PHẦN 2:

                                                                  Phần 2: địa lý dân cư

                                                          đặc điểm và sự phân bố dân cư

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

 - Số dân: 84.156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 ở Đông Nam á và thứ 13 trên thế giới.

 + Thuận lợi:

 ~ Nguồn lao động dồi dào.

 ~ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

 + Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

 - Dân tộc:

 + Có 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 86,2% dân số).

 + Khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

 - Dân số còn tăng nhanh:

 + Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì:

 ~ Thời kì 1965 - 1975: tăng trung bình là 3%.

 ~ Năm 1999 - 2001: tăng trung bình khoảng 1,35%

 ~ Năm 2002: 1,32%.

 + Mức gia tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

 + Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 - Dân số nước ta thuộc loại trẻ trẻ:

 + Đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của cả nước theo hướng tăng tỉ trọng của tuổi từ 60 trở lên.

 + Cơ cấu các nhóm tuổi của cả nước năm 2005: từ 0 - 14 tuổi: 27,0%, từ 15 - 59 tuổi: 64,0%, từ 60 tuổi trở lên: 9,0%.

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí

 - Mật độ dân số trung bình: 254 người/km2 (2006). Phân bố chưa hợp lý giữa các vùng:

 a) Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:

 + ở đồng bằng: 75% dân số, mật độ dân số cao.

 + ở vùng trung du, miền núi: mật độ dân số thấp.

 b) Giữa thành thị và nông thôn: năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1%.

 - Hậu quả: ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

 - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

 - Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

 - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

 - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

 - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn.

                                                                      Lao Động và việc làm

1. Nguồn lao động

 - Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động.

 - Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

 - Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động đã qua đào tạo chiếm

khoảng 25% (năm 2005).

 - So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình đậôc vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật là nh nghề còn thiếu nhiều.

2. Cơ cấu lao động

 a) Theo các ngành kinh tế:

 + Khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thu hút tới 57,3%, công nghiệp - xây dựng 18,2%, dịch vụ 24,5% (năm 2005).

 + Sự phân công lao động theo ngành còn chậm chuyển biến.

 b) Theo thành phần kinh tế: lao động ở thành phần kinh tế Nhà nước chiếm 9,5%, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 88,9%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,6% (năm 2005).

 c) Theo thành thị và nông thôn: lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75% (năm 2005).

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

 - Mỗi năm có khoảng 1 triệu chỗ làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.

 - Năm 2005:

 + Cả nước: tỉ lệ thất nghiệp: 2,1%; tỉ lệ thiếu việc làm:8,1%.

 + Thành thị: tỉ lệ thất nghiệp: 5,3%; tỉ lệ thiếu việc làm: 4,5%.

 + Nông thôn: tỉ lệ thất nghiệp: 1,1%; tỉ lệ thiếu việclàm: 9,3%.

 - Những năm qua nước ta đã tập trung giải quyết việc làm theo các hướng:

 + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

 + Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

 + Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương, chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ.

 + Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngo0, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

 + Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

 + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

                                                                                       Đô Thị Hóa

1. Đặc điểm

 a) Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp:

 - Từ thế kỉ III trước công nguyên, thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Thế kỉ XVI, xuất hiện thành Thăng Long, sau đó là: Phú Xuân, Hội An,...

 - Vào thời phong kiến: một số đô thị được hình thành ở vị trí thuận lợi, chức năng

chính: hành chính, thương mại, quân sự.

 - Thời Pháp thuộc: hệ thống đô thị nhỏ bé, chủ yếu chức năng hành chính, quân sự. Một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

 - Từ 1945 - 1954: quá trình đô thị hoá chậm, các đô thị ít thay đổi.

 - Từ 1954 - 1975:

 + Miền Nam: các đô thị gắn với mục đích quân sự.

 + Miền Bắc: đô thị hoá gắn với quá trình công nghiệp hoá trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có.

 - Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.

 b) Tỉ lệ dân thành thị tăng:

 - Năm 1980: 19,5%, năm 2005 chiếm 26,9% dân số cả nước.

 - Tỉ lệ dân thành thị còn thấp.

 c) Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng:

 - Cả nước có 689 đô thị, tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi số lượng đô thị ít: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

 - Số dân đô thị: đông nhất ở Đông Nam Bộ, ít nhất ở Tây Nguyên.

2. Mạng lưới đô thị

 - Dựa vào các tiêu chí cơ bản: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp.... mạng lưới đô thị nước ta được phân thành 6 loại. Hai đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

 - Dựa vào cấp quản lí, nước ta có: các đô thị trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải

Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ), các đô thị trực thuộc tỉnh

3. ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội

 - Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 - Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xxa hội của các địa phương, các vùng trong nước.

 - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

 - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

 - Hậu quả xấu của quá trình đô thị hoá: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự

xã hội...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: