Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và ý nghĩa của việc phát hiện này đối vớ
3. Phân tích tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và ý nghĩa của việc phát hiện này đối với việc xây dựng lí luận giá trị lao động.
a,Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Hàng hoá có hai thuộc tính vì lao động của người sản xuất hàng hoá có tính chất 2 mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
* Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ không phải là bàn ghế; còn phương pháp là may chứ không phải là bào, cưa; có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào...; và lao động của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi... Điều đó có nghĩa là: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.
Trong xã hội có nhiều loại hàng hoá với những giá trị sử dụng khác nhau là do có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Nếu phân công lao động xã hội càng phát triển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. Những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát triển của kỹ thuật, của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Ví dụ, lao động khai thác mỏ trước kia là lao động thủ công, ngày nay là lao động cơ giới hoá. Khoa học càng phát triển thì các hình thức lao động cụ thể càng phong phú và đa dạng
Lao động cụ thể khác nhau làm cho các hàng hoá khác nhau về giá trị sử dụng. Nhưng giữa các hàng hoá đó có điểm chung giống nhau, nhờ đó, có thể trao đổi được với nhau, đó là giá trị do lao động trừu tượng tạo nên.
* Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về các chung đồng nhất, đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh của con người, C.Mác viết: "Nếu như không kể đến tính chất cụ thể nhất định của hoạt động sản xuất, và do đó, đến tính có ích của lao động thì trong lao động ấy còn lại có một cái là sự tiêu phí sức lao động của con người"
Nếu lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì lao đông trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hoá.
b, Ý nghĩa của việc phát hiện đối với lí luận giá trị
Nhờ phát hiện ra tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã giúp C. Mác thành công trong việc xây dựng lí luận giá trị:
- Xác định được chất của giá trị là do lao động trừu tượng kết tinh, biểu hiện quan hệ xã hội và là một phạm trù lịch sử.
- Xác định được lượng của giá trị: là lượng lao động trung bình hay thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Xác định được hình thái biểu hiện của giá trị. Hình thái phát triển từ thấp tới cao, từ hình thái giản đơn đến hình thái mở rộng, hình thái chung và cuối cùng là hình thái tiền.
- Xác định được quy luật giá trị: Đây là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật này đòi hỏi người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải đảm bảo thời gian lao động xã hội cần thiết.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top