Phan 10 Cac kieu viet

Bài văn năm đoạn

Bài văn gồm 5 đoạn kiểm tra kĩ năng viết và thường là bài tập bị hạn chế thời gian.

Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn luyện tập và đạt được thành công ở dạng viết này.

Bắt đầu có nghĩa là bắt tay vào sắp xếp:

Phân tích đề bài, xem đề bài yêu cầu mình phải làm gì.

Dùng một cái bút highlight, gạch dưới những từ ngữ quan trọng quyết định đề tài.

Sau đó, lên kế hoạch

Ví dụ, đề bài ra như sau:

Bạn có một món quà rất đáng nhớ. Có thể món quà đó bạn được tặng vào một dịp đặc biệt nào đó hoặc là được tặng không vì một dịp đặc biệt nào. Hãy kể về món quà đó, và nói rõ tại sao đó lại là một món quà đáng nhớ. Kèm theo lý do bạn được tặng, miêu tả món quà và cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó.

Mục tiêu là viết một bài văn miêu tả về món quà bạn được tặng

Đối tượng là một món quà đáng nhớ

Có ba ý nhỏ:

· Lý do bạn được tặng

· Miêu tả món quà

· Cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó

Hãy lập dàn ý bài văn 5 đoạn đó; đừng quên các yếu tố sau:

Đoạn mở đầu

Câu chủ đề: món quà đáng nhớ

1. ý lớn 1: Lý do bạn được tặng

2. ý lớn 2: Miêu tả món quà

3. ý lớn 3: Cảm xúc của bạn khi bạn nhận món quà đó

(Đoạn chuyển)

Đoạn bổ trợ thứ nhất

Nhắc lại ý nhỏ thứ nhất

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Đoạn bổ trợ thứ 2

Nhắc lại ý nhỏ thứ hai

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Đoạn bổ trợ thứ 3

Nhắc lại ý nhỏ thứ ba

Các lí lẽ, dẫn chứng, ví dụ

Chuyển đoạn

Kết đoạn hoặc đoạn tóm tắt

Tóm gọn hoặc kết luận bài,

diễn đạt chủ điềm và các ý lớn trong bài bằng một cách khác.

Bắt đầu viết!

Nghĩ cho thật cẩn thận, và xây dựng bài viết hoàn chỉnh một chỉnh từ từ.

Chia bài viết thành các phần nhỏ và xây dựng từng đoạn riêng rẽ, cẩn thận và đủ ý.

Đoạn mở đầu

· Đoạn mở đầu quyết định hướng và giọng văn của bài

Không chỉ có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, mà đoạn mở bài còn có nhiệm vụ xác định cách bạn sẽ phát triển bài viết theo hướng nào. Nếu đoạn mở đầu tốt, bạn sẽ hướng được người đọc vào bài viết. Nên chăm chút đoạn mở đầu vì một đoạn mở bài tốt rất có hiệu quả lớn.

· Nhớ dùng các động từ dưới thể chủ động

Thể chủ động có hiệu quả hơn nhiều. Áp dụng với tất cả các câu trong đoạn mở bài. Và nên nhớ: trừ phi bạn đang viết một bài tự thuật, còn không thì không nên dùng đại từ "Tôi".

· Đa dạng các mẫu, cấu trúc câu

Xem kĩ để tránh việc dùng một mẫu câu đơn điệu: kiểu như luôn bắt đầu câu bằng chủ ngữ của câu.

· Suy nghĩ, tìm ý và các luận cứ, dẫn chứng phù hợp

Những ý dẫn chứng hoặc chứng minh hiệu quả nhất là những dẫn chứng bạn hiểu rõ. Nếu bản thân bạn không hiểu, thì rất khó có thể viết hay và viết đúng. Đừng làm hỏng bài viết của bạn bằng những tranh luận không thuyết phục.

· Hãy luyện viết đoạn mở đầu nhiều lần, với các chủ đề khác nhau.

Kể cả nếu bạn không sử dụng, thì bạn có thể dùng những bài luyện bạn đã viết để đối chiếu và so sánh những bài bạn đang viết, và kĩ năng viết hiện tại của ình. Thấy được sự tiến bộ là một niềm vui!

Đoạn bổ trợ (Phần thân bài)

· Viết phần chuyển ý để bắt đầu viết về các ý lớn của bài.

Mỗi đoạn phải nối ý các đoạn trước và sau.

· Viết câu chủ đề

Yếu tổ chuyển đoạn có thể được kèm trong câu chủ đề.

· Dẫn chứng, ví dụ, chi tiết bổ sung cần phải được sát ý đang trình bày.

