Phân tích báo cáo tài chính

                                   ĐỀ CƯƠNG PHÂN TÍCH BCTC

1.Ý nghĩa của việc phân tích BCTC.

Phân tích BCTC là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả KD của DN trong 1 thời gian hoạt động nhất định, trên cơ sở giúp các nhà quản trị DN đưa ra các quyết định chuẩn chuẩn xác trong quá trình kinh  doanh.

-Giúp cho nhà quản trị DN và cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hình tài chính của DN.

 - Đối tượng quan tâm đến thông tin của DN được chia thành  nhóm:

+ Nhóm quyền lợi trực tiếp: Bao gồm các cổ đông, các  nhà đầu tư tương lai, các chủ ngân hang, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ DN.Mỗi đối tượng sử dụng thông tin nhằm mục đích khác nhau.

+ Nhóm có quyền lợi gián tiếp: Các cơ quan quản lý nước khác ngoài cơ quan thuế, các viện nghiên cứu, sinh viên, người lao động.

-Các cơ quan quản lý khác của chính phủ cần các thông tin từ PTBCTC của DN để kiểm tra tình hình TC, kiểm tra HĐSXKD của DN và xây dựng các kế hoạch quản lý vĩ mô, người  lao động quan tâm đến trong quá trình tìm việc đều có nguyện vọng vào 1 công ty tốt. Do vậy 1 công ty có tinhg hình TC ảm đạm Hay đứng trên bờ vực phá sản sẽ không thu hút người lao động đến làm việc.

-Tuy các đối tượng quan tâm đến các thông ti PTBCTC của DN dưới góc độ khác nhau nhưng nìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi vậy việc PTBCTC của Dn phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phân tích.

Câu 2. Mục đích đánh giá tình hình tài chính

ĐÁnh giá tài chính là việc dựa trên những dữ liệu TC trong quá khứ và hiện tại của DN để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an ninh TC của DN, từ đó giúp các nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh TC của DN nhằm  đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu phù hợp với tình trạng hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai cũng như ra quyết định chính sách phù hợp để nâng cao năng lực TC, năng lực KD của DN.

-Mục đích: + Đưa ra những nhận xét sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của DN, qua đó các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập tài chính về an ninh tài chính cũng như khó khăn mà DN phải đương đầu.

+ Với mục đích trên khi dánh giá khái quát tình hình tài chính các nhà phân tích chỉ dừng lại ở 1 số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp phản ánh nũng nét chung nhất, phản ánh hiện trạnghoạt động tài chính và an ninh TC của DN như tình hình huy động vốn, mức đôc lập tài chính, khả năng thanh tóa và khả năng sinh lời của DN.

Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính rất quan trọng đối với nhà quản lý, thông qua khái quát tình hình tài chính những ngườ sử dụng thông tin nắm được thực trạng và sức mạnh TC của DN, biết được mức độ HĐTC.

-Đánh giá Khía quát tình hình tài chính cần quán triệt yêu cầu chủ yếu sau:

+ Chính xác: việc đánh giá khái quát tình hình tài chính có ý ngĩa hết sức quan trọng, là cơ sở ban đầu để các nhà quản trị đưa ra quyết định hữu hiệu .Yêu cầu đặt ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính là phải hết sức chính xác.

+ Đáng giá thực trạng tài chính và an ninh TC của DN về mọi mặt giúp nhà quản lý đưa ra quyết định hiệu quả phù hơp với thực trạng hiện tại của DN.

+ Định hướng phát triển trong tương lai

Nếu đánh giá không chính xác thì Dn sẽ bị nhìn nhận sai lầm, đưa ra quyết định không phù hợp và gặp khó khăn.

Toàn diện: là yêu cầu bổ sung khi đánh giá khài quát tình hình tài chính cảu DN đảm bảo cho việc nhìn nhận  tình hình TC của DN được chính xác.

Nếu việc đánh giá phiến diện chỉ đánh giá giá trên 1 hay  vài mặt mà đã vội đưa ra kết luận thì kết quả đưa ra sẽ khó chính xác.

Như vậy để đánh giá chính xác tình hình tài chính của DN đòi hỏi phải tiền hành toàn diện trên các mặt chủ yếu, phản ánh khái quát nhất tình hình tài chính của DN.

Câu 3. Vai trò của hệ thống BCTC đối với việc phân tích tình hình TC của DN.

Hệ thống BCTC giữ 1 vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tích tình hình tài chính của DN, đồng thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công tác quản lý DN. Điều đó được thể hiện ở những vấn đề mấu chốt sau:

BCTC cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế - tài chính giúp cho việc phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐSXKD, phân tích thực trạng TC của DN trong kì trên cơ sở đó giúp giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình SD vốn và khả năng huy động vốn và quá trình SXKD của DN.

Những thông tin trên BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích phát hiện những khả năng tiềm tang về KT, trên cơ sở đó dự đoán tình hình SXKD cũng như xu hướng pt của DN.

Là những căn cứ quan trọng, giúp cho việc đưa ra những quyết định quản lý điều hành HĐSXKD của nhà quản trị, nhà đầu tư, các chủ nợ, cổ đông tương lai của DN.

BCTC cung cấp những thông tin cho việc phân tích tình hình TS, NV,KQHĐSXKD trong kì nhất định, phân tích tình trạng của TCDN.

Các chỉ tiêu số liệu BCTC là những cơ sở quan trọng để tình ra các chỉ tiêu.

Giúp cho viêc đánh giá, phân tích hiệu quả sd vốn, các quá trình sxkd của DN đồng thời cũng là những căn cứ đánh giá thực trạng TCDN dưới góc độ cụ thể.

BCĐKT cung cấp thông tin, tình hình TS, các khoản nợ, nguồn hình thành TS trong 1 kì nhất định, giúp việc đánh giá phân tích tình trạng TC của DN. Đồng thời giúp cho việc đánh giá khả năng huy động vốn vfo quá trình SXKD của DN trong kì, cung cấp nững thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ  đối với NSNN của DN.

BCKQKD: cung cấp thông tin về kết quả SXKD của Dn trong kì, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của DN. Giúp nhà quản trị DN và các đối tượng SD thông tin đánh giá được các thay đổi tiềm tang về các nguồn lực KT mà DN có thể kiểm soát được trong tương lai, đánh giá khả năng sinh lợi của DN hay đánh giá hiệu quả sd của nguồn vốn.

BCLC tiền tệ: cung cấp thông tin về biến động TC của DN, giúp việc PT hoạt động đầu tư, tài chính KD của DN, nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và khoản tương đương tiền trong tương lai cũng như việc sd các nguồn tiền này cho HĐKD.

Thuyết minh BCTC: Cuung cấp những thông tin chi tiết hơn về tình hình SXKD, tình hình TC của DN giúp cho việc phân tích 1 cách cụ thể.

TRên cơ sở đánh giá, nhà quản trị Dn có thể căn cứ vào kết quả phân tích tình hình tài chính của DN để đề ra những quyết định trong quản lý KD đạt được kết quả cao nhất, đồng thời cũng là quá trình thực hiện việc kiểm tra kiểm soát đối với các HĐTC.

Khâu trung tâm của mọi HĐ,đảm bảo HĐSXKD của DN đạt được kết quả cao, đúng hướng, đúng pháp luật.

Câu 5.Ý  nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh

Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượng khác nhau.

Đối với nhà quản trị: GĐ, chủ tịch HĐQT và các trưởng phòng ban thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá HĐ sd TS, NV,CF nhằm phát huy nững mặt tích cực và đưa ra những biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả sd các yếu tố SX để khai thác tiềm năng sd của từng yếu tố, góp phần nâng cao hiệu quả sd vốn của DN.

Đối với nhà đầu tư: các cổ đông, các công ty liên doanh từ các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sd vốn LN, cổ tức..để tiếp nhân sức mạnh, đưa ra các qđ đầu tư them hay rút vốn nhằm thu hồi được vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các công ty vay.

Các cơ quan chức năng, cơ quan thuế, KTNN thông qua các chỉ tiêu phân tích để kiểm tra thực hiện nghĩa vụ của DN dưới NSNN, thực hiện luật KD các chế độ tài chinhs có đúng không? Đánh giá tốc độ tăng trưởng của DN các ngành -> giúp phần thực hiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy HDKD pt -> Cung cấp thông tin cho cán bộ CNV cuả DN, biết thực trạng hiệu quả king doanh của DN –> an tâm công tác , tâm huyết với nghề.

Nhiệm vụ:

Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải xd chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu phù hợp nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra các qđ phù hợp.

SD các phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nd cụ thể như vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho DN, mỗi 1 phương pháp thì phù hợp với  những mục tiêu và nd phân tích hiệu quả KD # nhau. Để đánh giá khái quát hiệu quả KD, các chuyên gia phân tích thường sd PP SS và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả KD trên các góc độ như tỉ suất sinh lời trc thuế.

Khi phân tích hiệu quả KD của từng nd cần kết hợp những phương pháp phân tích như PP SS, loại trừ. -> từ đó xem xét mức độ ah của các nhân tô bên trong, đâu là nhân tố bên ngoài để đưa ra các biện pháp tương ứng. Từ đó nâng cao hiệu quả KD.

Tài liệu phục vụ cho phân tích HD KD: BCKQKD, BCDKT, sổ CT, sổ TH….

Vậy nhiệm vụ PT HD KD đc xét trên mọi góc độ phân tích HD sd TS, NV, CP. Tùy theo mục tiêu các nhà qtKD có thể phân tích chi tiết, đánh giá khái quát….Sau đó tổng hợp để đưa ra các nhận xét.

Câu 4. PT công nợ phải thu, phải trả

-Các khoản phải thu của DN bao gồm: 131, phải thu của nguoif bán về việc ứng trước tiền, phải thu của cán bộ công nhân viên và đối tượng khác…

-Trong các khoản phải thu, 131 chiếm tỉ trọng đáng kể phải thu của KH có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình tài sản của DN.

Các khoản phải trả của DN bao gồm: 331, phải trả cán bộ công  nhân viên, thuế Dn,ngân sách phải trả tiền vay, phải trả đối tượng khác.Thông tin từ KQ PT là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các QĐ thanh toán phù hợp nhằm nâng cao uy tín và hạn chế rủi ro TC của DN.

Trong các khoản phải trả, phải trả NCC thường có ý  nghĩa quan trọng đối với khả năng thanh toán và uy tín của DN.

Ý nghĩa:

Tình hình công nợ của DN là 1 trong những nội dung cơ bản mà các nhà quản lý quan tâm, các khoản công nợ ít, không dây dưa kéo dài sẽ tác động tích cực đến tình hình TC, thúc đẩy HĐKD pt.

Các khoản công nợ tồn đọng nhiều dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, ảnh hưởng đến uy tín Dn, làm HĐKD kém hiệu quả. Tình hình công nợ của DN ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và hiệu quả vốn.

Do vậy DN thường xuyên phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mqh mật thiết với nhau, để đánh giá chính xác tình hình và thực trạng của DN.

Phân tích tình hình công nợ phải thu của KH và các đối tượng khác giúp nhà quản trị biết được cơ cấu các khoản nợ.

Phải thu chưa đến hạn, đến hanjn, quá hạn….từ đó có các bp thu hồi nợ phù hợp.

Phân tích tình hình công nợ phải trả giúp nhà quản trị biết đưuọc cơ cấu các khoản pải trả từ đó có biệ pháp thanh toán cho phủ hợp.

Mặt khác, pt các khoản phải thu,  phải trả và nhận diện dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện để đưa ra các Bp tích cực, nâng cao mức độ an toàn trong HĐKD.

Do vậy việc phân tích trên giúp cá nhà quản trị có cơ sở đưa ra các điều khoản trong HĐKD có độ tin cậy cao, giảm bớt vốn bị chiếm dụng và chiếm dụng.

Là cơ sở kế hoach hoàn thiện cơ chế TC, thu ,chi nội bộ phù hợp với đặc điểm KD của Dn, thúc đẩy HĐKD pt.

Phương pháp PT:

Thường sd pp so sánh( so sánh số đầu kỳ với số cuối kì, số kh với số tt, chọn kì gốc..)

