Không Tên Phần 1
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng, mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng đã được phác họa với sáu đặc trưng.
Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển, làm cho mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam toàn diện hơn, gồm tám đặc trưng. Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng ta tiếp tục xác định tám đặc trưng trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong hai Văn kiện nêu trên.
Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng được nêu trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa "cái phổ biến" và "cái đặc thù," cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình: chủ nghĩa xã hội Việt Nam .
Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
- Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh .
Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở nước ta, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Marx-Lenin về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh...là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc...
Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng phải hướng tới việc hiện thực hóa đầy đủ, đồng bộ hệ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Tư tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đối với dân tộc Việt Nam, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự. Đây là khát vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam sau khi đất nước giành được độc lập và thống nhất Tổ quốc.
- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ
Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt chính trị của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin sự nghiệp cách mạng là của quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền thống của dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức là dân là chủ, dân làm chủ.
Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong đặc trưng vừa nêu còn được thể hiện trong nhận thức của Đảng ta về việc từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực).
Bạn cũng sẽ thích
Lục Thiếu Phàm, Em yêu anh - Cẩm Tố Lưu Niên ( FULL ) bởi ClaraJ_
Lục Thiếu Phàm, Em yêu anh - Cẩm Tố Lưu Niên...
Bởi ClaraJ_
355K 4.4K
Nữ pháp y thiên tài - Thiên Định Phong Lưu bởi youwere
Nữ pháp y thiên tài - Thiên Định Phong Lưu
Bởi youwere
33.9K 562
[HƯƠNG-KHUÊ] THẬT RA EM LÀ AI ...NGƯỜI HẦU CHO ÁC QUỶ bởi Phiennhi
[HƯƠNG-KHUÊ] THẬT RA EM LÀ AI ...NGƯỜI HẦU C...
Bởi Phiennhi
7.2K 840
7. Phân tích những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa. .. bởi brugada88
7. Phân tích những đặc trưng cơ bản của xã h...
Bởi brugada88
54.9K 18
Câu 16: Khái niệm tôn giáo? vì sao tôn giáo còn tồn tại và quan điểm giải quyết bởi mysoultb
Câu 16: Khái niệm tôn giáo? vì sao tôn giáo...
Bởi mysoultb
38.2K 13
(ĐKPPLNVCV - Tập 4) - Thanh Long Châu bởi Yuntanie
(ĐKPPLNVCV - Tập 4) - Thanh Long Châu
Bởi Yuntanie
119K 1.5K
Dò Hư Lăng (Hiện đại thiên) edit bởi planktonic
Dò Hư Lăng (Hiện đại thiên) edit
Bởi planktonic
312K 6.4K
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã tiếp tục khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp...".
- Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng so với các chế độ xã hội khác.
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) tiếp tục khẳng định: Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khi bàn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Quan điểm này hoàn toàn nhất quán với đặc trưng trong quan hệ sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng là xác lập dần từng bước chế độ công hữu. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là một trong những yếu tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế.
- Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tính ưu việt về tiến tiến của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện khái quát, nhân văn của văn hóa nhân loại; ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc (những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc...).
Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi vừa phải tiếp thu những giá trị của tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa của các tộc người Việt Nam, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Sự kết hợp hài hòa những giá trị tiên tiến với những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng trên lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
- Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong đặc trưng tổng quát dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện qua đặc trưng về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Về phương diện con người, chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có con người xã hội chủ nghĩa phải xác định và hiện thực hóa hệ giá trị phản ánh nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.
Vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã xác định hệ giá trị phản ánh nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của con người Việt Nam hiện nay là: có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội thể hiện trong đặc trưng này là quan điểm nhân văn, vì con người, chăm lo xây dựng con người, phát triển toàn diện con người (đức, trí, thể, mỹ) của Đảng và Nhà nước ta.
- Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Đặc trưng này thể hiện tính ưu việt trong chính sách dân tộc, giải quyết đúng các quan hệ dân tộc (theo nghĩa hẹp là quan hệ giữa các tộc người) trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam.
Thực hiện 25 năm đổi mới đất nước đã và đang chứng minh tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong giải quyết các quan hệ dân tộc ở Việt Nam. Nhờ đó đã và đang phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tính đồng thuận trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch.
- Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã chỉ rõ tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang hướng tới xây dựng. Đó là: Nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân...
- Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ thể hiện tính ưu việt trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ đối ngoại, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Việt Nam luôn luôn khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác giữ nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế...Đảng và Nhà nước ta chủ trương hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực đã chứng minh một cách sinh động tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng, thể hiện trong đặc trưng về quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trên vừa thể hiện tính toàn diện và sự thống nhất của các đặc trưng đó trong một chỉnh thể, phản ánh được bản chất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Những đặc trưng ấy trả lời câu hỏi xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Tính phổ biến và tính đặc thù của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện như thế nào?
Có thể nói, tính toàn diện và tính thống nhất của các đặc trưng thể hiện ở chỗ các đặc trưng này phản ánh toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quan hệ đối ngoại, và sự thống nhất biện chứng giữa kinh tế và chính trị, kinh tế, chính trị và xã hội, đối nội và đối ngoại.
Còn về bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Chúng ta có thể tìm thấy trong các đặc trưng về chế độ chính trị và nhà nước.
Trước hết phải kể đến bản chất của chế độ chính trị mà cốt lõi của chế độ chính trị là Nhà nước. Ở nước ta, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là cộng hoà xã hội chủ nghĩa) ra đời xác lập địa vị mới của nhân dân, từ nô lệ làm thuê thành người làm chủ; đồng thời xác lập địa vị mới của Đảng ta, Đảng cầm quyền. Vì thế, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản cầm quyền. Với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để nhân dân làm chủ, nhà nước đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý, nhân dân làm chủ thể hiện bản chất chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.
Hai là, bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã kế thừa đặc trưng thứ hai của Cương lĩnh 1991 "Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện bản chất của chế độ kinh tế xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì chỉ có chế độ công hữu tư liệu sản xuất với lực lượng kinh tế thuộc về xã hội, về nhân dân mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa là người đại diện mới thực hiện được các mục tiêu chính trị, xã hội, văn hoá ngày càng sâu rộng của chủ nghĩa xã hội. Nó khác bản chất nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với mục đích là lợi nhuận tối đa và phương thức là bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân, cạnh tranh khốc liệt kiểu cá lớn nuốt cá bé, kể cả gây các cuộc chiến tranh xâm lược, chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém.
Cũng cần nói thêm rằng: 1- Khi nói, chúng ta không được chủ quan duy ý chí mà phải tuân theo quy luật khách quan "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" không có nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tự phát hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất kể cả khi giai cấp công nhân có chính quyền. Cần khắc phục khuynh hướng sùng bái tính tự phát trên vấn đề này. 2- Quan hệ sản xuất mới ra đời như những "mầm non" còn rất yếu lại đặt trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn còn sức mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh tế, quân sự, kinh nghiệm quản lý thì chúng ta không thể đòi hỏi có đầy đủ hoàn toàn tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới. Đặc biệt khi mà chủ nghĩa xã hội chưa thoát khỏi thời kỳ thoái trào, các thế lực thù địch ra sức tiến công vào chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá... Trong đó, kinh tế là một đối tượng mà các thế lực thù địch tiến công nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước với kinh tế, xoá bỏ chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Bản chất, mục tiêu xã hội của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện trong Dự thảo Cương lĩnh là đặc trưng phản ánh bản chất xã hội của chủ nghĩa xã hội đồng thời thể hiện mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội Việt Nam từng bước hướng tới và đạt chín muồi khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Như Dự thảo Cương lĩnh ghi: "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện tính toàn diện, tính thống nhất trong chỉnh thể, phản ánh bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa được coi như mô hình tổng thể về chủ nghĩa xã hội mà chúng ta định hướng xây dựng. Tuy vậy, với những đặc trưng hay cách sắp xếp thứ tự các đặc trưng như thế nào cho thật khoa học, phù hợp thực tiễn vẫn cần được thảo luận bổ sung. Thí dụ: 1- Đặc trưng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có cần bổ sung thêm mục tiêu nào không?; 2- Cách sắp xếp theo trình tự đặc trưng thể hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đến đặc trưng chính trị: nhân dân làm chủ và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân... do Đảng lãnh đạo theo trình tự nào cho hợp lô-gích hơn; 3- Vẫn những nội dung trên nhưng để sáu hay để tám đặc trưng, cách nào chặt chẽ hơn.
Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đóng góp ý kiến xây dựng, chắc chắn Đảng ta sẽ thu được nhiều ý kiến đóng góp có giá trị bổ sung phát triển, hoàn thiện. Và khi Đại hội XI của Đảng thông qua, Cương lĩnh đó trở thành ngọn cờ chiến đấu, đoàn kết toàn Đảng, toàn dân tiến lên xây dựng nước Việt Nam XHCN ngày càng vững mạnh, phồn vinh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top