Xu hướng chung của các đoạn thân bài là viết nhiều, đề cập đến mọi ý, tràng giang đại hải.

Bạn nên tránh điều đó, và nên tập trung viết, phân tích cụ thể về các dẫn chứng hoặc ví dụ bạn đưa ra.

· Đa dạng cấu trúc câu

Tránh lặp lại các đại từ hoặc danh sách. Tránh viết câu một kiểu (như: Chủ ngữ+ Vị ngữ + Tân ngữ) vì cách đó rất đơn điệu.

Kết bài

Thực ra, để viết một đoạn thân bài hiệu quả là khá khó. Bạn không thể luôn đảm bảo rằng người đọc đã hiểu thấu ý bạn muốn nói.

· Nhắc lại ý của đoạn mở bài bằng cách diễn đạt khác

Sử dụng óc sáng tạo của bạn, đừng chỉ đơn điệu lặp lại y xì đoạn mở đầu

· Tóm tắt ý bạn trình bày trong cả bài bằng một chút "chắc chắn", ví dụ như một câu trích hoặc ý kiến ủng hộ của ai đó. Đoạn kết bài phải khiến cho người đọc không một chút nghi ngờ nào về lập trường, và ý kiến của bạn.

· Viết chắc chắn vì đây là đoạn ý cuối cùng mà bạn có thể trình bày trước người đọc.

Biên tập và chỉnh sửa bài viết

Kiểm tra chỉnh tả và ngữ pháp

Các thì của động từ, chủ ngữ-động từ phải chặt chẽ.

Kiểm tra tính logic của toàn bài

Các ý có chắc chắn và logic chưa?

Tránh việc lập ý không chặt chẽ, hoặc là cho quá nhiều chi tiết cũng chưa chắc là hệu quả.

Kiểm tra từng câu một

· Sử dụng thể chủ động cho các động từ sẽ có hiệu quả hơn

Không nên dùng thể chủ động và động từ "thì, là, mà" ("to be")

· Sử dụng cụm từ chuyển

Tránh cách viết bắt đầu câu bằng đại từ, hay mẫu "Có...."

Ví dụ: thay vì viết "Có một yêu cầu là phải đọc soát bài", bạn có thể viết "Đọc soát bài là việc cần thiết"

· Ngắn gọn

nhưng cũng nên đa dạng độ dài và cấu trúc của các câu

Nhờ một người bạn học khá kiểm tra hộ và nhận xét bài bạn viết

và lập lại những gì bạn muốn trình bày. Có thể bạn sẽ thấy bất ngờ!

Xem thêm phần trợ giúp chỉnh sửa bài luận ở phần Thư mục.

Tài liệu được lấy và chỉnh sửa với sự cho phép của:

Kasper, J. Bài văn 5 đoạn, 14 tháng 1, năm 1999, http://www.geocities.com/SoHo/Atrium/1437/eval.html (9 tháng 6 năm 2001)

Viết luận cho lớp học văn

Suy nghĩ về câu hỏi/đề bài văn:

Lặp lại các từ khóa

của yêu cầu trong đề bài, thử tìm các từ đồng nghĩa, hoặc là diễn đạt lại đề bài bằng ngôn từ của bạn;

Sử dụng các cụm từ tương ứng

trong cả bài viết để có ý tập trung;

Viết ra giấy mọi ý tưởng bạn nghĩ đến

liên quan đến yêu cầu đề bài;

Tìm ra 2 hoặc 3 câu hoàn chỉnh và cụ thể, tóm tắt câu hỏi đề bài đặt ra;

Viết đoạn mở bài,

sau khi bạn đã nghĩ đến ý cho đoạn kết bài;

Thường thì nên nghĩ ý cho đoạn kết bài,

sử dụng những kiến thức đã học và tiếp theo đó thì mới viết nháp đoạn mở bài.

Luôn bám sát ý tập trung:

Sau khi bạn viết câu chủ đề,

hãy bắt tay vào viết bản nháp, rồi sau đó, bạn có thể quay trở lại câu chủ đề bạn đã viết và chỉnh lại;

Nhớ kèm trong mỗi đoạn văn một chú thích rõ ràng

về giọng văn, ngôn ngữ bạn đã dùng để viết câu chủ đề. Nếu ý của đoạn văn không khớp với ý hoặc không bổ trợ cho ý nói đến ở câu chủ đề, hãy viết lại câu chủ đề đó, hoặc là chỉnh lại đoạn văn hoặc là cắt bớt. Thường thì người ta hay sửa bằng cách thêm các từ ngữ để nối, liên kết các ý.

