Phan 3 Tham gia trong lop hoc

**Chuẩn bị cho việc học trên lớp

(áp dụng với trường học Mỹ)**

*

So với lớp học ở các nước khác, lớp học ở Mỹ thường thoải mái hơn.

Tuy nhiên, cũng có các quy tắc cơ bản quan trọng sau:

Trước khi đến lớp:

Hoàn thành bài tập về nhà!

Đọc, suy nghĩ, tạo ý kiến riêng của bản thân.

Xem qua vở ghi chép

từ buổi học trước và xem trước bài học hôm nay

Nói chuyện với thầy cô ngay

nếu như bạn gặp khó khăn

Tập trung và sẵn sàng cho bài giảng:

bạn có thể tập trung yên tĩnh một lát để nhớ lại các suy nghĩ, và chuẩn bị cho bài giảng

Viết ra giấy những ý tưởng mà bạn vừa nghĩ ra vào đầu trang giấy: Chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới,

Để hiểu một khái niệm nào đó trong bài,

Hiểu nền tảng, tóm được ý của chủ để nào đó. c

Để hiểu bài đọc hoặc ôn tập

Trong lớp:

Đến lớp đúng giờ.

Giáo viên không thích học sinh đến lớp muộn đâu.

Chọn chỗ trong lớp học sao cho

bạn có thể tập trung vào bài học; tìm những chỗ mà bạn có thể:

Nghe giảng

Hỏi câu hỏi

Nhìn thấy bảng, hoặc giáo cụ

Thảo luận- không chỉ với thầy cô mà còn với các bạn cũng lớp

Tránh sự phân tán

ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn

(lơ đãng, nhìn lung tung trong lớp, nói chuyện riêng, chuyền giấy viết thư, vẽ lăng nhăng)

Suy nghĩ và lựa chọn khi nghe giảng:

Xem điều nào quan trọng và ghi vào vở, và xem cái nào không phải ghi

Nghe cẩn thận để chắc chắn bạn hiểu trước khi viết

Hỏi nếu không hiểu (nhưng nên đợi vào lúc thầy cô "ngừng" chứ đừng ngắt mạch suy nghĩ của họ).

Trong giờ học, nên xem lại những gì bạn nghĩ trước giờ học

Và so sánh Những cái đó khớp với những gì thầy cô nói ở phần đầu bài giảng không?

Tiết học có đúng như giáo án của thầy cô, hay là những gì bạn nghĩ lúc đầu không?

Lên danh sách những việc cần làm "to do" list gồm: Bài tập;

Nghiên cứu các định nghĩa khó;

Học nhóms;

Gặp với người học nhóm, gia sư hoặc thầy cô.

Nhiều khi, bạn không chú ý đến việc nhờ một bạn cùng lớp mà hiểu bài nhanh trong lớp.

Nếu hợp lý, thì nên nhờ bạn đó giúp

Thỉnh thoảng, hãy tự xem xét xem lớp học có được như bạn mong đợi không.

Nếu bạn không hài lòng với lớp hoặc khóa học nào đó, bạn nên gặp thầy cô để nói chuyện càng sớm càng tốt.

§ Tài liệu lấy từ: Gail M. Zimmerman, Phó phụ trách Sinh viên năm thứ nhất và tư vấn học tập, Dartmouth College và Bob Nelson, et al, Learning Resource Centers, Rutgers University

**Tác động đến thầy cô**

Liên hệ của bạn với thầy cô sẽ có ảnh hưởng đến việc bạn có học tốt hay không ở trong lớp.

Nhìn chung, thầy cô sẽ có cảm tình với học sinh tỏ ra thực sư ham thích môn học, và đặt những câu hỏi hay. Cách tốt nhất để có được cảm tình của thầy cô là hãy chứng tỏ bạn là thật sự ham thích khóa học đó.

Những lời khuyên sau đây là để bạn có thể tỏ rõ sự ham thích và hiếu học của mình:

· Không chỉ trích, lên án hay than phiền với thầy cô về việc dạy của họ. Thay vì đó, hãy tập trung vào nội dung kiến thức, thảo luận các tài liệu và việc học và hiểu của bạn.

· Để cho thầy cô biết là bạn thích khóa học này

· Chịu khó mỉm cười.

· Nhớ tên thầy cô

· Lắng nghe khi thầy cô nói về họ

· Thảo luận, hoặc nói về những chủ đề họ thích.

