tthcm8

II. TƯ TƯỞNG HCM VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH.

1. Xây dựng Đảng - Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

          Hồ Chí Minh bàn về xây dựng Đảng không phải là trong Đảng có gì đột biến hay trong Đảng “có vấn đề nổi cộm” mới cần đến một giải pháp tình thế. Với Người, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để Đảng hoàn thành vai trò chiến sỹ tiên phong trước giai cấp, dân tộc và nhân dân. Xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh đặt như một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài.

          - Tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được HCM lý giải dựa trên các căn cứ sau đây:

          + Do yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng: Sự nghiệp cách mạng là một quá trình bao gồm nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn; mỗi thời kỳ, giai đoạn có những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và những yêu cầu riêng, Trước diễn biến của điều kiện khách quan, bản thân Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để làm tròn trọng trách trước giai cấp và dân tộc.

          + Khắc phục nguy cơ thoái hóa, biến chất của đảng viên trong Đảng: HCM cho rằng Đảng sống trong XH, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của XH; mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường XH, các quan hệ XH, ảnh hưởng của cái tốt - xấu, tích cực và tiêu cực, trước những lợi ích, cám dỗ về vật chất mỗi đảng viên đều có nguy cơ tha hóa về đạo đức, lối sống. Do đó, mỗi cán bộ đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, Đảng phải thường xuyên chú ý đến việc chỉnh đốn Đảng.

+ Mục đích của việc xây dựng chỉnh đốn Đảng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, để Đảng luôn đảm nhiệm được vai trò tiên phong, lãnh đạo của mình.

+ Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền theo HCM, Đảng càng cần phải tự xây dựng, tự chỉnh đốn hơn . Vì quyền lực vốn có tính 2 mặt: 1 mặt quyền lực có sức mạnh to lơn để cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới nếu biết sử dụng đúng. Mặt khác, quyền lực cũng có thể bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của 1 giai cấp, 1 cá nhân.... Do đó, Đảng phải luôn tự đổi mới để đẩy lùi mọi tệ nạn do thóai hóa biến chất gây ra trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước, Đảng phải thật sự trong sạch, vững mạnh đó là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, vừa cấp bách, vừa lâu dài.

+ Hồ Chí Minh cảnh báo các nguy cơ suy thoái của Đảng, tránh tư tưởng tự kiêu, tự mãn cộng sản…

          Nói tóm lại theo HCM, xây dựng chỉnh đốn Đảng mang tính chất quy luật và là nhu cầu tồn tại, phát triển của bản thân Đảng. Đảng muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn tự đổi mới.

2. Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

a, Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận.

          - Hồ Chí Minh khẳng định tầm quan trọng về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận. Trong tác phẩm Đường cách mệnh Người đã chỉ rõ : Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt giống như người phải có trí khôn, tàu phải có la bàn (chủ nghĩa ở đây chính là mặt tư tưởng, lý luận của Đảng)

- Theo HCM, nền tảng tư tưởng lý luận và kim chỉ nam cho mọi hành động của ĐCSVN chính là chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Hồ Chí Minh đã khẳng định trong thế giới hiện nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, song chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết chân chính nhất, cách mạng nhất, khoa học nhất.

          - Trong việc tiếp thu và vận dụng Chủ nghĩa Mác- Lênin, HCM lưu ý những điểm sau đây:

          + Một là việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.

+ Hai là, việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh. Tránh máy móc, giáo điều.

+ Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng Cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin.

+ Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

b, Xây dựng Đảng về chính trị.

          - Tư tưởng HCM trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung bao gồm:

          + Xây dựng đường lối chính trị

          + Bảo vệ chính trị

          + Xây dựng và thực hiện nghị quyết

          + Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị

          + Củng cố lập trường chính trị...

          - Trong các vấn đề trên, theo Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là một vấn đề cốt lõi trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Xây dựng đường lối chính trị trở thành một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng ta. Đường lối chính trị đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng của Đảng, đường lối chính trị đúng sẽ đưa đến những thắng lợi to lớn, ngược lại đường lối chính trị sai sẽ dẫn đến những thất bại nghiêm trọng. (Thực tiễn cách mạng VN đã chứng minh).

          - Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải tập trung vào những vấn đề sau:

          + Đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ.

          + Trong xây dựng đường lối chính trị, phải học tập kinh nghiệm của các ĐCS  anh em, nhưng phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng giai đoạn hoặc cả thời dài.

          + Để có đường lối chính trị đúng, Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của GCCN, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.

- Hồ Chí Minh lưu ý cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, Người cũng cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị gây hậu quả nghiêm trọng đối với vận mệnh Tổ quốc, sinh mệnh chính trị của hàng triệu đảng viên cũng như hàng triệu nhân dân lao động.

          c, Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.

          * Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng

          - Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức. Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Sức mạnh các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng. Trong hệ thống tổ chức Đảng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của chi bộ, bởi chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng là môi trường rèn luyện và cũng là nơi giám sát Đảng viên; chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

          - Hồ Chí Minh chỉ ra các nguyên tắc xây dựng Đảng:

          + Một là tập trung dân chủ. (Nguyên tắc tổ chức của Đảng)

® Theo Hồ Chí Minh, dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tuỳ tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán chuyên quyền.

® Về tập trung, Người nhấn mạnh: Phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Do đó, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó làm cho “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ một người” (5; 553).

® Còn dân chủ, như Người đã phân tích, đó là “của quý báu nhất của nhân dân”, là thành quả của cách mạng. Người đã viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người.

® Tập trung dân chủ: có nghĩa mọi người được tự do bàn bạc một cách công khai, dân chủ, nhưng sau khi đi đến thống nhất, khi được ban hành thành Nghị quyết, văn bản, thì bắt buộc mọi đảng viên trong Đảng phải tuân theo, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, thiểu số phải phục tùng đa số.

          + Hai là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. (Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng)

® Hồ Chí Minh giải thích về tập thể lãnh đạo như sau:

“Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo?

Vì một người dù có khôn ngoan tài giỏi đến mấy, dù kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề.

Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trong thấy rõ mặt khác của vấn đề đó.

Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm” (5; 504, 505).

® Về cá nhân phụ trách: Hồ Chí Minh cho rằng:

 “Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy.

Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh cái tệ người này uỷ cho người kia, người kia uỷ cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong” (5; 504, 505)

Đối với việc thực hiện nguyên tắc này trong công tác xây dựng Đảng, phải chú ý khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền, đồng thời phải chống lại cả tình trạng dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm.

          + Ba là, tự phê bình và phê bình.

Mục đích của tự phê bình và phê bình là để làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, làm cho mọi tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần đi, tức là nói đến sự vươn tới chân, thiện, mỹ. Mục đích này được quy định bởi tính tất yếu trong quá trình hoạt động của Đảng ta.

Đảng là một thực thể của xã hội, Đảng bao gồm các tầng lớp xã hội, đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú, nhưng trong Đảng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, không phải mọi người đều tốt, mọi việc đều hay, mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê và phê bình.

Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh nêu rõ ở những điểm như: Phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hàng ngày; phải thẳng thắn, chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt khuyết điểm; phải có tình thương yêu lẫn nhau.

Hồ Chí Minh cho rằng khi phê bình phải tránh 2 thái cực:

® Phê bình theo kiểu vuốt đuôi, nịnh nọt.

® Phê bình để hại nhau, soi mói lẫn nhau, dìm nhau xuống.

Theo HCM: một Đảng mà giấu diếm khuyết điểm là Đảng hỏng, Đảng có gan sửa chữa khuyết điểm là một đảng tiến bộ.

          + Bốn là, kỷ luật nghiêm minh, tự giác.

® Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác. Một Đảng không có kỷ luật sẽ dẫn đến lỏng lẻo, rời dạc và đi đên phá vỡ Đảng.

® Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức đảng, tất cả mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luật của Nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng.

® Đồng thời, Đảng ta là một tổ chức gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức và đảng viên.

® Tính nghiêm minh, tự giác đòi hỏi ở đảng viên phải gương mẫu trong cuộc sống, công tác.

® Uy tín của Đảng bắt nguồn từ sự gương mẫu của mỗi đảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể nhân dân.

          + Năm là, đoàn kết thống nhất trong Đảng.

® Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng cũng như khối đại đoàn kết toàn dân. Phải xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng để làm nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân.

® Tư tưởng đoàn kết toàn Đảng, toàn dân là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Quán triệt tư tưởng này trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng và nhân dân ta đã xây dựng nên khối đoàn kết vững chắc, đảm bảo cho việc giành được những thắng lợi ngày càng to lớn hơn.

® “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con người của mắt mình” (12; 510).

® Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là đường lối, quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng. Đây là cơ sở để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức, từ đó có sự thống nhất về hành động của toàn Đảng nhằm đưa đường lối, quan điểm của Đảng vào cuộc sống, biến các chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng của quần chúng nhân dân.

® Sự đoàn kết thống nhất thực sự, lành mạnh, chân chính trong Đảng chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở này. Nếu xa rời cơ sở này thì chỉ có thể có được một sự đoàn kết thống nhất hình thức, giả hiệu, tạm thời, đoàn kết mà không thống nhất hoặc thống nhất mà không đoàn kết, một trạng thái lùng nhùng đã chứa đựng những nguy cơ phá hoại đoàn kết thống nhất từ trong.

® Để xây dựng được sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người thường nêu những yêu cầu như: phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ để cán bộ, đảng viên có thể tham gia bàn bạc đến nơi đến chốn những vấn đề hệ trọng của Đảng; phải thường xuyên, liên tục thực hiện tự phê bình và phê bình với tinh thần trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khắc với mình và có tình thương yêu đồng chí phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân với bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra: tham ô, lãng phí, quan liêu, bè cánh, cơ hội…

          * Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng.

- Hồ Chí Minh đề ra một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. Người nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Người cho rằng cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Người cán bộ phải có đủ đức và tài, trong đó đức là gốc.

-Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Nội dung của nó bao hàm các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Tuyển chọn cán bộ, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ.

- Đánh giá đúng cán bộ.

- Khéo dùng cán bộ, sắp xếp, bố trí cán bộ.

- Thực hiện các chính sách đối với cán bộ.

Hồ Chí Minh cho rằng: Dùng người cũng như dùng gỗ - người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy từng chỗ mà dùng được...

d, Xây dựng Đảng về đạo đức.

- Hồ Chí Minh khẳng định: Một Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân.

- Xét về thực chất, đạo đức của Đảng ta là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đạo đức đó mang bản chất của giai cấp công nhân, cũng là đạo đức Mác – Lênin, đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà nội dung cốt lõi là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu. Vì thế, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Có đạo đức cách mạng trong sáng, Đảng ta mới lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Đó là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và cũng là tư cách số một của Đảng cầm quyền.

- Giáo dục đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng luôn luôn thật sự trong sạch.

- Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, gắn đạo đức với tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung, mở rộng, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nội dung công tác xây dựng Đảng, phù hợp với truyền thống văn hoá, lịch sử của các nước phương Đông trong đó có Việt Nam.

III. KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh là người sáng lập, đồng thời là người giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 40 năm. Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm của mình về xây dựng Đảng cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, những luận điểm của Hồ Chí Minh góp phần cụ thể hoá và phát triển lý luận Mác – Lênin về Đảng Cộng sản.

Trong giai đoạn cách mạng mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng càng phải được khẳng định, công tác xây dựng Đảng cần phải tiếp tục sao cho Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh.

- Về chính trị: đó là đường lối chính trị đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi tình huống phức tạp, mọi bước ngoặt hiểm nghèo, mọi giai đoạn cách mạng khác nhau. Đó là đường lối cững rắn về chiến lược, mềm dẻo về sách lược, linh hoạt về biện pháp đấu tranh, tập hợp được lực lượng của toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế tạo thành sức mạnh vô địch của cách mạng.

- Về tư tưởng: đó là tư tưởng cách mạng triệt để, tư tưởng cách mạng tiến công, chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại giáo điều…

- Về tổ chức: đó là một tổ chức trong sạch, vững mạnh…

- Về đạo đức lối sống: Cán bộ đảng viên của Đảng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nâng cao năng lực, gắn bó máu thịt với nhân dân, dám hy sinh xả thân vì sự nghiệp cách mạng và của dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tthcm