Mở bài tham khảo và dẫn

Mb1: Đã từ lâu, cá tính đã trở thành nội dung mà văn nghệ phản ánh. Nếu như Xuân Diệu khao khát được sống trong một thế giới mà ở đó lửa sống được cháy lên tột độ " Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. Còn Nguyễn Tuân lại thích một cuộc sống tự do, phóng túng để thể hiện cái tài hoa và lương tri, nơi cái đẹp có thể thăng hoa đến tận cùng. Trước CMT8, nhắc đến Nguyễn Tuân bạn đọc sẽ không thể nào quên được" vang bóng một thời", đó là những nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước những cái đẹp, những nghệ thuật cầu kì của một thời đại đã qua. Song, cái thời ấy đã chết rồi, chỉ còn lại tiếng vang. Sau CMT8 một Nguyễn Tuân hoàn toàn mới đã xuất hiện trên diễn đàn văn chương bằng chất nghệ sĩ phóng túng, tự do với lối văn độc lạ, hấp dẫn. Tất cả những điều ấy được kết tinh trong tập tùy bút sông Đà xuất bản năm 1960. Cả 15 bài tùy bút trong tác phẩm này đều tập trung ca ngợi thiên nhiên và con người Tây Bắc bằng những hình tượng giàu sức hấp dẫn, đậm đà cảm hứng lãng mạn, trong sáng mà nổi bật nhất là thiên tùy bút "Người lái đò sông Đà".

Mb2: Dòng sông có lẽ đã trở thành bến đỗ cho tâm hồn của nhiều nhà thơ, Hoàng Cầm hát về sông Đuống "nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì", Văn Cao hát về sông Lô với một điệu hồn hùng tráng và mãnh liệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về sông Hương với một điệu hồn êm dịu. Một nhà văn độc đáo như Nguyễn Tuân cũng hát - hát về sông Đà bằng tất cả sự hiểu biết và tâm tư. Hình tượng con sông Đà vừa hung bạo, vừa trữ tình với những nét tính cách khác nhau được Nguyễn Tuân tái hiện bằng một thế giới ngôn từ vô cùng sống động trong " NLĐSĐ". Ở đó hình ảnh con sông Đà hiện lên ấn tượng qua ( tùy yêu cầu đề)
Ví dụ: ấn tượng của thính giác với âm thanh của thác nước cuồng nộ và đoạn sông Đà miêu tả bằng ấn tượng của thị giác với dòng chảy mềm mại, thướt tha.

Dẫn vào thân bài:
Nhà văn Pautoxki từng quan niệm: " Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường tới xứ sở của cái đẹp". Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế - một nhà văn "suốt đời đi tìm cái đẹp" ( Thạch Lam). Vì thế mà ông thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, thường miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ. "Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo, thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như tôn giáo của mình ( Trần Đình Sử). Nguyễn Tuân là một trong những cây bút có sức sáng tạo dồi dào nhất của nền văn học Việt Nam với những thành tựu xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau CMT8 năm 1945. Hầu hết các sáng tác của NT là hành trình đi tìm cái đẹp trong thiên nhiên và con người. Bằng phong cách tài hoa, uyên bác, không quản khó nhọc để khai thác kho tàng cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm ra những thứ xác đáng nhất, có khả năng lay động người đọc nhất, NT đã sáng tác ra nhiều tp có giá trị trong đó có NLĐSĐ.
Tùy bút NLĐSĐ ra đời sau chuyến đi thực tế gian khổ đầy hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn của Nguyễn Tuân.

Những năm 1960 là giai đoạn miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, và "tâm hồn Tây Bắc" là một trong những miền đất mà có biết bao nhà văn, nhà thơ đã hướng ngòi bút của mình tới để thực hiện quá trình lột xác văn học. Đến với nghệ thuật, Nguyễn Tuân luôn đề cao sự tìm tòi và sáng tạo trong những trang văn của mình, bởi "nhà văn là người sáng tạo lại thế giới. Như Nam Cao nói về văn chương: "Văn chương không cần đến một người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có". Đúng như vậy! Bản chất của văn học nghệ thuật là sự sáng tạo miệt mài không ngừng nghỉ. Nghệ thuật sẽ chết nếu không có nét riêng, nét độc đáo. Cho nên, Nguyễn Tuân rất sợ mình của ngày hôm nay giống mình của ngày hôm qua, ông sợ nhất là sự trùng lặp tầm thường trong văn chương. Chính vì thế, ông đã lấy "chủ nghĩa xê dịch" làm đề tài cho các tác phẩm, làm mục đích sống cho cuộc đời của chính mình. Sống là để đi, để tìm hiểu những điều mới lạ. Trước cách mạng, một mình một chiếc "vali", Nguyễn Tuân đã bôn ba trên nhiều miền quê đất nước với tâm trạng của một kẻ "thiếu quê hương", bất mãn với cuộc đời. Đó cũng là tâm trạng chung của thời đại. Sau cách mạng, ông cũng xuôi ngược nhiều nơi nhưng với tinh thần của một ngươi yêu quê hương xứ sở, muốn góp phần xây dựng vào công cuộc xây dựng Tổ Quốc. Chính nhà văn đã từng nói: ông đến Tây Bắc là để "đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc sông núi và nhất là cái chất vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và bền vững". Với tình yêu quê hương sâu nặng và bầu nhiệt huyết sôi nổi ấy, Nguyễn Tuân đã sử dụng uyển chuyển, tinh vi vốn ngôn ngữ phong phú của mình để viết nên những trang văn nở hoa về con người và thiên nhiên miền sông núi này...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: