này, là bắt đầu tu luyện. Nhưng những lời này còn rất xa với Phật .

V: Thưa, Thầy có thể giảng thêm về "thân thể sẽ phóng đại" không?

Sư Phụ : Tư tưởng của người tu và khả năng cùng dung lượng của các thân thế của họ sẽ bành trướng. Cho nên đôi khi, khi chư vị tập bài tráng pháp [bài số 2] chư vị cảm thấy rằng chư vị biến thành cao to lớn. Một số người khác cảm thấy họ biến thành rất nhỏ, bởi vì cái thân thể đó mà đã tu luyện xong rồi thì có thể biến to hay nhỏ. Thân thể của người tu luyện thật sự sẽ lớn lên. Nếu không, ở các tầng thứ cao chư vị sẽ không chịu đựng nỗi sự hiểu biết của chân lý của vũ trụ. Trong tu luyện thân thể của một người sẽ trở thành to lớn hơn và to lớn hơn trong mỗi một không gian. Nhục thể của tôi ngồi đây chỉ to như chư vị trông thấy, nhưng các thân thể của tôi ở bên kia thì to lớn hơn và to lớn hơn, thân này đến thân khác. Các thân thể đó to đến độ mà những người ngồi tại đây, người mà Thiên Mục đã khai mở tốt rồi, cũng chỉ có thể nhìn thấy dưới các ngón chân của tôi, chứ không thấy ở trên. Và đây cũng không phải là to nhất. Tất nhiên, đây không phải khoe khoang, giữa vị sư phụ và đệ tử thì tôi không nói điều sai. Tôi có thể nói với chư vị rằng dung lượng của thân thể của chư vị kỳ thực thì nó đang lớn ra. Tôi nhớ có một người tu theo thuyết Yoga bên Ấn Ðộ có một tấm tranh, và trong tấm tranh "Vị Vinh Dự Thế Giới" (Bhagavān) nói với đệ tử "Hãy nhìn xem, chư thần ở trong thân thể của ta." Vô số chư thần trong bức tranh đều ở bên trong thân thể của ông ta. Trong tu luyện, mục đích là để tu luyện thành thần. Kích thước của một vị thần là kích thước của tầng thứ của vị thần đó và là chiều cao của Quả Vị của vị ấy. Vì thế các thân thể thần đó phù hợp với Quả Vị và tầng thứ của họ.

V: Thưa, tôi muốn hỏi: Trong chuyến đi đến Mỹ Quốc lần này, Thầy có dự định mở khóa giảng 9-ngày giảng Pháp không?

Sư Phụ: Không, nguyên nhân là vì Pháp này đã giảng ra toàn bộ xong rồi. Từ khi sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản, tôi không còn giảng theo cách có hệ thống nữa. Ðó là vì khi tôi giảng thêm nữa thì tôi sẽ không thể theo từng lời trong Chuyển Pháp Luân khi tôi giảng. Khi tôi mở một khóa giảng tôi không có mang theo một bài nào. Tôi giảng thể theo tình huống khác nhau của các học viên, và cũng cùng một câu hỏi mà tôi trả lời từ các gốc độ khác nhau, cho nên mỗi một lần là giảng khác nhau. Vì thế, nếu tôi mở các khóa giảng một lần nữa và giảng Pháp một cách có hệ thống một lần nữa, thì sẽ gây can nhiễu với các học viên đang tu luyện căn cứ vào Chuyển Pháp Luân. Ðó là vì tôi phát hiện rằng, chỉ một câu hỏi thôi, càng giảng thì tôi càng giảng cao hơn nữa, bởi vì tôi muốn các học viên hiểu nhiều thêm nữa (Vỗ tay), vì thế điều tôi giảng sẽ can nhiễu các học viên đang tu luyện. Pháp đã được in ra rồi, vì thế tôi không thể giảng theo hệ thống một lần nữa. Nhưng miễn là chư vị tu luyện căn cứ vào Chuyển Pháp Luân thì cũng như nhau. Trả lời các câu hỏi cụ thể trong khi chư vị đang tu luyện như chúng ta đang làm hôm nay thì được.

V: Thưa, với vô số người trên toàn thế giới, làm sao Thầy biết được ai đang tu luyện?

Sư Phụ: Tư tưởng và hiểu biết về tu luyện tại các cảnh giới cao thì khác với các cảnh giới thấp. Khác với những gì mà chư vị tưởng tượng với suy nghĩ của con người. Trong quá trình tu luyện, khi tu luyện đạt đến một cảnh giới nào đó, thì có thể tạo ra Pháp Thân, và tạo ra vô số Pháp Thân nữa. Các Pháp Thân sẽ giúp cái Thân Thể Chánh này (gọi là Thân Lão Thành) hoàn thành công việc chỉ đạo và bảo hộ các đệ tử, các Pháp Thân làm rất nhiều sự việc cụ thể. Các Pháp Thân là biểu hiện trí tuệ của tôi. Loại trí tuệ này có hình thức thiêng liêng. Nói một cách giản dị, các Pháp Thân chính là tôi. Vì thế, các Pháp Thân của tôi mang hình tượng và ý tưởng của chính cá nhân tôi; có thể làm bất cứ điều gì, nhưng không khác với Thân Thể Chính. Nhưng thấp hơn tầng thứ này thì không ai có thể nhìn thấy các liên kết tiềm tàng bên trong; chỉ có khi một người vượt qua tầng thứ này thì mới có thể nhìn thấy được. Còn về những sự việc cụ thể, các Pháp Thân làm cũng giống như chính tôi đích thân làm, bởi vì đó là biểu hiện hữu hình của tư tưởng của tôi.

V: Thưa, "Không còn cầu mong tự nhiên sẽ đạt" với "không còn gì cột lại, nơi đó sanh chánh tâm " * đi với nhau như thế nào? (* Tâm vô sở trụ, nhi sanh kỳ Tâm)

Sư Phụ: Giảng kinh Phật trong tu luyện Ðại Pháp, tôi không nghĩ là hợp thức. Giảng từ quan điểm thấp hơn, điều mà Thích Ca Mâu Ni giảng là những điều của trường phái của ông. Ðiều mà chúng tôi giảng là từ trường phái của tôi. Có cái rắc rồi là không được tu luyện hai đường lối. Giảng rộng hơn nữa, tất cả Pháp là từ trong Ðại Pháp mà ra, và có nhiều yếu tố phức tạp mà chư vị không biết. Cho nên tôi chưa từng muốn giảng về các danh từ và khái niệm của Phật Giáo. Ðôi khi tôi chỉ giảng một chút thôi, hay là tôi sẽ dẫn một ví dụ, nhưng đó chỉ là tôi giảng về Pháp của tôi. Tôi khuyên tất cả chư vị rằng nếu trong đầu chư vị mà có những điều về tôn giáo, bây giờ chư vị tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp, hãy mau chóng mà dẹp đi và tự làm sạch con người chư vị . Nếu không chúng sẽ can nhiễu đến chư vị một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, chư vị sẽ dùng những điều trong Phật Giáo mà phán đoán những gì tôi giảng, và chư vị cũng không thể tu luyện. Trong Phật Giáo cũng giảng về bất nhị pháp môn. Hiện tại chính là Thời Loạn Pháp của Thời Mạt Pháp. Chư vị phải cẫn thận.

Giảng về không tu hai đường lối [cùng lúc], kỳ thực thì có bao nhiêu người trong tôn giáo chân chánh hiểu câu này? Có người trong các tôn giáo, cái gì họ cũng tu. Các hòa thượng tu Thiền Tông và tu Tạng Mật cùng một lúc, kinh nào họ cũng đọc, đọc đủ loại. Và trong Phật Giáo Tịnh Ðộ giảng về những điều của Phật Giáo Thiền Tông. Nhưng khi chư vị tu trong một trường phái, thì chư vị phải đọc kinh thư của trường phái đó; và không tất cả các kinh thư là do Thích Ca Mâu Ni giảng. Nếu chư vị đọc kinh Avatamsaka, sau khi tu thành chư vị sẽ về Thế Giới Avatamsaka. Nếu chư vị đọc kinh A Di Ðà chư vị sẽ về Thế Giới Cực Lạc. Theo thời gian người ta nghĩ rằng tất cả các kinh thư đó chính là của Thích Ca Mâu Ni. Nhưng sau khi chư vị bắt đầu trộn lẫn các đường lối tu luyện, không một vị Phật nào sẽ trong nôm chư vị nữa. Lòng tin Phật của con người hiện đại đều như nhau: họ nghĩ rằng tất cả đều là Phật, vì thế chẳng phải thờ phụng vị nào cũng được hay sao? Vì tất cả cũng đều là sách của Phật, chẳng phải đọc sách nào thì cũng được hay sao? Tất cả đều là quan điểm của con người.

Chư vị biết, tại sao một người có thể đến Thế Giới Pháp Luân hay có được Pháp Luân và có được những gì họ đáng được trong trường phái này bằng cách đọc sách Chuyển Pháp Luân? Kinh thư của tôn giáo cũng thế, chư vị tu luyện trong trường phái nào thì chư vị sẽ đạt được những gì của trường phái đó. Và chư thần của môn tu luyện đó sẽ hạ nhập những thứ của trường phái đó cho chư vị. Thế thì nếu chư vị cũng đọc kinh thư của trường phái này, thì trường phái này cũng sẽ ban những thứ của trường phái này cho chư vị, và nếu tất cả những thứ của tất cả các trường phái đều ban cho chư vị, thì thân thể của chư vị sẽ bị hỗn loạn. Làm sao chư vị tu luyện đây? Ví dụ, nếu một bộ phận của một cái máy giặt mà đặt vào trong cái máy truyền hình, theo tôi thấy thì cái máy truyền hình ấy không thể chiếu gì cả. Không phải giản dị và dễ dàng như người ta nghĩ.

Tu luyện là cực kỳ nghiêm túc và là một công thức tiến hóa cực kỳ phức tạp để tăng Công và đề cao sinh mệnh của một người. Nó chính xác còn hơn bất cứ dụng cụ chính xác nào của con người. Cho nên, những thứ của tu luyện không thể bị trộn lẫn nhau và cũng sẽ không được trộn lẫn nhau. Vừa khi ai làm theo cách như thế, và vừa khi chư Phật thấy rằng chư vị tu cả hai, tu cái này và tu cái kia, họ sẽ không ban cho chư vị những gì từ trường phái của họ cả. Ðây là vấn đề tâm tính của người tu luyện. Những điều của Phật Như Lai là đã trải qua nhiều đời tu luyện gian khổ và những điều ấy gây dựng nên thế giới của vị ấy. Thế giới của vị ấy gồm có các yếu tố tu luyện đó. Chư vị chỉ là một con người, chư vị muốn tùy tiện thay đổi những điều đó phải không? Hơn nữa, tu luyện trong hai đường lối thì cũng bằng như phá hoại Pháp của hai vị Phật, và tu trong ba đường lối thì cũng bằng như phá hoại Pháp của ba vị Phật. Chẳng phải đó là một tội lỗi hay sao? Có người cho rằng họ không biết. Thế thì, chính vì chư vị không biết mà chư Phật sẽ không ban cho chư vị cái gì cả; họ không để cho chư vị phạm cái tội này. Ðây là nguyên nhân căn bản mà không được tu luyện hai đường lối cùng lúc. Con người không biết và nghĩ rằng họ càng học [theo kiểu lẫn lộn] thì càng mở mang kiến thức. Ðây là một cái tâm ràng buộc chấp chước.

Tu luyện một trường phái thì chỉ tu luyện trong trường phái đó: tu Thiền Phật giáo thì là Thiền Phật giáo , tu Tịnh thổ thì là Tịnh thổ, tu Hoa Nghiêm thì là Hoa Nghiêm, tu Thiên đài thì là Thiên đài, và tu Mật tông thì là Mật tông. Và giữa các môn phái Mật tông, cũng không được tu lẫn nhau, tu phái Áo Đỏ thì là phái Áo Đỏ, tu phái Áo Trắng thì là phái Áo Trắng. Ðây là tuyệt đối không được phạm luật. Tu luyện là cực kỳ, cực kỳ nghiêm túc. Không có gì ở trong thế giới này là nghiêm túc hơn. Bởi vì nó là vĩ đại nhất, khẳng định phải xem là nghiêm túc nhất. Tất nhiên, tôi không bắt buộc chư vị học Pháp Luân Công. Nếu chư vị cảm thấy chư vị có thể Viên Mãn trong các môn khác của Phật Giáo, thì cứ học. Nhưng nếu tôi không giảng điều này một cách rõ ràng thì tôi không có trách nhiệm đối với chư vị. Vì có cơ duyên cho nên chư vị mới ngồi đây, tôi nói với chư vị rằng: tôn giáo vào thời Mạt Pháp, đến cả hoà thượng và ni cô cũng khó mà tu luyện. Chư vị có thể hỏi các hòa thượng hay ni cô: các vị có thể Viên Mãn không? Tôi biết tất cả, còn về các hòa thượng và ni cô trên thế giới này, hay là trên toàn thế giới, ai đã rời khỏi Thế Gian Pháp, ai đã đạt Quả Vị La Hán, chỉ có một vài người. Hơn nữa, họ cũng vẫn còn một chân vào cữa và một chân ở ngoài, cũng là tu luyện phó nguyên thần. Kỳ thực thì họ đang chờ Phật đến. Chư vị muốn họ cứu độ chư vị. Nhưng cứu độ chư vị về đâu? Nếu một người là La Hán, thì cũng vẫn phải tu về thế giới Phật, và không kể là Phật có nhận họ hay không thì cũng tùy vào Phật. Họ sẽ cứu độ chư vị về đâu?

