phân tích hiệu quả sử dụng vốn_lê thanh tân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên cơ quan thực tập: Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Giày Khải Hoàn

Thời gian thực tập: Từ 01/12/2008 đến 01/02/2009

Người hướng dẫn: Hoàng Huy Thông

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quyết

Sinh viên thực tập: Lê Thanh Tân

Mã số sinh viên: 31071157

Lớp: 07TTC02

Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Giày Khải Hoàn

TP. HỒ CHÍNH MINH 2-2009

Lời Cám Ơn

Trong thời gian em thực tập tốt nghiệp đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chân thành của đơn vị thực tập và nhà trường nơi em đang học. tất cả đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết báo cáo thực tập.

Trước tiên em cám ơn: công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn đã tạo điều kiện cho em thực tập, cám ơn thầy Nguyễn Quyết đã hướng dẫn hoàn thành tốt bài viết và cám ơn tất cả các bạn đã hỗ trợ cho em, cám ơn!

Với những kiến thức em đã thực tập trong công ty cộng với lý thuyết trong trường em huy vọng là hoàn thành tốt bài viết này.mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện. chân thành cảm ơn!

Nhận Xét Đơn Vị Thực Tập

TP. Hồ Chính Minh ngày...tháng...năm 2009

Nhận Xét Giáo Viên Hướng Dẫn

TP. Hồ Chính Minh ngày...tháng...năm 2009

Danh Mục Ký Hiệu Viết Tắt

ATLĐ An Toàn Lao Động

BHTN Bảo Hiểm Tai Nạn

BHXH Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT Bảo Hiểm Y Tế

DN Doanh Nghiệp

TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn

Tp.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND Ủy Ban Nhân Dân

Lời Nói Đầu

Trong những năm qua tình hình nền kinh tế thế giới đã bị suy thoái trầm trọng điển hình là cuộc khủng hoản kinh tế trong năm 2008 hàng loạt các doanh nghiệp điều sụp đổ (các Ngân Hàng Mỹ đồng loạt phá sản) đã đặt ra một thử thách lớn cho những ai lãnh đạo doanh nghiệp phải đổi mới hệ thống, quản lý tài chính trong doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn, vì thế đồi hỏi nhà quản trị tài chính phân tích đáng giá hiệu quả đồng vốn của doanh nghiệp.

Việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là rất quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay, nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.

vì thế, trong thời gian thực tập trong công ty Khải Hoàn, em nhận thấy vấn đề về hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty là rất quan trọng, nên em đi sâu vào phân tích hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty.

Em nhận thấy đề tài "Phân Tích Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn" này rất là hay và phù hợp với ngành nghề công việc hiện tại nên em chọn và viết bài báo cáo thực tập.

Trong thời gian thực tập và viết báo cáo không tránh khỏi sự sai sót, mong sự giúp đở và góp ý của thầy cô và các anh chị trong công ty. Em xin trân thành cám ơn!

Mục Lục

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT GIÀY KHẢI HOÀN 3

1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT GIÀY KHẢI HOÀN 3

1.1. Tên công ty: 3

1.2. Địa chỉ công ty: 3

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3

2.1. Năm thành lập 3

2.2. Vốn điều lệ 3

2.3. Hiện tại 3

3. LĨNH VỰC KINH DOANH 3

3.1. Mặt hàng kinh doanh: 3

3.2. Vật liệu chế tác: 3

3.3. Tình hình hoạt động: 3

4. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3

4.1. Chức năng: 3

4.2. Nhiệm vụ: 3

5. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3

5.1. Chủ tịch hội đồng quản trị: 3

5.2. Tổng giám đốc và giám đốc: 3

5.3. Phó giám đốc 1: 3

5.4. Phó giám đốc 2: 3

5.5. Phó giám đốc 3: 3

5.6. Tổ chức các phòng ban 3

5.7. Các phân xưởng 3

6. TỔ CHỨC BỘ MÁY TÀI KẾ KẾ TOÁN CÔNG TY 3

6.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán 3

6.2. Quyền hạn và nhiệm vụ 3

7. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 3

7.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY KHẢI HOÀN 3

1. CƠ CẤU KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHẢI HOÀN 3

1.1. phân tích cơ cấu vốn của công ty 3

2. SỬ DỤNG VỐN 3

2.1. Sử dụng vốn từng nguồn của công ty 3

2.2. Chi phí sử dụng vốn của công ty 3

3. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3

3.1. Chi phí hoạt động kinh doanh 3

3.2. Quản lý chi phí 3

4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 3

4.1. bảng tổng kết tài chính 3

4.2. Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.

5. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 3

5.1. tình hình lợi nhuận trong năm 3

5.2. chính sách phân phối lợi nhuận của công ty 3

5.3. các hình thức chi trả lợi tức hiện thực của công ty 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 3

1. NHẬN XÉT 3

1.1. Doanh thu và lợi nhuận 3

1.2. Tình hình huy động vốn và qui môn vốn của công ty 3

1.3. Thanh toán công nợ 3

1.4. Vốn lưu động 3

1.5. Hệ số thanh toán 3

1.6. Máy móc, thiết bị 3

2. KIẾN NGHỊ 3

2.1. Vốn cố định: 3

2.2. Vốn lưu động 3

2.3. Vốn tự có 3

2.4. Vốn trong thanh toán 3

2.5. Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn 3

3. KẾT LUẬN 3

Nội Dung Báo Cáo Thực Tập

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT GIÀY KHẢI HOÀN

1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT GIÀY KHẢI HOÀN

1.1. Tên công ty:

 Tên việt nam: Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Giày Khải Hoàn

 Tên quốc tế: KHAI HOAN FOOTWEAR CO,LTD

 Thời gian thành lập: Tháng 9-1994

 Giám đốc: ông Bùi Thế Hùng

1.2. Địa chỉ công ty:

 Địa chỉ: B6/1C Trần Đại Nghĩa, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Tp. HCM

 Điện thoại: 08.38.770.840

 Fax: 08..8.770.836

 Email: [email protected]

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

2.1. Năm thành lập

 Công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn được thành lập theo giấy phép số 1124/GP-UB ngày 13-7-1994 của UBND Tp.HCM và đăng ký giấy phép kinh doanh số 042156 ngày 1-8-1994 tại Sở Kế Hoạch Đâu Tư Tp.HCM.

 Từ đầu năm 1994 ông Bùi Thế Hùng cùng ba cổ đông khác tiến hành đầu tư sang nhượng đất tại huyện Bình Chánh-Tp.HCM với khoản 20.000m2 xây dựng hai nhà xưởng để thành lập công ty.

 Ngày 13-7-1994 công ty TNHH sản xuất giày Khải Hoàn chính thức được thành lập. Thành viên sáng lập là ông Bùi Thế Hùng cùng với ba thành viên cổ đông khác. Vốn điều lệ ban đầu là 900.000.000đ ngành nghề kinh doanh là chuyên sản xuất gia công giày dép các loại để xuất khẩu.

 Trong năm 1995,1996 công ty tiếp tục sang nhượng thêm 12.000m2 đất tại Bình Chánh và xây dựng thêm ba phân xưởng khác.

 Ngày 31-3-1997 công ty đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh là sản xuất bao bì giấy, mua bán phụ tùng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ thương mại, đồng thời tăng vốn điều lệ thêm 600.000.000đ

2.2. Vốn điều lệ

 Năm đầu thành lập 900.000.000đ

 Năm 1997 thêm 600.000.000đ nâng tổng số vốn điều lệ lên 1.500.000.000đ

STT Số giấy phép ĐKKD Ngày Vốn điều lệ

1 042156 13/07/1994 900.000.000

2 042156 31/03/1997 1.500.000.000

3 042156 01/01/2007 3.500.000.000

2.3. Hiện tại

 Ngày 1-1-2007 công ty TNHH sản xuất giày Khải Hoàn đã chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, trở thành công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn

 Công ty chuyển trụ sở chính sang 192 quốc lộ 1A thị trấn An Lạc và nâng số vốn điều lệ lên 3.500.000.000đ

 Hiện tại công ty vẫn đang phát triển ổn định và có dự tính tương lai tăng vốn điều lệ và mở rộng nhiều phân xưởng.

3. LĨNH VỰC KINH DOANH

3.1. Mặt hàng kinh doanh:

Các loại giày dép nam nữ da và vải da để xuất khẩu, gia công đế gót, hộp giấy đựng giày cho các đơn vị trong nước.

3.2. Vật liệu chế tác:

 Vải, da, giấy

3.3. Tình hình hoạt động:

 Trong những năm vừa qua, hoạt động chính của công ty là gia công sản xuất giày xuất khẩu cho phía đối tác nước ngoài, khách hàng có quan hệ tài chính với công ty Khải Hoàn và công ty SUNNY COLLECTION PTELTD có trụ sở chính tại Singapo. Chính công ty này đã đầu tư thiết bị máy móc, nguyên vật liệu cho công ty Khải Hoàn gia công giày và trừ dần vào tiền gia công. Đây chính là hoạt động chính để công ty tồn tại và phát triển và cũng là điều kiện tốt và thuận lợi không phải công ty nào cũng có được.

4. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

4.1. Chức năng:

 Công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn là công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, trụ sở và chịu trách nhiệm hữu hạn trước pháp luật bằng số vốn mà công ty đã đầu tư.

 Công ty thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việt phát triển sản xuất gia công giày, dép xuất khẩu, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn công nhân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đông đầu tư và phát triển công ty cổ phần Khải Hoàn ngày càng lớn mạnh.

