CHƯƠNG MƯỜI HAI
Trận Stalingrad kéo dài hơn một trăm ngày đã góp phần khẳng định một chân lý: Sói xám còi xương mặc đồ hiệu đừng hóng hách với Gấu bự Mai Tây Sơn có áo khoác bò da trâu!
Liên Xô áp đảo quân Đức và đã cho quân Đức một nỗi nhục nhớ đời với trận thua đại bại. Trận chiến này đã làm cho quân lực của Phát xít Đức hao mòn và đang ở ngưỡng cửa của sự diệt vong. Gục ngã trước cửa Thiên đường là đây!
Bất kỳ trận đánh nào cũng có kẻ thua người thắng. Người đã ngã thì cho được an nghỉ nơi đất đá xanh cỏ- người bạn tâm giao duy nhất của người lính khi ra trận (phỏng theo của Erich Maria Remarque), người chiến thắng thì giương cờ và cái cằm, cùng phô ra bộ răng trắng rạng ngời đầy tự hào diễu qua núi xác chết chất chồng. Người bị thương hay còn sót lại từ cuộc chiến mà bại trận sẽ được "khoan hồng tạm thời": Bắt làm tù binh. Và Eric phải chịu số phận giam hãm của Hồng quân. Người bạn của anh thì không được may mắn như anh, nhưng đối với Eric, thằng bạn anh đã được chết cách thanh thản, và đó là may mắn nhất cho một số kiếp của người lính. Ngay cả lão "Mắt Diều Hâu" cũng nằm phơi xác với tình trạng bị bắn nổ hai con mắt mà lão rất lấy làm hãnh diện của mình.
Nơi anh bị áp giải đi cùng vài trăm móng còn lại là một nhà tù quản thúc tù binh chiến tranh và "rất nguy hiểm đe dọa đến sự an nguy của nước nhà" ở vùng ngoại ô Moskva lạnh lẻo hoang sơ, rậm rạp toàn là rừng cây từ lối vào. Nhưng trước đó, vùng ven bìa rừng thì là một nơi nhà dân lưa thưa và có nhiều bia mộ của các chiến sĩ Liên Xô đã về cụng ly với ông bà được đắp rải rác khắp nơi. Anh liên tưởng đến cảnh tượng: Bọn chiến sĩ này sẽ đào mộ dậy vào lúc các anh đang liêu huyêu ngủ và bóp cổ và lôi các anh xuống vực thẳm âm ti cùng họ suốt đời. Nghĩ đến thôi mà rùng mình, mặc dù anh không mê tín dị đoan đến thế. Chỉ là cảm giác nhất thời mà thôi.
Anh được giam giữ ở phòng riêng biệt dành cho "Kẻ nguy hiểm", hay nói một cách trắng trợn ra là: "Buồng Tử tội". Cũng vì một lý do mà anh được nhốt ở nơi này là vì... trong tốp còn sót lại của quân Đức ở bãi tha ma toàn xác là xác thì chỉ có mình anh là Thượng sĩ- người còn lại có cấp cao nhất trong đám lính chỉ toàn là Hạ sĩ "mới nổi", còn lác đác vài thằng binh nhất, dăm ba bọn binh nhì mặt non choẹt thảm thương. Có thể nói, anh là loài nguy hiểm nhất bọn nên cần quản thúc chặt chẽ trên mọi phương diện.
Nhưng dù gì thì phòng cũng xứng đáng cho một "Thượng sĩ": giường chiếu đầy đủ, một lò sưởi nhỏ nhưng vẫn có cảm giác lạnh cho dù đã nhóm lửa lên, toilet bồn xí riêng tư hẳn hoi nhưng bốc mùi phân và nước tiểu bị độc chiếm bởi lũ chuột cống hôi hám bẩn thỉu đầy lông ướt nhẹp, vài túi pha cà phê và một túi đồ hộp hết hạn, và một bộ áo của anh (có vẻ là một Sĩ quan Liên Xô mắc tội trọng với nước nhà) nào để lại làm của hồi môn cho kẻ đến sau. Anh không cô đơn ở dưới nơi tối hù này vì vẫn luôn có một khe hở (hình như là khe cống rảnh!) trông ra trời đêm. Anh có gián và kiến làm bạn, có ánh trăng tâm giao, cũng đầy đủ tiện nghi mà lị. Điều anh đang bồn chồn, thoi thóp nhất là...
...Marie... cô có ổn không?
...
Mỹ đã bắt đầu vai trò của một người đàn anh ma mảnh đúng với bản tính một ông trùm phố Wall. Ông ta đã phối hợp ăn ý với các nước anh em Đồng minh để diệt trừ Phát xít Ý- cái thằng mà chỉ làm cản trở con đường tham vọng của Đức hùng cường. Ông ta còn kéo một tốp hùng hậu từ Phi sang Âu theo đường biển Địa Trung Hải nóng ran như thiêu như đốt đặc trưng của vùng đảo "Mafia ám" Sicily. Và anh hùng tới nhà thì bà con phải chào đón! Mỹ tự dưng thành siêu sao trong mắt chị em, dân chúng khắp vùng ô-liu. Vả lại, nơi đây bà con các anh Mẽo đây có thiếu gì ở cái nơi mà "trước lạ sau quen" này! Cờ sao tung bay khắp chốn để chào mừng các người hùng Đại bàng cổ trắng.
...
Động tĩnh này đã làm cho ngọn lửa hy vọng của người dân Pháp bị cai trị, người Đức bị phản bội và những người Do Thái sống ẩn dật trong nỗi khiếp sợ không quê hương những năm nay đã phừng phực niềm hân hoan.
"Mỹ đã 'úp-sọt' nước Ý rồi bà con cô bác ơi!" Ông "Einstein" (Maurice hay gọi ông như thế vì trông ông ra dáng một "nhà bác học")-một trong những người lãnh đạo một tốp người trú ẩn đã hô to và rơi nước mắt ngay lúc đó. "Hy vọng mỏng manh nay đã rạo rực lên một chút rồi các bác à!!!" Ông không kiềm nổi xúc động.
"Hooray! Hooray Tổng thống Roosevelt! Hoorayyyyy!!!" Những người thuộc tổ chức tung mũ tung quần, banh áo, giương cao cờ Mỹ (đâu ra thế nhỉ!) cùng cờ Do Thái thật cao. Một số cặp tình nhân lưu vong còn ôm nhau, một số ông đồng tính cũng làm theo...?!
