Phần 1
Đã cuối tháng sáu, cái nóng của mùa hè càng rực lửa, nắng nhuộm vàng cả ngõ, góc phố đến tận chiều tối. Hè này, một cô gái với làn da trắng như tuyết đã cùng bố mẹ đến viện bảo tàng. Tuyết. Một cái tên đầy nhẹ nhàng, nữ tính được đặt ra từ thuở cô vừa đến với trần gian. Bố của Tuyết làm trong lĩnh vực khoa học. Công ty ông tổ chức cuộc đi chơi nên ông mời cả hai mẹ con. Giờ đây xung quanh Tuyết là những máy móc kì lạ cô chưa từng thấy bao giờ. Cô đi cùng bố mẹ, chẳng dám chạy ra xa như những đứa trẻ khác. Bố mẹ cô đi đâu, cô theo đấy. Một phần vì rụt rè, mặt khác sợ bị lạc. Cả đoàn dừng lại trước một chiếc máy màu xanh lam. Theo lời của hướng dẫn viên, đó là chiếc máy hút bụi đầu tiên được sản xuất tại Pháp. Tuyết nhìn chiếc máy không chớp mắt, bởi lẽ do ánh sắc màu toả ra, lấp lánh hoà vào nhau tựa như dải ngân hà. Cả đoàn di chuyển sang chỗ khác. Thực sự, Tuyết muốn ở đây thêm vài phút nữa nhưng sự nhút nhát lại không cho phép. Cô cứ đi theo, mãi, mãi đến lúc người mẹ bảo:
- Con có thể dừng lại trước chiếc máy nào khiến con thấy hứng thú. Hãy tự mình tìm hiểu những món quà của nhà khoa học để lại nhé. Khi nào về thì mẹ sẽ gọi cho con.
Rồi Tuyết quay lại và thấy một bà lão. Bà lão nhìn chằm chằm vào chiếc máy từ nãy đến giờ. Tuyết thấy lạ quá, bà cứ đứng đó, như hoá thành pho tượng, cặp mắt không rời khỏi chiếc máy một giây. Tuyết đứng nhìn chiếc máy, đôi chốc lại nhìn sang bà lão. Bà lão ngạc nhiên, bỗng cất giọng:
- Là một cô gái trẻ quan tâm đến khoa học. Cháu khiến ta nhớ đến ngày xưa, lúc đó ta tò mò đến mức khiến người khác phát bực cơ.
Bà tiếp:
- Thật ít khi gặp người chạc tuổi cháu mà thích học hỏi như vậy.
Tuyết định nói gì đó. Thế nhưng cô lại chọn im lặng. Bà lão nói một cách chậm dãi:
- Theo ta đây không hẳn là chiếc máy hút bụi.
Tuyết tò mò hỏi:
- Tại sao vậy ạ?
- Không thể nào chiếc máy hút bụi đời đầu lại nhỏ đến như vậy. Về mặt cấu tạo, trông nó giống chiếc máy hút bụi nhưng có một bsố chi tiết trông khá lạ, thậm chí còn không liên quan đến công dụng của máy.
- Vậy bà chắc hẳn phải giỏi lắm.
- Không hẳn, ta chỉ là cựu nghiên cứu lịch sử khoa học, biết nhiều đến viện bảo tàng.
- Bà có người đi cùng không ạ? Đi một mình sẽ cảm thấy mệt lắm.
- À không, ta đi một mình còn thấy khoẻ hơn. Chứ đi cùng đoàn thì khá phiền.
- Chuyện chiếc máy hút bụi, bà nói với ai chưa?
- Rồi, nhưng không ai hiểu cả. Cháu đi cùng bố mẹ à?
- Vâng ạ.
- Ta sẽ đứng đây thêm vài phút nữa, cháu cứ việc tìm hiểu gì cháu thích.
Tuyết chào bà lão rồi nhìn xung quanh. Bố mẹ cô đứng ở góc phía xa. Cô nhìn chiếc máy và bà lão. Ánh mắt Tuyết đọng lại hình ảnh chiếc máy. Cái nhìn của cô về chiếc máy vẫn y như ban đầu. Nhưng lời nói bà lão khiến Tuyết nửa tin nửa ngờ. Cô vẫn thấy bà lão có chút gì đó lạ kì, nhưng vẫn có sự hiền từ qua lời nói của bà.
Ngày dài kết thúc bởi sự yên tĩnh của màn đêm. Cái yên lặng đó khiến Tuyết nhớ lại ngày hôm nay - một ngày kì lạ. Khi chẳng có thứ gì làm xao nhãng hay cuốn cô phải làm, đầu óc Tuyết trở về trạng thái nghĩ vu vơ. Lời nói của bà lão có thật không? Nhưng bà phải rất chắc chắn mới nói với một người lạ như cô. Và bà lão nói dối để làm gì chứ. Việc bắt chuyện với người lạ là chuyện bình thường nhỉ? Có sự kì lạ thu hút cô hơn nhiều. Xanh lam huyền bí mà hoà lẫn với sắc màu của chiếc máy. Nghĩ lại, cô thấy giống với ánh mắt của Thủy. Thủy tuy có màu mắt đen như bao người Việt. Nhưng trong ánh mắt ấy, Tuyết có thể cảm nhận được màu sắc của tính cách, rằng Thủy không đơn thuần là người nhạt nhoà. Tuyết bỗng đỏ mặt: "Sao tự nhiên mình lại nghĩ tới cậu ấy ?". Thủy là cô bạn cùng lớp suốt bốn năm cấp hai. Hai người nói là thân cũng không phải. Cũng nói chuyện, làm việc nhóm nhưng tính lạnh lùng khiến cô khó mà thân nổi. Ấy mà Thủy vẫn khiến cô rung động. Phải, Tuyết thích Thủy. Cử chỉ dịu dàng, gương mặt thanh tú mang nét của một chàng hoàng tử phương Tây, ngón tay thon, tất cả đã tạo nên một dung nhan xinh đẹp. Tuyết thích Thủy từ hồi còn học lớp chín. Nhưng bài vở rồi áp lực cuốn lấy cô như dòng xoáy. Lên cấp ba mỗi đứa một trường. Tuy gần nhà thế nhưng cô cũng chẳng thể gặp mặt thường xuyên. Đến đây, cô thở dài:
- Ước gì mình với Thủy đến lễ hội mùa hè.
Điện thoại vừa kêu lên. Hoá ra hội bạn đang rủ nhau ăn kem.
Sáng hôm sau đột nhiên ti vi báo chiếc máy hút bụi biến mất. Điều này càng khiến cô nghi ngờ hành động bà lão. Nhưng một bà lão thì sao có thể trộm chiếc máy? Nghĩ vậy, cô lơ đi.
Ở một nhà trọ, một cô gái với mái tóc dài đang uể oải đi xuống cầu thang. Cô than:
- Chị, bao giờ bà già điên mới ra khỏi nhà? Suốt cả đêm qua bà ta cứ lục đục làm cái gì không biết.
Chị Khánh bèn an ủi:
- Thôi em chịu khó. Bà ấy không nhà không cửa, giờ đuổi bà đi thì cũng tội.
Đôi mắt Hồng thâm quầng. Cô nói:
- Nhưng tai em không chịu nổi.
Ngay lúc đó ti vi thông báo vụ trộm chiếc máy hút bụi ở viện bảo tàng. Hồng chẳng nghĩ gì nhiều:
- Chính là bà già điên, phòng bà ta cứ phát ra tiếng ồn của máy móc. Chắc chắn, chắc chắn là bà ta.
Cô chạy thật nhanh, bước từng bước lớn, bỏ ngoài tai những lời gọi của người chị. Khánh lắc đầu nói:
- Mình phải dậy lại con bé mới được, mười tám tuổi rồi mà chẳng chịu suy nghĩ.
Từng bước chân giậm thật mạnh, cô gõ cửa phòng bà lão, giọng thúc giục:
- Bà già điên, tôi có chuyện muốn nói với bà.
Bà lão giật mình, tim bà dường như đập mạnh hơn trước. Bà vội giấu đi chiếc máy, từng bước chân run lẩy bẩy, nhẹ nhàng mở cửa. Hồng đi thẳng vào, nhìn thẳng vào đôi mắt của bà lão:
- Bà mà phạm tội gì là nhà tôi không chịu trách nhiệm đâu.
Bà lão đổ mồ hôi. Hồng càng nghi ngờ:
- Bà toát hết mồ hôi ra kìa. Hay tại lời tôi nói đúng quá?
Bà lão lấy tay lau:
- Do trong đây nóng quá.
Bà lão chưa kịp nói hết câu:
- Nhưng tội...
- Tội gì á hả? Trộm chiếc máy hút bụi ở viện bảo tàng. Mà bà trộm chiếc máy cũng không ai mua đâu. Cả tối qua tôi mất ngủ đấy. Đừng để tiếng ồn hay bất cứ rắc rối nào nữa nhớ chư-
Hồng chưa kịp nói hết thì Khánh đã xuất hiện, cô nghiêm khắc nhắc nhở:
- Em quá đáng lắm rồi đấy Hồng!! Chị không nghĩ em có thể nói những lời như vậy với một bà lão đấy!!
Hồng im lặng nhưng sự uất ức vẫn hiện rõ trên khuôn mặt. Chị Khánh tiếp:
- Nên nói gì ấy nhỉ?
- Cháu xin lỗi bà - Hồng chẳng thành thật.
Chị Khánh ngại ngùng nói lời xin lỗi. Hai người ra ngoài. Nhưng chưa được bao lâu thì ngoài hành lang phát ra tiếng nói:
- Nếu bà định nuôi chó, mèo thì tôi sẽ không tha thứ đâu!
