Chương 4.
Văn Lượng ngẩng đầu, giật mình nhìn Văn Thanh.
Diêu Thế Linh ngừng động tác giữa không trung.
"Chị cả, chị lấy đâu ra nhiều tiền như vậy?" Văn Bằng kinh ngạc hỏi.
Văn Thanh cười: "Chị đem bán cái váy hoa nha."
Diêu Thế Linh kinh ngạc không thôi, đây không phải là chuyện mà Văn Thanh có thể làm nha.
"Cầm đi." Văn Thanh tiến lên, kéo tay Văn Lượng, đem 4 đồng đặt vào trong cái tay đen, gầy của nó.
Văn Lượng không nhận, nó vẫn luôn chán ghét Văn Thanh. Hàng năm, Văn Thanh vẫn đi theo chú hai phá phách, từ nhỏ liền yêu thích đánh nhau, đã từng đem nó và bạn bè nó đánh khóc oa oa, từ đó bạn bè không chơi với nó nữa. Văn Thanh không những không áy náy, càng ngày da mặt càng dày hơn. Toàn thôn đều biết cô thích Kỷ Ngạn Quân, hai ngày 3 bữa lại chạy lên huyện thành tìm Kỷ Ngạn Quân, hàng xóm chỉ trỏ nói cô không biết xấu hổ. Văn Lượng đối với điều này thực sự rất phản cảm.
"Văn Lượng, cầm đi." Diêu Thế Linh bỗng nhiên mở miệng nói.
Văn Thanh cúi mặt xuống, trong lòng xoẹt quạ một tia ấm áp.
Tay Văn Lượng vẫn nắm chặt, sống chết không chịu nhận tiền.
"Anh hai, anh cầm đi, chị cả cho mà, lại không phải người ngoài. Anh không đóng học phí, chủ nhiệm lớp anh sẽ đuổi anh ra ngoài đó." Văn Bằng ở một bên khuyên nhủ.
Văn Lượng cắn rắn, nắm chặt nắm tay, âm thầm phân cao thấp.
"Cầm đi, coi như chị cho mày mượn, chờ mày kiếm được tiền rồi thì trả lại cho chị." Văn Thanh cười nói.
Lúc này, Văn Thanh cười đặc biệt ôn hòa, đặc biệt đẹp. Hoàn toàn khác so với ngày thường, một bộ dạng ương ngạnh khiến người ta ghét bỏ.
Văn Lượng hơi động tâm, giãy giụa trong chốc lát rồi cũng tiếp nhận tiền, bỏ lại một câu: "em sẽ trả lại."
Tiếp đó xoay người bỏ chạy ra ngoài cổng.
"Anh hai, từ từ chờ em với." Văn Bằng chạy đuổi theo gọi.
Văn Thanh xoay người nhìn Diêu Thế Linh.
Diêu Thế Linh đã khôi phục thái độ bình thường, tiếp tục giặt quần áo.
Văn Thanh biết mẹ mình tính tình luôn cao ngạo, bởi vì nàng và mẹ ở một vài điểm nào đó khá là giống nhau.
Văn Thanh lại một lần nữa đem bao tải xách lên, đi qua người Diêu Thế Linh thì nghe được bà nói: "Chờ thu hoạch xong lúa mạch, mẹ liền đem 4 đồng kia trả cho mày."
"Vâng." Văn Thanh đáp lại, sau đó lại thêm một câu: "Con không có lấy qua tiền của Kỷ Ngạn Quân, cái váy đó là tiền chú hai để lại cho con, có tổng cộng 12 đồng."
" Ừ, biết rồi." Diêu Thế Linh nhàn nhạt nòi, sau đó tiếp tục cúi đầu giặt quần áo.
Văn Thanh trong lòng lại âm thầm cao hứng, cảm thấy tầng ngăn cách giữ mình và mẹ giảm đi một chút, xách theo bao tải mà cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Cô đem bột mỳ và gạo vào trong lu cất đi, các loại đồ vật được bày biện thỏa đáng thì bắt đầu mang thịt đi rửa. Cô mua thịt mỡ, có một tầng mỡ thật dày. Tầng mỡ này sẽ được cắt ra, rồi cho vào chảo để rán lấy mỡ, lưu trữ về sau để nấu ăn.
Văn Thanh đang cắt thịt thì Diêu Thế Linh tiến vào hỏi: "Mày mua thịt làm gì?"
Phải biết rằng ở thời đại này, đặc biệt là thôn Thủy Loan này, muốn ăn thức ăn mặn phải chờ đến năm mới. Đêm 30 có thể ăn một chút, còn lại chờ đến mùng 1 mới có thể ăn tiếp.
"Mua thịt ăn ạ." Văn Thanh nói.
Diêu Thế Linh nhìn trong phòng bếp là gạo là thịt thì đau lòng không thôi nói: " này tốn bao nhiêu tiền thế?"
Văn Thanh thấy Diêu Thế Linh cùng mình nói chuyện nhẹ nhàng, không có nóng giận nữa thì mừng thầm không thôi; xem ra mẹ vẫn là yêu thương mình. Lần này qua đi, nhất định cô có thể làm cho mọi người thấy cô đã thay đổi.
" Không tốn nhiều ạ, khoảng 3, 4 đồng ạ." Văn Thanh nói.
Diêu Thế Linh lập tức nhíu mày.
Văn Thanh chạy lại nói: "Mẹ, con có một chuyện muốn cùng người nói."
Diêu Thế Linh nhìn chằm chằm thịt hỏi: "Chuyện gì?"
" Ở huyện thành có tiệm may dì Tiếu ấy, trước kia con có đi qua đó vài lần. Dì Tiếu có hảo cảm với con, muốn con qua đó giúp đỡ dì ấy, mỗi tháng sẽ trả tiền công cho con. Lần này, cái váy hoa của con cũng là dì ấy mua lại, cho nên con nghĩ rằng ngày mai con sẽ bắt đầu đi làm giúp dì ấy, cũng có thể kiếm được ít tiền." Văn Thanh bình tĩnh mà nói.
Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh, giống như bà chưa bao giờ hiểu Văn Thanh vậy. Cái nha đầu này, từ khi bà sinh ra đến giờ , đều đi theo chú hai của nó, cả ngày rong chơi. Chú hai của nó là du côn, còn từng ngồi tù qua, trong nhà lại nghèo nên không cưới được vợ, liền đem Văn Thanh coi như con gái. Học phí, quần áo của Văn Thanh đều là chú hai cho.
Số ngày Văn Thanh ở bên người Diêu Thế Linh đếm trên đầu ngón tay.
Ngày hôm qua, nó nói lời đại nghịch bất đạo, bà liền đánh nó, trong lòng áy náy, lại không biết làm như thế nào để mở miệng, giờ phút này chỉ hỏi: " Có thể tin được không? Sẽ không gạt người chứ? Nếu không, ngày mai mẹ đi với mày lên huyện xem một chút."
"Mẹ, đáng tin cậy ạ, mẹ xem, học phí của Lượng Lượng, còn có thịt, gạo, bột đều là tiền dì Tiếu đưa. Cửa tiệm của dì ấy đã khai trương mấy năm rồi, sẽ không lừa gạt người đâu." Sau này dì Tiều còn xây dựng xưởng quần áo, trở thành bà chủ, kiếm không ít tiền đâu, nhưng đây là câu chuyện sau này.
"Truyện đó, nếu mày muốn thì cứ đi, nhưng huyện thành kia ..." Diêu Thế Linh lại nghĩ tới Kỷ Ngạn Quân.
" Văn Thanh căn bản không nghĩ tới vấn đề là Kỷ Ngạn Quân liền cho rằng Diêu Thế Linh lo đường xa, vì thế nói: " Huyện thành cách thôn Thủy Loan cũng không xa, con đi mất khoảng nửa giờ thôi. Buổi chiều xong, trời còn chưa tối con đã trở lại rồi."
Trước giờ Diêu Thế Linh không nghĩ tới, có một ngày con gái mình sẽ biến thành bộ dáng này, trong lòng cảm động, gật đầu nói: " Tốt, tốt."
Văn Thanh trong lòng cảm thấy ấm áp, bắt đầu chuẩn bị cơm chiều.
Chờ đến khi Văn Lượng cùng Văn Bằng tan học khi trở về, vừa đến trong sân liền ngửi thấy một cỗ mùi thịt xông đến, làm người ta thèm nhỏ dãi.
Văn Lượng sửng sốt.
Văn Bằng xông thẳng đến phòng bếp, hưng phấn mà hỏi: "Mẹ, tối nay nhà mình ăn thịt sao?"
"Ừ." Diêu Thế Linh đang ở thêm củi vào bếp mà Văn Thanh đang làm bếp trưởng.
Vừa nghe có thịt, Văn Bằng nước miếng đều chảy ra, không cần phải nhắc nhở, chính mình chạy đi rửa tay.
Văn Lượng có sắc mặt khó coi tiến vào, thấy trong phòng bếp có thịt lại còn có bột mì, trên mặt không cao hứng nổi, quay đầu liên đi lên nhà chính.
Văn Thanh nhìn về phía Diêu Thế Linh, Diêu Thế Linh nói: "Nó giống cha mày, thấy tiêu tiền liền đau lòng."