4.2. Nhiệm vụ:

 Tổ chức sản xuất kinh doanh, chuyên sản xuất các loại giày dép, bao bì giấy để xuất khẩu

 Mua bán máy móc thiết bị

 Nguyên cứu tổ chức xây dựng các quy trình kỷ thuật, tìm hiểu áp dụng các tiến bộ về khoa học kỉ thuật trong nước và thế giới

 Tổ chức phát huy sáng kiến công nghệ trong sản xuất

5. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

5.1. Chủ tịch hội đồng quản trị:

 Lập ra chương trình kế hoạch hoạt động của Hội Đồng Quản Trị công ty

 Chuẩn bị và tổ chức chương trình và tài liệu trong cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội Đồng Quản Trị

 Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định Hội Đồng Quản Trị

5.2. Tổng giám đốc và giám đốc:

 Tổ chức thực hiện các quyết định của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị

 Quyết định tới các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty

 Tổ chức thực hiện kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

 Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty

 Ký tất cả các hợp đồng nhân danh công ty

 Trình báo cáo tài chính hàng năm lên công ty

5.3. Phó giám đốc 1:

Phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu, đàm phán với các công ty đối tác, thay mặt Tổng Giám Đốc hoặc Giám Đốc ký các hợp đồng kinh doanh trong khi được ủy quyền thực hiện.

5.4. Phó giám đốc 2:

Phụ trách toàn bộ hoạt động của phân xưởng sản xuất như: phân công, đốc thúc, kê hoạch sản xuất, phân bố giám sát công nhân lao động, tiền lương, tiền thưởng, các quy định kỷ luật và các phân xưởng phải hoạt động sản xuất theo kế hoạch cấp trên được giao

5.5. Phó giám đốc 3:

Chịu trách nhiệm toàn bộ và mặt hành tránh pháp lý của công ty trước pháp luật của nhà nước như: an toàn lao động trong công ty, phòng cháy chửa cháy, xây dựng cơ bản, và nộp thuế đúng theo quy định

5.6. Tổ chức các phòng ban

 Phòng tổ chức hành chính: bao gồm 1 trưởng phòng và 12 nhân viên, tham mưu cho Giám Đốc và Phó Giám Đốc, quản lý về quy định kỷ luật của công ty, tình hình tuyển lao động nhân sự, tiền lương, khen thưởng, BHYT, BHXH, BHTN, ATLĐ.........v v

 Trưởng phòng kế toán, kiểm toán: gồm 1 kế toán trưởng và 7 nhân viên

5.6..1. Tham mưu cho Giám Đốc và Phó Giám Đốc trong việc thực hiện hoạch toán trong việc thu chi tài chính trong công ty, theo dõi kê toán, lập hệ thống sổ sách kế toán trung thực chính xác cao.

5.6..2. Kế toán vật tư: thu thập, xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin về tình hình xuất nhập khẩu giày gia công theo yêu cầu của đơn vị kế toán cấp trên.

5.6..3. Kế toán tài chính: thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thu chi tài chính của công ty như chi trả tiền lương công nhân viên của công ty, chi và thu tiền trong các hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong những năm vừa qua hệ thống kế toán của công ty Khải Hoàn hoạt động rất hiệu quả, kế toán áp dụng theo 1 phương pháp khoa học trong việc kiểm tra chứng từ, kiểm kê tài sản, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp và cân đối kế toán, qua những tình hình trên ta thấy hệ thống kế toán tài chính trong công ty là rất quan trọng trong việc phát triển của công ty.

 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: gồm 1 trưởng phòng kinh doanh, 1 phó phòng, 11 nhân viên, là đơn vị chuyên môn tham mưu cho Giám Đốc và Phó Giám Đốc của công ty Khải Hoàn trong các lĩnh vực sau:

5.6..1. Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty

5.6..2. Tổ chức và quản lý công tác thị trường, tìm thị trường xuất nhập khẩu cho công ty và các đơn vị thành viên

5.6..3. Xây dựng chính sách thương nhân

5.6..4. Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu và thực hiện công tác nghiệp vụ ngoại thương và chỉ đạo các chương trình sản xuất theo hợp đồng lớn của công ty với các đối tác

5.6..5. -Thực hiện các công việc do Lãnh đạo công ty giao phó

5.7. Các phân xưởng

Sơ đồ phân xưởng sản xuất

 Phân xưởng chính: gồm ba phân xưởng, phân xưởng I, phân xưởng II, phân xưởng III sản xuất gia công chính là giày dép nữ các loại để xuất khẩu.

5.7..1. Phân xưởng I: diện tích 9.243 m2, có 1.560 cán bộ công nhân viên lao động

5.7..2. Phân xưởng II: diện tích 9.275 m2, có 1.460 cán bộ công nhân viên lao động

5.7..3. Phân xưởng III: diện tích 11.532 m2, có 1.900 cán bộ công nhân viên lao động

Mỗi phân xưởng gia công 1 mặt hàng riêng theo hợp đồng gia công của phía đối tác nên mỗi phân xưởng sẽ thực hiện các quy trình sản xuất từ khâu sử dụng nguyên vật liệu chế tác đầu vào cho đến khâu ra thành phẩm có quy trình sản xuất như sau:

Quy trình sản xuất giày

 Phân xưởng sản xuất phụ: gồm phân xưởng đế, phân xưởng đế trung,hộp.

-bao gồm tổng cộng là 600 công nhân viên lao động

-diện tích 21.000 m2

6. TỔ CHỨC BỘ MÁY TÀI KẾ KẾ TOÁN CÔNG TY

6.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng tài chính kế toán

6.2. Quyền hạn và nhiệm vụ

 Kế toán trưởng:

6.2..1. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc công ty Khải Hoàn về chuyên môn nghiệp vụ, phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng trong phòng kế toán.

6.2..2. Tổ chức thực hiện công tác kế toán, bộ máy kế toán phải phù hợp với tổ chức kinh doanh, và không ngừng cải tiến bộ máy kế toán, chấp hành về các chế độ kế toán do nhà nước ban hành.

6.2..3. Lập kế hoạch tài chính, tổ chức kế toán, ghi chép phản ánh một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về toàn bộ tài sản của công ty.

6.2..4. Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách, các quĩ để lại công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả.

6.2..5. Lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế độ hiện hành.

6.2..6. Phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các kế toán viên của công ty.

6.2..7. Các báo cáo kế toán, các hợp đồng kinh tế ,dịch vụ , các chứng từ tín dụng , các tài liệu có liên quan đến việc thanh toán , trả lương , trả tiền thưởng , thu chi tiền mặt... đều phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý.

 Quản đốc:

6.2..1. Bao gồm quản đốc, phó quản đốc và các bộ phận quản lý tổ sản xuất.

6.2..2. Quản đốc có nhiệm vụ điều hành sản xuất giày, giải quyết mọi thoắc mắt của công nhân trong quá trình sản xuất, cung cấp số liệu kỉ thuật từ cấp trên, chịu trách nhiệm trước lảnh đạo của công ty.

 Thủ kho:

6.2..1. Nhiệm vụ là giao nhận các vật tư hàng hoán của công ty, bảo quản các vật liệu để tránh thiệt hại.

6.2..2. Giúp cấp trên biết được số lượng hàng hóa còn tồn trong kho, báo cáo kịp thời hàng hóa lưu và xuất kho

7. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

7.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty

 Vấn đề lạm phát:

7.1.1. Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là phá giá tiền tệ so với các loại tiền khác.

 Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì công ty có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho công ty Khải Hoàn

 Lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, công ty sẽ mất thêm các chi phí để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

 Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.

 Đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các hoạt động giao dịch kinh doanh, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy công ty khó khăn hơn trong việc ra các quyết định.

 Trong trường hợp lạm phát công ty không thể dự kiến được thì nó gây ra nhiều tổn thất lớn của công ty. Các hợp đồng tín dụng của công ty thường được lập trên lãi suất danh nghĩa, khi lạm phát cao hơn dự kiến của công ty, thì công ty sẽ được lợi còn ngược lại lạm phát dự kiến thấp thì công ty bị thiệt hại nặng.

 vấn đề tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán:

7.1.2. Công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gia công giày nên vấn đề về tỷ giá hối đoái (VND/USD) và sự biến động của nó không chỉ là mối quan tâm nhất của công ty mà còn là mối quan tâm của các lĩnh vực kinh tế khác.

Trong mấy năm trước, tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp. Nếu so tháng 12 năm nay với tháng 12 năm trước thì năm 2004 tăng 0,4%, năm 2005 tăng 0,9%, năm 2006 tăng 1%, năm 2007 giảm 0,03% - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57%.

Nếu tính bình quân năm nay so với năm trước thì năm 2004 tăng 1,57%, năm 2005 tăng 0,56%, năm 2006 tăng 0,95%, năm 2007 tăng 0, 62%.

Giá trên thị trường tự do đã "kéo" giá trên thị trường chính thức lên và bây giờ giá trên thị trường tự do lại có tác động "kéo" giá trên thị trường chính thức xuống.

Thứ nhất, do sự can thiệp, chấn chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các đại lý thu đổi ngoại tệ, làm cho các đại lý này mang tính chuyên nghiệp và hoạt động đúng pháp luật.

Thứ hai, do cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư, tính thanh khoản của quốc gia được cải thiện. Nhập siêu đã có xu hướng giảm, khả năng cả năm có thể chỉ ở mức trên dưới 20 tỷ USD, không đến mức 30 tỷ USD như dự đoán của một số tổ chức quốc tế.

