phần bài tập
Bài 1
Một DN cuối năm báo cáo có số liệu như sau:
+ Tổng số công nhân trong DN là 300 công nhân trong đó có : 150 công nhân nghỉ phép thời gian là 12 ngày; có 30 công nhân nghỉ phép 16 ngày và 15 công nhân nghỉ phép 14 ngày.
+ Có 10 công nhân nghỉ đẻ trong năm (tất cả làm việc trong điều kiện bình thường, có 17 ngày lễ và chủ nhật).
+ Dự kiến có 8 công nhân nữ có thai, tất cả làm việc trong điều kiện bình thường.
+ Nghỉ các chế độ khác như sau: Con ốm mẹ nghỉ 2%; nghỉ ốm 2,5%; nghỉ hội họp – học tập 1%, nghỉ việc công 1% so với ngày công chế độ. Tính số giờ công làm việc thực tế bình quân năm kế hoạch của 1 công nhân. Biết rằng DN áp dụng chế độ làm việc 48 h/tuần. Giả sử giờ công làm việc thực tế trong ca bình quân 1 công nhân là 7,9 h và năm kế hoạch ngày công vắng mặt giảm 5% so với năm báo cáo.
+ Vì DN làm việc chế độ 48h/ tuần # 26 ngày/tháng # Ncđnăm là :
Nncđ = Ndlk – Nngk = 365 – ( 52+9)= 304 ngày
+ Xác định số ngày nghỉ phép:
công thức 1: = 12 x 50 + 14 x 5 + 16 x 10/ 100 = 8,3 ngày
(50; 5; 10 là quy đổi 150 công nhân, 15 công nhân và 30 công nhân sang tỷ lệ %, tử số chỉ lấy phần nguyên vì mẫu số đã có 100).
+ Xác định số ngày công vắng mặt do nghỉ thai sản:
công thức 2= ( 4 x 30 -17) x 10 / 300 = 3,43 ngày
+ Xác định số ngày công vắng mặt do nghỉ khám thai:
Công thức 3: = 3 x 8/300 = 0,08 ngày
+ Xác định số ngày nghỉ khác.
Nghỉ con ốm = 2% x 304 = 6,08 (ngày)
Nghỉ ốm = 2,5 % x 304 = 7,6 (ngày)
Nghỉ hội họp học tập = 1% x 304 = 3,04 (ngày)
Nghỉ việc công = 1% x 304 = 3,04 (ngày)
Tổng số ngày vắng mặt khác là 19,76 (ngày)
+ Xác định số ngày công vắng mặt bình quân của 1 CNSX kỳ kế hoạch:
Công thức 4: = 95% x (8,3 + 3,43 + 0,08 + 19,76) = 29,99 (ngày)
+ Xác định số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân sản xuất kỳ kế hoạch.
Nttk = Ncđk – Nvmk = 304 – 29,99 = 274,01 (ngày)
+ Xác định số giờ làm việc thực tế bình quân của 1 CNSX năm kế hoạch:
Tttkh = Nttkh x Tttkhca = 274,01 x 7,9 = 2164,68 (giờ
Bài 2:
Một DN cơ khí cuối năm báo cáo có 280 công nhân và các số liệu khác như sau:
Tất cả đều đủ tiêu chuẩn nghỉ hàng năm trong đó có 250 người nghỉ theo tiêu chuẩn 12 ngày. Số còn lại nghỉ theo tiêu chuẩn 14 ngày.
- Có 9 CN nghỉ thai sản trong năm. Tất cả đều làm việc trong điều kiện bình thường, trong thời gian nghỉ thai sản có 18 ngày nghỉ lễ và chủ nhật cộng dồn.
- Nghỉ các chế độ khác như sau:
+ Nghỉ ốm 3%, Hội họp học tập 0,5%, nghỉ việc công 1 %, nghỉ con ốm 2%.
Tất cả các trường hợp nghỉ trên đều so với ngày công chế độ (năm).
- Có 5 công nhân có thai, tất cả đều làm việc trong điều kiện bình thường.
a. Hãy xác định ngày công vắng mặt bình quân một công nhân kỳ kế hoạch biết rằng số ngày công vắng mặt năm kế hoạch tăng 2% so với năm báo cáo. Biết rằng DN áp dụng chế độ làm việc 48 h/tuần.
b. Xác định ngày công làm việc thực tế bình quân một công nhân trong kỳ kế hoạch.
c. Giả sử thời gian vắng mặt trong ca bình quân một lao động trực tiếp sản xuất kỳ kế hoạch là 0,25 h. Tính số giời làm việc thực tế bình quân một lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh năm kế hoạch.
a. Xác đinh ngày công vắng mặt:
+ Vì DN làm việc chế độ 48h/ tuần => 26 ngày/tháng => NCĐ năm là
Ncđk = Ndlk – Nngk = = 365 – (52 + 9) = 304 (ngày)
+ Xác định số ngày nghỉ phép: công thức 1: = 250x12 +30x14 /280 = 12,21 ngày
+ Xác định số ngày công vắng mặt do nghỉ thai sản:
công thức 2: = 9x (30 x4-18)/280 = 3,28 ngày
+ Xác định số ngày công vắng mặt do nghỉ khám thai:
công thức 3 = 3x5/280 = 0,05 ngày
+ Xác định số ngày nghỉ khác.
