Phân tích lý thuyết giá cả của A. Marshall và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết này

3. Phân tích lý thuyết giá cả của A. Marshall và cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết này

Trung tâm nghiên cứu của Marshall là thị trường và cơ chế hình thành giá cả thị trường. Thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán hay là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Khi nghiên cứu cô chế thị trừơng, Marshall cho rằng một mặt trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác cơ chế thị trường tác động làm cho giá cả phù hợp với cung và cầu, nghĩa là giá cả được quyết định bởi cung, cầu.

Ông đề ra khái niệm "giá cung" và "giá cầu". Giá cung là giá cả mà ngừơi SX có thể tiếp tục sản xuất ở mức đương thời. Giá cung đuợc quyết định bởi chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí ban đầu và chi phí tăng thêm. Chi phí ban đầu là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu bất kể có hay không có sản lượng. Chi phí tăng thêm bao gồm chi phí về nguyên liệu, tiền lương công nhân, nó tăng khi gia tăng sản lựơng.

Giá cầu là mức giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hóa hiện tại. Giá cầu vận động theo nguyên lý ích lợi cận biên. Nghĩa là giá cầu sẻ giảm dần khi số lựơng hàng hóa tăng lên khi các nhân tố khác không đổi.

Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng và số lượng tại mức giá đó gọi là số lượng cân bằng. "Khi giá cung và giá cầu bằng nhau, thì sẽ chấm dứt cả khuynh hứơng tăng lẫn khuynh hướng giảm lựơng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng đuợc thiết lập"

Marshall cho rằng yếu tố thời gian có ành hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá cả cân bằng. Trong giời gian ngắn thì cầu có tác động đến giá cả còn trong thời gian dài thì chi phí sản xuất tác động quan trọng đến giá cả.

Ngoài ra theo Marshall sự động quyền cũng có tác động đến giá cả. để có lợi nhuận cao, các nhà độc quyền thừơng giảm sản lượng để nâng giá bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là độc quyền quyết định đuợc tất cả bởi vì trên thị trường còn chịu sự tác động của sự co dãn của cầu.

Marshall đưa ra khái niệm "sự co dãn giá cả của cầu". Khái niệm này diễn tả sự tác động của mức giá cả đối với cầu. Khi giá cả hàng hoá thay đổi thì cầu của hàng hóa cũng thay đổi họăc rất mạnh, hoặc rất nhẹ, họăc thay đổi một cách bình thừơng.

Để đo độ co dãn của cầu, Marshall dùng công thức "sự co dãn giá cả của cầu". Theo ông đó là tỉ lệ phần trăm của sự thay đổi số lượng tiêu thụ chia cho tỷ lệ phần trăm của sự thay đổi giá cả.

Biểu diễn bằng đại số định nghĩa trên như sau:

Ed=

Trong đó:

Ed: hệ số co dãn của cầu đối với giá cả

%Q: phần trăm thay đổi trong số lựơng cầu

%P: phần trăm thay đổi trong giá cả hàng hóa

Hệ số co dãn đánh giá sự thay đổi củ số lựơng cầu đối với mỗi phần trăm thay đổi của giá, nó thay đổi từ 0 đến vô cực, thông thường nó có các dạng sau đây:

- Khi mỗi phần trăm thay đổi của giá thì phù hợp với nó là 1 phần trăm thay đổi của cầu (Ed=1)

- Khi số cầu thay đổi nhỏ hơn mức độ thay đổi của giá (Ed

- Khi số cầu thay đổi lớn hơn mức độ thay đổi của giá (Ed >1)

- Khi số lượng cầu không thay đổi trong bất cứ sự thay đổi của giá (Ed=0)

- Khi số lượng cầu thay đổi hoàn tòan khi giá cả không thay đổi (Ed=)

Theo Marshall sự co dãn giá cả của cầu còn phụ thuộc vào các nhân tố: Giá cả các hàng hóa khác có liên quan, sức mua và nhu cầu của dân cư.

Tóm lại, lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô hiện đại trong phân tích thị trường, cung, cầu và giá cả.

Ý nghĩa của việc phân tích lý thuyết giá cả: Với tính phê phán và đứng trên cơ sở lý luận giá trị-lao động của chủ nghĩa Mác thì có thể nhận xét lý thuyết giá cả của Marshall như sau: Trong thời gian ngắn thì t1nh lợi ích cận biên quyết định giá trị, điều này lại mắc phải sai lấm mà thuếyt ít lợi đã gặp phải. Còn trong thời gian dài chi phí sản xuất quyết định giá cả thì không giải thích được trong giá cả đó bao gồm cả lợi nhuận của nhà tư bản chứ không chỉ có chi phí sản xuất. Nhà tư bản không thể bán hàng hóa với giá bằng chi phí sản xuất được. Nếu cho rắng quan hệ cung cầu quyết định giá cả thì cũng không có căn cứ vững chắc vì giá cả thay đổi cũng tác động làm cung cầu thay đổi. Điều này thể hiện sự lẫn quẩn trong lý luận của Marshall : Cung, cầu quyết định giá cả, sau đó giá cả lại quyết định cung, cầu. Thực ra quan hệ cung, cầu về một hàng háo nào đó trên thị trường chỉ làm cho gaa1 cả lao động xung quanh giá trị chứ không tạo ra giá trị (giá trị chỉ đuợc tạo ra trong quá trình sản xuất chứ không phải trong trao đổi).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hai