phan tich vai tro chuc nang cua cac thanh phan trong quan xa moi quan he giua cac thnah phan do voi
*) Phân tích vai trò, chức năng của các thành phần sinh vật trong QX:
-QX là tập hợp các QT cùng tồn tại trong mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau trong một phạm vi vùng, lãnh thổ nhất định để tạo nên 1 cấu trúc đảm bảo cho sự tồn tại ổn định và bền vững của các QT và QX.
Vùng, lãnh thổ lớn như: rừng,cánh đồng, ven biển... gọi là các QX cơ sở và nó ít bị phụ thuộc vào các QX xung quanh nó.
Vùng, lãnh thổ nhỏ như: vạt rừng, một thửa ruộng, ao, hồ...gọi là các QX nhỏ và nó phụ thuộc nhiều vào các QX xung quanh nó.
Quan hệ giữu các loài trong QX ảnh hưởng tới cấu trúc QX và nó quiết định tới tính ổn định về vùng của QX.
-Vai trò và chức năng của các thành phần SV trong QX:
Một QX SV hoàn chỉnh ngoài tự nhiên bao giờ cũng có 3 thành phần SV sau:
+ SV sản xuất: là những SV có khả năng tự tổng hợp CHC và NL cho bản thân mình mà không cần dựa vào các SV khác à SC tự dưỡng.
Thực vật ( SV xanh): đây là thành phần SV quan trọng nhất trong QX vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của SV khác.
Tảo ( có khả năng quang hợp): đóng góp ít.
VSV có khả năng hóa tổng hợp: là những VSV có khả năng sử dụng NLHH sinh ra từ các PƯHH mà chúng tham gia vào để tổng hợp nên CHC cho cơ thể từ CVC,loại này đóng góp ít.
+ SV tiêu thụ ( SC dị dưỡng): động vật
Căn cứ vào khả năng ăn trực tiếp hay gián tiếp của động vật mà người ta chia ĐV thành các nhóm khác nhau
ĐV ăn trực tiếp thức ăn: SV tiêu thụ bậc 1( sâu...)
ĐV ăn SV tiêu thụ bậc 1: SV tiêu thụ bậc 2(ếch, nhái...)
ĐV ăn SV tiêu thụ bậc 2: SV tiêu thụ bậc 3(rắn...)
...
Trong tự nhiên,QX càng nhiều loài thì các SV tiêu thụ sẽ có thể tồn tại ở bậc dinh dưỡng càng cao.
Đây là mối quan hệ dinh dưỡng rất quan trọng và phức tạp giưuax các loài trong QX, nó ảnh hưởng đến cấu trúc của QX, nó quyết định đến tính tồn tại ổn dịnh và bền vững mật độ của QX.
+ SV phân hủy: là những SV phân giải các CHC từ ĐV và TV ra các CVC, CVC đó vào cơ thể TV qua quá trình hấp thu dinh dưỡng khoáng từ rễ cây, đó là quá trình khép kín, vật chất được quay tròn.
Trong một QX hoàn chỉnh thì phải có đủ 3 thành phần SV trên cùng tồn tại và phát triển,mặc dù 3 thành phần đó có vai trò và chức năng khác nhau nhưng chúng đều thống nhất với nhau trong hoạt động của mình thong qua việc thực hiện 2 quá trình dồng thời của sự sống là: đồng hóa và tổng hợp các CHC, phân giải xác HC thành VC và khép kín vòng quay vật chất. Những SV có vai trò quyết định như vậy được gọi là loài ưu thế sinh thái.
Một số chỉ tiêu để đánh giá loài ưu thế sinh thái: số lượng cá thể, sinh khối lớn, độ che phủ.
Để xác định mức độ tập hợp ưu thế sinh thái của loài,người ta dựa vào chỉ số ưu thế: C = , C > > thì loài càng chiếm ưu thế trong QX,khi nghiên cứu ta chỉ tập trung nghiên cứu những loài có C > >,( ni là số lượng cá thể của loài thứ i).
Mật độ đa dạng loài trong QX:
Chỉ số phong phú loài: d1= hay d2=
Chỉ số đa dạng toàn phần: H'= 3.322 [lg N- ]
*) Quan hệ hệ thống giữa các thành phần SV trong QX:
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã rất đa dạng. Một trong những mối quan hệ đó đã được đề cập đến một cách chi tiết là cấu trúc dinh dưỡng trong các xích thức ăn. Ngoài ra, còn hàng loạt các mối quan hệ khác rất tinh tế và cũng phức tạp. Khi các quần thể tác động lên nhau, dù bất kể trường hợp nào, có lợi hoặc bất lợi, đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng của chúng.
- Các mối tương tác âm: Các mối tương tác âm có thể được kể đến là sự hãm sinh, cạnh tranh, ký sinh -vật chủ, vật dữ - con mồi.
- Hãm sinh: Mối quan hệ hãm sinh đã đề cập đến ở chương 1. Trong mối quan hệ này ở quần xã có thể dẫn ra nhiều ví dụ khác nhau. Chẳng hạn những đại diện của các chi tảo Microcystis, Anabaena, Nodularia tiết ra chất đầu độc gan (Hepatoxin), tảo Lyngbya, Anabaena tiết ra chất gây độc cho thần kinh (Neurotoxin) đối với các loài động vật.
- Sự cạnh tranh và chung sống : Sự cạnh tranh giữa các loài thường xảy ra khốc liệt hơn so với cạnh tranh cùng loài. Đương nhiên, các loài cạnh tranh với nhau do ổ sinh thái của chúng chồng chéo lên nhau.Mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự chồng chéo nhiều hay ít. Ổ sinh thái của các loài càng chồng khít lên nhau, mức độ cạnh tranh càng ác liệt, dẫn đến sự cạnh tranh "loại trừ" tức là một trong hai loài thua cuộc ở mức hoặc bị tiêu diệt hoặc phải dời đi nơi khác. Cạnh tranh giữa các loài xảy ra do chung nguồn dinh dưỡng, chung nơi ở. . .
Cạnh tranh được xem là một trong những động lực chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh giới.
Sự cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả sau:
+ Biến động số lượng: Những loài nào có khả năng sinh sản cao, nhu cầu thức ăn thấp thường là loài chiếm ưu thế
+ Sự phân bố về địa lý: Những loài có tiềm lực như nhau sẽ dẫn đến phân bố về địa lý và nơi ở của chúng.
- Mồi quan hệ vật dữ - con mồi, ký sinh - vật chủ : Mối quan hệ giữa vật dữ - con mồi tạo nên xích thức ăn trong thiên nhiên, qua đó vật chất được quay vòng và năng lượng được biến đổi. Nhờ vậy, quần xã sinh vật và các hệ sinh thái mới được duy trì và phát triển một cách vững bền. Mối quan hệ vật dữ - con mồi là mối quan hệ rất bao trùm. Quan hệ ký sinh - vật chủ là sự biến thể, một trường hợp đặc biệt của mối quan hệ trên. Trong mối quan hệ vật dữ - con mồi, ai cũng hiểu vật dữ khai thác con mồi làm thức ăn, còn con mồi đã nuôi sống vật dữ. Mối quan hệ tương hỗ này, không chỉ tồn tại lâu bền trong thiên nhiên mà cũng là một trong những động lực quan trọng, giúp cho cả 2 phía song song tiến hóa không ngừng. Trong quá trình này, thông qua chọn lọc tự nhiên, vật dữ càng "tinh khôn" hơn để khai thác con mồi có hiệu quả thì con mồi càng "sắc sảo" hơn để bảo vệ mình.
- Các mối tương tác dương: Các mối tương tác dương nói chung đều làm lợi cho các loài, ít nhất cho 1 loài trong cuộc sống. Chúng bao gồm các dạng hội sinh; tiền hợp tác và cộng sinh, trong cách sống đó các loài nhận được những lợi ích do loài khác mang lại.
-Hội sinh (Commensalism) : Hội sinh là mối quan hệ giữa 2 loài, trong đó loài sống hội sinh có lợi còn loài được sống hội sinh không bị ảnh hưởng gì.
- Tiền hợp tác (Procooperation) : Tiền hợp tác là cách sống hợp tác đơn giản giữa các loài, chúng mang đến cho nhau những lợi ích về nhiều mặt, song cách sống này không bắt buộc. Chẳng hạn, nhiều loài chim nhỏ ăn côn trùng thích tìm đến thân các con thú lớn (ngựa vằn, lạc đà, trâu...) để tìm thức ăn là các sâu bọ sống ngoại ký sinh ở thú. Nhiều loài tôm, cá nhỏ... tìm đến sống hợp tác với cá lịch biển để bắt "chí, rận" cho cá, nhiều khi còn chui cả vào miệng cá để tìm thức ăn thừa còn bám trong kẽ răng của chủ. Cá lịch tuy là cá dữ nhưng không hề ăn thịt những "người bạn" của mình. . . - Hỗ sinh hay cộng sinh (Mutualism hay Symbiose) : Cộng sinh hay hỗ sinh là kiểu hợp tác bắt buộc, rời nhau ra cả 2 đều không thể tồn tại được. Chẳng hạn vi sinh vật sống trong cơ quan tiêu hóa của các loài nhai lại. Vi sinh vật có khả năng phân hủy xenlulose do thú kiếm được, tạo ra đường để cung cấp thức ăn cho cả 2. Khi quần xã đạt được trạng thái cân bằng ổn định thì các mối tương tác dương và tương tác âm cũng trở nên cân bằng và sự chung sống hoà bình giữa các loài tăng lên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top