Ngoài ra so sánh qua nhiều thời điểm để thấy quy mô, và tốc độ biến động của từng khoản phải trả, cơ cấu của các khoản phải trả và phải thu từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra qđ cho phù hợp.

Phần bài tập

1.Phân tích hq sd TS theo mô hình TC dupont

ROA=hệ số lãi ròng*vòng quay của tổng TS

Hệ số lãi ròng=LNST/DTT

ROE= hệ số lãi ròng*vòng quay của tổng TS* mức độ tác động của đòn bẩy TC

Mức độ tác động của đòn bẩy TC= tổng VKD/Vốn CSH

2. đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Vốn cố định= TSDH ->tỷ trọng so với tổng vốn

Vốn lưu động= TSNH ->tỷ trọng so với tổng vốn

Nợ phải trả, vốn CSH ->tỷ trọng so với tổng vốn, rồi lập bảng ss.

3. đánh giá mức độ độc lập tài chính

Hệ số tài trợ=vốn CSH/Tổng NV,hệ số tự tài trợ TSDH=vốn CSH/TSDH4.

Hệ số tự tài trợ TSCĐ= vốn CSH/ TSCĐ đã và đang đầu tư

4, Đánh gía khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát= tổng TS/ tổng Nợ phải trả

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn=TSNH/tổng nợ NH

Hệ số khả năng thanh toán nhanh=(TSNH- HTK)/tổng nợ NH

Hệ số khả năng thanh toán tức thời=tiền và tương đơng tiền/ tổng nợ NH

Hệ số khả năng thanh toán nợ DH=TSDH/ nợ DH

5. khái quát khả năng sinh lời

Sức sinh lời của vốn CSH=LNST/ vốn CSH bq

Sức sinh lời của DTT=LNST/DTT

Sức sinh lời kinh tế của TS= LNTT và lãi vay/ tổng TS bq

6. phân tích cấu trúc ts, nv

Tỷ trọng của từng bộ phận TS hay NV chiếm trong tổng số TS hay NV=(giá trị của từng bộ phậnTS hay NV)*100/ tổng TS hay NV

7. phân tích công nợ phải thu

Số vòng quay phải thu của KH= tổng tiền hàng bán chịu(DT hay DTT)/ số dư bình quân phải thu KH

Số dư bq phải thu KH= số dư phải thu KH đầu kỳ và cuối kỳ/2

Thời gian 1 vòng quay phải thu của KH= thời gian kì phân tích/ số vòng quay phải thu KH

Hay thời gian 1 vòng quay phải thu KH= Số dư bq các khoản phải thu/ mức tiền hàng bán chịu bq ngày

8. phân tích tình hình công nợ Phải trả

Số vòng quay phải trả người bán= tổng tiền hàng mua chịu(GVHB)/ số dư bình quân 331

Số dư bq 331= số dư bq 331 đầu kì và cuối kì/2

Thời gian 1 vòng quay 331= thời gian kì pt/ số vòng quay pahir trả người bán

Hay thời gian 1 vòng quay phải trả ngừoi bán= số dư bq 331/ mức tiền hàng mua chịu 1 ngày

9 phân tích khả năng thanh toán nợ NH

Hệ số kn tt ngay= tiền/ nợ quá hạn và đến hạn

Hệ số kn tt nhanh= tiền và các khoản tương đương tiền/ nợ NH

Hệ số kn tt nhanh bình thường= (TSNH – HTK)/nợ NH

Hệ số kn tt nợ NH= TSNH/ nợ NH

Hệ số chuyển đổi thành tiền từ TSNH= tiền/ TSNH

10. hệ số kn tt nợ DH

Hệ số kn tt tổng quát= tổng TS/ tổng nợ phải trả

Hệ số kn tt nợ DH= TSDH/ nợ DH

Hệ số kn tt nợ Dh đến hạn phải trả=(LNST+ vốn khấu hao thu hồi)/nợ Dh đến hạn phải trả

Hệ số kn tt lãi tiền vay= LNTT và lãi vay/ chi phí lãi vay

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: