Phân loại môi trường

Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

3.1 Theo chức năng

- Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý

muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động

thực vật... Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho ta như

không khí để thổ, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các loại khoáng

sản cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho

ta cảnh đẹp giải trí tăng khả năng sinh lý của con người.

- Môi trường xã hội:

Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật

lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước... ở các cấp khác nhau như:

Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc,

gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức toàn thể... Môi trường xã hội định

hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh

tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các

sinh vật khác.

- Môi trường nhân tạo:

Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những

tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu

vực đô thị, công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí v.v...

3.2 Theo quy mô:

Theo quy mô chủ yếu người ta phân loại môi trường theo không gian Địa lý như

môi trường toàn cầu, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường vùng,

môi trường địa phương.

3.3 Theo mục đích nghiên cứu sử dụng

- Mục đích nghiên cứu sử dụng theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm tất cả các

nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài

nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, các quan hệ xã

hội... tức là gắn liền việc sử dụng tài nguyên với chất lượng môi trường.

- Mụcđích nghiên cứu sử dụng theo nghĩa hẹp:

Môi trường theo nghĩa hẹp thường chỉ xét tới những nhân tố tự nhiên và xã hội trực

tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người.

3.4 Theo thành phần

- Phân loại theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra:

+ Môi trường không khí

+ Môi trường đất

+ Môi trường nước

+ Môi trường biển

- Phân loại theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra:

+ Môi trường thành thị

+ Môi trường nông thôn

Ngoài 2 cách phân loại trên có thể còn có các cách phân loại khác phù hợp với mục

đích nghiên cứu, sử dụng của con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, dù

bất cứ cách phân loại nào thì cũng đều thống nhất ở một sự nhận thức chung: Môi

trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top