Vội vàng - Xuân Diệu

Phân tích 13 câu đầu của bài thơ Vội vàng - Xuân Diệu.

Trong ‘Thi nhân Việt Nam’ Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn non nước lặng lẽ này... Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.” Tôi và bạn đều có thể cảm nhận rất rõ nhận định của Hoài Thanh qua bài thơ ‘Vội vàng’ là bản tuyên ngôn về lẽ sống, là hồn thơ, là nhịp đập con tim của ‘nhà thơ mới trong các nhà thơ mới’. Bài thơ có sức hấp dẫn đến kỳ lạ!

Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu thể hiện một ước muốn, một niềm khao khát kỳ lạ đến ngông cuồng:

"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi."
T

rong thơ mới trước Cách Mạng, Chế Lan Viên thấy cuộc đời thật vô nghĩa còn Huy Cận lại cảm thấy bế tắc, buồn phiền. Riêng Xuân Diệu dường như có một thái độ khác hẳn. Thi sĩ muốn tắt nắng’, muốn ‘buộc gió’, muốn đạt được thuyền của tạo hóa, muốn chế ngự bước đi của thời gian, muốn đảo ngược quy luật của vũ trụ. Bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã sử dụng tới hai động từ mạnh ‘tắt - buộc’ nhằm cụ thể hóa hành động của mình. Thêm vào đó là điệp ngữ ‘tôi muốn’ để khẳng định một ước muốn, một khát khao mãnh liệt đến tột cùng. Uớc muốn ấy, khao khát ấy đã chưa từng bắt gặp ở bất cứ người nào. Nghe có vẻ thật biệt lệ ngông cuồng nhưng đằng sau đó đã hé lộ một tình yêu chung thủy. Nhà thơ muốn ‘tắt nắng’ để cho ‘màu đừng nhạt mất’ muốn ‘buộc gió’ lại cho ‘hương đừng bay đi’.  Quả là những ước muốn là lạ, làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tự nhiên? Làm sao có thể chế ngự được những thứ rất tồn tại vĩnh hằng? Song đó là tột cùng của tình yêu! Tột cùng của lòng ham muốn và lẽ sống của thi sĩ đa tình - Xuân Diệu. Xuân Diệu và cả thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng có... Quả là một sự gắn bó tha thiết là một khao khát luôn được giao cảm với đời với người. Có lẽ vì thế mà nhà thơ không thể chịu nổi và cũng không thể hiểu nổi tại sao hương phải bay đi? Tại sao sắc nắng cứ phải nhạt dần? Ông khao khát, mong mỏi giữ mãi hương thơm, sắc nắng, sắc màu... Xuân Diệu là thế! Tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu là thế! Với Thế Lữ - thi nhân vẫn còn nuôi giấc mộng lên tiên đã từng nhận xét: “Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”, sở dĩ thi sĩ Xuân Diệu làm vậy vì ông đã phát hiện ra một thiên đàng ngay trên mặt đất:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh
Này đây của cành phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si”

Một bức tranh phong phú, tuyệt đẹp, sung mãn và hấp dẫn! Có hoa thơm trái ngọt, có ong bướm và có cả những nốt nhạc du dương – khúc nhạc tình si của cặp yến anh... Tất cả như đang chào mời, mời gọi chúng ta... Mùa xuân - mùa của sự sống - đã đi vào trong thơ ca hàng ngàn năm trước. Nhưng có lẽ trước Xuân Diệu, chưa có ai có được một ‘tứ thư’ về mùa xuân như thế! Đó là một sự hấp dẫn! Nhà thơ đã sử dụng linh hoạt điệp từcủa’, điệp ngữ ‘này đây’, cùng với nghệ thuật liệt kê đã tạo cho người đọc ấn tượng về một mùa xuân sung mãn, một thiên nhiên phong phú, tuyệt đẹp và sẵn sàng dâng hiến điểm tô cho cuộc sống con người... Từ hoa, lá, cỏ, cây tất cả đều mới mẻ ngọt ngào! ‘Ong bướm’ thì ‘tuần tháng mật’,hoa’ thì ‘đồng nội xanh rì’ còn ‘lá’ thì ‘cành phơ phất’... và ‘yến anh’ với ‘khúc tình si’... Tất cả đều được phát hiện ra có một niềm háo hức say mê qua một tâm hồn tinh tế nhạy cảm. Tất cả đều đã quen thuộc nhưng vẫn rất lạ dưới cặp mắt ‘xanh non, biếc rờn’ của thi sĩ đa tình ham sống - Xuân Diệu. Thiên nhiên bao giờ cũng thế! Xuân Diệu cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan, ông thể hiện thiên nhiên một cách sinh động nhất, có hồn nhất... Thiên nhiên dưới ngòi bút của ông còn có khả năng giao hòa, tác động đến con người:

