Bài 2
Bài 2 : MẪU NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT
2.1 Xác định kích thước mẫu khảo sát
Một số công thức kinh nghiệm thường sử dụng như:
- Đối với phân tích nhân tố khám phá ( EFA)
Bollen (1989) cho rằng n=5*m với m là số biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu
- Phân tích hồi quy tuyến tính
Theo Hair và cộng sự (2010) với phương pháp này thì kích thước tối thiểu phải từ 100 đến 150; Tabachnick và cộng sự (1996) cỡ mẫu tối thiểu n=5+8*m với m là số biến độc lập trong mô hình
2.2 Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu theo xác suất:
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
+ Chọn mẫu hệ thống
+ Chọn mẫu phân tầng
+ Chọn mẫu theo nhóm
- Chọn mẫu phi xác suất:
+ Chọn mẫu thuận tiện
+ Chọn mẫu phán đoán
+ Chọn mẫu phát triển
2.2.1 Chọn mẫu theo xác suất
* Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản ( phương pháp nền tảng)
Mỗi phần tử trong tổng thể được gán một con số và bằng nhiều hình thức khác nhau như quay số, bốc thăm, có xác suất được chọn ngang nhau sẽ được chọn ra.
* Chọn mẫu hệ thống
Mỗi phần tử trong tổng thể được liệt kê theo thứ tự đã quy định từ A-Z và nhà nghiên cứu quyết định chọn khoảng cách k giữa các phần tử được lựa chọn sau đó các phần tử mẫu lần lượt xác định.(cách 1 khoảng k đơn vị)
vd: N=30 , n=10, k=30/10=3
Chọn ngẫu nhiên từ 1-30, chọn 10 số
Chọn 2, 5,8,11,14,17,19,22,25,28
* Chọn mẫu phân tầng
Tổng thể được chia thành nhiều tầng lớp sau đó các đơn vị mẫu được chọn ra bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay hệ thống.
vd: chọn mẫu nghiên cứu là 900 sinh viên của khoa QTKD
phần thành 4 tầng: vì chọn năm học : năm 1,2,3,4
lấy 900/4=225 mỗi tầng
( chọn lớp, ngành,... để phân bao nhiêu tầng thích hợp để nghiên cứu)
* Chọn mẫu theo nhóm
Tổng thể sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ, sau đó dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra một nhóm trong đó các nhóm được chia ra.
vd: chọn mẫu nghiên cứu là người dân ở Tp HCM, Sinh viên học ở trường ĐH UEH, UEF,HUTECH, ...
(Sự khác nhau giữa chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu theo nhóm: Phân tầng là chọn mẫu thì có thể chọn ít hay nhiều tùy theo số lượng nhưng tầng nào cũng phải có ; theo nhóm thì chọn ngẫu nhiên một nhóm để trở thành mẫu nghiên cứu vì trong nhóm đó đã có đang dạng phần tử rồi)
2.2.2. Chọn mẫu theo phi xác suất
* Chọn mẫu thuận tiện
Nhà nghiên cứu sẽ chọn mẫu dựa trên khả năng tiếp cận các đối tượng khảo sát của mình khi số lượng tổng thể khó xác định hoặc không có trong danh sách
Vd: nghiên cứu về sinh viên của VLU thì nhà nghiên cứu có thể tiếp cận đối tượng khả sát ở thư viện hoặc là cổng trường
* Chọn mẫu phán đoán
Nhà nghiên cứu tự phán đoán sự thích hợp các phần tử để mời họ tham gia vào mẫu nghiên cứu ( dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của nhà nghiên cứu)
* Chọn mẫu phát triển mầm
Nhà nghiên cứu chọn ngẫu nhiên một số phần tử ban đầu cho mẫu nghiên cứu sau đó các phần tử ban đầu sẽ giới thiệu những người khác cho mẫu. Phương pháp này dùng cho đám đông khó xác định và ít phần tử
Vd: với nghiên cứu mà đối tượng nghiên cứu là những ngườ sở hữu căn hộ cao cấp tại TPHCM
2.3 Thiết kế phiếu khảo sát
* Khái niệm
là 1 kỹ thuật để thu thập dữ liệu, bao hàm 1 tập hợp các câu hỏi và câu trả lời theo một logic nhất định. Nội dung của bảng câu hỏi cần đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
* Dựa vào hình thức trả lời có 2 dạng:
(1) câu hỏi đóng: có 2 dạng là câu hỏi 1 sự lựa chọn và nhiều sự lựa chọn
(2) câu hỏi mở: là dạng câu hỏi không cho sẵn câu trả lời, người trả lời có thể trả lời bất cứ câu nào miễn nó thích hợp với câu hỏi
* Dựa vào nội dung có ba dạng:
(1) câu hỏi về hành vi, trải nghiệm là câu hỏi về những hoạt động, trải nghiệm cụ thể của đối tượng khảo sát
(2) câu hỏi về cảm nhận, đánh giá: dùng thang đo Likert
(3) câu hỏi về thông tin khách quan là dạng câu hỏi đề nghị đối tượng khảo sát cung cấp các thông tin khách quan, liên quan đối tượng khảo sát như độ tuổi, giới tính, thu nhập....
2.3.3 Cơ sở xây dựng phiếu khảo sát
* Khung nghiên cứu
Để do lường cho các khái niệm nghiên cứu nhà nghiên cứu chọn các cách sau:
- Tự xây dựng bộ câu hỏi cho các khái niệm nghiên cứu bằng cách thực hiện nghiên cứu định tính
- Kế thừa các câu hỏi từ kết quả nghiên cứu trước đây, học thuyết...
2.3.4 Thiết kết phiếu khảo sát
Thiết kế tổng thể phiếu khảo sát là một công đoạn quan trọng để đảm bảo đối tượng khảo sát muốn trả lời
* Về hình thức
* Về nội dung
- Tên phiếu khảo sát
- Giới thiệu
- Câu hỏi gạn lọc
- Câu hỏi về cảm nhận, đánh giá
- Câu hỏi phân nhóm
- Lời cảm ơn của nhà nghiên cứu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top