Hai chị em Liên và An


Thạch Lam là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Dẫu là viết về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người nông dân, người thị dân nghèo hay viết về những khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống thì những trang văn của ông cũng chan chứa tình người. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn 0938). Thành công nổi bật nhất của tác giả trong truyện ngắn này là xây dựng được hai nhân vật Liên và An.

Liên và An xuất thân trong gia đình khá giả, lúc cha chưa mất việc, hai chị em sống trong cuộc song đầy đủ về vật chất và tinh thần ''Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị ddc hưởng những thức ngon quà lạ-bấy h mẹ Liên nhìu tiền-đc đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ''. Khi cha Liên bị mất việc, kinh tế gia đình sa sút nên phải chuyến từ Hà Nội về phố huyện nghèo để sinh sống. Mẹ Liên làm nghề hàng xáo, cái nghề rất vất vả mà cũng chẳng kiếm được là bao. Hai chị em Liên trông coi cái cửa hàng tạp hoá. Gọi là cửa hàng thế thôi chứ nó "nhỏ xíu" và hàng để bán chỉ là vài ba thứ lèo tèo, nghèo nàn. Một gian hàng thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng phên nứa dán giấy nhật trình. Qua đó, ta thấy đcđây là hai đứa trẻ chăm, ngoan, hiếu thảo.

Trước hết là giờ khắc ngày tàn trên không gian nơi phố huyện, hình ảnh của hai chị em Liên An hiện lên với những nét ngây thơ nhưng cũng sâu sắc, suy tư.

An....ngây thơ, chưa hỉu chuyện .Còn Liên thì khác khi ngày tàn với những dấu hiệu âm thanh ấy đã khiến cho Liên cảm thấy lòng mình buồn man mác, một nỗi buồn không hiểu tại sao lại buồn. Liên cảm nhận được cái buồn trong chính những màu sắc của ngày tàn khi thấy những áng mây màu hồng, những hình cây tre cắt rõ rệt trên nền trời. Âm thanh rời rạc của tiếng trống thu không và những tiếng ếch nhái văng vẳng, tiếng muỗi vo ve cũng tác động rất lớn đến nhân vật Liên. Tất cả những tính từ để chỉ cho những âm thanh ấy đêu gợi lên những sự rơi rụng. Phải chăng một bức họa đồng quê đẹp thật đấy nhưng cũng thật đượm buồn. Liên ngồi im lặng cảm nhận cảnh vật, nỗi buồn như đang lan tỏa trong không gian ''đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chìu quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn''. Liên là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm trước những biến thái của cảnh vật.

Liên có một tâm hồn thuần phác. Ngòi bút của tác giả đã hé mở những rung động nhỏ bé trong tâm hồn cô. Chỉ mới bắt gặp "một mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc", Liên đã nghĩ đến mùi riêng của đất, của quê hương".Trong khung cảnh tan vắng trên, lần lượt xuất hiện những kiếp người bé nhỏ, tội nghiệp, đang luẩn quẩn trong nếp sống buồn tẻ của mình. Bên cạnh hình ảnh gian hàng tạp hóa tồi tàn của gia đình Liên, là cảnh vãn chợ, là hình ảnh hàng nước của chị Tí, là hình ảnh của bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười khanh khách ghê sợ. Những cuộc đời ấy không có tương lai, những cảnh vật ấy đều dần chìm sâu vào bóng đêm của một ngày tàn. Điều đáng chú ý là mọi hình ảnh này đều được hiện lên qua cái nhìn, trong cảm nhận của chị em Liên. Những đứa trẻ lom khom đi nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre đã tác động đến tình thương người của cô gái nhỏ thế nhưng cô lại không thể giúp được gì bởi vì bản thân cô cũng không hơn gì chúng."Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng nó".Khi nhìn thấy những đứa trẻ bên đường vui chơi với nhau cả Liên và An đều muốn sang chơi nhưng hai chị em lại không thể vì còn phải trông gian hàng ấy. Có thể nói cả hai chị em vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn ham vui, vẫn muốn được chơi thế nhưng cuộc sống nghèo khổ đã ném hai chị em vào cuộc sống mưu sinh quá sớm khiến cho nhân vật Liên đã biết suy tư. Khi bà cụ Thi hơi điên đến quán của chị em Liên với tiếng cười khanh khách quen thuộc, mua cút rượu, khen Liên rót đầy rồi ngửa cổ uống cạn sạch, lảo đảo bước đi, lẩn vào bóng tối và tiếng cười khanh khách nhỏ dần. Liên coi như bà mình, lúc nào cũng rót rượu đầy và luôn đc bà khen là thảo nhi. Liên cũng thương cho chị Tí, bởi vì cuộc sống của chị cũng khó khăn: "sỡm với muộn mà có ăn thua gì? ".Một đứa trẻ giàu tình thương yêu đối với mọi người biết bao.

Những cảnh đời bế tắc, cuộc sống của những con người tàn. Họ đang gồng mình lên để sống nói cách khác họ đang sống leo lắt hay chỉ đang tồn tại. Dường như tất cả cảnh phố huyện đều được cô bé thu vào tầm mắt. Với trái tim đa cảm giàu lòng thương xót, Liên đã có những cảm nhận tinh tế về cuộc đời mờ nhạt, quanh quẩn, cái ao đời phẳng lặng trong phố huyện nghèo. Chính sự quan tâm, niềm cảm thương ấy của Liên đã làm nên tình người bàng bạc khắp thiên truyện. Tình người trong Liên không ồn ào mà dịu nhẹ, sáng trong lắng dần trên trang sách. Cái nhìn nhân hậu cùng niềm xót thương đã tạo nên giá trị nhân văn cho "Hai đứa trẻ".

Hai đứa trẻ dù cho già dặn trong suy nghĩ thì vẫn chỉ là hai đứa trẻ, là hai mầm cây mới nhú trên mảnh đất cằn cỗi, khắc nghiệt cảu không gian nơi phố huyện. Chúng vẫn thèm hòa nhập vào những cuộc chơicủa bao đứa trẻ khác ở "thềm hè" nhưng cả hai đều sợ "trái lời mẹ dặn" và "đành ngồi trên chõng". Hai chị em Liên nhìn lũ trẻ đang chơi ở thềm hè với con mắt thèm muốn và một chút nuối tiếc. Đó là điều hết sức tự nhiên trong tâm hồn trẻ thơ. Tuổi thơ của chúng sớm phải chia tay với những buổi dạo chơi trên phố, sớm quên đi bao niềm vui để phải già dặn, toan tính. Rồi liên và An ngồi ở chõng mà ngước mắt lên bầu trời để khám phá, "vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ". Chính sự khám phá tự nhiên ấy đã "làm mỏi trí nghĩ" của cả hai đứa trẻ. Thạch Lam hơn ai hết thấu cái bi kịch lớn của tình thương, muốn được san sẻ cùng mà chỉ có thể nâng đỡ về tinh thần. Hai đứa trẻ cũng như ấp ủ bao hi vọng mơ ước của nhà văn được thay đổi thực tại tù túng kia, để những đứa trẻ như liên và An được hưởng trọn vẹn trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của cuộc đời..

Càng về khuya,'' tâm hồn Liên càng yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ k hiểu.'' Hôm nào, hai chị em Liên cũng thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua. Nhà văn Thạch Lam đã miêu tả với thái độ nâng niu trân trọng những ước mơ chập chờn chưa định hình hẳn trong tâm hồn Liên khi chuyến tàu đêm lướt qua. Sự tương phản giữa ước mơ và thực tế không làm tan vỡ ước mơ. Con tàu chỉ đến trong chốc lát, nhưng đã đem lại niềm vui cho chị em Liên. Đó là niềm vui, niềm an ủi dẫu còn mơ hồ về ngày mai tươi sáng của hai đứa trẻ. Phải chăng đó cũng chính là khát vọng sống mãnh liệt trong tâm hồn những người dân nơi phố huyện nghèo. Đồng thời, qua tác phẩm, ta cũng cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn ở phía trước, đặc biệt là Liên- một con người đau khổ vì cảm nhận được, hiểu rõ đc giá trị cuộc sống sung túc lúc trước kia và nghèo khổ hiện tại, mang giá trị nhận đạo của tác phẩm.

Hình ảnh hai chị em Liên được khắc hoạ trong nhiều thời điểm: lúc chiều tàn, khi màn đêm buông xuống và trong đêm khuya. Nhân vật Liên xuất hiện trong tác phẩm cũng không được miêu tả một cách cụ thể về ngoại hình, về tâm hồn, tính cách. Thông qua một vài nét về dáng vẻ, cử chỉ, ngôn ngữ, nhà văn làm nổi bật tính cách của nhân vật Liên và An. Hai chị em là những đứa trẻ sớm phải gánh vác công việc mưu sinh. Không những vậy, hai chị em còn là những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, ngoan ngoãn, giàu lòng thương người, khát khao được thoát ra khỏi cuộc sống nhàm chán, tù túng nơi phố huyện nghèo. Qua việc xây dựng nhân vật Liên và An, ta thấy được sự thông cảm, xót thương của tác giả dành cho chị em Liên nói riêng, dành cho những kiếp người nghèo khổ nói chung

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top