8.Phân tích một vài ví dụ về giấc mơ

PHẦN THỨ HAI: GIẤC MƠ
8. Phân tích một vài ví dụ về giấc mơ

        Các bạn đừng thất vọng nếu thay vì đưa cho các bạn xem những giấc mơ đẹp đẽ to tát, tôi lại chỉ đưa ra những mảnh giải thích nho nhỏ thôi. Chắc các bạn cho rằng sau bao nhiêu
sự sửa soạn vừa qua, các bạn có quyền được tôi tin cậy hơn và sau khi đã giải thích bao nhiêu giấc mơ rồi, chúng ta đã có thể tập trung được nhiều giấc mơ với đầy đủ bằng chứng về những điều đã được trình bày về công việc xây dựng giấc mơ và những ý tưởng trong đó. Các bạn có lý lắm, nhưng thực ra có nhiều lý do khiến tôi không làm hài lòng các bạn được.

 
        Trước hết các bạn nên biết rằng chưa có người nào coi việc giải thích giấc mơ là công việc chính của mình. Khi n{o người ta có dịp giải thích giấc mơ? Khi người ta giải thích một giấc mơ cho một vài người bạn hay suy nghĩ về giấc mơ của chính mình để tự luyện về kỹ thuật phân tâm học: nhưng phần lớn là người ta giải thích giấc mơ của những người bị bệnh
thần kinh được đem điều trị theo phương pháp phân tâm học. Những giấc mơ này là những tài liệu rất tốt và không hề kém giá trị so với giấc mơ của những người khỏe mạnh bình
thường, nhưng vì bận chữa bệnh nên nhiều khi chúng ta bị bó buộc phải theo phương pháp điều trị mà bỏ qua rất nhiều giấc mơ khác. Có nhiều giấc mơ xảy ra trong lúc điều trị không
thể đem giải thích hoàn hảo được. Vì chúng xuất hiện trong toàn thể những vật liệu về tinh thần mà chúng ta chưa hiểu, chúng ta chỉ hiểu được một khi việc chữa chạy đã xong xuôi.
Đưa những giấc mơ đó ra tức là đưa ra hết những bí mật của một người bệnh, điều này không hợp ý muốn của chúng ta vì chúng ta muốn khảo sát giấc mơ là chỉ cốt để sửa soạn trong việc trị bệnh thần kinh.

       Nói đến đây chắc các bạn không muốn xét những giấc mơ bệnh hoạn này nữa mà muốn xét đến giấc mơ của các bạn hay giấc mơ của những người bình thường. Nhưng điều đó
không làm được vì nội dung phức tạp của chúng. Chúng ta không thể tự thú với chúng ta hay thú với người khác, hay làm cho họ thú với chúng ta với một tấm lòng thành thực mà môn phân tâm học đòi hỏi bởi vì những giấc mơ đó sẽ đưa ra ánh sáng những điều bí ẩn của chính đời mình. Ngoài sự khó khăn về việc thu thập tài liệu còn có một sự khó khăn khác. Giấc mơ đối với chính người nằm mơ đã là một sự kỳ lạ rồi, tất nhiên đối với những người không biết gì về người nằm mơ. Nó phải có vẻ kỳ lạ hơn nữa chứ. Văn chương của chúng ta không hề thiếu những giấc mơ đã được giải thích hoàn hảo và đầy đủ. Chính tôi cũng đã cho in một số phân tích trong khi trị liệu. Thí dụ tốt đẹp nhất về sự giải thích phải là sự phát triển của Otto Rank. Đó là hai giấc mơ của một người con gái có dính dáng. Trình bày về nội dung của hai giấc mơ đó chỉ cần có hai trang nhưng khi giải thích lại cần tới 76 trang. Muốn làm công việc đó cho các bạn xem, tôi phải cần tới 6 tháng. Khi bắt tay vào việc giải thích
một giấc mơ hơi dài, bị biến dạng nhiều hay ít, chúng ta phải làm nhiều việc đến nỗi sẽ mất rất nhiều công trình mà rút cục chẳng làm ai hài lòng cả. Vì thế tôi yêu cầu nên tạm bằng
lòng với những mảnh nhỏ của các giấc mơ những người bị bệnh thần kinh, chúng ta sẽ có thể khảo sát từng yếu tố một. Dễ chứng minh nhất là những ký hiệu tượng trưng của giấc
mơ và một vài đặc điểm của sự biểu diễn thụt lùi của giấc mơ. Với mỗi giấc mơ được phân tích, tôi sẽ cho các bạn rõ những lý do nào đã làm cho tôi đưa chúng ra.

       1. Đây là một giấc mơ chỉ gồm có hai hình ảnh vắn tắt. Dù hôm đó là thứ bảy ông bác người nằm mơ vẫn hút thuốc lá. Một người đàn bà hôn và vuốt ve anh như con.

     
       Về hình ảnh thứ nhất: người nằm mơ cho ta biết anh ta là Do Thái và bác anh ta cũng là Do Thái, một con người ngoan đạo không bao giờ phạm tội nặng đến nỗi hút thuốc lá trong
ngày thứ bảy. Về hình ảnh thứ hai, anh ta chỉ nghĩ đến má anh. Giữa hai hình ảnh này tất nhiên phải có liên quan gì. Nhưng là liên quan nào? Vì ông bác không thể nào hút thuốc lá
trong ngày thứ bảy được, chúng ta chỉ có thể cho rằng giữa hai hình ảnh đó có một sự liên lạc về thời gian. “Nếu bác tôi hút thuốc trong ngày thứ bảy thì tôi mới để cho má tôi hôn tôi và vuốt ve là điều không thể có được cũng như việc hút thuốc lá trong ngày thứ bảy đối với người Do Thái ngoan đạo. Chắc các bạn còn nhớ là tôi đã nói rằng trong khi xây dựng giấc mơ, tất cả những sự liên lạc giữa những ý tưởng đó đều bị tiêu hủy, và những ý tưởng này chỉ còn xuất hiện dưới hình thức của những vật liệu nguyên chất, công việc của sự giải thích chính là tạo lập lại những dây liên lạc đó.

          2. Sau khi cho xuất bản những cuốn sách về giấc mơ, tôi gần như đã trở thành một nhà chuyên môn về giấc mơ, được nhiều người viết thư đến hỏi và kể chuyền giấc mơ cho nghe, để hỏi ý kiến. Tôi xin cảm tạ những ai đã hiến cho tôi những vật liệu đủ dùng trong công việc giải thích hay tự ý đề nghị giải thích cho tôi nghe. Đây là một giấc mơ do một sinh viên ở Munich cung cấp năm 1910. Tôi đơn cử giấc mơ này để chứng minh rằng một giấc mơ khó hiểu nếu người nằm mơ không chịu cho biết những điều cần biết. Tôi cũng cần nói là các
bạn sẽ lầm to nếu cho rằng sự giải thích giấc mơ trong đó tính cách tương trưng được nhấn mạnh là cách giải thích lý tưởng và cho cách giải thích bằng những sự lầm tưởng giữa các ý xuất hiện bất thường trong giấc mơ là không quan trọng.

     13 tháng 7 năm 1910. Vào một sáng tôi nằm mơ như sau: Tôi đang đi xe đạp trong thành phố thì có một con chó đen chạy theo xe và cắn vào gót chân. Tôi đi một quãng nữa rồi xuống xe, ngồi trên một bậc thềm rồi tìm cách chống lại con chó trong lúc nó vẫn sủa (tôi không bị khó chịu vì chó cắn và vì cái cảnh sau đây). Ngay trước mặt tôi có hai bà ăn mặc rất
lịch sự nhìn tôi chế nhạo. Đúng lúc đó tôi tỉnh dậy và thấy giấc mơ thực sự rõ ràng.

      Những ký hiệu tượng trưng trong trường hợp này chẳng giúp được gì. Nhưng người nằm mơ cho ta biết: tôi yêu một cô gái gặp ngoài phố nhưng chưa có dịp để tôi làm quen với cô ta. Làm quen được với cô ta thì tôi sẽ thích ghê lắm vì riêng tôi rất thích giống vật và có cảm tưởng rằng cô ta cũng thích. Anh thêm rằng nhiều lần anh ta can thiệp không cho chó cắn nhau ngoài phố và điều đó thường làm cho nhiều người đi đường ngạc nhiên. Cô gái luôn luôn đi ngoài phố với một con chó. Có điều là trong giấc mơ rõ ràng chúng ta không thấy có người con gái mà chỉ có con chó thôi. Có thể là hai bà đứng tuổi có vẻ chế nhạo anh chàng được gọi ra để thay thế người con gái. Những điều anh ta cho biết sau đó không đủ để giải thích. Việc anh chàng đi xe đạp trong giấc mơ có thể cắt nghĩa được lần nào gặp người yêu anh ta cũng đi xe đạp.

     3. Khi một người mất đi một người thân, người ta thường nằm mơ thấy xuất hiện những hình ảnh lẫn lộn về sự tin chắc là người thân đã chết song với lòng mong muốn người đó sống lại. Có lúc người chết, dù đã chết vẫn tiếp tục sống vì không biết rằng mình chết, nếu biết thì chắc sẽ chết: có lúc anh ta nửa chết, nửa sống, hai trạng thái này được phân biệt bằng những dấu hiệu đặc biệt. Chúng ta sẽ lầm to nếu cho là những giấc mơ này vô lý; trong giấc mơ cũng như trong tiểu thuyết con người sống lại không phải là chuyện đặc biệt và vô lý. Những giấc mơ này có thể giải thích dễ dàng được và lòng ham muốn người chết sống lại được diễn tả bằng những phương tiện thực kỳ lạ. Tôi phân tích cho các bạn xem một giấc mơ loại này, một giấc mơ có vẻ kỳ khôi, vô lý nhưng sau khi phân tích xong ta mới thấy có những chi tiết mà những điều đã học từ trước có thể giúp ta đoán trước ra được. Đó là giấc mơ của một người mất cha từ nhiều năm.

     Người cha đã chết nhưng được đào lên và trông không được tươi lắm. Ông ta sống lại từ khi được đào lên, và người nằm mơ dù dùng đủ mọi cách để cho ông ta không biết rằng mình sống. (Đến đây giấc mơ chuyển qua chuyện khác không liên can gì đến sự việc trên).

      Người cha đã chết: Điều đó chúng ta biết, việc ông ta được đào lên không đúng với sự thực, cũng không đúng với những điều diễn ra sau đó trong giấc mơ. Nhưng người nằm mơ kể là lúc đưa đám ma về anh ta bị đau răng. Anh ta muốn chữa đau răng theo lễ nghi của giáo hội Do Thái: “Khi nào anh ta bị đau răng, anh cứ việc đi nhổ đi”. Anh ta liền đến phòng răng. Nhưng nha sĩ bảo răng chưa cần nhổ. “Tôi cho thuốc vào chỗ đau, mai ông trở lại tôi sẽ nhổ sau”.

     Người nằm mơ cho rằng chính sự nhổ răng đó là sự đào mả người cha lên.

     Người nằm mơ có lý không? Không hoàn toàn  đúng, vì không phải cái răng sẽ bị nhổ nhưng là phần răng bị chết. Nhưng điều không chính xác này xảy ra luôn luôn trong giấc mơ. Người nằm mơ đã là một sự cô đọng coi việc người cha chết cũng giống như cái răng bị chết nhưng vẫn còn giữ được. Vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong giấc mơ có điều vô lý vì làm sao áp dụng vào người cha những điều áp dụng cho cái răng được. Vậy điểm
chung giữa cái răng và người cha nằm nơi nào? Vì chính điểm chung này chính là sự cô đọng trong giấc mơ rõ ràng.

       Giữa người cha và cái răng phải có một liên quan gì vì người nằm mơ nói rằng mỗi khi nằm mơ thấy gãy răng là có một người thân bị chết.

      Điều mê tín này không đúng. Vì thế nên chúng ta lấy làm lạ khi thấy sự mê tín này có mặt trong mọi mảnh nhỏ của nội dung giấc mơ.

        Dù không yêu cầu, người nằm mơ cũng nói cho ta nghe câu chuyện về bệnh tật và cái chết của người cha, về thái độ của mình đối với cha. Người cha bị bệnh rất lâu, tiêu tốn nhiều tiền, mất nhiều công săn sóc. Nhưng người con không hề phàn nàn, không hề tỏ ra sốt ruột hay mong muốn những sự chấm dứt. Anh ta khoe là rất có hiếu, lòng hiếu của người Do Thái và bao giờ cũng tin theo luật Do Thái. Các bạn có nhận thấy có sự mâu thuẫn giữa những ý tưởng gắn liền vào giấc mơ không? Giữa người cha và cái răng có sự đồng nhất. Đối với cái răng anh chàng muốn tuân theo luật Do Thái đem nhổ ngay khi bị đau và khó chịu. Đối với cha thì anh ta cũng lại tuân theo luật Do Thái dạy anh ta không được phàn nàn về số
tiền đem tiêu trong sự chữa chạy và về những điều khó chịu gây ra, phải kiên nhẫn chịu đau khổ và không được thù ghét đối tượng gây ra những điều khó chịu. Sự giống nhau giữa hai đối tượng là cái răng và người cha đáng lẽ sẽ hoàn toàn nếu anh ta đối với cha cũng có những ý nghĩ như đối với cài răng nghĩa là đem nhổ ngay, mong muốn cho cha chết để chấm
dứt những điều đau khổ, chấm dứt cuộc sống vô ích và tốn tiền đó đi.

        Tôi tin chắc rằng đó mới chính là tình cảm thực của anh chàng này đối với người cha và những lời hiếu thảo ầm ĩ của anh chỉ có mục đích làm anh quên những kỷ niệm đó thôi. Trong những tình trạng đó, thường thường người ta muốn cho cha chết nhưng lòng mong muốn này đeo cái mặt nạ hiếu thảo: cái chết nếu có đến cũng chỉ làm cha thôi đau khổ thôi. Các bạn cũng nên nhận ra rằng ở đây chúng ta đã vượt quá giới hạn của những ý tưởng tiềm tàng. Sự can thiệp của những ý tưởng này chỉ có tính cách vô thức trong thời gian ngắn, trong thời gian giấc mơ thành hình thôi; nhưng những tình cảm chống đối người cha có lẽ đã có từ lâu trong tình trạng vô thức, có thể là từ ngày còn nhỏ, nhưng chỉ xuất hiện trong ý thức một cách rụt rè từ khi người cha bị bệnh. Chúng ta cũng có thể nói chắc chắn như thế
đối với ý tưởng tiềm tàng đang giúp vào sự thành lập nội dung giấc mơ. Trong giấc mơ không có một dấu hiệu nào về sự chống đối người cha. Nhưng nếu đi tìm nguồn gốc của sự chống đối đó bằng cách quay trở lại thời thơ ấu, chúng ta sẽ thấy sự chống đối đó bắt nguồn từ lòng sợ hãi người cha, lòng sợ hãi này kìm hãm lòng ham muốn tình dục của đứa bé, rồi vẫn tiếp tục cấm đoán ngay trong tuổi dậy thì nhân danh những lý do về xã hội. Điều này đúng trong thái độ của người nằm mơ đối với cha: lòng yêu cha bị giảm rất nhiều bởi lòng kính trọng và sợ hãi bắt nguồn ở sự kìm hãm những hoạt động tình dục của người cha đối với người con.

        Những chi tiết khác trong giấc mơ rõ ràng có thể được cắt nghĩa bằng sự thủ dâm. Câu: người cha có vẻ không được tươi; có thể ám chỉ những lời nói của nha sĩ rằng mất đi một cái răng không phải là điều làm cho người ta thích thú. Nhưng cũng có thể diễn tả vẻ mặt không được tươi của anh chàng trẻ tuổi bị kìm hãm trong tình dục trong tuổi dậy thì. Người nằm mơ thở phào khi có thể gán cái vẻ mặt không được tươi của mình cho người cha và sự việc này xảy ra nhân danh một hành động đảo ngược của công việc xây dựng giấc mơ đã nói ở trên. “Người cha vẫn tiếp tục sống”: câu này có thể vừa là lòng mong ước của người con vừa có thể là lời hứa của nha sĩ rằng cái răng có thể không bị nhổ. Nhưng đề nghị “Người nằm mơ dùng đủ mọi cách cho người cha không biết rằng mình sống” có tính cách hết sức tế nhị vì câu đó có mục đích cho chúng ta biết là người cha đã chết. Nhưng điều kết luận có ý nghĩa
nhất là do sự thủ dâm vì thực là dễ hiểu khi người nằm mơ muốn dấu không cho cha biết về đời sống tình dục của mình. Các bạn nên nhớ rằng chúng ta đã nhiều lần dùng sự thủ dng gm và những hình phạt do sự thủ dâm gây nên để cắt nghĩa những giấc mơ trong đó có sự đau răng xuất hiện. Bây giờ thì hẳn các bạn đã thấy một giấc mơ khó hiểu như thế đã được
thành hình trong trường hợp nào. Có nhiều phương sách đã được đem dùng: sự cô đọng kỳ lạ, giả tạo, di chuyển tất cả ý tưởng ra khỏi giấc mơ tiềm tàng, tạo ra những sự việc dùng để thay thế sâu xa nhất, cũ kỹ nhất trong thời gian giữa những ý tưởng đó.

    4. Chúng ta đã có dịp nói đến những giấc mơ tầm thường, không có gì vô lý và kỳ lạ hết, nhưng đối với các giấc mơ đó người ta đã đặt câu hỏi: Tại sao người ta lại mơ những sự tầm thường, vô nghĩa lý như thế?

         Tôi kể cho các bạn nghe những giấc mơ loại này: ba giấc mơ của người con gái trong một đêm.

       a. Cô gái đi trong phòng khách và đụng đầu vào một cái đèn treo trên trần nhà, gây nên một vết thương chảy máu.

         Không có một sự việc gì xẩy ra trong ngày có thể làm nhớ lại sự việc đó cả. Những điều cô gái cho chúng ta biết lại theo một hướng khác: “Tóc tôi rụng nhiều quá nên hôm qua má bảo là nếu tóc cứ rụng mãi như thế thì chẳng mấy chốc đầu tôi sẽ nhẵn nhụi như mông đít”. Cái đầu xuất hiện để tượng trưng cho phần trái lại trong thân thể. Cái đèn treo có tính cách
tượng trưng rõ ràng: tất cả những thứ gì dài đều tượng trưng cho dương vật đàn ông. Vậy vết thương là do một dương vật gây ra trong phần trong của thân thể. Điều này có thể có nhiều nghĩa; nhưng điều khác do chính người nằm mơ cho biết chứng tỏ rằng, những cô gái chưa đến tuổi thường cho rằng sở dĩ có kinh nguyệt là vì có giao hợp với đàn ông.

     b. Cô ta trông thấy trong vườn nho một cái hố sâu do cây bị đào lên gây ra. Cô ta còn nhận ra rằng cái cây không còn ở đó. Cô ta tưởng là đã nhìn thấy cái cây trong giấc mơ nhưng thực ra câu nói của cô chỉ cốt diễn tả một ý khác ý nghĩa tượng trưng. Giấc mơ này gắn liền vào với lòng tin tưởng của nhiều cô gái bé rằng lúc đầu cơ quan sinh dục của con gái cũng giống như của con trai, nhưng vì sau này bị thiến đi (cái cây bị nhổ đi) nên mới có hình thức hiện thời.

      c. Cô gái đứng trước một ngăn kéo trong đựng những đồ dùng quen thuộc đến nỗi có một bàn tay khác nào sờ vào là cô ta biết ngay. Cái ngăn kéo giấy, cũng như mọi ngăn kéo khác, rương hay hộp là tượng trưng cho cơ quan sinh dục của đàn bà. Cô gái biết là những dấu vết do sự giao cấu để lại (hay do sự sờ mó) đều rất dễ nhận ra và từ lâu sợ có sự đó xảy ra. Tôi cho rằng ba giấc mơ này đáng cho chúng ta chú ý ở chỗ cô gái hiểu biết nhiều: cô ta nhớ lại những kết luận thơ ấu về sự bí mật của đời sống tình dục và nhưng kết luận đã tìm ra được thường làm cho cô thấy tự hào.

      5. Thêm một chút tượng trưng nữa. Nhưng lần này tôi phải trình bày vắn tắt về đời sống tinh thần. Một ông vừa qua một đêm với một bà, nói về bà này như những người mẹ mà tình ái chỉ dựa trên căn bản lòng ham muốn có một đứa con. Nhưng trong sự giao hợp, vì tình trạng đặc biệt nào đó, hai người phải tìm cách ngăn cản sự thụ thai bằng cách không cho tinh khí chảy vào trong âm hộ. Sau khi giao hợp xong rồi ngủ, lúc thức dậy bà tự kể lại giấc mơ như sau:

       Một sĩ quan mặc áo tơi đỏ đuổi theo bà ta trên đường phố. Bà ta bỏ chạy, trèo bậc thang nhà mình nhưng ông kia vẫn đuổi. Thở không ra hơi, bà ta chạy vào phòng, rồi khoá cửa lại. Ông kia đứng ngoài cửa và nhìn vào cửa sổ, bà ta thấy ông ngồi lên một cái ghế dài và khóc.

       Tất nhiên sự đuổi nhau trong phố và trèo bậc thang tượng trưng cho sự giao cấu. Việc người đàn bà chạy vào phòng khoá cửa lại để khỏi bị bắt hình dung sự đảo ngược thường thấy trong giấc mơ: ám chỉ sự giao cấu chưa được thoả mản. Bà ta cũng di chuyển lòng buồn rầu bằng cách gán cho ông kia: trong giấc mơ bà thấy ông khóc, điều đó ám chỉ sự xuất tinh.

       Chắc các bạn cũng nói rằng trong môn phân tâm học, mọi giấc mơ đều có một ý nghĩa về tình dục. Nhưng bây giờ các bạn hẳn thấy rõ là lời phán đoán đó sai lầm. Các bạn đã biết có
những giấc mơ là sự thực hiện những sự ham muốn, trong đó có sự thực hiện những nhu cầu chính yếu của con người như đói khát, được tự do, có những giấc mơ về sự tiện lợi, hay
sự hấp tấp, những giấc mơ về sự hà tiện, ích kỷ. Nhưng những giấc mơ đều bị biến dạng nhiều (không phải là tất cả) đều diễn tả những sự ham muốn về tình dục.

      6. Ngoài ra tôi còn có một lý do đặc biệt để áp dụng sự tượng trưng trong giấc mơ. Ngay từ buổi đầu gặp gỡ tôi đã cho các bạn biết trong việc giảng dạy môn phân tâm học thực khó có thể đưa ra được những bằng chứng về những điều mình nói để gây cho sinh viên niềm tin tưởng. Hẳn đã nhiều lần các bạn thấy tôi nói đúng. Nhưng giữa những đề luận và những điều khẳng định trong môn này có những dây liên lạc chặt chẽ đến nỗi một điều đúng ở một phần nào đó cũng có thể đúng với một phần khác hay đúng với toàn thể vấn đề. Nói về môn này người ta thường cho rằng chỉ cần giơ một ngón tay ra là đủ cho môn đó nắm lấy cả bàn tay. Bạn nào đã hiểu và chấp nhận những điều giải thích về những hành vi sai lạc, muốn hợp lý với chính mình phải chấp nhận tất cả những điều giải thích khác. Vậy mà tính cách tượng trưng cho giấc mơ khiến cho chúng ta một điểm khác cũng dễ lĩnh hội như thế. Tôi kể cho các bạn nghe một giấc mơ của một người đàn bà, vợ một cảnh sát viên, chắc chắn chưa bao giờ được nghe nói đến môn phân tâm học và tính chất tượng trưng trong giấc mơ. Các bạn sẽ có dịp tự mình phán đoán xem cách giải thích bằng những ký hiệu tượng trưng cho tình dục có võ đoán hay gượng ép hay không.

        “… Có người lọt vào trong nhà, bà nằm mơ lo sợ liền gọi cảnh sát. Những cảnh sát viên này, hội ý cùng hai tên trộm khác, vào trong một nhà thờ có một quả núi bên trên có rừng rậm bao phủ. Cảnh sát viên đội cái mũ, đeo một cái cổ cồn và mặc một cái áo tơi. Bộ râu đen ngòm. Hai thằng trộm đi cùng với cảnh sát viên quấn cái tạp dề theo hình cái bao. Giữa nhà thờ và quả núi có một con đường. Hai bên đường có nhiều cỏ và bụi rậm càng lên cao càng dầy và đến đỉnh núi thì thành cả một khu rừng”.

        Các bạn hẳn nhận thấy dễ dàng những ký hiệu tưởng tượng đem dùng. Ba người cùng đi tượng trưng cho cơ quan sinh dục đàn ông. Còn phong cảnh, nhà thờ quả núi tượng trưng cho cơ quan sinh dục đàn bà. Những bậc thang tượng trưng cho sự giao cấu. Quả núi trong giấc mơ cùng một tên với tên trong môn phẫu cơ thể học: núi Vénus.

      7. Thêm một giấc mơ nữa cần được giải thích bằng tượng trưng nhưng lần này do chính người nằm mơ giải thích bằng mọi ký hiệu tuy không biết gì về công việc giải thích giấc mơ hết, đây là một trường hợp đặc biệt không biết đã xảy ra trong những điều kiện nào.

      “Anh ta đi chơi với cha trong một nơi chắc chắn là công viên thì có trông thấy nhà thuỷ tạ với một trái bóng đã hết hơi đằng trước cửa. Cha anh hỏi trái bóng dùng làm gì: anh hơi ngạc nhiên về câu hỏi đó nhưng cũng trả lời. Hai người đi tới một cái sân to bên trên có trải một tấm tôn lớn. Người cha muốn lấy một miếng tôn nhưng còn nhìn xung quanh xem có ai thấy không. Anh bảo cha là chỉ cần cho người gác biết là muốn lấy bao nhiêu tôn đi cũng được. Từ sân đến một cái hố có bọc da như một ghế bành, gần đó có một cái cầu thang. Đầu hố có một nền đất rộng rồi lại đến một cái hố nữa”.

     Chính người nằm mơ giải thích: “Nhà thuỷ tạ chính là cơ quan sinh dục của tôi. Trái bóng bị buộc chặt trước cửa là dương vật của tôi, dương vật này ít lâu nay không cương cứng lên nhanh như trước nữa. Nói cho rõ ràng hơn: nhà Thuỷ tạ chính là cái mông đít mà chú bé cho là thuộc bộ phận sinh dục. Chỗ phồng ra trước nhà Thuỷ tạ chính là hai bìu dái”.

     Trong giấc mơ người cha hỏi những thứ đó dùng làm gì, nghĩa là những bộ phận sinh dục dùng làm gì. Chúng ta có thể đảo ngược lại tình thế mà không sợ bị lầm lẫn, nghĩa là trong giấc mơ chính đứa bé đã hỏi cha, vì trong đời thực ít khi người lớn hỏi như thế. Do đó chúng ta phải coi như câu hỏi có ý nghĩa là: “Nếu tôi hỏi cha tôi về bộ phận sinh dục thì…”. Trong những dòng sau chúng ta sẽ nói tiếp về giấc mơ này.

         Cái sân có trải tấm tôn phải có một ý nghĩa tượng trưng: sân đó ở trong nhà người cha, nơi ông dùng làm chỗ buôn bán. Muốn kín đáo hơn tôi đã thay hàng hóa trong công việc buôn bán bằng miếng tôn, ngoài ra không thay đổi gì những điều người nằm mơ đã nói. Người nằm mơ giúp cha trong việc buôn bán đã tỏ ra khó chịu về lối kiếm lời của cha. Vì thế nên chúng ta phải hiểu câu nói trên như sau: “Nếu tôi hỏi cha tôi về cơ quan sinh dục thì ông sẽ lừa đối tôi như đã lừa dối khách hàng”. Người cha muốn lấy đi một ít tôn, điều này biểu hiện một ý định bất lương, nhưng người nằm mơ lại gán cho hành vi đó một ý nghĩa
khác: đó là sự thủ dâm. Điều này cho biết rồi, nhưng cách giải thích này cũng phù hợp với sự kiện là sự thủ dâm thường được diễn tả bằng điều trái lại (con bảo cha là nếu muốn lấy
một miếng tôn thì phải xin phép đàng hoàng người gác). Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi người con gán cho cha những hành vi thủ dâm cũng như đã gán cho cha những câu hỏi về cơ quan sinh dục lúc đầu. Còn cái hố thì chính là âm hộ. Còn xuống thang cũng như lên thang tượng trưng cho sự giao cấu.

        Người nằm mơ kể lại là có một cái hố rồi đến một nền rộng, rồi đến một cái hố nữa: những chi tiết này thuộc riêng về người nằm mơ. Sau khi đã giao cấu nhiều lần anh ta lúc này thấy khó chịu khi phải tiếp tục giao cấu và hy vọng là có thể dùng thuốc chữa chạy lấy lại được sinh lực hồi xưa.

      8. Hai giấc mơ sau đ}y của một người ngoại quốc rất muốn theo thuyết đa thê. Tôi lại để chứng tỏ các bạn là luôn luôn cái “tôi” của người nằm mơ xuất hiện trong giấc mơ dù có khi được nguỵ trang. Những chiếc rương tượng trưng cho đàn bà.

    a. Anh ta đi du lịch, hnh lý đem theo trong một chiếc xe. Trong hành lý có nhiều rương, có hai rương đỏ và đen vào loại rương biếu trong việc quảng cáo. Anh ta nói để tự an ủi: “Những chiếc rương này chỉ đi tới ga thôi”.
Thực tế anh ta đi du lịch với nhiều hành lý nhưng trong khi chữa bệnh, kể lại nhiều chuyện đàn bà. Hai chiếc rương đen chính là hình ảnh của hai người đàn bà tóc đen giữ một vai trò quan trọng trong đời anh. Một trong hai người muốn đi theo anh tới Viên, tôi khuyên anh không nên để cho bà ta đi.

    b. Một quang cảnh khu Thuế quan: một người bạn đồng hành với anh ta mở rương ra và vừa nói, vừa hút thuốc là: Bên trong không có gì hết. Nhân viên Thuế quan làm ra vẻ tin anh, nhưng vẫn khám và tìm thấy một thứ đồ cấm. Anh ta liền nói: “Chả còn làm gì được”. Chính người nằm mơ là khách du lịch, tôi là nhân viên Thuế quan. Tuy thường thường thành thực trong khi nói chuyện với tôi, lần này anh không muốn cho tôi biết là anh vừa giao du với một bà có lẽ vì cho rằng tôi biết bà này. Anh ta gán cho người bạn tình trạng khó chịu của
một người bị bắt chợt đã nói dối, và chính lý do đó anh không có mặt trong giấc mơ.

     9. Đây là một ký hiệu tương trưng mà tôi chưa nói đến:

   Anh ta gặp cô em gái đi cùng với hai người bạn là chị em ruột. Anh chìa tay bắt tay hai cô bạn nhưng không bắt tay em gái.

     Giấc mơ này không liên can gì đến một biến cố nào cả. Anh ta nhớ lại một thời xa xưa khi hai người bạn của cô em gái chưa có bộ ngực đồ sộ. Vậy hai người bạn của cô em chính là hai cái vú mà anh muốn bóp quý hồ không phải là vú của em anh.

      10. Đây là một ví dụ về cái chết trong giấc mơ.

    Anh ta đi trên một chiếc cầu ao, dốc, cùng với hai người quen, nhưng khi thức dậy không còn nhớ tên nữa. Đột nhiên hai người này biến mất nhường chỗ cho một người gầy như một bộ xương, đội một cái mũ, mặc bộ quần áo bằng vải. Anh hỏi người đó có phải là điện tín viên không? Không! Có phải là người đánh xe không? Cũng không. Anh tiếp tục đi, trong lòng lo sợ phập phồng, và ngay khi thức dậy rồi anh vẫn có cảm giác là chiếc cầu sẽ sụp đổ và anh bị lao xuống vực.

     Những người mà ta cho là không biết hay quên tên thường là những người rất thân. Người nằm mơ có một em trai và một em gái; nếu anh mong cho họ chết tất nhiên anh lo sợ phập phồng. Về người mang điện tín anh cho rằng những người đó luôn luôn mang đến những tin tức xấu. Theo đồng phục thì người đó cũng có thể là người đi thắp đèn ngoài phố, nhưng những người này vừa đi thắp đèn vừa đi tắt đèn y như tử thần tắt ngọn lửa của cuộc sống. Về người đánh xe, anh nghĩ đến môt bài thơ của Uhland về cuộc du hành trên mặt biển của vua Charles anh nhớ lại cuộc du hành nguy hiểm trên mặt biển với hai người bạn trong đó anh đóng vai vua Charles trong bài thơ. Về cây cầu, anh nhớ lại một tai nạn quan trọng xảy ra trước đó, nhớ lại luôn câu ngạn ngữ tối nghĩa: đời sống là một cây cầu treo.

     11. Một thí dụ khác về hình dung tượng trưng của cái chết, có một người đến thăm anh và để lại một tấm danh thiếp có viền đen.

     12. Giấc mơ sau đây có dính dáng đến bệnh thần kinh, sẽ được các bạn chú ý đến theo nhiều phương diện.
    
     Anh ta du lịch bằng xe lửa. Xe dừng lại giữa đồng. Anh tưởng là một tai nạn, phải tìm cách tự cứu, đi khắp mọi toa tàu và giết hết những người mình gặp: người lái xe, người đốt than, v.v…

     Giấc mơ này liên quan đến câu chuyện của một người bạn. Trên một toa xe lửa bên Ý có một người điên được chở đi trong một toa riêng, nhưng người ta vô ý đã để cho một người khách vào trong toa đó. Người điên giết người hành khách. Người nằm mơ tưởng mình là người điên và chứng minh hành vi chính đáng của mình bằng ý nghĩ anh ta phải giết tất cả những nhân chứng. Nhưng sau đó anh ta tìm được một lý do khác để cắt nghĩa đoạn đầu giấc mơ. Hôm trước, trong rạp hát, anh có gặp lại người yêu rồi bỏ vì ghen. Vì lòng ghen lên
quá cao nên anh cho là nếu lấy nàng có lẽ anh sẽ trở thành điên mất. Điều đó có nghĩa: anh cho rằng nàng sẽ lẳng lơ đến nỗi anh phải giết hết những người nào mình gặp trên đường mình đi vì ghen với hết mọi người. Chúng ta đã biết là việc đi hết phòng này qua phòng khác trong giấc mơ tượng trưng cho đám cưới.

      Về việc toa tàu ngừng lại giữa đồng, và về ý nghĩ sợ rằng có một tai nạn xảy ra, anh ta kể lại là một hôm đi xe lửa, xe này quả có dừng lại ở giữa hai ga thực. Một bà ngồi bên cạnh bảo anh là ngừng lại như thế, thế nào cũng xảy ra chuyện hai xe đâm nhau và trong trường hợp đó, muốn cho chắc chỉ có một việc giơ hai chân lên trời. Những cái chân giơ lên trời này cũng giữ một vai trò trong nhiều cuộc đi chơi về đồng quê với bạn gái trong lúc đầu yêu nhau. Đó là một bằng chứng khác để tỏ rằng anh phải điên lắm mới làm lễ thành hôn với nàng. Vậy mà theo những điều tôi biết về tình trạng anh ta thì tôi có thể quả quyết rằng ngay trong lúc này ý định làm điều điên rồ là thành hôn với người con gái đó vẫn còn lởn vởn trong đầu anh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top