Cánh cửa đóng lại, bà lão thở phào. Nhưng may thay bà cũng lấy được chiếc máy. Thiệt tình chiếc máy hỏng nặng đến nỗi mà bà phải sửa nguyên đêm. Không biết người ta làm gì chiếc máy đó nữa, hay do lâu rồi chưa sử dụng, việc bảo quản không tốt. Bà lão hì hục ngồi sửa tiếp. Chỉ một xíu nữa, bà lắp cái này, thay cái kia, vặn thật chặt từng chiếc ốc vít. Bà bỗng thất vọng:
- Cái chi tiết máy đó, rơi đâu rồi?
Bà cúi xuống tìm khắp căn phòng. Bà lục tung mọi vật lên. Nhưng cái chi tiết máy cứng đầu vẫn không chịu xuất hiện. Đáng tiếc, người ta ngừng sản xuất chi tiết máy đó từ rất lâu rồi. Bà nảy ra ý tưởng: "Thử hỏi ông ấy xem".
Chủ cửa hàng đồ cũ là người bà nghĩ đến.
Trên đường, cứ đôi chốc thì bà lại nghe tiếng xì xào. Mọi người xung quanh đều nói xấu bà. Cái tên "bà già điên" phổ biến quanh khu với một người luôn nói điều khó hiểu, suốt ngày ở trong nhà. Bà lão quen rồi, chẳng để tâm làm bao. Lúc này, trong đầu bà chỉ hiện lên hình ảnh cái chi tiết máy đó, cái mà bà coi là sinh mạng.
Cửa hàng đồ cũ này thường xuyên vắng. Bà lão bước vào. Nét ủ rũ của ông chủ biến mất, thay vào đó là một nụ cười tươi roi rói. Ông niềm nở đón chào bà lão:
- Ô, bà! Lâu lắm rồi không gặp.
Người chủ không giống như hai chị em Khánh, ông tin rằng bà là người thông minh, hiểu sâu biết rộng. Bà lão tươi cười:
- À, tôi muốn tìm một chi tiết máy để hoàn thiện phát minh. Hình dạng như này.
Bà đưa ra bản vẽ minh hoạ. Vì không có bản vẽ đầy đủ nên bà đành vẽ bằng tay. Ông trầm ngâm suy nghĩ, miệng lẩm bẩm:
- Cái này.... Nó ngừng sản xuất rồi nhưng hình như vẫn có thứ thay thế.
Người chủ đi tìm trong chiếc ngăn kéo. Cửa hàng này có rất nhiều tủ, mỗi tủ lại có vô số ngăn. Sau một hồi thì ông ra ngoài, tay cầm cái chi tiết máy, vui mừng nói:
- Đây rồi bà ơi!
Bà lão mừng khôn siết, ríu rít cảm ơn. Cuối cùng thì chuỗi thời gian ấy cũng kết thúc. Chuỗi thời gian ấy cướp mất vẻ đẹp tuổi thanh xuân, sức khoẻ của người thiếu nữ vốn chỉ mới hai mươi mốt tuổi. Chốn xa lạ đã giam cầm bà suốt hơn ba mươi năm giờ đây chỉ là quá khứ, một bài học cho sự tham lam, mơ lớn nhưng nôn nóng. Bà thầm cảm ơn người đối xử tốt với mình đồng thời trách móc bản thân. Về nhà, bà phấn khởi lắp nốt chi tiết máy. Những nếp nhăn như mờ dần đi. Chiếc máy đã hoàn thiện. Bà bật công tắc, nhắm mắt rồi ước:
- Tôi ước mình quay lại lúc trước khi đánh cắp chiếc máy ở phòng thí nghiệm.
Nhưng chiếc máy lại đưa bà đến một nơi lạ: nước Nhật.
Trong lúc đó tại quầy bán kem, một hội bạn đang chuyện trò. Họ trêu đùa nhau rồi cười đầy sảng khoái. Trên tay của mỗi người là những cây kem. Tuyết ngồi trên ghế chẳng nói chẳng rằng, đôi khi cười mỉm khi đứa bạn nhắc đến mình. Vì nơi đây gần với trường học nên việc bắt gặp ai đó quen biết là chuyện bình thường. Thế nhưng Tuyết không ngờ lại gặp Thủy. Hội bạn gọi cô, trêu nhau bằng lời nói đầy thân mật. Thủy ở bên kia đường đáp lại như thường. Có một người lặng lẽ quan sát, ánh mắt dõi theo Thủy đến lúc người ấy xa dần rồi biến mất sau hàng xe cộ. Tuyết chỉ nhìn chứ không nói gì. Cô đoán Thủy đang đi học vì thấy chiếc ba lô sau lưng. Nói một hồi thì Mai khoe vật được chị tặng. Tuyết liên tưởng ngay đến chiếc máy ở viện bảo tàng. Nó cũng lấp lánh, ánh lên sắc vàng của kim loại. Cô đoán nó liên quan tới vụ trộm vào sáng nay. Tuyết muốn biết thêm thông tin nhưng nếu cô hỏi thì mấy đứa bạn sẽ tò mò, rồi có thể một đứa nào đó sẽ kể cho người khác hoặc tệ hơn, phần khác cũng do Tuyết không chắc chắn . Như vậy khiến cô không thoải mái. Tuyết quyết định cuối buổi sẽ hỏi. Khi bắt đầu có người về, cô nói với Mai:
- Xíu nữa ở lại được không?
Mai không bận gì nên đồng ý. Số người thưa dần từ năm giờ chỉ còn hai. Tuyết hỏi:
- Vật nói đến hôm nay, chị ý thấy nó ở đâu vậy?
- Trước cổng trường chị tớ. Mà có việc gì nghiêm trọng sao? - Mai đoán dựa trên nét mặt Tuyết.
- À thì...
- Đó là vật cậu đánh mất?
- Không phải...
- Nói đi. Tớ sẽ giúp mà.
Tuyết không muốn kéo Mai vào chuyện này. Tính cách thích khám phá, hào phóng vốn có của cô bạn khiến Tuyết không đường lui. Cô đáp:
- Tớ đoán nó là từ chiếc máy hút bụi bị trộm ở viện bảo tàng. Chất liệu giống hệt, tớ từng thấy chiếc máy hút bụi đó rồi.
- Vậy nghĩa là tên trộm từng đi qua đó?
- Và một bà lão đứng xem chiếc máy suốt ngày hôm qua, bà ý nói lời kì lắm.
- Ti vi nói rằng camera không quay được bất cứ thứ gì. Nhưng một bà lão sao có thể làm như vậy?
- Tớ không biết nữa. Hay cứ đến trường chị ý thử đi.
Tuyết không chắc về suy luận của mình, nhưng chí ít vẫn có manh mối. Đây quả thật không phải chuyện đùa. Tuyết không muốn lôi Mai vào chuyện này, thật nguy hiểm với hai đứa trẻ mới chỉ mười bốn tuổi. Giọng điệu của người bạn đã thầm báo hiệu cho Tuyết rằng dù cô có nói gì đi chăng nữa, Mai sẽ không đổi ý. Vậy nhưng với Tuyết, cô còn chẳng biết sao mình lại để ý đến những tình tiết vụ trộm này.
Hai người đến trước cổng trường. Mọi thứ diễn ra như thường ngày. Mai nhìn vào khoảng không, cô đang suy nghĩ. Đôi mắt Mai bỗng nhiên sáng lên, cô nói với Tuyết:
- Gần đây chị tớ nghe tin về bà già điên. Có khi nào bà ta là người đánh cắp?
Tuyết nói:
- Mà tớ không chắc chắn cho lắm đâu, hay ta quay về đi?
- Thôi nào, chúng ta đã mò tận đến đây rồi, chẳng lẽ giờ bỏ cuộc? Đi theo tớ, tớ biết bà ý ở đâu.
Trước mặt Tuyết là một nhà trọ nhỏ. Nghe đồn rằng bà già điên ở đây, có nghĩa là bà không có con cháu hoặc không có đứa nào quan tâm đến bà. Tuyết nghĩ vậy, nếu bà già điên thực sự tồn tại, bà hẳn phải đáng thương lắm. Tuyết có chút sợ khi nghe cái tên "bà già điên" nhưng suy cho cùng cái gì đều có lí do của nó. Mai thấy một cô gái đang phơi đồ. Cô ấy vừa nhặt quần áo khỏi chậu vừa lẩm bẩm gì đó về bà già điên. Rồi cô xoay vòng, tay cầm lấy chiếc áo phông, nó bay ra khỏi tay cô và văng vào mặt của Tuyết. Cô ngại ngùng nói:
- Chị xin lỗi nhé, do chị lỡ tay.
Tuyết nhặt chiếc áo ra khỏi mặt, vắt nó lên khuỷu tay mình. Mai hỏi:
- Bà già điên có ở đây không ạ?
Cô gái ngạc nhiên:
- Cái bà đó hả? Phải, bà ý ở đây và chị không muốn chút nào.
- Em gặp bà ấy được không ạ?
- Bà ta gây chuyện sao?
- Em không chắc, có vẻ là vậy. Chị em nhặt thứ này ở trước cổng trường và bạn em đoán nó là từ chiếc máy. Vậy nên chúng em tới đây.
- Biết ngay mà! Chắc chắn bà ta là thủ phạm - Cô gái reo lên.
Ba người chạy lên phòng của bà lão. Cô gái gõ cửa nhưng cửa phòng vẫn đóng, giọng nghiêm túc:
- Bà không mở cửa là tôi tự vào đấy nhé.
Cô gái xoay tay nắm cửa, cánh cửa mở để lộ căn phòng trống vắng. Cô gái nghĩ rằng bà lão trốn ở trong phòng. Thế là cô tìm dưới ngăn bàn, mọi ngóc ngách. Nhưng mọi thứ lại bình thường đến lạ. Kể cả cửa sổ cũng đóng, chắn bởi thanh sắt kiên cố khó trốn thoát. Cô ngồi xuống giường, tiếng thở dài kéo theo bất lực:
- Bà ta biến mất đâu rồi cơ chứ?
Mai đưa ra gợi ý:
- Hay bà ta ra ngoài?