"Thưa đồng bào hải ngoại thân thương của chúng tôi ơi! Ngày mà chúng ta mong đợi đã tới gần rồi. Nước Pháp không còn chịu số phận làm thuộc địa của Phát xít lần nào nữa! Chúng ta không còn cô đơn! Chúng ta không còn bị cô lập! Chúng ta không còn bị lưu đày nữa! Đồng minh đã quyết liệt với Phe Trục trên toàn diện!!! Hòa bình và Tự do đang vẫy chào, rộng mở cánh cửa với chúng ta. Ngày Giải phóng toàn dân đang đến!!! Hỡi những người con của Pháp, con của Tự do và Nghệ thuật và Bánh mỳ, hỡi anh em yêu chuộng Hòa bình đang lầm than và một lòng trung thành vào chúng tôi và các nước Đồng minh, sự hy sinh của quí vị cùng với thời gian lâu nay các vị chịu đựng và nhẫn nhịn nay đã được báo đáp xứng đáng! Các bạn thân hữu, đồng bào hải ngoại lưu vong, những đứa con đất Pháp, Pháp Quốc Tự do sẽ không làm các vị tiêu tan nữa đâu. Hãy tin vào chúng tôi! Ngày toàn thắng!!! Các vị, xin hãy cố gắng cầm cự đến giây phút cuối cùng, sẽ không lâu đâu những người anh em xa xôi cùng máu mủ ruột thịt! Hoa màu sẽ trải thảm đỏ trên quê hương chúng ta!!! Chúa phù hộ quí vị, anh em thân hữu xa gần cùng một Đất Mẹ thân thương. Je vous adresse mes plus vifs remerciements- Tôi xin kính gửi đến các bạn những lời cảm ơn chân thành và đầy cảm mến từ sâu thẳm trái tim mình. Nữ Thần Tự do đang hô vang bài Quốc ca hào hùng cùng dân tộc Pháp thân thương. Đây là Đài tiếng nói Lưu vong Hải ngoại Ẩn phát từ London từ bản tuyên bố của ngài Charles de Gaulle..." [Bài diễn văn này là do tác giả tự nghĩ ra để làm rõ một thực tế là Tướng Charles de Gaulle đã nhiều lần gửi những lời kêu gọi dân chúng Pháp lưu vong cùng đấu tranh chống Phát xít trong hầu như suốt cuộc chiến]. Cái đài bỗng ồm ồm lên những tiếng nói thật thân thương làm sao!
"Là ngài Charles!!! Là Tướng de Gaulle!!!" Một người la ó lên.
"Là ngài ấy!!! Ôi, nước Pháp tôi ơi!" Một người rưng rưng lệ nhòa.
"Hourra! Hourrar Pháp Quốc! Hourra Pháp Quốc Tự do!! Hourra! Hourra ngài Charles!!! Hourra!!!" Mũ bay tứ tung khắp phòng. Cờ Pháp hòa làm một với hoa hồng tung bay.
"Vừa rồi là lời kêu gọi đồng bào dân Pháp của Tướng Charles de Gaulle thông qua phát ngôn viên tin cẩn của ngài. Và sau đây, xin mời quí vị cùng... đến.... [mất tín hiệu]"
"Quỷ tha ma bắt! Cái đài ngốc này, hoạt động coi!!!" Bác "Einstein" đập thình thịch vào cái thùng đài cách mạnh bạo và luôn miệng chửi.
"Máy mất tín hiệu rồi! Có chuyện gì với..."
"KHÔNG ỔN RỒI THƯA CÁC VỊ!!!" Một chú đội nón thầy lang màu đen mặt già háp với dáng người cò hương, vận bộ áo của dân đen ngâm màu ô-liu xứ Địa Trung Hải vừa leo xuống từ "đất liền" đã tái mét thông báo rõ to, với giọng đầy bối rối sợ hãi như bị ma rượt.
"Có chuyện gì thế Jewfer?"
"Thằng cò giao báo với thằng 'Bồ nông', cả tên 'Nhà báo' giọng như lũ Thổ đã bị bọn cảnh sát Đức nả nát thây ngay tại đài phát thanh rồi bác ạ!!"
"Bố khỉ!"
"Bây giờ sao hả 'già làng'?"
"Chúng ta phải cố sống cố chết thôi! Con cháu thấy được bình minh là phụ thuộc vào sự lì lợm trai như đá của chúng ta đấy! Hãy tin vào ngài Charles!"
"Oui!" Cả đám đồng thanh.
...
Dưới ngục tối tăm, Eric đọc những cuốn sách mà anh móc được từ đống tro tàn của lò sưởi. Chúng vẫn đọc được vì chưa bị thiêu hết. Anh giờ cứ như nhà khảo cứu Sử học ấy.
Vì đang là mùa đông nên anh trông thật thảm hại: cái mũi đỏ lè như tuần lộc của Ông già Tuyết, râu ria và tóc bờm xờm do không cạo tựa con chúa sơn lâm, mắt xanh lờ đờ một màu đục ảo, má hóp sâu lòi cả xương gò má, thân hình vốn dĩ gọn gàng tương đối nay như con cá đuối hết thời phơi khô chuẩn bị lên bàn nhậu cùng vài ly bia xùi bọt trắng xóa. Người thịt thăn, cái bắp và múi cơ săn chắc nay nhường ngôi cho xí quách toàn thân lồi lõm thấy ghê. Anh già đi nhiều so với tuổi. Trong ngục, thời gian với anh thật là lâu, và cũng vì thế, sinh lực anh hao mòn nhanh đi đáng kể. Thời gian ở tù này đối với bọn "nhà nghề" thì quả là tầm thường, nhưng với anh, là cả thanh xuân cuộc đời.
Đã chôn chân nơi ngục sâu này cỡ gần hết năm rồi mà anh vẫn chưa được tin tức gì từ thế giới bên ngoài, chỉ biết là lượng tri thức hạn chế từ sách và số chữ anh viết vào cuốn sổ tay nhỏ mang tiêu đề "Dòng chữ Tử tù- Đền tội" (lấy cảm hứng theo Nguyễn Tuân) cứ thế tăng. Nơi anh bị giam có thể coi là nơi cách ly anh- chỉ riêng anh với mọi thứ bên ngoài kia. Nhìn ra "cửa sổ" duy nhất của phòng, anh hằng ngày vẫn thấy lũ Hồng quân quản ngục đánh xe chở vài chục anh lính "tầng trên" đi đâu mà khi xe quay lại thì không còn móng nào bên trong. Số kiếp của họ cứ như là những chú cá vàng khi chết được xả vào bồn xí như là một hình thức đi tàu lửa để đến Thế giới bên kia thật vui vẻ, một trang trại xanh mướt với những con cá vàng đang... ăn cỏ và đang làm tình kiểu thỏ. Anh ngậm ngùi trước cảnh bao nhiêu người anh em lần lượt ra đi mà anh- một Thượng sĩ bất đắc dĩ, không làm gì được. Nhưng, số anh cũng định, trước sau gì anh cũng đi theo vết xe của những anh lính đi trước thôi. Cái giá phải trả là quá đắt và mãi mãi không đền bù nổi món nợ này.
Anh bắt đầu có triệu chứng ho do trời "chuyển dạ"- ngày càng âm! Anh khạt ra máu. Toi rồi!!! Cái thùng rác ngay kia cũng đã đầy nào là khăn khô đỏ lè mùi sắt. Anh... lại lo cho con bé Marie bị bệnh phổi xứ Pháp xa vời...
Một đêm nọ, từ dưới lòng đất, anh hóng được hai tên binh nhì bàn tán sôi nổi như bà tám về một vụ việc mà theo anh rất quan trọng: Bảy giờ rưỡi tối ngày mai, một Trung tá sẽ đến đây để mà "chọn cá". Và hình như ông ấy muốn gặp những kẻ cấp cao của Phát xít đang bị giam hãm tại đây- tức là anh đấy- một Hạ sĩ quan cấp cao. Tương lai anh đang được bỏ phiếu, và kết quả thật là dễ đoán: 98 cộng 2 % là anh sẽ bị đi chuyến tàu lửa hạnh phúc kia. Cha mẹ nó, đời sang như chó ấy! So với bằng đó thứ mà chủ nghĩa Phát xít gây ra thì đây chưa là sự trừng phạt nặng nhất đâu! Anh thấy có một cảm giác có lỗi và cũng thấy thỏa mãn, có lẽ còn có chút quyến luyến tiếc nuối. Coi như là trả nợ cho những tổn thốt mà bọn cầm quyền gây ra, bản thân tụi anh là những hình nhân thế mạng để mà hâm nóng mông cho mấy ông quyền cao chức trọng đang vi vu, ung dung đâu đó với miệng ngập tiền và đất đai khoáng sản ấy mà. Chỉ tội một điều, anh vẫn không thể thấy được Đất Mẹ nữa sao? Dáng hình bé nhỏ ấy một lần nữa sao? Sau bao hy sinh vất vả, cuối cùng, cái Thế giới này trả cho anh cái gì chứ! Cái chết cô đơn không ai thân thích kề bên hen! Và Marie, anh phải thất hứa với lòng và với cha nội Goffriel sao? Sao cũng được... Tiếng nói Marie vọng lại đâu đây trong tâm trí anh làm anh nghẹn ngào. Mùi cỏ và rơm khô, tiếng bò rống từ đồng quê Frankfurt dội về với anh làm anh bùi ngùi. Anh sắp về với em rồi, Matty bé nhỏ nữa, đôi má con đỏ ửng đó đã rất gần. Con sắp về với bố mẹ rồi. Ông bà ơi, con đây! Ngài Wihlem Đệ Nhất, chúng con đây!
Hẹn lịch là bảy giờ rưỡi mà phải kéo dài đến hơn tám giờ thì chiếc xe jeep chở viên Trung tá mới uỳnh uỳnh tiếng máy và tiếng rít của bánh trên nền tuyết nhà tù. Ánh đèn pha tựa thanh gươm đâm thẳng vào mắt Eric đang ru rú dưới lòng đất ẩm ướt.
Từ trên xe bước xuống hai người đàn ông cao to. Đó là ngài Trung tá với bộ áo khoác da sang trọng với cái mũ có mũi tròn đen bóng. Trong tối nên Eric không thể nhìn rõ mặt của viên Trung tá này, chỉ thấy hơi lạnh bốc ra từ miệng hắn khi hắn cố truyền tải một điều gì đó với anh lính lái xe của mình, với bộ áo khoác tương tự với tên Trung tá nhưng thay vì là nón mũi tròn lại là nón cối như cái mái vòm Tòa thánh Vatican (anh đang cố lôi mình đứng dậy với suy nghĩ rằng nếu cho tên này đội cái nón kiểu mái vòm Gothic thì trông buồn cười phải biết!). Cả hai đều dính nào tuyết nào tuyết.
Tiếng chân của viên Trung tá cùng hai tên lính tháp tùng đi thật nhanh nhẹn và để lại những vết tích trên tuyết đầy oai phong ngạo mạn. Eric, không rõ là do anh tưởng tượng hay sao ấy, mà anh có cảm giác, Trung tá đã liếc anh một cái rất nhanh tựa cái chớp mắt. Điều đó làm anh hơi rùng mình. Thời giờ của anh đang dần rút lại còn một khúc bé tẹo ngắn củn.
Tiếng xích, tiếng thanh chắn cửa bằng sắt ngân vang xa xăm ở trên tầng và có tiếng chân nện thình thịch trên nền thép trong bóng tối của cái hành lang lạnh lẻo này làm con tim anh cũng hồi hộp và như muốn chảy cả máu mũi ra ngoài. Muốn đổ cả mồ hôi máu!
Hồi nảy rõ ràng là ba thằng kèm viên Trung tá, mà khi xuống chỉ có một tên. Dáng hình cao to đứng ngay ngưỡng cửa của sự "Tự do" cứ lấp ló làm anh chỉ muốn thét lên: "Vào mẹ mày đi!". Ngay sau đó là tiếng ho khụ khụ của cái bóng. Và nó cứ thế tiến vào chỗ phòng giam của anh.
Chả biết nể trọng sếp tí nào! Đèn đóm còn tiếc của không dám bật lên cho sáng sủa cái nào! Anh tức lộn ruột.
Căn hầm vẫn tối om. Cùng lắm chỉ có ánh trăng lạnh giá cứ chạy nhẹ qua như làn gió mà xuyên qua khung sắt của "cửa sổ".
Tên Trung tá đến nhưng không đứng sát vào phòng biệt giam của Eric mà hắn chọn đứng xa, hòa mình vào trong nền đen của bóng tối vô tận. Gần như, Eric chỉ thấy hai con mắt trắng tinh đầy vẻ... bề trên của viên Trung tá kia. Hắn liếc anh từ trong nơi âm ti đó và lên tiếng:
"Eric Helly- Thượng sĩ SS?"
"Vâng, có tôi đây!" Eric trả lời bằng tiếng Nga cho hòa hợp với câu hỏi bất ngờ ấy. Anh giờ như một tên nô lệ dạ dạ vâng vâng trước những câu hỏi của chủ nô.
"Ưm... biết tiếng Liên Xô luôn cơ à? Anh có biết hôm nay là ngày gì không?"
Biết cả tiếng Đức cơ đấy!
"Ngày tôi được hóng mát trên một chiếc xe lửa thiên thu." Anh tếu như ngày nào. Cha nội kia bỗng bật cười, nhưng trong điệu cười có sự giả tạo cốt để cho Eric biết rằng, hắn đang vui trước câu đùa dở tệ của anh.
"Chuyến tàu lửa? Thiên thu? Anh dí dỏm đấy!"
"Xpaxipo, nghe được lời khen trước khi ra đi quả là vô nghĩa với tôi." Anh như đang xưng tội với một cha xứ.
"Sao lại vô nghĩa? Sao anh lại đoán chuyến đi này sẽ không thuận buồm xuôi gió chứ!"
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,/ Muôn trùng sóng bạc... chết như chơi! Eric đang nghĩ trong đầu một câu thơ của nhà yêu nước Phan Bội Châu mà anh từng học được trong giáo trình môn Việt ngữ, bao gồm có cả Nguyễn Du và Tản Đà.
"Tôi phạm nhiều tội, trong đó có tội trọng nữa mà chưa kịp ăn năn hối lỗi. Thế thì làm sao mà mong vào chốn Yên nghỉ đời đời chứ! Ngài có tin khi tôi bảo: Tôi từng quan hệ với ba thiếu nữ tóc vàng, ngắn trong cùng một đêm không?"
"Nhìn cũng đâu đào hoa là mấy... Mà này! Có để ý là nảy giờ hai ta đang nói khác chủ đề không ngài Thượng sĩ của tôi ơi?" Khí lạnh ngập phòng.
"Tôi sao cũng được..."
"Sao là sao thế nào? Nhìn anh thật thảm hại trong bộ dạng đó. Cần tôi giúp gì không?"
"Cho tôi một giấc ngủ bình yên vĩnh viễn ngay đi là tôi mừng lắm rồi! Tôi không thích nghe những lời giả tạo anh anh em em giúp đỡ này nọ hợp thuần phong mỹ tục của các người!" Anh gan lên trông thấy.
"Ôi, người anh em! Cùng một Cha trên trời ai lại nở gán cái xấu cho người khác chứ!"
"Lũ Vô thần các người thì có biết thần thánh là cái mốc xì gì! Làm gì làm lẹ đi rồi để tôi còn thanh thãn nữa."
"Thôi được" giọng của tên Trung tá hạ xuống vẻ khinh miệt, hình như hắn còn nhết mép cười một cái "Vậy trước khi ra đi, anh có muốn điều gì không?"
"Không!"
"Anh cần ngắm trăng lần cuối không? Hôm nay trăng đẹp lắm đó!"
"Tử tù ngắm trăng nhiều rồi."
"Vậy ngắm bình minh thì sao? Tôi có thể hoãn vào ngày mai mà. Một tử tù luôn được ước ngắm bình minh lần cuối mà nhỉ!"Anh có cảm giác tên này hơi nhây so với mức quy định. Hắn định câu giờ cho việc quái gì thế nhỉ? Eric không còn sợ bất kỳ ông quyền cao chức trọng gì nữa từ khi nói chuyện nhảm với tên hề này. Cái chết với anh giờ là một món quà mà anh ước mãi mà chưa được. Anh thấy nhột bụng. Sống như chết, muốn chết cũng đ*o được chết!
"Không cần! Tao đếch cần! Làm lẹ đi lũ giả tạo!!!"
"Bình tĩnh! Sao lại nặng lời thế? Tôi có lớn tiếng với anh chưa nào!"
"Tao không biết mày nhẹ giọng hay to giọng như cái bô, tao chỉ cần biết một điều bây giờ là: Mày xử tao hoặc tao sẽ tự cắn lưỡi chết tại đây. Lúc đó mày hết có quyền dùng khẩu lục ngứa mắt của mày."
"Vậy còn quê hương? Tương lai nữa?"
"Non sông đã chết, sống thêm nhục,/ Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!" (Phan Bội Châu)
"Vậy còn gia đình anh? Họ sẽ ra sao?"
"Bị vào đây mà còn nghĩ đến việc gia đình? Mày tốt thế bọn Cộng sản chó chết! Vả lại, tao làm đếch gì có gia đình! Chiến tranh đã làm cuộc đời tao tan nát . Tao mất đi người thân,... cả..." anh nghẹn ngào "...cô ấy... con bé... bà ấy... và... nhỏ..."
... Anh ôm mặt khóc "Cả... những người đồng chí bạn hữu... Chính tao đã phải giết chết những người bạn của mình... Chính tao đã phải thấy những người anh em cùng sát cánh bên tao ngã quỵ trước đường tao đi mà tao không thể làm gì... để mà..." Anh giờ như một chiếc lá vàng héo úa tàn tạ chưa từng thấy.
"Nhưng, cô ấy, con bé ấy, bà ấy và nhỏ ấy luôn chờ anh... là họ trong một thân xác bé nhỏ đấy! Anh còn nhớ?"
Bấy giờ Eric nín khóc như một đứa bé mới được cho kẹo. Câu chuyện bắt đầu vào phần hại não và có mùi kỳ lạ ở đây.
"Sao... Cô bé... Marie?... Sao ông lại biết..."
"Mục đích sống của anh là gì hả anh Eric! Mấy nay anh ráng anh sống trong nơi hẻo lánh và lạnh lẽo đến độ có thể chết cóng, cái lò sưởi củ chuối đó đáng nhẻ không thể giúp anh qua được bao đêm trăng đẹp rồi- nó quá cùi và gãi ngứa so với cái lạnh khủng khiếp của nước Nga, nhưng vì một lẽ sống, thứ thôi thúc anh phải cố mà sống sót, cố mà chịu đựng, dù tia hy vọng đó thật mong manh dễ vỡ đi nữa, nhưng anh đã làm được đến giờ. Là vì cái gì mà anh phải cam chịu thế? Dù anh biết vào đây, 98% + 2 là anh sẽ bị kết án tử! Tôi đã thấy bao cảnh ấy rồi. Nó dã man lắm! Vào đây chỉ có chết và chết thôi! Tôi dám chắc." Hắn im lặng và tiếp:
"Vì cái gì mà anh sẵn sàng hạ cho hai tên lính- trong đó có một người bạn hữu lớn tuổi hơn anh, nằm lăn quay ra đất thế? Vì cô bé ấy... vì cô bé giống người ấy của anh... vì một khao khát mãnh liệt hoà bình trọn vẹn đích thực cho thế giới và đất nước. Anh đã vượt qua được nó! Mà giờ anh lại có thể bảo rằng mình không có gia đình sao? Không có ai để nhắn lại một lời từ biệt sao? Gia đình anh là những gì xung quanh anh đây: Đất nước, niềm vui, cô gái ấy, cô bé ấy, bố mẹ anh, tổ tiên anh, và..." Tên Trung tá kia dần lộ mình ra khỏi bóng tối để đến gần song sắt mà Eric đang im lặng chờ câu trả lời thỏa đáng. "Và... chúng em, anh Eric! Chúng em là gia đình của anh- chúng em tự tin khẳng định thế mà không hề cắn vào lưỡi, và anh là trụ cột của gia đình này." Tên đó hạ mũ xuống. Khuôn mặt hiền từ trông khá giống một cô gái hay e lệ. Đôi mắt tựa một nàng thơ.
Bàn tay của tên Trung tá hướng thẳng và xuyên qua song sắt mà trao cho anh một thứ. Và cái thứ đó đã là cái cầu nối vững chắc cho những kỷ niệm và quá khứ men theo đó mà chạy ùa về vào tâm trí anh. Đó là bình rượu mà anh đã từng gửi gắm một người chiến hữu non nớt năm nào.
"Không thể nào... Là... em sao... Kenstein!?"
Vâng, ánh trăng xanh đã xuyên qua những thanh chắn "cửa sổ" làm cho dáng hình cao, và khuôn mặt hơi hóp hiện ra cách rõ rệt. Con mắt hiền từ như lương y và vô cùng ngây ngô. Là Kenstein! Và cậu đang trong bộ y phục của một Sĩ quan cấp tá thuộc Hồng quân Liên bang Xô Viết- kẻ thù số một của Đức Quốc xã.
"Vâng là em đây, tiền bối Eric. Em xin lỗi nếu có làm anh bối rối."
"Không, anh mới cần xin lỗi chú em vì đã to tiếng, nặng lời. Thật sự anh đã mất bình tĩnh lúc đó. Trong một nước, có trộm lành trộm dữ chứ. Nhưng dù gì, cảm ơn chú em đã dạy thằng anh đây một bài học mà... Hì... Chú em làm anh bất ngờ lắm! Từng là một thằng nhóc lóc cha lóc chóc ngày nào mà giờ chú em đã có thể đứng nói chuyện với phạm nhân bên kia song sắt này rồi. Chúc mừng chú nhé!"
"Chơi một lúc cả ba cô luôn cơ đấy... Hihi..."
"Ờ thì... thời sung sức mà lị! Haha..."
"Anh không giận em vì đã phản bội lại các anh mà qua bên này sao?"
"Đó là cuộc sống chú em à! Bên nào phấp phới như gió là con người ta sẽ hy sinh tất cả để mà được chấp nhận vào bên đó. Chứ ai đời lại chọn một nơi xụi lơ mà sáp nhập vào chứ. Nhưng nếu được thì có thể cho anh mày đây biết rằng tại sao chú em được nhận qua bên đó mà vẫn toàn mạng thế này không?"
Kenstein vút cằm rất ra dáng một kẻ bề trên quyền lực và từ tốn nói rất trịnh trọng, nhưng vẫn không mất đi vẻ hồn nhiên ngày xưa.
Anh kể như sau: Như các bạn cũng đã biết, Kenstein cũng bị lôi đi ra mặt trận phía Đông này để "chuộc tội". Và không hiểu sao, bằng phép nhiệm mầu nào hay được Thánh thần phù hộ, hay chí ít là "vía Hitler" nhập hay sao ấy, anh luôn may mắn thoát chết những pha không ngờ. Nhưng may mắn đó không kéo dài vĩnh viễn. Quân đoàn của anh bị thua trận trước mùa đông khắc nghiệt, một trận đánh nào đó trước khi cuộc phản công dữ dội của quân Đức nhằm làm tiền đề cho việc khai mạc cuộc chiến Stalingrad Định mệnh Thần thánh.
Đa số là còn sống và bị bắt làm tù binh. Kenstein cũng chịu số phận như thế.
Từng là một cậu lính yếu đuối nhút nhát trong đội của Eric, bản thân là một sinh viên của học viện Hội họa Munich và rất là lãng mạn và ưa sự riêng tư hòa bình trung lập. Nhưng đừng có "trông mặt mà bắt hình dong", nhìn thế thôi, cứ ngỡ là một dân hội họa thì sẽ thật là thụ động nhàm chán chả biết gì ngoài việc chết trong mớ màu vẽ lòe con mắt, đống tranh vẽ rải rác khắp sàn, sống dơ và bừa bộn, ru rú khép kín... Sai hết các bạn à! Kenstein, ngoài là một họa sĩ có tiếng đối với Eric và có thể vẽ nên nhiều bức tranh mà với anh nó đẹp biết bao, thì chú em này còn giấu nghề: Anh làm "ngoại giao" cho một ông thầy Hiệu trưởng của Hội Họa viện khi ông này chỉ biết mỗi tiếng Đức và tiếng Pháp, trong khi trường hầu như là sinh viên đến từ Ý, Anh và Tây Ban Nha, có cả một vài người từ châu Á nữa. Đức và Pháp thì hơi ít một tí nhưng đủ xài. Và may cho ông là có Kenstein, như một Thiên thần hộ mệnh, chàng trai trẻ này biết bảy ngoại ngữ trôi chảy như suối: Anh, Ý, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Trung- bật mí một tí rằng chàng trai này còn đang chuyên tâm cày thêm tiếng Hebrew, tiếng Latin, tiếng Ả Rập và một số chữ tượng hình, tiếng Tây Ban Nha và thêm cả tiếng Việt, tiếng Đức cổ nữa. Và từ khi biết rằng Kenstein biết bằng đó thứ tiếng, hiệu trưởng đã phong anh làm "Ngoại giao trường", đảm nhận Ban Ngoại giao trường.
Là một tay giải mã những mã code khó nhằn, từ mã Morse đến mã tượng hình như trong Sherlock Holmes, những mã đặc trưng bằng những thứ tiếng nêu trên... (anh đã dành cả thanh xuân và những giờ thật sự rảnh trong trại lính để mà học những thứ này- những thứ mà Rubenstein gọi là "vô bổ, xàm xí, phí thời giờ". Nhưng, trong quân ngũ, mật mã còn quan trọng hơn việc coi xem hôm nay ăn gì nữa!). Một người vẽ tranh tưởng tượng ra gì thì quẹt cái đó. Một người có niềm đam mê với viết lách và có ước mong giành giải Nobel Văn học một ngày không xa- chí ít là sau chiến tranh. Thời gian của anh được phủ kín bằng những giờ đọc sách và uống trà chiều giống người Anh. Anh biết cách sửa vài món đồ điện tử và cơ khí, thiết bị máy móc và vũ khí, phương tiện chyên chở đơn giản... Tóm lại, đó là Kenstein nhưng không phải là Kestein!
Quay lại việc anh bị Hồng quân bắt sống. Nhờ những tài năng với một lượng kiến thức kha khá từ việc đọc sách cùng tài dịch thuật, giải mã những cái code ức chế gây khó chịu cho người đọc, anh được coi là "không giống ai" và cuối cùng, anh được những Sĩ quan và các Tướng cấp cao của Liên Xô trọng dụng và tín nhiệm, ngay cả Tổng Bí thư Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cũng tuyên phong anh rất hậu và cực kỳ cao. Kenstein được miễn tội chết và được khoan hồng sớm hơn dự kiến- sau khi bị thẩm vấn và hỏi nhiều câu hỏi nhằm "chứng minh đủ khả năng và bằng chứng cho việc xí xóa toàn diện nhất có thể" cho anh. Công việc của anh là giao dịch và ngoại giao với khách nước ngoài và những nguyên thủ lớn của các quốc gia nhằm gây dựng sự hợp tác chính trị và tìm cách đối phó với phe Trục. Anh được đưa vào phòng riêng mát mẻ có điều hòa cùng những anh "mọt sách đeo kính đù đù nhưng lại là những con người làm nên sự thịnh vượng của đất nước", nơi đây anh được lệnh giải mã những bức điện "tượng hình". Và dĩ nhiên, anh làm rất tốt, "Hơn cả mong đợi!" là lời nhận xét từ một tên Sĩ quan cấp cao. Xe hư, có anh sửa. Máy bay trục trặc, anh có mặt và giải quyết bằng khả năng của mình. Bồn xí phụt ra những thứ... không hay, anh sẵn lòng hút, hút mãi cho tới khi nó không còn bị tắc. Ở đâu khó, ở đó có Kenstein! Nhờ những đóng góp đó của những người như anh, lời kêu gọi toàn thế giới đứng lên chống Phát xít được hoàn thành và đang trên đà nhảy vọt, hợp tác giữa nhiều quốc gia được củng cố và phát triển, những bức thư mật được anh giải mã góp phần giúp cho Đồng minh phần nào đoán được đường đi nước bước của Đức Quốc xã để kịp thời ngăn chặn, đời sống lính lác được cải thiện...
Anh được thăng chức nhảy bậc làm Sĩ quan cấp tá- Trung tá chỉ sau chưa đầy một tháng rưỡi (khá là nhanh nhỉ!) đánh giá từ những người lính Liên Xô và cấp trên. Anh chính thức được sáp nhập vào Hồng quân Liên bang Xô Viết (có quốc tịch Nga) bằng một cách mà anh không ngờ đến. Anh còn không tin vào những gì đã diễn ra nữa cơ mà! Kenstein thật sự đã thoát chết cách ngoạn mục thế sao!? Con tạ ơn trời đất. Kenstien đã nói thế.
Những lời chúc mừng và những lời hứa rằng nếu anh còn tiến xa và giúp đưa nước Nga đi lên hơn nữa về sau (ý là sau khi hạ đo ván thằng tham lam Quốc Xã này, anh phải giúp Liên Xô hơn trong việc đoạt quyền thống trị của "Godfather Mẽo"!), anh có thể bay vụt lên thành cấp Tướng một ngày không ngờ đến. Và anh đã cố gắng làm việc phục vụ cho Liên Xô suốt những tháng sau đó cho đến khi trận Stalingrad bế mạc và còn tiếp nữa. Anh đang cố trả ơn cho việc những người này đã tha chết cho anh. Anh còn nghĩ rằng: Anh đang làm những việc nhằm giúp Đồng minh chiến thắng, mà một khi họ chiến thắng, là hòa bình sẽ trở lại trên trái đất này- điều mà Người Cha trên trời rất hài lòng. Kenstein coi đây là một sự báo đáp cho những gì Người đã ban cho anh, những tài năng đã cứu mạng mình trước họng súng của Hồng quân.
Chuyện là thế đấy!
"Trong thời gian giữ chức Trung tá- cái chức mà em cũng không ngờ rằng mình có thể với tới được này, em đã nghe rất nhiều tin chiến sự nổ ra khắp nơi. Thật mừng vì Hoa Kỳ và Anh quốc đã hợp tác, anh có nghĩ thế không?"
Lại một con rối cho những lợi lộc quốc gia và những lợi ích riêng tư. Kenstein thì nhờ những tài năng của mình mới được làm Trung tá. Cũng như Eric, anh được vụt lên tới chức Thượng sĩ cũng nhờ cùng tư tưởng với lão Goffriel. Cả hai đều được thăng chức nhờ một điều gì đó của riêng mình, chỉ khác là, một được lên vì lợi ích quốc gia, một được lên vì cùng hệ tư tưởng và có cùng một trái tim.
"Ừm, cha Mỹ quả thực có cái đầu nhìn xa. Anh quốc thì cũng chả kém gì ông tướng đó hết. Mà nhắc tới Mỹ thì... tức chết!"
