Bà cụ Tứ
Leeonit Leeonop từng khẳng định "một tác phẩm văn học là khám phá mới về nội dung và phát minh về hình thức". Quy luật sáng tạo trong văn học đòi hỏi nhà văn phải đem đến cái mới, cái riêng cho tác phẩm của mình. Vợ Nhặt của Kim Lân thực sự là một sáng tạo nghệ thuật bởi nhà văn đã đem đến cái nhìn mới khi viết về người nông dân. Chính Kim Lân đã từng tâm sự đại ý rằng: khi viết về cái đói người ta thường hay nghĩ về cái chết nhưng ông muốn viết một ý tưởng mới là những người đói ngay ở bờ vực của cái chết họ cũng không nghĩ đến cái chết mà khao khát hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Chính cái nhìn mới ấy đã tạo nên giá trị nhân đạo mới mẻ cho Vợ Nhặt. Có thể thấy được tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho những người nông dân khốn khổ trong đoạn trích diễn tả tâm trạng của bà cụ Tứ sau đây "...".
Sở trường của Kim Lân là ở thể loại truyện ngắn. Ông là nhà văn chuyên viết về nông thôn và người nông dân, "một lòng đi về với cái thuần hậu nguyên thủy của làng quê Việt". Các trang viết đặc sắc của Kim Lân là viết về những "thú đồng quê", "phong lưu đồng ruộng". Hình ảnh người nông dân hiện lên trong văn Kim Lân là những người tuy cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng tâm hồn thuần hậu chất phác, hóm hỉnh tài hoa.
Tiền thân của Vợ Nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau năm 1945 nhưng mất bản thảo. Sau năm 1954 dựa trên một phần cốt truyện cũ nhà văn viết truyện ngắn Vợ Nhặt. Đây là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất và rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Kim Lân.
Lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, Kim Lân thể hiện một cách nhìn mới về người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh cận kề cái đói, cái chết. Thông qua tình huống anh Tràng nhặt được vợ khi khắp nơi đói khát, nhà văn đã phát hiện và khẳng định niềm khao khát hướng về sự sống, khao khát hạnh phúc và tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người đói. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng rất thành công ba hình tượng nhân vật: Tràng, vợ nhặt và bà cụ Tứ. Trong đó nhân vật bà cụ Tứ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
Nhà văn đặt các nhân vật nói chung và cụ Tứ nói riêng trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp. Cái đó tràn đến xóm ngụ cư như một cơn lốc, một cơn bão với sức tàn phá khủng khiếp. Cái đói đi liền với cái chết. Mùi chết chóc, âm thanh của tử thần bao phủ khắp không gian. Người sống thì dật dờ, xanh xám như những bóng ma còn người chết thì nhưng ngả rạ. Xóm ngụ cư vốn đã nghèo lại càng trở nên xơ xác, tiêu điều, thê lương.
Bà cụ Tứ là một người nông dân nghèo khổ. Cái nghèo khổ cả một đời người ấy hằn in trên gương mặt, là giọng ho húng hắng. Bà sống với một cậu con trai là Tràng trong một căn nhà nhỏ rách nát. Cái đói khiến gia đình bà giống như biết bao gia đình nông dân khác ở xóm hữu cơ này bị đẩy đến bước đường cùng. Thế nhưng trong hoàn cảnh bi thảm mấy nhà văn đã phát hiện và khẳng định những vẻ đẹp đáng quý ở người mẹ đau khổ và đẹp ấy được bộc lộ trọn vẹn trong tình huống anh Tràng con bà dẫn theo về một người đàn bà vào buổi chiều tối sầm lại vì đói khát. Qua đoạn trích nằm ở gần cuối của tác phẩm đã ghi lại thật chi tiết nỗi lòng của người mẹ ấy.
Lấy vợ đối với người đàn ông là việc vô cùng hệ trọng phải có mối lái cưới hỏi nhưng anh chàng lại nhặt được vợ chỉ nhờ có hay bận tâm thơ tầm phào với bốn bát bánh đúc và một câu nói đùa. Vậy nên sự có vợ của anh là cả một sự ngạc nhiên lớn. Tràng ngạc nhiên, những người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhưng có lẽ người ngạc nhiên nhất chính là bà cụ Tứ. Bởi bà là mẹ nhưng lại là người biết cuối cùng. Trở lại sau một ngày vất vả mưu sinh và ngạc nhiên khi thấy anh con con trai ra ngõ đón, còn đến giữa sân. Bà đứng sững lại vì kinh ngạc vì bà thấy có một người đàn bà lạ đứng ở đầu giường con trai mình lại chào mình bằng u. Cho đến khi được con trai giải thích "Nhà tôi về làm bạn với tôi đấy u ạ" thì bà cụ mới hiểu ra cơ sự. Khi ấy bà lão cúi đầu nín lặng, cái cúi đầu nín lặng ấy có lẽ là bởi người mẹ ấy trong giây phút ấy không biết phải nói gì cho phải vào trong lúc lấy. Cái cúi lặng trong lòng người mẹ nghèo khổ hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự và có biết bao nhiêu nỗi niềm.