Cô gái không nghĩ vậy:
- Nếu bà ta ra ngoài thì đã thấy rồi, chị phơi đồ nãy đến giờ mà.
Tuyết nhớ đến lời bà lão: "Theo ta đây không hẳn là chiếc máy hút bụi." Cô phần nào thêm tin lời của bà. Bà lão cứ như là một ảo thuật gia với chiếc máy thần kì. Mai thấy chản nản:
- Giờ chẳng còn một dấu vết nào. Mà sao chị biết nhiều về bà ấy vậy?
Cô gái nói lẽ thường tình:
- Nổi nhất khu này mà, ai chẳng biết. Hơn nữa mẹ chị còn cho bà ta ở nhờ. À mà nãy giờ quên chưa giới thiệu, chị tên là Hồng.
- Em là Mai, còn bạn này là Tuyết.
Rồi hai người nói chuyện với nhau. Cái tên "bà già điên" đấy thực ra là biệt danh. Bà lão lúc mới gặp thường có hành động khác lạ, rồi đến một ngày bà khép mình lại trong căn phòng. Bà ta mặt mũi tối tăm, quần áo thì nhếch nhác. Không một ai biết bà từ đâu, không người quen, không nhà cửa, không tên tuổi. Bà ấy không giống người khác, thậm chí còn có phần lập dị. Nhưng cách ứng xử của bà lão thật thân thiện, bà ấy khác lạ nhưng không có nghĩa là xấu xa. Tuyết đồng cảm với bà lão, ấy vậy vụ chiếc máy vẫn làm cô băn khoăn. Trong đầu cô vẫn hiện lên những câu hỏi chưa được giải đáp. Một tia sáng bỗng dưng loé lên, bà lão quay trở về căn phòng với chiếc máy. Bà chưa kịp định hình, Mai và Hồng vồ lấy chiếc máy. Ba người thi nhau giành giật. Hồng và Mai chung sức cùng kéo chiếc máy. Hồng nói:
- Bà đừng hòng thoát khỏi tôi!
Mai nói thêm vào:
- Đúng, chiếc máy này thuộc viện bảo tàng. Tuyết, gọi cảnh sát đi!
Tuyết cứ lưỡng lự, nửa muốn nửa không. Bà lão không ngừng kéo chiếc máy về bên mình. Nhưng sức già sao độ nổi, bà lão đã thua. Bà lão van xin:
- Làm ơn hãy đặt nó xuống bàn, ta hứa sẽ không làm gì cả. Ta hứa
Thấy vẻ mặt đáng thương, ánh mắt hiền từ của bà lão, Hồng đặt chiếc máy xuống:
- Bà hứa đấy nhé.
Bà lão nói tiếp:
- Ta sẽ giải thích tất cả.
Bà đối mặt với ba ánh nhìn chằm chằm. Bà hiểu nếu nói dối, kể cả thứ nhỏ nhất, bà sẽ mắc kẹt ở đây thêm mấy năm, có khi chẳng thể về nữa. Bà lão thận trọng nói:
- Ta sinh ra ở Pháp, là một nghiên cứu sinh về khoa học. Một lần ta đến phòng thí nghiệm để thực tập, ta được giáo sư giới thiệu chiếc máy thực hiện ước mơ, chính là chiếc máy cháu nghĩ ta đánh cắp. Giáo sư dặn ta không được sử dụng chiếc máy cho bất cứ việc gì. Nhưng ta không nghe, trộm lấy và ước rằng ta được du lịch vòng quanh thế giới. Khi ta qua Mĩ, Nga, Anh rồi Việt Nam và mắc kẹt ở đây suốt ba mươi năm. Ta phát hiện chiếc máy ở viện bảo tàng và trộm nó, sửa cả đêm và nghĩ chiếc máy đã hoạt động. Thế rồi chiếc máy lại đưa ta đến nước Nhật. Ta thử đi thử lại nhiều lần và rồi chiếc máy lại đưa ta quay về đây.
Giọng bà nhỏ dần:
- Đó là sự thật.
Ánh mắt bà buồn man mác hìn xuống sàn. Hai hàng mi sụp xuống, những nếp nhăn xô lại. Hồng nhìn chiếc máy rồi lại quay sang nhìn bà, đôi lông mày đang nhíu lại liền thả lỏng.
Có vẻ điều bà nói chính là sự thật. Mọi thứ không thể bỗng nhiên biến mất, xuất hiện không có lí do. Hồng xấu hổ với hành động thiếu suy nghĩ, bốc đồng cùng tầm nhìn hạn hẹp chẳng khác ếch ngồi đáy giếng của mình. Cô mím đôi môi ngại ngùng nói:
- Cháu xin lỗi bà.
- Không sao không sao, ta cũng là người mắc lỗi mà. - Bà lão nhẹ lòng.
Tuyết thêm tin vào suy nghĩ của mình, suy nghĩ của người nhút nhát. Mai vui mừng vì hiểu lầm được giải quyết, sự rạng rỡ bừng sáng trên khuôn mặt. Cô nói:
- Mọi thứ đã xong xuôi. Bà cho chúng cháu thử chiếc máy được không ạ? Coi như công lao giúp bà giải oan.
Hồng vẫn còn mệt từ đêm hôm qua:
- Làm gì thì làm, chị không quan tâm nữa đâu.
Từ "chúng ta" khiến Tuyết giật mình. Cô động nhẹ vào tay Mai rồi nói nhỏ: "Chúng ta?" Bà lão không muốn lỗi chồng lỗi. Chiếc máy vẫn rất nguy hiểm, kể cả khi bà đã cố gắng sửa từng chi tiết. Con quái vật sẽ cướp thanh xuân của những cô gái, lấy đi những sinh mạng. Bà bảo:
- Chà, ta phải sửa chiếc máy đã.
Bà lão đứng dậy đi về phía chiếc máy, cầm nó lên và đặt trên bàn, tay cầm chiếc cờ lê và nói:
- Giờ đến lượt mày.
Sau gần tiếng đồng hồ, bà lão đã xong. Bà lấy cớ để về:
- Để ta thử đã.
Bà bật nút lên, nói điều ước. Nhưng nửa tiếng sau không ai thấy bà quay về.
Từ đó không ai thấy bà nữa.
Tối hôm đó khi cả nhà đang ăn cơm, Hồng nói với chị và mẹ về chuyện này. Mẹ Hồng là bà chủ của nhà trọ, tươi cười hạnh phúc khi nghe tin. Chị Khánh mừng rỡ khi Hồng đã nhận lỗi. Nhưng mẹ Hồng muốn chấm dứt tin đồn ác ý. Không phải ai cũng tin lời của bà như mẹ con họ nên ba người đành bịa ra chuyện. Mẹ Hồng nảy ra một ý tưởng:
- Hay là bà lão do nhớ con trai nên đã thành như vậy. Con trai bà bị hôn mê do thương tích trong lúc làm khoa học ở nước ngoài. Tuy có người chăm sóc nhưng bà vẫn ất lo lắng. Vì nhớ con nên bà đã hồi tưởng về những kỉ niệm bằng cách tìm hiểu về khoa học. Con trai bà tỉnh dậy và dẫn mẹ ra sân bay, bà gặp con trai và đoàn tụ.
Hai chị em đều nghe lời mẹ. Rồi lời nói bay theo gió đến mọi ngóc ngách, mang tin tốt tới, đưa tin xấu bay đi thật xa, thật xa.
Còn bà lão đã quay về thành cô thiếu nữ. Bà hối lỗi thú nhận với giáo sư. Nhưng sự tốt bụng, khoan dung của người phương xa chạm đến trái tim bà. Bà thầm hứa trong lòng: "Nhất định phải quay lại trả ơn." Thế rồi bà dành hết sức lực nghiên cứu, giúp giáo sư hoàn thiện chiếc máy.
Chẳng mấy chốc bà lão - lúc bấy giờ là một người thiếu nữ, đã tốt nghiệp. Người đồng nghiệp hỏi:
- Sao cậu tâm huyết đến như vậy? Chiếc máy đó quả thật rất khó hoàn thành.
Bà lão nói đầy vui vẻ:
- Có một số người tôi phải gặp ấy mà. Vậy nhé giờ tôi đi đây.
Dứt lời bà lão biến mất trong không trung. Địa điểm thứ nhất là nhà trọ. Cô gái trẻ lại thành một bà lão, bà cố gắng đi nhanh với cái lưng đau:
- Ôi! Cái lưng già này.
Chị Khánh đứng ở quầy thu ngân, vừa ngồi vừa đung đưa. Từ sau tấm màn cửa, một bà lão với mái tóc búi, thân hình mảnh mai, mặc chiếc áo thêu hoa bước vào. Khánh nhìn bà không rời mắt. Bà lão trông rất quen, quen lắm. Khánh không ngần ngại ra đỡ bà lão. Bà nói một câu khiến cô ngạc nhiên:
- Cháu vẫn tốt bụng như vậy nhỉ, Khánh? Cháu nhớ ta chứ? Bà già điên đây.
Khánh sực nhớ lại. Đó là kí ức về người bà lão và chiếc máy thực hiện ước mơ, cùng Hồng và hai cô gái mười bốn tuổi. Khánh hỏi:
- Sao bà quay trở lại đây ạ?
Bà lão lấy từ trong túi hộp quà được gói ghém cẩn thận. Những chiếc hộp vuông màu vàng buộc nơ trắng tinh khôi. Vì mải hoàn thành công việc, bà lão vô tình quên món quà cho Hồng. Bà thấy nuối tiếc:
- Ta quên món quà cho Hồng rồi! Con bé tuy nóng nảy nhưng ta biết nó chỉ muốn tốt cho người xung quanh.
- Không sao đâu ạ, gặp được bà cháu vui lắm rồi, không cần quà đâu.
- Thôi, cứ giữ lấy. Cháu nhận quà ta mới vui. Cho ta gửi lời chào đến cả gia đình nhé, giờ ta phải đi rồi.