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

(Thơ duyên)

Thơ Xuân Diệu trước cách mạng có sự cách tân táo bạo do ảnh hưởng của môi trường đào tạo: là một nhà tri thức Tây học cho nên Xuân Diệu tiếp thu khá sâu sắc thơ ca lãng mạn khác... Thơ Xuân Diệu đã thực sự thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ ca cũ, ông thể hiện chân thành cái tôi của mình... Và thơ Xuân Diệu trước cách mạng đã thực sự là cuộc ‘cách mạng bằng thơ’... Nếu thơ ca trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp thì với Xuân Diệu, con người là đẹp nhất! Với quan niệm nữ học này, nhà thơ đã sáng tạo ra được những hình ảnh táo bạo, độc đáo:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm Thần Vui hàng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Mỗi buổi sáng thức dậy, nhà thơ được chứng kiến một cảnh tượng mới mẻ, tràn đầy niềm vui và ánh sáng... Mỗi buổi sáng sớm ‘Thần Vui hàng gõ cửa’ ‘nàng bình minh’ thì chớp hàng mi để chào đón. Đặc biệt là câu thơ:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Với nghệ thuật so sánh, nhà thơ đã so sánh tháng giêng - tháng khởi đầu của bốn mùa trong năm- giống như ‘cặp môi gần’ của người thiếu nữ hình ảnh so sánh táo bạo đầy cảm giác... tất cả đều đẹp! Thử hỏi một người ham sống, ưa sống luôn rạo rực yêu đời như Xuân Diệu không yêu sao được? Nhà thơ đã từng quan niệm mùa xuân là lẽ sống, là những gì quý giá nhất. Tất cả đều đẹp đều vô cùng đáng yêu nhưng thời gian đã trôi nhanh quá. Tuổi trẻ sẽ đi qua không bao giờ trở lại, vì thế chăng:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”
Dấu chấm đã phân cách câu thơ làm hai nửa. Một nửa nhà thơ sung sướng một nửa lại vội vàng. Nhà thơ sung sướng khi đón nhận mùa xuân, đón nhận tình yêu nhưng lại vừa vội vàng nuối tiếc bởi ‘Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân’ vì nhà thơ sợ tuổi xuân mau đi tuổi già mau tới. Nếu như Thế Lữ phải chờ đến mùa hạ mới nuối tiếc mùa xuân thì Xuân Diệu đang sống trong mùa xuân nhưng đã cảm thấy nuối tiếc mùa xuân.

Đoạn thơ để lại dấu ấn nghệ thuật đặc sắc. Thể thơ tự do sử dụng linh hoạt cùng với nghệ thuật so sánh ẩn dụ... Cái ‘tôi’ trữ tình được thể hiện qua giọng điệu say mê, nhịp điệu gấp gáp. Chuyển đổi thể thơ linh hoạt, từ ngữ táo bạo... Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay mang đậm phong cách Xuân Diệu.

13 câu thơ đầu của bài thơ ‘Vội Vàng’ là bản tuyên ngôn về lẽ sống: sống là phải nhanh, phải gấp, phải vội và phải làm việc. Hay nói cách khác sống là phải có ích. Xuân Diệu với bài thơ ‘Vội vàng’ đã thực sự khiến ta suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống mà ta đang sống. Có lẽ không thể sống hoài, sống phí, không thể để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa... Hãy sống làm sao để ta luôn tự hào về tuổi trẻ của chính mình, về những tháng năm dấn thân không ngừng nghỉ để sẵn sàng xả thân và cống hiến.

Bài thơ ‘Vội vàng’ của Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một giọng thơ lạ, cách cảm nhận mùa xuân rất đỗi nồng nàn. Qua đó, ta thấy được sự yêu đời, khát vọng sống mãnh liệt của thi nhân. Đúng như Hoài Thanh đã nhận xét Xuân Diệu là ‘nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới’.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top