Lượng ngoại tệ vào nước ta từ các nguồn tiếp tục tăng mạnh. FDI thực hiện 6 tháng ước 5 tỷ USD, tăng 37,5%, khả năng cả năm có thể đạt 11 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm trước. ODA giải ngân 6 tháng ước đạt 1,1 tỷ USD, khả năng cả năm có thể đạt trên 2 tỷ USD, tăng so với năm trước.

khi tỷ giá giảm thì cái lợi đầu tiên là công ty sẽ nhập khẩu nguyên, nhiên liệu với giá rẻ hơn, dẫn đến chi phí sản xuất của giảm làm cho giá thành phẩm giảm. Cái lợi thứ hai là xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng cũng sẽ làm tăng tổng cung cho công ty.

7.1.3. môi trường hoạt động kinh doanh

Công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn chuyên gia công giày xuất khẩu nên mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng rất cao, khi Việt Nam gia nhập WTO một số ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam phải đối mặt trước sự cạnh tranh gây gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có công ty Khải Hoàn...Tuy nhiên, công ty có cạnh tranh nổi hay không là phụ thuộc rất nhiều vào chính công ty thông qua chính sách hợp lý của Nhà Nước về hoạt động xuất nhập khẩu, tạo uy tín trong nước và quốc tế, phát triển tối đa nguồn nhân lực thì sức cạnh tranh tăng lên đủ sức để cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

Công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn chuyên gia công giày, bởi vậy lĩnh vực hoạt động của công ty có ngành nghề đặt thù là gia công, quá trình hoạt động sản xuất gia công cũng không phức tạp lắm, tạo điều kiện việc làm cho nhiều công nhân, điều kiện tuyển công nhân cũng không đồi hỏi cao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY KHẢI HOÀN

1. CƠ CẤU KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHẢI HOÀN

1.1. phân tích cơ cấu vốn của công ty

1.1.1. Cơ cấu vốn (capital structure) là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ (vốn vay) và vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty. Phần lớn công ty Khải Hoàn sử dụng vốn chủ sở hữu để hoạt động kinh doanh, nói vậy không có nghĩa là công ty không sử dụng vốn vay nhưng mà chỉ một phần nào đó thôi.

• Vốn vay là chi phí được đo bằng lãi suất vay, hình thành do sự cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ và sự thỏa thuận các điều kiện vay trong hợp đồng giữa công ty và tổ chức tín dụng, chủ nợ hoặc các tổ chức cho thuê tài chính. Phần vốn vay không phải là vốn sở hữu của công ty.

• Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi... Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại...)

1.1.2. ảnh hưởng của cơ cấu vốn của công ty

• lợi nhuận:

vốn vay ít rũi ro hơn

vốn vay có mức lãi suất thấp hơn (8%-10) so với việc đầu tư mua cổ phiếu và được hoạch toán vào lợi nhuận trước thuế

vốn vay dễ kiễm soát và ứng phó trong thị trường kinh tế biến động như hiện nay

vốn vay phải trả lãi vay cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh

vốn chủ sở hữu công ty không phải đáo hạn vốn gốc, giảm khả năng rũi ro

• rũi ro:

vốn vay công ty phải chịu sức ép về hoàn trả lợi gốc và lãi vay đúng hạn; làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ.

vốn chủ sở hữu khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn lãi tiền vay phải trả và thuế thu nhập công ty phải nộp thì nó làm sút giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

2. SỬ DỤNG VỐN

2.1. Sử dụng vốn từng nguồn của công ty

Trong quá trình hoạt động công ty cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, công ty có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên công ty khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, để đầu tư vào tài sản lưu động, công ty phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn.

2.1.1. Nguồn vốn ngắn hạn

Nhìn vào bản cân đối kế toán của công ty Khải Hoàn, ta nhận ra nguồn vốn ngắn hạn mà công ty thường sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động gồm có:

Nợ phải trả người bán: Năm 2005 (15.773.161.903) ; Năm 2006 (10.535.615.569)

Ứng trước của người mua: Năm 2005 (1.552.052.894) ; Năm 2006 (2.980.968.374)

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Năm 2005 (32.350.414) ; Năm 2006 (13.307.315)

Phải trả công nhân viên: Năm 2005 (415.617.227) ; Năm 2006 (2.124.435.475)

Công ty Khải Hoàn đã tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà công ty có thể tận dụng được. khi công ty thiếu hụt sẽ sử dụng nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của công ty là do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của công ty Khải Hoàn là nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của công ty quyết định.

Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên xuất phát từ sự chênh lệch hay không ăn khớp về thời gian và quy môn giữa tiền vào và tiền ra của công ty. Khi công ty tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về thì công ty có dòng tiền vào, ngược lại khi công ty mua nguyên vật liệu hàng hóa dự trữ cho sản xuất kinh doanh thì công ty có dòng tiền ra.

Nguồn tài trợ ngắn hạn là những nguồn tài trợ mà công ty có thể huy động vào sử dụng trong một khoản thời gian ngắn dưới một năm. Nguồn tài trợ này dùng để đầu tư vào tài sản lưu động, bao gồm tiền giao dịch; khoản phải thu và tồn kho. Nhìn vào bảng cân đối tài sản công tym, ta có thể thấy nguồn tài trợ ngắn hạn thường bao gồm các nguồn sau:

- Phải trả người bán, vay ngắn hạn ngân hàng, vay ngắn hạn khác và các khoản phải trả khác.

Nợ ngắn hạn phải trả là loại nợ có thời hạn dưới một năm, công ty thường sử dụng loại nợ này để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động

Quyết định lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn

Vay hay là sử dụng tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là các khoản tín dụng phát sinh trong quan hệ mua chịu hàng hóa. Nó chính xác là các khoản phải trả cho nhà cung cấp, công ty đã tận dụng triệt để nguồn vốn ngắn hạn này thay cho nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng hoặc từ thị trường tài chính tiền tệ. Nhưng đó không phải là nguồn tài trợ miễn phí, chi phí của nó ngầm định trong giá bán hàng hóa.

Vay ngân hàng hay phát hành tín phiếu

Tín phiếu công ty là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do công ty phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt tiền tạm thời. việc lựa chọn vay ngân hàng hay phát hành tín phiếu thì công ty so sánh hai loại vay này. Vay ngân hàng bao gồm lãi và chi phí giao dịch, còn phát hành tín phiếu bao gồm lãi và chi phí giao dịch. Thường thì công ty đi vay ngân hàng nhiều hơn.

2.2. Chi phí sử dụng vốn của công ty

Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiết khấu của dự án. Một dự án có NPV dương khi suất sinh lợi mang lại từ dự án vượt quá suất sinh lời yêu cầu đối với dự án. Suất sinh lời của một dự án phải bằng suất sinh lời mang lại từ việc đầu tư vào một tài sản có độ rũi ro tương đương trên thị trường tài chính. Vì vậy suất sinh lời yêu cầu tối thiểu chính là chi phí vốn của dự án.

Suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà công ty phải trả khi đầu tư vào dự án hay suất sinh lợi mà nhà đầu tư đồi hỏi từ công ty, nếu rũi ro của dự án bằng rũi ro của công ty.

Chi phí sử dụng vốn bộ phận chính là chi phí mà công ty hoặc dự án phải trả khi huy động vốn đó. Chi phí sử dụng vốn bộ phận bao gồm: chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu.

Công ty huy động vốn dưới hình thức vay nợ, chi phí lãi vay được tính vào lợi nhuận trước khi tính thuế. Vì vậy chi phí sử dụng nợ của công ty chính là chi phí sử dụng nợ đã điều chĩnh thuế

3. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

3.1. Chi phí hoạt động kinh doanh

+ chi phí bán hàng: luôn bằng 0, đây là điểm rất tốt mà công ty có được do đặc điểm sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài mà chủ yếu là những khách quen thuộc, có uy tín và đảm bảo tốt về mặt tài chính.

+ chí phí hàng bán: (giá vốn hàng bán) tăng 7,88% so với năm trước tương ứng 4.593.685.462 và tăng tỷ lệ 0,56% (96,33 - 95,77) trong toàn bộ doanh thu của năm. Với giá trị nguyên vật liệu của bên thuê gia công được sử dụng theo một định mức có sẵn mà cái chính gia tăng ở đây là chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho sản xuất tăng 8,39% {(3.423.095.316 - 3.157.975.584) / 3.157.975584}; chi phí tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất quà quản lý tăng 2,82% {(37.349.431.871 - 36.325.612.514) / 36.325.612.514} và một số chi phí phục vụ cho sản xuất khác như: điện nước, điện thoại....đã thay đổi khung giá định mức và thuê bao.

+ chi phí quản lý doanh nghiệp : giảm 8,24% (165.451.532) so với năm trước; giảm 0,48% (2,82 - 3,3) trên toàn bộ doanh thu. Đây là một khoản tiết kiệm chi phí khá hợp lý mà ban quản lý công ty phấn đấu đạt được.

Nhìn chung, chi phí sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng so với năm 2005 là một điều hợp lý, do tác động của khách quan bên ngoài mang lại.

3.2. Quản lý chi phí

Với mục đích hoạt động hiệu quả hơn sau những đợt kinh doanh không tốt trên thị trường gần đây, công ty đang tìm kiếm những cách thức khác nhau để đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận. Trong khi tin tức về về các hoạt động kinh doanh khởi sắc, thì việc quản lý chi phí của nhiều doanh nghiệp lại đáng báo động hơn bao giờ hết.

Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không? Có thể nói, tri thức quản lý chi phí là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý chi phí, thì công ty không thể nào nhận biết được tình hình thực tế của những dự án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của công ty.

Rõ ràng yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời phải tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng nhất.

+ Vai trò của quản lý chi phí :

Chi phí kinh doanh là tổng số tiền tương đương với toàn bộ hao phí về các nguồn lực mà công ty đã bỏ ra trong một giai đoạn kinh doanh nhất định. Việc quản lý chi phí kinh doanh không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí. Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí kinh doanh cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán.

Trên thực tế, hoạt động quản lý chi phí được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Quản lý chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.

Nhu cầu vốn và chi phí cho sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn và chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất. Quản l‎ý chi phí bao gồm:

- Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.

- Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận còn lại từ sự phân phối này để đưa ra các quyết định về mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

- Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

Bộ phận quản lý chi phí trong các công ty sẽ dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương,... do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá các khoản chi phí của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành. Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản lý chi phí có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ.

Ngoài ra, bộ phận quản lý chi phí còn giúp giám đốc hoạch định chiến lược chi tiêu ngắn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty là mở rộng hay thu hẹp sản xuất...

Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản lý chi phí, bộ não của công ty, rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán - thống kê.

+ Vấn đề với các chương trình cắt giảm chi phí:

Các chương trình cắt giảm chi phí đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho các công ty. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí đơn thuần chỉ dẫn tới những kết quả tạm thời, có thể giúp các công ty đạt được mục tiêu lợi nhuận, song hiếm khi đem lại kết quả cải thiện bền vững về vị thế cạnh tranh. Có ba lý do giải thích việc này:

(1) Sáng kiến cắt giảm chi phí là cách thức tuyệt vời để đẩy mạnh lợi nhuận ngắn hạn, nhưng nó cũng có thể làm xói mòn những nỗ lực cải thiện cạnh tranh lâu bền hơn. Động cơ cho các chương trình cắt giảm chi phí là việc phải "thắt lưng buộc bụng" trong thời kỳ khó khăn hay là một phần của công cuộc cải tổ cơ cấu kinh doanh sau khi thoát khỏi khủng hoảng.

Trong bất cứ trường hợp nào, các chương trình cắt giảm chi phí cũng là một phương pháp ngắn hạn và đơn giản để tạo ra các lợi thế cạnh tranh, chúng hiếm khi củng cố hay cải thiện thực sự sản phẩm/dịch vụ của công ty.

(2) Phần lớn các chương trình cắt giảm chi phí đều như những chiếc "máy cắt bánh", đặt ra chỉ tiêu đơn giản và áp dụng xuyên suốt toàn bộ hoạt động kinh doanh mà không quan tâm tới đặc tính riêng biệt của từng bộ phận.

Khi tiến tới việc quản lý chi phí, một trong những vấn đề thường gặp nhất là "vô tình loại bỏ những thứ quý giá trong đống lộn xộn cần phải quẳng đi". Trong những nỗ lực cắt giảm chi phí để trở nên cạnh tranh hơn, một vài năng lực quan trọng sẽ mất đi, và kết quả thu được trở nên ngược lại với mong muốn. Thách thức chính là việc phân biệt giữa những "chi phí tốt" (góp phần quan trọng đem lại lợi nhuận) và những "chi phí xấu" (có thể loại bỏ mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh). Tuỳ thuộc vào từng chiến lược, "chi phí xấu" có thể rất đa dạng về bản chất và mức độ trong tất cả các công ty.

(3) Cắt giảm chi phí được xem như những chương trình ngắn hạn chứ không phải lâu dài. Thậm chí, sau những chiến dịch cắt giảm chi phí thành công, nhiều công ty lại thấy rằng ở các khu vực khác chi phí lại gia tăng hoặc các đối thủ cạnh tranh đuổi kịp họ.

Bất cứ lợi thế cạnh tranh nhất thời nào sẽ bị xói mòn dần cùng với thời gian. Cuối cùng, công ty lại phải đối mặt với những khó khăn khác phát sinh xuất phát từ việc cắt giảm chi phí.

Vì vậy, việc gắn kết các chương trình cắt giảm chi phí với hoạt động quản lý chi phí là rất quan trọng. Những lợi thế có được từ hoạt động cắt giảm chi phí chỉ bền vững nếu sau đó bạn thực hiện một kế hoạch quản lý chi phí hiệu quả. Và cuối cùng, nếu quản lý chi phí hiệu quả, thì công ty sẽ giảm thiểu được sự cần thiết phải liên tục đưa ra các kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn.

4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

4.1. bảng tổng kết tài chính

4.1.1. phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của công ty và nguồn hình thành của tài sản này tại thời điểm lập báo cáo.

Bảng cân đối có ba đặc trưng:

-chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được thể hiện bằng giá trị nên có thể tổng hợ được toàn bộ tài sản hiện có của công ty đang tồn tại dưới các hình thái.

-bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần theo hai cách phản ánh vốn kinh doanh của doanh nghiệp là kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn. Do đó, tổng số mỗi phần lun bằng nhau.

-bảng cân đối kế toán phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm, tuy nhiên căn cứ vào số liệu đầu năm và cuối kỳ thấy được sự biến động vốn và nguồn vốn trong báo cáo.

Phần tài sản có hai loại chỉ tiêu:

+chỉ tiêu A: phản ánh tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

+chỉ tiêu B: phản ánh tổng tài sản cố định và đầu tư tư ngắn hạn.

Phần nguồn vốn gồm có hai loại:

+chỉ tiêu A: nguồn vốn thanh toán mà doanh nghiệp đang nợ cần phải thanh toán cho Nhà nước, cấp trên các đơn vị ngoài doanh nghiệp, ngân hàng.

+chỉ tiêu B: nguồn vốn coi như tự có của công ty.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Năm 2005 - 2006

TÀI SẢN

MÃ SỐ

SỐ ĐẦU NĂM

SỐ CUỐI NĂM

A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 3.766.591.944 3.890.441.396

I.Tiền 110 682.128.071 1.410.308.900

1).Tiền mặt tại quỹ ( gồm cả ngân phiếu ) 111 438.654.150 166.009.620

2). Tiền gửi Ngân Hàng 112 243.473.921 1.244.299.280

3). Tiền đang chuyển 113

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120

1). Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121

2). Đầu tư ngắn hạn khác 128

3). Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129

III. Các khoản phải thu 130 1.123.975.448 1.245.684.112

1). Phải thu của khách hàng 131

2). Trả trước cho người bán 132

3). Thuế GTGT được khấu trừ 133 1.123.975.448 1.245.684.112

4). Phải thu nội bộ 134

- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135

- Phải thu nội bộ khác 136

5). Các khoản phải thu khác 138

6). Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139

IV. Hàng tồn kho 140 1.180.831.057 6.625.253.968

1). Hàng mua đang đi trên đường 141

2). Nguyên vật liệu tồn kho 142 950.785.270 395.208.181

3). Công cụ dụng cụ trong kho 143 230.045.787 230.045.787

4). Chi phí SXKD dang dở 144

5). Thành phần tồn kho 145

6). Hàng tồn kho 146

7). Hàng gửi đi bán 147

8). Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149

V. Tài sản lưu động khác 150 779.657.368 609.194.416

1). Tạm ứng 151 666.678.564 609.194.416

2). Chi phí trả trước 152 112.978.804

3). Chi phí chờ kết chuyển 153

4). Tài sản thiếu chờ xử lý 154

5). Các khoản thế chấp , ký quỹ ngắn hạn 155

VI. Chi phí sự nghiệp 160

1). Chi phí sự nghiệp năm trước 161

2). Chi phí sự nghiệp năm nay 162

B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 38.250.120.025 37.344.820.602

I. Tài sản cố định 210 19.100.504.360 16.099.588.218

1). Tài sản cố định hữu hình 2111 19.100.504.360 16.099.588.218

- Nguyên giá 212 33.352.092.621 33.954.261.795

- Giá trị hao mòn lũy kế(*) 213 14.431.578.261 17.854.673.677

2). Tài sản cố định thuê tài chính 214

- Nguyên giá 215

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216

3). Tài sản cố định vô hình 217

- Nguyên giá 218

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220

1). Đầu tư chứng khoán dài hạn 221

2). Góp vốn liên doanh 222

3). Các khoản đầu tư dài hạn khác 228

4). Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229

III. Chí phí xây dựng cơ bản dở dang 230 19.149.615.665 21.245.232.384

IV. Các khoản ký quỹ dài hạn 240

TỔNG TÀI SẢN 250 42.016.711.969 41.235.261.998

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 300 22.470.306.308

I. Nợ ngắn hạn 310 20.836.306.308

1). Vay ngắn hạn 311

2). Nợ dài hạn đến hạn trả 312

3). Phải trả cho người bán 313 15.773.161.903 10.535.615.569

4). Người mua trả tiền trước 314 1.552.052.894 2.980.968.374

5). Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 315 32.350.414 13.307.315

6). Phải trả cán bộ công nhân viên 316 415.617.227 2.124.435.475

7). Phải trả đơn vị nội bộ 317

8). Các khoản phải trả và phải nộp khác 318

II. Nợ dài hạn 320 1.634.000.000 542.000.000

1). Vay dài hạn 321 1.634.000.000 542.000.000

2). Nợ dài hạn 322

III. Nợ khác 330

1). Chi phí phải trả 331

2). Tài sản thừa chờ xử lý 332

3). Nhận ký quỹ dài hạn 333

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 19.546.405.661 24.272.385.725

I. Nguồn vốn , quỹ 410 19.543.029.374 24.489.438.546

1). Nguồn vốn kinh doanh 411 13.926.531.010 18.423.194.025

2). Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412

3). Chênh lệch tỷ giá 413

4). Quỹ đầu tư phát triển 414 100.967.901 100.967.901

5). Quỹ dự phòng tài chính 415

6). Lợi nhuận chưa phân phối 416 1.106.530.463 1.256.276.620

7). Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 4.400.000.000 4.400.000.000

II. Nguồn kinh phí , quỹ khác 420 12.376.287 82.947.179

1). Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 421

2). Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 12.376.287 82.947.179

3). Quỹ quản lý cấp trên 423

4). Nguồn kinh phí sự nghiệp 424

- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425

- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426

5). Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 427

TỔNG NGUỒN VỐN 430 42.016.711.969 41.235.261.998

Căn cứ vào bảng số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản, nguồn vốn giữa hai năm 2005 và 2006, ta thấy qui mô vốn mà đơn vị đã sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của công ty giảm.