V: Thưa, Thầy có giảng rằng tập luyện các bài công pháp ở các tầng thứ cao là hoàn toàn tự động. [Có đúng không]?

Sư Phụ: Ở Trung Quốc, khi Khí Công bắt đầu xuất hiện thì có người nói rằng Khí Công không thể giúp người tu Viên Mãn, bởi vì khí công mà truyền vào thời ấy là thuộc vào tầng thứ trừ bệnh khoẻ thân. Vừa qua tôi giảng một điều, tức là, cái Khí Công đó kỳ thực là để dẫn dường cho tôi truyền Pháp Luân Ðại Pháp. Nếu Khí Công mà không bắt đầu truyền ra, thì sẽ vô cùng khó khăn cho tôi truyền Ðại Pháp ngày nay. Nếu tôi có thể truyền Ðại Pháp trong một xã hội cực kỳ phức tạp như hôm nay, thì sẽ không gặp rắc rối khi truyền [rộng] ra trong tương lai.

Có người nói rằng Khí Công là một đường lối tu luyện hữu ý, và Thích Ca Mâu Ni giảng rằng các đường lối tu luyện hữu ý là hão huyền, không giúp người tu Viên Mãn. Kỳ thực thì ai mà nói [về Khí Công] không biết "hữu ý" là gì. Họ nói rằng các động tác tập luyện có liên hệ hữu ý. Tuy thế nhiều môn của Ðạo Giáo cũng có động tác, qua các động tác đó có các Ðạo Ðại Sĩ cũng tu khá cao, Ðại Ðạo Nguyên Thủy cũng đã tu xuất ra nhiều sinh mệnh cao hơn chư thần và chư Phật trung bình. Không phải tập các động tác thì là có hữu ý. Các môn phái Mật tông hiện nay cũng đọc thần chú. Hòa thượng ở Trung Quốc cũng đọc thần chú, và họ cũng tập hai chân xếp bằng và một chân xếp bằng. Chẳng phải đó cũng là động tác hay sao? Hữu ý hay không hữu ý định cũng chỉ bao gồm bấy nhiêu động tác? "Hữu ý" không có nghĩa là như thế. "Hữu ý" là nói rằng trong khi tu luyện, một người có các tâm ràng buộc chấp chước vào những điều gì đó mà không buông bỏ được. Những người như thế họ nói về những thứ của con người, và có người thì truy cầu những phương cách, kỹ năng và những thứ thuật loại, sai lầm nghĩ rằng những thứ đó giúp người tu đề cao lên. Họ không xem tu luyện buông bỏ các tâm ràng buộc chấp chước là căn bản, họ truy cầu những kỹ năng nhỏ bé, làm những chuyện hữu ý. Một số hòa thượng và ni cô cố làm ra tiền, xây chùa, hữu ích xã hội, tham gia chính trị, đó chính là hữu ý. Tu vì những thứ đó chính là hão huyền, và ai mà tu như thế thì tu lạc đường. Những thứ đó có giúp người tu đạt Viên Mãn không? "Tôi sẽ xây nhiều chùa cho Phật và chọn con đường tắt, thì sẽ giúp tôi tu lên." Làm sao mà có thể như thế được? Nếu những ý tưởng hằng ngày của chư vị mà không loại bỏ đi, chư vị cũng không dám ở trong cảnh giới của thần cho dù chư vị được đưa lên trên đó. So với chư thần và Phật thiêng liêng, trang nghiêm và trong sạch, chư vị sẽ hỗ thẹn vô cùng, chư vị cũng không dám ló mặt ra chỗ nào cả. Chính chư vị tự mình nhận ra rằng chư vị không nên ở trên đó, bởi vì cảnh giới tư tưởng của chư vị quá thấp, chính chư vị cũng tự mình bỏ đi xuống. Các động tác tập luyện không phải là hữu ý; có tâm ràng buộc chấp chước của con người mới chính là "hữu ý".

