:)
Đây thôn vĩ dạ
I.Mở bài:
Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây xót và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào tronq thơ, những giây phút ông đã chắc lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.
II. Thân bài
-Trong thời gian tác giả làm công nhân tại sở Đạt Điền Quy Nhơn, Mặc Tử thầm yêu Hoàng Cúc . Năm 1938 , Hoàng Cúc theo cha về quê cố đo Huế và sống ở Vĩ Dạ . Năm 1938 , người anh họ của Hoàng Cúc , bạn của Mặc Tử báo cho Hoàng Cúc biết Mắc Tử mắc bệnh nan y và khuyên Cúc viết thư động viên thăm hỏi Hàn Mắc Tử. Hoàng Cúc " thay vì viết thư thăm hỏi, tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng danh thiếp , trong cảnh có mây nước, cô gái trèo đò , khóm tre, ánh trăng hay mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời thăm hỏi Tử".
- Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp thiên nhiên , con người Vĩ Dạ cùng niềm nuối tiếc của Hàn Mặc Tử.
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền .
-Câu hỏi tu từ " Sao anh không về chơi thôn Vĩ" như một lời mời chào dịu ngọt vừa mừng vui hội ngộ vừa nhẹ nhàng trách móc, hàm chứa sự ngạc nhiên . Bức bưu ảnh và lời thăm hỏi của Hoàng Cúc đã làm sống dậy trong Mặc Tử những kỉ niệm đẹp về cảnh Huế, người Huế , Vì vậy đằng sau câu hỏi là nỗi nhớ tình yêu , niềm khát khao được gắn bó với Vĩ Dạ , giọng thơ vì thế mà đằm thắm thiết tha.
-Trong câu thơ tác giả không dùng từ "thăm" mà dùng từ "chơi" biết bao thiết tha , rạo rực, biết bao gắn bó bộc lộ qua từ "chơi" . Vĩ Dạ với Mặc Tử thân thiết lắm, gắn bó lắm. Chính vì vậy, sau câu hỏi, biết bao kỉ niệm sống dậy trong hồn thơ Mặc Tử . Cảnh cũ, người xưa trong những vần thơ đẹp mang hoài niệm.
-Bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ hiện lên qua kí ức của Mặc Tử.
+ Điểm nhìn đầu tiên của bức tranh là nắng chiếu vào những hàng cau thẳng tắp, gợi mở một không gian cao thoáng.
+ Nắng hàng cau là nắng mới lên – thứ ánh nắng trong sáng, dịu dàng, tinh khôi mà ấm áp. Thứ ánh nắng mang cái hồn của Huế.
+ Điệp từ nắng đặt trong 1 câu thơ giúp người đọc liên tưởng được những chuyển động khẽ khàng của nắng. Đồng thời cảm nhận được cái nắng đặc trưng của miền Trung. Mới sáng sớm nắng đã bao trùm khắp không gian.
+ Đi kèm với nắng hàng cau là 1 khu vườn. Vườn ai không xác định nhưng nó là một khu vườn đẹp :"mướt quá xanh như ngọc". Tính từ mướt gợi hình ảnh rất tươi mới , đó là cái mướt của cỏ cây , hoa lá, xanh non mơn mởn còn đọng sương đêm được ánh nắng của buổi sớm mai chiếu vào trở nên mỡ màng long lanh . Chỉ bằng 1 từ miêu tả thi nhân đã gợi mở 1 khu vườn tươi mới và tràn trề sức sống.
+ Để nhấn mạnh vẻ đẹp của khu vườn tác giả sử dụng biện pháp so sánh:"xanh như ngọc". Khi sử dụng BPTT này, Mặc Tử muốn nhấn mạnh vào vẻ đẹp trong sáng , sang trọng và cao quý , diễm lệ của vườn tược Vĩ Dạ.
+ Đứng trước vẻ đẹp của khu vườn, thi nhân không khỏi ngỡ ngàng, trầm trồ " mướt quá". Từ cảm thán vừa bộc lộ thái độ ngạc nhiên, ngỡ ngàng vừa giống như 1 lời bình phẩm , suýt xoa.
-Cùng với vẻ đẹp của tự nhiên là vẻ đẹp của con người " lá trúc che ngang mặt chữ điền"
+ Mặt chữ điền theo quan niệm truyền thống là khuôn mặt của con người thật thà , chất phác, nhân hậu . Mặt chữ điền lại thấp thoáng sau lá trúc mảnh mai thể hiện vẻ đẹp duyên dáng ,kín đáo, e lệ tình tứ của cô gái Huế.
