Phan 9 Nhung dieu co ban khi viet
Những kỹ năng viết cơ bản
Một bài viết thành công là một bài viết
Giới hạn cho nhóm người đọc xác định
Có nội dung sắp xếp hợp lý
Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục
Quá trình viết một bài văn được chia làm 4 bước:
Chuẩn bị:xác định đề tài, tính xem là bạn sẽ nhắm vào người đọc như thế nào, tìm kiếm tài liệu, thông tin
Viết nháp: phát triển các ý, chủ điểm xuyên suốt bài, văn phong...
Xem lại một lượt: xem qua chủ điểm
Đọc soát:tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính tả, ngữ, ngắt đoạn...
Chuẩn bị (1):
Tất cả các dạng bài viết (viết luận, bài thi học kỳ, báo cáo thí nghiệm...)đều nên tuân theo quy trình sau::
Giới thiệu (mở bài)
Xác định chủ đề
Nêu rõ luận điểm, hoặc mục đích bài viết trong 1 hoặc 2 câu văn.
Xác định người đọc và các bạn sẽ viết để tiếp cận họ
Ai sẽ đọc bài này? Là thầy cô giáo chấm điểm hay sinh viên hướng dẫn? hay là chỉ là bạn cùng lớp? hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này?...
Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc
Tìm giọng văn phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó. c.f. Capital Community College: Giọng văn: Một vấn đề diễn đạt
Phát triển các ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến
Thành lập danh sách các ý, từ quan trọng- khoảng 50 từ- những từ, cụm từ là nền tảng giúp bạn nghiên cứu chủ điểm và bắt tay vào viết.
Lập danh sách từ các tài liệu và bài đánh giá về vấn đề bạn định viết.
Đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết
Cân nhắc cả công đoạn biên tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác
Thời gian lấy cảm hứng:
Không nên ngắt quãng bước này vì rất dễ mất mạch ý và cảm hứng
Giữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện... để sau này có thể dùng tới
Tìm ý, thu thập thông tin, và ghi chép:
Tư liệu, bài phỏng vấn, bài đọc, thí nghiệm, thông số, trang web, báo cáo....
Những người có thể giúp đỡ: người hướng dẫn, trợ giảng, thủ thư tìm tài liệu, gia sư, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này.
Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tài liệu bổ sung, trang web, nhật kí, các bản báo cáo.
· Sắp xếp
với sơ đồ định nghĩa, dàn ý, suy nghĩ...
Quyết định xem bạn sẽ lập bối cảnh cho câu chuyện, hoặc bài tranh luânj ra sao....
Xem thêm các định nghĩa ở mục một số thuật ngữ khi viết
Viết nháp (2):
Đoạn mở bài
Giới thiệu chủ đề, xác định rõ người đọc (ghi nhớ: khán giả!)
Thiết lập quan điểm hoặc ý kiến!
Tập trung vào 3 ý chính
Lập mạch diễn đạt từ đoạn này sang đoạn khác
Câu chủ đề của từng đoạn
xác định vị trí của ý đó trong tổng thể toàn bài
Những câu chuyển, cụm, hoặc từ ngữ ở đầu hoặc cuối đoạn để nối các ý với nhau
(Xem thêm trang giới thiệu các từ hoặc cụm từ chuyển ý)
Không nên để đoạn văn chỉ có 1 hoặc 2 câu
vì điều đó có thể tạo cảm giác bạn chưa đi sâu phân tích
Liên tục chứng minh quan điểm của mình trong suốt cả bài
Đừng xao nhãng hoặc viết lệch trọng tâm chủ điểm
Đừng vội tóm tắt ở đoạn thân bài, tóm tắt là phần của đoạn kết bài!
Thể của động từ phải ở thể chủ động
"Ban giám hiệu đã quyết định..." chứ không nên viết "Điều đó đã được quyết định bởi..."
Hạn chế dùng động từ "thì, là, mà..." ("to be") để giọng văn nghe rõ ràng và hiệu quả hơn.
(Hạn chế dùng động từ "thì, là, mà..." ("to be") để giọng văn sẽ là hiệu quả, rõ ràng hơn)
Hạn chết dùng động từ "to be" cũng giúp bạn hạn chế dùng thể bị động
Sử dụng các đoạn trích dẫn, thông tin... để hỗ trợ việc trình bày các luận cứ, luận điểm.