Tôi giảng rằng trong tu luyện, hoạt động ý niệm có thể gây rắc rối một cách dễ dàng, cho nên chư vị phải cố gắng hết sức để không có ý niệm, không có ý định. Tất cả vật thể và vật chất đều là linh thể trong các không gian khác. Còn về các cơ chế tu luyện mà tôi hạ nhập cho chư vị, vừa khi chư vị tập các bài động tác thì chư vị gia trì các cơ chế đó. Khi cơ chế đó được gia trì đến một mức độ nào đó, thì nó sẽ xoay chuyển một cách tự động. Trong tương lai khi chư vị tập các bài động tác, mỗi lần chư vị tập 9 lần, thì [cơ chế] sẽ được gia trì và trở nên mạnh và mạnh hơn. Cuối cùng chư vị sẽ phát hiện rằng chư vị không cần đếm và chỉ tập các bài động tác, khi chư vị tập đến lần thứ chín, [các cơ chế] sẽ tự mình đẩy Pháp Luân, và đến lần thứ chín thì các cơ chế cũng sẽ tự mình đẩy đến thế hai tay bắt ấn. Lúc ấy thì chư vị không cần đếm nữa.

V: Thưa, mọi người có thể biết khi nào là vượt qua Thế Gian Pháp không?

Sư Phụ: Có người có căn cơ cực kỳ cao, cho nên để bảo đảm họ có thể trở về nơi chốn nguyên thủy của họ, họ không được biết gì cả. Nếu họ được biết dù chỉ một chút thôi, thì sẽ hủy hoại con đường của họ và khiến cho họ không thể quay trở về nơi nguyên thủy của họ. Vì thế, chúng tôi phải quyết định những điều này thể theo mỗi một hoàn cảnh cá nhân khác nhau. Có lúc cũng được biết, và cũng có một số cá nhân có thể được biết.

V: Thưa, trong tương lai, các đệ tử tu trong tu viện mà đang tu luyện trong các tu viện tôn giáo sẽ phải đi khất thực nơi người thường. "Tương lai" là nói về giai đoạn nhân loại đây hay là thời gian trước đây?

Sư Phụ: Hoà thượng và ni cô là khác với người thường. Tôi bảo họ tu luyện, tu giống như các đệ tử Ðại Pháp khác, và chứng thực Quả Vị còn cao hơn nữa; tu theo cách này sẽ giúp họ có một môi trường mà họ có thể tạo uy đức to hơn nữa.

V: Thưa, làm sao người tu có thể biết được họ có Pháp Thân bảo hộ cho họ hay là có Pháp Luân trong thân thể của họ?

Sư Phụ: Nói về Pháp Luân, người nhạy cảm thì cảm nhận được Pháp Luân, người không nhạy cảm cho nên không cảm nhận được. Không phải ai cũng cảm nhận được. Còn những người mà có thể cảm nhận được Pháp Luân xoay chuyển, một khi Pháp Luân ổn định trong thân thể của họ rồi thì khó mà cảm nhận được. Cũng giống như nhịp tim của chư vị: nếu chư vị không sờ ở đó thì chư vị không cảm nhận được tim đập phải không? Khi nó đã trở thành một bộ phận của thân thể chư vị rồi thì chư vị không thể cảm giác được, nhưng có người thì không cảm giác được lúc ban đầu. Ðó là vì thân thể của họ không nhạy cảm. Không sao cả. Thân thể con người là cực kỳ phức tạp, mỗi người đều khác nhau.

V: Thưa, giả thử một người trẻ tu luyện Viên Mãn và đột nhiên lên Thiên Giới. Thì người ấy không thể hoàn tất trách nhiệm cuối cùng mà họ thiếu cha mẹ của họ hay là thiếu con cái của họ. Thế thì đó có phải là để lại gian khổ của mình cho người khác hay không?

Sư Phụ: Chính là vì hiện tại chư vị chưa Viên Mãn và chính vì chư vị chưa đạt đến cảnh giới tư tưởng của tầng thứ cao, cho nên chư vị dùng suy nghĩ của người thường mà hỏi câu hỏi này. Một khi người tu đạt đến cảnh giới đó, hiểu biết về tất cả sự việc sẽ khác hẳn đi. Bởi vì uy đức mà người ấy tạo ra qua tu luyện, tất cả những gì chung quanh đều thay đổi. Kỳ thực, mỗi người đều có định mệnh riêng, không ai có thể quyết định định mệnh của người khác. Có người nói "Tôi chỉ muốn con cái của tôi sống tốt." Nếu con cái của chư vị không có phúc lành, không kể là bao nhiêu của cải mà chư vị để lại cho chúng, chúng cũng sẽ phí phạm tất cả, hay là cũng sẽ bị đốt hết, bị mất hết, hay là bị cắp mất hết. Mặt khác, nếu chúng có phúc lành, chúng sẽ được hưởng. Mọi người đều có định mệnh riêng, và không ai có thể giúp cho người khác được. Ðến cả chúng là người nhà của chư vị, chúng là người nhà của chư vị trong đời này, nhưng trong đời sau có lẽ chúng sẽ là người nhà của người khác; hơn nữa trong đời trước có thể chúng là người nhà của người khác. Vì thế mà ai cũng có định mệnh riêng của họ. Thế thì nếu chúng ta muốn người khác phải như thế nào thế nào, chắc chắn là không được, bởi vì cuộc đời con người không phải do con người an bài ra, mà do thần. Không có chuyện là chư vị sẽ để cho chúng đau khổ, bởi vì các sự việc này đã được an bài lâu lắm rồi. Những điều này không có như chư vị nghĩ. Nếu chư vị không ở trong cảnh giới đó, chư vị sẽ xét sự việc như người thường. Kỳ thực, tu thành thần hay phật, hãy [tưởng tượng] xem bao nhiêu uy đức có liên hệ có qua tu luyện. Kết quả sẽ được an bài trong khi chư vị tu luyện.

V: Thưa, khi tôi tập các bài công pháp, đầu của tôi xoay vòng.

Sư Phụ: Những điều này là hiện tượng tốt. Khi các mạch năng lượng được khai mở, thì năng lượng sẽ làm cho đầu chư vị xoay. Kỳ thực thì khi một người tập các bài công pháp, nhiều hiện tượng sẽ xảy ra, cả hơn 10 ngàn loại. Không kể là gì xuất hiện, chư vị phải giữ vững. Con đường tu luyện đầy khảo nghiệm cho người tu luyện. Có nhiều yếu tố tạo ra Công. Đối với điện, bề ngoài của con người là nhạy cảm nhất. Trong giai đoạn đầu, khi Công bắt đầu khởi tác dụng, chư vị sẽ cảm thấy khó chịu mỗi khi Công di động dù chỉ một chút thôi. Ðôi khi khi chư vị tu luyện những gì tốt, chư vị sẽ nghi ngờ là mình bị bệnh, [và tự hỏi] tại sao tôi cảm thấy không khoẻ. Nếu chư vị xử lý như thế, làm sao chư vị tu luyện chứ? Chư vị là người tu luyện. Chư vị phải xem tất cả là tốt, kỳ thực thì tất cả đều tốt. Khi các mạch năng lượng được khai mở, chư vị sẽ cảm thấy không khỏe, cảm thấy chỗ này chỗ kia đau đớn. Cải biến trong thân thể không hẳn là thoải mái. Có lúc dường như là có con sâu bọ bò trong thân thể chư vị, bởi vì có cả hơn 10 ngàn mạch trong thân. Và không những chỉ có các mạch này thôi, chúng ngang dọc, và có lúc toàn thân cảm thấy như một luồng điện đang chạy ngang, dường như lạnh, nóng, tê, nặng, xoay chuyển, vân..vân. Có rất nhiều trạng thái, và tất cả sẽ khiến cho thân thể của chư vị không khoẻ. Nhưng những điều đó là tốt cả. Ðó là kết quả của năng lưỡng và cải biến đang xảy ra trong thân thể. Giả thử nếu chúng tôi giảng về một cảm giác đặc định [như trong câu hỏi này của chư vị], thì có quá nhiều. Tất cả chư vị nên xem đó là điều tốt và đó thực sự là những điều tốt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #feafeasf