· Để thầy cô biết là bạn thật sự coi trọng họ

· Tránh tranh cãi với thầy cô

· Nếu sai, thì nên nhận lỗi ngay

· Đặt câu hỏi, đừng ra lệnh

· Thật lòng tìm hiểu xem thầy cô nghĩ gì

· Để thầy cô biết là bạn muốn học tốt

· Luôn có sách giáo khoa mỗi khi đi gặp thầy cô

· Luôn nộp bài tập, bài làm đúng hẹn

Lấy từ "Đắc nhân tâm" của Dale Carnegie, New York:

Simon and Schuster Inc., 1936.

***Ghi chép theo gợi ý***

Ghi chép theo gợi ý là gì?

Đó là những tờ tài liệu do giáo viên chuẩn bị mà trong đó có dàn ý hoặc sơ đồ bài giảng, nhưng để một vài ô trống điền những khái niệm quan trọng, định nghĩa...Trong giờ học, học sinh sẽ tự điền vào những ô trống đó. Những ghi chép như thế này sẽ giúp bạn theo dõi bài giảng dễ dàng hơn, xác định những kiến thức mấu chốt, và tự xây dựng nền tảng cho kiến thức cần phải học và áp dụng.

Nếu bạn gặp khó khăn khi tự mình ghi chép, thì có thể nhờ thầy cô chuẩn bị những ghi chép theo gợi ý như thế này để giúp bạn luyện kỹ năng ghi chép.

Dưới đây là cách hướng dẫn hoàn thành và dùng những ghi chép theo gợi ý

Về Nội dung:

Dấu hiệu gợi ý:

Liệu thầy cô có thể cho thêm các hình ảnh gợi ý (như hightlight, mũi tên, con trỏ, ngón tay, vòng tròn, đánh số các ý, hình ảnh...) để nhận diện dạng hoặc lượng thông tin cần điền?

Ví dụ: các ý chính và ý nhỏ, ví dụ, hệ quả...

Hình ảnh:

Thông tin được cho dưới dạng hình ảnh nhue biểu đồ, bảng, minh họa, sơ đồ...có thể được dùng để hoàn thành bài

Kiến thức tham khảo:

Kiến thức tham khao có đựoc kèm để tiện so sánh khi học không?

Trước giờ giảng bài:

Câu hỏi/Thảo luận

Thầy cô có cho học sinh cơ hội thảo luận những ghi chép theo gợi ý được phát hay không, kể cả trong giờ giảng hoặc sau đó?

Mẫu/Checklist:

Có một mẫu hoặc hoặc checklist để bạn đối chiếu không?

(Có thể viết bao nhiêu, bạn đã điền hết những chỗ cần điền chưa, nếu thiếu, cần phải xem thêm ở đâu?...)

Các dạng khác nhau:

Có mẫu đơn giản hoặc phức tạp hơn không? Liệu tôi có thể bắt đầu bằng cách ghi đơn giản rồi sau đó, nâng dần lên mức độ khó hơn?

Sau giờ giảng bài:

Xem lại kiến thức:

Hãy hỏi xem là mọi người trong lớp có thể đối chiếu các ghi chép theo gợi ý với nhau để tham khảo thêm có được không?

Các dạng trình bày:

Hỏi xem những bài ghi chép đã hoàn thành có được trình bày qua máy vi tính hoặc các cách khác để mọi người có thể cùng thảo luận, phát triển thêm, cho ví dụ để hiểu rõ hơn về bài giảng có được không?

Sau tiết học:

Nhận xét của giáo viên:

Hãy đưa cho thầy cô xem qua những ghi chép bạn đã điền

Mẫu:

Hỏi xin thầy cô một bản trả lời đầy đủ để bạn đối chiếu với mẫu đó.

Kiểm tra cùng với bạn học:

Trao đổi ghi chép với bạn học để đối chiếu và tóm lại những ý quan trọng

Ví dụ:

Tìm thêm các ví dụ để hiểu sâu hơn.

Đánh giá:

Bài kiểm tra/Thi:

Hỏi thầy cô xem các câu hỏi có dựa trên những ghi chép có gợi ý không.

Những ghi chép theo gợi ý do học sinh tự làm

những tài liệu này cũng có thể được dùng tham khảo cũng như là một dự án nho nhỏ học sinh có thể làm chung với nhau

Lấy từ: Guided Notes Improving the Effectiveness of Your Lectures, của Dr. William L. Heward, The Ohio State University Partnership Grant, Improving the Quality of Education for Students with Disabilities

Phần cho giáo viên: Chuẩn bị các tài liệu ghi chép theo gợi ý

***Ghi chép***

Bạn có thể tạo thói quen ghi chép theo các cách sau:

Nghe * Lược * Ghi nhớ * Suy nghĩ * Ôn tập

Mua một quyển vở gáy xoắn:

Bạn sẽ có thể cho thêm, gạch xóa, hoặc sắp xếp lại các trang và tài liệu.

