Phần 1
"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng( Xuân Diệu)
Các nhà thơ thương buồn ngậm ngùi trước cảnh thu man mác, cái khí sắc mùa thu ấy thật phù hợp với tâm hồn đa sầu đa cảm của họ. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,.. kể sao cho cho xiết những áng văn bất hủ của họ trước xúc cảm thu khúc . Có lẽ tôi nên dừng lại ở đại diện rõ ràng cho mùa thu ở văn thơ trung đại- Nguyễn Khuyến, VỚI chùm thơ 3 bài tuyệt tác"thu điếu, thu ẩm, thu vịnh". Nhưng tiêu biểu hơn cả vẫn là " Thu Điếu", không chỉ đem cho ta một cảnh thu đẹp và một tình thu sâu, Nguyễn Khuyến khiến ai đã đọc một lần cũng phải nhớ mãi cái hồn thơ dân gian mộc mạc mà đẹp đẽ lạ thường!
( Tb) Nếu ở Thu Vịnh, mùa thu được vẽ lên từ không gian thoáng đãng "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao" thì với Thu Điếu, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, rồi từ cao xa trở lại gần, từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, xa tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao hẹp, không gian cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động!
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"
Ao thu là hình ảnh đặc trưng của vùng đồng chiêm trũng bắc bộ, được thể hiện qua 2 tính từ đặc tả: từ chỉ xúc giác" lạnh lẽo" và cái nhìn "trong veo"từ thị giác. Cảnh vật như ngưng đọng trong cái tĩnh lặng, lạnh lẽo, đượm vẻ hiu hắt, ao thu trong veo, gợi cho ta sự thanh bạch, bất động. Vần "eo" bó buộc, làm câu thơ ngưng đọng không thể nào nhúc nhích. Khung ao hẹp được tác giả mở rộng ra nhiều phía, cứ tưởng trong cái khuôn khổ nhỏ bé ấy, mọi vật sẽ không xuất hiện, tuy nhiên sự hiện diện của "Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo " làm cho cảnh vật phần nào ấm lại . Số từ" một" cùng động từ chỉ đơn vị" chiếc" kết hợp với từ láy "tẻo teo" khiến thuyền câu bị thu hẹp, nhỏ dần đến mức chỉ còn 1 mẩu, 1 chấm. 2 câu đề bó hẹp tầm nhìn người đọc với cảnh vật tĩnh lặng lẻ loi.
"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"
Bức tranh có sự hòa phối màu sắc : sóng biếc,lá vàng, điểm thêm chút chuyển động khẽ khàng nhưng lại thêm sự nhấn mạnh cho cái tĩnh lặng vốn có. Sóng có màu biếc như ngọc, phải chăng là sự hòa hợp giữa cái "trong veo" của nước và cái" xanh ngắt" của trời? . Phó từ" hơi" chỉ độ thấp, vừa phải, thêm từ"gợn" của chuyển động nhẹ, phụ họa cùng tính từ "tí" càng thêm nhấn mạnh cái tĩnh lặng của cảnh thu. " Lá vàng tước gió khẽ đưa vèo". Lá vàng- cái hôn thu được miêu tả "khẽ đưa" chậm rãi mà nhẹ nhàng, nhưng lại đối lập với từ "vèo" nhanh mạnh, vút qua rồi mất hút. Chiếc lá vàng nhỏ bé đơn chiếc cùng sự hiện diện của nó làm không gian bừng lên, rối lại trở vê với trạng thái yên tĩnh, tuy"động" nhưng ẩn sau "tĩnh"
Hai câu luận tiếp miêu tả bàu trời thu xanh ngắt, thêm cái màu xanh của ngõ trúc xa xa:
" Tầng mây lơ lửng rời xanh ngắt/ Ngõ túc quanh co khách vắng teo"
Trước đây, Nguyễn Du từng viết mùa thu với: "Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng"
Nay, nguyễn Khuyến cũng vậy, ông mở rộng không gian theo chiều cao và chiều sâu. Cảnh vật đậm đặc một mày xanh: của mây trời, của ngõ trúc, tất cả được miêu tả qua chuyển động, hình dáng , màu sắc giản dị, gợi lên hồn quê mộc mạc. "Tầng mây" mở ra hình ảnh có độ dày và chiều sâu, đang trong trạng thái " lơ lửng" giữa khoảng không lưng chừng. Nhưng tầng mây đơn lẻ ấy không thể che lấp đi cái màu xanh ngắt duy nhất tỏa ra trên diện rộng, đẩy bầu trời thêm cao và rộng hơn. . Cái màu xanh của ngõi trúc được miêu tả" quanh co", trải dọc theo con đường uốn khúc . Xong cái "vắng teo" ấy khiến người ta có cảm giác heo hút, cô đơn giữa quang cảnh không tiếng động Xuân Diệu từng nhận xét
" Cái thú vị của bài Thu Điếu ở các điệu xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đêm ngang của chiếc lá thu rơi"
Cuối cùng, tác giả cũng xuất hiện, cảnh vật có hơi ấm của sự sống , dần có chuyển động
" Tựa gối buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
Hình ảnh người câu cá liên lên với tư thế " tựa gối" thu mình lại trong giáng vẻ suy tư cùng hành động" buông cần" hả lỏng, như không màng đến chuyện trướ mắt. Tác giả cố thu hẹp mình nhỏ lại để cùng hòa hợp với đất trời. Một tiếng đớp động dưới chân bèo của chú cá nhỏ khiến tác giả bừng tỉnh, rôi lại chìm vào trạng thái chờ đợi mỏi mòn " lâu chẳng được". Cảnh thu buồn đến thế, man mác đến thế có lẽ cũng chính là tâm trạng , nỗi buồn của Nguyễn Khuyến trước thế thời bấy giờ ,nỗi niềm của một người tài cao học rộng, có lòng yêu nước thương dân nhưng do sự thúc ép của hoàn cảnh mà trăn trở vì không thể làm gì trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.
" Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Bức tranh thu hài hòa , sống động được tác giả khắc hòa bằng những gam màu lạnh lùng cùng tạo hình nhỏ bé. Ây vậy mà cách sử dụng vần" eo" để gieo, khiến bài thơ không vang thế bí, mà càng thêm sinh động, đặc biệt. Từ đấy,sử dụng biện pháp nghệt thuật " lấy động tả tĩnh" khéo lẽo, đây cũng là thủ pháp quen thuộc của phương đông
(kb) Cái hồn thơ của Nguyễn Khuyến trongthu không hoa lệ cầu kì, mà mộc mạc giản dị nhưng vẫn độc và lạ theo cách khác biệt, cùng vượt bao biến cố sống mãi với thời gian. Ông dìu dắt người đọc qua nét đẹp mong manh của mùa thu, dừng lại mà cảm phục tấm lòng yêu nước của người thi sĩ! Thu điếu đẹp, thu điếu còn ôm trọn tâm hồn của kẻ sĩ vao lòng!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top