*Tóm lại: Bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế được hiện lên bằng cảm hứng lãng mạn, qua hoài niệm của tác giả bằng 1 thiên nhiên vừa gần gũi thân thuộc vừa trong sáng non tơ , tươi mới , tràn đầy sức sống , vừa cao quý . Thi nhân đắm say ngây ngất trước vẻ đẹp trinh nguyên của thiên nhiên xứ Huế cùng vẻ đẹp đáng yêu của con người Huế, Qua đó, ta thấy được tình yêu tha thiết của Mặc Tử với thiên nhiên , con người Vĩ Dạ.
-à Đằng sau nỗi nhớ tình yêu là một niềm nuối tiếc đến xót xa của Mặc Tử : Vĩ Dạ đẹp thế , con người Vĩ Dạ đáng yêu thế mà Mặc Tử không thể trở về "chơi".
-Lđ 2 : ( Tiếp đó vẻ đẹp sông nước xứ Huế và niềm khát sống, khát khao hạnh phúc của thi nhân )
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến song trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?"
-Biện pháp nghệ thuật đối chia câu thơ làm 2 vế : "gió theo lối gió / mây đường mây". Mặc Tử đã phá vỡ logic thực tế để đến với logic tình cảm , Thông thường gió mây cùng đường, gió thổi mây bay nhưng trong thơ Mặc Tử có gió, có mây nhưng lại chia lìa đôi ngả,. Câu thơ gợi nỗi buồn chia li tan tác.
-Có sự xuất hiện của dòng nước hương giang nhưng dòng nước được tâm lí hóa , mang nỗi buồn của con người, "buồn thiu". BPTT nhân hóa đã đặc tả dòng chảy của hương giang – dòng chảy lững lờ , gợi không khí trầm mặc , cổ kính và buồn vắng.Có sự xuất hiện của hoa lá nhưng là hoa bắp. Có gió nhưng là thứ gió nhẹ vô hồn.
-à 2 câu thơ gợi 1 không gian trống trải , cảnh vật hờ hững chia lìa, thời gian ngưng đọng , cảnh nhuốm màu tâm trạng , nỗi buồn sầu của thi nhân đã bao trùm lên sông nước.
- Người đọc như được lạc vào thế giới mơ hồ, huyền ảo :"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
+ Một không gian tràn ngập ánh trăng , 1 bến sông trăng , 1 con thuyền chở trăng , 1 dòng sông trăng . Không gian hư ảo nhưng tĩnh lặng và lạnh giá.
+ Kết thúc khổ thơ là câu hỏi đầy day dứt băn khoăn : bến đợi là "tối nay" hoàn toàn xác định nhưng đối tượng được chờ đợi là thuyền ai – mơ hồ, không xác định . Chờ đợi 1 điều không xác định nhưng bến đợi vẫn chờ trong tâm trạng gấp gáp , khắc khoải , phập phồng lo âu "kịp tối nay". Thời gian quá gấp gáp quá ít ỏi . Thi nhân lo sợ khi mình chưa kịp chạm vào con thuyền chở trăng thì đã không còn trên cõi đời này nữa, Chính vì vậy mà Mặc Tử chờ trông mong ngóng đến thiết tha , đau đớn nhưng càng chờ càng thất vọng.
-à Mặc Tử mơ về một con thuyền trăng , phải chăng đó là con thuyền hạnh phúc chỉ tồn tại trong cõi mơ của Mặc Tử mà thôi . Vì vậy càng chờ càng tuyệt vọng.
-à Khổ thơ đã thể hiện khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc cháy bỏng thiết tha của Hàn Mặc Tử.
*NT
-Khổ thơ được viết bằng cảm hứng lãng mạn , bút pháp miêu tả cảnh ngụ tình , hình ảnh trong sáng tươi mới , có hình ảnh của thế giới thực và hình ảnh của thế giới lãng mạn mộng ảo . Ngôn ngữ đẹp , tinh tế , BPNT : xuyên suốt 2 khổ thơ là câu hỏi tu từ xoáy sâu vào tình yêu thiên nhiên , cuộc sống con người , xoáy sâu vào nỗi đau niềm nuối tiếc của thi nhân . Kết hợp nghệ thuật nhân hóa, so sánh
III Kết bài.
Nói tóm lại qua 2 đoạn thơ ta thấy được bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người Vĩ Dạ , thể hiện tình yêu đời , yêu người và khát vọng sống mãnh liệt của Hàn Mặc Tử.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top