PayWeb.vn - Lý luận và thực tiễn
Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn và cách khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điểu.
Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội. Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể
Hoạt động thực tiễn đa dạng song có thể chia làm 3 hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động biến đổi chính trị - xã hội, và hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó hoạt động sản xuất vật chất có ý nghĩa quyết định các hình thức khác. Hoạt động biến đổi biến đổi chính trị xã hội là hình thức cao nhất và hoạt động thực nghiêm khoa học là hình thức đặc biệt nhầm thu nhận những tri thức và hiện thực khách quan.
Lý luận với ý nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, là tổng hợp các tri thức về tự nhiên – xã hội đã được tích lũy trong quá trình lịch sử của loài người. Như vậy, lý luận là sản phẩm cao nhất của nhận thức, là những tri thức về bản chất, quy luật của kiến thức. Là sản phẩm của quá trình nhận thức nên bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: Quá trình nhận thức của con người vận động từ trực quan sinh động đến tư duy trừu trượng, từ kinh nghiệm đến lý luận nhưng đó không phải là nhận thức của con người dùng lại mà nó phải quay trở lại thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức. Có lý luận đúng đắn và cách mạng soi đưởng thì thực tiễn sẽ đi đúng hướng và đem lại kết quả thắng lợi. Nếu tách rời thực tiễn thì lý luận sẽ không có cơ sở, mục đích, động lực và không biết đúng sai dẫn đến lý luận suông. Ngược lại nếu thực tiễn không có lý luận, hoặc lý luận sai thì sẽ trở thành mù quáng.
Vai trò của thực tiễn là: điểm xuất phát, là mục đích, cơ sở, động lực của nhận thức.
+ Thực tiển là mục đích của nhận thức: nhận thức không phải chỉ để nhận thức, để giải thích thế giới mà là để cải tạo thế giới, để thống trị nó. Do đó phải lấy thực tiễn làm mục đích cho mình. Nhận thức đề ra những mục tiêu, phương hướng cho hoạt động thực tiễn.
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: con người muốn nhận thức phải thông qua hoạt động thực tiễn con người mới tiếp xúc được
+ Hiểu được hiện thực khách quan:
. Thực tiễn làm hiện thực khách quan bộc lộ bản chất quy luật để con người nhận thức.
. Thực tiễn làm phát triển khả năng nhận thức của con người trước hết là bộ óc và các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện.
. Thực tiễn tạo ra những công cụ kỹ thuật, những phương tiện giúp con người nhận thức ngày càng nhanh hơn
. Thực tiễn tạo ra 1 khối lượng của cải vô cùng phong phú, con người sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn và cơ thể con người ngày càng hoàn thiện.
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức: do yêu cầu của thực tiễn mà thúc đẩy con người nhận thức nhanh hơn, chính xác hơn
è Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là khâu trung gian tất yếu nối liền con người với thực tiễn khách quan
Vai trò của lý luận:
+ Lý luận là kim chỉ nam cho hành động, soi đường chỉ đạo thực hiện. Lênin viết “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”
+ Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật chất. Lý luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ ra những phương hướng mới cho sự phát triển thực tiễn. Lý luận khoa học làm cho con người trở nên chủ động, tự giác.
+ Lý luận mang tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực nên lý luận có khả năng xa rời thực tế và trơ thành ảo tưởng, giáo điểu. Vì vậy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất trong CN MLN.
Vì vậy phải coi trọng lý luận, nhưng không cường điệu vai trò của lý luận, coi thường thực tiễn, tách rời lý luận và thực tiễn. Phải quán triệt nguyên tắc đó trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.
· Vận dụng
Ngày nay trong cuộc sống đổi mới đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, phức tạp đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu, đáp ứng những yêu cầu đó. Chẳng hạn:
+ Vấn đề lý luận vì CNXH và con người đi lên CNXH ở nước ta.
+ Vạch ra lộ trình để hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thới giới, các yêu cầu quan điểm của thực tiễn là:
. Phải đi sâu vào đời sống thực để có nhận thức thấu đáo.
. Phải lấy kết quả trong hoạt động thực tiễn để đối chiếu với những nhận thức đã có.
. Phải coi trọng tổ chức hoạt động thực tiễn.
· Cần chống
- Chủ nghĩa kinh nghiệm: tránh cường điệu hóa kinh nghiệm, tuyệt đối hóa vai trò kinh nghiệm, tách kinh nghiệm khỏi lý luận. Biểu hiện bệnh này ở nước ta:
+ Thỏa mãn với vốn kinh nghiệm, chỉ đạo thực tiễn bằng kinh nghiệm thậm chí ngộ nhận kinh nghiệm là quy luật lý luận.
+ Nhận thức lý luận, tiếp xúc với lý luận ở trình độ kinh nghiệm dẫn tới kinh nghiệm hóa lý luận
+ Coi thường lý luận, không tin và không chịu vận dụng lý luận vào thực tiễn.
- Chống Bệnh giáo điều: Tuyệt đối hóa vai trò lý luận, tách lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể. Biểu hiện bệnh ờ nước ta:
+ Không nắm được thực chất của lý luận, không kết hợp lý luận với thực tiễn.
+ Cứng nhắc hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm, vận dụng lý luận 1 cách máy móc, không vận dụng đúng vào trường hợp thực tiễn của nước ta.
- Nguyên nhân chung dẫn đến 2 bệnh trên:
+ Hoạt động lý luận và thực tiễn không quán triệt đầy đủ nguyên tắc sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
+ Do trình độ lý luận yếu kém dẫn đến kinh nghiệm hoặc giáo điều.
- Hướng khắc phục: tìm cách xóa bỏ, khắc phục, hạn chế nguyên nhân.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top