"Anh Eric, khi nghe tin anh bị giam ở đây sau trận thua ở Stalingrad, em đã cấp tốc xin cấp trên cho đi đến đây ngay vì 'chuyện đại sự'."
"Chuyện đại sự? Là gì thế?"
"Như em đã nói lúc đầu ấy: Anh còn 'gia đình' mà, anh đã cố sống đến lúc này mà không chết quéo trong nơi tù đày lạnh giá này chứ đâu! Anh xứng đáng được hơn những gì anh đã phải hy sinh! Cô bé đang chờ anh!" Kenstein ngừng một lúc và đứng lên khỏi mặt đất mà anh đang ngồi cách vô duyên tục tĩu.
"Làm sao chú có thể khẳng định rằng... cô bé đó vẫn còn..." Anh không dám nói ra từ đó.
"Còn sống chớ gì?"
"Ừ... ừm!" Anh gật gù.
"Anh Eric, anh quên mất dân tộc Do Thái là dân tộc thông minh và là dân tộc đã trải qua bao sóng gió mà vẫn sống tốt đó sao!"
"Vẫn chưa thuyết phục!"
"Những tổ chức Do Thái, họ tự gọi mình là 'Tình báo ngầm', họ rải rác khắp nơi một cách bí mật. Trong đó có nước Pháp. Việc đem một lượng lớn quân ra trận làm cho tổ chức phân bố quân đội và bài trí lính lác của Đức ở Pháp và những nước bị chiếm đóng trở nên phức tạp và tạo ra rất nhiều sơ hở, mà anh cứ lo chi, còn nhiều người Đức như anh và Ông Goff kia mà! Và lợi dụng tình hình đó, những tổ chức này luôn cử người đi đột nhập vào mạng lưới truyền thông của nhà nước nhằm liên lạc ra thế giới bên ngoài, họ liên lạc với các Đồng minh và cho Pháp quốc Tự do, và đương nhiên, họ cũng thông báo những việc giật gân trong nước cho cả Liên Xô đây. Và anh biết gì không?"
"Sao?"
"Những bức thư bằng mã Morse mà em nhận được nhiều nhất đều có cái kết bằng tên 'MARi.ERI#&*'. Và hình như cô bé muốn đáng tin hơn, nhỏ đã chèn thêm những câu sau đây: 'Hai con gấu bông mặc đồ xám và nâu'/ 'Mũ thầy lang xám, ngôi sao sáu cánh David hòa chữ thập Đại bàng xám' / 'Tháp Eiffel đêm đó nhiều sao!'/ 'Phòng ngài Gustave, nơi cấm kỵ vào, mà thích vào là vào à nhe! Làm gì nhau?'/ 'Đêm bệnh với nước mắt... Cà chua và kẹo dẻo ngọt ngào.'/ 'SAo CũNG ĐưỢC...'... Tất cả đều bằng những ký hiệu Morse phức tạp được trộn tinh tế bằng những hình nhân que, tiếng Ả rập và... tiếng Ấn Độ cổ và những ký tự... không rõ là của người lớn hay trẻ con đánh mà chỉ có mình em dịch được! Trùng hợp nhỉ. Nó chỉ mới được gửi hôm qua!"
"Không thể nào! Nhưng chú có bao giờ biết đến cái cuốn sổ bí mật riêng tư đó đâu mà lại đoán đó là của cô bé?" Eric thầm thì một mình và bỗng đứng họng. Đoán được, Kenstein lên tiếng:
"Ý anh là cuốn sổ nhỏ này chứ gì." Kenstein móc trong túi ra một cuốn sổ nhỏ, cùng hai con gấu bông. Hôm nay chưa phải sinh nhật mà Eric đã phải há hốc mồm kinh ngạc tận ba lần.
"Ớ... Sao lại nằm trong túi chú cuốn..."
"Em không có ý xúc phạm nhưng... hihi... não cá vàng của anh thì cả đội ai cũng biết và rất quen là chuyện khác nữa kia kìa."
"Nghe nó cứ sao sao! Mà chuyện là thế nào thế nhỉ?"
"Ngày anh ra khỏi viện điều dưỡng có cả Thượng sĩ Rhymm nữa. Và như ngài Rhymm dự đoán, anh đã quên béng đi cuốn sổ với con gấu bông, nên khi anh đi ra khỏi, ngài Rhymm đã tạt ngang qua mà âm thầm vớ ngay ba thứ đó mà cho vào túi. Đáng lẽ là ngài ấy đã trả cho anh từ lâu rồi, nhưng vì ngài Rhymm muốn dành cho anh một bất ngờ và để xem xem khuôn mặt anh sẽ thế nào khi nhận ra điều đó. Nhưng ngài ấy cũng quên mất khi bị bất ngờ lôi ra trận cùng anh, và khi nhớ ra thì đã..." Eric đang đỏ mặt và trong có vẻ chán đời thật sự. Anh khụt khịt mũi. (Thế là lỗi ai nhỉ?)
"Vậy đâu chú lại có nó?"
"Xác chết của người thua trận xấu số nằm rải rác trong băng giá không ai hốt. Những sĩ quan và các lính được giao trách nhiệm đi rà soát tình hình nơi bãi chiến trường đó đã đi rảo một vòng xem xem tên nào còn ngáp. Em cũng được giao đi làm việc đó vì hôm đó là ngày off ở văn phòng. Và hên thay, em và ngài ấy còn nhận ra nhau, ngài ấy trong tình trạng đang thở những nhịp cuối cùng trong cuộc đời- có lẽ ngài ấy đã cố cầm cự vì một linh cảm nào đó thật may mắn sẽ đến với mình. Ngài ấy nằm vùi trong đống xác máu me hôi tanh đông đá! Nhưng cái may mắn đó phải đánh đổi, và ngài đã chọn giữ cái may mắn đó cho một người khác. Em vẫn nhận ra ngài ấy. Tuy một người đã khoác lên mình bộ quân phục Hồng quân, còn một người thì nằm tàn tạ trong tuyết trắng che kín người. Mối liên kết giữa tình anh em chăng! Hihi.
Em định cứu ngài ấy nhưng ngài ấy đã ngăn em lại. Ngài ho ra những giọt máu nóng, hơi thở dần hoá thành thinh không, mặt đang dần tái mét nhưng trông rất hạnh phúc. Ngài móc từ trong túi ra ba thứ mà anh đang thấy đây. Ngài bảo : 'Hãy trao lại cho Eric- người anh hai tuyệt vời của chú và là người bạn tuyệt vời nhất mà tôi có. Tôi khuyên... khụ khụ... chú em... khụ... nên đọc qua cuốn sổ... hự hự... và thuật lại cho Eric... đừng để nó đọc... kẻo lại mít ướt... hô hô... khụ khụ... Và hãy đọc những trang [...] để biết... khụ... thêm những gì mà... tôi mạn phép viết vào đó... khụ khụ... chưa coi nhiều lắm đâu... hehe... khụ... à mà do đạn... nên cuốn sổ hơi thủng và cả những con gấu cũng thế... khụ khụ...' Rồi ngài lạnh ngắt, yên nghỉ ngàn thu. Mà tính ra ngài ấy hấp hối "dài hơi" thật!