Nghỉ con ốm = 2% x 304 = 6,08 (ngày)
Nghỉ ốm = 3% x 304 = 7,6 (ngày)
Nghỉ hội họp học tập = 0,5% x 304 = 1,52 (ngày)
Nghỉ việc công = 1% x 304 = 3,04 (ngày)
Tổng số ngày vắng mặt khác là 18,24 (ngày)
+ Xác định số ngày công vắng mặt bình quân của 1 CNSX kỳ kế hoạch
Công thức 4= 102% x (12,21 + 3,28 + 0,05 + 18,24) = 34,46 (ngày)
b. Xác định số ngày làm việc thực tế bình quân một công nhân sản xuất kỳ kế hoạch.
Nttk = Ncđk – Nvmk = 304 – 34,46 = 269,54 (ngày)
c. Xác định số giờ làm việc thực tế trong ca bình quân một lao động trực tiếp sản xuất năm kế hoạch là:
Tttkh ca = Tcđ ca – T vm ca = 8 – 0,25 = 7,75 (giờ)
- Số giờ làm việc thực tế bình quân một lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh năm kế hoạch là:
Tttkh = Nttk x Tttkh ca = 269,54 x 7,75 = 2088,94 (giờ)
Bài 3:
Trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp A sản xuất 3 loại sản phẩm với kế hoạch sản xuất và mức hao phí thời gian lao động của từng sản phẩm trong từng khâu công việc như bảng sau:
Tính số lao động cần dùng cho từng nghề, từng bậc thợ và cho toàn doanh nghiệp biết:
+ Hệ số hoàn thành mức sản lượng bình quân toàn doanh nghiệp là 1,1
+ Quỹ thời gian làm việc bình quân của một công nhân trong năm kế hoạch là 2182 giờ.
Đáp án:
Lượng lao động hao phí cho mỗi đơn vị sản phẩm (mức thời gian) theo quy trình công nghệ và tổng lượng lao động hao phí cho mỗi loại sản phẩm và cho tất cả các loại sản phẩm được tính theo công thức:
Tổng lượng lao động hao phí = E (n)( i=l) qiti
Sau khi tính toán ta có bảng sau. Từ bảng số 1 đến số 8.
Từ kết quả tính toán ở bảng trên, ta có số công nhân từng nghề, từng bậc thợ như sau:
+ Số công nhân tiện bậc III: công thức 1= 35400/ (2182x1,1) = 15 (người)
Tương tự ta có:
+ Số công nhân tiện bậc IV :
Lcnsxpkh2 = 29500/ 2182 x 1,1 = 12 người
+ Số công nhân hàn bậc III:
Lcnspkh3 = 24450 / 2182 x 1,1 = 10 người
+ Số công nhân nguội bậc IV:
Lcnspkh4= 27200 / 2182 x 1,1 = 11 người
+ Số công nhân nguội bậc V:
Lcnspkh5 = 30100 / 2182 x 1,1 = 13 người
Tổng số công nhân hưởng lương sản phẩm của doanh nghiệp là
Lcnspkh = Lcnsxpkh1 + Lcnsxpkh2 + Lcnsxpkh3 + Lcnsxpkh4 + Lcnsxpkh5=
= 15 + 12 + 10 + 11 + 13 = 61 người
Câu 4
Tại 1 DN quý II năm 2010 có 275 công nhân. Giá trị tổng sản lượng quý II năm 2010 là 6.800.000 đồng. Quý III năm 2010 dự kiến như sau:
- Giá trị tổng sản lượng tăng 20% so với quý II năm 2010.
Các biện pháp:
- Do trang bị MMTB mới vào sản xuất đã làm cho NSLĐ tăng 15%.
- Do chế thử sản phẩm NSLĐ giảm 3%
- Do nâng cao giờ công hữu ích trong ca bình quân một công nhân đã làm cho NSLĐ tăng 8%.
Giả sử doanh nghiệp thực hiện quý III năm 2010 như sau:
Giá trị tổng sản lượng đạt 125% so với kế hoạch đề ra. Số công nhân thực tế sử dụng là 280 công nhân. Yêu cầu:
1. Tính tốc độ tăng NSLĐ do tổng hợp các biện pháp đã đề ra quý III năm 2010 và lập kế hoạch số lượng lao động cho quý III năm 2010 (tính theo NSLĐ)
2. Hãy phân tích tình hình thừa thiếu lao động quý III và cho sản xuất.
Bài làm:
1. áp dụng công thức:
công thức 1= Iw1 x Iw2 x Iw3 x... x Iwn = 1,15 x0,97 x 1,08 = 1,2
Wquý 2 = Qk / Lquý2 = 6.800.000.000/275 = 24.727.272,73 (đồng/người)
Iw = Wkquý3/ Wquý2 nên suy ra Wk quý 3 = Iw x Wquý2 = 1,2 x 24.727.272.73 = 29.672.727,28 (đồng/người)
W quý 2 = Qk/Lquý2 nên suy ra: Lk quý 3 = Q k quý 3 / Wk quý 3
= 6.800.000.000 (1 + 0,2)/29.672.727,28 = 275 (người)
2. Phân tích:
-áp dụng công thức đen ta Ltđ= L1-Lk= 280 - 275 = 5 (người)
Đen ta Ltgđ = L1-Lk x 100% / Lk= 280 – 275 x 100% / 275 = 1,82%
- đen ta Ltđ = L1-Lk x Im= 280 - 275 x 1,25 = - 64 (người)
- đen ta Ltgđ = L1 – Lk x Im x 100% / Lk x Im =
= 280 – 275 x1,25 x100% / 275 x 1,25 = - 18,55%
* Nhận xét: thừa tuyệt đối 5 người tương ứng là 1,82% tuy nhiên xét chỉ tiêu thừa thiếu tương đối thì lại thiếu 64 người tương ứng là 18,55 %..
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top