Phân tích THƯƠNG VỢ (TÚ XƯƠNG)
*bình chọn bài viết của em gìum với. Coi như công sức của writer* 😄😄😄.
Cảm ơn mọi người đã đọc.
Thơ xưa viết về người vợ đã ít , mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu ,trân trọng của chồng .Trong thơ Tú Xương ,có một mảng lớc viết về người vợ mà bài 'Thương vợ' là một trong những bài xuất sắc, cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.
"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng".
Hai câu đề giới thiệu thời gian, địa điểm, công việc kiếm sống của bà tú. Chỉ vài lời kể, người đọc đã hình dung ra cảnh bà Tú một mình mang trên vai gánh nặng gia đình, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ. "Quanh năm" buôn bán có nghĩa là không nghỉ ngơi ngày nào. Hơn nữa, chữ 'mom sông' càng tô đậm thêm cái thế chênh vênh, không vững vàng của công việc làm ăn. . Hai chữ "mom sông" gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, nỗi cơ cực trên vai người vợ. Một mình bà phải xông pha nơi đầu sông ngọn nguồn, vất vả tội nghiệp biết bao! Quanh năm, người vợ làm ăn ở đó để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình gồm hai vợ chồng và năm đứa con thơ.
Tại sao bà Tú lại chấp nhận sự lam lũ, vất vả như thế? Đương nhiên là để nuôi chồng, nuôi con. Ngày xưa, xã hội phong kiến dành cho phụ nữ bổn phận là thờ chồng, nuôi con. Trên đời, phần lớn phụ nữ cũng gặp cảnh như thế. Cách sắp xếp con trước, chồng sau kết hợp giới từ 'với' chứng tỏ ông chồng ăn theo, ăn ké với lũ con. Mà bà Tú nuôi chồng đâu có đơn giản như nuôi con. Ấy thế mà bà ''nuôi đủ'', tức là đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Như vậy là bà Tú không chỉ nuôi ống Tú mà còn cung phụng, còn thờ. Nhưng kể ra được những điều ấy chứng tỏ là ông chồng thấu hiểu và biết đánh giá một cách xứng đáng công lao của bà vợ. Như vậy là thương vợ.
Đến câu thứ ba, hình ảnh bà Tú một mình thui thủi làm ăn càng hiện lên cụ thể và rõ nét hơn:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Tác giả dùng biện pháp tu từ đảo ngữ. Ông đưa 2 động từ lên trước nhằm nhấn mạnh sự vất vả, lam lũ, cưc nhọc, của bà tú trong việc kiếm sống nuôi gia đình. Tác giả còn dùng một hình tượng quen thuộc trong văn chương dân gian nới về người phụ nữ lao động ngày xưa: Con cò lặn lội bờ sông... nhưng ông không so sánh mà đồng nhất thân phận bà Tú với thân cò. Tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối của bà Tú mà phải chịu dãi nắng dầm sương thì đã là gian nan, tội nghiệp, vậy mà bà còn phải lặn lội sớm trưa càng gợi sự cô đơn, vất vả, tần tảo, bé nhỏ trong việc kiếm sống. Nghĩa đen của từ này cũng gợi ra đầy đủ cái vất vả, khó nhọc trong nghĩa bóng. Tấm thân cò ấy lại lặn lội trên quãng vắng đường xa. Nói quãng vắng là tự nhiên nổi lên cái lẻ loi, hiu quạnh, lúc cần không biết nương tựa vào đâu, chưa nói đến những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường.
"Eo sèo" là từ láy tượng thanh chỉ sự rầy rà bằng lời mời, gọi liên tiếp dai đẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi "mặt nước" lúc "đò đông". Một cuộc đời "lặn lội", một cảnh sống làm ăn "eo sèo". Nghệ thuật đối đặc sắc với không gian 'vắng-đông' đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn đầy cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được "nuôi đủ năm con với một chồng'" phải "lặn lội" trong mưa nắng, phải giành giật "eo sèo", phải trả giá bao mồ hôi, nước mắt giữa thời buổi khổ khăn! Bên cạnh nỗi khổ vật chất còn có nỗi khổ tinh thần. Vì chồng con mà phải lặn lội đường xa quãng vắng, nhưng liệu chồng con có biết cho chăng? Và bà Tú cứ âm thầm lo toan như vậy cho đến hết đời, hết kiếp có lẽ số phận bà là vậy. Nhưng ông Tú hiểu thấu công việc làm ăn của bà. Khi quãng vắng, buổi đò đông, bà đều vất vả khó nhọc, bất chấp nguy hiểm không kể gian nan, không quản thân mình, một lòng vì chồng, vì con.
"Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công"
Ở đây tác giả sử dụng số đếm: ''1,2,5,10'' nhằm tăng tiến sự vất vả của bà Tú theo thời gian. Tác giả lại vận dụng thêm một thành ngữ, một câu ca dân gian khác: Vợ chồng là duyên là nợ, Một duyên hai nợ ba tình... Vợ chồng gặp nhau là do ông Tơ bà Nguyệt sắp đặt từ kiếp trước. Có duyên thì tốt đẹp, hạnh phúc, mà nợ thì đau khổ một đời. Nhưng với ông bà, duyên vợ chồng là 1, mà nợ đời thì nợ đến 2. Bà Tú vì hỉu đc đìu đó nên chấp nhận, cam chịu số phận. 'Nắng mưa'' là chuyện thời tiết. NĂM-MƯỜI lại là sự tăng cấp, ngày càng vất vả, chịu đựng nắng mưa. Cho nên có khổ cực bao nhiêu, năm nắng mười mưa cũng phải chịu, phải lo, nào dám quản công. Thêm âm thanh nặng nề của từ PHẬN ở cuối câu khép lại càng làm cho câu thơ phù hợp với cảm xúc bị dồn nén vào trong. Sự hi sinh, nhẫn nhịn của của bà tú nói riêng và tất cả phụ nữ VN nói chung là tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp cho người mẹ, người vợ VN.
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chổng hờ hững cũng như không"
6 câu đầu là lời của ông tú nói với bà tú, 2 câu sau vẫn là thơ của ông tú nhưng ông thay bà chửi thói đời-nếp sống xã hội phong kiến. Lời chửi tuy có ném thẳng vào đời, nhưng trước hết là ném vào mình. Để tự trách mình thì ông phải chửi. Mà ông phải đặt câu chửi ấy vào miệng bà Tú thì mới đích đáng! Ông Tú tự trách đến mức phải bật ra tiếng chửi như thế là giận mình thật sự. Bài thơ ông viết ra cốt để bày tỏ tình thương yêu, quý trọng người vợ đảm đang và tự trách mình là đồ tầm thường, vô tích sự. Ông Tú xỉ vả mình là ăn ở bạc, nhưng xét ra cái bạc ấy cũng chỉ mới ở mức hờ hững. Hờ hững trước việc nhà, trước mọi lo toan, vất vả, trước thái độ căm phẫn của vợ. Sau khi tự chửi bản thân, ông tiếp tục chửi thói đời. Bà thì tần tảo sớm hôm,suốt ngày nuôi chồng, con k có lấy 1 ngày nghỉ ngơi. Còn ông thì thi tám lần nhưng chỉ đỗ tú tài. 2 con người tuy giỏi giang nhưng k thể tiến thân. ".. " là lời tự trào của ông tú, nhưng ông vẫn mượn lời của bà. Ông đang giúp bà chửi chính ông-1 người chồng hờ hững, k quan tâm, giúp đỡ vợ, có cũng như không.
Bài thờ kết thúc bằng sự day dứt, ân hận trong câu kết: Có chồng hờ hững cũng như không, càng làm tăng thêm nỗi thương vợ của nhà thơ. Tuy nhiên, có điều này ông đã nói oan cho mình: đó là hai chữ hờ hững. Vì giận mình mà ông nói thế thôi, chứ thực lòng ông đâu có hờ hững với bà. Bởi nếu ông hờ hững thì đã không có bài Thương vợ thấm thía và cảm động đến như vậy.
Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. Bên cạnh đó hình ảnh bà tú chiếm trọn tình cảm của bao ng đọc thơ tú xương. Với tất cả niềm thương yêu trân trọng ông khéo léo đưa ng vợ vào thơ của mình âu đó cũng là niềm vui bù dắp cho bao tháng ngày vất vả.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top