Đảm bảo rằng bài luận của bạn được xây dựng dựa trên ý phân tích các đoạn văn trong bài đọc:

Chọn một hoặc hai đoạn văn ngắn

từ bài đọc để ý bạn sẽ trình bày được tập trung hơn;

Nếu bạn sử dụng một câu trích dẫn, hãy phân tích

ý của câu trích dẫn đó. Không nên đưa ra trích dẫn mà không phân tích, khiến người đọc không hiểu ý bạn đưa ra trích dẫn làm gì và cũng có thể không hiểu hết được ý của câu trích dẫn đó nếu không có giải thích của bạn.

Cân nhắc cách sắp xếp các đoạn văn sao cho bài viết sẽ có tính thuyết phục cao.

Liệu có một "lược đồ"

bạn có thể dùng để sắp xếp các suy nghĩ, ý xây dựng bài luận không?

Bạn sẽ đưa ra các ví dụ theo trình tự? Cân nhắc các khả năng như:

từ những ví dụ đơn giản đến ví dụ quan trọng hơn, hoặc ngược lại, hay ví dụ tương tự hay ví dụ trái ngược;

Có một ẩn dụ, so sánh hay "thông điệp" trung tâm nào

bạn có thể sử dụng xuyên suốt bài để thêm phần chặt chẽ không?

Với những bài viết ngắn, hãy làm những bước mở đầu thật khẩn trường.

Tài liệu lấy từ: Ida Masters Hollowell, James A. Levernier, A. Franklin Parks, Xây dựng đoạn văn: Hướng dẫn cách viết một bài văn hiệu quả. Xuất bản lần thứ 2. New York: St. Martin's,1986.

Viết bài văn giải thích

Khi viết, bạn nên theo 8 bước cơ bản sau:

· Chọn một chủ đề:

Chọn một chủ đề đủ nhỏ để bạn có thể viết đủ, viết hay trong khuôn khổ một bài luận

· Viết câu chủ đề:

Đảm bảo rằng câu chủ đề diễn đạt được ý chính, không quá rộng hoặc quá hẹp, đủ để bạn có thể viết hiệu quả.

· Chọn lựa một cách trình bày, phân tích ý:

Xem xét những cách trình bày tham khảo trước khi chọn một cách phù hợp nhất với bài viết bạn đang làm:

Định nghĩa

Ví dụ

So sánh và đối chiếu

Nguyên nhân và hệ quả

Phân loại

Phân tích quá trình

· Sắp xếp bài luận:

Bắt đầu bằng việc liệt kê các cách chia đoạn, bổ sung và trình bày dẫn chứng trong bài, hỗ trợ cho các luận điểm.

· Viết câu chủ đề cho mỗi đoạn của bài luận:

Với mỗi đoạn, viết một chủ đề gắn chặt chẽ với ý của đoạn văn đó.

· Viết các đoạn trong phần thân bài:

Mỗi đoạn văn nên phân tích, trình bày một ý đưa ra ở câu chủ đề.

· Viết đoạn mở bài:

Đoạn mở bài nên trình bày rõ nội dung, ý của bài luận, giới thiệu cách trình bày các đoạn văn ở phần thân bài, thu hút sự chú ý của người đọc.

· Viết đoạn kết luận:

· Nhắc lại ý chính và các đoạn nhỏ của bài

· Kết thúc bài luận một cách hiệu quả và phù hợp

· Không nên lan man đến những vấn đề khác ngoài chủ đề

Nguồn: Ida Masters Hollowell, James A. Levernier, A. Franklin Parks, Xây dựng đoạn văn: Hướng dẫn cách viết một bài văn hiệu quả. Xuất bản lần thứ 2. New York: St. Martin's,1986.

Viết bài văn tranh luận thuyết phục

Trong văn viết thuyết phục,

người viết có nhiệm vụ viết sao cho người đọc đồng ý với ý kiến,

luận điểm, tranh luận và kết luận người viết đưa ra,

đồng thời chịu ảnh hướng cách suy luận về vấn đề của người viết.

Các yếu tố để xây dựng một bài luận thuyết phục hiệu quả:

Xây dựng các luận điểm, thông tin

hỗ trợ cho tranh luận

Làm rõ các ý liên quan

thêm thông tin cho người đọc

Sắp xếp, chỉnh sửa

các luận điểm, thông tin, ý theo mức độ quan trọng để xây dựng bài viết

Tìm ý và trình bày các kết luận

"thuyết phục" người đọc

rằng kết luận bản đưa ra là dựa trên những thông tin được nhiều người đồng ý

Đủ tự tin

để diễn đạt tính thuyết phục trong bài viết

Đây là một vài lời khuyên để bạn có thể viết một bài văn thuyết phục một cách hiệu quả:

Viết yêu cầu đề bài bằng cách diễn đạt của bạn.