Khánh chào bà lão thân mật như người nhà. Còn bà lão thì xa dần xa dần. Trên đường, khung cảnh xung quanh vừa lạ vừa quen. Những con đường trải bê tông, vỉa hè lát gạch hoa văn nơi những hàng quán bận rộn làm việc. Tiếng xe máy cứ thế hoà vào tiếng rao của người bán bánh đa khê trên chiếc xe đạp. Sự yên bình của cuộc sống hằng ngày khiến bà thấy thư thái vô cùng. Địa điểm kế tiếp là cửa hàng bán đồ cũ. Ông chủ với nụ cười nở trên môi, luôn tươi cười, hiếu khách là chỗ dựa tinh thần giúp bà trong ngày tháng gian lao. Hơn nữa, nếu không có ngày hôm đó, e rằng bà không thể quay trở về. Thấy bà lão ông chủ vui sướng:
- Bà! Cơn gió nào đưa bà đến vậy? Con trai bà thế nào rồi? Nó có khoẻ không?
Bà lão lắp bắp vì không hiểu ông nói gì:
- À... ừ nó khoẻ. Mà tôi có món quà cho ông. Một chiếc đồng hồ bỏ túi được sản xuất từ rất lâu rồi.
Ông chủ khẽ nâng chiếc kính lên, chăm chú nhìn vào món quà. Ông nói:
- Quý đấy! Rất công phu và rất tinh xảo.
Bà lão mừng khi ông nói vậy. Nhưng lịch trình của bà vẫn còn một nơi, bà lão chào tạm biệt ông. Địa điểm cuối là nhà Tuyết và Mai. Chiếc máy đưa bà đến phòng của Tuyết. Tuyết đang ngồi làm bài tập, những câu hỏi khó khiến cô phải vò đầu bứt tai. Giọng nói của một bà lão cất lên:
- Chào cháu.
Tuyết giật mình quay người lại. Bà tiếp:
- Mong cháu không quên ta. Xin lỗi vì đột ngột vào phòng cháu mà không cho phép.
Tuyết hỏi:
- Bà đã quay về thành công ạ?
- Phải, giáo sư có mắng ta đôi chút. Mà cháu có thấy Mai không?
- Chắc cậu ấy đang ở nhà, cháu tưởng bà sẽ không quay lại đây chứ ạ?
- Bà muốn trả ơn ấy mà. Vậy cháu gọi bạn ấy sang được không? Bà tặng cho cả hai luôn.
Tuyết vội từ chối:
- Cháu có giúp đâu ạ. Với lại cháu không cần quà đâu.
- Nhưng bạn cháu thì khác, phải không?
Thế là Tuyết nhắn tin cho Mai. Khi hai người đều có mặt ở phòng Tuyết, bà lão tặng món quà cho hai cô gái trẻ là một điều ước bất kì. Mai hào hứng ước:
- Cháu là người ước, cháu là người ước.
Nhưng khi nhìn thấy sự e dè của Tuyết, cô đổi ý:
- Thôi, cậu ước đi.
- Tớ á?
- Ừ.
Có một điều ước từ sâu thẳm trong trái tim Tuyết, đó là cùng Thủy đến lễ hội mùa hè. Sau mùa hè này, Tuyết sẽ chẳng được gặp Thủy thường xuyên nữa. Với cô, đây là điều ước không thể tự thực hiện được. Cô thích tự bản thân học, mỗi ngày vươn lên, từng chút một để thành công. Nhưng để tới lễ hội mùa hè, chắc chắn bố mẹ sẽ không đồng ý. Đường xá thì xa, lại còn tốn tiền nữa. Cô không muốn ai biết mình thích Thủy nên đã ước:
- Mình ước được đến lễ hội mùa hè với bà lão và Mai...
- Cả Thủy nữa - Giọng cô nhỏ dần.
Một ánh sáng toả ra, trắng xoá một vùng. Khi ánh sáng mờ dần cũng là lúc lễ hội mùa hè hiện ra. Những gian hàng lấp lánh ánh sáng vàng, tiếng người reo hò. Bên kia là những món ăn mời gọi thưởng thức, bên này là những trò như vớt cá vàng,... Những người phụ nữ, cô gái trẻ mặc trên mình bộ yukata, tóc cài bông hoa, chân đi guốc mộc. Mai oà lên thích thú. Thủy ngơ ngác chưa hiểu gì. Tuyết bị hút hồn bởi khung cảnh trước mắt. Khung cảnh ấy tràn ngập ánh sáng và niềm hạnh phúc. Tuyết biết mình đang ở lễ hội mùa hè của người Nhật. Cô hỏi trong lo lắng:
- Nhưng cháu không biết tiếng Nhật, phải làm sao ạ?
Bà lão an ủi:
- Hoá ra là của Nhật. Cháu không phải lo, chiếc máy sẽ đưa ra những điều cơ bản để hoà nhập. Nhưng sao cô bé đó lại xuất hiện ở đây? Chiếc máy lại gặp trục trặc rồi.
Tuyết cười ngượng nói:
- Không phải đâu ạ.
