tthcm6

II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Kế thừa những quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm của mình về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như sau:

- Về thực chất của thời kỳ quá độ: Theo Hồ Chí Minh thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến hiện đại.

- Về loại hình quá độ: Khi nói về loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội người khẳng định có 2 loại hình quá độ: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.

“Nhưng tuỳ hoàn  cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau - có nước thì tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội -có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội” (7; 247).

Người khẳng định Việt Nam nằm trong loại hình quá độ gián tiếp.

- Về điều kiện để nước ta thực hiện quá độ gián tiếp:

+ Điều kiện bên trong: Chúng ta đã giành được độc lập dân tộc ở miền Bắc, có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, có khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc trên nền tảng liên minh công nông trí thức.

+ Điều kiện bên ngoài: chúng ta có được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, trong xu thế chung của thời đại là quá độ từ CNTB lên CNXH.

- Về đặc điểm của thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh cho rằng:

+ Đặc điểm lớn nhất của nước ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

+ Chúng ta xây dựng CNXH trong điều kiện vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, đất  nước bị chia cắt làm hai miền.

+ Chúng ta vừa nhận được sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em, nhân dân tiến bộ trên thế giới nhưng mặt khác luôn luôn bị chủ nghĩa đế quốc tìm mọi cách phá hoại.

Þ Từ những đặc điểm trên cho chúng ta thấy đây là một thời kỳ rất lâu dài, nhiều khó khăn, gian khổ...

- Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ

Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm 2 nội dung lớn:

+ Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

+ Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.

2. Bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

a. Bước đi

- Hồ Chí Minh xác định bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và việc xác định các bước đi phải luôn luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định.

b. Biện pháp

Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều biện pháp để xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người đã đưa ra một số cách làm cụ thể như sau:

- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp với cải tạo, lấy xây dựng làm chính.

- Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược hai miền Nam - Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia.

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch. (Người nhấn mạnh đến tổ chức thực hiện: chỉ tiêu 1, biện pháp 10 nhưng quyết tâm phải 20).

- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

KẾT LUẬN

 (Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một hệ thống những luận điểm, quan điểm bao quát toàn bộ những vấn đề cốt lõi nhất của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay chúng ta đang xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội trong một bối cảnh, điều kiện trong nước và quốc tế đã có nhiều sự biến đổi. Tuy nhiên những luận điểm của người đã trở thành tài sản vô giá và là kim chỉ nam cho việc kiên trì giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và dân tộc ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng tại Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ VI là kết quả của sự tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn sinh động trong phong trào cách mạng của cả nước sau năm 1975. Cùng với tổng kết lý luận – thực tiễn, quan niệm của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sát thực, cụ thể hoá. Nhưng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điều kiện thực tế trong nước tạo nên. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất:

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất  nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

- Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu ranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tthcm