PATENT VÀ THỜI HẠN TỐI ƯU

III. PATENT VÀ THỜI HẠN TỐI ƯU

1. Thuật ngữ patent

Patent là một bằng sáng chế, là một tài liệu luật pháp, được chấp nhận bởi chính

phủ cho một nhà phát minh. Patent trao quyền duy nhất cho nhà phát minh tận dụng vật sáng chế cá biệt cho một số năm nhất định.

Điều được thừa nhận một cách rộng rãi là: hệ thống bằng sáng chế được sử dụng để khuyến khích phát triển sản phẩm mới và tiến trình cải tiến, bất chấp điều đó có thể tạo ra méo mó thị trường bởi vì chấp nhận những quyền độc quyền nhất định đối với những hãng mới. Do đó, hệ thống bằng sáng chế là thiết yếu cho sự phát triển nền kinh tế.

Theo kinh nghiệm, rất khó khăn để đo lường giá trị xã hội của một bằng sáng chế.

Thực tế, tri thức được phát tán vào nhiều hãng, vào nhiều ngành khác nhau và vào

trong nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng việc đo lường giá trị của điều đó rất khó. Một cách để giải thích vấn đề là làm thế nào để đo lường giá trị xã hội của những cải tiến dược cấp bằng sáng chế đó là tính tổng số lượng và số lần của cải tiến đã được viện dẫn trong những cải tiến được cấp bằng sáng chế khác.

Cuối cùng hệ thống cấp bằng sáng chế có hai mục tiêu xã hội:

Một là: cung cấp cho các hãng với những khích lệ đối với tạo ra bí quyết sản xuất và để tạo ra thông tin mới liên quan đến những khám phá mới có hiệu lực với công

chúng nhanh nhất có thể. Chú ý rằng mục tiêu phổ biến thông tin của bằng sáng chế có thể mâu thuẫn đến một mức độ nào đó sự thể hiện thuần túy của luật patent tuyên bố một sự cải tiến tương lai có thể được cấp bằng sáng chế chỉ khi nó không vi phạm trên những cải tiến sớm hơn. Tức là, mặt khác xã hội mong muốn phơi bày thông tin sau cải tiến trong trình tự để nâng cao nghiên cứu bởi các hãng khác, trên khía cạnh khác, các hãng khác sẽ không có thể được cấp giấy phép cho một công nghệ trên những patent được cấp từ trước. Tuy nhiên, cung cấp công khai với thông tin trên những công nghệ được cấp giấy phép một cách rành mạch làm giảm giảm chi phí nhiều hơn có kết quả từ hai lần R&D trong ý nghĩa là nó ngăn cản sự chuyển động từ đang được đầu tư trở lại.

Thứ hai: tại sao các nhà phát minh cần bảo vệ hơn nữa trước những dối trá trong thực tế mà bí quyết là một sự tồn tại đặc biệt được so sánh với những sản phẩm khác như ghế, ô tô, pho mát; bí quyết là dễ nhân đôi và lấy cắp. Một hãng tạo ra sự cải tiến của nó biết đến các hãng khác, các hãng khác sẽ ngay lập tức bắt đầu mô phỏng theo bằng cuộc cạnh tranh khốc liệt do vậy làm giảm giá so với chi phí đơn vị. Với lợi nhuận bằng 0 không hãng nào muốn liên tục cam kết R&D và nền kinh tế sẽ mãi trì trệ.

Mục tiêu của hệ thống patent là để thưởng công cho các nhà phát minh. Hạn chế

của hệ thống là tạo ra sự không chính xác về giá trong nền kinh tế từ những hàng

hóa được sản xuất dưới bảo vệ patent sẽ được làm giá một cách khác so với những

hàng hóa dưới việc không bảo vệ patent.

2. Các loại patent và quy định chung để có patent

Có những loại khác nhau về patent như là những patent được đưa ra cho một sản

phẩm mới, một tiến trình mới, hay là một vấn đề một dấu hiệu.

Trong trình tự cho một cải tiến được sắp xếp thích hợp của một patent phải an toàn

trên 3 tiêu chuẩn: cần phải mới, quan trọng và hữu ích. Trong thực tế rất khó khăn để đo lường một cải tiến thỏa mãn 3 tiêu chuẩn này và vì thế những patent có khuynh hướng được phê chuẩn tới chừng chúng không xâm phạm trên những cải tiến được cấp patent sớm hơn.

