Tính cách tượng trưng trong giấc mơ 2
Chúng ta hãy trở lại ký hiệu căn nhà và các phụ thuộc. Khi chúng ta tronggiấc mơ, dùng những chỗ lồi trong căn nhà làm chỗ bấu víu, chúng ta hẳnđã nhớ lại ý nghĩa của quần chúng khi họ nói đến những cặp vú đồ sộ là"có thể đánh đu vào đó được". Những người ngoài phố còn nói đếnnhững người có đôi vú to là: "bà này có nhiều gỗ trước cửa nhà mình nhỉ"y như họ muốn khẳng định cái giải thích của chúng ta khi ta nói rằng gỗlà vật tượng trưng cho người đàn bà.
Về rừng, chúng ta sẽ không hiểu tại sao rừng lại được dùng tượng trưngcho đàn bà nếu chúng ta không cầu cứu môn ngôn ngữ học so sánh. TiếngĐức Holz (gỗ) cũng cùng một gốc rễ với tiếng Hy lạp có nghĩa là vậtchất, nguyên liệu. Có nhiều khi một tiếng chung dùng để chỉ một vậtriêng. Trong Đại tây dương có một hòn đảo tên Maderia vì đảo đó toànrừng, Maderia tiếng Bồ đào nha có nghĩa là rừng. Tiếng Maderia gốc từtiếng La tinh Materiasa thành Matiére của pháp. Chữ materia gốc ở chữmaster nghĩa là người mẹ. Vậy matière, vật chất của một vật gì chính làmẹ của vật đó. Chính quan niệm cũ kỹ này đã phát sinh ra ký hiệu tượngtrưng gỗ, rừng trở thành người mẹ, người đàn bà
Trong giấc mơ, sự sinh sản thường được tượng trưng bằng những nước,nhảy xuống nước hay từ dưới nước đi lên tức là sinh ra hay ra đời. Gốccủa sự tượng trưng này là do thuyết tiến hoá: một đằng, mọi vật trên cạn,trong đó phải kể cả tổ tiên loài người, đều bắt nguồn từ những vật sốngdưới nước (quan niệm này quá cũ), đằng khác, bất cứ một loài có vú, mộtngười nào trước khi ra đời cũng nằm mơ trong nước nghĩa là nước trongtử cung người mẹ, và sinh ra tức là trong nước đi ra. Tôi không nói rằngngười nằm mơ biết những điều đó. Nhưng tôi cho rằng anh ta không cầnbiết đến điều đó. Người nằm mơ có thể biết những điều được kể cho nghehồi còn nhỏ, nhưng dù anh ta có biết chăng nữa cũng chẳng liên quan gìđến sự hình thành của ký hiệu tượng trưng. Ngày xưa người ta kể chochúng ta nghe rằng chính những con cò đem trẻ con đến. Nhưng có thểđứa trẻ con ở đâu, thì ở dưới sông dưới giếng, nghĩa là ở dưới nước chứcòn đâu nữa? Một thân chủ của tôi, hồi còn nhỏ đã được nghe kể câuchuyện đó đã biến mất cả buổi chiều. Mãi sau người ta mới tìm ra chú béđang cúi đầu xuống nước để xem có đứa trẻ con nào trong đó không?
Trong những huyền thoại về sự ra đời của những anh hùng, mà O. Rankđã khảo cứu (việc cũ nhất là sự ra đời của Sargon, ở Agade năm 2800trước T.C) việc dìm trong nước hay từ trong nước đi ra giữ một vai tròquan trọng hàng đầu. Rank cho rằng đó là những hình ảnh tượng trưngcho sự sinh sống như trong giấc mơ. Khi trong giấc mơ chúng tự cứuđược một người nào đó khỏi chết đuối, chúng ta thường coi người đó nhưmẹ mình: trong những huyền thoại một người cứu được một đứa bé khỏichết đuối chính là mẹ đứa bé. Trong một câu chuyện người ta kể lại rằng:người ta hỏi một đứa bé Do thái thông minh là: "Ai là mẹ của Moise?".Thằng bé trả lời không ngập ngừng: "Đó là công chúa". Nhưng người tabảo: "Không đúng. Bà Công chúa chỉ là người cứu Moise khỏi chết đuốithôi". Đứa bé trả lời: "Thì bà ta bảo thế". chứng tỏ rằng nó cũng biết ýnghĩa đúng của câu chuyện huyền thoại.