Suy nghĩ về những câu hỏi được đưa ra

khi bạn đọc và tìm hiểu các tài liệu. Tìm và cân nhắc

Thông tin cơ bản

Các nguồn thông tin sẽ giúp bạn kiểm chứng độ tin cậy cũng nhu những tài liệu tham khảo liên quan rộng hơn

Có định kiến nào trong tranh luận hay không hay những luận điểm tô vẽ thêm cho các thông tin sẵn có.

Bạn nghĩ gì về tranh luận của tác giả.

Liệt kê các thông tin; cân nhắc mức độ quan trọng, sắp xếp theo thứ tự, chỉnh sửa, phân loại, cắt bớt...Tự hỏi "Có thông tin nào còn thiếu không?"

Những đoạn "nhạy cảm", dễ gây cảm xúc?

Liệt kê những đoạn, những chỗ có thể tạo sự xúc động, và ghi chú lại để có thể sau này dùng đến.

Bắt đầu viết nháp! (xem thêm ở phần: Những chỉ dẫn cơ bản khi viết bài luận)

Bắt đầu và nên tập trung bám sát với những thông tin và ý bạn tìm được

Chưa cần quan tâm đến chính tả hoặc ngữ pháp vội.

Viết đoạn đầu tiên

Giới thiệu chủ đề

Trình bày cho người đọc biết quan điểm của bạn!

Đưa người đọc tiếp đọc với phần còn lại của bài luận!

Tập trung vào 3 ý chính để phân tích

Chú ý đến mạch văn và sự chặt chẽ từ đoạn này sang đoạn khác

Dùng động từ ở thể chủ động

Ghi chú nguồn gốc của thông tin trích dẫn (nếu có)

Tập trung giữ ý kiến trong suốt bài văn

Tập trung vào các tranh luận logic

Đừng vội tóm tắt

ở phần thân bài-dành phần đó cho đoạn kết luận

Kết luận

Tóm tắt, rồi kết luận tranh luận của bạn

Xem qua đoạn mở đầu và những ý chính của bài

Đoạn kết bài có tổng kết được các ý chính chưa?

Chăm chút đến sự nối tiếp và quan trọng của các ý tranh luận

Đưa ra kết luận một cách lôgic

Chỉnh sửa/Viết lại đoạn mở đầu

để chặt chẽ hơn với thân bài và kết bài .

Nghỉ 1 hoặc 2 ngày!

Đọc lại bài luận

với cách nghĩ mới mẻ và cầm trong tay một cái bút chì

Tự hỏi:

Bài văn này có ổn không? Tính thuyết phục của nó ra sao?

Liệu bài viết này có thuyết phục được người đọc không?

Liệu họ có hiểu ý kiến, lập trường, thông tin được trình bày hay không?

Chỉnh sửa, thay đổi hoặc viết lại nếu cần thiết

Kiểm tra chính tả và ngữ pháp!

Nhờ một người bạn đọc qua và thử phản ứng của họ trước những lý lẽ bạn đưa ra. Họ có bị thuyết phục không?

Xem qua, chỉnh sửa một lượt nếu cần thiết

Nộp bài

Tự chúc mừng vì bạn đã hoàn thành được bài viết,

và tự tin rằng bạn đã cố gắng hết sức.

Phản ứng trước nhận xét, chê bai như thế nào:

Coi các lời nhận xét như là một cách thử tính thuyết phục của bạn. Không nên coi những lời nhận xét đó mang tính cá nhân.

Nếu những lý lẽ bạn đưa ra bị chê,

bạn nên kiểm tra lại, sau đó đưa ra các nguồn thông tin.

Nếu người ta chỉ trách tính cách, cách suy nghĩ của bạn

thì đôi khi, ta phải đồng ý để "không đồng ý". Nên nhớ: thành công trong việc thuyết phục người khác bao gồm cả việc bạn khiến cho người đó sẵn sàng để bạn thuyết phục!

Lo lắng:Nếu bạn không quen giao tiếp,

đặc biệt là trình bày ý kiến qua việc viết, bạn có thể cần phải vượt qua nỗi sợ bằng nhiều bước.Viết, cũng như đoạn phát biểu (không được ghi âm), là nỗ lực lâu dài và mọi người đều có thể thấy, và trong viết, "hoàn cảnh xung quanh" không quan trọng như trọng diễn thuyết, phát biểu khi mà "hoàn cảnh" có thể ảnh hưởng đến nội dung, ngôn từ. Ví dụ: người đọc sẽ không nhìn thấy bạn mà sẽ chỉ thấy những từ ngữ bạn viểt ra. Họ cũng không biết bạn trông như thế nào, bạn sống ở đâu, bạn là ai...

Hy vọng rằng ở trường, trong lớp học, bạn có cơ hội

để thực hành cả nghệ thuật viết và nghệ thuật thuyết phục. Sau đó, khi ra ngoài xã hội như ở chỗ làm, nhà thờ, khu hàng xóm, và thậm chí trong gia đình, những kỹ năng đó sẽ giúp ích cho bạn.

Sự thuyết phục còn có một khía cạnh khác:

nó dựa trên các thông tin, miêu tả kết luận. Dĩ nhiên, điều này có nghĩa là bạn cần phải biết là bạn đang nói về cái gì, và không thể lười tìm hiểu thông tin được vì như vậy bạn sẽ chẳng thuyết phục được ai. Yếu tố này cũng thể hiện một mức độ của sự sợ hãi: sợ mắc lỗi sẽ khiến tranh luận của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì là bạn đang viết, và từ ngữ đều ở hết trên mặt giấy (hoặc là trên một trang web) và ai cũng nhìn thấy hết, bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu sao cho những thông tin của bạn hợp lý.

Xin chân thành cảm ơn sự động viên của S. Ryder, và các em học lớp 6 của cô ở Pennsylvania, trong bản chỉnh sửa hướng dẫn trên.

Bài viết trình bày quan điểm

Bài viết trình bày quan điểm là để:

Sắp xếp và lên dàn ý quan điểm của bạn về một vấn đề nào đó

Trình bày cho người nghe về quan điểm của bạn và lấy đó làm nền tảng để kiếm tìm giải pháp cho những vấn đề khó khăn.

Trình bày một giải pháp hữu ích, tuy có thể là chủ quan, hoặc là cách tiếp cận để giải quyết vấn đề.

Lên khung việc thảo luận để xác định "sân chơi"

Điều này có thể tạo lợi thế cho bạn hơn những ai không chuẩn bị kỹ càng, khi tính đến những vấn đề vượt qua quan điểm của họ.

Thể hiện tài năng của bạn

Đây chính là cơ hội để bạn nắm bắt vấn đề, nghiên cứu thông tin, và trình bày quan điểm một cách rõ ràng, cụ thể.

Hãy thể hiện rằng sự lôi cuốn là ở lý lẽ, lập luận hơn là ở những thuật ngữ tình cảm.

Hướng dẫn bạn ở tính chăt chẽ trong quan điểm khi thảo luận, thương thuyết.

Bạn chuẩn bị tốt đến đâu, thì đối thủ của bạn càng bị bất lợi, và bạn càng có cơ hội chiến thắng.

Hướng dẫn trình tự:

Hình thức phải phù hợp với những tiêu chuẩn, hướng dẫn của người tài trợ, điều hành.

Không bao giờ được quên chủ đề, ngày tháng, mục đích... và xác định quan điểm của bạn với tư cách là người viết.

Nếu bài viết phản ánh quan điểm của một nhóm, tổ chức, ban... bạn không nên dùng ngôi thứ nhất (không nên dùng "tôi", "của tôi"... mà nên dùng 'chúng tôi", "của chúng tôi"...)

Giới hạn là 2 trang tuân theo các quy tắc của những bài viết trình bày quan điểm đã thành công trước đó.

Nghiên cứu:

Tim kiếm những dẫn chứng cho cả 2 quan điểm, bao gồm thông tin cụ thể, số liệu thống kê, những kiếm chứng tin cậy.

Xác định vấn đề và những đánh giá chủ quan mà người nghe có thể có. Liệt kê những cái thích hợp và "đoán" trước những ý kiến trái ngược có thể có.

Coi như người đọc biết những khái niệm cơ bản, nhưng đối với những thuật ngữ, khái niệm lạ, bạn phải nêu định nghĩa hoặc giải thích theo quan điểm của bạn.

Nhắc đến những người cùng quan điểm với bạn để hỗ trợ bạn trong quá trình tranh luận.

Xem và nhớ những ai có thể không cùng quan điểm với bạn để chuẩn bị sẵn sự phản biện. Tóm tắt ý và dẫn chứng của họ rồi phản bác lại.

