Vội vàng - Xuân Diệu
Phân tích đoạn thơ cuối của bài thơ 'Vội vàng' - Xuân Diệu:
Trong 'Thi nhân Việt Nam' Hoài Thanh đã từng nhận xét: "Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này... Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình... Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết..." Tôi và bạn có thể cảm nhận rất rõ nhận định của Hoài Thanh qua bài thơ Vội Vàng là bản tuyên ngôn về lẽ sống, là hồn thơ là nhịp đập con tim của 'nhà thơ trong các nhà thơ mới'. Bài thơ có sức hấp dẫn đến kỳ lạ, đặc biệt nó được thể hiện qua 9 câu thơ cuối:
"Ta muốn ôm
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi"
Một đoạn thơ ngắn mà có tới 4 - 5 từ 'ta muốn' được lặp đi lặp lại như nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân... Chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đến rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc dang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời mùa xuân vào lòng mình. Sống như thế với Xuân Diệu mới thực sự là sống, mới đi đến tận cùng của niềm hạnh phúc được sống. Điệp ngữ 'ta muốn' như ý nghĩa của nó đã nói lên được giải ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Thi nhân như muốn ôm hết và lòng mình 'mây đưa và gió lượn', muốn đắm say với 'cánh bướm tình yêu' rồi còn muốn ôm hết vào lòng ngực trẻ trung lấy 'một cái hôn nhiều', muốn thu hết vào hồn cái nhựa sống dạt dào 'và non nước và cây và cỏ rạng'. Để rồi chàng như con ong đi hút nhụy đời cho đến 'say chếnh choáng' hút cho đầy ánh sáng, 'cho no nê thanh sắc của thời tươi' mới là đảo bay đi.
"Cho chếnh choáng mùi thơm
Cho đã đầy ánh sáng trên no nê thanh sắc của thời tươi"
Điệp từ 'cho' với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ thỏa thê sung mãn trọn vẹn. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến 'no nê' 'chếnh choáng' 'đã đầy'. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ.
Thơ Xuân Diệu có đặc trưng là sự vồ vập, cuồng nhiệt mạnh bạo. Mỗi một lần khao khát 'ta muốn' thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn 'ôm - sự sống', 'riết - mây đưa và gió lượn', 'say - cánh bướm tình yêu', 'thâu - cái hôn nhiều' để cuối cùng là một tiếng kêu của sự nồng nhiệt đắm say thể hiện niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam. "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi" đây chính là đỉnh điểm của sự khao khát cháy bỏng của nhà thơ.
Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt 'xanh non' 'biếc rờn' của thi sĩ, mùa xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình dáng, có hồn, có sắc 'xuân hồng'. Mùa xuân như môi như má của một người thiếu nữ trẻ trung tràn trề nhựa sống và đẹp xinh đang rạo rực yêu đương hay như một quả chín ngọt thơm trong vườn 'tháng giêng ngon như một cặp môi gần'. Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân cuộc sống, thi sĩ hình như không nén nổi lòng yêu đã đi đến một cử chỉ cũng thật đáng yêu 'ta muốn cắn vào ngươi'.
Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước cách mạng thì đây chính là bài thơ hay nhất vì mỗi câu mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham sống của một 'nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới'.
Đoạn thơ cuối nói riêng và cả bài thơ nói chung đã thể hiện cái tôi cá nhân đầy say mê rạo rực. Xuân Diệu đã bộc lộ cái tôi tràn đầy sự thèm khát được sống được tận hưởng một cách cuồng nhiệt những thanh sắc của cuộc đời. Thi sĩ như muốn dang rộng đôi tay và cả lồng ngực của mình để đón nhận tình yêu của mùa xuân của tuổi trẻ. Nỗi khát thèm ấy xuất phát từ một quan niệm nhân sinh tiến của Xuân Diệu trước cuộc đời:
"Mau lên chứ vội vàng lên chứ
Em ơi em tình non đã già rồi"
Thành công của đoạn thơ chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật, điệp ngữ 'ta muốn' được lặp đi lặp lại nhiều lần rồi động từ mạnh 'thâu - riết, say, hôn, cắn'. Nhịp điệu gấp gáp, chuyển đổi thể thơ linh hoạt, từ ngữ táo bạo thể hiện cái tôi tràn đầy cảm xúc của tác giả.
Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất trong bài 'Vội vàng'. Đoạn thơ giúp ta hình dung được tâm hồn Xuân Diệu đầy cảm xúc, một nhân sinh quan tiến bộ về cuộc đời. Với những gì thể hiện ở trên ta thấy Xuân Diệu xứng với cái danh 'là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới' (Hoài Thanh).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top