Khổ 1

Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi.”Thật vậy, từ ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Nhiều văn nhân thi sĩ đã mượn văn chương để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ Xuân Diệu từng ví von “Yêu là chết trong lòng một ít”, Đỗ Trung Quân cũng từng thốt lên rằng “Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát hương” và cũng không quên nhắc đến “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sóng. Đó là một hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự phân thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình tượng sóng, bài thơ còn có hình tượng Em. Hai nhân vật trữ tình này có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập vào nhau tạo nên âm vang,cộng hưởng . Xuân Quỳnh thật tài tình khi sáng tạo hình tượng sóng giàu giá trị thẩm mĩ để diễn tả tâm trạng, tình cảm với nhiều cung bậc sắc thái của một trái tim phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc.

Bắt đầu bài thơ là hình ảnh sóng nước.
        " Dữ dội và dịu êm
           Ồn ào và lặng lẽ
           Sông không hiểu nổi mình
           Sóng tìm ra tận bể "
Ta bắt gặp hai trạng thái đối cực : dữ dội>< dịu êm,ồn ào>< lặng lẽ .
Trước hết, đây là trạng thái thất thường muôn thuở của sóng.
Đại dương luôn hàm chứa những trạng thái đối lập ,những thay đổi đột ngột,bất ngờ.
Đó là con sóng lúc thì dữ dội, ồn ào có thể phá tan tất cả trong những trận cuồng phong, nhưng lúc trời yên gió lặng thì sóng lại dịu êm, lặng lẽ. Sóng là vậy đấy, dữ đấy rồi êm đấy, chợt ồn rồi chợt lặng, sóng luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Nhưng có ai đã từng hỏi vì sao sóng lại thế? Vô ích thôi, đến ngay sóng cũng chẳng hiểu nổi mình, chỉ biết đó là những tâm trạng thường có. Sóng bối rối, trăn trở, sóng muốn hiểu được mình nên đã tìm ra tận bể, tìm ra tận nơi mênh mông rộng lớn, sâu thẳm vô cùng. Sóng nghĩ ở nơi như thế may ra sóng mới có thể hiểu mình.

Sóng nước mà cũng có những tâm trạng như con người vậy sao? Phải chăng mượn sóng là để làm biểu tượng cho người con gái?
Những trạng thái ấy đã gợi liên tưởng thật tự nhiên đến trái tim người con gái khi yêu .Bởi cũng như sóng, trái tim vốn rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương của người con gái luôn bao hàm những trạng thái tâm lý đầy mâu thuẫn,phức tạp và đa dạng. Khi vui ,lúc buồn, khi mãnh liệt sôi nổi ,lúc dịu dàng đằm thắm, khi hờn giận ,lúc đắm say, khi gần gũi như những con sóng âu yếm vỗ bờ, khi xa cách như những con sóng rời bờ,tít tắp ngoài khơi ( =>Vừa khao khát mãnh liệt vừa trầm tư dịu dàng, vừa sôi nổi rạo rực vừa lặng lẽ âm thầm, thoắt ồn ào vui tươi thoáng chìm lắng ,sâu xa)...Thế là sóng nước đã dần chuyển thành sóng tình. Giống như sóng, tình yêu là một khái niệm khó giải thích cho minh bạch. Tình yêu luôn là sự thống nhất kì lạ của những mâu thuẫn,luôn mang trong mình những trạng thái tâm lý đầy biến động vì "Tình yêu muôn thuở có bao giờ đứng yên" .Tình yêu chính là như vậy và khát vọng tình yêu của con người thì muôn đời không thay đổi.

Đến hai câu sau tác giả mượn quy luật tự nhiên để thể hiện sự băn khoăn nhằm giải đáp chính mình.
    " Sông không hiểu nổi mình
       Sóng tìm ra tận bể "
Sông: chỉ không gian nhỏ bé,chật hẹp, nông cạn
Bể: không gian đại dương mênh mông ,bao la,rộng lớn.
Có thể hiểu 2 câu thơ này ở những nét nghĩa khác nhau.

●Khi coi "sóng" là một chủ thể cảm nhận, câu thơ sẽ là một lời tuyên bố tiên quyết: nếu "sông" không hiểu nổi những khát vọng mãnh liệt của mình thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó,tìm ra tận bể,nơi có sự đồng cảm lớn lao,nơi có thể tìm thấy tình yêu thật sự trong cái cao cả bao dung của bể lớn.Người phụ nữ thường khao khát bến bờ bình yên của tình yêu nhưng không vì thế mà cam chịu ,nhẫn nhịn, họ chủ động ,kiêu hãnh,mạnh mẽ và quyết liệt kiếm tìm sự đồng điệu tri âm.

●Cũng có thể hiểu "sông" như một trạng ngữ chỉ không gian nơi chốn,sông là bối cảnh,là hoàn cảnh sống,là yếu tố thường có sức chi phối mạnh mẽ tới tâm hồn, tính cách con người ,lúc đó câu thơ thể hiện sự cố gắng của sóng để có thể sống với bản ngã của mình : giới hạn chật hẹp của hai bên bờ sông làm bức bối những con sóng ,trong lòng sông,sóng không thực sự là chính mình.Sóng tìm ra bể lớn để thỏa sức vẫy vùng ,để trở thành chính mình giữa mênh mông, phóng khoáng ,để nhận ra mình trong những mãnh liệt đam mê.
Trong trường liên tưởng của tứ thơ,nếu "sóng" không còn là sóng, bởi những giới hạn chật hẹp thì tình yêu cũng không còn là tình yêu bởi những điều kiện ràng buộc .Người phụ nữ không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp, khao khát một tình yêu lớn lao,muốn được giải phóng khỏi mọi giới hạn,để con người thực sự được là chính mình, tìm thấy tình yêu đích thực. Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào thì bản chất của tình yêu cũng đều mang những nét tương đồng với sóng, cũng đều khao khát vươn tới sự lớn lao,phóng khoáng khôn cùng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tho12