Mở bài:

Cân nhắc đến người nghe:

nên bắt đầu bằng một hoặc hai câu chủ đề, để thu hút sự chú ý và tóm tắt vấn đề. Nói rõ quan điểm của bạn.

Thân bài:

Tập trung vào 3 ý chính

Mỗi ý cần có các phần sau:

Một câu nhận xét chung trình bày quan điểm

Ghi chú những tài liệu và nguồn dữ liệu

Những kinh nghiệm trước đó và kiểm chứng tin cậy

Kết luận nêu rõ lại quan điểm của bạn

Giữa các đoạn phải có sự nhịp nhàng chuyển ý

Giữ động từ ở thể chủ động

Ghi chú những nguồn thông tin tham khảo để thiết lập sự tin cậy

Tập trung và giữ vững quan điểm trong cả bài

Focus on logical arguments

Don't lapse into summary

in the development--wait for the conclusion

Kết luận

Tóm tắt và kết luận tranh luận của bạn

Xem lại đoạn đầu cũng như những ý chính

o Kết luận đã tổng kết đủ các ý chưa?

o Phản ảnh sự liên tiếp và tầm quan trọng của tranh luận

o Tổng kết một cách hợp lý tất cả các ý bạn đã trình bày?

Nhờ những người khác xem qua bản nháp bạn viết

để chỉnh chu bài viết và đảm bảo rằng tranh luận của bạn có sự rõ ràng và thuyết phục.

Soát lại, kiểm tra chính tả và tự tin với bài viết.

Viết một bài nghiên cứu

Đặt nền móng, trình bày vấn đề

(đoạn giới thiệu)

Chủ đề:

giới thiệu sơ qua chủ đề và sự liên quan đến ngành học của bạn

Tạo một bối cảnh

Miêu tả môi trường và các điều kiện của nó.

Nếu sử dụng thông tin cá nhân, bạn nên xin phép trước khi viết.

Giới thiệu và miêu tả vấn đề

Miêu tả điều bạn muốn trình bày hoặc tranh luận, tại sao. Cái gì là điều quan trọng?

Miêu tả vấn đề bằng một ví dụ hay ho.

(Nên nhớ rằng bạn đang viết cho người đọc và muốn lôi cuốn sự chú ý của họ)

Bắt đầu xác định các thuật ngữ, định nghĩa, từ ngữ sẽ dùng

Nếu có thể, bạn có thể sử dụng một nguồn tin cậy hoặc gộp các định nghĩa và ghi chú ở phía dưới.

Cho đoạn thân bài phía sau, bạn nên cân nhắc nếu bạn dùng thuật ngữ hoặc giải thích mới.

Vì "đầu xuôi đuôi lọt"

bạn nên xem xét lại chủ đề, bối cảnh, và vấn đề, nhờ thầy cô hoặc người hướng dẫn kiểm tra để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.

Tìm kiếm, xem xét các nghiên cứu: Review the Literature

Những nghiên cứu nào là có liên quan?

Nó được sắp xếp như thế nào? Xem thêm: Trung tâm luyện viết/Đại học Wiscosin "Review of literature"

Phát triển giả thuyết

Giả thuyết của bạn là những giải thích bạn đưa ra và bạn sẽ kiểm tra xem nó đúng hay sai.

Nó sẽ bao gồm những biển số có thể đo được (những biến số có thể thay đổi hoặc thay đổi được) với những kết quả có thể đối chiếu được với nhau.

Tránh việc nói quá chung chung, và nên ghi chú đến những nguồn tham khảo các nghiên cứu tin cậy của người khác để hỗ trợ cho lý lẽ của bạn. Xem thêm National Health Museum's Viết giả thuyết: một bài học

Phương cách

Cung cấp đủ thông tin sao cho những người khác có thể theo dõi cách bạn trình bày, và có thể lặp lại (và hy vọng là họ cũng sẽ tìm được đúng kết quả như bạn đã làm!)

Mô tả phương thức bạn tiến hành càng hoàn chỉnh càng tốt sao cho người khác có thể bắt chước được.

Xác định mẫu và các đặc điểm. Những yếu tố này phải chặt chẽ và giống nhau trong suốt cả quá trình.

Lên danh sách những biến số cần dùng

Đây là những đại lượng thay đổi hoặc có thể được thay đổi, trong quá trình công việc

Hiểu rằng sẽ có những nhận xét, chê bai với tính chính xác của bạn. Đó có thể coi là những "thiếu sót".

Kết quả

Đây là những dữ liệu cụ thể và thông số rõ ràng

Thảo luận

Phát triển lập luận của bạn dựa trên những kết quả bạn tìm thấy.

Mặc dù những dữ liệu đó có thể tự bản thân nói lên được thông tin, nhưng đôi khi bạn cũng cần phải bổ sung

Những thông tin đó hỗ trợ cho giả thuyết của bạn như thế nào

Điều gì có thể không chính xác

Dữ liệu này hỗ trợ gì cho những thông tin bạn trích dẫn

Những chỗ nào cần phải nghiên cứu thêm

Kết luận

Nhắc lại và tóm tắt những kết quả bạn tìm thấy, những thảo luận, lập luận hoặc là từ đơn giản đến phức tạp, hoặc là tóm tắt quá trình cho những người đọc nóng vội nhảy ngay đến phần kết luận!

Tham khảo

Kiểm tra với giáo viên xem bạn đã làm đúng trình tự chưa

Gợi ý:

Một bài viết nghiên cứu không phải là một bài luận, xã luận hay một câu chuyện.

Các dữ kiện, thông tin cần phải được ghi chép, xác nhận.

Nên thận trọng với những tổng quát hóa bạn có.

Cố gắng khách quan trong việc tìm hiểu thông tin, câu hỏi, điều tra thông tin.

Xem qua Hướng dẫn tiến hành những phương pháp nghiên cứu khoa học.

...cần thiết phải nhấn mạnh rằng bài viết của bạn không bao giờ được đánh giá bằng việc liệu giả thuyết của bạn có đúng hay không. Điều quan trọng cần nhớ là một giả thuyết có các thông tin hỗ trợ không có nghĩa là giả thuyết đó đúng, vì có vô số lý lẽ khác có thể dẫn đến sự phỏng đoán giống như vậy. Cũng tương tự như vậy, nếu thiếu dẫn chứng, không có nghĩa là giả thuyết của bạn sai, nó hoàn toàn có thể đúng ở mức độ nào đó, chẳng qua là có thể bạn nhầm hoặc sai sót ở khâu nào đó... Nhà triết học Karl Popper, đã tranh luận rằng khoa học không phải là phương thức để kiểm chứng giả thuyết. Thay vào đó, môn khoa học đó thậm chí còn có thể làm sai giả thuyết. Tóm lại, kết quả tồi cũng quan trọng như kết quả tốt.

Marvin Harris (Chủ nghĩa vật chất văn hóa 1979:7)

"Sự thực là không đáng tin nếu thiếu những lý thuyết giải thích sự hình thành của nó và phân biệt giữa sự hiện diện trên bề mặt và sự hiện diện sâu sắc hơn"

Xem thêm:

1.Kearl, Michael, Bài viết nghiên cứu, Đại học Trinity, San Antonio, Texas, (tham khảo ngày 17 tháng 9, 2004)

2. Lớp học viết qua mạng, Viết một bài nghiên cứu, Đại học Purdue, West Lafayette, bang Indiana, (tham khảo ngày 17 tháng 9, 2004)

3. Torisky, Theresa, Cách sắp xếp một bài viết một cách hiệu quả, Đại học Bowling Green, Bowling Green, bang Ohio, 17 tháng 3, 1997 (tham khảo ngày 17 tháng 9, 2004)

Viết cho các trang web

Điều gì không nên làm:

Những trang web trình bày kém có rất nhiều dạng: một trong những dạng xấu nhất là chỉ toàn chữ, trông như "Moby Dick". Những đoạn văn bản dài dòng kéo dài, khiến người đọc mãi mới tìm thấy thông tin cần có. Và trước khi tìm thấy, thì người ta đã mệt, chẳng muốn tìm nữa. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là những đoạn văn bản không phù hợp với trang web! Thay vào đó, trang web là một cách hữu ích truyền tài thông tin mà được in ra, và đọc. Người ra nói "đọc" trên trang web chậm hơn đọc trên giấy 25%.

Một dạng tạo web không hiệu quả nữa là có quá nhiều hình ảnh, đồ thị: download hình ảnh, đồ thị không những lâu mà còn lấn át ý bạn muốn trình bày. Đôi khi, những hình ảnh động chạy qua lại có thể làm rối mắt người đọc. Những tấm hình, mẩu quảng cáo không liên quan đến nội dung đôi khi cũng làm rối mắt. Hình ảnh lẫn lộn như vậy có thể làm người đọc lẫn lộn, không hiểu là phải click vào đâu để có thể thông tim hoặc là rối mắt trước quá nhiều thông tin không cần thiết. Hình ảnh cần nhiều thời gian download và download càng lâu thì càng khiến cho người ta mất kiên nhẫn. Và kết quả là: họ bỏ qua, không xem tiếp.