Văn Thanh cười cười, càng ngày càng có cảm giác gia đình.
Văn Thanh làm chính là món cải trắng hầm thịt. Cải trắng cắt khúc, thịt lợn ba chỉ, hành, muối, nước tương được nêm thích hợp, mùi thơm hấp dẫn nha.
"Có thịt ăn, có thịt ăn!" Văn Bằng cao hứng kêu lên.
Diêu Thế Linh che miệng nó lại, nói: "Đừng có kêu loạn, hàng xóm lại nghe thấy bây giờ."
Văn Bằng gật đầu đầu, bảo đảm không kêu nữa.
Diêu Thế Linh buông ra Văn Bằng, dọn bàn ăn vào trong nhà, sau đó đem cải trắng hầm thịt, màn thầu trắng đi vào, đóng cổng lại rồi kêu Văn Thanh, Văn Lượng, Văn Bằng đi vào nhà chính ăn cơm.
Văn Lượng, Văn Bằng đối với việc này tập mãi thành thói quen.
Văn Thanh dương như cũng rõ ràng, Văn gia thu nhận quá nhiều nhàn thoại, vốn dĩ là nhà nghèo, không có gì ăn, bây giờ lại có một đống thịt, không biết hàng xóm lại nói thành cái chuyện gì đâu, bị truyền ra ngoài thì sau này Văn Lượng và Văn Bằng làm như thế nào lấy được vợ.
"Mẹ, người cũng ăn đi, thịt này đặc biệt ngon nha." Diêu Thế Linh gắp một miếng thịt cho Văn Bằng, thằng bé trong miệng cắn một miếng thịt, bộ dáng có điểm luyến tiếc.
Diêu Thế Linh cười: " Ăn ngon thì mày ăn đi." Sau đó lại gắp một miếng thịt cho Văn Lượng. Văn Lương tuy là suốt ngày có bộ dáng ông già, nhưng rốt cuộc vẫn là một tiểu hài tử, suốt ngày phải ăn uống không tốt, giờ phút này thấy có thịt thì ánh mắt cũng hiện lên vẻ muốn ăn, cũng không có cự tuyệt Diêu Thế Linh.
Diêu Thế Linh còn chưa gắp cho Văn Thanh thì nàng đã gắp một miếng bỏ vào bát của bà, nói: "Mẹ, người cũng đừng chỉ lo gắp cho hai thằng nó, người cũng ăn đi."
"Ừ." Diêu Thế Linh cũng gắp cho Văn Thanh một miếng.
Một nhà bốn người cùng ăn cơm tối vui vẻ hoà thuận. Đến tận khi nằm lên giường rồi mà Văn Thanh vẫn còn cảm thấy ngày hôm nay giống như chỉ là một giấc mơ.
Cô đã chết, biến thành quỷ hồn.
Cô sống lại, trở về khi cô 17 tuổi.
Cô dùng thời gian một ngày để đem chính mình cùng người nhà trở nên thân thiết.
......
Văn Thanh chưa bao giờ cảm giác có thành tựu như vậy, tuy rằng nhỏ bé không đáng kể nhưng đều là do cô cố gắng. Cô tin tưởng rằng mình có thể đối mặt với những sự tình kế tiếp và có thể thay đổi vận mệnh của mình cũng như người thân của mình.
Đến nỗi, cô chuẩn bị quên mất phải tìm thời gian để từ hôn với Kỷ Ngạn Quân.
Bất quá, việc cấp bách là phải kiếm được tiền để lo cho cuộc sống sinh hoạt đã.
Sáng sớm hôm sau, ăn sáng xong, Văn Thanh liền xách túi đi lên huyện thành.
Trước khi đi mẹ nàng hỏi: "Buổi trưa có về ăn cơm không?"
" Con không về đâu ạ, buổi tối con mới trở về."
"Ừ." Diêu Thế Linh gật đầu: " Nhớ về sớm sớm chút."
"Vâng ạ."
Văn Thanh mới vừa ra khỏi thôn thì lại tạo nên một hồi bàn tán.
"Nhìn đi, Văn Thanh lại đi lên huyện thành rồi kìa."
"Chậc, chậc. Thật là chăm chỉ a. Mỗi ngày đều đi nha."
"Diêu Thế Linh không phải nói tốt rồi sao? Không cho nó gả cho Kỷ Ngạn Quân, đứa con gái không đáng tiền rồi lại còn có thanh danh đều bị hủy hoại."
"Lần trước tôi đi qua nhà mẹ đẻ trên huyện thành mua vải dệt nhìn thấy Văn Thanh ở trên đường đuổi theo một nam nhân, nghe nói đó là Kỷ Ngạn Quân nha."
