Những điểm cổ lỗ, tính cách ấu trĩ trong giấc mơ
Chúng ta hãy quay trở lại kết quả theo dõi, chịu ảnh hưởng của sự kiểmduyệt, công việc xây dựng đưa cho những ý tưởng tiềm tàng một phươngsách diễn tả mới. Những ý tưởng tiềm tàng chỉ là những ý tưởng hữu thứccủa chúng ta khi thức dậy, những ý tưởng mà ta biết rõ. Phương sách diễntả mới có nhiều điểm không hiểu. Chúng ta đã nói rằng, phương sách đóquay trở lại những tình trạng có từ lâu, ngày nay không còn nữa, của sựmở mang trí thức, của tiếng nói biểu diễn, của những liên quan có tínhcách tượng trưng, có thể của những điều kiện có từ trước khi ngôn ngữcủa chúng ta được mở mang. Chính vì thế nên chúng ta gọi phương sáchdiễn tả này là phương sách cổ lỗ, đi thụt lùi.
Từ nhận xét này, các bạn có rút ra kết luận nếu chúng ta khảo sát côngviệc xây dựng này, chúng ta có thể biết được những dữ kiện quý báu vềnhững buổi đầu của sự mở mang trí thức của con người. Tôi cũng hyvọng thế, nhưng công việc này chưa ai làm cả. Thời tiền sử mà công việcxây dựng giấc mơ đưa chúng ta quay về có hai mặt: trước hết có thời tiềnsử cá nhân, thời thơ ấu; sau đó là thời tiền sử của sự tiến hóa của sự mởmang các cơ quan trong người. Biết đâu một ngày kia người ta lại chẳngminh định được rõ ràng xem trong sự hoạt động của tinh thần tiềm tàngcó những phần nào thuộc về thời tiền sử của sự mở mang các cơ quantrong thân thể, đó là một điều không phải là không làm được. Ví dụ nhưchính vì thế cho nên chúng ta mới được quyền coi sự tượng trưng hóanhư một gia tài của môn khảo cứu về sự mở mang của các cơ quan trongthân thể.
Nhưng đó không phải là tính cách độc nhất cổ lỗ của giấc mơ. Kinhnghiệm hẳn đã cho các bạn biết về chứng mất trí nhớ trong thời thơ ấu.Tôi muốn nói là những năm đầu tiên trong đời sống, vào khoảng năm,sáu, hay tám tuổi gì đó thường không để lại dấu vết trong trí nhớ củamình. Có nhiều người cho rằng mình nhớ được hết mọi sự từ đầu đếncuối trong đời mình, những trường hợp không nhớ được gì cả bao giờcũng nhiều hơn. Sự kiện này đáng lẽ phải làm cho mình ngạc nhiên mớiphải. Năm hai tuổi đứa bé biết nói; chẳng mấy lúc nó biết hướng về trạngthái tinh thần phức tạp, biết diễn tả tình cảm bằng những cử chỉ và lời nóimà sau này nó sẽ quên đi và được người ta nhắc lại cho biết. Trí nhớ củađứa bé trong những năm đầu tiên tất nhiên đỡ nặng nề, mềm mỏng, bén nhạy hơn trong những năm sau đó, ví dụ như năm thứ tám chẳng hạn, vàdo đó nhớ những cảm giác và sự việc hơn. Vả lại không có gì cho phép tanghĩ rằng công việc của trí nhớ là một công việc cao cả và khó khăn.Nhiều khi có những người có một trình độ trí thức thấp nhưng lại có trínhớ rất tốt.
Thêm một điểm đặc biệt nữa: đời sống trí nhớ trong những năm đầu tiêncủa thời thơ ấu không đầy đủ: có những kỷ niệm nổi bật lên trên, nhữngkỷ niệm tương ứng với những cảm giác cụ thể, không cần nhớ lại lâu.Những kỷ niệm về những biến cố sau đó được lựa chọn trong trí nhớ:điều gì quan trọng được giữ lại, điều gì không quan trọng bị bỏ đi. Đốivới những kỷ niệm trong thời thơ ấu thì không thể. Chúng không tươngứng với những biến cố quan trọng trong cuộc đời, dù theo quan niệm củađứa trẻ. Những biến cố đó tầm thường vô nghĩa lý đến nỗi nhiều khi ta tựhỏi tại sao ta lại không quên đi nhỉ? Tôi đã khảo cứu nhiều về sự mất trínhớ trong thời thơ ấu và sự việc tại sao lại có nhiều kỷ niệm còn được giữlại trong thời đó, mặc dầu đứa bé quên hết những điều khác. Tôi đi đếnkết luận là ngay cả đối với trẻ con, chỉ những kỷ niệm quan trọng mớikhông bị mất đi thôi. Chỉ có điều là những sự hoạt động tinh thần như sựcô đọng, sự di chuyển mà điều quan trọng được thay thế bằng những yếutố kém quan trọng hơn trong trí nhớ. Vì sự kiện đó tôi gọi những kỷ niệmtrong thời thơ ấu là những kỷ niệm bao bọc bề ngoài, chỉ cần phân tích kỹlưỡng là chúng ta lôi được nhưng cái gì che giấu dưới cái bao đó ra.
Trong việc trị bệnh bằng phân tâm học, chúng ta luôn luôn phải lấpnhững chỗ trống trong các kỷ niệm về thời thơ ấu. Trong nhiều trườnghợp, chúng ta đã được những kết quả khả quan, nghĩa là gợi lại đượcnhững điều xảy ra trong thời thơ ấu đã bị quên đi. Những cảm giác gợi lạiđược đó không bao giờ bị quên nữa, mà chỉ lùi dần vào trong phạm vi củavô thức, lúc nào cũng tiềm tàng trong đó, rất khó nhận biết. Nhưng cũngcó khi chúng bất thần từ trong vô thức hiện ra, nhất là trong giấc mơ. Dođó, đời sống giấc mơ tìm được cách lọt vào trong vô thức để thấy lạinhững kỷ niệm của thời thơ ấu. Chúng ta có nhiều ví dụ rất hay trong vănchương, chính tôi cũng có thể hiến cho các bạn một thí dụ như thế. Đêmnọ tôi nằm mơ thấy một người nào đó giúp cho tôi một việc gì, tôi thấyngười đó rõ ràng trước mắt. Đó là một người thấp, béo, mắt chột hai vaito, đầu rụt. Tôi cho rằng đó là một ông thầy thuốc. Dạo đó mẹ tôi cònsống, tôi hỏi mẹ tôi xem ông bác sĩ trong thành phố quê hương của tôi màtôi rời bỏ khi mới có ba tuổi ra sao thì mẹ tôi cho biết rằng ông ta ngườithấp, béo, cổ rụt, vai so, mắt chột. Mẹ tôi cũng nói cho tôi biết ông thầy thuốc đã chăm sóc cho tôi trong trường hợp nào. Việc tìm lại những vậtliệu bị quên lãng trong những năm đầu tiên của thời thơ ấu chính là mộtđặc điểm của tính cách cổ lỗ của giấc mơ.
Chúng ta cũng có thể giải thích như trên đối với một trong các điều bí ẩnkhác mà từ trước tới nay chúng ta chưa giải thích được. Tôi đã trình bàycùng các bạn rằng, giấc mơ thường bị kích động bởi những sự ham muốntình dục xấu xa, nhiều khi không thể kìm hãm được, đến nỗi giấc mơ phảichịu sự kiểm duyệt và biến dạng đi. Khi chúng ta giải thích những giấcmơ đó lại cho người nằm mơ nghe thì người này ầm ầm phản đối; ngay cảkhi họ chấp nhận sự giải thích của chúng ta, họ cũng tự hỏi không hiểusao lại có thể có sự ham muốn như thế, thực trái hẳn với tính tình, khuynhhướng và tình cảm thường ngày của họ. Chúng ta phải lập tức cho họ biếtngay nguồn gốc của những sự ham muốn đó. Những sự ham muốn xấu xanhư thế thường bắt nguồn từ trong dĩ vãng, nhiều khi rất gần. Chúng ta cóthể chứng minh được rằng ngày xưa những ham muốn đó có được ngườinằm mơ biết đến. Chúng ta cắt nghĩa cho một bà nghe giấc mơ của bà tacó nghĩa là bà mong muốn cho cô con gái 17 tuổi của bà chết đi, và bàcông nhận rằng quả có một thời bà muốn như thế. Đứa bé được sinh rasau một sự thành hôn gượng ép và đã đi đến sự tan vỡ. Trong lúc có mangđứa bé, trong một cuộc cãi lộn với chồng, bà ta đã lấy tay đấm thùm thụpvào bụng hy vọng là sẽ làm cho cái bào thai bị chết. Có biết bao nhiêungười mẹ bây giờ yêu con như điên, nhưng ngày xưa đã có một thờikhông hề mong muốn có con, mong cho đứa con chết trước khi sinh, biếtbao nhiêu bà đã bắt đầu có những hành động tội ác nhưng may mắnkhông xảy ra sự gì. Vì thế lòng ham muốn một người mình yêu quý chếtđi thường bắt nguồn từ buổi đầu gặp gỡ với người đó.
Chúng ta giải thích cho một người cha biết rằng giấc mơ của ông có nghĩalà ông mong muốn đứa con trai cả mà ông yêu quý chết đi, ông ta côngnhận là có một thời quả ông có mong muốn như thế thực. Trong lúc đứabé còn bú, ông không hài lòng về cuộc hôn nhân, thường tự nhủ là nếuđứa bé chết đi ông sẽ tự do hơn và lợi dụng được sự tự do đó một cách dễchịu hơn. Trong nhiều trường hợp thù ghét người ta cũng tìm thấy nguyêndo tương tự. Những kỷ niệm này có liên can đến những sự kiện thuộc vềdĩ vãng, đã từng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, đãtừng được ý thức bởi đương sự. Các bạn sẽ nói rằng, khi thái độ củachúng ta đối với một người nào đó không thay đổi hay tỏ ra luôn tốt đẹpthì những sự ham muốn và những giấc mơ nói trên không thể có được.Tôi chấp nhận ý kiến đó, nhưng nhắc các bạn rằng các bạn cần để ý đến ý nghĩa của giấc mơ do sự giải thích đưa ra chứ không nên để ý đến sự biểuthị bằng lời nói của người nằm mơ. Có thể trong giấc mơ rõ ràng cái chếtcủa một người thân hiện ra dưới một hình thức ghê sợ, nhưng trong thựctế lại có một ý nghĩa khác hẳn hay chỉ dùng người mình yêu quý để thaythế cho một người khác thôi.
Nhưng một trạng thái giống như thế cũng nêu lên một vấn đề quan trọnghơn nhiều. Các bạn sẽ nói đúng là dù lòng mong muốn này có thực chăngnữa và được khẳng định bằng kỷ niệm gợi lên chăng nữa thì đó cũngkhông thể là một cách giải thích. Lòng mong muốn này biến mất từ lâu,chỉ còn ở trong vô thức như một kỷ niệm tầm thường chẳng có gì quantrọng, chẳng có kích thích được ai. Thực tế chẳng có gì chứng tỏ rằng sựkích thích này có đủ quyền lực mạnh mẽ. Thế tại sao lòng mong muốnnày lại xuất hiện trong giấc mơ? Vấn đề đặt ra rất đúng. Việc trả lời câuhỏi này sẽ đưa ta đi rất xa, bắt buộc chúng ta phải có một thái độ nhấtđịnh đối với nhiều điểm quan trọng trong thuyết về giấc mơ. Trong lúcnày chúng ta nên tự giới hạn trong khung cảnh bài học này thôi, chúng tađã chứng minh được rằng lòng ham muốn bị kìm hãm đóng vai trò của sựkích động trong giấc mơ và tiếp tục khảo sát để xem có phải những lòngham muốn xấu xa khác cũng bất nguồn ở dĩ vãng của đương sự haykhông?
Điểm cần để ý nhất là người nằm mơ thường ích kỷ nên lòng ham muốnluôn luôn gạt bỏ mọi trở lực trên đường phát triển, và chính lòng hammuốn này đã là nguyên nhân phát sinh ra giấc mơ. Mỗi khi có kẻ nàongăn trở ta trên con đường ta đi, giấc mơ luôn luôn tìm cách tiêu hủy kẻđó dù kẻ đó là cha, mẹ, anh em, chồng vợ, v.v. Sự độc ác này của loàingười thường làm cho ta nằm mơ và ta không sẵn sàng chấp nhận nhữngkết quả tìm ra rằng những sự ham muốn đó bắt nguồn trong dĩ vãng,chúng ta sẽ tìm thấy ngay thời gian của sự việc đó đối với chúng ta sẽkhông còn làm chúng ta ngạc nhiên nữa. Chính trong những năm đầu tiêncủa cuộc đời mà đứa bé chỉ yêu có mình nó thôi, mãi sau này nó mới biếtyêu người khác và hy sinh một phần nào cái tôi của nó. Nếu đứa bé cóyêu một người nào ngay trong những năm đầu tiên đó chỉ là vì nó cần đếnngười đó, nghĩa là vì mục đích ích kỷ. Trong thực tế, chính lòng ích kỷ đãdạy cho nó biết yêu mến.