Để viết các trang web hiệu quả:

· Chủ điểm, các ý chính, và kết luận phải rõ ràng, dễ nhìn, dễ thấy ngay

· Các ý tưởng quyết định cấu trúc

các ý chính nên ở phía đầu trang;

các ý nhỏ, bổ sung thì ở dưới

· Cấu trúc của nội dung và trang web

phải được người xem dễ dàng nhận ra

· Cấu trúc càng đơn giản càng tốt;

giới hạn một ý cho một nhóm từ, hoặc là một câu, cụm hoặc đoạn văn

· Không nên dùng thuật ngữ kỹ thuật

trừ phi bạn có chủ ý có mục đich và hiểu định nghĩa của các thuật ngữ đó.

· Dữ liệu, chi tiết và sự phức tạp

là chủ điểm của các trang nối tiếp nhau và nên được sắp xếp hợp lý

· Nội dung của các trang nối tiếp nhau

nên được trình bày rõ ràng trên đường dẫn, và hợp lý với các trang trước.

· Thông tin chi tiết

các đường dẫn có thể đưa tới để in rõ ràng

· Cắt bớt những đoạn thừa

dù những đoạn đó có vẻ cao siêu đến đâu, bạn nên cắt bỏ nếu chúng phân tán nội dung cơ bản

· Kiểm tra chính tả

rồi nhờ đọc soát từng trang một

· Luôn tập trung vào nội dung chính.

Mời người xem chia sẻ nhận xét bằng các chức năng gửi nhận xét, gợi ý, câu hỏi để tăng thêm sự hiệu quả cho trang web; bỏ qua (không cần trả lời hoặc không cần tốn thời gian) với những nhận xét linh tinh.

· Trình bày:

· Mỗi trang nên chặt chẽ về thiết kế.

· Dùng một bảng một hàng/một cột, để đoạn văn bản ở giữa màn hình (khoảng 80%) để tạo lề trái và phải

· Để những chỗ trống giữa các đoạn văn để cho dễ đọc

· Việc dùng các hình ảnh, đồ họa có thể:

· Tăng thêm nội dung cho văn bản

· Trau chuốt thêm cho văn bản

· Làm nổi bật phần văn bản

· Thay thế văn bản

· Vô nghĩa và rối mắt (Không!)

Những bài học về cách viết thu lượm từ 200 cột hướng dẫn viết

Viết giúp làm rõ cách nghĩ của bạn;

Đôi khi bạn không thực sự hiểu là bạn nghĩ gì cho đến khi bạn viết ra.

Viết thường xuyên sẽ giúp bạn viết khá hơn;

cũng giống như mọi thứ khác, bạn càng luyện tập nhiều, thì kỹ năng của bạn càng lên cao

Hạn chót về thời gian đôi khi khá hữu ích;

Chúng sẽ cho bạn năng lượng và sự tập trung cần thiết để viết

Giới hạn về độ dài cũng giúp cho văn phong của bạn;

Cắt bớt những đoạn rườm rà về từ ngữ sẽ giúp bài viết của bạn tập trung hơn.

Bài viết tốt là bài viết được chỉnh sửa, biên tập;

Bạn không bao giờ là không cần một người biên tập tốt

Để cho bản nháp "nghỉ ngơi" một lát, điều này sẽ giúp bạn biên tập hiệu quả hơn;

Một số lỗi, hoặc vấn đề có thể rõ ràng hơn nếu bạn để một khoảng thời gian giữa lúc hoàn thành bản nháp và biên tập, chỉnh sửa.

Đôi khi, có nhiều đoạn bạn viết chậm và không hiệu quả;

chấp nhận là bản nháp đầu tiên có thể chưa được hoàn thiện, và điều đó là hiển nhiên

Thêm một chút hài hước có thể làm mới bài viết;

Cũng như các mục viết khác, đôi khi bài viết về kinh doanh, không cần thiết phải khô khan và tẻ nhạt.

Viết là có lợi;

Viết là quá trình phản ánh tính cách và phong cách của bạn, thể hiện những tiêu chuẩn của bạn. Viết cũng có lợi như mọi điều khác bạn làm

* Xem thêm Stephen Wilbers' mục "Viết hiệu quả"

in trên mục Kinh doanh, Minneapolis Star Tribune, thứ 6, 23 tháng 2, 1996.

Tài liệu được lấy với sự cho phép.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phan