Ban đầu em nghĩ thật là xúc phạm nếu đọc lén một cuốn nhật ký như thế. Nhưng thiết nghĩ, vì nếu làm theo yêu cầu của người đàn anh đã khuất thì có gì là sai chứ! Em đã mạn phép với cô bé tên là Marie tưởng tượng mà đọc nó như lời nguyện cuối của ngài Rhymm. Và những gì em biết về cô bé, về tâm sự cùng những khoảnh khắc vui buồn mà anh và nhỏ trải qua, cùng những trò chọc ghẹo định nói ra với anh và lời tâm tình tâm sự của ngài Rhymm chi chít những trang sau đều xuất phát từ cuốn sổ nhỏ đó. Có cả thời gian địa điểm vui chơi của hai nét chữ khác nhau, những cảm xúc xao xuyến lòng người của anh và Marie- và từ đó em có thể đối chiếu qua bản mật thư mà cô bé tên Marie gửi đến. Nó trùng khớp: Như hai con gấu, ngắm sao trên tháp Eiffel,... Nó bao hàm và gói gọn tất cả những tâm tư, nguyện vọng, ao ước của cả ba người. Em đã khóc... anh à... em đã khóc... em xin lỗi..." Đã thì còn sai! Vì giờ, nó đang khóc chảy cả nước mũi đó thay. Eric cũng đang thút thít. Hên là đang nghe thuật lại đấy, chứ mà tự đọc chắc còn tởm hơn. Nước mắt cứ nói là phải chảy như suối. Té ra, Rhymm đã giữ cái "may mắn" đó cho chính anh- người mà Rhymm coi là bạn tốt dù cho đã khuất. Mà khoan, ngay cả anh, Eric còn không nhớ rằng mình đã viết cái ôn, cái ba láp ba xàm gì vào cuốn sổ đó! Thời gian, nội dung... anh còn không nhớ nữa là! Mà cái lý do gì lại khiến anh viết mọi thứ vào cuốn sổ của Marie thay vì là vào cuốn riêng của anh chứ? Quên sạch hết rồi trời ơi!
Lúc này nghe Kenstein thuật lại mới biết, anh cũng có khả năng viết lách ấy chứ, tựa một cuốn hồi ký lãng nhách.
"Quên mất, cô bé còn gấp một trang giấy để làm dấu gì đó. Em đã không đọc trang đó vì nghĩ đó là một bí mật cần ghi nhớ của nhỏ rất quan trọng. Nhưng có anh ở đây, anh có muốn nghe thử không?"
"Thường thì bí mật thì chả có ai lại làm dấu lộ liễu kiểu đó." Đó có nghĩa là "được!". Dù gì cũng chả còn gì là bí mật nếu là lính. Sơ yếu lý lịch bắt chúng anh khai hết những gì mà các anh không còn nghĩ rằng có thể khai được nữa đó thay. Tắm chung, khỏa thân tập thể, bủm với nhau...
"Em đọc nhé!" Kenstein lật ngay tới chỗ có dấu. "Chỉ có một dòng ngắn củn!" Eric hồi hộp chờ đợi.
"Tôi ước gì chú đang ở đây, sao trời đẹp lắm à... Tôi nhớ cái đêm đó! Merci... Vì tất cả chú và ngài Goff, những người anh em của chú dành cho tôi..." Dấu ba chấm có ý là chỗ để cho người đọc/nghe Marie phải tự điền thêm ý vào. Anh còn lạ gì cách viết/nói này của nhỏ. Và đồng thời, theo tiếp trang đó, là những lời kể đầy chân thật về những gì mà cô phải trải qua cùng gia đình từ khi cô còn cha còn mẹ đến lúc mất mọi thứ một cách rõ ràng hơn so với những gì anh được cô kể nơi tối hù năm nào. Marie hiếm khi bộc lộ hay thể hiện tình cảm, cảm xúc. Vậy là trong những lúc anh không để ý, Marie đã viết thêm vào cuốn sổ đó! Nói tóm cho cùng: Cô đã biết cuốn sổ của mình đã bị mất từ lâu rồi!! Dám khẳng định, thì là ngay cái lấy nó, cô đã biết!!! Và đó không là gì sâu xa cả, chỉ là... nó là MỤC ĐÍCH của cô: Cô bộc bạch cho anh biết về con người và cuộc đời cô, và từ đó, để anh- là nhân chứng, sẽ tường thuật lại cho đời sau được biết.
Lòng anh thấy ấm áp, thiêu cháy tâm can anh mặc dù đêm đông lạnh bỏ xừ, riêng Kenstein, bản thân chú này có tận ba lớp áo mà vẫn thấy lạnh.
"Ờ... anh thấy sao?"
"Vậy, 'chuyện đại sự' của cậu tóm lại là..."
Phải, 'chuyện đại sự' đó chính là...
...
"VƯỢT NGỤC VÀ TRỞ VỀ!!!" Kenstein nhấn mạnh bằng tiếng Pháp để chống việc bọn Nga nghe lỏm được.
"Vậy thì chú em phản quốc rồi còn đâu!" Eric cười khinh khỉnh kiểu trêu ghẹo.
"Đã mang cái mác là phản bội tổ quốc rồi còn đâu! Với lại, phản bội vì một người anh mà em hằng kính mến thì có gì sai chứ anh Eric, à không, Thượng sĩ Helley?" Âm vang của Rhymm còn dư âm đâu đây.
"Ngài cứ đùa tôi hoài, thưa ngài Trung tá." Cả hai cười trong sự hả hê. Tiếng cười lâu năm phải cách xa nhau nay được quy tụ trở lại, nó bỗng vỡ òa ra như một quả bong bóng nước. Nhiều tên lính nhìn qua khe "cửa sổ" nhìn xem cả hai tên điên này đang làm gì lúc khuya thế này. Mà sợ bị phản ánh nên bọn chúng cũng không gan mà nhìn lâu.
"Vậy nếu thế, chú em hãy trốn cùng anh đây đi!"
"Vâng thưa anh. Dù gì, hết đêm nay, em cũng hết giá trị ở đây rồi."
Chiếc chìa khóa sáng lòa dưới ánh trăng tra vào ổ song.
Tiếng song sắt mở ra và cả hai bắt tay nhau. Tay Eric, từ một bàn tay thô ráp to tướng đầy uy lực giờ như cánh tay xác ướp hàng triệu (x3) năm về trước của Ai Cập. Còn bàn tay đeo găng của Kenstein thật khác xa ngày xưa, bàn tay chững chạc hơn, to hơn và đầy thịt hơn, hồng hào hơn.
Cả hai âm thầm ra khỏi căn hầm tối tăm sặc mùi hôi tanh của cứt đái và mùi cống rãnh, cùng xác chết bị phân hủy của chuột chết.
"À xí!" Eric hô lên "Để tôi mặc cái áo được một anh bạn tốt bụng nào đó để lại làm của hồi môn đây này. Nhìn thì cũng là cấp Trung úy chứ không đùa!" Eric quay lại vào buồng và đem khoác lên mình bộ áo cao cấp đó- nhất là đối với anh lúc này, nó sẽ giúp anh qua mắt vài tên lính lơ mơ nào đó. Lợi thế hơn cho anh còn là trong màn đêm lạnh giá tối hù đặc trưng. Anh đi ra và thầm cảm ơn anh nào xấu số nhưng có một cái bụng "bự" đã để lại thứ còn quý hơn vàng này.
"Này anh! Quên của quý kìa!"
Ôi não cá vàng ơi! Mày lại quên "chúng nó" rồi kìa. Anh quay lại lấy bình rượu nhỏ, với cuốn sổ và hai con gấu đã nhớp nhơ và lô lỗ cho vào túi. Rồi cả hai cùng đi lên tầng trên để ra với ngưỡng cửa tự do.
Đêm lạnh quá! Dưới hầm có lò sưởi thì cứ ngỡ là không đến nỗi nào, mà khi xả trại mới có cảm giác khủng khiếp của cái lạnh thấu xương xứ Bạch dương, à không, hiện tại đây phải là... Huyết dương hay Xích dương thì đúng hơn! Tuy đỏ nhưng lại rất xanh.