4.1.2. phân tích kết cấu vốn

Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của công ty là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng của pháp luật hiện hành.

-vốn cố định: là vốn ứng trước về những tư liệu lao động chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết hạn sử dụng thì vốn cố định mới hình thành một lần luân chuyển hình thành vật chất của vốn cố định là tài sản cố định.

-vốn lưu động: là vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương tồn tại dưới hình thái : nguyên liệu dự trữ, sản phẩm chế tạo dỡ dang, hàng hóa, tiền tệ. Vốn lưu động lưu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và hoàn thành trong một chu kỳ sản xuất.

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỐN

Đơn vị tính: VNĐ

TÀI SẢN

SỐ ĐẦU NĂM

SỐ CUỐI NĂM

CHÊNH LỆCH % QUI MÔ CHUNG

MỨC % 2005 2006

A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

3.766.591.944

3.890.441.396

123.849.452

3,29

8,96

9,43

I.Tiền 682.128.071 1.410.308.900 728.180.829 106,75 1,62 3,42

1).Tiền mặt tại quỹ ( gồm cả ngân phiếu) 438.654.150 166.009.620 (272.180.829) (62,15) 1,04 0,40

2).Tiền gửi ngân hàng 243.473.921 1.244.299.280 1.000.825.359 411,06 0,58 3,02

3).Tiền đang chuyển - - - - - -

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - -

1). Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - - - - - -

2). Đầu tư ngắn hạn khác - - - - - -

3). Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) - - - - - -

III.Các khoản phải thu 1.123.975.448 1.245.684.112 121.708.643 10,83 2,66 3,02

1). Phải thu của khách hàng - - - - - -

2). Trả trước cho người bán - - - - - -

3).Thuế GTGT được khấu trừ 1.123.975.448 1.245.684.112 121.708.643 10,83 2,66 3,02

4). Phải thu nội bộ - - - - - -

- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc - - - - - -

- Phải thu nội bộ khác - - - - - -

5). Các khoản phải thu khác - - - - - -

6). Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) - - - - - -

IV.Hàng tồn kho 1.180.831.057 6.625.253.968 (555.577.089) (47,05) 2,81 1,52

1). Hàng mua đang đi trên đường - - - - - -

2).Nguyên vật liệu tồn kho 950.785.270 395.208.181 (555.577.089) 58,43 2,26 0,96

3).Công cụ dụng cụ trong kho 230.045.787 230.045.787 - - 0,55 0,56

4). Chi phí SXKD dang dở - - - - - -

5). Thành phần tồn kho - - - - - -

6). Hàng tồn kho - - - - - -

7). Hàng gửi đi bán - - - - - -

8). Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) - - - - - -

V.Tài sản lưu động khác 779.657.368 609.194.416 (170.462.952) (21,86) 1,86 1,48

1).Tạm ứng 666.678.564 609.194.416 (57.484.148) (6,82) 1,59 1,48

2).Chi phí trả trước 112.978.804 - - - 0,27 -

3). Chi phí chờ kết chuyển - - - - - -

4). Tài sản thiếu chờ xử lý - - - - - -

5). Các khoản thế chấp , ký quỹ ngắn hạn - - - - - -

VI. Chi phí sự nghiệp - - - - - -

1). Chi phí sự nghiệp năm trước - - - - - -

2). Chi phí sự nghiệp năm nay - - - - - -

B.TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

38.250.120.025

37.344.820.602

(905.299.423)

(2,43)

91,04

90,57

I.Tài sản cố định 19.100.504.360 16.099.588.218 (3.000.916.142) (15,71) 45,46 39,04

1).Tài sản cố định hữu hình 19.100.504.360 16.099.588.218 (3.000.916.142) (15,71) 45,46 39,04

- Nguyên giá 33.532.092.621 33.954.261.795 422.179.174 1,26 79,81 82,34

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 14.431.578.261 17.854.673,677 3.423.095.316 23,72 34,35 43,30

2). Tài sản cố định thuê tài chính - - - - - -

- Nguyên giá - - - - - -

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) - - - - - -

3). Tài sản cố định vô hình - - - - - -

- Nguyên giá - - - - - -

- Giá trị hao mòn lũy kế (*) - - - - - -

- - - - - -

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - -

1). Đầu tư chứng khoán dài hạn - - - - - -

2). Góp vốn liên doanh - - - - - -

3). Các khoản đầu tư dài hạn khác - - - - - -

4). Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) - - - - - -

III. Chí phí xây dựng cơ bản dở dang - - - - - -

II.Chi phí xây dựng cơ bản 19.149.615.665 21.245.232.384 2.095.616.719 10,94 45,58 51,52

TỔNG CỘNG TÀI S ẢN 42.016.711.969 41.235.261.998 (781.449.971) (1,86) 100 100

Tài sản công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 với tỷ lệ 1,68%(781.449.971 đồng); tài sản lưu động tăng 3,29% (123.849.452 đồng), tài sản cố định giảm 2,43% (905.229.423 đồng).

4.1.3. phân tích kết cấu nguồn vốn

là việc đánh giá biến động của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong toàn bộ nguồn vốn của công ty. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên tức là công ty kinh doanh có hiệu quả, tích lũy từ nội bộ tăng lên, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Nếu nợ phải trả tăng lên là đã đi vay tín dụng học chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác để phục vụ cho sản xuất của mình.

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN

NGUỒN VỐN

SỐ ĐẦU NĂM

SỐ CUỐI NĂM

CHÊNH LỆCH % QUI MÔ CHUNG

MỨC % 2005 2006

A. NỢ PHẢI TRẢ 22.470.306.308 16.962.876.273 (5.507.430.035) (24,51) 53,48 41,14

I. Nợ ngắn hạn 20.836.306.308 16.420.876.273 (4.415.430.035) (21,19) 49,60 39,82

1).Vay ngắn hạn - - - - - -

2). Nợ dài hạn đến hạn trả - - - - - -

3). Phải trả cho người bán 15.773.161.903 10.535.615.569 (5.237.546.334) (33,21) 37,54 25,55

4). Người mua trả tiền trước 1.552.052.894 2.980.968.374 1.428.915.453 92,27 3,70 7,23

5). Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 32.350.414 13.307.315 (190.430.990) (58,87) 0,08 0,03

6). Phải trả cán bộ công nhân viên 415.617.227 2.124.435.475 1.708.808.248 411,15 0,99 4,15

7). Phải trả đơn vị nội bộ - - - - - -

8). Các khoản phải trả và phải nộp khác 3.894.358.324 5.015.420.517 1.121.062.193 28,79 9,27 12,16

II. Nợ dài hạn 1.634.000.000 542.000.000 (1.092.000.000) (66,83) 3,89 1,31

1). Vay dài hạn 1.634.000.000 542.000.000 (1.092.000.000) (66,83) 3,89 1,31

2). Nợ dài hạn - - - - - -

III. Nợ khác - - - - - -

1). Chi phí phải trả - - - - - -

2). Tài sản thừa chờ xử lý - - - - - -

3). Nhận ký quỹ dài hạn - - - - - -

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 19.546.405.661 24.272.385.725 4.725.980.064 24,18 46,52 58,86

I. Nguồn vốn , quỹ 19.543.029.374 24.489.438.546 4.655.409.172 23,83 46,49 58,66

1). Nguồn vốn kinh doanh 13.926.531.010 18.423.194.025 4.496.663.015 32,29 33,15 44,68

2). Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - - -

3). Chênh lệch tỷ giá - - - - - -

4). Quỹ đầu tư phát triển 100.967.901 100.967.901 - - 0,24 0,24

5). Quỹ dự phòng tài chính - - - - - -

6). Lợi nhuận chưa phân phối 1.106.530.463 1.256.276.620 158.746.157 14,35 2,63 3,07

7). Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 4.400.000.000 4.400.000.000 - - 10,47 10,47

II. Nguồn kinh phí , quỹ khác 12.376.287 82.947.179 70.750.892 570,21 0,03 0,20

1). Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - - - -

2). Quỹ khen thưởng phúc lợi 12.376.287 82.947.179 70.750.892 570,21 0,03 0,20

3). Quỹ quản lý cấp trên - - - - - -

4). Nguồn kinh phí sự nghiệp - - - - - -

- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước - - - - - -

- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay - - - - - -

5). Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định - - - - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 42.016.711.969 41.235.261.998 781.449.971 (1,86) 100 100

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 12,34% (58,86-46,52) .

Quỷ khen thưởng phúc lợi tăng 57,02% so với năm trước (70.570.892 đồng)

Nợ phải trả giảm 24,51% so với năm trước (5.507.430.035 đồng)

Giảm nợ ngắn hạn 9,78% (39,82-49,60).

4.2. báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán của công ty, cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LÃI, LỖ

Đơn vị tính : vnđ

CHỈ TIÊU

MẢ SỐ

NĂM 2005

NĂM 2006

Tổng doanh thu

Trong đó : doanh thu hàng xuất khẩu

Các khoản giảm trừ (03=05+06+07)

Giảm giá hàng bán

Hàng bị trả lại

Thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất nhập khẩu phải nộp

1.Doanh thu thuần (10=01-03)

2.Giá vốn hàng bán

3.Lợi nhuận gộp (20=10-11)

4.Chi phí bán hàng

5.Chi phí quản lý doanh nghiệp

6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20-(21+22)]

7.Thu nhập từ hoạt động kinh doanh

8.Chi phí hoạt động tài chính

9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40=31-32)

10.Các khoản thu nhập bất thường

11.Chi phí thất thường

12.Lợi nhuận bất thường(50=41-42)

13.Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40)

14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

15.Lợi nhuận sau thuế (80=60-70)

01

02

03

05

06

07

10

11

20

21

22

30

31

32

40

41

42

50

60

70

80 60.842.006.102

57.770.919.464

60.842.006.102

58.268.615.757

2.573390.345

2.008.185.864

565.204.481

2.098.374

2.098.374

567.302.855

181.536.914

385.765.941 65.258.440.841

63.852.578.397

62.258.440.841

62.862.301.219

2.396.139.622

1.842.734.512

553.405.110

190.242.899

229.002.325

-38.759.426

105.719.303

85.808.600

19.982.703

534.628.387

171.081.315

363.547.072

4.2.1. phân tích tình hình doanh thu

+Doanh thu: là thu nhập của công ty, là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao động dịch vụ cho khách hàng.

+Doanh thu bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa thuộc hoạt động kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao động dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+Doanh thu từ tiêu thụ khác: là doanh thu từ cung cấp lao vụ bên ngoài, trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng hàng hóa của công ty sản xuất, thu từ bán hàng nội bộ cho các đơn vị phụ thuộc,...

Trong đó doanh thu bán hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn phản ánh phần nào quy mô công ty.

Khi thực hiện doanh thu bán hàng là đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn tạo điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh sau. Vì vậy việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình sản xuất của công ty.

• Với nghĩa vụ trên, nhiệm vụ phân tích tình hình doanh thu báo gồm:

-Đánh giá đúng đắng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng chất lượng mặt hàng, đánh giá kịp thời trong tiêu thụ sản phẩm.

-Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm.

-Đề ra biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm cả về mặt chất lượng lẫn số lượng.

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

NĂM 2005 - 2006 Đơn vị tính : vnđ

CHỈ TIÊU

NĂM 2005

NĂM 2006 Chênh lệch % Qui mô chung

Mức % 2005 2006

Tổng doanh thu

Trong đó : Doanh thu xuất khẩu

1.Doanh thu thuần

(10=01-03)

2.Giá vốn hàng bán

3.Lợi nhuận gộp (20=10-11)

5.Chi phí quản lý doanh nghiệp

6.Lợi nhuận thuần trong hoạt động doanh nghiệp {30=20-(21+22)]

7.Thu nhập từ hoạt động tài chính

8.Chi phí hoạt động Hành Chính

9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40=31-32)

10.Các khoản thu nhập bất thường

11.Chi phí bất thường

12.Lợi nhuận bất thường (50=41-42)

13.Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50)

14.Thu nhuận doanh nghiệp phải nộp

15.Lợi nhuận sau thuế (80=60-70)

60.842006.102

57.770.919.464

60.842.006.102

58.268.615.757

2.573.390.345

2.008.185.864

565.204.481

2.098.374

2.098.374

567.302.855

181.536.914

385.765.941 65.258.440.841

63.852.578.397

65.258.440.841

62.862.301.841

2.396.139.622

1.842.734.512

553.405.110

190.242.899

229.002.325

938.759.426

105.791.303

85.808.600

19.982.703

534.628.387

171.081.315

363.547.072 4.416.434.739

6.081.658.933

4.416.434.739

4.593.685.462.

(177.250.723)

(165.451.352)

(11.799.371)

(188.144.525)

-

(40.857.800)

-

-

-

(32.674.468)

(10.455.599)

(22.218.869) 7,26

40,53

7,26

7,88

(6,89)

(8,24)

(2,09)

8966,2

-

(1947)

-

-

-

(5,76)

(5,76)

(5.76) 100

94,95

100

95,77

4,23

3,30

0,93

0,003

-

0,003

-

-

-

0,93

0,3

0,63 100

97,85

100

96,33

3,67

2,82

0,85

0,29

0,36

(0,06)

0,16

0,13

0,03

0,82

0,26

0,56

Doanh thu cuối năm 2006 tăng so với năm 2005 là 7,26% (4.416.434.739 đồng). Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu tăng 10,53% cụ thể chiếm 94,95% toàn bộ doanh thu năm 2005 lên đến 97,85% năm 2006. Dường như bất hợp lý xảy ra khi mà cả hai năm cùng sản xuất một mức số lượng là 5.700.000 đôi giày với cùng mức giá xuất khẩu 4USD/đôi; sự chênh lệch doanh thu này là do biến động giá ngoại tệ trong 2 năm từ 15.000 đồng/USD đến 16.000 đồng/USD.

4.2.2. Chỉ tiêu kết cấu tài chính

Các nhà phân tích khi phân tích nhóm chỉ tiêu này là đã chú ý đến khả năng kinh doanh lâu dài của công ty, đối với việc thỏa mãn các khoản nợ vay ngắn hạn mà công ty đac vay của các chủ nợ có vốn hoạt động kinh doanh và nhằm mục đích đánh giá rũi ro của đầu tư dài hạn.

Hệ số nợ: trong phân tích báo cáo tài chính ta luôn quan tâm đến phần tài sản công ty mà thành viên đóng góp và phần vốn đi vay.

Nợ phải trả

Hệ số nợ =

Nguồn vốn

Nợ phải trả công ty bao gồm các khoản phải trả ngân hàng kể cả nợ dài hạn, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng chưa nộp, những khoản phải trả công nhân viên nhưng chưa trả, các khoản nợ do phát hành trái phiếu công ty.

Hệ số này nói lên tình trạng góp vốn công ty, các chủ nợ muốn có một hệ số nợ thấp để mà món nợ sẽ đãm bảo thanh toán trong trường hợp công ty bị phá sản. Nhưng công ty lại muốn có hệ số nợ cao, vì vậy không cần kêu gọi thêm cổ phần làm giảm quyền kiễm soát mà vẫn mở rộng công ty, tăng thêm lợi nhuận.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

1. Nợ phả trả 22.470.306.308 16.962.876.273

2. Nguồn vốn 42.016.711.969 41.235.261.998

Hệ số nợ (lần) 0,5348 0,4114

Hệ số nợ năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0.1234 lần (0.4114-0.5348). do tỷ lệ giảm nợ phải trả (24,51%) cao hơn tỷ lệ giảm của nguồn vốn (1.86%). Mặc dù hệ số nợ còn khá cao nhưng cũng không thấy rằng năm 2006 công ty đã tận dụng hết tất cả các nguồn lực tài chính sẵn có để giảm bớt nợ cuối năm.

4.2.3. Chỉ tiêu về tỷ suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn giúp chúng ta xem xét công ty đã đưa các nguồn lực vào hoạt động kinh doanh như thế nào bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh với các tài sản khác nhau.

 Số ngày luân chuyển của hàng tồn kho:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho.

Số ngày của 360

vòng vay =

hàng tồn kho số vòng vay hàng tồn kho

Trong đó:

doanh thu thuần

Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho =

hàng tồn kho bình quân

hàng tồn kho đầu năm + hàng tồn kho cuối năm

Hàng Tồn Kho BQ =

2

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số vòng quay của hàng tồn kho bình quân trong kỳ hay hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Tốc độ quay vòng hàng tồn kho ngày càng cao cho ta thấy rằng:

-Công ty đang hoạt động có hiệu quả trong chừng mực liên quan đến hàng dự trữ (mua hàng, sản xuất, dự trữ, bán hàng,...)

-Giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ.

-Rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền.

-Giảm được nguy cơ để hàng dự trữ thành ứ đôngk.

Do đó công ty phải xây dựng cho riêng mình kế hoạch hàng tồn kho hợp lý, vừa tiết kiệm được chi phí lưu kho, vừa đảm bảo được nguyên vật liệu cung ứng cho kỳ.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Hàng tồn kho đầu năm 625,253,968 180,831,057

Hàng tồn kho cuối năm 1,180,831,057 625,253,968

Nguyên liệu tồn kho đầu năm 395,208,181 950,785,270

Nguyên liệu tồn kho cuối năm 950,785,270 395,208,181

1. Doanh thu thuần 60,842,006,102 65,258,440,841

2. Hàng tồn kho bình quân 903,042,512 903,042,512

3. Nguyên liệu tồn kho bình quân 672,996,725 672,996,725

4. Vòng quay hàng tồn kho {1:2} 67.37 72.26

5. Vòng vay của nguyên liệu tồn kho {1:3} 90.40 96.96

6. Số ngày luân hàng tồn kho 5.34 4.98

7. Số ngày luân chuyển của nguyên liệu tồn kho 3.98 3.71

Vòng quay hàng tồn kho trong năm từ 67 đến 72 vòng, riêng nguyên vật liệu tăng 90 vòng trong năm đến 96 vòng làm cho số ngày luân chuyển hàng tồn kho bình quân năm 2006 tăng hơn năm 2005 là một ngày và cứ trung bình 4 ngày thì xuất hiện một lần cũng như 3 ngày thì mua nguyên vật liệu để sản xuất một lần. Để đạt được số ngày luân chuyển hàng tồn kho nhanh như thế thì công ty phải xây dựng kế hoạch tồn kho rât sát với tình hình hiện tại công ty, đặt biệt là dự toán tiền mặt để thanh toán tiền hàng; đều này đã lý giải phần nào về hệ số nợ trong công ty rất cao trong năm 2005 là 0,5348 lần và giảm còn 0,4114 lần

4.2.4. khả năng sinh lợi

+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế doanh thu thuần

Lợi nhuận trước thuế = *

Doanh thu thuần vốn kinh doanh

tỷ suất lợi nhuận trước thuế vòng quay toàn bộ

Vốn kinh doanh = Trên doanh thu * vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh được các nhà quản trị tài chính sử dụng nhiều hơn. Bởi vì nó phản ánh được lợi nhuận còn lại (sau khi đã trả lãi vay ngân hàng và làm nhiệm vụ với nhà nước) được đưa ra do sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho phép liên kết hai con số cuối cùng của báo cáo tài chính quan trọng và kết hợp ba yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh mà được quan tâm đầu tiên.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

1. lợi nhuận sau thuế

2. doanh thu thuần

-vốn kinh doanh đầu năm

-vốn kinh doanh cuối năm

3. vốn kinh doanh bình quân

4. tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu

5. vòng vay toàn bộ vốn

6.Tỷ suất lợi nhuận sau vốn kinh doanh 385,765,941

60,842,006,102

49,297,322,377

42,016,711,969

45,657,017,173

0,63

1,33

0,84 363,547,072

65,258,440,841

42,016,711,969

41,235,261,998

41,625,992,483

0,56

1,57

0,87

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên qui mô vốn toàn doanh nghiệp tăng 0,03% (0,87 - 0,84) tức là trong 100 đồng tài sản 2006 so với năm 2005 tăng 0,03 đồng, nguyên nhân do:

Hệ số vòng quay tài sản tăng 0,24 vòng.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm trong 100 đồng doanh thu giảm 0,07 đồng lợi nhuận.

Mặc dù tỷ suất này thấp nhưng thể hiện rõ hiệu quả sử dụng vốn năm 2006 cao hơn năm 2005.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng dài hạn:

Vốn sử dụng dài hạn = vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn + nợ khác

Lợi nhuận có thể là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận sau thuế. Để thể hiện rõ kết quả của việc sử dụng vốn dài hạn trong năm đặc biệt là vốn vay dài hạn, ta chỉ phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận trên vốn sử dụng dài hạn =

Vốn sử dụng dài hạn

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

1. lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

2. vốn sử dụng dài hạn 565,516,831

21,180,405,661 553,405,110

24,814,385,725

Lợi nhuận trên vốn sử dụng dài hạn (%) 2.67 2.23

Vốn sử dụng dài hạn năm 2005 = 42.016.711.969 - 20.836.306.308 = 21.180.405.661

Vốn sử dụng dài hạn năm 2006 = 41.235.261.998 - 16.420.876.273 = 24.814.385.725

Vốn sử dụng dài hạn năm sau cao hơn năm trước nhưng phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mang lại không cao, cho nên tỷ suất lợi tức trên vốn sử dụng dài hạn giảm 0,44% điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn dài hạn đem lại không tốt.

+ Lợi tức trên vốn chủ sở hữu

Mục tiêu hoạt động của công ty là tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu công ty. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này.

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = * 100

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

1. lợi nhuận sau thuế

- vốn chủ sở hữu đầu năm

- vốn chủ sở hữu cuối năm

2. vốn chủ sở hữu bình quân 385,765,941

15,412,730,364

19,546,405,661

17,479,568,012 363,547,072

19,546,405,661

24,272,385,725

21,909,395,693

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu % 2.21 1.66

Qua phân tích lợi nhuận vốn sử dụng dài hạn và vốn chủ sở hữu đều cho ta thấy lợi nhuận công ty thu được không cao chỉ đạt 1.66% , vốn chủ sở hữu giảm 0.55% (1.66 - 2.21).

5. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY

5.1. tình hình lợi nhuận trong năm

Lợi nhuận: là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ tất cả các chi phí liên quan. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của công ty, phản ánh kết quả của việc các yếu tố cơ bản về sản xuất: lao động, vật tư,....

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và công ty Khải Hoàn nói riêng. Lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,...

BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM QUA

NĂM 2004-2005-2006

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Kim nghạch xuất khẩu

(đôi)

Tổng doanh thu (đồng)

Lợi nhuận (đồng) 5.300.000

55.620.724.000

488.888.000 5.700.000

60.842.006.000

565.204.000 5.700.000

65.258.440.000

553.405.000

Trên cơ sở định hướng nhạy bén và chuẩn xét của Hội Đồng Quản Trị, với những nổ lực của Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính lợi nhuận của công ty luôn tương đối khả quan.

Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu chiếm 96% tổng doanh thu.

Kim nghạch xuất khẩu qua các năm biến động tương đối chậm do trên thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành, nên đơn đặt hàng chủ yếu từ khách hàng cũ.

Tuy nhiên, doanh thu lại tăng lên trong năm 2005 so với năm 2006 trong khi kim nghạch xuất khẩu vẫn không thay đổi, nguyên nhân chính là tỷ giá ngoại tệ biến động qua các năm.

Lợi nhuận tăng điều qua các năm so với năm 2004, trong khi đó tỷ lệ tăng của doanh thu luôn thấp hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận. ví dụ:

+tỷ lệ tăng của lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 là 15,6%.

+tỷ lệ tăng của doanh thu năm 2005 so với năm 2004 là 9,6%.

Kết quả này đạt được là nhờ tăng năng suất hoạt động cao của dây chuyền sản xuất mà công ty đã đầu tư vào năm 2004; chi phí khấu hao tăng vọt trong năm 2004.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2,09% (11.799.374 đồng). chúng ta không thể kết luận rằng hiệu quả chính hoạt động sản xuất trong năm không tốt, bởi vì:

Lợi nhuận = doanh thu thuần - (chi phí bán hàng + CPQLDN + giá vốn hàng bán)

5.2. chính sách phân phối lợi nhuận của công ty

Lợi nhuận hàng năm sẽ bằng : Tổng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý, hợp lệ phục vụ sản xuất kinh doanh

- Sau đó thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

- Còn lại là lợi nhuận sau thuế được phân phối như sau:

* Bù đắp các khoản lỗ năm trước, các khoản chi phí không được tính vào chi phí tính thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chia lãi cho các đối tác theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh, còn lại được gọi là lợi nhuận phân phối được chia. Sau đó công ty trích lập các quỹ

Các quỹ :

+ Quỹ đầu tư phát triển: tỷ lệ trích 10%

+ Quỹ dự phòng tài chính: tỷ lệ trích 5%

+ Quỹ khen thưởng: tỷ lệ trích 10%

+ Quỹ phúc lợi: tỷ lệ trích 10%

Chia lãi cổ tức : Lợi nhuận còn lại sau khi phân phối vào các quỹ được chia cổ tức theo qui định điều lệ Công ty

5.3. các hình thức chi trả lợi tức hiện thực của công ty

Công ty chi trả lợi tức bằng hình thức chi trả tiền mặt, chi trả mỗi năm một lần.

Quyết định về chi trả lợi tức do Hội Đồng Quản Trị công ty quyết định.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

1. NHẬN XÉT

Sau hai tháng thực tập và nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn, em có những nhận xét sau đây:

1.1. Doanh thu và lợi nhuận

Công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn là công ty chuyên sản xuất gia công xuất khẩu giày, bởi vậy công ty muốn làm sao phải tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh làm sao cho đạt hiệu quả lợi nhuận cao nhất. nhìn vào bản báo cáo tài chính từng năm của công ty, mặc dù tỷ lệ lợi nhuận cuối năm nay thấp hơn cuối năm trước, chứng tỏ là hiệu quả kinh doanh của công ty không cao nhưng khi so với những Doanh Nghiệp cùng ngành thì kết quả này cũng khả quan hơn.

1.2. Tình hình huy động vốn và qui môn vốn của công ty

Toàn bộ vốn của công ty giảm 1,86% (781.449.971đ). công ty luôn bị thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, vì vậy để đảm bảo được tiến độ sản xuất liên tục theo hợp đồng thì công ty phải vay vốn của: người bán, ngân sách và đặc biệt là luôn nhận được khoản ứng trước của bên đặt hàng. Qua đó thấy rằng công ty rất mạo hiểm, rất tin tưởng vào kết quả kinh doanh mang lại từng kỳ trong năm sẽ đủ để trả khoản nợ vay.

1.3. Thanh toán công nợ

Một điểm rất thuận lợi mà công ty luôn có được là công ty không có bận tâm về việc phải thu tiền khách hàng, luôn nhận tiền hàng gia công khi có giấy phép xuất khẩu của Hải quan và được một khoản vốn ứng trước về thuê gia công

Về công nợ, hệ số nợ giảm 0,12 lần đã làm giảm phần nào mất cân bằng trong thanh toán, nâng mức tự chủ của công ty lên 58,86% trong toàn bộ vốn.

1.4. Vốn lưu động

Cơ cấu vốn phần nào cũng được cải thiện, vốn lưu động được bổ sung từ nguồn vốn kinh doanh chiếm 59,73%, buộc công ty phải chiếm dụng của khách hàng. Công ty cần phải giảm bớt khoản này và rũi ro sảy ra là rất cao, cần phải xem lại mức dự trữ cần thiết đối với nguyên liệu, công cụ dụng cụ, vốn bằng tiền. tránh tình trạng dự trữ quá lớn gây ra ứ đọng vốn, tăng chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.

1.5. Hệ số thanh toán

Công ty có quan hệ tốt với khách hàng để có thể gia hạng công nợ, nhưng công ty thể hiện một nguồn lực tài chính mất cân đối, buộc công ty sử dụng tài sản dài hạn để thanh toán công nợ. Một khoản chiếm dụng quá lớn, mặc dù là ưu điểm của công ty nhưng ở góc độ xem xét khả năng thanh toán thì đây là một khuyết điểm. công ty rất dể mất đi mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, rũi ro trong sản xuất, bị ép giá và phải gánh chịu phần lãi suất cho vay.

1.6. Máy móc, thiết bị

Để đảm bảo mức cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty đã chú trọng đến việc cải thiện máy móc, trang bị công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động.

2. KIẾN NGHỊ

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng của công ty, bất kỳ công ty nào muốn tồn tại dưới nhiều hình thức thì mục tiêu cuối cùng bao giờ cũng là đạt một tỷ suất lợi nhuận cao. Nhưng mà để đạt được mục tiêu đó thì công ty Khải Hoàn cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là sự phân bổ hợp lý giữa các loại vốn với nhau. Việc quản lý vốn không chỉ đơn thuần là một khía cạnh tách biệt trong sản xuất kinh doanh mà luôn gắn liền với các yếu tố khác, ngoài các yếu tố khách quan như môi trường sản xuất thì con người luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và sử dụng vốn. để giải quyết vấn đề trên cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên phải am hiểu về tình hình và thực trạng kinh doanh của công ty, phải có đầy đủ năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cao và khả năng cầu tiến trong công ty. Để giải quyết khó khăn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn hiệu quả trong công ty Khải Hoàn, em xin trình bài một số kiến nghị sau đây:

2.1. Vốn cố định:

Vốn cố định của công ty là bộ phận vốn được sử dụng để hình thành tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp. nói cách khác, vốn cố định của công ty là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Vốn cố định luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty do tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm hai phần.một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ. Bộ phận còn lại của vốn cố định nằm ở tài sản cố định dưới hình thức giá trị còn lại của của tài sản cố định.

Để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty phải xem xét lại hiệu quả sử dụng của từng loại:

-Đối với tài sản đang sử dụng: phải xem xét lại khả năng sinh lợi, mức hao mòn vô hình do lạc hậu về công nghệ so với hiện tại, giá trị thị trường hiện hành. Từ đó đi đến quyết định là tiếp tục sử dụng hoặc thanh lý, đặc biệt là phải đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định để có mức khấu hao chính xác.

-Đối với tài sản chưa sử dụng hoặc không sử dụng: cần xem xét, giải quyết thanh lý hay sử dụng. nên giữ lại những tài sản nào quý giá, khó mua, giá cả biến động thất thường thì mới xem xét tồn kho. Thực hiện yêu cầu này nhằm mục đích thu hồi vốn đang ứ động trong khi phải trả nợ ngoại tệ bằng cách trừ dần vào hàng gia công đối với số tiền để mua sắm máy móc thiết bị cơ bản.

-Đối với tài sản đầu tư và dự kiến đầu tư: nên tính toán lại khả năng vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư, nếu sử dụng vốn vay nên tính toán kỹ lưỡng, chỉ chọn thực hiện nếu thu hồi vốn nhanh, tỷ suất giữa chênh lệch lợi nhuận hoạt động kinh doanh và chênh lệch vốn sử dụng dài hạn cao hơn lãi suất nếu không tốt nhất là nên xem xét đẩy mạnh hiệu quả các tài sản hiện có, tận dụng hết công suất thiết bị máy móc, thì hiệu quả mang lại khả quan hơn đầu tư mới. Đối với một số tài sản mà công tài sản mà công ty tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản thì nhanh chóng hoàn thành một số thủ tục cần thiết để quyết toán vốn này, kịp thời trích khấu hao phù hợp với tình hình thực tại trong khi công ty đang đưa tài sản vào sản xuất và dùng cho bộ phận quản lý.

2.2. Vốn lưu động

Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền của công ty cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm gia công cho phía đối tác. Những thành tố quan trọng của vốn lưu dộng đó là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Các khoản mục này sẽ nói lên hiệu quả hoạt động và tiềm lực tài chính của một công ty.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của công ty.

Tài sản lưu động của công ty thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.

- Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu ... và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.

- Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước ...

Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:

a) Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành:

- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán

- Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.

- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản ...

b) Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn về chi phí trả trước.

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ...) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng ...).

c) Nên xem xét lại mức dự trữ cần thiết đối với nguyên vật liệu, vốn bằng tiền, tuy vậy cần phải dự trữ ở mức cần thiết để cho quá trình lưu thông được liên tục.

Hàng quý lập dự toán mua nguyên vật liệu, tồn kho, dự toán tiền mặt, để lập được dự toán này công ty phải tính toán được mức tồn kho cũng như tồn quỹ tiền mặt hợp lý, đảm bảo sản xuất liên tục. Riêng khoản mục công cụ dụng cụ bị tồn kho nhiều năm liên tiếp, công ty tiến hành thanh lý nhóm công cụ này để tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt.

2.3. Vốn tự có

-Vốn tự có là vốn riêng của công ty Khải Hoàn do các chủ sở hữu đóng góp vào và nó được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại của công ty.

-Vốn tự có là vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của công ty.

-Vốn tự có của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thông thường từ 8% đến 10%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của công ty đồng thời tạo nên uy tín ban đầu của công ty.

-Vốn tự có sẽ giúp cho công ty bù đắp được thiệt hại do rũi ro phát sinh và tránh có công ty không bị phá sản.

-Cần hoạch toán rõ ràng từng loại để có thể sử dụng đạt hiệu quả cao hơn. Cần theo dõi riêng từng nguồn vốn xây dựng cơ bản (tích lũy khấu hao từng tài sản cố định). Vấn đề đặt ra là không phải do chế độ kế toán tư nhân (nhà nước không thu hồi vốn) nên không tiến hành theo dõi mà phải tính đến việc phải làm như thế nào, bằng phương pháp nào để theo dõi được tài sản mua sắm bằng vốn vay sẽ không đưa về nguồn vốn tự có mà phải trả vốn vay, mặt khác làm như vậy sẽ chú ý nhiều hơn mức khấu hao và nguyên giá tài sản có phù hợp không.

-Một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ lý tưởng phải đáp ứng cả hai yêu cầu: Một là, công ty tăng trưởng được tài sản có; Hai là, không làm suy giảm quá mức tỷ số vốn/tài sản của công ty.

2.4. Vốn trong thanh toán

Qua báo cáo tài chính, công ty chiếm dụng vốn nhiều, đặt biệt là của người bán để đảm bảo đủ vốn trả cho khách hàng đúng thời hạn, công ty có một dự toán chi tiền hàng một cách linh hoạt phù hợp với lịch thu tiền hàng hiện tại, tránh tình trạng sử dụng tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn.

2.5. Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng đối với công ty nhất là trong tình hình nền kinh tế bất ổn như hiện nay. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là tiềm ra những giải pháp hợp lý để huy động vốn và phân tích nguồn vốn cho công ty sao cho đạt hiệu quả cao nhất và vậy việc phân tích phải chính xác và thực hiện thường xuyên để nắm bắt tình hình nguồn vốn trong công ty.

3. KẾT LUẬN

Công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn là một doanh nghiệp có quy trình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là bộ phần tài chính của công ty, công ty nên tổ chức lại bộ phận này cho hợp lý và tốt để phân tích đánh giá và từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty ngày càng phát triển mạnh hơn.

Bên cạnh đó công ty cũng có những điểm thuận lợi là đã tạo mối quan hệ mật thiết và uy tín với khách hàng, cụ thể là sự đóng góp hợp tác của công ty Sunny. Đây là thành quả mà công ty đạt được trên bước đường hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Trong suốt quá trình học tập ở trường, tìm hiểu và vận dụng thực tế vào công ty giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp "Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn". Trong quá trình thực tập nếu có gì sai sót, kính mong toàn thể anh chị của công ty bỏ qua, và trong báo cáo này khó tránh khỏi thiếu sót em rất mong được thầy cô ở trường hoàn thành tốt bài báo cáo cho hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu công ty cổ phần sản xuất giày Khải Hoàn

Tài chính doanh nghiệp TS. Nguyễn Minh Kiều

Kế toán tài chính Nhà Xuất Bản-Thống Kê

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tan#thanh