Giới thiệu rõ ràng, và giải thích các câu trích dẫn
Không nên dùng quá nhiều trích dẫn dài vì có thể, đoạn trích dẫn dài có thể ngắt quãng mạch ý của bài viết
Kết luận
Đọc lại đoạn mở bài, thân bài và bỏ ra một chỗ
Tóm tắt, rồi kết luận quan điểm của bạn
Nhắc qua ý của mở bài và thân bài
Cân nhắc xem những đoạn ở cuối đã trình bày ngắn gọn các ý cần có chưa?
Xem sự liên tiếp và quan trọng của các luận điểm
Từ đó, kết luận một cách hợp lý và lôgíc
Sửa/viết lại đoạn mở đầu
để hợp với đoạn thân bài và kết luận
Để bài viết như vậy khoảng 1 hoặc 2 ngày!
Xem lại một lượt (3)
Lưu thêm một bản, và chỉnh sửa bài viết với quan điểm khách quan
Đọc to bài viết, và giả vờ như bạn đang đọc cho người nghe ngồi dưới.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì có thể bạn sẽ tìm thấy nhiều chỗ trong bài bạn muốn thay đổi!
Nhờ ai đó đọc và xem qua bài viết
tốt nhất là người đó tương tự như đối tượng nghe bạn nhắm tới ban đầu, như vậy, bạn có thể kiểm tra xem là bạn đã đi đúng hướng cho đối tượng nghe và rà soát những lỗi trong bài mà bạn không để ý
Chỉnh sửa, viết lại đoạn nào đó nếu cần thiết
Cũng nên đối chiếu với bản đầu tiên để xem các chỉnh sửa bạn vừa làm
Nộp bài viết
Đọc soát(4)
tìm lỗi chính tả hoặc ngữ pháp
Bạn nên vui vì đã hoàn thành được bài viết.
Điều cuối cùng này là vô cùng quan trọng đấy!
Lấy một phần từ Mẹo nhỏ khi viết bài văn lịch sử, với sự cho phép của tác giả K. Austin Kerr, Đại học bang Ohio.Gợi ý của Carolla J. Ault, giáo viên dạy viết, Đại học vùng Lake County.
Lập dàn ý và viết nháp
Bản viết nháp là "công đoạn sau của quá trình viết".
Điều đó có nghĩa là bạn cần phải có đầy đủ thông tin, ý tưởng và hiểu rõ về vấn đề trước khi bắt tay vào viết.
Bạn cần có:
Một khoảng thời gian cần thiết để tập trung
Một không gian yên tĩnh
tránh sự phân tán tư tưởng, dù đó là các bài tập khác hay là bạn bè, thì bạn cũng nên tập trung vào bài tập này đã.
Ghi chép các ý
bạn sẽ lấy từ những nghiên cứu vừa làm
Đối tượng đọc
nghĩ đến xem bạn đang viết cho ai đọc: giáo sư, người ngang tuổi, bạn hay là một người có kinh nghiệm....
Chuẩn bị và tìm thông tin
về những quan điểm, ý kiến đương đại hoặc trước kia về vấn đề bạn đang nghiên cứu
Xem lại
tất cả những công đoạn trên. Nhưng đừng "học", chỉ nên để đầu óc thư thái, và tập trung vào ý chính.
Những cái bạn chưa cần ngay:
Tiêu đề, hoặc đoạn mở bài:
khi viết nháp, có thể không cần đến tiêu đề hoặc đoạn mở bài ngay.
Tên của các tài liệu tham khảo, câu trích dẫn...
Nên tập trung vào các ghi chép bạn đã có đã, đừng nên dồn một lúc quá nhiều thông tin chưa cần thiết.
Chi tiết có thể thêm sau, điều cần làm bây giờ là tập trung vào phát triển ý chính của thân bài
Chỉnh sửa!
Đừng dừng lại để kiểm tra trong khi viết để xem chỉnh tả, hay dấu câu, hãy cứ viết một mạch đã. Vì đây là bản viết nháp đầu tiên, bạn sẽ có thời gian chỉnh sửa và sắp xếp sau.
