Cảnh vật nơi phố huyện
Thạch Lam là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Dẫu là viết về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người nông dân, người thị dân nghèo hay viết về những khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống thì những trang văn của ông cũng chan chứa tình người. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn 0938). Truyện ngắn thông qua cái nhìn của hai đứa trẻ nhà văn đã tái hiện một bức tranh thiên nhiên và một bức tranh về đời sống của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Qua hai bức tranh này nhà văn đã gợi lên được nhiều ý nghĩa xã hội sâu xa.
Nhà văn Thạch Lam mở đầu truyện ngắn ''Hai đứa trẻ'' bằng những hình ảnh vào thời khắc của một ngày sắp tàn. Cảnh không có gì hấp dẫn, hoạt động của con người thì lẻ tẻ, đơn điệu nhưng bức tranh chiều thì dần dần đen lại, chập chờn mấy ngọn đèn nhưng cứ lôi cuốn người đọc dõi theo cùng cô bé Liên bởi sự quan sát, cảm nhận, nhạy cảm, ngây thơ của cô bé, bởi sự hiện lên sống động, chân thực của bức tranh đời sống phố huyện nghèo đã gây nên cảm xúc trữ tình.
Vào thời điểm đó cảnh vật của phố huyện nghèo hiện ra xơ xác, tiêu điều, với những con người mỏi mệt quẩn quanh nơi phố chợ. Cùng xuất hiện với những gì tàn tạ nhất ở phố huyện đó là nhân vật Liên và An. Qua cái cảm nhận của hai tâm hồn ngây thơ ấy, mọi cảnh vật được hiện lên một cách lãng mạng và chân thực nhất.Nhưng trước hết, cái cảnh chiều tàn nhưng vẫn được nhà văn miêu tả đậm chất thơ."Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cất hình rõ rệt trên nền trời... Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào..." Cảm xúc của nhà văn như tràn ra câu chữ, biểu lộ một tấm lòng sâu nặng gắn bó với quê hương. Bức tranh quê hiện lên dưới ngòi bút tinh tế của Thạch Lam trở nên gần gũi, thân thiết, bình dị mà nên thơ. Nó thấm đượm hồn quê hồn dân tộc, êm đềm, thơ mộng nhưng xao xác buồn. Văn Thạch Lam bao giờ cũng giàu cảm xúc để rồi khiến người đọc như chìm vào cõi mộng của một bài thơ tình lãng mạn. Từng câu chữ cứ nhè nhẹ lan thâm vào lòng người trong cảm giác say mê.
Hình ảnh phố huyện buổi chiều tà được tác giả phác họa qua những chi tiết "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ "lom khom nhặt nhạnh những gì người ta vứt lại". Đây là cuộc sống của những người không có tương lai, không có hy vọng. Cuộc đời của chúng quá nghèo khổ. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tường là mùi riêng của đất, của này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu". Đó chính là khung cảnh của khu phố nghèo lúc ngày đã tàn, một sự héo úa, tàn phai và cả sự tiêu điều hiu quạnh hiện lên trước mắt người đọc. Có lẽ đây chính là hiện thực thời bấy giờ ở miền bắc nước ta. Mọi thứ dường như chông chênh, không điểm nhấn, không sức hút và dường như không có sự sống. Tất cả chỉ là những điều bình dị, gần gũi nhưng lại phảng phất nghèo đói.
Bên cạnh đó là hình ảnh ánh sang và bóng tối tương phản nhau. Bóng tối đc miêu tả dày đặc . "Đường phố và các ngõ dần dần chứa đầy bóng tối." "Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa." "Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối." Thật ra bóng tối cũng yên tĩnh như đêm trong thành phố, tĩnh mịch và đầy u ám. Hình ảnh bóng tối cũng có ý nghĩa như một cái nền không gian xã hội tối tăm, như một ám ảnh đè nặng lên con người và cảnh vật. Đối nghịch với hình ảnh ảnh bóng tối đầy tịch mịch, đậm đặc thì ánh sáng được miêu tả một cách leo lắt, hiếm hoi và đơn độc. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây.",ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là "một chấm lửa đỏ." Ngọn đèn trong cửa hàng Liên "thưa thớt từng hột sáng". Đèn của các của các cửa hàng còn thức "chỉ để hé một khe sáng". Theo ta nhìn thấy, ánh sáng ở đây là 1 thứ ánh sáng lẻ loi " chấm, hột, khe" nó không đủ sức xua tan bóng đêm mà trái lại càng khiến cho bóng đêm mịt mùng hơn. Đặc biệt, ánh sáng leo lắt của ngọn đèn con con của chị Tý trở đi trở lại bảy lần. Tất cả những hình ảnh trên gợi lên những người nghèo khổ sống vất vưởng trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Với bút pháp tả cảnh đạt đến chuẩn mực truyện mang âm hưởng của một bài thơ trữ trình nhưng gợi cảm xúc buồn man mác. Nghệ thuật miêu tả cộng với niềm cảm hứng lãng mạn được tác giả sử dụng đã đưa truyện ngắn này xứng đáng với những tác phẩm xuất sắc cùng thời.
Đáng quý là trong cái cảnh chiều tàn ấy, tình cảm con người vẫn còn chưa tàn tạ. Dù không khấm khá hơn, nhưng Liên vẫn mong có tiền để đưa cho những đứa trẻ lam lũ đang tìm kiếm những vật rơi rớt lại sau phiên chợ tiêu điều. Liên không chỉ thương mình và An mà còn hướng đến cả bao số phận cơ cực khác. Tất cả những con người trong phố huyện này, từ mẹ con chị Tí, ngày nào cũng như ngày nào quẩn quanh với những công việc chẳng có gì khác là ban ngày đi bắt tép, tối về dọn quán bán nước cho mấy chú lính tuần, cho đến hàng phở Siêu leo lét ngọn đèn dầu, bà cụ Thi "hai điên" với tiếng cười khanh khách... Tất cả chi nói lên cái mòn mỏi của cuộc sông nơi phố huyện mà chưa phải là những gì tha hóa, khiến con người phải độc ác.
"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn khá thành công của Thạch Lam. Với lời văn nhẹ nhàng, cảm xúc tinh tế và ngôn ngữ giàu hình ảnh, tác giả đã vẽ lên một bức tranh khá chân thật về cuộc sống của người dân ở một nơi phố huyện xa xôi, hẻo lánh. Qua đó tác giả cũng bộc lộ niềm cảm thông đau đớn và chua xót đối với cuộc sống tối tăm và ước vọng mơ hồ của tuổi thơ và đó cũng chính là cuộc sống của tuổi thơ Việt Nam trong xã hội đen tối bấy giờ. Truyện cũng làm bật lên tinh nhân văn cao cả của nhà văn Thạch Lam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top