Trước hết là thương xót, ai oán cho số kiếp đứa con mình. Với người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt về sau. Còn con bà thì... Bà nghĩ đến người mà ngẫm đến mình, đến con mình. Ba chữ "còn mình thì" cùng với dấu ba chấm hàm chứa biết bao ngậm ngùi, chua xót. Chua xót cho gia cảnh nghèo khó chẳng thể lấy vợ cho con một cách đàng hoàng, tử tế. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Đó là những dòng nước mắt của người mẹ khốn khổ vừa thương con vừa tủi phận nghèo. Càng thương con bà càng lo lắng "biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không". Nỗi lo ấy bắt nguồn từ hoàn cảnh hiện thực về cái đói, cái chết đang hiện hữu xung quanh.
"Sau đó bà lão khẽ thở dài ngẩng đầu lên". Đó là sự kìm nén xúc cảm và cả xúc động, cả âu lo. Bà lão đăm đăm nhìn người đàn bà. Đó là cái nhìn chăm chú để đánh giá người đàn bà cũng là cái nhìn để thấu hiểu, thấu cảm. Hình ảnh chị cúi mặt xuống tay vân vê tà áo đã rách bợt khiến bà cụ Tứ thấu hiểu về cuộc đời và cảnh ngộ của thị. Sự trải đời của một người mẹ giúp bà cụ nhận ra rằng người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ. Có cái gì xót xa như nghẹn ngào trong nỗi lòng của người mẹ. Đến bước đường này, bà làm mẹ không thể lo lắng được cho con nên chỉ có thể đón nhận và vun vén hạnh phúc cho con. Như vậy trong suy nghĩ, bà cụ Tứ đã mở lòng để đón nhận người đàn bà theo không con trai mình. Người mẹ ấy cũng hi vọng về một tương lai tốt đẹp cho con mình "may ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này".
Khi đã thông suốt mọi việc bà cụ Tứ khẽ dặng hắng một tiếng, "nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới". Cử chỉ ấy cho thấy sự yêu thương và tình cảm mà bà muốn dành cho thị. Câu nói của bà cụ Tứ "ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng" chứa chan trong đó biết bao tình cảm. Dù có chút gì như miễn cưỡng "thôi thì" nhưng hơn tất cả là sự đón nhận. Bà xưng "các con với u" nghĩa là đã thừa nhận người đàn bà là dâu con trong nhà. Vậy nên hai chữ mừng lòng không chỉ là sự ưng thuận mà còn chứa đựng ở đó cả nỗi mừng trong lòng người mẹ. Câu nói ấy giống như lời chúc phúc của người mẹ dành cho con trong ngày hạnh phúc.
Trong cuộc trò chuyện với nàng dâu mới người mẹ nghèo khổ ấy nhẹ nhàng nói, từ tốn ân cần. Nội dung của câu chuyện ấy là thông cảm với nàng dâu về gia cảnh nghèo khó. Trải nghiệm cuộc đời cơ cực khiến bà nhìn thấy nguy cơ cái đói, cái chết cận kề nhưng với trách nhiệm và tấm lòng của một người mẹ muốn vun vén tương lai của con nên bà đã giấu đi nỗi lo ấy. Bà viện dẫn ra cả triết lý dân gian "ai giàu ba họ, ai khó ba đời" để động viên con dâu. Có thể nói cả cuộc đời của bà chỉ có mong cuộc đời của con mình được hơn bố mẹ trước kia.
Hình ảnh bà cụ Tứ ở cuối đoạn trích khiến người đọc cảm thương sâu sắc. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài, bóng tối ôm trùm hai con mắt. Dòng sông ôm trùm, uốn khúc trong cánh đồng tối, mùi đống rấm khét lẹt theo gió thoảng vào. Cả không gian ấy ảm đạm, tăm tối và chết chóc. Đó là hiện thực của cái đói, cái chết. Lúc ấy bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Đó là tiếng thở dài não nề, âu lo. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Những trải nghiệm cay đắng của cả một đời khiến người mẹ ấy càng thương con. Bà mừng vì con có vợ có chồng còn lo không biết cuộc đời của chúng nó có hơn bố mẹ trước kia không.
Quan tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích ta thấy được số phận đau khổ của người nông dân trong nạn đói cũng xúc động trước tấm lòng của người mẹ. Cũng giống như bao người mẹ Việt Nam khác bà cụ Tứ là người mẹ hết lòng yêu thương con, có bổn phận, trách nhiệm với con, lo lắng, vun vén hạnh phúc cho con. Hơn thế ở bà cụ Tứ ta còn thấy được tình yêu thương đùm bọc dành cho những con người cùng cảnh khổ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top