"Thật vậy ư? Văn Thanh thật sự một chút cũng không biết xấu hổ. Nếu Kỷ gia không cưới nó, tôi đoán rằng nó sẽ chẳng gả được ra ngoài."
"Đúng vậy, đúng vậy a."
"......"
Lần này, Văn Thanh cũng không nghe được mấy lời đồn đại vớ vẩn ấy, cô đang bước thật nhanh trên đường đi thẳng lên huyện rồi vào thẳng tiệm may dì Tiếu.
Dì Tiếu thấy cô đến liền vui vẻ không dứt: "Văn Thanh, Văn Thanh, con đến rồi, dì đang chờ con nha."
"Dì Tiếu, buổi sáng tốt lành."
"Tốt, tốt, con ăn sáng chưa? Chỗ dì còn có 2 cái bánh bao nhân thịt này, cầm lấy ăn đi."
" Không cần đâu dì, con đã ăn sáng ở nhà rồi mới đi ạ." Văn Thanh đáp lại.
Dì Tiếu cười: "Cho nên con trực tiếp đến hỗ trợ dì sao? Con, cái đứa nhỏ này a." Nói xong, dì Tiếu liền đưa một tập vải bố cho nói: "Thế nào, việc dì muốn con đến đây hỗ trợ suy nghĩ sao rồi?"
Vãn Thanh trầm mặc chốc lát, nói: "có thể."
Dì Tiếu kinh hỉ: " Thật sự?"
Văn Thanh gật đầu: "Bất quá, con có một điều kiện ạ."
"Điều kiện gì?"
Văn Thanh nhìn Tiếu dì nói: "Con muốn bán giày trong tiệm của dì ạ."
" Cái gì? Bán giày á?" Dì Tiếu kinh ngạc, sau đó lộ vẻ mặt khó xử, nói: " Tiệm của dì bán là quần áo, con làm việc, dì trả lương cho con, con ở chỗ này bán giày, có vẻ không thích hợp đi?"
Văn Thanh không bởi vì bị dì Tiếu cự tuyệt mà xấu hổ, hoặc là tức giận mà là nhìn quanh trong tiệm rồi nhìn đến bộ váy hoa được treo trên giá, rồi lại nhìn đến đôi giày xăng đan, cười cười nói: " Dì Tiếu, quần áo phải kết hợp với giày dép phù hợp, điều này có phải không ạ?"
Dì Tiếu không trả lời.
Đúng lúc này, một người phụ nữ trẻ tuổi bước vào tiệm, nhìn đến cái váy hoa và đôi giày xăng đan của Văn Thanh làm. Những món đồ có chút tinh tế và xinh đẹp.
Cô ấy liền mua vải làm chiếc váy hoa cũng cùng một phần vải làm giày xăng đan.
Sau đó, lại đi tới chỗ mua quần áo, mang theo vải nhở dì Tiếu làm cho mình một bộ đồ như thế, sau đó trả tiền công.
Cô gái ấy nói chuyện sôi nổi và hỏi dì Tiếu: "Cái váy này là do tiệm mình may ạ? Sao cháu chưa gặp qua bao giờ? Bao nhiêu tiền ạ? Ở nhà cháu có vải, cháu trả công làm, dì có thể giúp cháu làm một bộ như vậy không ạ?
" Giày này cũng rất đẹp ạ."
"Ơ, giày và váy là cùng một loại vải, cùng loại hoa văn ạ?"
"Dì Tiếu, tất cả đều do tiệm dì làm ạ? Người như thế nào lại giấu chúng cháu chứ? Sợ chúng cháu không có tiền mua ư? Cháu nói cho người biết nha, chồng cùng anh em cháu đi biển kiếm tiền, không thiếu chút tiền quần áo của cháu đâu."
"......"
Dì Tiếu bị hỏi thì rất là bất đắc dĩ, chính bà làm quần áo mấy năm mà so ra lại kém Văn Thanh - cái con bé mới vào nghề này. Nghĩ lại, chính mình làm thì đều là kiểu áo Tôn Trung Sơn, áo khoác, áo bông, ... bao năm vẫn kiểu dáng đó, đâu có giống Văn Thanh - nha đầu này, đầu óc nhanh nhẹn, linh hoạt, chọn vải làm váy xinh đẹp như vậy.
Vì thế, quay ra nói với cô gái: " Là tiệm dì làm đó, nếu cháu muốn thì dì sẽ làm cho cháu."
Sau đó, quay đầu nói nhỏ với Văn Thanh: "Giày có thể bán, nhưng mỗi đôi phải trả cho dì 3 xu, còn phải giúp dì bán quần áo nữa đấy."
Văn Thanh cười.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top