Trước khi viết:
Các bài tập nhỏ trước khi bạn bắt tay vào viết bao gồm liệt kê các cụm từ quan trọng, nghĩa, và cấu trúc trước khi bạn viết và tạo cảm hứng, tránh bị "tắc ý" Bạn sẽ
Tập trung vào vấn đề
dẹp các nguồn có thể gây mất tập trung, để chỉ nghĩ về vấn đề này thôi.
Thu hẹp và xác định rõ chủ để của bài viết
bắt đầu quá trình bằng việc tự diễn đạt các thông tin, hoặc ý bằng ngôn từ của mình.
Phát triển cấu trúc bài
Điều này giúp bạn hình dung được nhận xét, thắc mắc có thể có, cũng như dễ phát triển bài viết sau này. Tuy nhiên, những mẹo nhỏ như thế này là linh hoạt và hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo quá trình viết cụ thể, phụ thuộc vào việc bạn hiểu vấn đề, rồi bắt đầu phát triển nội dung bài viết, xây dựng quan điểm của bài... Có ý sẽ bị cắt bớt, có ý bạn giữ lại, có ý được chỉnh sửa...
· Tập lên kế hoạch rõ ràng: xác định mục tiêu, đặt ra thời gian hoàn thành, xem còn phải bổ sung tài liệu, thông tin ở chỗ nào...
Bốn bài tập nhỏ:
Viết tự do một cách tập trung
Lấy một tờ giấy trắng hoặc một trang bản thảo trên vi tính và đặt thời gian từ 5-15 phút
Tóm tắt đề bài bằng một cụm từ hoặc một câu ; hãy để cho đầu óc tự do suy nghĩ.
Viết bất cứ điều gì mà bạn nghĩ đến, liên quan hay không liên quan, sử dụng tối đa khoảng thời gian bạn đã hạn định,
Đừng dừng, nhưng cũng đừng quá cuống, hãy làm việc khẩn trương
Đừng dừng lại để "ngắm"
những gì bạn viết được, nãy đợi đến khi bạn kết thúc.
Lúc sắp hết thời gian, đọc lại đoạn mở đầu, chỉnh lại câu chủ để, xem lại những ý quan trọng xem đã hợp lý chưa.
Xem lại:
Có những từ, ý nào bạn có thể sử dụng cho bài viết được không? Giữa những ý bạn vừa viết có một liên quan hoặc ý cơ bản xuyên suốt không?
Nghĩ:
Lấy một tờ giấy trắng hoặc một trang bản thảo trên vi tính và đặt thời gian từ 5-15 phút
Tóm tắt đề bài bằng một cụm từ hoặc một câu ; hãy để cho đầu óc tự do suy nghĩ.
Viết bất cứ điều gì mà bạn nghĩ đến:
Nghĩ đến các ý liên quan đến chủ đề, càng khác lạ càng tốt, đừng xóa gì hết.
Đặt ra các câu hỏi và câu trả lời về chủ đề, kể cả những câu như:Tại sao mình lại đang làm bài này? Có điều gì hứng thú không? Tại sao mình không thích? Cái này màu gì? Bạn mình xem xong thì sẽ nghĩ gì nhỉ?
Xem lại:
Có những từ, ý nào bạn có thể sử dụng cho bài viết được không? Giữa những ý bạn vừa viết có một liên quan hoặc ý cơ bản xuyên suốt không?
Sơ đồ định nghĩa
Nghĩ đến các cụm từ, kí hiệu tượng trưng cho các ý, từ
Dùng bút chì (vì bạn sẽ tẩy xoá) và một tờ giấy trắng không dòng kẻ hoặc dùng bảng đen, và phấn màu
Viết những từ, cụm từ quan trọng nhất vào vị trí trung tâm.
Nghĩ, khoanh tròn.
Viết những từ quan trọng khác xung quanh vòng tròn.
Vẽ những vòng tròn để nối các từ với nhau, thêm mũi tên chỉ hướng...(tương tự như các trang có đường dẫn trên một trang web)
Nhớ để chừa một vài khoảng trống để sau này bạn viết thêm:
Phát triển ý
Giải thích
Bạn sẽ làm gì với mục này...
Viết khẩn trường
chưa cần xem xét kĩ càng vội
Sửa lần một
Nghĩ đến mối liên quan giữa những mục bên ngoài với mục ở trung tâm. Xóa và thay thế, rút bớt từ ngữ. Đặt lại vị trí những ý quan trọng, để chúng cạnh nhau để tiện sắp xếp. Dùng bút màu để sắp xếp. Ghi các mỗi liên quan với các từ ngữ để làm rõ.
Tiếp tục phát triển sơ đồ theo hướng mở rộng
Thoải mái và điền nhanh các từ ngữ, ý quan trongk khác (bạn luôn có thể xóa đi bất cứ lúc nào cơ mà!)
Bạn thử lấy vài tờ giấy, dán lại để làm khổ giấy rộng hơn để mở rộng sơ đồ. Phát triển theo các hướng mà chủ để dẫn dắt, chú đừng bị bó buộc vì khổ giấy. Khi bạn mở rộng sơ đồ, bạn sẽ có xu hướng làm chi tiết hoặc cụ thể hơn
Liệt kê và dàn ý
Đây là cách nhìn bao quát và có hệ thống. Bạn cũng có thể lập dàn ý để sắp xếp các chủ để hình thành từ viết tự do, nghĩ, hay sơ đồ dàn ý:
Sắp xếp các mục, chủ đề, không cần quá chú ý dấu câu hay là phải viết thành câu hoàn chỉnh.
Lên danh sách các chủ điểm và tìm cách diễn đạt bằng các câu có mẫu ngữ pháp giồng nhau (chủ ngữ, động từ...)
Sắp xếp các câu theo mức độ quan trọng, xác định "tầm quan trọng" của chúng. Những câu quan trọng ngang nhau thì để cùng một hàng
Ví dụ (sử dụng cấu trúc trang web này):
Cẩm nang và chiến lược học tập
I. Chuẩn bị
Học cách học
Sắp xếp thời gian
Đặt ra mục tiêu/ Lên kế hoạch
II. Học
Nghĩ theo hướng phê bình
Ghi nhớ
Sắp xếp các dự án
III. Viết luận
Điều cơ bản cần biết
Trước khi viết
Định nghĩa
Điều cơ bản trước khi viết
Bài tập
...
Viết nháp
Định nghĩa
Điều cơ bản khi viết nháp
Bài tập
...
...
Các dạng bài luận
Bài luận có 5 đoạn
Viết cho lớp học văn
Bài viết giải thích
Bài viết thuyết phục
....
Ban có thể cho phép mình nghỉ một lát!
Thư giãn đầu óc
Xem lại các ý tưởng, chủ điểm, mạch ý, các câu hỏi
mà bạn đã nghĩ tới trong các bài tập nhỏ vừa rồi. Thử đọc thành tiếng những đoạn văn nhỏ bạn vừa viết (một dạng tự đánh giá). Tìm những đoạn nghe thú vị và/hoặc quan trọng. Tóm tắt những đoạn văn đó.
Đánh giá các ý tưởng, chủ đề, mạch ý, các câu hỏi
hoặc là bằng cho điểm các mục theo thang điểm, hoặc đặt mục quan trọng hơn lên trước, hoặc bất cứ phương pháp nào hợp lí.
Nhớ giữ danh sách phòng trường hợp sự lựa chọn ban đầu không hiệu quả
Nhớ làm theo thứ tự những mục bạn vừa liệt kê và sắp xếp theo dàn ý ở trên.
Từ và cụm từ chuyển
Việc dùng từ và cụm từ chuyển tiếp
sẽ giúp bài viết nghe trôi chảy vì bài viết mạch lạc, chặt chẽ hơn nhiều.
Một bài viết chặt chẽ phải là bài viết khiến người đọc
có thể bám sát nội dung từ đầu đến cuối.
Từ nối tạo ra các mối liên quan,
giữa câu này với câu kia, giữa đoạn này và đoạn khác.
Dưới đây là danh sách một số từ chỉ quan hệ có thể có giữa các câu hoặc đoạn văn:
Bổ sung:
cũng, bên cạnh, ngoài ra, thêm vào đó, hơn thế nữa, một lần nữa.
Hệ quả:
theo đó, kết quả là, vì vậy, vì thế, nói cách khác, vì thế nên, do vậy, nên, vì thế suy ra.
Tóm tắt:
sau cùng, nói chung, cân nhắc mọi yếu tố, nói tóm lại, nói chung, trong mọi trường hợp thì, tóm lại một điều, kết luận là, nói chung, nói vắn tắt, tóm tắt lại, phân tích cuối cùng thì, để kết luận, để tóm tắt, cuối cùng.
Khái quát:
theo thói quen, như thường lệ, chủ yếu, bình thường thì, nói chung thì, thường thì, thường thường.
Khẳng định lại:
Thực chất sẽ là, Nói cách khác, Tương tự, Đó là, Nói điều đó để, Nói ngắn gọn thì, Diễn đạt theo cách khác thì
Đối lập và So sánh:
Ngược lại, Mặt khác, Trái lại, Thay vì đó, Tương tự như vậy, Một mặt thì... mà mặt khác thì..., Đúng hơn là, Giống như vậy, Nhưng, Tuy nhiên, Tuy vậy, Ngược lại thì.
Xâu chuỗi:
Đầu tiên, Trước hết, Để bắt đầu, Đồng thời, Trong thời điểm này, Hiện nay, Bước tiếp theo, Đổi lại, Sau này, Trong lúc đó, Tiếp theo, Sau đó, Hiện tại, Sau thì, Trong khi, Trước đó, Đồng thời, Sau khi, Cuối cùng
Chuyển ý:
Mà này, Một cách tình cờ thì.
Minh họa:
Ví dụ, Ví như, Như thế này
Giống nhau:
Giống như vậy, Tương tự như vậy, Hơn thế nữa
Hướng:
Ở đây, Ở đó, Phía đó, Xa hơn, Gần như, Trái lại, Dưới, Trên, Bên trái, Bên phải, Trong tầm mắt
Xin xem thêm các tài liệu (English):
Sách hướng dẫn The Gregg Reference Manual
Sổ tay tiếng Anh rút gọn
Những điều tối thiểu cần biết khi học tiếng Anh
Tóm tắt, đạo văn, đoạn văn,
Nguồn tham khảo, ghi chú, chú thích ở cuối trang
ôi rắc rối..!
Đạo văn:
Sử dụng, lấy ý tưởng hoặc văn của người khác thành của mình.
Ghép đoạn văn hoặc lấy ý tưởng của người khác vào bài của mình. 1
Đạo văn:
sao chép một cách vô tình công trình, bài viết của người khác và làm như là bài của mình
Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tránh được việc đạo văn một cách không cố ý
Tại sao lại cần tham khảo tài liệu đó?
Tại sao phải ghi nguồn tham khảo, ghi chú hay chú thích ở cuối trang?
Nghiên cứu của bạn sẽ có chất lượng hơn khi bạn ghi chú, xem xét cụ thể các nguồn thông tin bạn lấy
· Tranh luận của bạn sẽ có thuyết phục hơn với dẫn chứng của các nguồn tin cậy, thống kê, đoạn văn bạn trích hay tóm tắt.
Văn phong của bạn sẽ trôi chảy hơn nếu người đọc thấy rõ là bạn xây dựng bài viết, luận điểm dựa trên cái gì, đồng tình hay không đồng tình với ý kiến, công trình của các tác giả khác
Đôi khi, nguồn thông tin khác giải thích rõ vấn đề hơn, bạn có thể dùng nhưng phải ghi chú rõ ràng.
Người đọc có thể muốn xem cụ thể các nguồn thông tin khác nói gì, hay hoàn cảnh của bài viết...
Ghi chú các nguồn thông tin sẽ cho thấy có những ý kiến trái ngược, thậm chí con số dữ liệu trái ngược! hoặc để tạo sự chặt chẽ cho tranh luận
Thế nào thì thích hợp cho việc muốn trích dẫn?
Đó là khi
Đưa câu trích dẫn trực tiếp
Sử dụng các câu nói có một không hai, hay ý tưởng kiểu như vậy của một người khác, từ các giấy tờ in, trên Internet, phỏng vấn hay thậm chí nói chuyện bình thường.
Đưa ra các thông tin, hình ảnh được sao chép lại, bảng biểu....
Giới thiệu ý kiến của các chuyên gia, cho dù bạn có đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đó.
Xin sự trợ giúp của ai đó, gia sư, thầy cô, thậm chí bạn cùng phòng hoặc cha mẹ.
Bạn không tham kháo khi:
Một việc hoặc ý kiến nào đó đã quá quen thuộc, ai cũng biết
Một nghiên cứu nào đó không có tác giả hoặc nguồn
(ví dụ: cụm "give credit where credit is due" là phổ biến khi nói đến các tài liệu không rõ nguồn gốc, tác giả
Những gì bạn trình bày dễ được chấp nhận và không được trích dẫn ở đâu khác.
Cách sắp xếp và lưu trữ các nguồn thông tin khi bạn làm nghiên cứu
Sử dụng máy vi tính như thế nào cho hiệu quả
Khi bắt đầu làm, lập một tập mới (folder)
Save tất cả các nghiên cứu thành các file riêng trong folder này
Nhớ kèm thông tin về thư mục: như tác giả, dạng nguồn thông tin, địa chỉ trang web, nhà xuất bản, ngày tháng...
Lập một dạng mã ("code") hoặc cách ghi chú sao cho bạn sẽ dễ dàng nhận ra dạng văn bản, người chịu trách nhiệm, ngày tháng.
Gộp tất cả cả file nghiên cứu thành một file
Save thành một file trong folder, và giữ riêng
Trong file lớn này, đặt mã hoặc cách đánh dấu vào đầu mỗi trang hoặc đoạn thông tin.
Đừng thay đổi file lớn này, trừ phi lúc bạn thêm thông tin hoặc dữ liệu mới...
Lưu thêm một bản của file và làm việc với file đó.
Sử dụng chức năng "save as".
Dùng file thứ 2 này để làm việc, sắp xếp dữ liệu...
Sử dụng bản copy và điền thêm dữ liệu, sắp xếp văn bản, hình minh họa...
Tạo và để đậm các chữ ghi chủ đề, tiêu đề mục nhỏ...
Bôi đậm và/hoặc để gạch chân những cụm từ hay xuất hiện, từ khóa, những ý trùng lặp, tranh luận đồng tình hoặc không đồng tình
Xóa những đoạn không sử dụng được
Lưu và để file này trong folder lớn
Trên một văn bản khác, lập một dàn ý hoặc sơ đồ khái niệm của bài nghiên cứu.
Lập (bằng cách Save as...) một bản thứ 3 từ file vừa được sắp xếp, chỉnh sửa
Để một vài trang trống ở đầu file này
Bắt đầu viết nháp;
Dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ bài và từ những gì bạn nhớ từ quá trình nghiên cứu và chuẩn bị
Chỉ giở ra xem lại các nghiên cứu và chuẩn bị khi cần thiết
Chỉ copy và dán từ phần thông tin tìm được khi bạn muốn trích dẫn trực tiếp
Lùi đầu dòng nếu bạn đưa phần trích dẫn vào, để tách phần đó với phần bạn viết trong bản nháp.
Nếu bạn cần tóm tắt ý hoặc diễn đạt bằng cách khác ý tham khảo, thì nên ghi chú rõ. (Vi dụ: Theo Joe Landsberger thì...)
Sau khi hoàn tất bản nháp, lưu nó vào folder.
Tạo một bản lưu thứ 4 từ bản thứ 3 vừa hoàn thành
Xóa tất cả các phần thông tin tìm được ở phía cuối
(Nhớ rằng: bạn chưa xóa bất cứ thứ gì ở bản thứ 2 và 3)
Chỉnh sửa bài nháp này thành bài viết hoàn chỉnh
Ghi chú những thông tin bạn đã tham khảo của người khác, tài liệu khác ở cuối trang, theo văn phong mà đề bài cho phép.
In bản viết này và xem lại những thông tin bạn đã đưa vào từ bản lưu đầu tiên
The American Heritage® Từ điển Anh ngữ, Xuất bản lần thứ 4, Nhà xuất bản Houghton Mifflin, 2000, như trên trang http://dictionary.reference.com/search?q=plagiarize (tài liệu lấy ngày 20 tháng 7 năm 2005)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top