Chúng ta chỉ cần so sánh thái độ của đứa bé đối với anh chị em và đối vớicha mẹ là thấy ngay. Đứa bé thường không yêu anh em hay chị em, choanh chị em là người cạnh tranh với mình, thái độ này kéo dài nhiều nămsau có khi ngoài cả tuổi dậy thì nữa. Thỉnh thoảng nó cũng tỏ ra âu yếmanh em, chị em nhưng thường thì lòng thù địch bao giờ cũng vẫn đi trước.Ví dụ như thái độ của những đứa bé chừng hai tuổi rưỡi đến năm tuổi khicó em mới chào đời, thái độ đối với em thường là không thân thiện. Luônluôn chúng nói: "Con không muốn có em, cho chim đem nó đi". Sau đónó dùng đủ mọi cách để làm giảm giá trị của em, kể cả những cách ácđộc. Nếu giữa hai đứa bé không xa nhau lắm về tuổi, khi đời sống tinhthần dồi dào hơn, đứa bé thường sẵn sàng ghét em hơn. Nhưng khi hơnnhau khá nhiều tuổi thì đứa bé có thể có cảm tình với em một phần nào,không phải vì yêu em mà vì em nó có cái gì hay hay, coi em như một conbúp bê song; khi cách nhau tám tuổi hay hơn thì đứa bé, nhất là bé gái,thường coi em như con. Nhưng nói thực, một khi trong giấc mơ người tamong muốn cho anh em hay chị em chết đi, lòng mong muốn này thườngbắt nguồn trong thời thơ ấu, có khi trong một thời kỳ chậm hơn trongcuộc sống chúng.
Giữa trẻ con với nhau ít khi không có sự va chạm mạnh mẽ, lý do là đứanào cũng muốn chiếm độc quyền tình yêu của bố mẹ, chiếm giữ các đồchơi và một chỗ ngồi. Những tình cảm thù nghịch này xảy ra đối vớinhững đứa lớn cũng như đứa bé. Chính B. Shaw cũng nói: nếu có mộtngười nào mà một người đàn bà Anh ghét hơn ghét mẹ thì đó chính làngười chị cả. Sự nhận xét này làm chúng ta ngỡ ngàng. Chị em ghét nhaulà một chuyện còn chấp nhận được, tại sao mẹ con lại có thể ghét nhauđược.
Cố nhiên là đứa bé bao giờ cũng có cảm tình với cha mẹ hơn là đối vớianh chị em: việc cha mẹ con cái không yêu nhau trái với quy luật tự nhiênlà sự thù ghét giữa anh chị em. Nhưng trong thực tế người ta thường thấytình yêu giữa cha mẹ và con cái thường không đạt tới mức lý tưởng mà xãhội đòi hỏi, và nếu không bị kìm hãm bởi lòng hiếu thảo thì sự thù ghétđó có thể xuất hiện được. Lý do của sự thù ghét này ai cũng biết: đó là cáiđộng lực thường làm cho những người cùng giống xa nhau, ví dụ như congái xa mẹ, và con trai xa cha. Con gái thường cho mẹ làm nhụt chí củamình và đại diện xã hội để kìm hãm bản năng tình dục của mình. Nhiềukhi giữa hai mẹ con có cả một sự thù ghét cạnh tranh. Giữa cha và contrai sự giao thiệp còn căng thẳng hơn nữa. Con trai thường coi bố nhưtượng trưng cho những sự bó buộc của xã hội mà nó chịu không nổi.Người cha thường làm nhụt ý chí của người con, ngăn trở không cho nóthỏa mãn tình dục hay hưởng thụ của cải. Ví dụ như người con muốn nốingôi của cha thường mong cho cha chết càng sớm càng hay. Trái lại sự giao thiệp giữa cha và con gái hay giữa mẹ và con trai thân thiện hơnnhiều. Nhất là giữa mẹ và con trai thì lòng yêu tinh khiết hơn, bớt ích kỷhơn.
Chắc các bạn tự hỏi tại sao tôi lại nói với các bạn những điều tầm thườngai cũng biết đó nhỉ? Bởi vì luôn luôn người ta không chấp nhận điều đóvà cho rằng lý tưởng xã hội luôn luôn được tôn trọng. Nhà tâm lý họccũng như những kẻ sống sượng đều nói sự thực cả, nhưng người ta thíchđể cho những nhà tâm lý học nói hơn. Người ta cứ muốn cho rằng lýtưởng xã hội đạt được trong đời sống thực hàng ngày, nhưng các nhà thivăn hay kịch sĩ lại được tự do nói đến sự vi phạm của xã hội đối với lýtưởng đó.
Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy trong giấc mơ người tathường tỏ ý muốn tiêu diệt cha mẹ, nhất là người cùng phái với mình.Lòng ham muốn này cũng có thực trong khi ta thức, có khi trở thành cố ýkhi có thể được che giấu dưới những danh từ hay nguyên cớ hợp lý hơn vídụ như trường hợp của giấc mơ 3, trong đó lòng ham muốn cho cha chếtđi được giải thích hợp lý là nếu người cha còn sống chăng nữa thì cũngchỉ kéo dài thời gian đau đớn vô ích mà thôi.
Nhưng ít khi chỉ có lòng thù ghét không thôi, nhiều khi lòng thù ghét nàynấp sau tình cảm âu yếm hơn và dồn ép thù ghét vào trong vô thức phảichờ giấc mơ mới xuất hiện, được phát triển đến một mức độ quá đáng rồilại cả trong trường hợp không có lý do gì cả trong đời sống thực, vàngười nằm mơ không bao giờ chịu công nhận, chúng ta vẫn thấy lòngmong đợi cho người thân chết đi xuất hiện. Ta có thể giải thích điều nàybằng cách nói rằng, lòng mong đợi đó đã bắt rễ ngay từ những năm đầutiên của cuộc sống trong thời thơ ấu và bây giờ mới xuất hiện ra ánh sáng,nhất là đối với những người cùng phái.
Nguyên do vẫn nằm trong sự cạnh tranh về đời sống tình dục. Ngay từkhi còn nhỏ, đối với mẹ đứa bé đã có một lòng yêu đặc biệt: cho rằng mẹmình là của riêng mình và người cha thường bị coi như một người cạnhtranh, luôn luôn xâm phạm đến của riêng của nó: đối với đứa con gáicũng thế, coi mẹ như một người tranh giành tình yêu của nó đối với ngườicha. Sự quan sát sẽ cho chúng ta biết rõ vào tuổi nào đứa bé sẽ có cái mặccảm mà ta gọi là mặc cảm Oedipe, bởi vì trong con người Oedipe có haisự ham muốn giằng co; muốn giết cha và lấy mẹ. Tôi không khẳng địnhrằng mặc cảm Oedipe có thể cắt nghĩa được hết thái độ giữa cha mẹ và con cái vì sự thực thái độ này phức tạp hơn nhiều. Vả lại ngay mặc cảmOedipe cũng có mức độ khác nhau, có thể bị thay đổi, nhưng dù sao mặccảm này cũng là một yếu tố rất quan trọng, luôn luôn có mặt trong đờisống tinh thần của trẻ con, chúng ta thường không gán cho nó một giá trịđúng mức hơn là gán cho nó một ảnh hưởng và những hậu quả quá đáng.Nếu đứa bé phản ứng lại mặc cảm Oedipe thì chính do cha mẹ gây ra bởivì do sự khác giống mà ra, một khi tình vợ chồng bị suy giảm thì ngườicha bao giờ cũng yêu con gái hơn và người mẹ bao giờ cũng yêu con traihơn và trái lại cũng thế.
Loài người không hề biết ơn môn phân tâm học khi môn này tìm ra đượcmặc cảm Oedie. Mặc cảm này đã gặp sự chống đối rất dữ dội của xã hội,mọi người nhao nhao cho rằng mặc cảm đó không có thực. Tôi vẫn giữnguyên lập trường cho rằng chẳng có gì đáng phủ nhận và phản đối cả.Mình phải tập cho quen dần với mặc cảm đó vì ngay chính người Hy Lạpcũng công nhận rằng đó là điều không thể tránh được. Điều thú vị là nếuxã hội kết tội mặc cảm Oedipe thì xã hội lại để cho các nhà thi văn mặctình khai thác nó. O. Rank đã chứng minh là mặc cảm này đã hiến chovăn chương kịch nghệ những đề tài thực cao đẹp, tuy nó bị thay đổi góighém dưới hình thức này hay hình thức khác, giống như những sự biếndạng mà sự kiểm duyệt đã thi hành đối với giấc mơ. Mặc cảm này có cảtrong những người nằm mơ không có cơ hội gì để chống đối với cha mẹ,mặc cảm này liên can chặt chẽ đến một mặc cảm khác mà chúng ta gọi làmặc cảm bị thiến, một phản ứng đối với những sự bó buộc mà người chathường đưa ra để ngăn cản sự phát triển đời sống tình dục của con trai.
Khảo sát về đời sống tinh thần trẻ con, chúng ta có thể dùng lý luận tươngtự để giải thích nguồn gốc của những sự ham muốn bị cấm chỉ khácthường xuất hiện trong giấc mơ: đó là những khuynh hướng quá đáng vềtình dục và chúng ta tìm ra những sự kiện sau đây: người ta lầm lớn khicho rằng trẻ con không có đời sống tình dục và đời sống này chỉ phát hiệnsau khi đến tuổi dậy thì, khi cơ quan sinh dục phát triển hoàn toàn. Tráilại, đứa trẻ có một đời sống tình dục rất dồi dào khác đời sống tình dục vềsau trên nhiều phương diện. Điều ta gọi là trụy lạc trong đời sống ngườilớn khác với tình trạng bình thường ở chỗ: vượt qua giới hạn của sự khácbiệt giữa người và vật, giới hạn của sự kinh tởm, sự loạn luân, sự đồngtính luyến ái, sự dùng các cơ quan khác trong người thay thế vào cơ quantình dục để thỏa mãn dục tình. Những giới hạn đó không có ngay từ đầunhưng được phát triển mạnh sau đó theo đà tiến triển của nhân loại. Đứatrẻ chưa biết đến những giới hạn đó, không biết rằng giữa người và vật có cả một vực thẳm không vượt qua được, chỉ mãi sau này nó mới biết ngườita tự hào khi khác với giống vật. Lúc đầu nó chẳng thấy kinh tởm gì phâncủa nó, mãi sau này nhờ giáo dục nó mới thấy kinh tởm. Lúc đầu nó chonhững cơ quan sinh dục chẳng có gì khác nhau cả. Những ham muốn tìnhdục của nó xuất hiện đối với những người gần nó nhất: cha, mẹ, anh chịem, những người săn sóc nó. Trong đứa trẻ thấy xuất hiện một điều màmãi sau này người lớn thường làm khi tình dục lên đến tột độ: đó là việcđứa trẻ tìm cách thỏa mãn tình dục không phải bằng cơ quan sinh dục màbằng những chỗ khác trong thân thể cũng có tác dụng làm cho nó có cảmgiác giống như cơ quan sinh dục.
Vậy ngay trong đứa bé, chúng ta thấy có một sự trụy lạc dưới nhiều hìnhthức, nếu những khuynh hướng này chỉ xuất hiện một cách rụt rè đó là vìchúng chưa đạt đến một cường độ mạnh như về sau khi nhiều tuổi hơn, vàcũng là vì càng về sau, những khuynh hướng này càng bị giáo dục kìmhãm, dồn ép không cho xuất hiện. Sự kìm hãm này từ địa hạt thực tế quađịa hạt lý thuyết, người lớn nhắm mắt làm ngơ trước sự phát hiện tình dụccủa đứa bé rồi tìm cách bóp nghẹt phương diện khác của sự phát triểnkhuynh hướng tình dục: sau đó phủ nhận hết mọi sự là điều tiện nhất.Chính những kẻ phủ nhận này lại là những người tìm hết mọi cách để kìmhãm bản năng tình dục của đứa trẻ nhưng lại vẫn cho rằng đứa trẻ khôngcó đời sống tình dục trụy lạc như thế. Mỗi khi trẻ được thả lỏng, hay bịảnh hưởng gì xấu xa là lập tức nó có những cử chỉ về tình dục. Nhiềungười cho rằng những sự đó cũng chẳng có hại gì và đứa bé chẳng chịutrách nhiệm gì trước tòa án tập quán xã hội và luật pháp. Tuy nhiên,những sự đó vẫn có thực, có tầm quan trọng riêng biệt, như những triệuchứng của đời sống, báo hiệu về đời sống tình dục về sau, cho ta biếtnhiều điều về đời sống tình dục của trẻ con và luôn cả nhân loại nóichung. Vì vậy nếu chúng ta tìm thấy những sự ham muốn trụy lạc đótrong các giấc mơ bị biến dạng của chúng ta chính là vì giấc mơ đã đưachúng ta lùi lại về thời thơ ấu.
Trong những ham muốn bị cấm chỉ này, chúng ta phải đặc biệt chú ý đếnnhững sự loạn luân. Ai cũng biết thái độ của xã hội đối với sự loạn luânnhư thế nào rồi và xã hội đã làm gì để kìm hãm nó. Người ta đã tìm đủmọi lý do cắt nghĩa sự chống đối sự loạn luân. Có người cho rằng sự cấmchỉ loạn luân chỉ là hình dung của sự lựa chọn của thiên nhiên, vì sự giaocấu giữa những người cùng máu mủ luôn luôn đưa đến sự suy giảmnhững đặc tính của xã hội. Có người cho rằng chính vì sống quá gần nhaumà người cùng máu mủ không hề nghĩ đến sự giao cấu với nhau ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng trong cả hai trường hợp, sự loạn luân đều bị tự độnggạt bỏ ra ngoài lề xã hội mà không cần phải cấm đoán nghiêm khắc gì cả.Chính những sự cấm đoán này mới chứng tỏ sự có mặt của sự loạn luân,công cuộc khảo sát của môn phân tâm học đã chứng tỏ rằng, tình ái loạnluân chính là hành vi đầu tiên của tình ái và chỉ sau này nó mới gặp sứcchống đối gây nên bởi tâm lý người đời.
Bây giờ ta hãy kiểm điểm lại những dữ kiện do sự khảo sát tâm lý trẻ concung cấp có thể giúp chúng ta tìm hiểu giấc mơ. Không những chúng tathấy rằng những vật liệu trong đời sống trẻ con đã bị quên lãng lại xuấthiện trong giấc mơ, chúng ta còn thấy đời sống tinh thần của đứa bé vớimọi đặc điểm như sự ích kỷ, những khuynh hướng loạn luân, v.v. đềusống mãi trong vô thức để xuất hiện trong giấc mơ, và giấc mơ đã đưachúng ta quay lại thời thơ ấu. Do đó chúng ta khẳng định rằng cái vô thứctrong đời sống tinh thần không gì khác hơn là giai đoạn ấu thơ của đờisống này. Nhận xét này sẽ giảm bớt cảm giác ngỡ ngàng của mọi ngườikhi thấy sao loài người lại có thể xấu xa đến như thế. Những điểm xấu xanày chỉ là những yếu tố đầu tiên, sơ khởi, trẻ con của đời sống tinh thần,những yếu tố thường thấy trong hoạt động của đứa bé nhưng không đượcđể ý đến vì chúng quá nhỏ, hay vì chúng ta cho là không quan trọng nênkhông để ý đến. Lùi lại đằng sau như thế, giấc mơ vạch cho chúng ta xemnhững điều xấu xa trong bản tính chúng ta. Nhưng thực ra điều này khôngđúng hẳn, chúng ta không đến nỗi xấu xa như những điều do sự giải thíchgiấc mơ đưa ra
Chính vì những khuynh hướng trong giấc mơ chỉ là những cái gì còn sótlại của thời thơ ấu, chính vì giấc mơ đã biến chúng ta thành những đứa bécon về phương diện tinh thần và tình cảm nên chúng ta chẳng có lý do gìxấu hổ về những điều giải thích trong giấc mơ. Nhưng sự hợp lý khôngphải là tất cả đời sống tinh thần của chúng ta, sự không hợp lý cũngchiếm giữ một phần trong đó nên chúng ta thường xấu hổ mà không có lýdo gì cả. Vì thế nên chúng ta mới kiểm duyệt giấc mơ và xấu hổ, khó chịukhi thấy những sự ham muốn bị cấm chỉ lọt vào ý thức của chúng ta,trong một vài trường hợp chúng ta còn xấu hổ cả đối với những giấc mơbị biến dạng làm như chúng ta hiểu chúng lắm. Các bạn hãy nhớ lại cái bàlúc trước nằm mơ thấy mình đề nghị cung cấp ái tình. Vì vậy vấn đềkhông thể được coi là đã giải quyết, cũng có thể là nếu cứ tiếp tục khảosát giấc mơ, biết đâu chúng ta lại chẳng tìm ra một đường lối để phán xétbản tính của con người.
Đến giai đoạn cuối của cuộc khảo sát, chúng ta đứng trước hai dữ kiệnkhởi đầu cho hai điều bí ẩn, nghi ngờ khác. Điều thứ nhất: sự thụt lùi dosự xây dựng giấc mơ gây ra không chỉ có tính chất hình thức mà còn cótính chất nội dung nữa. Sự thụt lùi này không những diễn tả những ýtưởng của chúng ta một cách sơ khai mà còn thức dậy những đặc tính củađời sống tinh thần cổ lỗ, sự nổi bật cũ kỹ của cái tôi, những khuynhhướng cổ sơ của đời sống tình dục, những căn bản cũ kỹ của trí thức nếuquả thực chúng ta gán cho những sự việc kể trên cái tên ký hiệu tượngtrưng. Điều thứ hai: tất cả những cái gì có tính cách trẻ con đó ngày xưaquan trọng, nhưng ngày nay lùi vào vô thức. Cái gì chỉ tiềm tàng nhất thờikhông còn là vô thức nữa: vô thức họp thành một phạm vi tinh thần đặcbiệt, có những khuynh hướng riêng biệt, cách diễn tả đặc biệt, và nhữngsự hoạt động về tinh thần riêng cho phạm vi này thôi. Nhưng những ýtưởng tiềm tàng do sự giải thích giấc mơ tìm ra không thuộc phạm vi này:ngay trong khi thức chúng ta cũng có thể có những ý tưởng tiềm tàng đó.Vậy mà những ý tưởng đó đều vô thức cả. Làm sao giải quyết được sựmâu thuẫn đó? Có lẽ chúng ta cần phân biệt: một cái gì đó thoát ra từ ýthức của chúng ta - ta có thể gọi là dấu vết của những biến cố trong ngày -chia đôi những đặc tính ra, liên kết với một cái gì thuộc phạm vi vô thức,rồi giấc mơ thoát ra từ sự liên kết đó. Công việc xây dựng trong giấc mơdiễn biến giữa hai loại ý tưởng đó. Ảnh hưởng của vô thức đối với dấuvết của những biến cố trong ngày cung cấp điều kiện của sự thụt lùi. Đólà điều đầy đủ nhất mà chúng ta thu lượm được về tính chất của giấc mơtrong khi chờ đợi thám hiểm được những phạm vi tinh thần khác. Nhưngđã đến lúc chúng ta phải gán cho tính chất vô thức của những ý tưởngtiềm tàng trong giấc mơ một cái tên khác để phân biệt với những yếu tốvô thức trong phạm vi tính chất ấu trĩ của giấc mơ.
Tất nhiên chúng ta có thể đặt câu hỏi sau đây: cái gì đã làm cho tinh thầnthụt lùi như thế trong giấc mơ? Tại sao tinh thần lại không hủy bỏ đượcnhững sự kích động gây rối trong giấc ngủ mà không cần đến sự thụt lùinày? Và nếu tinh thần này vì sự kiểm duyệt phải thay đổi bộ mặt của cácsự hình dung trong giấc mơ bằng cách quay về dĩ vãng thì việc gì nó phảilàm sống lại những khuynh hướng tinh thần, những sự ham muốn, nhữngđặc tính lỗi thời, nghĩa là thêm vào tính cách hình thức của sự thụt lùi mộttính cách nội dung nữa. Câu trả lời duy nhất thỏa đáng đó là phương tiệnduy nhất để hợp thành một giấc mơ, và về phương diện tác động thìkhông thể quan niệm khác hơn về sự hủy diệt những sự kích động gây rốitrong giấc mơ. Nhưng trong tình trạng hiểu biết hiện thời của chúng ta,chúng ta chưa có quyền trả lời như thế
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top