Tiếng chân âm thầm đi trên nền trắng in dấu chân từng nhịp bước như hành quân. Họ lên xe, tên lính lái xe đã chực sẵn.
Khi đã yên vị chỗ ngồi (Eric ngồi dưới, tài xế và Kenstein ngồi trên), Kenstein mời Eric chọn một chai xăm-panh hoặc là một chai Vodka và bảo Eric kéo tấm bạt ở sau xe lên để che phần đầu, và anh còn phải phủ hai bên mạn xe bằng những tấm bạt khác cùng vải phủ lên che kín. Còn Kenstein và tên tài xế thì cũng làm như thế ở chỗ ngồi của mình. Toàn xe được phủ kín mít, chỗ ngồi của Eric coi như là nơi trú ẩn an toàn.
Điều Eric thắc mắc rằng sao tên lính này không hề có ý nghi ngờ về mình nhỉ. Ồ mà hãy nhìn xem: Cầu vai tên này không phải là của một tên binh bét binh nhất gì cả như anh đã đoán, mà là của một Sĩ quan! Hình như đoán được sự hoang mang của Eric, tên lính lái xe quay phắt mặt xuống sau và cười với Eric một cái thật thân thiện.
"Còn nhớ tôi không thưa ngài Thượng sĩ?"
"Ớ... Ông là..."
Vâng, đó là một lời lẽ mỉa mai vui vẻ đã làm anh nhận ra đó là... "Ngài Frank! Là ông sao Frank!!!" Đúng, chính là ông Frank bên đầu dây điện thoại mà anh hay gọi nhờ sự giúp đỡ.
"Cuối cùng cũng nhớ! Ahaha... Mà gọi là 'ngài' khó nghe quá! Cùng đẳng cấp mà lại tôn trọng nhau dữ vậy ba? Ahaha" Tiếng cười bất cần lâu rồi anh mới được nghe lại. Thực tế, Frank lớn hơn Eric gần năm tuổi.
"Hôm nay có phải sinh nhật tôi đâu mà cứ làm tôi vỡ tim thế này? Mà sao ông lại..."
"Cậu quên tôi là bạn đồng môn của Goffriel à. Chỉ là thằng cha nội đó nó học khá và có triển vọng nên lên hơn tôi thôi. Nhưng xuất thân cũng từng là những gián điệp có bằng cấp của London và được công nhận ở Moskva và Tokyo hay sao! Làm việc cho quân đội Mỹ nhiều năm đấy chứ đùa."
Ồ, vậy là ông này đã qua đây làm những việc "mờ ám" từ lâu rồi. Thật là vô tâm khi không quan tâm đến ổng khi mọi nhu cầu bản thân đã xong xuôi. Mà hên là ổng còn sống tốt, nếu không là có lỗi vô cùng.
"Cho tôi xin lỗi vì những gì tôi làm nhé!"
"Có gì mà phải xin lỗi nào!"
"Tôi đã quên hết công ơn của ông giúp tôi... ông còn nhớ..."
"Làm mọi cách để dành thời gian để tạo niềm vui cho một cô bé người Do Thái á? Hay đấy chứ! Nếu mà tôi giận cậu vì chuyện đó thì té ra tôi là mất dạy, 'dô dăng quá' sao? Mừng còn không hết nữa mà lị."
Sao chuyện này nó loan nhanh thế không biết?
"Em kể cho ổng đó!" Kenstein hồn nhiên lên tiếng. Eric thở dài tỏ vẻ ngại ngùng gãi đầu.
"Cũng chả cần nhóc này nói mà ta cũng biết! Mà cũng may là đi qua đây là 'sứ vụ' lại gặp được thằng cò này ở đây. Tôi không ngờ nó tài ba đến thế. Bây giờ tôi được vinh dự lái xe cho hai ông lớn thế này quả là vinh dự! He he he..."
"Ông cũng thế mà! Một Thượng sĩ. Mà sao ông không mặc đồng phục... à nhỉ."
"Hiểu vấn đề rồi à! Mặc có mà cho chúng gông cổ đi xa. Đây là áo Sĩ quan chính gốc của Nga à nhen! Hồi nảy tôi đã thấy đôi mắt sáng của cậu dưới cống rãnh rồi cơ. Dám nói, cậu đã chê bai cái nón chẳng ăn nhập gì của tôi nhỉ. Uầy! Là Sĩ quan, ta muốn phối đồ sao kệ ta, bọn cấp dưới dám ý kiến hả? Móc họng chúng nó tất!" Cả ba cùng cười.
"Này, nảy giờ có ai để ý mình đang giậm chân tại chỗ không?" Kenstein nói.
"Ờ hen! Xin lỗi hai ngài, tôi nổ máy ngay đây." Vừa dứt lời, tiếng động cơ nổ, đèn pha bật lên và chiếc xe de lùi và quay đầu cách chuyên nghiệp (Nói nhỏ: Frank từng là một tay 'dân chơi' lái xe ma cô lắm. Cha hồi đó làm nghề lái xe thuê, thực chất là chả đang theo dõi những tội phạm ngầm. Ngày đó, cha này là một mật vụ chuyên theo dõi tội phạm, kẻ phản động hay bị tình nghi là kẻ phản động. Và nhờ việc lái xe lâu năm, mỗi khi bị bọn cô hồn truy đuổi, chả lái xe, quay đầu bẻ mũi như một dân lành nghề mà phi như bay bỏ trốn. Thủ thuật này còn được Frank áp dụng trong việc bắt cướp hay bọn phản quốc, bọn tử tù trốn trại... Lâu lâu cũng là đảm nhận việc hộ tống ngài Thủ tướng hay ngài Tổng thống trước đó nữa). Xe lăn bánh ra khỏi mặt sân rộng đầy tuyết của nhà giam mà tiến ra con đường hoang vắng trong sự cúi chào của những tên lính nhẹ dạ, rồi lại đầy cây, rồi hoang vắng, rồi lại đầy cây. Những bia mộ và thánh giá cùng cờ đỏ búa liềm ủ rũ trong tuyết, có cái có cái không, nhô lên đi qua mắt các anh như thể chúng nhẹ đi và biến mất dạng.
Trăng đêm nay bị khuyết và bị che bởi mây mù lạnh giá. Sáng mờ giữa trời xanh đậm không đom đóm. Mây trôi như sóng lướt nhưng không thể nào che lấp được sự tỏa sáng rạng ngời ló dạng từ từ của mặt trăng- hòn ngọc tinh khiết của Địa cầu- viên kim cương và nơi lưu trữ ký ức của những con người biệt xứ, những con người bị giam hãm- như Eric, và anh chắc rằng, phần đông những người trên cõi đất này đang cùng một cảm xúc như anh. Ngay cả hai người đồng chí trên chuyến xe này cùng anh cũng long lanh đôi mắt ngọc ngà ấy sao! Họ là một gia đình- một gia đình được gắn kết bởi những tâm hồn đầy khát vọng sống, cần sự tự do và tình yêu, sự đồng cảm, những nỗi niềm... giữa họ- những chiến sĩ- những con người phải xa xứ sở quê hương. Họ là một với nhau.
Hãy chờ tôi... Marie...
"Ê cu! Cạo râu đi!" Frank lên tiếng làm tan giấc mộng của anh.
"Ế, sao phải thế?"
"Nhìn cứ như bọn Anh-điêng đang cố thông thái trước tên cảnh sát chìm có bằng Khí tượng học vậy."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top