6. Tính cách tượng trưng trong giấc mơ

PHẦN THỨ HAI: GIẤC MƠ
6. Tính cách tượng trưng trong giấc mơ

           Chúng ta đã thấy sự biến dạng ngăn cản không cho chúng ta hiểu được giấc mơ chính là kết quả của sự kiểm duyệt đối với những ham muốn vô thức, hay không thể chấp nhận
được. Nhưng chúng ta không khẳng định rằng sự kiểm duyệt là yếu tố duy nhất phát sinh ra sự biến dạng này và ngoài sự kiểm duyệt ra còn có những yếu tố khác. Điều này đúng đến nỗi dù cho sự kiểm duyệt có bị gạt bỏ hoàn toàn đi chăng nữa thì không phải vì như thế mà chúng ta sẽ dễ dàng hiểu giấc mơ hơn, và giấc mơ rõ ràng không phải vì thế mà trùng hợp với giấc mơ tiềm tàng.

         Chúng ta đã tìm ra được những yếu tố khác này nhờ có một lỗ hổng trong kỹ thuật của chúng ta. Tôi đã đồng ý với các bạn là ở một vài giấc mơ đã được phân tích có khi những
yếu tố đặc biệt của giấc mơ không gợi cho người nằm mơ một ý tưởng gì cả. Tất nhiên sự kiện này ít xảy ra hơn người ta thường khẳng định và trong nhiều trường hợp nhờ sự kiên nhẫn người ta đã làm cho nhiều ý kiến phải xuất hiện. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp người ta không tìm thấy có sự liên tưởng và khi gợi ra sự liên tưởng thì kết quả mong đợi lại không có gì cả. Khi sự việc này xảy ra trong một lần trị bệnh bằng phân tâm học nó trở nên quan trọng đặc biệt, nhưng ở đây chúng ta chưa nói đến tầm quan trọng này vội. Sự kiện đó xảy ra khi chúng ta giải thích những giấc mơ của chính chúng ta hay của những người bình thường khác. Trong trường hợp này, sau khi thấy rõ ràng dù có kiên nhẫn hơn cũng chẳng đi đến đâu, chúng ta lại tìm ra rằng sự kiện mà chúng ta không muốn đó lại xuất hiện điều hòa đối với một vài yếu tố nhất định trong giấc mơ, và đó không phải là sự bất thường mà là những sự việc phụ thuộc vào một luật định.

           Đứng trước những sự kiện này chúng ta muốn tự mình giải thích những yếu tố thầm lặng của giấc mơ, dùng những phương tiện riêng của mình để tìm hiểu. Mỗi khi giải thích
như thế thì người ta có cảm tưởng đạt được một vài kết quả mỹ mãn, còn nếu không làm như thế thì giấc mơ sẽ chẳng có nghĩa gì. Khi áp dụng phương pháp này càng ngày càng
nhiều vào nhiều trường hợp hơn, chúng ta sẽ đi đến nhiều kết quả chắc chắn hơn.

         Sự trình bày của tôi có vẻ như sơ sài nhưng sự sơ sài này thường được dùng trong ngành giáo dục để đơn giản hoá vấn đề.

        Làm như vừa nói, chúng ta có thể giải thích các giấc mơ một cách thoả đáng giống như những cuốn sách đoán mộng rất thịnh hành trong dân gian. Tôi tin rằng các bạn chưa quên
việc chúng ta chưa hề đạt được kết quả cụ thể nào trong việc tìm hiểu những yếu tố bất biến trong giấc mơ bằng kỹ thuật liên tưởng.

       Các bạn sẽ cho rằng phương pháp này có vẻ không chắc chắn, có nhiều điều đáng bài bác hơn là phương pháp dành cho những ý tưởng được tự do xuất hiện. Nhưng đến đây ta thấy có thêm một chi tiết khác. Sau khi tập hợp được nhiều sự giải thích những yếu tố bất biến trong giấc mơ như thế bằng các cuộc thí nghiệm liên tục, đột nhiên ta thấy chúng ta có thể
đạt được những kết quả giống như thế bằng cách chỉ dựa trên những điều mình biết và không cần dùng đến những điều mà người nằm mơ đã nhớ lại, chúng ta cũng có thể hiểu chúng được. Do đâu mà chúng ta biết được như thế?

       Chúng ta gọi sự liên quan giữa yếu tố của giấc mơ và sự giải thích nó bằng cái tên là liên quan tượng trưng vì yếu tố này chỉ tượng trưng cho một ý tưởng vô thức trong giấc mơ. Trước đây, khi xét đến các liên quan giữa những yếu tố của giấc mơ và bản thể của chúng, tôi đã trình bày rằng yếu tố này chẳng khác gì một phần đối với toàn thể, rằng ý tưởng đó cũng có thể là một sự ám chỉ đến bản thể hay là một sự biểu thị của bản thể. Ngoài ba loại liên quan như thế còn một loại liên quan thứ tư nữa. Đó là liên quan tượng trưng. Trước khi trình bày những nhận xét tượng trưng này chúng ta hãy nói đến những vấn đề đã được đem tranh luận thú vị quanh vấn đề đó. Tính cách tượng trưng sẽ là vấn đề đáng chú ý nhất trong thuyết về giấc mơ.

           Ta nên nói ngay rằng trong một vài phương diện những ký hiệu tượng trưng đã thực hiện được lý tưởng cũ kỹ của quần chúng trong việc giải thích giấc mơ và kỹ thuật của chúng ta đã đưa chúng ta đi rất xa lý tưởng đó.

         Những ký hiệu tượng trưng này giúp cho ta, là trong một vài trường hợp, giải thích giấc mơ mà không cần hỏi gì người nằm mơ cả, vả lại chính người này cũng chẳng thêm được gì
vào trong ký hiệu đó. Khi biết được những ký hiệu tượng trưng thường dùng này, biết rõ cá tính, và đời sống của người nằm mơ và những tình cảm phát sinh ra giấc mơ, chúng ta cũng có thể giải thích giấc mơ chẳng khó khăn gì như mở một cuốn sách ra xem. Một công trình tuyệt diệu như vậy quả thật là một khích lệ lớn lao cho người giải thích và cũng như cho người nằm mơ, tránh cho người ta việc khó chịu là phải hỏi han lôi thôi người nằm mơ. Nhưng bạn đừng cho rằng công việc đó dễ dàng. Chúng ta phải đạt được cái công trình tuyệt diệu này. Kỹ thuật đặt căn bản trên sự tượng trưng không thể thay thế kỹ thuật dựa trên
căn bản của sự liên tưởng và không thể so sánh với nó được. Trái lại, kỹ thuật này chỉ bổ túc kỹ thuật trước và hiến cho nó những dữ kiện dùng được. Về việc hiểu rõ tình trạng tinh
thần của người nằm mơ, các bạn nên biết rằng những giấc mơ mình phải giải thích không phải là của những người mà các bạn biết rõ, thường thường bạn không được biết những sự việc gì trong ngày đã phát sinh ra giấc mơ, các bạn chỉ biết về đời sống tinh thần của người nằm mơ qua những ý tưởng và những điều nhớ lại của người nằm mơ thôi.

        Thực là một điều lạ lùng khi thấy quan niệm về tính cách tượng trưng của giấc mơ liên quan giữa giấc mơ và sự vô thức lại gặp những sự chống đối rất ghê gớm. Ngay cả những người biết suy nghĩ và hiểu biết không có điều gì để bài bác môn phân tâm học cũng không chịu đi theo con đường đó. Thái độ này càng tỏ ra kỳ lạ khi tính cách tượng trưng đâu có phải là một đặc tính riêng của giấc mơ mới có và sự tìm ra tính cách không phải là công trình của môn phân tâm học, trong khi chính môn này cũng đã tìm ra được nhiều điều khác nổi tiếng hơn. Cha đẻ của tính cách tượng trưng trong các giấc mơ chính là nhà triết học K.A. Scherner (1861). Môn phân tâm học khẳng định ý kiến của Scherner và cũng làm cho ý kiến này bị thay đổi sâu rộng.

        Và bây giờ các bạn muốn biết một vài điều về tính cách tượng trưng, biết một vài trường hợp. Tôi sẵn sàng hiến các bạn điều đó nhưng cũng cần nói trước rằng chúng ta chưa hiểu được hoàn toàn hiện tượng này như ý muốn.
        
          Đặc tính của sự tượng trưng nằm trong một sự so sánh. Nhưng một so sánh thôi không đủ. Chắc cũng còn phải có một vài điều kiện nào khác nữa nhưng những điều kiện nào thì
hiện nay chúng ta chưa biết. Những cái gì có thể so sánh được với một vật gì hay một sự diễn biến nào trong giấc mơ lại không tượng trưng cho vật đó hay sự diễn biến đó. Ngoài ra, giấc mơ lại chỉ chọn để tượng trưng cho mình một vài yếu tố nằm trong các ý tưởng tiềm tàng trong giấc mơ thôi. Vì thế tính cách tượng trưng bị giới hạn ở mọi mặt. Khái niệm về sự tượng trưng cũng chưa được rõ ràng, khái niệm này thường hay bị lầm lẫn với khái niệm về sự thay thế , biểu diễn, có khi lại tiến gần đến sự ám chỉ nữa. Trong nhiều sự tượng trưng, sự so sánh rõ ràng được dùng làm nền tảng. Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng ta lại tự hỏi nền móng của sự so sánh đó nằm ở chỗ nào? Sự suy nghĩ kỹ may ra chúng ta tìm được chăng? Vả lại nếu sự tượng trưng là một sự so sánh thì thực là một sự lạ khi sự liên tưởng lại không giúp ta tìm ra sự so sánh đó, khi chính người nằm mơ cũng không biết nó nằm ở đâu, tuy có dùng đến nó nhưng chẳng biết mô tê gì cả. Điều đặc biệt là ngay cả khi người ta chỉ cho người nằm mơ rõ sự so sánh đó, anh ta cũng chẳng chịu công nhận. Các bạn hẳn đã thấy là liên quan tượng trưng là một sự so sánh thuộc loại đặc biệt mà chúng ta không biết
gì hết. Có thể là sau này chúng ta sẽ được biết một v{i điều chăng.

       Những đối tượng được hình dung tượng trưng trong giấc mơ rất ít. Đó là thân thể người ta, anh em, bè bạn, cha con, sự sinh, sự tử, sự trần truồng hay một vài sự gì nữa. Chính căn nhà là sự biểu thị duy nhất điển hình, nghĩa là điều hòa trong con người. Sự kiện n843; y đã được Scherner công nhận là có tầm quan trọng hàng đầu nhưng chúng ta cho rằng ông đã lầm. Nhiều khi trong giấc mơ, mình thường thấy mình tụt từ trên cao xuống ở đằng trước mặt nhà và có cảm giác khi thì sung sướng khi thì lo âu. Những căn nhà có những bức tường trơn tuột nhẵn nhụi là hình dung cho những người đàn ông còn những căn nhà sần sùi, có bao lơn khiến cho người ta có chỗ bấu víu thường hình dung cho phụ nữ. Cha mẹ thường tượng trưng cho đức vua và hoàng hậu hay những nhân vật quan trọng: chính vì thế mà những giấc mơ trong đó có hình cha mẹ thường diễn ra trong bầu không khí hiếu thảo. Những giấc mơ, trong đó những người anh em, chị em hay những đứa bé con thường được tượng trưng bằng những con vật nhỏ, những con rệp bớt âu yếm hơn. Sự sinh đẻ gần như bao giờ cũng được hình dung bằng những động tác trong đó bao giờ nước cũng là yếu tố chính người ta nằm mơ thấy mình đang ngã xuống sông hay từ dưới nước đi lên, cứu một người ở dưới nước đưa lên hay được người ta cứu, nghĩa là giữa người này và người nằm mơ có cả những dây liên lạc về tình mẫu tử. Sự sắp chết đến nơi được hình dung bằng một
cuộc đời ra đi, một chuyến du hành bằng xe lửa, cái chết được hình dung bằng một vài điểm xấu, ghê sợ. Sự trần truồng được tượng trưng bằng quần áo, những bộ đồng phục. Các bạn thấy là chúng ta ở giữa hai loại biểu thị: một đằng là sự tượng trưng một đằng là những sự ám chỉ.

        Trong nhiều sự tượng trưng, sự so sánh rõ ràng được dùng làm nền tảng. Nhưng trong nhiều trường hợp chúng ta lại tự hỏi nền móng của sự so sánh đó nằm ở chỗ nào? Sự suy nghĩ kỹ may ra chúng ta tìm được chăng. Vả lại nếu sự tượng trưng là một sự so sánh thì thực là một sự lạ khi sự liên tưởng lại không giúp ta tìm ra sự so sánh đó, khi chính người nằm mơ cũng không biết nó nằm ở đâu, tuy có dùng đến nó mà chẳng biết mô tê gì cả. Điều đặc biệt là ngay cả khi người ta chỉ cho người người nằm mơ rõ sự so sánh đó, anh ta cũng chẳng chịu công nhận. Các bạn hẳn đã thấy là liên quan tượng trưng là một sự so sánh thuộc loại đặc biệt mà chúng ta không biết gì hết. Có thể là sau này chúng ta sẽ biết được một vài điều chăng.

           Ra khỏi sự liệt kê ngắn ngủi kể trên, chúng ta bước vào một môi trường trong đó những đối tượng và nội dung được hình dung bằng một sự tượng trưng dồi dào, có thiên hình vạn trạng. Đó là môi trường của đời sống tình dục, của cơ quan sinh dục, của những hành vi giao cấu. Phần lớn những ký hiệu tượng trưng trong giấc mơ là những ký hiệu tình dục. Nhưng ở đây chúng ta đứng trước một sự khác biệt kỳ lạ. Trong khi nội dung thì rất ít, những ký hiệu để chỉ những nội dung đó thì rất nhiều, thành ra mỗi đối tượng đều được tượng trưng bằng rất nhiều ký hiệu mà ký hiệu nào cũng có giá trị như nhau. Nhưng trong khi giải thích, người ta thường gặp những sự ngạc nhiên khó chịu. Trái với những hoạt động của các giấc mơ thường có thiên hình vạn trạng, sự giải thích các ký hiệu tượng trưng đều chán nản không thể tả. Đó là sự kiện làm mọi người bực mình nhưnng làm sao được bây giờ?

      Vì đây là lần đầu tiên chúng ta nói đến nội dung của đời sống tình dục, tôi phải nói cho bạn nghe rõ tôi muốn nói đến vấn đề đó theo cách nào. Môn phân tâm học không có lý do gì để nói một cách úp mở, hay chỉ nói đến bằng những sự ám chỉ. Môn này không xấu hổ khi xét vấn đề quan trọng đó, thấy rằng việc gọi sự việc bằng chính tên của chúng là phương sách hay nhất để tránh những ý tưởng xấu xa. Việc có mặt trong cử toạ đại diện của cả hai
phái nam nữ cũng chẳng thay đổi gì. Nếu chúng ta không có một khoa học dành riêng cho các ông hoàng bà chúa thì chúng ta cũng không có khoa học nào dành riêng cho các cô gái ngây thơ và các bà hiện diện trong những buổi học này, chứng tỏ rằng họ muốn được đối xử ngang hàng với các ông, ít nhất là cũng về phương diện khoa học.

        Vậy giấc mơ về cơ quan sinh dục của đàn ông có nhiều sự biểu thị có tính cách tượng trưng trong khi đó cái gì có tính cách chung dùng để so sánh thường hiện ra rõ ràng. Cơ quan này thường được tượng trưng bằng con số 3. Phần chính trong cơ quan sinh dục này, cái dương vật thường được cả hai phái nam nữ chú ý đến một cách thích thú, được tượng trưng bằng những đồ vật có hình thức giống như nó: cái gậy, cái ô, thân cây, cây cối.. , rồi đến những đồ vật có thể đi sâu vào một vật nào khác gây ra trong đó những vết thương: khí giới nhọn đủ loại: như dao, dao găm, lưỡi dao, gươm giáo, hay súng, nhất là súng lục rất giống cái dương vật nhất. Trong những cơn ác mộng của các cô gái, họ thường nằm mơ người đàn ông cầm dao hoặc là súng lục đuổi theo. Có thể đó là trường hợp hay xảy ra nhất về tính cách tượng trưng của các giấc mơ, và giải thích những giấc mơ đó chẳng có gì là khó. Sự hình dung dương vật bằng những đồ vật phun ra một thứ nước cũng dễ hiểu chẳng kém: vòi nước, bình nước, suối nước vọt ra ngoài, hay bằng những đồ vật có kéo dài ra như những cái đèn, cái bút chì... rồi những cái bút, những cái giũa móng tay, những cái búa cũng
đều được dùng tượng trưng cho dương vật, điều này cũng chẳng có gì khó hiểu.

       Việc dương vật có thể cương cứng lên được, không chịu ảnh hưởng của trọng lực được tượng trưng bằng những trái banh khinh khí, những máy bay, những khinh khí cầu Zeppenlin. Những giấc mơ cũng dùng một phương sách đầy ý nghĩa để tượng trưng cho sự cương cứng của dương vật. Giấc mơ cho dương vật như cái gì cần thiết nhất trong con
người và làm cho con người bay được lên cao. Các bạn đừng ngạc nhiên nếu tôi nói rằng những giấc mơ mà ai cũng biết, những giấc mơ thực đẹp đẽ trong đó sự bay lên đóng một vai trò vô cùng quan trọng, phải được giải thích như do sự khuynh hướng của cơ quan sinh dục, hiện tượng của sự cương cứng dương vật. Trong số những nhà phân tâm học có P. Federn đã dựa vào những bằng chứng không thể phủ nhận được để chứng minh điều đó, và ngay cả một nhà thí nghiệm danh tiếng không liên can gì đến phân tâm học cũng đi đến kết
luận tương tự bằng cách đặt chân tay người chủ theo một chiều hướng đặc biệt để gây ra những giấc mơ (ông Maury Vold). Các bạn sẽ cãi lại rằng chính những người phụ nữ cũng nằm mơ thấy mình bay lên. Các bạn hãy nhớ lại rằng giấc mơ thường được mô tả lại sự thực hiện những điều mà mình muốn làm trong ngày và không thiếu gì đàn bà muốn trở thành đàn ông dù lòng ham muốn này có ý thức hay không. Những bạn nào đã được học môn giải phẫu học sẽ không ngạc nhiên khi thấy người đàn bà cũng muốn thực hiện lòng dục của mình bằng những cảm giác chẳng khác gì cảm giác của đàn ông. Trong cơ quan sinh dục của đàn bà cũng có một cơ quan cũng cương cứng được lên như dương vật và trong thời thơ ấu cũng như trong tuổi dậy thì trước khi giao hợp cũng giữ vai trò chẳng khác gì dương vật.

       Trong những ký hiệu tượng trưng cho dương vật khó hiểu hơn chúng ta thấy có những loại bò sát và loài cá, nhất là con rắn. Tại sao cái mũ và cái áo tơi cũng dùng trong công việc tượng trưng đó? Thực không thể dễ đoán chút nào nhưng quả là sự tượng trưng đó phải có ý nghĩa. Ngoài ra người ta tự hỏi việc dùng chân tay thay thế cho dương vật có ý nghĩa
tượng trưng nào không? Tôi tin rằng khi xét toàn thể giấc mơ, xét đến những cơ quan sinh dục của người đàn bà, chúng ta phải nhận thức ý nghĩa đó.

        Cơ quan sinh dục của người đàn bà được tượng trưng bằng những vật gì giống như một cái lỗ có khả năng chứa được một vật khác như: mỏ, hố, hốc đá, chai lọ, hộp, rương, túi.. Tàu
thuỷ cũng thế. Một vài ký hiệu khác như: lò, tủ, phòng tượng trưng cho tử cung hơn là cho cơ quan chính thức. Ký hiệu phòng cũng gắn liền với các nhà , cửa, cổng tượng trưng cho cửa mình. Một vài vật khác cũng có ý nghĩa tượng trưng như gỗ, giấy, bàn, sách vở. Về loài vật thì những con sên, con sò cũng tượng trưng cho cơ quan sinh dục của phụ nữ. Cũng tượng trưng cho cơ quan này là cái mồm, những toà nhà, hay những nhà thờ, nhà nguyện. Các bạn hẳn đã thấy rằng không phải là những sự tượng trưng nào cũng đều dễ hiểu cả.

        Đôi vú cũng phải được coi như cơ quan tình dục, cũng như một vài cơ quan khác trong người đàn bà được tượng trưng bằng những trái đào, trái táo, hoa quả. Lông ở bộ phận sinh dục đàn ông cũng như đàn bà được tượng trưng bằng những khu rừng rậm, bụi rậm. Cách cấu tạo phức tạp của cơ quan tình dục đàn bà thường được tượng trưng bằng một phong cảnh có đủ tảng đá, khu rừng, mây nước. Cơ quan của đàn ông được tượng trưng bằng đủ các thứ máy móc khó tả.

          Một sự tượng trưng khác cho cơ quan tình dục của đàn bà là những hộp đồ nữ trang cũng như kho tàng thường tượng trưng cho những sự vuốt ve của người đàn ông đối với
người mình yêu; những đồ ngọt như kẹo bánh tượng trưng cho sự thoả mãn tình dục. Sự thoả mãn dục tình mà không cần đến người khác phái được tượng trưng bằng những trò chơi, ví dụ chơi dương cầm. Sự trơn trợt, trèo xuống hay bẻ gẫy cành cây tượng trưng cho sự thủ dâm. Còn gãy răng hay bẻ răng tượng trưng cho sự bị thiến, một trừng phạt đối với những thoả mãn trái thiên nhiên. Những ký hiệu tượng trưng cho sự giao cấu không nhiều như ta tưởng, ví dụ như những hành động nhịp nhàng như khiêu vũ, cưỡi ngựa, trèo núi, hay những tai nạn kinh khủng như bị xe hơi chẹt, một vài cử động bằng tay như doạ dẫm bằng khí giới.

           Sự áp dụng và giải thích những tượng trưng này không đơn giản như mình tưởng, cả hai đều có nhiều chi tiết mà mình không chờ đợi. Có một điều mình không tưởng tượng được là những ký hiệu tượng trưng này không hề phân biệt những sự thoả mãn dục tình của đàn ông hay đàn bà. Có những ký hiệu chỉ cơ quan của đàn ông cũng được, của đàn bà cũng được: ví dụ như hình dung của những đứa trẻ con, trẻ trái hay trẻ gái. Có khi một ký hiệu đàn ông chỉ một phần trong cơ quan tình dục của đàn bà hay trái lại. Những điều này thực khó hiểu khi người ta chưa biết đến những sự phát triển của những sự biểu thị về tình dục của con người. Có một ít trường hợp ở trong đó không có sự lẫn lộn trong việc tượng trưng, ví dụ như túi, khí giới, hộp chỉ dùng riêng cho đàn bà thôi.

      Tôi sẽ xét duyệt tất cả những phạm vi mà những sự tượng trưng đã dùng việc hình dung tình dục, nhất là những trường hợp mà yếu tố chung chưa được hiểu rõ. Ví dụ như cái mũ
vừa dùng cho đàn ông được, mà dùng cho đàn bà cũng được. Cái áo tơi thường chỉ một người đàn ông có khi không liên can gì đến tình dục cả, chả hiểu vì sao. Cái cà vạt rũ xuống trước ngực rõ ràng là một ký hiệu riêng cho đàn ông vì đàn bà không đeo cà vạt bao giờ. Quần áo trắng, vải thường tượng trưng cho đàn bà; áo dài, đồng phục tượng trưng cho sự trần truồng, hình thể; giầy da, giầy vải tượng trưng cho cơ quan tình dục đàn bà, cũng như cái bàn, đồ gỗ. Cái thang, bậc thang, chỗ vịn tay đều tượng trưng cho sự giao hợp. Nghĩ kỹ hơn chúng ta thấy yếu tố chung cho sự nhịp nhàng khi trèo lên cao cho sự kích động lên tới chỗ tuyệt đỉnh: càng lên cao càng thấy khó thở.

     Phong cảnh tượng trưng cho âm hộ. Núi non, tảng đá tượng trưng cho dương vật, vườn cho âm hộ. Trái cây chỉ đôi vú chứ không phải đứa con. Dã thú chỉ những người đam mê tình ái, rồi những bản năng xấu xa. Hoa, nhuỵ chỉ âm hộ , nhất là sự trinh tiết. Những đóa hoa chưa nhú chính là cơ năng sinh dục của loài cây trong đời thực. Từ cái phòng, những cửa sổ, cửa ra vào đều chỉ những lỗ như cửa mình, chỉ sự mở to của cửa mình. Phòng đóng, phòng mở, chỉ người đàn bà, còn chìa khóa chỉ người đàn ông.

         Đó là những vật liệu cấu thành những giấc mơ tượng trưng. Thực ra chưa đầy đủ, chúng ta có thể kể nhiều nữa về chiều rộng cũng như chiều sâu, nhưng như thế cũng tạm đủ rồi. Có thể bạn sẽ nổi giận và bảo tôi: “Nghe giáo sư nói thì chúng ta sống trong một thế giới bao quanh bằng những ký hiệu tượng trưng cho tình dục. Tất cả những gì quanh ta, áo chúng ta mặc, những đồ chúng ta cầm tay chẳng là gì khác hơn những cái tượng trưng cho tình dục, không hơn không kém”. Tôi công nhận là quả có nhiều điều khó hiểu thực và câu hỏi đầu tiên đến với các bạn hẳn là câu sau đây: Làm sao chúng ta biết được ý nghĩa của những ký hiệu tượng trưng đó khi chính người nằm mơ không cho ta biết gì hết, hay có cho biết thì
cũng chỉ là những điều thiếu sót.

    Tôi trả lời: Chúng ta biết những điều đó là nhờ nhiều nguồn gốc lắm, những chuyện cổ tích, huyền thoại, chuyện vui cười, dân ca nghĩa là nhờ sự khảo sát những tập quán, phương
ngôn, tục ngữ, bài hát, thi ca, tiếng nói hàng ngày của các dân tộc trên thế giới. ở bất cứ đâu chúng ta cũng thấy những ký hiệu như nhau, dễ hiểu. Khảo sát các nguồn gốc đó chúng ta
thấy là chúng đi rất sâu sát với tính cách tượng trưng trong các giấc mơ đến nỗi những điều vừa nói được xác nhận hoàn toàn.

       Chúng ta đã nói rằng theo Sherner thì căn nhà tượng trưng cho thân thể người ta, cũng như cửa sổ, cửa ra vào tượng trưng cho các lỗ, bề mặt căn nhà chỉ những chỗ lồi lõm, ban
công chỉ những chỗ dựa. Chính trong tiếng nói thường ngày của chúng ta cũng dùng những ký hiệu đó: chúng ta chẳng thường gọi bạn thân của chúng ta là: “ngôi nhà cũ” và “mọi việc đều không được trật tự lắm trên tầng lầu một của anh ta” sao? (dịch từng chữ trong tiếng Đức).

         Thoạt nghe người ta thấy thực kỳ khi cha mẹ được tượng trưng bằng vua chúa và hoàng hậu. Trong nhiều chuyện cổ tích khi đọc thấy: “Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng
hậu “những chữ này thực ra chỉ là những chữ thay thế cho: Ngày xưa có một người cha và một người mẹ”. Trong gia đình, người ta thường gọi đứa trẻ con là những ông hoàng, đứa
lớn nhất là hoàng thái tử (kronprinz). Chính vua thường được gọi là cha mẹ dân. Những đứa bé thường được gọi đùa là những con sâu, chúng ta chẳng đã thương hại gọi đùa chúng là “Những con sâu nhỏ bé đáng thương” sao? (Das arme Wurm).

         Chúng ta hãy trở lại ký hiệu căn nhà và các phụ thuộc. Khi chúng ta trong giấc mơ, dùng những chỗ lồi trong căn nhà làm chỗ bấu víu, chúng ta hẳn đã nhớ lại ý nghĩa của quần
chúng khi họ nói đến những cặp vú đồ sộ là “có thể đánh đu vào đó được”. Những người ngoài phố còn nói đến những người có đôi vú to là: “bà này có nhiều gỗ trước cửa nhà mình nhỉ” y như họ muốn khẳng định cái giải thích của chúng ta khi ta nói rằng gỗ là vật tượng trưng cho người đàn bà.

         
           Về rừng, chúng ta sẽ không hiểu tại sao rừng lại được dùng tượng trưng cho đàn bà nếu chúng ta không cầu cứu môn ngôn ngữ học só sánh. Tiếng Đức Holz (gỗ) cũng cùng một gốc rễ với tiếng Hy lạp có nghĩa là vật chất, nguyên liệu. Có nhiều khi một tiếng chung dùng để chỉ một vật riêng. Trong Đại tây dương có một hòn đảo tên Maderia vì đảo đó toàn rừng, Maderia tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là rừng. Tiếng Maderia gốc từ tiếng La tinh Materiasa thành Matiére của pháp. Chữ materia gốc ở chữ master nghĩa là người mẹ. Vậy matiére, vật chất của một vật gì chính là mẹ của vật đó. Chính quan niệm cũ kỹ này đã phát sinh ra ký hiệu tượng trưng gỗ, rừng trở thành người mẹ, người đàn bà.

      
       Trong giấc mơ, sự sinh sản thường được tượng trưng bằng những nước, nhảy xuống nước hay từ dưới nước đi lên tức là sinh ra hay ra đời. Gốc của sự tượng trưng này là do thuyết tiến hoá: một đằng, mọi vật trên cạn, trong đó phải kể cả tổ tiên loài người, đều bắt nguồn từ những vật sống dưới nước (quan niệm này quá cũ), đằng khác, bất cứ một loài có vú, một người nào trước khi ra đời cũng nằm mơ trong nước nghĩa là nước trong tử cung người mẹ, và sinh ra tức là trong nước đi ra. Tôi không nói rằng người nằm mơ biết những điều đó. Nhưng tôi cho rằng anh ta không cần biết đến điều đó. Người nằm mơ có thể biết
những điều được kể cho nghe hồi còn nhỏ, nhưng dù anh ta có biết chăng nữa cũng chẳng liên quan gì đến sự hình thành của ký hiệu tượng trưng. Ngày xưa người ta kể cho chúng ta
nghe rằng chính những con cò đem trẻ con đến. Nhưng có thể đứa trẻ con ở đâu, thì ở dưới sông dưới giếng, nghĩa là ở dưới nước chứ còn đâu nữa? Một thân chủ của tôi, hồi còn nhỏ đã được nghe kể câu chuyện đó đã biến mất cả buổi chiều. Mãi sau người ta mới tìm ra chú bé đang cúi đầu xuống nước để xem có đứa trẻ con nado trong đó không?

       Trong những huyền thoại về sự ra đời của những anh hùng, mà O.Rank đã khảo cứu (việc cũ nhất là sự ra đời của Sargon, ở Agade năm 2800 trước T.C) việc dìm trong nước hay từ trong nước đi ra giữ một vai trò quan trọng hàng đầu. Rank cho rằng đó là những hình ảnh tượng trưng cho sự sinh sống như trong giấc mơ. Khi trong giấc mơ chúng tự cứu được một người nào đó khỏi chết đuối, chúng ta thường coi người đó như mẹ mình: trong những huyền thoại một người cứu được một đứa bé khỏi chết đuối chính là mẹ đứa bé. Trong một câu chuyện người ta kể lại rằng: người ta hỏi một đứa bé Do thái thông minh là: “Ai là mẹ của Moise?”. Thằng bé trả lời không ngập ngừng: “Đó là công chúa”. Nhưng người ta bảo: “Không đúng. Bà Công chúa chỉ là người cứu Moise khỏi chết đuối thôi”. Đứa bé trả lời: “Thì bà ta bảo thế”. chứng tỏ rằng nó cũng biết ý nghĩa đúng của câu chuyện huyền thoại.

         Trong giấc mơ cái chết thường được tượng trưng bằng sự ra đi. Khi một đứa bé hỏi về một người đã lâu không gặp, thực ra đã chết, người lớn thường trả lời là người đó đi du lịch.
Ngay ở đây tôi cũng cho rằng sự tượng trưng này không liên can gì đến sự giải thích cho trẻ con nghe. Nhà thi sĩ cũng dùng hình ảnh đó để chỉ suối vàng như một miền xa xôi mà không
một du khách nào đến đó mà có thể trở về được. Ngay trong câu chuyện hàng ngày chúng ta cũng nói đến những chuyến du hành cuối cùng. Tôn giáo cổ xưa của xứ Ai cập cũng nói đến cuộc du hành qua cõi chết. Còn nhiều bản của cuốn sách, ví dụ như cuốn Baedekre đi theo xác ướp trong cuộc du hành. Từ khi nghĩa địa được tách rời những nơi có nhà ở, cuộc du hành cuối cùng về cõi chết đã trở thành hiện thực.

       Sự tượng trưng cho cơ quan sinh dục của đàn bà cũng không phải chỉ có trong giấc mơ. Trong đời sống hàng ngày nhiều khi bạn gọi một phụ nữ là “một cái hộp cũ kỹ” mà không hề biết rằng mình đã dùng chữ đó tượng trưng cho cơ quan đàn bà. Trong Tân ước có nói: người đàn bà là một cái bình yếu. Những sách kinh của người Do thái có lối hành văn rất thú vị, đầy rẫy những thành ngữ mượn của sự tượng trưng tình dục, thường không dễ hiểu tí nào và gây ra nhiều sự hiểu lầm ví dụ như trong cuốn Thánh ca của các thánh ca. Trong sách vở Do thái sau đó luôn luôn có đoạn nói đến người đàn bà như một cái nhà và cái cửa như cái cửa mình. Ví dụ như người chồng lấy vợ mất trinh thường phàn nàn là mình thấy cửa để ngỏ. Người đàn bà nói về chồng mình như sau: Tôi dọn bàn sẵn cho anh nhưng anh lật đổ bàn. Vì người chồng lật ngược bàn nên con cái mới què quặt. Những tài liệu này đều trích trong cuốn Sự tượng trưng tình dục trong kinh thánh Giato và thánh kinh Hồi giáo, của M.L.Levy, Brunn.

          
           Chính các nhà ngữ nguyên học đưa ra hình dung người đàn bà tượng trưng bằng cái tàu thuỷ: danh từ Schiff (tàu thuỷ) lúc đầu dùng để chỉ một cái bình bằng đất sét bắt nguồn
bằng chữ Schaff (cái chảo). Chữ lò tượng trưng cho người đàn bà và cái tử cung, đó là điều đọc thấy trong huyền thoại Hy lạp liên can đến Péreanderu ở Corinthe và vợ là Mélissa. Theo chuyện do Hérodote kể lại thì sau khi giết vợ mình vì ghe tuông, tên hôn quân yêu cầu bóng mình cho biết tin tức về người vợ yêu quý, người chết liền cho anh ta biết mình có mặt bằng cách nhắc cho Péreanderu biết là anh ta đã để cho bánh mỳ trong lò lạnh ngắt, thành ngữ này có mục đích ám chỉ đến những cử chỉ mà không một ai biết ngoài hai vợ chồng. Trong cuốn Anthropophyteia của Kraus thường được coi như một cuốn sách rất dồi dào về đời sống tình dục của các dân tộc, người ta đọc thấy rằng trong một vài miền ở Đức khi nói đến người đàn bà vừa sinh xong người ta thường nói rằng chị ta bị vỡ lò. Sự đốt lửa cũng có ý nghĩa tượng trưng: ngọn lửa ví như cơ quan sinh dục dadn ông: còn lò lửa là cơ quan của đàn bà.

      
        Nếu ngạc nhiên không hiểu vì sao nhưng phong cảnh lại luôn luôn tượng trưng cho cơ quan sinh dục của đàn bà, bạn hãy đọc những sách về thần thoại trong đó đất lành nuôi sống con người giữ một vai trò như thế nào trong các dân tộc cổ xưa, và quan niệm về canh nông đã ảnh hưởng rất nhiều trong việc tượng trưng này. Thường ngày người đàn bà Đức chẳng hay hình dung căn phòng của người đàn bà để chỉ chính người đàn bà đó sao, thay thế con người bằng chỗ ở của đàn bà. Chúng ta cũng dùng chữ “Cánh cửa thiêng liêng” để chỉ Đức vua và chính phủ. Chữ Pharaon dùng để chỉ vua Ai cập có nghĩa là “sân to” (ở miền đông xưa giữa hai cửa thành thường có sân dùng làm nơi họp chẳng khác những cái chợtrong thời cổ). Tuy nhiên tôi thấy nguồn gốc này có vẻ hời hợt . Tôi cho rằng sở dĩ cái phòng trở thành tượng trưng cho người đàn bà; thần thoại và thi ca chẳng nhắc luôn đến những chữ dùng tượng trưng cho người đàn bà đó sao? Đó là những chữ: tòa lâu đài , thành quách , thành phố. Sở dĩ có người nghi ngờ về điểm này thì chỉ là vì người đó không biết tiếng Đức nên không hiểu chúng ta nói thôi. Nhưng trong mấy năm gần đây tôi có chữa cho nhiều người ngoại quốc và trong giấc mơ của họ, họ cũng nói đến những cái phòng để chỉ người đàn bà. Còn nhiều lý do để chứng minh rằng sự tượng trưng này đã vượt quá biên giới của ngôn ngữ và sự kiện này đã được nhà đoán mộng Schubert công nhận. Dù sao cũng cần phải cho rằng không một thân chủ nào của tôi lại không biết tí gì về tiếng Đức cả, vì thế tôi chờđợi những nhà phân tâm học tại các nước khác trên thế giới hiến cho những tài liệu đối với những người nói cùng một thứ tiếng.

          Về sự tượng trưng cho cơ quan sinh dục của đàn ông không có một ký hiệu nào lại không có trong câu nói thường ngày dưới một hình thức khôi hài, tầm thường hay thi vị như trong các nhà thi sĩ thời cổ xưa. Trong những ký hiệu đó không những có những ký hiệu thường xuất hiện trong các giấc mơ mà còn có những ký hiệu khác ví dụ như cái cây. Vả lại, sự tượng trưng trong cơ quan sinh dục của đàn ông có một phạm vi rất rộng, được bàn cãi rất nhiều nên chúng ta sẽ không nói đến vì không đủ chỗ . Chúng ta chỉ nói đến một ký hiệu thôi: đó là ký hiệu về Tam vị nhất thế. Chúng ta gạt ra một bên ý nghĩ không biết có phải con số ba là nguồn gốc của sự tượng trưng này không. Nhưng điều chắc chắn là nếu có những đồ vật gì gồm ba phần (ví dụ như cây Vân Thảo ba lá) được dùng để tượng trưng cho những binh chủng hay biểu hiện nado đó thì chính là ý nghĩa tượng trưng đó.

        Đóa hoa huệ ba cành của người Pháp, những huy hiệu kỳ khôi của hai đảo cách xa nhau như đảo Sicile và đảo Man, theo ý tôi chỉ là tượng trưng cho cơ quan sinh dục đàn ông. Thời
cổ xưa, người ta vẽ lại dương vật để xua đuổi những hình ảnh xấu, ngày nay người ta thường đeo bùa, những bùa này không gì khác hơn là sự tượng trưng cho những cơ quan sinh dục. Các bạn hãy quan sát những bùa thường buộc quanh cổ mà xem: nào một đóa Vân Thảo bốn lá thay thế đóa Vân Thảo ba lá tượng trưng; một con lợn: ngày xưa tượng trưng cho sự sinh con đẻ cái; một cái nấm trông thực sự giống dương vật; một cái vành móng
ngựa trông như âm hộ ; anh chàng lau lò sưởi mang theo một cái thang là vì ngày xưa hình ảnh đó tượng trưng cho sự giao cấu. Chúng ta đã thấy cái thang tượng trưng cho sự giao cấu
trong giấc mơ; trong tiếng Đức anh từ “trèo lên cao” có nghĩa là tình dục. Tiếng Đức thường nói “trèo lên người đàn bà” và “thằng cha này là một thằng trèo lâu đời”. Trong tiếng Pháp, người ta dịch tiếng Stufe của Đức bằng chữ “đi” và người ta gọi anh chàng chơi bời đàng điếm bằng tiếng “một thằng đi nhiều”. Có lẽ danh từ cũng liên can đến việc nhiều giống vật trong khi giao cấu thường cưỡi lên con cái.

 
        Việc dùng danh từ bẻ gãy cành để chỉ sự thủ dâm không những đúng với những cử chỉ thường thường trong lúc thủ dâm mà còn giống như nhiều thành ngữ trong thần thoại. Nhưng sự tượng trưng cho việc thủ dâm hay sự thiến bằng hình dung rụng răng thực đặc biệt: khoa nhân chủng học cho ta một thí dụ về điều đó. Ngày nay sự buộc buồng trứng có lẽ bắt nguồn ở sự thiến ngày xưa. Có nhiều bộ lạc cổ xưa thường rạch cơ quan sinh dục để kỷ
niệm việc đến tuổi dậy thì của con trai trong khi có những bộ lạc lại nhổ một cái răng trong dịp này.

       Tôi chấm dứt bài này bằng những thí dụ như trên. Đó chỉ là những thí dụ: chúng ta biết nhiều hơn thế nữa và những thí dụ này nếu không phải là do chúng mình là những người
không chuyên môn tập trung lại mà do những nhà chuyên môn về khoa nhân chủng, thần thoại, ngôn ngữ và nhân loại học tập trung thì thú vị hơn nhiều. Nhưng dù những điều mình
biết hãy còn ít ỏi, chúng ta vẫn phải đưa ra những kết luận và những kết luận này sẽ làm chúng ta suy nghĩ.


          Trước hết chúng ta có sự kiện là người nằm mơ có một lối diễn tả tượng trưng mà anh ta không biết đến và cũng không công nhận khi thức dậy. Điều này không làm chúng ta ngạc nhiên cũng như khi ta nói rằng chị hầu gái của chúng ta biết chữ Phạn dù chị ta sinh ở Đức và chưa bao giờ học chữ Phạn cả. Chúng ta không thể dùng quan niệm của chúng ta về tâm lý học để biết rõ điều đó. Chúng ta chỉ có thể nói rằng nếu người nằm mơ có biết đến những sự tượng trưng này thì chính là vô thức, sự biết này thuộc vào đời sống tinh thần vô thức. Điều giải thích này không đi xa được. Cho tới nay chúng ta chỉ cần công nhận là có những khuynh hướng vô thức nghĩa là khuynh hướng mà chúng ta không biết đến trong thời gian ngắn ngủi nào đó thôi. Nhưng bây giờ còn có gì hơn nữa: đó là những điều hiểu biết bằng vô thức, những liên quan vô thức giữa các ý tưởng , những sự so sánh vô thức giữa các vật, trong đó một trong các vật sẽ thay thế cho những vật khác một cách thường trực. Những sự so sánh này không phát sinh ra chỉ để dùng một lần cho một trường hợp nào đó, nhưng để dùng mãi mãi trong mọi trường hợp, và bao giờ cũng sẵn sàng xuất hiện. Chúng ta đã có bằng cớ về điểm này vì nhìn thấy chúng trong những người khác nhau hoàn toàn, nói hai thứ tiếng khác nhau.

       Những điều biết tượng trưng này từ đâu ra? Tiếng nói thường ngày chỉ cung cấp có một phần nhỏ thôi. Những sự giống nhau trong các phạm vi khác, nhiều khi người nằm mơ
không hề biết đến và nếu chúng ta có tập trung được vài ví dụ thì cũng khó nhọc lắm.

        Thứ hai, những liên quan tượng trưng này không thuộc riêng về người nằm mơ và không biểu thị riêng cho công việc tiến hành trong giấc mơ. Chúng ta biết là những thần thoại, những chuyện cổ tích, những câu ca dao tục ngữ, những bài dân ca, tiếng nói hàng ngày và những nhà thi sĩ đều dùng sự tượng trưng đó. Phạm vi của sự tượng trưng rộng lớn vô cùng, sự tượng trưng trong giấc mơ chỉ là một khoảng nhỏ trong phạm vi đó. Chúng ta không nên khảo cứu toàn thể vấn đề bằng cách đi từ những giấc mơ. Nhiều ký hiệu tượng trưng dùng ở nơi khác, không xuất hiện trong giấc mơ hay chỉ xuất hiện rất ít; người ta cũng không luôn luôn tìm thấy ở ngoài đời những ký hiệu thường xuất hiện trong giấc mơ hay nếu có thì cũng chỉ lẻ tẻ thôi. Người ta có cảm tưởng đang đứng trước một lối diễn tả cũ kỹ nhưng đã mất đi rồi trừ một vài trường hợp còn sót lại, rải rác khắp nơi, chỗ này một ít chỗ kia một chút thay đổi trong rất nhiều phạm vi. Tôi nhớ đến một anh ch{ng điên khùng đã tượng trưng ra một tiếng nói căn bản trong đó những liên quan tượng trưng chỉ là những cái gì còn sót lại trong tiếng nói đó.