Một ứng dụng patent được trình bày ở văn phòng paten. Khi đó văn phòng Patent

kiểm tra ứng dụng và nghiên cứu và xác định quyền chế tạo bằng người đệ đơn chấp nhận tiêu chuẩn đối với trợ cấp cho một patent. Trong nhiều trường hợp patent được chấp nhận bằng văn phòng patent, và nhà phát minh lại đưa ra việc sử dụng. Trong suốt thời gian này, nều thường xuyên xảy ra các nhà phát minh khác áp dụng các patent tương tự và trong trường hợp này thường xảy ra là vấn đề là ai đã đầu tư đầu tiên phải được trả lời bằng văn phòng patent.

Sau khi patent được chấp nhận người được cấp bằng patent được cho những quyền

duy nhất để chế tạo, sử dụng, hay là bán cải tiến, để loại trừ hoàn toàn đối thủ khác. Ở Việt Nam Chủ của sáng chế được sở hữu sáng chế như một tài sản riêng, được độc quyền khai thác, bán, cho thuê 20 năm. Sáng chế không những chỉ liên quan đến các vấn đề cao siêu như các thiết bị, phương pháp nghiên cứu vũ trụ, nghiên cứu hạt nhân...mà còn rất gần gũi với đời sống con ngưòi. Trung tâm Thông tin Khoa học - Công nghệ TP Hồ Chí Minh có hơn 7.000 CD lưu trữ trên 30 triệu sáng chế thế giới (Tiếng nước ngoài), trong đó có 5.000.000 bản toàn văn.

Trước khi Bộ Luật Dân sự 1995 được thi hành, tiêu chuẩn để công nghệ được bảo hộ theo patent giải pháp hữu ích thấp hơn nhiều so với sáng chế. Chỉ cần công nghệ có tính mới so với tình trạng kỹ thuật ở Việt Nam và có khả năng áp dụng trong điều kiện kỹ thuật của Việt Nam tại thời điểm đăng ký thì công nghệ đã có thể được công nhận là giải pháp hữu ích và được cấp patent. So với tiêu chuẩn cấp patent mẫu hữu ích của các nước khác, tiêu chuẩn được áp dụng tại Việt Nam cũng thấp hơn nhiều bởi lữ trình độ kỹ thuật của Việt Nam vốn ở mức rất thấp so với trình độ chung của thế giới. Việc đặt ra tiêu chuẩn bảo hộ giải pháp hữu ích thấp hơn như trên chỉ phù hợp với điều kiện thực tiễn trong một số năm nhất định. Hiện nay, cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế hoa học kỹ thuật với thế giới, các tiêu chuẩn như trên không còn phù hợp nữa. Nếu tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn như vậy, các công nghệ mới được tạo ra ở Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức thấp so với thế giới và sẽ tạo ra khuynh hướng du nhập với Việt Nam các công nghệ hạng hai vốn đã phổ cập ở nước ngoài nhưng chưa xuất hiện ở Việt Nam và biến các công nghệ đó thành độc quyền của người du nhập (mà không phải là sản phẩm sáng tạo của người tạo ra chính công nghệ đó) nhằm ngăn cản sự tự do du nhập công nghệ tương tự hoặc công nghệ cao hơn.

Vì lý do nói trên, trong Bộ luật Dân sự 1995, tiêu chuẩn bảo hộ giải pháp hữu ích

được sửa đổi thành có tính mới so với trình độ kỹ thuật thế giới và có khả năng áp

dụng. Các tiêu chuẩn nêu trên ngang bằng với tiêu chuẩn vật mẫu hữu ích áp dụng tại các nước phát triển. Như vậy, bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích thực chất là bảo hộ các công nghệ mới và các sản phẩm mới được tạo ra bằng công nghệ. Tuỳ theo trình độ của công nghệ mà người tạo ra công nghệ có thể yêu cầu cấp patent sáng chế hoặc patent giải pháp hữu ích. Nói chung, các công nghệ được bảo hộ phải có tác dụng nâng cao trình độ kỹ thuật của thế giới hoặc phải làm cho nền công nghệ thế giới phát triển về bề rộng.

3. Phân biệt một sự đổi mới làm giảm chi phí lớn và giảm chi phí nhỏ

Để xem xét tiến trình đổi mới theo mức độ của giảm chi phí được phát sinh ra bởi

quá trình R&D ta thừa nhận ban đầu tất cả các hãng có công nghệ giống nhau.

Nghĩa là toàn bộ hai hãng sản xuất sản phẩm với một chi phí đơn vị sản xuất bằng

nhau và c0 > 0. Khi ấy ban đầu, có một cân bằng duy nhất tại tất cả các hãng bán tại chi phí đơn vị p0 = c0, tại điểm này không tạo ra lợi nhuận và sản xuất toàn bộ Q0 đơn vị sản lượng. Cân bằng này được minh họa trong hình vẽ.

Trong trường hợp chỉ một và chỉ một hãng theo đuổi R&D. Hãng có thể xây dựng

một phòng thí nghiệm nghiên cứu lôi kéo đổi mới làm giảm chi phí điều đó dẫn đến một đơn vị chi phí có công nghệ c < c0. sản lượng tối đa hóa lợi nhuận thuần túy và giá cả có thể được tìm bởi phương trình MR(Q) = c, chúng ta phân biệt giữa một đổi mới làm giảm chi phí lớn và nhỏ theo cách dưới đây ( hình vẽ)

Cho phép pm(c) biểu thị giá sẽ được thay đổi bằng một hãng độc quyền mà chi phí

đơn vị của nó được cho bởi c. Khi đó

1. Đổi mới được gọi là lớn nếu pm(c) < c0 . Điều đó nghĩa là, nếu đổi mới hạ chi

phí đến mức mà giá độc quyền hoàn toàn có đượ__________c do đổi mới làm thấp chi phí thấp hơn chi phí sản xuất đơn vị của các hãng cạnh tranh.

2. Đổi mới được gọi là nhỏ nếu pm(c) > c0.

Hình vẽ biểu thị hai kiểu của tiến trình đổi mới.

Thứ nhất. Sự giảm chi phí từ c0 đến c1 chúng ta gọi là một sự đổi mới nhỏ. Điều

này nghĩa là, chi phí giảm xuống không đủ lớn, hàm ý rằng hãng cải tiến không

thay đổi giá độc quyền hoàn toàn. Trong trường hợp này, hãng đổi mới sẽ hạ giá

hơn các đối thủ của nó bằng thay đổi một giá của p1 = c −ε ≈ Co và sẽ bán

Qo đơn vị sản lượng. Trong những nhận xét khác, một sự đổi với nhỏ không làm

thay đổi giá thị trường và giá trị được mua sắm bằng những người tiêu dùng. Chỉ

một kết quả của sự đổi mới nhỏ là nhà phát minh bán cho thị trường hoàn toàn và

có thể tạo ra lợi nhuận chắc chắn, bằng (co − c1 )Qo .

Thứ hai chi phí giảm xuống từ 0 2 c → c trong hình vẽ minh họa một sự giảm chi phí lớn, từ đó hãng có thể hạ giá hơn các đối thủ cạnh tranh bằng thay đổi hoàn toàn giá độc quyền thuần túy được kết hợp với cấu trúc chi phí mới của nó. Nghĩa là 2 pm (c2)<co . Vì thế, một đổi mới lớn làm giảm giá thị trường và làm tăng số lượng đến Q2 . Thông thường thì với một mức độ Q2 khá lớn, với cấu trúc chi phí mới hợp lý, mặc dù c2 < c0 doanh nghiệp vẫn có những khoản lợi nhuận chắc chắn

Chú ý: là hình vẽ minh họa nói trên trên thực tế cần phải kết nối thay đổi "vật chất" của việc giảm chi phí với những điều kiện thị trường (chủ yếu là nhu cầu). Điều này nghĩa là cải tiến nhỏ hoặc lớn phụ thuộc những điều kiện của nhu cầu và cấu trúc thị trường ngoài việc tự mình làm giảm chi phí.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #truongtin