Chương 5.
"Dì Tiếu, đừng nóng vội ạ, lát nữa con và dì lại trao đổi tiếp ạ, bây giờ chúng ta bán hàng cho khách đã ạ." Văn Thanh nói.
Dì Tiếu gật đầu: " Ừ." Vì thế, bà kéo ngăn tủ lấy ra quyển sổ nhỏ ghi lại yêu cầu của khách hàng.
Giống như: Ai mang vải đến làm áo sơ mi, phải trả bao nhiêu tiền công lúc lấy áo.
Giống như: Ngày hôm qua đến lấy quần áo, thiếu tiền chưa trả đủ.
Từ đó, dì Tiếu nhớ được tất cả.
Văn Thanh cầm lấy thước dây, đi đến bên cạnh khách hàng để lấy số đo như độ rộng vai, độ dài tay, vòng ngực, vòng eo, rồi báo lại cho dì Tiếu, cũng để dì Tiếu ghi nhớ lại.
Sau đó, Văn Thanh dùng phấn hồng và thước mộc, thuần thục mà vạch lên trên vải làm cho khách hàng có vẻ lo lắng, hướng dì Tiếu nói.
"Dì Tiếu, dì cố gắng giúp cháu làm đẹp nha."
"Tất nhiên rồi, nhà đầu kia thật sự có tài nha."
"Cháu không dám tin đâu, nhìn con bé lớn lên cũng xinh đẹp nhưng chắc chỉ phụ việc cho dì thôi chứ?"
"......"
Văn Thanh cười mà không nói.
Dì Tiếu không chút nào che dấu nói: "Cái váy hoa và đôi giày xăng đan kia là do chính Văn Thanh làm đó."
"Thật sự ạ?" Khách hàng xung quanh ngạc nhiên hỏi.
Nữ khách hàng cũng kinh ngạc nhìn về phía Văn Thanh hỏi: "Váy và giày này thật sự là em làm? Làm sao em có thể nghĩ đến làm như vậy?"
Văn Thanh hơi hơi ngượng ngùng, cười nói: "Cũng không có gì ạ, tại vì không có việc gì nên em dùng vải thừa để thử làm giày giống váy thôi ạ."
"Vậy về sau, lúc không có việc gì làm, em có thể giúp chị tạo mẫu quần áo được không? Chị trả công cho em." Nữ khách hàng nhìn qua giống như người có tiền nói.
" Vâng, tất nhiên là có thể ạ." Văn Thanh cưới đáp ứng, dù sao thời điểm cô không làm gì đúng là cô thích tạo mẫu quần áo và giày dép.
Nữ khách hàng mỉm cười, chỉ vào cái váy hoa nói: "Chị thích bộ này, em họ chị thấy bạn cùng học có nên cũng muốn một bộ như vậy, nên chị mới đến mua vải về làm. Em lại làm cho chị một bộ như vậy nhưng loại hoa khác đi nha."
"Vâng". Văn Thanh đáp ứng.
"Mấy ngày thì chị cơ thể lấy?" Nữ khách hàng hỏi.
Văn Thanh nhìn về phía dì Tiếu, sau đó trả lời: " Ba ngày nữa chị quay lại lấy là được ạ."
"Ừ, vậy ba ngày nữa chị hoặc em họ chị sẽ qua lấy."
"Được ạ"
"Cảm ơn em."
Nữ khách hàng đi ra quầy lựa chọn vải, trả tiền trước, cầm hoá đơn liền rời đi.
Văn Thanh bắt đầu dựa theo mẫu được đặt trước đó của dì Tiếu mà làm. Đó là một bộ áo tay ngắn cùng quần lửng. Khoảnh khắc chân đạp vào máy may, cô mới cảm nhận chân chân chính chính bản thân đã trở lại, cô vẫn chưa lạc lối ở thập niên 80.
Cô bắt đầu chuyên chú, dẫm vào bàn đạp của máy may làm cho kim xuyên qua vải dệt, từng tiếng "cộp,cộp" vang lên không ngừng nghỉ.
Mùa hè, quần lửng cùng áo ngắn tay là đơn giản nhất. Lấy vải, kẻ hình dáng, cắt và may lại. Quần thì phải căn cứ theo vòng eo của khách, lựa chọn dây thun là bẹt hay tròn, rồi đi một vài đường kim để cố định lại.
Bất quá, một buổi sáng, Văn Thanh liền mang 7-8 cái quần đơn giản làm xong, vừa kịp thời điểm ăn cơm trưa. Lúc này cũng không có khách, cô mới cùng dì Tiếu đề cập đến việc bán giày và làm việc ở tiệm may.
Dì Tiếu rót trà, cùng Văn Thanh ngồi đối diện.
Dì Tiếu là một người phụ nữ độc lập, dì cùng mẹ chồng quan hệ không tốt. Bởi vì có tay nghề nên một mình dì lên huyện thành khai chương cửa hàng. Chồng và con cái của dì đều ở trong thôn, thỉnh thoảng sẽ ghé qua tiệm thăm dì, dì cũng thường về thôn thăm họ.
Lúc mới kết hôn, nhà chồng đều chướng mắt dì, nhưng hiện tại dì có bản lĩnh, mỗi tháng đều kiếm được không ít tiền, người nhà chồng đều nịnh nọt dì, đối với con trai gì cũng tốt nên hiện tại dì trải qua những ngày không tồi.
"Trong lòng con tính toán như thế nào? Dì Tiếu hỏi: " Một tháng dì cho con 15 đồng tiền công, có được không?"
Văn Thanh cười cười: "Dì Tiếu, 15 đồng nhiều quá ạ."
"Nhiều quá?" dì Tiếu kinh ngạc, Văn Thanh thật là ngốc hay là giả vờ ngốc đây? Hiện tại, người thành phố đều phải trả lương nhiều, bình quân đều là 30 đồng, chỉ bằng tay nghề này của Văn Thanh, tới thành phố, ít nhất cũng phải 30 đồng 1 tháng. Bà cấp 15 đồng tính là hơi ít, không nghĩ tới cô còn ngại nhiều.
Văn Thanh gật đầu: "Quá nhiều ạ. DÌ Tiếu, con vừa rồi cũng có nói, con chỉ hỗ trợ dì thôi, nhưng con có điều kiện là con có thể bán giày ở chỗ này. Bởi vì còn bán giày nên con cần thời gian làm giày nữa, vì vậy không thể giúp dì cả ngày được, con cần có nửa ngày làm giày."
"Ý con là con chỉ làm công cho ta buổi sáng?" dì Tiếu hỏi.
" Vâng ạ, buổi sáng con sẽ tới sớm, buổi chiều 2 giờ còn sẽ đi về nhà."
Dì Tiếu do dự, bà muốn Văn Thanh làm toàn thời gian cho bà.
Văn Thanh tiếp tục nói: "Như dì đã nói, mỗi đôi giày, con sẽ trả cho dì 3 xu. Mặt khác, con sẽ mua vải dệt trong tiệm của dì để làm giày, dì thấy như thế nào ạ?"
Dì Tiếu ngước mắt nhìn Văn Thanh. Trước giờ, bà chỉ thấy nha đầu Văn Thanh này xinh đẹp, nhưng cái này không đủ hình dung về cô, cô thông minh, bình tĩnh, có một loại năng lực làm cho người ta không cách nào kháng cự được mị lực của cô.
Dì Tiếu suy nghĩ, Văn Thanh nói rất đúng, làm giày cần có thời gian mà một đôi giày bà không cần làm gì cũng có 3 xu rồi. Dường như, khách hàng cũng rất thích giày này, có vẻ sẽ bán được nhiều.
Hơn nữa, Văn Thanh còn mua vải trong tiệm để làm.
Trong lòng dì Tiếu bắt đầu tính toán, tính toán thế nào thì bà thấy mình cũng không thiệt, huống hồ Văn Thanh lại có tay nghề độc nhất vô nhị trong cái huyện thành này.
Vì thế, dì Tiếu suy nghĩ một lát, lại một lần nữa mở miệng nói: " Vậy một tháng dì trả con 10 đồng tiền công, nhưng con phải đảm bảo là một tháng con làm cho dì không ít hơn 20 bộ quần áo, không là dì lỗ vốn đó."
Văn Thanh nhàn nhạt cười: "Dì yên tâm ạ, cái này không thành vấn đề."
"Quyết định như vậy đi. Bất quá hai ngày này không tính tiền công đâu nhé, hôm trước con đã đáp ứng dì như vậy." Dì Tiếu có điểm keo kiệt.
"Vâng ạ." Văn Thanh cũng không so đo.
Hai người thảo luận xong, dì Tiếu chuẩn bị đi làm cơm trưa, vừa mới đứng dậy định hỏi Văn Thanh muốn ăn gì thì thấy cô đã mang hộp cơm ra.
"Con không ăn cơm ở nơi này của dì sao?" Dì Tiếu hỏi.
Văn Thanh cười: "Không ạ, mỗi ngày mẹ con sẽ chuẩn bị cơm cho con ạ, lát con uống thêm cốc nước nữa là xong rồi ạ."
"Mẹ chuẩn bị gì cho con, để dì xem nào." Dì Tiếu tò mò hỏi.
Văn Thanh kỳ thật cũng không biết là Diêu Thế Linh đã chuẩn bị gì. Buổi sáng, Diêu Thế Linh đưa cho cô bảo nàng mang đi ăn vì bà nghe nói đi làm công cho người ta, người ta đều không chuẩn bị cơm cho, bà sợ Văn Thanh sẽ bị đói nên làm cơm cho cô, rồi dặn xin nước chỗ dì Tiếu để uống vì nhà không có cái gì để đựng."
Mới vừa mở ra, Văn Thanh ngây ngẩn cả người.
Dì Tiếu nhìn thấy cười, nói: "Văn Thanh, không nhìn ra, đồ ăn nhà con cũng khá tốt nha, màn thầu cùng cải trắng hầm thịt, dì giúp con hâm nóng, con tự rót nước ấm mà uống đi, dì cũng không giữ con lại ăn cơm nữa nha."
Văn Thanh ngơ ngẩn.
Cô nhớ rõ, ngày hôm qua khi ăn cải trắng hầm thịt, Văn Lượng và Văn Bằng ăn đến cái miệng nhỏ bóng nhẫy, thẳng hô ăn ngon. Nhưng ăn đến một nửa, Diêu Thế Linh không cho ăn nữa, bà nói là một lúc không thể ăn nhiều như vậy bằng không buổi tối không ngủ được. Vì thế mà mạnh mẽ đem cải trắng hầm thịt cất đi, hiện tại tất cả lại ở trong hộp cơm của cô.
Văn Thanh trong lòng ê ẩm, đôi mắt rưng rưng, đồng thời lại cảm thấy một dòng nước ấm áp chảy vào trái tim, khóe miệng không khỏi nhếch lên.
Cô may mắn, may mắn khi được trọng sinh, may mắn vì có thể thấy rằng mẹ yêu thương cô như vậy.
Sau khi hâm nóng đồ ăn, cô cũng không có ăn hết là để lại hơn phân nửa để mang về.
Sau khi ăn xong, Văn Thanh cũng không có nghỉ ngơi mà liền bắt đầu làm việc.
Dì Tiếu nhìn đến thì tán thưởng không thôi, bảo Văn Thanh đến làm việc là một quyết định sáng suốt mà.
Buổi chiều, lúc 2 giờ đến, Văn Thanh bắt đầu thu thập đồ đạc chuẩn bị đi về nhà.
Dì Tiếu đáp ứng sự tình thì đương nhiên sẽ không đổi ý, nói: " Ngày mai không cần mang cơm, liền qua đây ăn đi."
"Không được đâu ạ, mẹ con khẳng định sẽ chuẩn bị cơm cho con, con không thể lãng phí hảo ý của bà." Văn Thanh cười nói, sau đó chỉ vào bốn phía xung quanh máy may hỏi: "Dì Tiếu, chỗ vải vụn này người có dùng đến không ạ?"
Dì Tiếu nhìn trên mặt đất, lúc này trên thị trường, vải vóc rực rỡ cũng hiếm, bất quá làm may vá không thiếu nhất chính là vải vụn. Có đôi khi, suy nghĩ về nó đến phát phiền, ném đi thì tiếc, lưu lại thì không làm gì. Dì Tiếu khoát khoát tay, nói: "Không dùng, không dùng, con cần thì cứ lấy đi."
"Dạ, con cảm ơn dì ạ." Văn Thanh cao hứng không thôi.
Dì Tiếu thấy thế thì cười cười, thật đúng là một hài từ thẳng thắn và thành thật mà.
Văn Thanh nhặt đống vải lẻ, nhét vào túi rồi rời khỏi tiệm may, xuyên qua một khu phố rồi mới đi ra đường lớn, trong khi phố này bán không ít thương phẩm.
Văn Thanh nhìn thấy một cửa hàng văn phòng phẩm, bên trong bán các loại như bút, vở, mực,... Văn Lượng đã chuẩn bị vào lớp 10, cặp sách thì cũ nát mà đến một cái bút máy cũng không có. Cô nhớ rằng Văn Lượng học tập rất tốt. Vì vậy, cô quyết định mua cho Văn Lượng một cái bút máy, và cho Văn Bằng một cái bút chì.
Đi vào cửa hàng văn phòng phẩm, nhìn xem tất cả giá của sản phẩm.
Bút máy Tân Gia Thôn giá 6 xu 6 một cái, lọ mực xanh đen cho bút máy giá 2 xu. Ông chủ nói rằng đây là mực nước rất tốt cho bút, không bị cặn.
Bút bi mực đen 2 xu một cái.
Bút chì 2 hào 1 cái, bút chì có đầu tẩy thì 3 hào một cái.
Văn Thanh trong tay còn có 2-3 đồng, nhưng cô không dám tiêu hoang, bởi vì hiện tại cô vẫn chưa kiếm được nhiều tiền. Nhưng cô đặc biệt muốn mua đồ dùng học tập cho hai đứa em trai, vì vậy cô mua 1 cái bút bi đen và một cái bút chì đầu tẩy, tổng cộng hết 2 xu 3 hào. Sau đó,cô mới xách túi theo hướng đường lớn mà về.
Nửa giờ sau, cô về đến thôn Thuỷ Loan. Khi đi qua cửa thôn, hàng xóm khách khách khí khí mà "tiếp đón".
"Văn Thanh mới từ huyện thành về à?"
" Văn Thanh về thật sớm nha."
"Sao hôm nay về sớm vậy?"
"......"
Văn Thanh nhất nhất cười đáp lại.
Chỉ là khi Văn Thanh vừa đi qua thì những người này lại ríu rít bàn tán với nhau.
Lúc này, một tên tiểu gia hoả ngơ ngác nhìn bóng dáng Văn Thanh lướt qua rồi nói: " Kỳ thật, Văn Thanh lớn lên cũng xinh đẹp, trước kia không phát hiện, hiện tại cô ấy cười lên, cảm giác càng xinh đẹp hơn."
Lời của tiểu gia hoả kia còn chưa dứt, mẹ hắn đã vỗ đầu hắn một cái: " Xinh đẹp có thể ăn sao? Loại con gái như vậy không thể muốn."
"Đúng mà mẹ, xinh đẹp có thể thay cơm đó ạ."
"Mày nhìn xem nếu Văn Thanh phải xuống đất làm việc thì như thế nào? Nó chẳng có bản lĩnh gì, chỉ muốn ăn ngon mà lại lười làm, toàn những điểm xấu, đẹp ở chỗ nào?"
"Tao nói cho mà biết, ngàn vạn lần không cần học Văn Thanh, cái tư tưởng như thế không lấy được chồng đâu."
"......"
Toàn bộ người lớn trong thôn đều lấy ví dụ về Văn Thanh như một nhân vật phản diện để giáo dục con mình, chúng nó không thể học theo Văn Thanh.
Giờ phút này, Văn Thanh đã về đến sân nhà mình. Vừa tiến vào, cô liền thấy Diêu Thế Linh dùng hai cái ghế và một cái sàng để sàng lúa mạch. Nhà người ta đều là 2 người cùng làm, nhưng nhà cô chỉ có một mình Diêu Thế Linh làm.
"Mẹ." Văn Thanh kêu một tiếng.
Diêu Thế Linh quay đầu nhìn qua: "Văn Thanh, sao sớm như vậy mày đã trở về rồi?"
Văn Thanh đi vào sân, cùng Diêu Thế Linh kể lại chuyện mình cùng dì Tiếu đàm phán.
"Một tháng 10 đồng lại còn cho mày bán giày?" Diêu Thế Linh không thể tin được có một ngày Văn Thanh sẽ thay đổi tính tình và trở nên có ý chí như vậy.
"Vâng" Văn Thanh gật đầu nói: "Con có thể kiếm thêm thu nhập nữa ạ. Con sẽ làm giày và bán ở tiệm dì Tiếu, mỗi đôi con sẽ bán 2 đồng 5 xu, con trả dì Tiếu 3 xu tiền thuê địa điểm, con có thể kiếm thêm 1 đến 2 đồng một đôi rồi ạ." Văn Thanh trên mặt tràn đầy tươi cười.
Diêu Thế Linh trên mặt cao hứng.
Văn Thanh lúc này mới đưa anh mắt đặt trên đống lúa mạch hỏi: "Mẹ, người đang làm gì vậy?"
Diêu Thế Linh nói: " Không phải sắp thu tô thuế sao? Tao phải đem lúa mạch làm cho sạch sẽ bằng không đến kho người ta kiểm tra người ta lại trả về, phiền toán lắm. Mà nếu vượt quá kỳ hạn thì sẽ bị phạt 2 cân 1 ngày đấy."
Văn Thanh lúc này mới nhớ tới, trồng trọt mỗi năm phải đóng tô thuế, vì thế hỏi: " Khi nào phải nộp ạ?"
"Ngày mai."
"Ngày mai Văn Lượng và Văn Bằng còn đi học." Văn Thanh nói. Kỳ thật, nàng hoàn toàn có thể cùng Diêu thế linh đến kho lương thực, nhưng mà nhà Kỷ Ngạn Quân ở bên cạnh đó, đôi khi do quá nhiều người nộp mà người ta có thể kéo đến tận cửa nhà Kỷ Ngạn Quân. Nàng không muốn gặp bất cứ người nào của Kỷ gia, ít nhất hiện tại là như vậy.
"Không có việc gì, ngày mai tao đi một mình là được rồi." Diêu Thế Linh nói.
"Đi lên huyện thành xa như vậy, lại không phải kéo xe không, người còn phải kéo theo lúa mạch mà thời tiết lại nóng như vậy." Văn Thanh trầm mặc trong chốc lát, lấy dũng khí nói:" Ngày mai, con sẽ đi cùng mẹ."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top