Một đám người đi qua Tuyết. Trái ngược với những gì Tuyết nghĩ, cô hiểu được họ nói gì. Mai chẳng thể đợi nữa, cô thúc giục:
- Nào, đứng đó làm gì nữa? Đi thôi.
Mai chạy trước, nhanh chóng hoà vào đám đông. Bà lão nhắc nhở:
- Khoan đã, con bé này. Tuyết, bảo bạn phải đi cùng ta. Chứ không lạc đấy.
Tuyết dạ vâng rồi chạy theo, nắm lấy áo Mai và dặn cô. Thủy vẫn im lặng, cô nghĩ đây chưa phải lúc để hỏi. Mai ngắm nghía những chú cá vàng đang bơi trong bể. Bên cạnh, một người đang cố gắng vớt cá vàng bằng chiếc vợt bằng giấy. Do bị ngấm nước, chiếc vợt bằng giấy bị thủng, người đó kêu lên đầy thất vọng. Quả là một trò chơi thú vị nên Mai muốn thử sức. Cô hỏi cách chơi rồi cầm vợt lên, nhẹ nhàng nhúng nó xuống mặt nước. Cô đặt chiếc vợt gần sát đuôi con cá rồi phần thân. Khi con cá nằm trong vợt, cô hô to:
- Nào!
Nhưng vợt bị rách, cô không vớt được con nào. Mai vẫn vui vẻ:
- Thôi kệ, chơi trò khác.
Thủy chỉ vào khu ném vòng, bảo:
- Hay chơi trò kia?
Mai lại muốn chơi trò chơi bắn súng:
- Chỗ kia vui hơn.
Thủy không muốn cãi vã, tự động đến khu ném vòng. Bà lão thấy vậy nên gọi:
- Được rồi, chúng ta sẽ chơi trò ném vòng trước rồi đến trò chơi bắn súng nhé?
Đến lượt Thủy, cô cầm chiếc vòng, nhắm vào chiếc hộp. Mắt cô nhìn thẳng, hơi nheo lại, như bắt lấy trong tầm mắt. Ngắm Thủy, Tuyết bỗng đỏ mặt. Ánh mắt ấy cuốn hút, động lòng người. Thủy văng. Tiếc thay, cô không ném trúng phần quà nào cả. Với Thủy, cô phải thắng, nhất định phần quà sẽ thuộc về mình. Sự cứng đầu lôi Thủy vào trò ném vòng. Lần một, lần hai, lần ba, lần bốn,... cô đều thua. Mai thấy khó chịu:
- Xong chưa? Thôi bỏ đi, đừng cố quá.
Tuyết cũng nhắc nhẹ:
- Thủy ơi...
Lần thứ bốn mươi lăm, Thủy mới ném trúng hộp bánh. Tuyết giờ mới thoả mãn, cầm hộp bánh vừa đi vừa ăn. Tuyết đi bên cạnh, chỉ một xíu nữa là nắm được tay Thủy. Nhưng cô ngại quá. Tuyết muốn thử một que trong hộp bánh Pocky dâu Thủy cầm. Tuy vậy, cô chọn im lặng. Bỗng Tuyết nảy ra một ý tưởng. Cô lưỡng lự, rồi bỗng nói:
- Hay thử đặt tên tiếng Nhật đi. Tớ là Aki. Cậu là Hona.
Thủy nhìn về phía trước, chẳng nói gì. Tuyết thấy lúng túng:
- Nếu cậu thấy kì thì không cần gọi đâu. Mai chơi trò bắn súng một lần rồi thôi. Cô thấy chán nản:
- Hay ta đến nơi khác?
Nhưng không có ánh sáng trắng loé lên, mọi thứ vẫn như cũ. Bà lão bật lại nút cũng không hiệu quả là bao. Không ai muốn chuyện này xảy ra, chính bà cũng vậy. Bà cầm chiếc máy lên rồi kiểm tra. Chiếc máy bị lỗi bên trong, bà nghĩ vậy. Thật tiếc khi bà lão đã cập nhật tính năng mới, sửa kĩ càng. Tuyết sợ hãi khi nghe tin. Mong ước của cô giờ khiến mọi người mắc kẹt. Tuyết nghĩ rằng đáng lẽ nên cản Mai. Mai hỏi bà lão, bà là hi vọng cuối cùng:
- Bà sửa được không ạ?
Bà lão trầm ngâm:
- Nếu thức đêm thì có khả năng. Nhưng đừng quá lo, ta đã kiểm tra, phục hồi chiếc máy trước khi tới đây rồi.
Bà tiếp:
- Ta cần một vài dụng cụ.
Rồi bốn người theo chân bà mua đồ cần thiết. Đúng lúc đó thì pháo hoa bắn lên. Tuyết chỉ có thể nghe tiếng nổ. Lộp bộp, lộp bộp, tiếng càng lớn, Tuyết càng luyến tiếc. Khoảnh khắc đẹp nhất của lễ hội mùa hè chính là những vũ điệu của pháo hoa, những bông hoa khoe sắc trên bầu trời đêm
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top