Phân tích nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước và Pháp luật?
Câu 1: Phân tích nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước và Pháp luật?
Trả lời: Nhà nước cũng như pháp luật là những hiện tượng tồn tại một cách khách quan, nhưng trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lí có nhiều cách lí giải khác nhau về sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật.
+) Từ thời trung cổ, nhiều nhà tư tưởng đã đưa ra những lí giải về nguồn gốc nhà nước và cho đến nay vấn đề nguồn gốc nhà nước vẫn là chủ đề nổi bật trong cuộc đấu tranh tư tưởng trên thế giới:
+ Thuyết thần học: những người theo thuyết này cho rằng: thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự xã hội, nhà nước là do thượng đế sáng tạo để bảo vệ trật tự chung.
+ Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước ra đời là kết quả phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người.
+ Thuyết khế ước xã hội: cho rằng sự ra đời của nhà nước là kết quả của một khế ước được kí kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước.
+ Thuyết bạo lực: nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với một thị tộc khác, mà kết quả là thị tộc chiến thắng "nghĩ ra" một hệ thống cơ quan đặc biệt - Nhà nước, để nô dịch kể chiến bại.
+ Thuyết tâm lí: nhà nước xuất hiện do nhu cầu tâm lí của con người nguyên thuỷ luôn luôn mong muốn phụ thuộc vào thủ lĩnh, giáo sĩ... Nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.
+ Học thuyết Mác - Lênin: nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, ở đó không có giai cấp, nhà nước và pháp luật, nhưng xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã chứa đựng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước.
Xã hội thị tộc - bộ lạc không biết đến nhà nước; nhưng chính trong lòng nó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của nhà nước. Những nguyên nhân làm cho xã hội tan rã cũng đồng thời là những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước.
Lịch sử xã hội cộng sản nguyên thuỷ vào thời kì cuối đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội, mỗi lần tạo ra những tiền đề mới dẫn đến sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thuỷ:
Nghề chăn nuôi phát triển mạnh đã tách ra khỏi trồng trọt
Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện
èNhư vậy, Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và vào lúc mà ở đó đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành giai cấp. Do vậy nhà nước là một hiện tượng thuộc về bản chất của xã hội có giai cấp.
Tiền đề kinh tế: cho sự xuất hiện nhà nước là chế độ tư hữu về tài sản.
Tiền đề xã hội: cho sự xuất hiện của nhà nước là sự phân chia xã hội thành giai cấp mà giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau không thể điều hoà được.
èNhư vậy, Nhà nước không phải là thứ "quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội" mà là "lực lượng nảy sinh từ xã hội", là sản phẩm của sự phát triển nội tại của xã hội. Nhà nước xuất hiện chỉ khi nào và ở nơi nào mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ nhà nước không xuất hiện ngay một lúc. Quá trình đó diễn ra chậm chạp, trong đó các cơ quan quản lí thị tộc, bộ lạc chuyển hoá dần thành cơ quan nhà nước, sự phân hoá tài sản và sự phân chia giai cấp.
+) Theo học thuyết Mác - Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử cơ bản nhất của đời sống chính trị - xã hội, cùng xuất hiện, cùng tồn tại, phát triển và cùng tiêu vong khi nhân loại tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước cũng là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Đó là chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hoá xã hội thành giai cấp mà giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hoà được. Tuy nhiên cũng có những quan điểm khác về sự xuất hiện của pháp luật như: pháp luật cũng như nhà nước là do chúa trời, thượng đê... đặt ra, pháp luật là tổng thể những quyền con người tự nhiên. Nhìn chung các quan điểm này đều mang quan điểm duy tâm, không khoa học, có thuyết rất phản tiến bộ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top