Phân tích các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo dưới CNXH

Câu 15:Phân tích các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo dưới CNXH.

Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp. Vì

vậy, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải hết sức thận

trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác; vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải

mềm dẻo, linh hoạt, đúng như tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta là: không "tuyên chiến" với tôn giáo

mà tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

cần dựa trên những quan điểm sau:

Một là, chủ nghĩa Mác- Lênin, hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội xã hội

chủ nghĩa và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan,

nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Với hệ

thống tín điều và giáo lý của mình, tôn giáo phần nào hạn chế khả năng

vươn lên làm chủ của con người. Vì vậy, khắc phục dần những ảnh hưởng

tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải

tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; là yêu cầu khách quan của sự nghiệp

xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hai là, một khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một

bộ phận quần chúng nhân dân, thì chính sách nhất quán của nhà nước xã

hội chủ nghĩa là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự

do không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không

theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ

như nhau. Cần phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là

những giá trị đạo đức; chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước. Nghiêm

cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân. Đó là sự thể

hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự quan tâm của

đảng cộng sản và nhà nước của giai cấp vô sản đến nhu cầu tinh thần của

quần chúng nhân dân đối với tín ngưỡng tôn giáo.

Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người

không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính,

đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành

vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Thông qua quá trình cùng nhau đoàn

kết xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao mức sống, lối sống và

trình độ kiến thức của quần chúng, những người lao động có tín ngưỡng,

tôn giáo sẽ dần dần đến với chủ nghĩa xã hội. Những người lao động quan

tâm việc xây dựng cuộc sống hạnh phúc thực sự ở thế gian - một thiên

đường dưới trần gian - có ý nghĩa thiết thực hơn những cuộc tranh luận

suông về có hay không có "cõi cực lạc", "thiên đường", v.v..

V.I. Lênin nhấn mạnh rằng: Những lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa

duy tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín ngưỡng, tôn giáo là những hành vi

dại dột, vô chính phủ, làm cho kẻ thù lợi dụng để kích động tình cảm tôn

giáo của tín đồ, làm cho họ ngày càng gắn bó với tôn giáo, xa lánh, thậm

chí đi đến chống lại công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Đương nhiên, như vậy không có nghĩa là coi nhẹ việc giáo

dục chủ nghĩa vô thần khoa học, thế giới quan duy vật cho toàn dân, trong

đó có những tín đồ tôn giáo, việc làm đó góp phần nâng cao trình độ kiến

thức cho toàn dân.

Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết

vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Khắc

phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, gắn liền với quá trình xây

dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào

có tín ngưỡng. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự

nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội của những phần tử

phản động đội lốt tôn giáo. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong

lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi phải nâng cao cảnh giác

kịp thời chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch lợi

dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân, nhằm bảo vệ

thành quả cách mạng, xây dựng xã hội mới - giải quyết vấn đề này vừa phải

khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và có sách lược đúng.

Năm là, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo:

ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo

đối với đời sống xã hội không giống nhau. Quan điểm thái độ của các giáo

hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác

biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và

ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.

Có những tôn giáo khi mới xuất hiện như một phong trào bảo vệ lợi

ích của người nghèo, người bị áp bức và nô lệ. Nhưng rồi, tôn giáo ấy lại

biến thành công cụ của giai cấp bóc lột, thống trị. Có những giáo sĩ suốt đời

hành đạo luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc, nhưng cũng có những

người đã hợp tác với các thế lực phản động, đi ngược lại lợi ích quốc gia,

dân tộc. Có những vị chân tu luôn "kính Chúa yêu nước", thiết tha sống "tốt

đời, đẹp đạo", nhưng lại có những người lầm đường lạc lối nghe theo kẻ

địch phản bội Tổ quốc và suy đến cùng cũng phản lại cả lợi ích của giáo

hội. Điều khiến cho nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn cần có thái độ, cách cư

xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể đó là điều mà V.I. Lênin đã nhắc

nhở: "Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #m0ss