Cảnh đá dựng vách thành + Mặt ghềnh dữ dội
Trong khi các dòng sông khác đều chảy về hướng Đông, thì sông Đà một mình ngược theo hướng Bắc. Nó đã tách mình ra khỏi các dòng sông kia bởi dòng chảy riêng. Bởi vẻ đẹp độc đáo này, Nguyễn Tuân đã say mê, yêu mến viết về sông Đà.
Sông Đà - một dòng sông vô tri vô giác ở ngoài đời thực, nhưng khi đi vào trang văn của Nguyễn Tuân, nó không còn vô tri, vô giác nữa mà đã được nhà văn nhân hóa, thổi hồn vào dòng sông, khiến nó trở thành một sinh thể sống động, có tính cách, có tâm trạng. Đó là một dòng sông vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình. Khi hung bạo, nó trở thành "kẻ thù số môt"của con người , khi thơ mộng trữ tình nó trở nên tha thiết như một cố nhân.
Trước tiên, sông Đà hiện lên một dòng sông hung bạo, dữ dằn, lắm thác nhiều ghềnh, không chảy theo một khuôn khổ nhất định. Cái hung bạo của dòng sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng sông núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả chiêm ngưỡng những pha "cận cảnh" thật tiêu biểu về sự hung dữ của nó.
Nhà văn Thạch Lam nói rằng: "Công việc của nhà văn là tìm ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức". Có lẽ khi mới nhìn con sông Đà, người ta sẽ sợ hãi bởi sự hung bạo của nó. Thế nhưng, với tài năng và cái nhìn của một nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân lại thấy chính sự dữ dằn đó là vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo của con sông. Ông dẫn người đọc cuốn theo cảm giác sợ hãi tột độ vừa như đam mê, thích thú. Bằng sức tưởng tượng phong phú, lối hành văn nhạy bén đầy cá tính của mình sông Đà hung bạo hiện lên trong lòng người đọc với niềm đam mê hãi hùng và thích thú vô cùng. Cái hung bạo được nhà văn miêu tả mở đầu bằng "cảnh đá bờ sông dựng vách thành" : " Hùng vĩ của sông đà không chỉ có thác đá....phụt đèn điện". Với cách so sánh, liên tưởng "đá bờ sông, dựng vách thành thật độc đáo, khiến sông Đà hiện ra trước mắt người đọc như một thành quách sừng sững, thâm u, đứng áng ngự trước mắt những du khách tới đây. Nghệ thuật ẩn dụ những khối đá bờ sông được NT ví như những thành trì kiên cố, vững chãi và đầy rẫy sự nguy hiểm, bí ẩn, đe dọa đang trực chờ. Và đó là những cảnh thật hiếm thấy như " mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời" => giữa trưa, mặt trời rọi đến đỉnh đầu, lúc ấy mới có nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá đứng với độ sâu hun hút khôn cùng. Rồi "Có vách đá thành chẹt lòng...yết hầu. Đứng bên này ...sang bờ kia". Động từ "chẹt" kết hợp với cách liên tưởng độc đáo của nhà văn đã khắc họa được độ hẹp của lòng sông, gợi trước mắt người đọc một cảm giác âm u, lạnh lẽo. Ấn tượng hơn nữa là việc "ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh". Nguyễn Tuân không chỉ tả mà còn gợi cảm giác rợn ngợp, ớn lạnh khi so sánh cảm giác đang đứng giữa lòng sông..với cảm giác đứng ở hè phố cái ngõ.. => Những câu văn miêu tả, so sánh, liên tưởng đầy táo bạo mà không kém phần tinh tế của NT làm cho sông Đà đẹp, nhưng đẹp ở vẻ hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm.
Chưa dừng lại ở đó, nhà văn còn khiến người đọc bất ngờ khi miêu tả tính cách hung bạo ở cái dữ dằn của "nước- đá - sóng và gió": "hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió...quãng ấy". Động từ xô được ngăn cách bởi nhiều dấu phẩy liên tiếp tạo nên sự trùng điệp, làm cho dòng đã hung bạo lại càng dữ tợn hơn. Dòng sông như một kẻ bất chấp tất cả để lấy đi tính mạng của những ai đi qua đây, bởi " quãng này mà khinh suất tay lái thì hũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top