         Thứ ba, các bạn chắc ngạc nhiên khi thấy trong các phạm vi khác những liên quan tượng trưng này không hoàn toàn thuộc về tình dục, trong khi giấc mơ thì lại hoàn toàn thuộc về tình dục thôi. Điều này cũng chẳng dễ cắt nghĩa gì. Có phải là những ký hiệu tượng trưng cổ xưa đã được áp dụng vào những trường hợp mới không, có phải những sự áp dụng mới này dần dần đã đưa những ký hiệu này đến độ mất hết ý nghĩa tượng trưng không? Tất nhiên là chúng ta không thể trả lời các câu hỏi đó khi cứ đi mãi trong phạm vi giấc mơ. Chúng ta chỉ nên nói rằng giữa những sự tượng trưng đó và đời sống tình dục có những dây liên lạc chặt
chẽ.

        Gần đây chúng ta nhận được một bài rất quan trọng về vấn đề này. Một nhà ngôn ngữ học, ông M H. Sperber tuy không khảo cứu về phân tâm học đã cho rằng những nhu cầu tình dục giữ một vai trò quan trọng trong việc phát sinh và phát triển ngôn ngữ. Những âm thanh đầu tiên được phát ra được dùng để gọi những người khác giới trong công việc tình dục; rồi sự phát triển sau đó của ngôn ngữ đi cùng với sự tổ chức công việc trong thời cổ xưa. Công việc được tiến hành chung nhịp nhàng theo những câu hò khoan. Sự quan tâm về tình dục đã di chuyển đến sự quan tâm về công việc. Người ta có thể cho rằng người thời cổ xưa chỉ bằng lòng chấp nhận công việc như một cái gì đến thay thế cho tình dục và cũng quan trọng như tình dục vậy. Vì thế nên những câu hò khoan đi theo sự làm việc có hai nghĩa. một nghĩa dính dáng đến công việc, một nghĩa dính dáng đến tình dục và phụ thuộc hẳn vào công việc. Những thế hệ sau, sau khi phát minh ra một tiếng có ý nghĩa tình dục, đã dùng tiếng đó trong một loại công việc mới. Nhiều tiếng gốc sau đó đã được thành lập, tiếng nào cũng bắt đầu có ý nghĩa là tình dục nhưng về sau bỏ mất ý nghĩa tình dục. Nếu những điều vừa phác hoạ được coi là đúng thì chúng ta sẽ có thể hiểu được tính chất tượng trưng trong giấc mơ, hiểu rõ tại sao giấc mơ trong khi giữ lại được một cái gì trong những điều kiện cũ kỹ đó, lại có nhiều ký hiệu liên quan đến tình dục như thế, tại sao những binh khí và dụng cụ lại dùng để tượng trưng cho đàn ông, những vải và đồ vật dụng lại tượng trưng cho đàn bà. Liên quan tượng trưng hình như cái gì còn sót lại của sự đồng hoá các tiếng trong thời cổ, những đồ vật ngày xưa có cùng một tên với những đồ vật có dính dáng đến hình cầu và đời sống tình dục bây giờ xuất hiện trong giấc mơ dưới danh nghĩa là ký hiệu tượng trưng cho hình cầu và đời sống này.

      Những sự việc này được gợi ra khi nói đến các giấc mơ sẽ giúp cho chúng ta thấy rằng môn phân tâm học chính là một môn học có tính chất tổng quát chứ không phải như Tâm lý học và tâm thần học. Môn phân tâm học có liên quan đến nhiều khoa học tinh thần khác như thần thoại học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, tâm lý quần chúng học, khoa học tôn giáo. Những công trình khảo cứu của những khoa học này cũng giúp chúng ta nhiều dữ kiện quý báu. Cho nên chúng ta sẽ không được ngạc nhiên khi thấy phong trào phân tâm học đã đưa đến sự xuất bản một tờ tạp chí dành riêng cho vấn đề khảo sát các liên quan giữa các môn học này với môn phân tâm học. Đó là tờ tạp chí Imago thành lập năm 1912 do Hans Sachs và Otto Rank. Trong sự liên lạc với các khoa học khác, môn phân tâm học cho nhiều hơn nhận. Tất nhiên những kết quả đó có vẻ kỳ khôi mà môn phân tâm học thu lượm được sẽ dễ dàng chấp nhận hơn một khi các công trình khảo cứu trong các khoa học chấp nhận. Nhưng chính môn phân tâm học đã cung cấp phương pháp kỹ thuật và các quan điểm áp dụng được trong các khoa học khác. Công trình khảo cứu của phân tâm học đã tìm ra trong đời sống tinh thần những sự kiện giúp cho chúng ta giải quyết hay đưa ra ánh sáng hơn một điều bí ẩn của đời sống công cộng.

       Nhưng tôi chưa nói cho các bạn nghe trong trường hợp nào chúng ta có thể có được một tầm nhìn sâu xa nhất về vấn đề người ta gọi là “tiếng nói căn bản” và phạm vi nào đã giữ lại được nhiều điều truyền lại từ ngày xưa nhất. Chưa biết các điều đó, các bạn không thể hiểu được hết tầm quan trọng của vấn đề. Phạm vi đó là phạm vi của các chứng loạn thần kinh với những triệu chứng và cách phát hiện mà môn phân tâm học có nhiệm vụ giải thích và chữa chạy.

      Phương diện thứ tư của vấn đề đưa chúng ta quay lại điểm khởi đầu và hướng chúng ta theo chiều hướng đã vạch sẵn. Chúng ta đã nói rằng dù không có sự kiểm duyệt giấc mơ
chăng nữa thì giấc mơ cũng không phải vì thế mà trở nên dễ hiểu hơn vì chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề diễn tả ngôn ngữ tượng trưng trong giấc mơ bằng ngôn ngữ trong khi thức. Vậy tính chất tượng trưng trong giấc mơ là một yếu tố khác trong sự biến dạng của giấc mơ không phụ thuộc vào sự kiểm duyệt. Nhưng ta có thể cho rằng sự kiểm duyệt có thể lợi dụng tính chất tượng trưng để tiện cho công việc của mình vì cả hai đều có một mục đích chung : làm cho giấc mơ trở thành kỳ khôi và khó hiểu.

      Vì vậy, sau này chúng ta có thể tìm ra được một yếu tố mới cho sự biến dạng nữa. Nhưng tôi không muốn rời bỏ vấn đề tính chất tượng trưng mà không nhắc lại một lần nữa thái độ
khó hiểu của một số người học thức đối với vấn đề này: chất tượng trưng đã được chứng minh đầy đủ trong huyền thoại , tôn giáo nghệ thuật và ngôn ngữ. Không biết chúng ta có nên tìm lý do của thái độ này trong những liên quan mà chúng ta đã tìm ra giữa tính chất tượng trưng và đời sống tình dục hay không?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top