PHÂN TÍCH BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
PHÂN TÍCH BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
I - HOÀN CẢNH RA ĐỜI :
Cuối năm 1427 sau hội thề, quân Minh rút khỏi nước ta. Đầu năm 1428 thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo. Cuộc kháng chiến chống quân Minh hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm thảm khốc dưới ách đô hộ tàn bạo của giặc Minh, mở ra một kỉ nguyên hòa bình, độc lập lâu dài cho dân tộc.
II- KẾT CẤU:
Bài " Bình Ngô đại cáo" gồm 4 phần :
Phần 1 :
" Việc nhân nghĩa ... còn ghi" Luận đề về nhân nghĩa.
Phần 2 :
" Vừa rồi ... chịu được" Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh.
Phần 3 :
" Ta đây ... chưa thấy xưa nay" Quá trình cuộc kháng chiến.
Phần 4 :
" Phần còn lại" Tuyên bố cuộc kháng chiến kết thúc mở ra một kỉ nguyên hòa bình độc lập cho đất nước.
III- PHÂN TÍCH :
Phần I : " Việc nhân nghĩa ... còn ghi"
Luận đề về nhân nghĩa.
a- Khái niệm về nhân nghĩa :
Nhân nghĩa là hai khái niệm xuất hiện từ thời Khổng Tử. Khổng Tử và Mạnh Tử đem dùng lại và ấn định cho nó một số nội dung. Nội dung đó khá phức tạp nhưng rõ ràng nhất là tính giai cấp nhân nghĩa của Nho giáo chỉ có trong tầng lớp thống trị với nhau, nó không ra tới nhân dân lao động. Còn tư tưởng Nguyễn Trãi mang một nét mới, tiến bộ. Đó chính là tư tưởng nhân dân.
b- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi :
Ý tứ lập luận trong phần này rất đơn giản, nhưng rất chặt chẽ. Nhân nghĩa là cốt ở yên dân, đánh đuổi giặc là nhân nghĩa.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, truyền thống thân dân của Lý, Trần, nhưng rõ rệt là nâng cao hơn trước. Nhân nghĩa không phải là quan hệ giữa người này và người khác mà cốt ở yên dân, làm cho dân được sống yên lành, hạnh phúc trong một nước độc lập thanh bình.
Phần 2 :
Bản cáo trạng về tội ác của giặc Minh :
Tư tưởng lớn trong giai đoạn này bổ sung cho tư tưởng nhân nghĩa ở trên. Đầu tiên Nguyễn Trãi nêu lên những thế lực gây tội ác. Đó là quân cuồng Minh và bọn gian tà bán nước.
" Quân cuồng Minhđã thừa cơgây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh"
Thương dân, thương nước nên trong lòng tác giả dậy lên mối căm thù cao độ, đến nỗi không sao chịu được. Hình ảnh kẻ thù hiện lên trước mặt như một bầy dã thú không hơn không kém :
" Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán".Với biết bao tội ác :
- Khủng bố :
" Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ".
- Bóc lột dưới nhiều hình thức :
* Thuế khóa : " Nặng thuế sạch không đầm núi"
* Phu phen : " Nặng nề những nỗi phu phen”
Nay xây nhà, mai đáp đất chân tay nào phục dịch cho vừa"
* Dân nạp : " Ngọc, vàng, chim sả, hươu đen
“ Người bị ép ... rừng sâu nước độc"
- Diệt sản xuất : " Làm tan tác cả nghề canh cửi"
- Phá hoại môi trường sống : " Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ"
Như vậy, không một tội ác nào chúng không chủ trương khiến cho đất trời Đại Việt như chìm ngập trong màn đêm đen tối. Tội ác của chúng đến nỗi : " Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi"
Khiến cho trời đất không sao dung thứ, thần và người không sao chịu nổi:
" Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được".
3- Phần 3 :
a- Qúa trình cuộc kháng chiến :
Đường lối chiến lược, chiến thuật ở đây bao trùm từ đường lối cứu nước đến phép dùng binh đánh trận.
“ Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh
Ngẫm trước đến nay lẽ hươngphế đắn đo càng kĩ”
Suy nghiệm về lẽ hưng phế của các triều đại ở nước ta từ thế kỉ thứ X đến bây giờ để rút ra những kinh nghiệm : muốn chiến thắng kẻ thù phải biết dự vào toàn dân, nhân dân lao động. Đó chính là cái gốc để cho triều đại được bền vững lâu dài .
Cái đường lối chiến lược, chiến thuật đó được thể hiện khá cụ thể :
“ Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều”
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
b- Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến:
Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khă, thiếu nhân lực, thiếu người tài giỏi, thiếu lương thực, nhiều khi bị quân Minh Đánh cho tan tác.
“ Tuấn kiệt như sao buổi sớm
................................................
Khi Khôi Huyện quân không một đội”
c- Giai đoạn sau của cuộc kháng chiến :
Tuy gặp khó khăn, thất bại lúc ban đầu nhưng nhờ có tinh thần quyết tâm chiến đấu, “ Gắng chí khắc phục giang nan”, được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tướng sĩ trên dưới một lòng, có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn nên nghĩa quân Lam Sơn càng đánh càng chiến thắngvang dội, không có sức mạnh nào có thể ngăn được sức tiến công vang dội như vũ bão của nghĩa quân:
“Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Nỗi gió to quét sách lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”
Chỉ trong vòng mười ngày mà nghĩa binh đã làm nên những kì tích anh hùng chưa từng có:
“ Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thấtthế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm nhăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẩn”.
Cái hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi còn thể hiện qua việc ông miêu tả sự thất bại thảm hại của quân Minh bằng cách dùng hình ảnh, từ ngữ sinh động, cụ thể đầy gợi tả như : “ Nghe hỏi mà thất vía”, “ Nín thở cầu thoát thân”, “ bêu đầu”, “ bỏ mạng”, “ Liễu Thăng cụt đầu”, “đại bại tử vong”. “ cùng kế tự vẩn”, “ lê gối vâng tờ tại tội”, “ trói tay để tự xin hàng” ....nhất là đã gọi vua nhà Thanh là “ thằng nhải con Tuyên Đức”. Chưa bao giờ cái hào khí dân tộc lại dâng cao như lúc này.
Trong phần này, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi lại được khắc sâu thêm một lần nữa. Ông đặt quyền lợi của nhân dân, đất nước lên trên hết nên đã tha chết cho kẻ thù khi chúng bị thất bại, còn cấp thuyền cấp ngựa cho chúng về nước:
“ Thần Vũ chẳng giết hạ, thể lòngtrời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền
Ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa
Về đến nước mà vẫn tim đập, chân run
Họ đã tham sống, sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.
4- Phần 4:
Phần kết thúc.
Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi tuyên bố kết thúc cuộc kháng chiến:
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bỉ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh.
Đồng thời Nguyễn Trãi đã khẳng định quyền đôc lập, tự chủ lâu dài của đất nước:
Muôn thuở nền thái bình vững chắc.
Lịch sử sang trang, đất nước bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của hoà bình độc lập tự do :
“ Một cổ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn”
IV TỔNG KẾT:
Bình Ngô đại cáo chính là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Bài cáo đã thể hiện nổi bật lòng yêu nước thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi trước những chiến thắng oanh liệt trong cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại của thời đại ông và của cả dân tộc.
Lời bài cáo này thật hào hùng, bộc lộ cảm xúc thật mãnh liệt của Nguyễn Trãi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top