Trong giấc mơ cái chết thường được tượng trưng bằng sự ra đi. Khi mộtđứa bé hỏi về một người đã lâu không gặp, thực ra đã chết, người lớnthường trả lời là người đó đi du lịch. Ngay ở đây tôi cũng cho rằng sựtượng trưng này không liên can gì đến sự giải thích cho trẻ con nghe. Nhàthi sĩ cũng dùng hình ảnh đó để chỉ suối vàng như một miền xa xôi màkhông một du khách nào đến đó mà có thể trở về được. Ngay trong câuchuyện hàng ngày chúng ta cũng nói đến những chuyến du hành cuốicùng. Tôn giáo cổ xưa của xứ Ai cập cũng nói đến cuộc du hành qua cõichết. Còn nhiều bản của cuốn sách, ví dụ như cuốn Baedekre đi theo xácướp trong cuộc du hành. Từ khi nghĩa địa được tách rời những nơi có nhàở, cuộc du hành cuối cùng về cõi chết đã trở thành hiện thực.
Sự tượng trưng cho cơ quan sinh dục của đàn bà cũng không phải chỉ cótrong giấc mơ. Trong đời sống hàng ngày nhiều khi bạn gọi một phụ nữ là"một cái hộp cũ kỹ" mà không hề biết rằng mình đã dùng chữ đó tượngtrưng cho cơ quan đàn bà. Trong Tân ước có nói: người đàn bà là một cáibình yếu. Những sách kinh của người Do thái có lối hành văn rất thú vị,đầy rẫy những thành ngữ mượn của sự tượng trưng tình dục, thườngkhông dễ hiểu tí nào và gây ra nhiều sự hiểu lầm ví dụ như trong cuốnThánh ca của các thánh ca. Trong sách vở Do thái sau đó luôn luôn cóđoạn nói đến người đàn bà như một cái nhà và cái cửa như cái cửa mình.Ví dụ như người chồng lấy vợ mất trinh thường phàn nàn là mình thấycửa để ngỏ. Người đàn bà nói về chồng mình như sau: Tôi dọn bàn sẵncho anh nhưng anh lật đổ bàn. Vì người chồng lật ngược bàn nên con cáimới què quặt. Những tài liệu này đều trích trong cuốn Sự tượng trưng tìnhdục trong kinh thánh Gia-tô và thánh kinh Hồi giáo, của M. L. Levy,Brunn.
Chính các nhà ngữ nguyên học đưa ra hình dung người đàn bà tượngtrưng bằng cái tàu thủy: danh từ Schiff (tàu thủy) lúc đầu dùng để chỉ mộtcái bình bằng đất sét bắt nguồn bằng chữ Schaff (cái chảo). Chữ lò tượngtrưng cho người đàn bà và cái tử cung, đó là điều đọc thấy trong huyềnthoại Hy lạp liên can đến Péreanderu ở Corinthe và vợ là Mélissa. Theochuyện do Hérodote kể lại thì sau khi giết vợ mình vì ghe tuông, tên hônquân yêu cầu bóng mình cho biết tin tức về người vợ yêu quý, người chếtliền cho anh ta biết mình có mặt bằng cách nhắc cho Péreanderu biết làanh ta đã để cho bánh mỳ trong lò lạnh ngắt, thành ngữ này có mục đíchám chỉ đến những cử chỉ mà không một ai biết ngoài hai vợ chồng. Trongcuốn Anthropophyteia của Kraus thường được coi như một cuốn sách rấtdồi dào về đời sống tình dục của các dân tộc, người ta đọc thấy rằng trong một vài miền ở Đức khi nói đến người đàn bà vừa sinh xong người tathường nói rằng chị ta bị vỡ lò. Sự đốt lửa cũng có ý nghĩa tượng trưng:ngọn lửa ví như cơ quan sinh dục đàn ông: còn lò lửa là cơ quan của đànbà.
Nếu ngạc nhiên không hiểu vì sao nhưng phong cảnh lại luôn luôn tượngtrưng cho cơ quan sinh dục của đàn bà, bạn hãy đọc những sách về thầnthoại trong đó đất lành nuôi sống con người giữ một vai trò như thế nàotrong các dân tộc cổ xưa, và quan niệm về canh nông đã ảnh hưởng rấtnhiều trong việc tượng trưng này. Thường ngày người đàn bà Đức chẳnghay hình dung căn phòng của người đàn bà để chỉ chính người đàn bà đósao, thay thế con người bằng chỗ ở của đàn bà. Chúng ta cũng dùng chữ"Cánh cửa thiêng liêng" để chỉ Đức vua và chính phủ. Chữ Pharaon dùngđể chỉ vua Ai cập có nghĩa là "sân to" (ở miền đông xưa giữa hai cửathành thường có sân dùng làm nơi họp chẳng khác những cái chợ trongthời cổ). Tuy nhiên tôi thấy nguồn gốc này có vẻ hời hợt. Tôi cho rằng sởdĩ cái phòng trở thành tượng trưng cho người đàn bà; thần thoại và thi cachẳng nhắc luôn đến những chữ dùng tượng trưng cho người đàn bà đósao? Đó là những chữ: toà lâu đài, thành quách, thành phố. Sở dĩ có ngườinghi ngờ về điểm này thì chỉ là vì người đó không biết tiếng Đức nênkhông hiểu chúng ta nói thôi. Nhưng trong mấy năm gần đây tôi có chữacho nhiều người ngoại quốc và trong giấc mơ của họ, họ cũng nói đếnnhững cái phòng để chỉ người đàn bà. Còn nhiều lý do để chứng minhrằng sự tượng trưng này đã vượt quá biên giới của ngôn ngữ và sự kiệnnày đã được nhà đoán mộng Schubert công nhận. Dù sao cũng cần phảicho rằng không một thân chủ nào của tôi lại không biết tí gì về tiếng Đứccả, vì thế tôi chờ đợi những nhà phân tâm học tại các nước khác trên thếgiới hiến cho những tài liệu đối với những người nói cùng một thứ tiếng.
Về sự tượng trưng cho cơ quan sinh dục của đàn ông không có một kýhiệu nào lại không có trong câu nói thường ngày dưới một hình thức khôihài, tầm thường hay thi vị như trong các nhà thi sĩ thời cổ xưa. Trongnhững ký hiệu đó không những có những ký hiệu thường xuất hiện trongcác giấc mơ mà còn có những ký hiệu khác ví dụ như cái cây. Vả lại, sựtượng trưng trong cơ quan sinh dục của đàn ông có một phạm vi rất rộng,được bàn cãi rất nhiều nên chúng ta sẽ không nói đến vì không đủ chỗ.Chúng ta chỉ nói đến một ký hiệu thôi: đó là ký hiệu về Tam vị nhất thế.Chúng ta gạt ra một bên ý nghĩ không biết có phải con số ba là nguồn gốccủa sự tượng trưng này không. Nhưng điều chắc chắn là nếu có những đồvật gì gồm ba phần (ví dụ như cây vân thảo ba lá) được dùng để tượng trưng cho những binh chủng hay biểu hiện nào đó thì chính là ý nghĩatượng trưng đó.
Đoá hoa huệ ba cành của người Pháp, những huy hiệu kỳ khôi của haiđảo cách xa nhau như đảo Sicile và đảo Man, theo ý tôi chỉ là tượng trưngcho cơ quan sinh dục đàn ông. Thời cổ xưa, người ta vẽ lại dương vật đểxua đuổi những hình ảnh xấu, ngày nay người ta thường đeo bùa, nhữngbùa này không gì khác hơn là sự tượng trưng cho những cơ quan sinhdục. Các bạn hãy quan sát những bùa thường buộc quanh cổ mà xem: nàomột đoá vân thảo bốn lá thay thế đoá vân thảo ba lá tượng trưng; một conlợn: ngày xưa tượng trưng cho sự sinh con đẻ cái; một cái nấm trông thựcsự giống dương vật; một cái vành móng ngựa trông như âm hộ ; anhchàng lau lò sưởi mang theo một cái thang là vì ngày xưa hình ảnh đótượng trưng cho sự giao cấu. Chúng ta đã thấy cái thang tượng trưng chosự giao cấu trong giấc mơ; trong tiếng Đức anh từ "trèo lên cao" có nghĩalà tình dục. Tiếng Đức thường nói "trèo lên người đàn bà" và "thằng chanày là một thằng trèo lâu đời". Trong tiếng Pháp, người ta dịch tiếngStufe của Đức bằng chữ "đi" và người ta gọi anh chàng chơi bời đàngđiếm bằng tiếng "một thằng đi nhiều". Có lẽ danh từ cũng liên can đếnviệc nhiều giống vật trong khi giao cấu thường cưỡi lên con cái.
Việc dùng danh từ bẻ gãy cành để chỉ sự thủ dâm không những đúng vớinhững cử chỉ thường thường trong lúc thủ dâm mà còn giống như nhiềuthành ngữ trong thần thoại. Nhưng sự tượng trưng cho việc thủ dâm haysự thiến bằng hình dung rụng răng thực đặc biệt: khoa nhân chủng họccho ta một thí dụ về điều đó. Ngày nay sự buộc buồng trứng có lẽ bắtnguồn ở sự thiến ngày xưa. Có nhiều bộ lạc cổ xưa thường rạch cơ quansinh dục để kỷ niệm việc đến tuổi dậy thì của con trai trong khi có nhữngbộ lạc lại nhổ một cái răng trong dịp này.
Tôi chấm dứt bài này bằng những thí dụ như trên. Đó chỉ là những thí dụ:chúng ta biết nhiều hơn thế nữa và những thí dụ này nếu không phải là dochúng mình là những người không chuyên môn tập trung lại mà do nhữngnhà chuyên môn về khoa nhân chủng, thần thoại, ngôn ngữ và nhân loạihọc tập trung thì thú vị hơn nhiều. Nhưng dù những điều mình biết hãycòn ít ỏi, chúng ta vẫn phải đưa ra những kết luận và những kết luận nàysẽ làm chúng ta suy nghĩ.
Trước hết chúng ta có sự kiện là người nằm mơ có một lối diễn tả tượngtrưng mà anh ta không biết đến và cũng không công nhận khi thức dậy.Điều này không làm chúng ta ngạc nhiên cũng như khi ta nói rằng chị hầugái của chúng ta biết chữ Phạn dù chị ta sinh ở Đức và chưa bao giờ họcchữ Phạn cả. Chúng ta không thể dùng quan niệm của chúng ta về tâm lýhọc để biết rõ điều đó. Chúng ta chỉ có thể nói rằng nếu người nằm mơ cóbiết đến những sự tượng trưng này thì chính là vô thức, sự biết này thuộcvào đời sống tinh thần vô thức. Điều giải thích này không đi xa được.Cho tới nay chúng ta chỉ cần công nhận là có những khuynh hướng vôthức nghĩa là khuynh hướng mà chúng ta không biết đến trong thời gianngắn ngủi nào đó thôi. Nhưng bây giờ còn có gì hơn nữa: đó là nhữngđiều hiểu biết bằng vô thức, những liên quan vô thức giữa các ý tưởng,những sự so sánh vô thức giữa các vật, trong đó một trong các vật sẽ thaythế cho những vật khác một cách thường trực. Những sự so sánh nàykhông phát sinh ra chỉ để dùng một lần cho một trường hợp nào đó,nhưng để dùng mãi mãi trong mọi trường hợp, và bao giờ cũng sẵn sàngxuất hiện. Chúng ta đã có bằng cớ về điểm này vì nhìn thấy chúng trongnhững người khác nhau hoàn toàn, nói hai thứ tiếng khác nhau.
Những điều biết tượng trưng này từ đâu ra? Tiếng nói thường ngày chỉcung cấp có một phần nhỏ thôi. Những sự giống nhau trong các phạm vikhác, nhiều khi người nằm mơ không hề biết đến và nếu chúng ta có tậptrung được vài ví dụ thì cũng khó nhọc lắm.
Thứ hai, những liên quan tượng trưng này không thuộc riêng về ngườinằm mơ và không biểu thị riêng cho công việc tiến hành trong giấc mơ.Chúng ta biết là những thần thoại, những chuyện cổ tích, những câu cadao tục ngữ, những bài dân ca, tiếng nói hàng ngày và những nhà thi sĩđều dùng sự tượng trưng đó. Phạm vi của sự tượng trưng rộng lớn vôcùng, sự tượng trưng trong giấc mơ chỉ là một khoảng nhỏ trong phạm viđó. Chúng ta không nên khảo cứu toàn thể vấn đề bằng cách đi từ nhữnggiấc mơ. Nhiều ký hiệu tượng trưng dùng ở nơi khác, không xuất hiệntrong giấc mơ hay chỉ xuất hiện rất ít; người ta cũng không luôn luôn tìmthấy ở ngoài đời những ký hiệu thường xuất hiện trong giấc mơ hay nếucó thì cũng chỉ lẻ tẻ thôi. Người ta có cảm tưởng đang đứng trước một lốidiễn tả cũ kỹ nhưng đã mất đi rồi trừ một vài trường hợp còn sót lại, rảirác khắp nơi, chỗ này một ít chỗ kia một chút thay đổi trong rất nhiềuphạm vi. Tôi nhớ đến một anh chàng điên khùng đã tượng trưng ra mộttiếng nói căn bản trong đó những liên quan tượng trưng chỉ là những cáigì còn sót lại trong tiếng nói đó.
Thứ ba, các bạn chắc ngạc nhiên khi thấy trong các phạm vi khác nhữngliên quan tượng trưng này không hoàn toàn thuộc về tình dục, trong khigiấc mơ thì lại hoàn toàn thuộc về tình dục thôi. Điều này cũng chẳng dễcắt nghĩa gì. Có phải là những ký hiệu tượng trưng cổ xưa đã được ápdụng vào những trường hợp mới không, có phải những sự áp dụng mớinày dần dần đã đưa những ký hiệu này đến độ mất hết ý nghĩa tượngtrưng không? Tất nhiên là chúng ta không thể trả lời các câu hỏi đó khi cứđi mãi trong phạm vi giấc mơ. Chúng ta chỉ nên nói rằng giữa những sựtượng trưng đó và đời sống tình dục có những dây liên lạc chặt chẽ.
Gần đây chúng ta nhận được một bài rất quan trọng về vấn đề này. Mộtnhà ngôn ngữ học, ông M H. Sperber tuy không khảo cứu về phân tâmhọc đã cho rằng những nhu cầu tình dục giữ một vai trò quan trọng trongviệc phát sinh và phát triển ngôn ngữ. Những âm thanh đầu tiên đượcphát ra được dùng để gọi những người khác giới trong công việc tình dục;rồi sự phát triển sau đó của ngôn ngữ đi cùng với sự tổ chức công việctrong thời cổ xưa. Công việc được tiến hành chung nhịp nhàng theonhững câu hò khoan. Sự quan tâm về tình dục đã di chuyển đến sự quantâm về công việc. Người ta có thể cho rằng người thời cổ xưa chỉ bằnglòng chấp nhận công việc như một cái gì đến thay thế cho tình dục vàcũng quan trọng như tình dục vậy. Vì thế nên những câu hò khoan đi theosự làm việc có hai nghĩa. một nghĩa dính dáng đến công việc, một nghĩadính dáng đến tình dục và phụ thuộc hẳn vào công việc. Những thế hệsau, sau khi phát minh ra một tiếng có ý nghĩa tình dục, đã dùng tiếng đótrong một loại công việc mới. Nhiều tiếng gốc sau đó đã được thành lập,tiếng nào cũng bắt đầu có ý nghĩa là tình dục nhưng về sau bỏ mất ýnghĩa tình dục. Nếu những điều vừa phác hoạ được coi là đúng thì chúngta sẽ có thể hiểu được tính chất tượng trưng trong giấc mơ, hiểu rõ tại saogiấc mơ trong khi giữ lại được một cái gì trong những điều kiện cũ kỹ đó,lại có nhiều ký hiệu liên quan đến tình dục như thế, tại sao những binhkhí và dụng cụ lại dùng để tượng trưng cho đàn ông, những vải và đồ vậtdụng lại tượng trưng cho đàn bà. Liên quan tượng trưng hình như cái gìcòn sót lại của sự đồng hoá các tiếng trong thời cổ, những đồ vật ngàyxưa có cùng một tên với những đồ vật có dính dáng đến hình cầu và đờisống tình dục bây giờ xuất hiện trong giấc mơ dưới danh nghĩa là ký hiệutượng trưng cho hình cầu và đời sống này.
