phan 3

II. YÊU CẦU VỀ BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG

a. Bảo đảm khoảng cách ngắn nhất và thuận lợi cho giao thông ô tô và người đi bộ giữa các khu vực khác nhau trong đô thị

b. Bảo đảm thoát nước trên mặt dễ dàng và nhanh chóng cho bản thân tuyến đường và cho các khu nhà ở hai bên đường. Yêu cầu độ dốc trên 0,5% và thấp hơn đất ở hai bên.

c. Có thể bố trí toàn bộ hệ thống kỹ thuật đô thị như các đường điện, điện thoại, đường ống cấp thoát nước ngầm suốt chiều ngang đường hoặc trong các đường hầm tập trung

d. Hướng tuyến đường cần giúp cho việc thông gió hoặc cản gió cho khu dân cư nhờ các hàng cây hai bên đường.

e. Cần chú ý lợi dụng địa hình để tạo những trục phối cảnh đẹp cho đô thị khi vạch ra các tuyến đường

f. Cần phân loại đường phố rõ ràng để xác định đúng mặt cắt ngang và các yêu cầukỹ thuật khác của đường.

g. Bảo đảm chi phí xây dựng bảo dưỡng kinh tế nhất và hạn chế sử dụng đất nông nghiệp.

1. Yêu cầu về tầm nhìn

Phải đảm bảo tần nhìn cho người lái xe từ một đường phố nhìn thấy xe ở đường phố giao nhau với nó và an toàn đi qua mối giao nhau trước khi xe kia đến hoặc có thể hãm phanh và dừng lại trước khi đến điểm xung đột. công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông

2. Yêu cầu về chỗ giao nhau của đường đô thị:

a) Đường cao tốc, đường trục chính và đường chính cấp đô thị với đường đô thị khác phải giao nhau ở khác độ cao;

b) Ở vị trí quan trọng, đường cao tốc và đường phố chính cấp đô thị với đường phố liên khu vực và đường vận tải phải giao nhau khác độ cao. Ở hướng phụ cho phép các luồng giao thông cắt nhau;

c) Các loại đường khác cho phép tổ chức giao thông ở cùng độ cao;

Bán kính đường cong của bó vỉa tại các vị trí giao nhau của đường phố tối thiểu phải đảm bảo:

 Tại quảng trường giao thông và đường phố cấp đô thị ³15,0m;

 Đường phố cấp khu vực ³12,0m;

 Đường phố cấp nội bộ ³8,0m.

3. Phân bố các luồng xe

Tại các mối giao nhau phát sinh hiện tượng giao nhau hoặc chuyển tiếp của các luồng giao thông theo các hướng rẽ phải, nhập từ phía phải, giao nhau, rẽ trái, nhập từ phía trái chuyển tiếp. Trường hợp rẽ phải ít gây cản trở nhất, nhưng trường hợp rẽ trái sẽ cắt nhau với các luồng khác tăng mức độ phức tạp giao thông ở các mối giao nhau, vì vậy cần phải cho xe cộ của một trong hai hướng dừng lại hẳn khi lưu lượng xe lớn

Bề rộng 1 làn xe (m) :

 Cấp đô thị : 3,75 m

 Cấp khu vực: 3,5 m

 Cấp nội bộ :

• Đường nhóm nhà ở, vào nhà : 3,0 m

• Đường đi xe đạp : 1,5 m

• Đường đi bộ : 0,75 m

1. Phân loại:

Cây xanh trong đô thị được chia làm 3 loại:

a) Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo..., bao gồm cả diện tích mặt nước và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông.)..

b) Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ). Tất cả các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên đều phải trồng cây xanh đường phố.

c) Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học, vườn ươm...).

2. Mục tiêu quy hoạch các khu cây xanh đô thị

a) Cải thiện khí hậu, đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng có gió bão, gió lạnh và trong khu cách ly vệ sinh giữa vùng công nghiệp và dân dụng

b) Làm trong lành môi trường đô thị

c) Chống ồn

d) Hoàn thiện kỹ thuật đô thị

e) Bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống văn hóa, thể thao và nghỉ ngơi, giải trí.

f) Góp phần hình thành cảnh quan đô thị

3. Các yêu cầu bố trí hệ thống cây xanh đô thị

 Cây xanh trong khu vực dân dụng cần được bố trí thống nhất liên tục từ các vườn cây tiểu khu đến các công viên lớn của đô thị

 Cần tận dụng đất ở ven các sông hồ hoặc đất không xây dựng để trồng cây

 Trong các công viên, vườn hoa lớn ngoài hệ thống cây xanh cần có các công trình vui chơi giải trí khác .

 Trong khu nhà ở và tiểu khu cần bố trí một không gian cây xanh để làm chỗ nghỉ ngơi

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hưng