Dành một trang trống trước mỗi bài học mới để sau này, bạn viết tóm tắt và chuẩn bị cho bài kiểm tra.

Một trang ghi chép mẫu:

Tiêu đề:

· Ngày tháng

· Tên hoặc số lớp học

(ví dụ: 3/34)

Tiêu đề:

Tên người trình bày hoặc đóng góp của bạn cùng học

2. Lược

1. Nghe: Chép vào đây:

Xem đâu là ý chính

Lọc lấy ý cơ bản

Sử dụng dàn ý hoặc sơ đồ khái niệm

Dùng từ ngữ, hình ảnh, hình minh họa hoặc bất cứ cái gì diễn tả thông tin thật nhanh chóng. Đừng trích dẫn nếu như không thật sự cần thiết.

Xem lại các ghi chép

3. Ghi nhớ: Nghĩ trongđầu!

· Xem bạn đã biết gì về nội dung kiến thức này chưa

· Dùng từ quan trọng ghi bên lề trái, hoặc câu hỏi, minh họa định nghĩa....

· Tự nghĩ ra ví dụ.

4. Suy nghĩ: Suy nghĩ sâu!

· Nội dung kiến thức này liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?

· Tìm và sử dụng các cụm từ: Áp dụng, So sánh, Vẽ đồ thị, Đánh giá...

5. Ôn tập: Xem lại các ghi chép

và tóm tắt ở cuối trang trước bài học tiếp theo và trước khi học bài mới và ôn tập cho bài kiểm tra.

--------------------------------------------------------------------------------

Nếu có nhiều trang ghi chép cho một buổi học:

· Tóm tắt ở cuối mỗi trang,

· Tóm tắt bài giảng ở trang đầu hoặc trang cuối.

Lấy tài liệu của Walter Pauk (1989) và Hệ thống ghi chép Cornell (Dartmouth College, Hanover, NH)

***Tập trung chú ý trong lớp học***

Nếu bạn gặp khó khăn khi nghe giảng trong lớp:

· Cố gắng xem trước nội dung chính của bài giảng:

Trước khi lên lớp, xem qua ghi chép của buổi hôm trước và đọc bài của ngày hôm sau.

Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc về bài hôm trước hoặc từ sách giáo khoa, hỏi thầy cô về những chỗ đó trước khi giờ học bắt đầu

Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi

bạn nghĩ là thầy cô sẽ có thể hỏi về kiến thức mới của bài học

· Tránh các nguồn gây mất tập trung

bạn có thể ngồi phía trước, tránh những bạn cùng lớp hay gây mất trật tự, tập trung nghe giảng, nghe giảng chủ động và ghi chép

· Luôn đặt vị trí mình trong tư thế học

ngồi và biểu hiện tập trung, đừng có ngồi một cách uể oải

· Thỉnh thoảng chuyển tư thế ngồi

Đừng ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng chuyển tư thế ngồi để giúp tuần hoàn máu, tăng cường oxy lên náo và giúp bạn luôn tỉnh táo

· Nếu có thể, hãy chịu khó đặt câu hỏi, hoặc hỏi đề thầy cô giảng rõ hơn,

tham gia vào hoạt động, thảo luận trong lớp với giáo viên.

· Tự luyện để đừng đầu hàng với những nguồn gây mất tập trung

"Kỹ năng Nhện"

Dùng một cái dĩa để rung mạng nhện. Con nhện sẽ phản ứng và tới gần xem. Lại rung vài lần nữa, con nhện khôn hơn ra và biết là không phải con mồi đang giẫy và nhện cũng sẽ không tới nữa.

Bạn cũng có thể bắt chước. Khi ai đó bước vào lớp, hoặc khi cửa sập, coi như là không liên can đến mình và đứng chú ý. Thay vào đó, hãy tập trung vào bài học.

Chỉ chú ý đển thầy cô và bài giảng

· Khi có người trong lớp đi lại, hoặc ho... tập đừng nhìn vào họ mà thay vào đó, hãy ..kệ họ và tập trung vào bài giảng

· Khi nói chuyện với ai đó, tập trung vào câu chuyện, nhìn anh ta và lắng nghe xem anh ta đang nói gì, đừng để tâm đến những điều khác.

· Thử dung mẹo nhắc "Bạn đang ở đây, bạn đang ở đây" để lấy lại sự chú ý nếu như bạn bị phân tán tư tưởng.

Tài liệu được lấy từ "Help Yourself " với sự cho phép của University Counseling Services, Kansas State University

Có thể xem them: J. R. Hayes, The Complete Problem Solver, Franklin Institute Press, 1981

***Bày tỏ ý kiến của mình***

Tham gia phát biểu, thảo luận (trong lớp học của các trường ở Mỹ)

Trong giờ thảo luận, bạn đừng ngại phát biểu, kể cả khi bạn có ý kiến khác của thầy cô hay bạn cùng lớp. Ý kiến của bạn có thể và nên được dựa trên sách giáo khoa, các tài liệu đọc khác, nội dung thảo luận, tài liệu lấy từ thư viện, người có kiến thức trong lĩnh vực này, cũng khi kinh nghiệm riêng của bản thân bạn .

Trong lớp, hãy chú ý đến những gì giáo viên và bạn cùng lớp đang nói:

· Đánh dấu hoặc ghi nhận xét về những điểm mà bạn muốn trả lời, thảo luận hoặc một điểm bạn muốn hỏi rõ. Hãy nhớ: một câu hỏi cũng có giá trị như ý kiến được nêu trong nội dung bài giảng. Nó chứng tỏ là bạn luôn quyết tâm hiểu bằng được ý kiến của người khác và cũng muốn người khác hiểu mình đang nói gì.

· Mở đầu việc trình bày quan điểm bằng cách nếu tóm tắt ý của mình. Có các gợi ý sau:

"Như cách tôi hiểu vấn đề thì..."

Bằng cách nhắc lại ý của nội dung thảo luận, bạn sẽ chứng tỏ được rằng bạn đang cố gắng hiểu đúng vấn để và cũng cho thấy bạn đang hiểu đến đâu. Thường thì khi bạn chia sẻ câu hỏi hoặc thông tin bạn có, những người khác cũng sẽ chia sẻ thông tin với bạn.

· Đảm bảo là cả lớp và thầy cô hiểu khi nào thì bạn đang tóm tắt còn khi nào bạn đang trình bày ý kiến của mình.

· Cố gắng giữ các nhận xét luôn liên quan chặt chẽ tới ý mấu chốt và đừng ngại ngần nhìn qua vào ghi chép khi trình bày. Logic là quan trọng, chứ không cần phải nhanh.

· Khi tranh luận, hãy mở đầu bằng các ví dụ mà tác giả hoặc thầy cô đã đưa ra trước đó (tuy nhiên trình bày sao cho hợp lí để tránh bị coi là nịnh bợ), nói chung nên dùng ví dụ bạn tự nghĩ ra để tỏ thái độ đồng tình của bạn với quan điểm của họ. Đây được coi là cách suy nghĩ độc lập và là một điều rất quan trọng trong học tập.

· Sau khi trình bày xong, bạn có thể hỏi xem có ai có nhận xét hoặc phản hồi gì không để xem

· Mọi người có hiểu ý bạn vừa trình bày hay không

· Xem là họ đồng ý hay phản đối ý kiến của bạn

Luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác: bạn sẽ ghi điểm của thầy cô!

Quan niệm rằng:

Một chút cạnh tranh là một tích cách đặc trưng thể hiện sự cởi mở trong trường học của Mỹ.

Nói lên được ý kiến một cách đầy đủ cũng vô cùng quan trọng trong việc đánh giá kết quả học toàn diện của học sinh.

Đầu tiên, bạn phải nghe và cố gắng hiểu ý kiến của người khác. Tôn trọng ý kiến của họ và cũng để họ tôn trọng ý kiến của bạn.

Thầy cô sẽ đánh giá kểt quả học của bạn trong suốt quá trình học của cả học kỳ chứ không phải chỉ dựa trên điểm bài thi cuối kỳ.

Tập trung suy nghĩ vào phân tích vấn đề, nhận xét, ý kiến của bạn, và sau đó thì luôn sẵn sàng lắng nghe quan điểm của người khác.

Nếu buổi thảo luận sẽ xoay quanh các tài liệu đọc thì bạn nên:

· Nghiên cứu kỹ giáo trình, các bài báo, sách giáo khoa

· Tìm đoạn diễn tả ý chính của cả bài, và trình bày lại bằng ngôn từ của bạn

· Có quan điểm, hoặc ý kiến đối với ý tác giả.

Tài liệu lấy của Gail M. Zimmerman,

Các mẹo nhỏ cho sinh vien quốc tế, Phụ trách Sinh viên năm thứ nhầt và tư vấn học tập, Dartmouth College

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phan