Những sự việc này được gợi ra khi nói đến các giấc mơ sẽ giúp chochúng ta thấy rằng môn phân tâm học chính là một môn học có tính chấttổng quát chứ không phải như Tâm lý học và tâm thần học. Môn phântâm học có liên quan đến nhiều khoa học tinh thần khác như thần thoạihọc, ngôn ngữ học, nhân chủng học, tâm lý quần chúng học, khoa học tôngiáo. Những công trình khảo cứu của những khoa học này cũng giúpchúng ta nhiều dữ kiện quý báu. Cho nên chúng ta sẽ không được ngạcnhiên khi thấy phong trào phân tâm học đã đưa đến sự xuất bản một tờtạp chí dành riêng cho vấn đề khảo sát các liên quan giữa các môn họcnày với môn phân tâm học. Đó là tờ tạp chí Imago thành lập năm 1912 doHans Sachs và Otto Rank. Trong sự liên lạc với các khoa học khác, mônphân tâm học cho nhiều hơn nhận. Tất nhiên những kết quả đó có vẻ kỳkhôi mà môn phân tâm học thu lượm được sẽ dễ dàng chấp nhận hơn mộtkhi các công trình khảo cứu trong các khoa học chấp nhận. Nhưng chínhmôn phân tâm học đã cung cấp phương pháp kỹ thuật và các quan điểmáp dụng được trong các khoa học khác. Công trình khảo cứu của phântâm học đã tìm ra trong đời sống tinh thần những sự kiện giúp cho chúngta giải quyết hay đưa ra ánh sáng hơn một điều bí ẩn của đời sống côngcộng.
Nhưng tôi chưa nói cho các bạn nghe trong trường hợp nào chúng ta cóthể có được một tầm nhìn sâu xa nhất về vấn đề người ta gọi là "tiếng nóicăn bản" và phạm vi nào đã giữ lại được nhiều điều truyền lại từ ngày xưanhất. Chưa biết các điều đó, các bạn không thể hiểu được hết tầm quantrọng của vấn đề. Phạm vi đó là phạm vi của các chứng loạn thần kinh vớinhững triệu chứng và cách phát hiện mà môn phân tâm học có nhiệm vụgiải thích và chữa chạy.
Phương diện thứ tư của vấn đề đưa chúng ta quay lại điểm khởi đầu vàhướng chúng ta theo chiều hướng đã vạch sẵn. Chúng ta đã nói rằng dùkhông có sự kiểm duyệt giấc mơ chăng nữa thì giấc mơ cũng không phảivì thế mà trở nên dễ hiểu hơn vì chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề diễn tảngôn ngữ tượng trưng trong giấc mơ bằng ngôn ngữ trong khi thức. Vậytính chất tượng trưng trong giấc mơ là một yếu tố khác trong sự biến dạngcủa giấc mơ không phụ thuộc vào sự kiểm duyệt. Nhưng ta có thể chorằng sự kiểm duyệt có thể lợi dụng tính chất tượng trưng để tiện cho côngviệc của mình vì cả hai đều có một mục đích chung: làm cho giấc mơ trởthành kỳ khôi và khó hiểu.
Vì vậy, sau này chúng ta có thể tìm ra được một yếu tố mới cho sự biếndạng nữa. Nhưng tôi không muốn rời bỏ vấn đề tính chất tượng trưng màkhông nhắc lại một lần nữa thái độ khó hiểu của một số người học thứcđối với vấn đề này: chất tượng trưng đã được chứng minh đầy đủ tronghuyền thoại, tôn giáo nghệ thuật và ngôn ngữ. Không biết chúng ta có nêntìm lý do của thái độ này trong những liên quan mà chúng ta đã tìm ragiữa tính chất tượng trưng và đời sống tình dục hay không?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top